Tài liệu tham khảo 3
Bạo lực gia đình – Thực trạng và Giải pháp
Chuyên đề khoa học
TS. Lê Quang Sơn, ĐHĐN
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây bạo lực gia đình (BLGĐ) đã trở thành một trong những vấn đề được
quan tâm hàng đầu trong các nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Các nghiên cứu khoa học
cho thấy BLGĐ xảy ra khá phổ biến, hầu như ở đâu cùng có, từ xã hội phương Tây đến xã hội
phương Đông, từ thành thị đến nông thôn, từ nhóm có trình độ văn hóa thấp đến nhóm có trình độ
văn hóa cao, từ nhóm không có việc làm đến nhóm có việc làm ổn định. Có thể nói BLGĐ đã trở
thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng, phổ biến và có tính toàn cầu.
BLGĐ, cho dù diễn ra dưới bất cứ hình thức nào, thì hậu quả của nó cũng hết sức trầm trọng. Nạn
nhân của BLGĐ phải chịu đựng từ bị nhục mạ, bị khủng hoảng về tâm lý kéo dài, tổn thương tinh
thần, ảnh hưởng đến sức khoẻ, đến bị thương tật, thậm chí thiệt hại đến tín mạng, tài sản. Nhiều
trẻ em trong các gia đình có bạo lực phải chịu thiệt thòi: nhiều em phải sống xa cha hoặc mẹ, hoặc
cả hai, các em phải bỏ học, lang thang, rơi vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. BLGD phá hủy
nền tảng của gia đình. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho BLGĐ là một trong những hiện
tượng đáng lo ngại nhất của tình trạng khủng hoảng gia đình hiện nay.
BLGĐ là một trong những hành vi vi phạm pháp luật cần được loại trừ, nhất là trong xã hội hiện
đại văn minh. Để ngăn chặn, đẩy lùi hành vi BLGĐ, đòi hỏi phải có những nghiên cứu toàn diện,
sâu sắc làm cơ sở khoa học cho các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và từng gia đình đưa ra
những giải pháp tích cực phòng chống có hiệu quả BLGĐ, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hiện tượng
nghiêm trọng này.
2. Hiện trạng vấn đề bạo lực gia đình
2.1. Khái niệm bạo lực gia đình
Hiện có nhiều cách định nghĩa khác nhau về bạo lực gia đình. Tuy nhiên một định nghĩa có tính
pháp lý về BLGĐ lại chưa được ban hành. BLGĐ thông thường được hiểu là sự ứng xử bằng vũ
lực hoặc không bằng vũ lực do những người trong gia đình thực hiện chống lại những người khác
cùng trong gia đình đó.
Bộ luật của Bang Georgia
1
(Mỹ) số 19-13-1 định nghĩa bạo lực trong gia đình là một số hành vi
tội phạm thực hiện giữa những người có quan hệ với nhau. Các hình thức tội phạm bao gồm hành
hung, doạ nạt, rình rập, phá hoại tài sản mang tính tội phạm, câu thúc bất hợp pháp, xâm nhập
mang tính tội phạm, và bất cứ tội hình sự nào khác. Các hành vi diễn ra giữa những con người có
liên hệ với nhau như vợ chồng trong hiện tại hay quá khứ, là cha mẹ chung của cùng một đứa trẻ,
cha mẹ và con cái, cha mẹ kế và con kế hoặc ngay cả những người ngoài hiện đang hoặc đã sống
chung trong một gia đình.
1
Bang Georgia của Mỹ
Định nghĩa BLGĐ của Liên hợp quốc thông qua năm 1993 được các tổ chức cũng như nhà khoa
học trên thế giới chấp nhận rộng rãi. Theo đó, BLGĐ là bất kỳ hành động bạo lực nào dẫn đến
hoặc có thể dẫn đến những tổn thất về thân thể, tâm lý hay tình dục hay những đau khổ của người
trong gia đình, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, việc cưỡng bức hay tước đoạt
sự tự do
2
.
2.2. Các loại hình bạo lực gia đình
Phân loại các loại hình BLGĐ là một vấn đề phức tạp, tuy nhiên lại là hết sức quan trọng bởi nó
cho phép mô tả đa diện thực trạng vấn đề để tìm ra phương cách hữu hiệu cho phép khắc phục
thực trạng vấn đề. Dựa theo kết quả các nghiên cứu về thực trạng BLGĐ có thể nói đến các loại
hình cơ bản sau của BLGĐ.
Theo phương cách ứng xử - có sử dụng vũ lực hay không bằng vũ lực có thể phân BLGĐ thành
hai loại hình chính: bạo lực thể chất và bạo lực tinh thần.
- Bạo lực thể chất là loại hình bạo lực có sử dụng vũ lực, tác động trực tiếp lên thân thể nạn
nhân như đánh đập; nhục hình; tước đoạt tuỳ tiện về tiền của, tài sản; cưỡng bức tình dục; …
- Bạo lực tinh thần là loại hình bạo lực không sử dụng vũ lực, tác động lên tinh thần của nạn
nhân như chì triết, lắm điều, mắng chửi, lăng mạ, tỏ thái độ lạnh lùng, không quan tâm, bỏ rơi,
không nói chuyện, … Trong loại hình bạo lực này đáng chú ý là loại bạo hành ngôn ngữ.
Theo quan hệ của các đối tượng BLGĐ có thể phân chia thành một số loại hình BLGD: bạo lực
giữa vợ chồng với nhau (bạo hành hôn nhân); bạo lực giữa các thành viên lớn tuổi; bạo lực của
người lớn đối với trẻ em; bạo lực ngược – người nhỏ tuổi với người lớn tuổi hơn.
- Bạo lực giữa vợ chồng với nhau (bạo hành hôn nhân) là loại BLGĐ phổ biến, được nhiều nhà
nghiên cứu quan tâm. Trong loại hình BLGĐ này người ta phân biệt một số hình thức chính
3
:
cưỡng bức thân thể; cưỡng bức tình dục; cưỡng bức tâm lý, tình cảm; cưỡng bức về xã hội;
cưỡng bức tài chính.
Cưỡng bức thân thể: thượng cẳng chân, hạ cẳng tay nhằm gây thương tích cho nạn nhân như đấm,
đạp, xô đẩy, tát, nắm tóc kéo lê, vặn cổ tay, làm gãy xương, đâm bằng dao; hạn chế các nhu cầu
thiết yếu (ăn, uống, ngủ) bằng cách giấu dược phẩm, thực phẩm, nước uống; phá rối không cho
ngủ hoặc ép dùng rượu, cần sa ma túy; bỏ rơi nơi đường vắng vẻ nguy hiểm.
Cưỡng bức tình dục: ép bạn đời làm tình và xem hình ảnh khiêu dâm; ép "chăn gối" sau khi đánh
đập; cố tình dày vò bộ phận sinh dục, không cho dùng thuốc ngừa thai, làm tình hậu môn; cưỡng
hiếp khi bạn đời ngủ, đau ốm; coi người phối ngẫu như một thứ đồ chơi, chê bai cách làm tình...
Cưỡng bức tâm lý, tình cảm: bắt bạn đời sống trong bầu không khí sợ hãi; khủng bố nạn nhân
đến hoảng loạn tâm thần như nhục mạ trước công chúng; dùng lời lẽ chỉ trích quá đáng (so sánh
với vợ, chồng người khác bằng những lời lẽ mạt sát, gọi người phối ngẫu là “vợ, chồng tồi”, “mẹ,
cha tồi”…); dùng lời đường mật hứa hẹn cho hy vọng rồi nuốt lời; liên tục truy hỏi, nói nặng lời
để hạ nhân phẩm; làm mất tự trọng, kể lại một cách diễu cợt những vụ tình ái riêng tư.
2
United nations, 1995
3
Viện nghiên cứu Gia đình & Giới, Viện KH-XH VN
2
Cưỡng bức về xã hội: cắt đứt mối quan hệ giữa vợ (chồng) và người thân trong gia đình, với bạn
bè thân hữu, đe doạ họ; cô lập bạn đời bằng nhốt trong nhà, cắt điện thoại, không cho đi đâu và
giao tiếp với bất cứ ai.
Cưỡng bức tài chính: bao vây kinh tế; kiểm soát tiền bạc; bắt bạn đời lệ thuộc về tiền nong, không
cho giữ tiền và đi làm, bắt phải hỏi xin tiền và chứng minh mọi mua sắm chi tiêu lớn nhỏ.
- Bạo lực giữa các thành viên lớn tuổi trong gia đình là loại bạo lực giữa anh chị em, mẹ chồng
nàng dâu, em chồng chị dâu, …
- Bạo lực của người lớn đối với trẻ em là loại bạo lực của cha mẹ đối với con cái, ông bà với
cháu; anh chị đối với em.
- Bạo lực ngược – người nhỏ tuổi với người lớn tuổi hơn: con cái bạo lực cha mẹ, cháu ngược
đãi ông bà, em hành hạ anh chị, …
Phân loại theo giới là cách tiếp cận thường gặp trong các nghiên cứu về BLGĐ. Theo cách này
người ta nói đến nạn bạo hành phụ nữ trong gia đình, và ít thường xuyên hơn, nạn bạo hành
ngược – phụ nữ bạo hành nam giới. Trong mỗi tiểu loại này lại có thể thấy sự có mặt các loại hình
BLGĐ đã nói ở trên.
2.3. Tình trạng bạo lực gia đình trên thế giới và ở Việt nam
Trên thế giới
Bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực chống lại phụ nữ đang xảy ra ở khắp nơi trên thế giới với
nhiều dạng thức tinh vi không phân biệt dân tộc, màu da, tầng lớp, lứa tuổi, trình độ văn hóa, địa
vị xã hội. Ngay ở những nước được coi là phát triển và văn minh ở châu Âu, châu Mỹ vẫn có
không ít người phải chịu đựng nạn này.
Theo số liệu điều tra năm 2001, hơn 1/2 triệu phụ nữ Mỹ (588.490 phụ nữ) chết do BLGĐ bởi
người chồng của họ. Có khoảng 85% nạn nhân của bạo lực gia đình (n = 588.490) là nữ, chỉ có
xấp xỉ 15% (n = 103.220) nạn nhân là nam. Trong năm 2001, bạo lực gây tội nghiêm trọng của
chồng đối với vợ tăng 20%, số vụ bạo lực của vợ đối với chồng tăng 3% trong tổng số những vụ
nghiêm trọng đối với đàn ông. Trung bình mỗi ngày có hơn 3 phụ nữ bị giết bởi người chồng hoặc
bạn trai của họ. Năm 2000, có 1.247 phụ nữ bị giết bởi chồng mình
4
.
Ở Pháp, điều tra mới đây cũng cho thấy tỷ lệ phụ nữ bị chồng ngược đãi là 2,5% tức là khoảng 1,5
triệu người. Theo “Liên đoàn đoàn kết phụ nữ quốc gia Pháp” nhận định: “Chỉ riêng tại Paris,
kinh đô ánh sáng của văn minh nhân loại, 60 phụ nữ bị chồng hay người tình đánh giết mỗi năm”.
Trên cả nước Pháp có 450 phụ nữ chết do bạo hành thể xác hay bạo hành tinh thần trong gia đình.
Trong tài liệu được công bố tại Hội nghị châu Âu lần thứ nhất về Phòng chống thương tích và
Nâng cao an toàn, tại Viên, Áo từ ngày 25 đến 27 tháng 6 năm 2006 cũng đưa ra những số liệu
đáng quan tâm về nạn BLGĐ - bạo lực giữa các đôi lứa chiếm 40-70% các vụ án mạng ở phụ nữ;
cứ 4 phụ nữ thì có 1 người (tỷ lệ này ở nam là 1 trên 20) đã từng bị bạo lực tình dục trong cuộc
đời; 4-6% người già sống trong gia đình đã từng bị đối xử tệ.
Các số liệu cho thấy BLGĐ thực sự là một vấn đề có tính toàn cầu và đòi hỏi một cách tiếp cận đa
ngành để giải quyết triệt để.
4
Family Violence Prevention Fund, 2004 (trích theo Thân Trung Dũng: Bạo lực gia đình – vấn đề xã hội nghiêm
trọng và phổ biến, VNAD, ngày 25/6/2007)
3
Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại chưa có các cuộc khảo sát trên toàn quốc về tình trạng
BLGĐ. Tuy nhiên, các số liệu thống kê của một số ban ngành liên quan và kết quả của các nghiên
cứu điểm cũng cho phép phác họa bức tranh chung của vấn đề BLGĐ.
Theo báo cáo của Viện khoa học xét xử (Toà án nhân dân tối cao) tại 42 tỉnh trong 5 năm
(2000-2005), các tỉnh đã xét xử 10.608 vụ án hôn nhân và gia đình, trong đó 42% vụ án ly hôn có
nguyên nhân từ bạo lực gia đình. Tình trạng bạo lực gia đình những năm gần đây đang diễn ra với
tính chất ngày càng nghiêm trọng, đối tượng vi phạm cùng số nạn nhân gia tăng ở khắp các vùng,
miền trong cả nước. Do nhiều nguyên nhân nhạy cảm, công tác phòng chống BLGĐ đang gặp
nhiều trở ngại.
Cũng theo báo cáo của Tòa án Nhân dân tối cao, từ ngày 1- 1-2000 đến ngày 31-12-2005 các tòa
án địa phương trong cả nước đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm 352.047 vụ việc về lĩnh vực hôn
nhân gia đình. Trong đó có tới 39.730 vụ ly hôn do bạo lực gia đình chiếm tới 53,1% tổng số vụ ly
hôn.
Riêng năm 2005, có tới 39.730 vụ ly hôn trong tổng số 65.929 vụ án về hôn nhân gia đình chiếm
tỷ lệ là 60,3%. Trên địa bàn Hà Nội từ tháng 1-2000 đến tháng 9-2002, Trung tâm Cảnh sát 113
Hà Nội đã nhận được 517 tin tố cáo, cầu cứu của các nạn nhân bị bạo lực gia đình
5
.
Trong 8 năm gần đây có tới 11.630 vụ bạo lực gia đình được chính quyền can thiệp giải quyết.
Cao nhất là các tỉnh Hà Tây 1.484 vụ, Kiên Giang 2.005 vụ... Trên báo chí hàng ngày đã đăng tải
nhiều vụ bạo lực rất dã man trong gia đình như: Bài “Khống chế, đổ thuốc diệt cỏ vào miệng
vợ!?” Báo Thanh niên - số 186 ra ngày 5-7-2003; “Kẻ giết vợ dã man”, “Hình phạt chung thân vì
hành xử vợ bằng... búa” - Báo Phụ nữ Việt Nam ra ngày 8-9-2003; “Đổ xăng đốt vợ” - Báo Công
an nhân dân ra ngày 7-12-2002... Những bài báo đã mô tả những hành động tội ác dã man, vô
nhân tính của người chồng đối với vợ mình và rút ra những bài học sau những vụ bạo lực đó.
Bên cạnh những hành động bạo lực dã man và thô bạo, một loại bạo lực gia đình khá phổ biến
đang phát triển ở Việt Nam hiện nay là sự ép buộc vợ quan hệ tình dục. Dạng bạo lực này ngày
càng gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với phụ nữ. Tuy nhiên, dạng bạo lực này không mấy
ai biết và chú ý đến bởi vì nó được ngụy trang một cách kín đáo dưới vỏ bọc là “quan hệ tình
cảm” giữa hai vợ chồng. Mặt khác, đây là vấn đề tế nhị cho nên chị em thường giấu giếm vì
không muốn “vạch áo cho người xem lưng”. Những điều này góp phần làm cho bạo lực về tình
dục ngày một phát triển và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với phụ nữ.
Ngoài ra, còn rất nhiều dạng bạo lực khác làm tổn thương lớn đến phụ nữ như không quan tâm, bỏ
rơi, không nói chuyện theo kiểu “chiến tranh lạnh”, chửi bới thậm chí còn là những hành vi quản
lý tiền nong chi tiêu trong gia đình... Theo số liệu thống kê, những năm gần đây, nạn BLGĐ ở
nước ta đang diễn ra phức tạp, tính chất nghiêm trọng, đối tượng thực hiện hành vi bạo lực rất đa
dạng. Trong 5 năm (2001-2005) tại 29 tỉnh, thành phố có 775 vụ án liên quan đến bạo lực gia đình
đã được xét xử, trong đó số vụ án “ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu,
người có công nuôi dưỡng” chiếm 43%, số vụ án vi phạm chế độ một vợ, một chồng chiếm 46%.
Cũng theo con số thống kê cho thấy, phần lớn các vụ tranh chấp dân sự đều có nguyên nhân sâu
xa từ bạo lực gia đình. Các vụ án tranh chấp tài sản có giá trị lớn chiếm phần lớn trong tổng số vụ
án dân sự có liên quan đến BLGĐ. Còn theo Tổ chức Y tế thế giới, trong năm 2005 cho thấy, 66%
các trường hợp ly hôn ở nước ta có liên quan đến bạo lực.
5
Thân Trung Dũng, tài liệu đã trích dẫn
4
Các số liệu điều tra mới đây cũng cho thấy tình trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam khá phổ biến.
Có 7,4% số người được hỏi cho biết từng chứng kiến bạo lực thể chất tại cộng đồng, 25% số gia
đình từng xảy ra tình trạng bạo lực tinh thần; gần 30% số gia đình được hỏi cho biết có tình trạng
bạo lực tình dục. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhóm nghiên cứu về bạo lực gia đình của Vụ các
vấn đề xã hội thuộc Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, những con số này còn có thể cao
hơn nếu người dân hiểu biết hơn về các khái niệm bạo lực gia đình.
Nhân Ngày Gia đình Việt Nam (28-6), Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM phối hợp với Công ty Ứng
dụng Khoa học Tâm lý Hồn Việt tổ chức hội thảo “Vì một gia đình không bạo lực”. Tại hội thảo,
các đại biểu đã được nghe 8 tham luận của các cơ quan ban ngành, cá nhân xoay quanh vấn đề
bạo hành và cả những nhân chứng sống, đã khái quát thực trạng đáng báo động của vấn nạn này.
Trong xã hội công nghiệp đang phát triển, với những thay đổi xã hội về mọi mặt, nạn bạo hành
không những không giảm mà chuyển biến dưới nhiều hình thức phức tạp và nguy hiểm hơn. Theo
một số công trình nghiên cứu về tình trạng bạo lực gia đình Việt Nam, có ít nhất từ 20% - 30%
phụ nữ đã trở thành nạn nhân của bạo hành gia đình suốt cả cuộc đời; có 66% vụ ly hôn liên quan
đến bạo lực gia đình.
Kết quả khảo sát của Uỷ ban Các vấn đề xã hội của QH tại 8 tỉnh, thành phố cho thấy, năm 2005
hơn 60% vụ ly hôn là do BLGĐ; hàng năm có 2,3% gia đình có các hành vi bạo lực về thể chất
(đánh đập), 25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần và 30% cặp vợ chồng xảy ra hiện tượng ép
buộc quan hệ tình dục
6
.
Về đặc điểm của BLGĐ, qua khảo sát cho thấy nhóm gia đình có trình độ văn hoá thấp, việc làm
không ổn định thì bạo lực gia đình thường diễn ra dưới hình thức bạo lực thể chất; nhóm gia đình
có trình độ văn hoá cao, việc làm ổn định, bạo lực gia đình thường diễn ra dưới hình thức bạo lực
tinh thần. Dù bất cứ hình thức nào thì BLGĐ phần lớn cũng do người đàn ông (chồng) gây ra cho
phụ nữ (vợ) và các thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình xảy ra ở tất cả các nhóm xã
hội cơ bản như nông thôn, thành thị, trong các gia đình khá giả cũng như gia đình nghèo, trong
các gia đình của các cặp vợ chồng có học vấn cao cũng như có học vấn thấp. Người gây ra bạo lực
trong gia đình thường là đàn ông, còn trẻ em và phụ nữ là nạn nhân. Tuy nhiêm cũng tồn tại
những trường hợp mà nạn nhân là nam giới (bạo hành ngôn ngữ, lắm điều…).
Hậu quả của BLGĐ hết sức đa dạng, từ bị nhục mạ, thương tật, tổn thương tinh thần dẫn đến li
hôn, li thân, thậm chí thiệt hại đến tín mạng, tài sản trong đó trẻ em chịu thiệt thòi, nhiều em phải
sống xa cha hoặc mẹ, hoặc cả hai, các em phải bỏ học, lang thang, rơi vào tệ nạn xã hội, vi phạm
pháp luật
7
.
Bạo lực gia đình gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối với phụ nữ. Nó không những làm tổn
thương về thể xác, tinh thần mà còn liên quan chặt chẽ đến sự kiểm soát đời sống tình dục cũng
như vị trí, vai trò của phụ nữ trong hoạt động chính trị - kinh tế - văn hóa... Bạo lực gia đình gây
ảnh hưởng sâu sắc về mặt tinh thần của người phụ nữ khiến phụ nữ không yên tâm làm việc, hoặc
luôn có cảm giác lo sợ, buồn bã, muốn tự tử và là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến tan
vỡ gia đình. Theo thống kê chưa đầy đủ ở Mỹ, cứ 100 vụ ly hôn thì có trên 90% là nguyên nhân
do bạo hành, tỷ lệ này ở Thái Lan là 76%, Hà Nội là 51%, TP. Hồ Chí Minh là 56%.
Bạo lực gia đình làm cho quan hệ gia đình bị sứt mẻ, có thể dẫn tới ly hôn. Trẻ em sống trong các
gia đình có bạo lực bị ảnh hưởng tiêu cực như học hành sa sút, dễ trở thành nạn nhân của bạo lực
hoặc khi lớn lên dễ sử dụng bạo lực đối với người khác. Bạo lực gia đình đã khiến cho các giá trị
truyền thống của gia đình Việt Nam bị lung lay và bị suy giảm. Bạo lực gia đình làm xói mòn đạo
6
Bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu bạo hành gia đình, VietNamNet, 29/9/2006 (GMT+7).
7
Bạo lực – Nỗi đau của mỗi gia đình, Ủy ban dân số, Gia đình và Trẻ em Long An, 30/7/2007.
5