Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề Tài Bạo lực gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.7 KB, 5 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XA HỘI & NHÂN VĂN TP.HCM
KHOA XÃ HỘI HỌC


BẠO LỰC GIA ĐÌNH

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

: ThS.Phạm Thị Thùy Trang

SINH VIÊN THỰC HIỆN

: Trần Thị Hà

LỚP

: XHHK16

MSSV

: 1056090045

TP.HCM tháng 3 năm 2012


BÀI LÀM
Gia đình là cái nôi của xã hội, gia đình đầm ấm, hòa thuận là điều
kiện để xây dựng xã hội văn minh. Tuy nhiên vấn đề nhức nhối hiện nay
được xã hội quan tâm nhiều nhất chính là bạo lực gia đình. Nó làm xói
mòn các giá trị, chuẩn mực, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phá vỡ sự


bền vững của gia đình, đồng thời tác động tiêu cực đến tình hình xã hội
ở mỗi quốc gia. Để xây dựng đề tài mới từ vấn nạn này Tổng Cục Thống
Kê đã nghiên cứu về bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại Việt Nam. Đây
là nghiên cứu đầu tiên trên phạm vi toàn quốc cũng như sáu vùng kinh tế
xã hội ở Việt Nam nhằm thu thập thông tin chi tiết về tỉ lệ bạo lực, tần
suất, những yếu tố nguy cơ – hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ
nữ nhằm nâng cao nhận thức và xây dụng những chinh sách ngăn ngừa
và giải quyết vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ một cách hiệu quả
hơn.
Nghiên cứu quốc gia của Tổng Cục Thống Kê đã sử dụng một số
phương pháp sau:
 Biến số : bao gồm biến số số và biến số chữ
 Bảng câu hỏi kiểm soát sử dụng dựa trên bảng câu hỏi định lượng
phiên bản 10 ( chỉnh sử ngày 26/1/2005) của nghiên cứu đa quốc
gia của WHO
 Bảng câu hỏi bao gồm các chủ đề thông tin chung của
các hộ gia đình được áp dụng cho tất cả các phụ nữ
thuộc diện phỏng vấn, cho dù có chồng hay không. Tuy
nhiên những câu hỏi về bạo lực do chồng gây ra chỉ
được hỏi đối với những phụ nữ cho biết là họ đã từng
có bạn tình hoặc chồng.
 Trong gia đình thí điểm những người được phỏng vấn
không chỉ trả lời các câu hỏi trong bảng câu hỏi mà còn
được yêu câu nhận xét về sự rõ rang và khả năng có thể











chấp nhận được của các câu hỏi và các thức thực hiện
bảng câu hỏi.
Các loại thang đo : danh nghĩa, thứ bậc, khoảng cách, tỉ lệ
 Thang đo khoảng cách: vd biểu đồ tỉ lệ phụ nữ bị
chồng gây bạo lực thể xác chia theo độ tuổi, Việt Nam
2010 ( N=4561)
 Thang đo danh nghĩa vd : biểu đồ tỉ lệ phụ nữ có con
dưới 15 tuổi bị chồng ngược đãi chia theo vùng miền,
Việt Nam 2010(N=2857)
 Thang đo thứ bậc vd: biểu đồ tỷ lệ phụ nữ từng mang
thai bị chồng gây bạo lực thể xác trong thời gian mang
thai chia theo trình độ học vấn Việt Nam 2010
(N=4474)
 Thang đo tỷ lệ vd: phân chia theo độ tuổi 15-25, 2535…
Mẫu kiểm soát được Tổng Cục Thóng Kê thiết kế nhằm mục đích
phỏng vấn 5520 phụ nữ ở cả nông thôn và thành thị đại diện cho
toàn quốc và sáu vùng địa lý trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
 Đối với mỗi địa bàn điều tra được chọn, đã có sẵn danh
sách các hộ, bàn danh sách này được cập nhật cho cuộc
điều tra
 Mô tả mầu theo phân bố độ tuổi, trình độ học vấn, phân
bố địa lý, dân tộc và tình trạng hôn nhân.
Đối tượng nghiên cứu: bạo lực gia đình
Khách thể đề tài nghiên cứu: phụ nữ, trẻ em
Kết luận giả thuyết công trình nghiên cứu
 Kết quả nghiên cứu cho thấy bạo lực gia đình đối với

phụ nữ là tương đối phổ biến, đặc biệt là bạo lực tinh
thần và những tác động nghiêm trọng của bạo lực gia
đình đối với trẻ em và phụ nữ.


 Nghiên cứu cũng cho thấy bạo lực đã được bình
thường hóa người phụ nữ đã phải chịu đựng, chấp nhận
bạo lực và giữ im lặng về những điều mà họ phải hứng
chịu.
 Nâng cao nhận thức của người dân về phạm vi của vấn
đề và quan điểm về bạo lực gia đình đối với phụ nữ và
bạo lực gia đình là có thể chấp nhận được, đồng thời
phải có những hoạt động cấp bách để ngăn ngừa và đối
phó với vấn đề bạo lực đối với phụ nữ
 Bước tiếp theo phụ thuộc vào hoạt đọng của các cơ
quan chính phủ, các tổ chức phụ nữ, phương tiện
truyền thông,….và tất cả mọi người hoạt động trong
lĩnh vực này nhằm xây dụng chính sách và chương
trình phù hợp nhằm giải quyết một cách hiệu quả vấn
đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ
 Qua nghiên cứu của Tổng Cục Thống Kê đang phản ảnh sự
khác biệt mang tính vùng miền và được kết luận như sau:
o Tỷ lệ bạo lực gia đình ở Miền Nam cao hơn Miền Bắc
vd: phụ nữ có chồng bị chồng bạo lưc trầm trọng thì
miền bắc chỉ chiếm 36,7% trong khi đó miền nam
chiếm tới 39,6% ; phụ nữ mang thai bị bạo lực miền
bắc chiếm 7,8% trong khi đó miền nam chiếm tới
9,6% ; phụ nữ bị đánh, tần suất thực hiên ở miền bắc
chiếm 3,2% còn miền nam chiếm 9,9%
o Điều đó chứng tỏ rằng có sự khác biệt nhau về trình độ

học vấn và ảnh hưởng của phong tục tập quán tại mỗi
địa phương nên dẫn tới sự khác biệt về bạo hành gia
đình ở miền nam và miền bắc.
Đây là nghiên cứu quốc gia đầu tiên đặc biệt dành cho vấn đề bạo
lực gia đình đối với phụ nữ với mục đích là cung cấp những con số


thống kê chính thức về tỷ lệ và hậu quả của bạo lực gia đình đối với phụ
nữ tại Việt Nam. Nghiên cứu có cỡ mẫu lớn nhất so với những nghiên
cứu khác đã được thực hiện trước đó với cùng chủ đề và phương pháp
nghiên cứu áp dụng là phương pháp đã được kiểm chứng một cách kỹ
lưỡng trên phạm vi toàn thế giới để có thể thu thập được những dữ liệu
có chất lượng cao. Những cán bộ nghiên cứu phụ trách phỏng vấn được
đào tạo chuyên sâu và nghiên cứu đã thực hiện đã thực hiện đầy đủ các
nguyên tắc về bảo mật thông tin và an toàn cho những người phụ nữ
tham gia phỏng vấn. Kết quả nghiên cứu này có thể áp dụng ngay cho
hoạt động hoạch định chính sách và hoạt động ở mọi cấp độ.



×