Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Hệ thống các bài tập ở góc nhận biết, phân biệt trong hoạt động góc cho trẻ 24 36 tháng tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.84 KB, 21 trang )

Mục lục
Chương I: MỞ ĐẦU...............................................................................2
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................. 2
2. Mục đích nghiên cứu đề tài..............................................................5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................5
4. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................5
5. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................5
6. Kế hoạch nghiên cứu........................................................................6
7. Phương pháp nghiên cứu..................................................................6
Chương II: NỘI DUNG..........................................................................7
I/ Lí luận chung....................................................................................7
1. Khái niệm góc hoạt động...............................................................7
2. Đặc điểm của góc nhận biết, phân biệt..........................................7
3. Ý nghĩa của góc nhận biết, phân biệt.............................................8
4. Nguyên tắc đối với đồ dùng trong góc nhận biết, phân biệt...........9
5. Yêu cầu đối với giáo viên khi tổ chức chơi tại góc nhận biết, phân
biệt.................................................................................................. 10
II/ Thực trạng của góc nhận biết, phân biệt.........................................11
1. Thuận lợi.....................................................................................11
2. Khó khăn.....................................................................................11
III/ Hệ thống thêm các bài tập trong góc nhận biết, phân biệt.............12
1. Trò chơi 1: Xâu vòng hạt tròn......................................................12
Hình ảnh: Xâu vòng hạt tròn............................................................13
2. Trò chơi 2: Lồng hộp...................................................................13
1


3. Trò chơi 3: xâu vòng hoa lá.........................................................14
4. Trò chơi 4: Xâu vòng các hình dạng............................................14
5. Trò chơi 5: Quả nào nhẵn, quả nào sần sùi...................................15
6. Trò chơi 6: Hộp hình dạng...........................................................15


7. Trò chơi 7: Bộ phận cơ thể (áp dụng với các hình khối, các con
vật,…).............................................................................................16
8. Trò chơi 8: Hạt màu kì diệu.........................................................16
9. Trò chơi 9: Sợi dây ma thuật........................................................16
10. Trò chơi 10: Chiếc hộp muôn màu.............................................17
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN..................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................21

Chương I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Bác Hồ kính yêu đã nói:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi mầm non là công việc vô cùng quan
trọng. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học ở việc nam và trên thé giới
đã chứng minh lợi ích lâu dài của việc can thiệp vào các năm ở tuổi
mầm non là rất to lớn. Trí tuệ, tính cách và hành vi xã hội cửa đứa trẻ đã
được hình thành. Chính trong những năm đầu của cuộc đời con người,
những can thiệp khi trẻ còn nhỏ có thể thúc đẩy các em đi học và giảm
2


tỷ lệ bỏ và lưu ban sau này. Ngày nay giáo dục mầm non đang phát triển
theo hướng đa dạng hóa các loại hình , thu hút thêm các nguồn lực trong
nhân dân, tổ chức kinh tế xã hội đầu tư cho giáo dục mầm non. Các cấp
ủy đảng, chính quyền địa phương, toàn thể nhân dân, tổ chức kinh tế xã
hội, gia đình và cá nhân đều có trách nhiệm đóng góp vào công tác chăm
sóc giáo dục trẻ, tạo điều kiện cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi mầm non
được hưởng sự chăm sóc giáo dục theo khoa học.
Chúng ta đang sống và làm việc trong những năm của thể kỷ XXI.Với

sự thay đổi về cơ bản, cơ cấu xã hội để tiếp thu một nền văn minh phát
triển cao. Đó là nền văn minh trí tuệ, trọng đó con người đúng ở vị trí
trung tâm. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển
kinh tế xa hội, là nhân tố quyết định thắng lợi cửa sự nghiệm Công
nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Trong nền văn minh ấy, trình độ
phát triển cao cùng với sự bùng nổ thông tin đòi hỏi con người phải tích
cực nhận thức về thế giới xung quanh và cải tạo thế giới. Một xã hội
phát triển như vật nó đòi hỏi con người phải có những phẩm chất, nhân
cách phù hợp, đặc biệt phải tích cực nhận thức để cải tạo thế giới và cải
tạo chính mình. Đảng đã chỉ rõ vai trò của của nghành giáo dục “Đầu tư
cho giáo dục là đầu tư cho tương lai”.
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, giáo dục mầm non có một vị trí rất quan trọng đạt nền móng cho sự
phát triển toàn diện nhân cách của con người. Có thể nối sự phát triển
nhân cách nói chung và kết quả học tập ở trường phổ thông, đặc biệt là ở
3


lớp 1 phụ thuộc khá lớn vào tính tích cực nhận thức của trẻ ở lứa tuổi
mầm non.
Đặc biệt chơi là hoạt động đặc trưng của trẻ lứa tuổi mầm non. Trong
cuộc sống hàng ngày chơi là cuộc sống của trẻ, tổ chức trò chơi chính là
tổ chức cuộc sống cho trẻ. Mỗi lứa tuổi hoạt động chơi-tập có nội dung
chơi, tính chất chơi khác nhau. Trẻ sẽ nhận biết được những điều mới mẻ
về thế giới xung quanh. Trẻ rất ham hiểu biết vì vậy việc chức hoạt động
liên quan đến việc phân biệt, nhận biết cho trẻ là vô cùng quan trọn, điều
này giúp trẻ hình thành được những biểu tượng và kiến thức về các sự
vật , hiện tượng xung quanh thế giới của trẻ .
Trong thực tế tại các trường Mầm non đa số giáo viên đã biết cách tổ
chức hoạt động phân, nhận biết cho trẻ nhà trẻ một cách phù hợp và tạo

môi trường thuận lợi cho trẻ học tập, khám phá. Tuy nhiên cơ sở vật chất
chưa đầy đủ, một số giáo viên nhận thức chưa đầy đủ và theo kịp xu
hướng mới hiện nay về hoạt động nhận biết, phân biệt nên việc tổ chức
hoạt động chơi cho trẻ nhà trẻ chưa tích cực và tự giác. Điều này cũng
ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức của trẻ. Do vậy để quá trình chăm
sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả. Qua tìm hiểu thực trạng tổ chức hoạt động
nhận biết, khám phá phát hiện ra các nguyên nhân từ đó đưa ra một số
hoạt động mới nhằm nâng cao chất lượng học tập cho trẻ 24 – 36 tháng
tuổi tại trường mầm non. Và hiện tại là sinh viên ngành giáo dục mầm
non, nhận thức được tầm quan trọng về khả năng phân biệt, nhận biết
của trẻ 24 – 36 tháng tuổi nên tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu
4


“ Xây dựng hệ thống thêm các bài tập ở góc nhận biết, phân biệt
trong hoạt động góc của trẻ 24 – 36 tháng tuổi ” .
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
- Nghiên cứu thực trạng việc tổ chức tại góc nhận biết, phân biệt của trẻ
24 – 36 tháng tuổi tại trường mầm non
- Xây dựng hệ thống các bài tập tại góc nhận biết, phân biệt nhằm góp
phần nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động chơi- tập cho trẻ 24-36
tháng tuổi.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu lí luận chung về góc hoạt động và việc tổ chức hoạt động
tại các góc cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi.
- Nghiên cứu thực trạng tổ chức tại góc nhận biết phân biệt của trẻ tại
trường Mầm Non .
- Xây dựng hệ thống các bài tập tại góc phân biệt, nhận biết cho trẻ
24 – 36 tháng tuổi
4. Đối tượng nghiên cứu

Xây dựng hệ thống các bài tập tại góc phân biệt, nhận biết cho trẻ 24 36 tháng tuổi.
5. Phạm vi nghiên cứu
Các bài tập tại góc nhận biết, phân biệt trong hoạt động góc của trẻ 24 –
36 tháng tuổi tại trường mầm non.

5


6. Kế hoạch nghiên cứu.
Tuần 9: Nghiên cứu tài liệu liên quan đến hệ thống trò chơi nhận biết,
phân biệt.
Tuần 10 – 11 – 12: Chia nhiệm vụ, tìm hiểu thông tin về các hoạt động
thực tế tại trường thông qua trò chuyện với các giáo viên tại trường.
+ Đặng Thu Hà: các hoạt động nhận biết, phân biệt liên quan đến sờ ,
nắn, nhìn , nghe, nếm để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng
+ Lê Thị Thu Trang: hoạt độngnhận biết, phân biệt liên quan đến nói
được tên và chức năng của một số bộ phận cơ thể khi được hỏi
+ Nguyễn Thị Diệu Hoa: các hoạt động nhận biết , phân biệt liên quan
đến nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của các đồ vật, hoa quả,
con vật quen thuộc
+ Nguyễn Thị Thu Trang: các hoạt động nhận biết, phân biệt liên quan
đến chỉ,nói được tên hoặc cất đúng đồ chơi xanh, đỏ , vàng theo yêu cầu
+ Hoàng Thúy Anh : các hoạt động nhận biết , phân biệt liên quan đến
chỉ , lấy hoặc cất đúng đồ dùng kích thước to –nhỏ theo yêu cầu
Tuần 13: Tổng hợp thông tin viết tiểu luận
Tuần 14: Hoàn thiện tiểu luận nhóm.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lí luận
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp điều tra

- Phương pháp quan sát

6


Chương II: NỘI DUNG
I/ Lí luận chung
1. Khái niệm góc hoạt động
Góc nhận biết, phân biệt là hoạt động chơi tập theo ý thích giúp trẻ củng
cố được các hoạt động nhận thức,nhận biết, phân biệt về các đối tượng
môi trường xung quanh đồng thời giúp trẻ hình thành thêm các biểu
tượng về thế giới xung quanh trẻ.
2. Đặc điểm của góc nhận biết, phân biệt
- Ở góc nhận biết, phân biệt bao gồm rất nhiều các trò chơi học tập giúp
trẻ củng cố các hoạt động như là hoạt động nhận biết tập nói, hoạt động
khám phá môi trường xung quanh.
+ Trong hoạt động nhận biết tập nói trẻ biết về tên gọi, một số đặc điểm
nổi bật của các đối tượng gần gũi xung quanh để tăng thêm vốn từ, mở
rộng hiểu biết về thế giới xung quanh như là nói được tên, đặc điểm nổi
bật của một số đồ dùng, hoa quả hoặc con vật quen thuộc.
+ Các hoạt động góc khám phá môi trường xung quanh: ngay từ khi cất
tiếng khóc chào đời cho đến khi cầm nắm được sự vật trên tay, khi trẻ
bắt đầu bước đi chập chững trẻ đã muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh
để nhận biết được những sự vật đó có điểm gì khác biệt. Hoạt động
khám phá cho trẻ tiếp xúc, khám phá thế giới xung quanh trẻ thì trẻ sẽ
lĩnh hội được nhiều được những kiến thức, phát triển những kĩ năng
quan sát, nhận biết, phân biệt các sự vật xung quanh mình chính vì thế
mà cần phải giúp cho trẻ tiếp xúc với các hoạt động, đối tượng nhiều lần
7



bằng các giác quan (nhìn, nghe, ngửi, sờ, nếm) để trẻ có thể củng cố
được những hiểu biết của mình về việc nhận biết, phân biệt đối tượng
này với đối tượng khác. Do đó cho trẻ tham gia các hoạt động khám phá
môi trường xung quanh nhiều hơn nữa.
3. Ý nghĩa của góc nhận biết, phân biệt
Hoạt động nhận biết, phân biệt có ý nghĩa quan trọng với trẻ nó vừa là
cách thức vừa là con dường giúp trẻ phát triển trí tuệ, nhận thức cho trẻ
24-36 tháng tuổi. Trong quá trình chơi trẻ phải huy động và sử dụng các
kĩ năng, khả năng của mình để thực hiện các thao tác chơi nhiệm vụ
chơi. Nhờ vậy các giác quan của trẻ cũng trở nên nhanh nhạy, vốn từ của
trẻ cũng dần được tăng lên. Mặt khác hoạt động nhận biết, phân biệt
củng cố khắc sâu các biểu tượng tri thức khái niêm một cách dần có hệ
thống bởi ở độ tuổi này việc nhận thức đa số thông qua việc ghi nhớ,
chụp ảnh đối tượng.
Hoạt động nhận biết, phân biệt giúp trẻ phát huy tính khéo léo, nhanh
nhạy của trẻ. Tóm lại hoạt động nhận biết, phân biệt ảnh hưởng sâu sắc
tới trẻ. Trẻ hứng thú với hoạt động, trẻ tham gia hoạt động một cách tích
cực, hoạt động này cũng là một cách giúp trẻ có những nhận thức một
cách dễ dàng mà không cần phải gò ép trẻ.
4. Nguyên tắc đối với đồ dùng trong góc nhận biết, phân biệt
- Nguyên tắc 1: đồ chơi trong góc nhận biết, phân biệt phải mang ý
nghĩa giáo dục trẻ. Không nhất thiết phải là đồ chơi đắt tiền, quan trọng
8


là đồ chơi đó giúp trẻ nhận biết được điều gì không. Đồ dùng phải có
những công dụng nhất định đối với trẻ trong việc phát triển nhận thức,
khả năng nhận biết, phân biệt đối với trẻ.
- Nguyên tắc 2: đồ chơi phải phản ánh được những thuộc tính đặc trưng

của đồ vật thật. Bởi lẽ khi trẻ nhận biết, phân biệt đối tượng khác nhau
thì đồ chơi là vật thay thế cho vật thật giúp trẻ thực hiện được những
hoạt động chơi tương ứng với hành động sử dụng vật dụng của người
lớn trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu đồ chơi không phản ánh được những
thuộc tính cơ bản của đồ vật thật, một mặt trẻ sẽ không biết được hành
động chơi trong góc tương ứng, mặt khác thì đồ chơi sẽ không có tác
dụng củng cố biểu tượng, nhận biết, phân biệt được các đối tượng khác
nhau. chẳng hạn khi trẻ khám phá nhận biết về các loại quả mà chỉ cho
trẻ những lô tô về các loại quả đó thì trẻ sẽ không có hứng thú với việc
nhận biết nữa mà trẻ sẽ đi chơi ở trò chơi khác vì vậy mà cần thêm có
những loại quả mô hình bằng nhựa,...để thu hút, gây thú vị với trẻ hơn
và mang tính giáo dục trẻ cao hơn.
- Nguyên tắc 3: đồ chơi trong góc nhận biết, phân biệt phải hấp dẫn trẻ.
Màu sắc phải rực rỡ, mô phỏng như vật thật, hình thù đẹp mắt, tùy vào
trò chơi nhận biết, chủ đề chơi mà có thể thay đổi.
- Nguyên tắc 4: đồ chơi phải đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ. Trong khi
chơi các hoạt động trẻ có thể dùng đồ chơi để ngậm, thổi, thực hiện
những động tác vận động trên đồ chơi,.... Do vậy đồ chơi phải sạch,
không gây độc hại, không sắc nhọn, dễ gây thương tích cho trẻ. Đặc biệt

9


đối trẻ 24 – 36 tháng tuổi thì mọi thứ trẻ đều có thể đưa vào miệng nên
vấn đề vệ sinh, an toàn của đồ chơi là việc vô cùng quan trọng.
5. Yêu cầu đối với giáo viên khi tổ chức chơi tại góc nhận biết, phân
biệt
- Thời gian trẻ chơi phải bằng thời gian cô quan sát
- Đảm bảo an toàn và các điều kiện đảm bảo sức khỏe cho trẻ
- Đảm bảo nguyên tắc tổ chức chơi cho trẻ: tính tự nguyện, tính phát

triển, tính giáo dục. Hoạt động chơi vủa trẻ mang tính tự do, tự nguyện,
độc lập. Nếu hoạt động của trẻ phụ thuộc nghiêm ngặt vào thế giới hiện
thực hay sự áp đặt máy móc từ người lớn thì trò chơi của trẻ không còn
hấp dẫn và mang lại những hiểu biết, nhận biết về thế giới xung quanh
đồng thời trẻ mất đi tính tự tin và khả năng tự lập trong các hoạt động
của trẻ sau này.
- Đảm bảo cơ hội tham gia cho mọi trẻ. Giáo viên phải hỗ trợ trẻ chơi
cùng các bạn, khuyến khích trẻ khi chơi. Tuy nhiên trẻ cần được chơi tự
do, song vẫn cần sự có mặt của cô giáo khi trẻ chơi. Giáo viên có thể
tham gia bằng giao tiếp phi ngôn ngữ (mỉm cười, gật đầu, tán thưởng,...)
hoặc giao tiếp bằng ngôn ngữ (gợi ý, hướng dẫn, nhận xét,...) hoặc chơi
cùng trẻ luôn.
- Giáo viên phải chấp nhận mọi kết quả chơi, chấp nhận sự bừa bộn và
dành thời gian cho trẻ chơi và thu dọn sau chơi.
- Giáo viên phải lên kế hoạch tổ chức hoạt động chơi-tập, lựa chọn trò
chơi, xác định mục tiêu, yêu cầu phù hợp của việc tổ chức hoạt động.
Chuẩn bị chu đáo đồ chơi, vật liệu chơi. Xác định được các biện pháp
hướng cho trẻ vào trò chơi. Sau đó tổ chức cho trẻ chơi và kết thúc.
10


II/ Thực trạng của góc nhận biết, phân biệt
1. Thuận lợi
- Hằng năm, đa số các trường mầm non vào đầu năm học thường bổ
sung thêm, cấp thêm đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu cho các lớp nên
việc tổ chức trang trí lớp học theo sự kiện, theo ngày lễ cũng đã được
trang trí .
- Các bài tập trong góc nhận biết, phân biệt cũng đã được các cô giáo,
nhà trường xây dựng để phát triển nhận thức của trẻ nhưng chưa đầy đủ
lắm.

- Trong thực tế hiện nay ở các trường mầm non, đa số giáo viên đã biết
tổ chức hoạt động góc phù hợp và đã tạo môi trường thuận lợi cho trẻ
chơi, học trẻ hứng thú tích cực tham gia vào các góc chơi và đã phát
triển về tất cả các mặt: đức, trí, thể, mỹ.
2. Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi đó thì cũng còn không ít những khó khăn:
- Ở một số trường, cơ sở vật chất chưa đủ, một số giáo viên (tuy không
nhiều) nhận thức chưa đầy đủ về hoạt động góc nên việc tổ chức hoạt
động nhận biết, phân biệt cho trẻ 24 – 36 tháng chưa tích cực, chưa tự
giác. Điều này cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
- Đồ chơi tự tạo của trẻ chưa nhiều, chưa đa dạng, phong phú còn hạn
chế để trẻ khám phá cũng như hoạt động với các đồ chơi đó trong góc
nhận biết, phân biệt cho trẻ để đạt kết quả cao.
- Việc trang trí, tổ chức các hoạt động nhận biết của trẻ còn sơ sài, chưa
có chiều sâu bởi kinh phí không đủ cho việc hoạt động.
11


- Đa số giáo viên tại trường đã già , lớn tuổi để có những phương thức
dạy trẻ cho phù hợp với xu hướng bây giờ và những giáo viên trẻ mới
vào trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn giảng dạy
những hoạt động nhận biết này nên còn xảy ra nhiều hạn chế trong
phương pháp, hình thức, cách dạyphù hợp với từng trẻ trong các hoạt
động nhận biết, phân biệt này để trẻ hứng thú, vui vẻ tham gia hoạt động
hơn.
III/ Hệ thống thêm các bài tập trong góc nhận biết, phân biệt.
1. Trò chơi 1: Xâu vòng hạt tròn
* Mục đích: trẻ nhận biết màu và xâu vòng
* Chuẩn bị : các hạt to và dây để xâu vòng. Các hạt có màu khác nhau để
trong các đồ đựng khác nhau , như rổ hạt đỏ rổ hạt xanh

* Tiến hành: Cho mỗi trẻ một dây và vài hạt để trẻ tự xâu, nếu trẻ không
biết cách xâu như thế nào thì cô sẽ hướng dẫn trẻ xâu .

12


Hình ảnh: Xâu vòng hạt tròn
2. Trò chơi 2: Lồng hộp
* Mục đích: trẻ lồng được hộp nhỏ vào hộp to (cầm hộp bằng ngón cái
và ngón trỏ)
* Chuẩn bị: bộ lồng hộp gồm các kích thước khác nhau
* Tiến hành:
- Cho trẻ cầm xem 2 hộp “To - nhỏ” và hỏi trẻ “Hộp nào to - Hộp nào
nhỏ”.
- Cho trẻ tự chơi

3. Trò chơi 3: xâu vòng hoa lá
* Mục đích: trẻ nhận biết màu, hình dạng, và xâu được vòng
* Chuẩn bị: các hột, hạt hình hoa, lá, và dây xâu
* Tiến hành:
- Cho mỗi trẻ một sợi dây và các hột, hạt hình hoa, lá để trẻ tự xâu, nếu
trẻ không biết cách xâu như thế nào thì cô sẽ hướng dẫn trẻ xâu.
4. Trò chơi 4: Xâu vòng các hình dạng
* Mục đích: trẻ nhận biết màu, hình dạng và xâu vòng
13


* Chuẩn bị: các hạt, hột hình dạng khác nhau (hình vuông, tròn, tam
giác,…) và dây để xâu
* Tiến hành:

- Cho mỗi trẻ một dây và các hạt, hột để trẻ tự xâu, nếu trẻ không xâu
được thì cô hướng dẫn trẻ xâu.

5. Trò chơi 5: Quả nào nhẵn, quả nào sần sùi
* Mục đích: trẻ nhận biết được đặc điểm nhẵn, sần sùi của một số quả.
* Chuẩn bị: 2 chiếc hộp, 1 chiếc hộp khoét lỗ hình quả xoài trên nắp
hộp, 1 hộp khoét lỗ hình quả cam trên nắp hộp, một số quả xoài, cam ,
một số loại quả khác .
* Tiến hành:
- Cho trẻ các khối quả khác nhau để trẻ tự chơi cho được những quả nào
vào được hộp, quả nào không cho được vào hộp. Nếu trẻ không tự làm
được thì cô hướng dẫn trẻ.
6. Trò chơi 6: Hộp hình dạng
* Mục đích: Trẻ nhận biết tên đồ chơi và kích thước to-nhỏ của đồ chơi
* Chuẩn bị: Một vài hộp các tông. Khoét 2 cái lỗ ở nắp hộp có một lỗ to,
một lỗ nhỏ.
14


Một số đồ chơi to nhỏ khác nhau để đẩy qua các lỗ đó
* Tiến hành:
- Cho các đồ chơi để trẻ tự chơi, cho các đồ vật to – nhỏ vào đúng các
lỗ .. Đồ chơi to thì cho vào lỗ to, đồ chơi nhỏ cho vào lỗ nhỏ hơn. Khi
trẻ không làm được thì cô sẽ hướng dẫn trẻ làm.
7. Trò chơi 7: Bộ phận cơ thể (áp dụng với các hình khối, các con
vật,…)
* Mục đích: trẻ nhận biết được các bộ phận trên cơ thể
* Chuẩn bị: hộp có khoét lỗ trên nắp hộp màu có hình các bộ phận trên
cơ thể (tay, chân ,…), các hình bộ phận trên cơ thể bằng mô hình.
* Tiến hành:

- Trẻ tự chơi, tìm đúng lỗ hình trên nắp hộp phù hợp với các mô hình bộ
phận cơ thể để cho vào. Khi trẻ không làm được thì cô giúp đỡ trẻ.
8. Trò chơi 8: Hạt màu kì diệu
* Mục đích: nhận biết màu sắc, phát triển sự khéo léo đôi bàn tay.
* Chuẩn bị: hột hạt màu sắc xanh, đỏ , vàng. Tấm bìa có hình xoáy ốc..
* Tiến hành:
Mỗi đoạn của xoáy ốc là 1 màu của hạt. Trẻ sẽ xếp theo ý thích của trẻ.
Nếu trẻ không xếp được thì cô sẽ hướng dẫn trẻ xếp.
9. Trò chơi 9: Sợi dây ma thuật
* Mục đích : trẻ xâu được các dây qua các hình , nhận biết màu dây
đúng với màu hình xâu.
* Chuẩn bị: dây xâu màu sắc, hình khối màu sắc.
* Tiến hành: cho mỗi trẻ một vài sợi dây xâu nhiều màu sắc, trẻ sẽ tự
chọn màu dây xâu trùng màu với hình có màu giống và xâu qua các lỗ
được khoét sẵn trên hình .
15


10. Trò chơi 10: Chiếc hộp muôn màu
* Mục đích: trẻ nhận biết được màu, con vật quen thuộc
* Chuẩn bị: chiếc hộp giấy có sơn màu sắc khác nhau ở các cạnh. Các
chiếc kẹp , trên đầu kẹp có gắn hình ảnh các con vật ,kẹp màu xanh thì
gắn các con vật trong gia đình, kẹp màu vàng gắn các con vật ở trong
rừng, kẹp màu đỏ gắn các con vật dưới nước.
* Tiến hành:
Cho trẻ tự chơi gắn các chiếc kẹp màu đúng với các cạnh của chiếc hộp.
Khi trẻ không gắn đúng thì cô hướng dẫn trẻ chơi.

16



CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
Góc nhận biết , phân biệt có vai trò quan trọng trong việc củng cố các
biểu tượng, các kiến thức, khả năng nhận biết, khả năng phân biệt của trẻ
về môi trường xung quanh của một đứa trẻ ở độ tuổi 24 – 36 tháng tuổi.
Việc củng cố, hình thành biểu tượng cho trẻ là một nhiệm vụ giáo dục
nhận thức rất quan trọng. Với đặc điểm độc đáo của mình hoạt động là
con đường thuận lợi nhất và vững chắc để hình thành biểu tượng cho trẻ
nhà trẻ 24 – 36 tháng, khi chúng ta biết tổ chức và khai thác hoạt động
đúng cách thì trẻ 24 – 36 tháng tuổi sẽ hoạt động, vui chơi, vừa chơi
vừa học một cách thích hợp, phù hợp với độ tuổi và nhận thức của trẻ,
đặc biệt là gắn liền theo từng chủ đề, từng sự kiện. Hiện nay ở các
trường mầm non việc tổ chức trò chơi học tập nhằm hình thành biểu
tượng cho trẻ chưa nhiều, việc thiết kế các trò chơi học tập và tổ chức
các trò chơi này còn hạn chế, chưa phong phú và đa dạng. Nhất là trong
chương trình đổi mới hiện nay việc tổ chức các trò chơi học tập gắn liền
theo chủ điểm còn hạn chế, chưa sáng tạo, sử dụng chưa triệt để.
Nguyên nhân này thuộc về chủ quan của giáo viên và kèm theo một số
điều kiện khách quan.
Để đảm bảo những yêu cầu khi tổ chức các hoạt động nhận biết, phân
biệt thì:
+ Giáo viên phải thiết kế được những hoạt động phù hợp với khả năng
của trẻ.
+ Đồ dùng trong góc nhận biết, phân biệt phải phù hợp với hoạt động mà
đã đề ra.
17


+ Trang trí góc phải sáng tạo hơn để thu hút trẻ hoạt động , phát triển
nhận thức.

*Từ nội dung nghiên cứu trên của nhóm thì nhóm đưa ra một số
kiến nghị nhằm cải thiện góc nhận biết, phân biệt như sau:
- Đối với nhà trường, tăng cường đầu tư, có những chính sách phù hợp
để đào tạo giáo viên có những phương pháp dạy mới phù hợp với trẻ
hiện nay và xã hội bây giờ. đồng thời nhà trường nên tổ chức nhiều
những giờ dạy mẫu của những giáo viên giỏi có kinh nghiệm , đã đi học
tập nâng cao năng lực để các giáo viên chưa có kinh nghiệm học hỏi
hoặc Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thường xuyên nhất
là nội dung thiết kế các hoạt động liên quan đến nhận biết, phân biệt cho
trẻ.
Ngoài ra, chú ý xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện, đồ dùng hoạt động
cho nhà trường và cho lớp.
- Đối với giáo viên, phải có ý thức trong việc nâng cao năng lực nghiệp
vụ bản thân, có thái độ học hỏi, chăm chỉ tiếp thu những phương pháp,
cách dạy, hướng dẫn trẻ học, chơi trong góc nhận biết, phân biệt. Đặc
biệt phải luôn sáng tạo trong hình thức và phương pháp dạy lấy trẻ làm
trung tâm, phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ, đáp ứng yêu cầu đổi
mới việc chăm sóc giáo dục trẻ hiện nay.
- Đối với phụ huynh, cần quan tâm đến cơ sở vất chất của nhà trường,
của lớp, đầu tư kinh phí để các thầy cô giáo có thể xây dựng được tốt
môi trường hoạt động cho trẻ, xây dựng những hoạt động nhận biết,
phân biệt với đầy đủ đồ dùng cho trẻ để trẻ có thể phát huy được hết khả
năng, sự hiểu biết của mình hơn nữa.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2.Giáo trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mầm non ( tác giả
Đinh Văn Vang)

3. Tiêu chí thực hành , áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm
trung tâm trong trường mầm non.
4. Các trò chơi và hoạt động cho trẻ từ 3-36 tháng tuổi theo chủ đề.
5. />
19



×