Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Đánh giá hiệu quả của các công thức bón phân đối với cây khoai sọ tím tại trường đại học tây bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
KHOA NÔNG - LÂM

BÁO CÁO
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƢỜNG
“ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÁC CÔNG THỨC BÓN PHÂN ĐỐI VỚI
CÂY KHOAI SỌ TÍM TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC”

Ngƣời hƣớng dẫn

: Ths. Nguyễn Hoàng Phƣơng

Nhóm sinh viên thực hiện: Hạng A Chớ
Mùa A Páo
Lớp

: K55 ĐH Nông Ho ̣c

SƠN LA/2017



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bài nghiên cứu khoa
học, ngoài sự cố gắng của bản thân, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm giúp đỡ nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè và người thân.
Trước tiên, chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy
Th.S. Nguyễn Hoàng Phương người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và
động viên chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành đề tài này.
Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn trân thành tới các thầy giáo, cô giáo
trong khoa Nông - Lâm những người đã trực tiếp giảng dạy trang bị cho


chúng tôi những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học Đại học.
Cuối cùng chúng tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành tới tất cả người thân,
bạn bè những người luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập và thực hiện đề tài.
Sơn La, ngày …. Tháng …. Năm 2017
Tác giả đề tài
Hạng A Chớ
Mùa A Páo


DANH MỤC VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

: Từ viết tắt

CT

: Công thức

TLS

: Tỷ lệ sống

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT


: Năng suất thực thu

NSCT

: Năng suất cá thể

Kg

: Kilogam

H

: Chiều cao cây

Vh

: Tốc độ tăng chiều cao cây

Vlá

: Tốc độ tăng số lá

Ha

: Hecta

KLTB

: Khối lượng trung bình


NXB

: Nhà xuất bản

STT

: Số thứ tự

KL

: Khối lượng


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1
1.2. Mục đích, yêu cầu ................................................................................... 2
1.2.1. Mục đích .............................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................ 2
PHẦN 2. TỐNG QUAN TÀI LIỆU NGHI ÊN CỨU ................................. 2
2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Khoai Sọ .................................................. 3
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trên thế giới ........................................... 3
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ở Viêt Nam............................................ 4
2.2. Một số đặc điểm của cây Khoai Sọ .......................................................... 4
2.2.1. Nguồn gốc, phân loại và lược sử phát triển ........................................... 4
2.2.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng ............................................ 5
2.2.3. Đặc diểm thực vật học .......................................................................... 5
2.2.4. Qúa trình sinh trưởng phát triển của cây khoai Sọ ................................ 6
2.2.5. Yêu cầu ngoại cảnh .............................................................................. 7
2.2.6. Một số quy trình bón phân cho khoai sọ ............................................... 9

PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 13
3.1. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu .................................................. 13
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 13
3.1.2. Địa điểm ............................................................................................. 13
3.1.3. Thời gian ............................................................................................ 13
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 13
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 13
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng ......................................... 13
3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ................................................. 13
3.4. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................... 14
3.5. Quy trình kỹ thuật canh tác .................................................................... 14


PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 18
4.1. Thời gian sinh trưởng và các giai đoạn sinh trưởng ............................... 18
4.2. Động thái chiều cao cây......................................................................... 19
4.3. Động thái tăng trưởng số lá cây Khoai Sọ tím ....................................... 21
4.4. Số nhánh của các giống khoai sọ ........................................................... 22
4.5. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại ................................................................... 24
4.6. Các yếu tố cấu thành năng suất .............................................................. 26
4.7. Ảnh hưởng của các loại phân đến năng suất của giống khoai sọ tím ...... 27
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................... 29
5.1. Kết luận ................................................................................................. 29
5.2. Kiến nghị ............................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Phân bố khoai Môn, Sọ trên thế giới từ năm 2010 – 2013 .............. 3

Bảng 4.1. Thời gian sinh trưởng và các giai đoạn sinh trưởng ...................... 18
Bảng 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây ............................................ 20
Bảng 4.3. Động thái tăng trưởng số lá cây Khoai Sọ tím .............................. 21
Bảng 4.4. Số nhánh của cây khoai sọ tím đối với các loại phân .................... 22
Bảng 4.5. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại .......................................................... 24
Bảng 4.6. Các yếu tố cấu thành năng suất ..................................................... 26
Bảng 4.7. Năng suất của các công thức ........................................................ 27
Biểu đồ 4.1: Ảnh hưởng của các loại phân đến động thái ra lá của cây khoai sọ.....22
Biểu đồ 4.2: Ảnh hưởng của các loại phân đến số nhánh của cây khoai sọ tím.......24


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây khoai sọ Tím (Colocasia esculenta) có nguồn gốc ở Đông Nam Á.
Người ta cho rằng cây khoai sọ Tím đã được trồng ở vùng Đông Nam Châu Á
để lấy củ làm lương thực trong hơn 10.000 năm trước đây, là cây lương thực
chính của vùng này trước khi có cây lúa trồng. Từ Đông Nam Á cây khoai sọ
Tím phát tán ra khắp vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khắp thế giới [10].
Tên gọi khoai sọ Tím phổ biến chung ở Miền Nam, trong khi ở Miền
Bắc và Miền Trung có phân biệt cây khoai sọ Tím là những loài cây thường
cho củ cái to từ 1,5 đến trên 2 kg, ít củ con, chất lượng tốt, ăn ngon, bở, nhiều
tinh bột. Còn khoai sọ Tím theo tên gọi ở Miền Bắc chỉ những loài khoai có
củ cái nhỏ nhưng nhiều củ con, chất lượng tốt, ăn ngon, bở, nhiều tinh bột.
Khoai sọ Tím thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, cát pha, giàu mùn, thoát
nước tốt. Khoai sọ Tím chủ yếu được trồng ở vùng đồng bằng và trung du.
Tuy nhiên, các giống khoai sọ Tím miền núi vẫn có thể trồng được ở
đồng bằng nhưng nên chọn các vùng đất cao, tơi xốp, dễ thoát nước và đặc
biệt là lên luống cao như trồng khoai lang mới không bị sượng và ngứa [10].
Cây khoai sọ Tím (Colocasia esculenta) là loài cây thân thảo đa niên có
thân ngầm phát triển thành củ chứa nhiều tinh bột ăn được và được dùng làm

lương thực và thực phẩm ở các nước Châu Á [10].
Theo chuyên gia dinh dưỡng Bùi Quang Sáng (Chủ nhiệm Khoa Dinh
Dưỡng, Bệnh viện Quân Y 354, Hà Nội) cho biết: Cứ 100g khoai sọ Tím thì
có đến 109 kcal, 1,5g protein, 25,5g glucid, 0,2g lipid, 1,5g chất xơ, 44g calci,
44mg phosphate… với giá trị dinh dưỡng phong phú như thế, khoai môn được
xem có thể cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể hơn cả rau xanh, hoa quả [26].
Cây khoai sọ Tím khác với những giống khoai môn ở dưới miền xuôi
chỉ ưa trồng trên các loại đất tốt như: đất ruộng, đất bãi giàu mùn..., khoai sọ
Tím không hề kén đất, có khả năng chịu được hạn cao, ít bị sâu bệnh và có
thể trồng trên các vùng đồi núi dốc. Đặc biệt sau mùa nương rẫy người dân
1


tận dụng rơm rạ, và vùng đất rẫy bỏ hoang để trồng khoai sọ Tím, vừa dùng
rơm để làm phân, vừa bớt công chăm sóc, làm cỏ. Điều này không chỉ có tác
dụng bảo vệ, chống xói mòn cho đất mà còn giúp người nông dân tận dụng
được đất đai, giảm tình trạng phá rừng làm nương rẫy.
Nhằm mục đích phát triển sản xuất khoai sọ chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả của các công thức bón phân đối với cây
khoai sọ Tím Tại Trường Đại học Tây Bắc”.
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Xác định công thức bón phân thích hợp đối với cây khoai sọ Tím
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển.
- Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại.
- Đánh giá năng suất.

2



PHẦN 2. TỐNG QUAN TÀI LIỆU NGHI ÊN CỨU
2.1. Tình hình sản xuất Khoai Sọ Tím
2.1.1. Tình hình sản xuất trên thế giới
Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai sọ Tím trên thế giới theo
FAOSTAT được tóm tắt trong bảng dưới đây.
Bảng 2.1. Phân bố khoai sọ trên thế giới từ năm 2010 – 2013
Châu
lục

Toàn
Năm

thế
giới

Châu
Phi

Bắc +
Trung
Mỹ

Nam

Châu

Mỹ

Á


Châu
Đại
Dương

Châu
Âu

Diện

2010

1,35

1,15

1,90

1,17

1,39

5,54

tích

2011

1,28


1,09

2,00

1,15

1,32

5,67

(triệu

2012

1,30

1,11

1,62

1,17

1,34

5,04

ha)

2013


1,29

1,11

1,62

1,17

1,35

5,26

2010

6,99

5,93

9,32

6,32

1,59

7,43

Không

2011


7,57

6,58

9,30

5,44

1,57

7,56

trồng

2012

7,67

6,60

9,80

7,35

1,63

8,18

khoai


2013

7,68

6,58

8,68

6,37

1,65

8,22

sọ

Sản

2010

9,41

6,83

1,77

7,37

2,14


4,12

lượng

2011

9,68

7,16

1,86

6,27

2,07

4,29

(triệu

2012

9,99

7,36

1,59

8,53


2,19

4,12

tấn)

2013

9,98

7,29

1,40

7,39

2,23

4,32

Năng
suất
(tấn/ha)

(Nguồn FAOSTAT, tháng 8 /2014)
Theo số liệu thống kê của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới
(FAO) tính đến năm 2013, diện tích trồng khoai sọ Tím trên thế giới đạt 1,29
triệu ha giảm, năng suất bình quân 7,68 tấn/ha và tổng sản lượng 9,98 triệu tấn.
Từ bảng thống kê ta có thể thấy về mặt diện tích thì Châu Đại Dương
có diện tích trồng khoai sọ Tím là lớn nhất và có xu hướng tăng dần từ năm


3


2010 – 2013. Trong lúc đó ở các châu lục khác diện tích hầu như là ổn định.
Châu Phi có diện tích trồng thấp nhất chỉ có 1,11 triệu ha. Về mặt năng suất,
Châu Đại Dương có năng suất bình quân cao nhất (8,22 tấn/ ha) và Châu Á có
năng suất thấp nhất chỉ đạt (1,65 tấn/ ha).
2.1.2. Tình hình sản xuất ở Viêt Nam
Ở Việt Nam, diện tích trồng khoai sọ Tím của cả nước ước tính khoảng
12.000 ha, với sản lượng hàng năm đạt 120.000 tấn củ, được trồng cả ở vùng
đồng bằng, trung du và miền núi. Hiện nay, hàng năm nước ta xuất khẩu khoai
môn, sọ sang Đài Loan, Nhật Bản, Singapo đạt trên 400.000 USD/năm với giá
khoảng 350 USD/tấn. Các tỉnh trồng khoai môn, sọ nhiều như: Sơn La, Tuyên
Quang, Thanh Hoá, Yên Bái, Quảng Ninh và Hoà bình [10].
Kết quả điều tra của Trung tâm Tài nguyên Thực vật, Viện Khoa học
Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) [6]: Trong sản xuất ít nhất cây khoai môn, sọ
có thể phát triển được trên các chân đất sau:
- Đất ngập cùng với cây lúa của các vùng trũng.
- Một số giống có tính chống chịu tốt với đất mặn.
- Có thể phát triển tốt trong điều kiện bị che bóng, vì thế nó là cây trồng
lý tưởng để trồng xen với các cây thân gỗ như dừa, cây ăn quả…
- Ngoài ra khoai sọ Tím còn là loại cây mang tính văn hóa truyền
thống, đặc biệt là trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam.
Cây khoai sọ Tím phát triển tốt trên các vùng đất trống đồi núi trọc,
dưới tán che phủ. Do đó rất phù hợp với định hướng phát triển ở vùng trung
du và miền núi, góp phần quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo. Vì thế,
phương hướng và mục tiêu trong những năm tới là tập trung đầu tư để cho cây
khoai sọ phát triển ở những vùng khó khăn nhưng có điều kiện thích hợp
thuộc vùng trung du, miền núi các tỉnh phía Bắc [3].

2.2. Một số đặc điểm của cây khoai sọ
2.2.1. Nguồn gốc, phân loại và lược sử phát triển
Cây khoai sọ Tím Colocasia esculenta (L) Schott, là cây một lá mầm
4


thuộc chi Colocasia, một loài cây thuộc họ ráy(Araceae). Nguồn gốc của cây
khoai sọ Tím đang còn là vấn đề tiếp tục nghiên cứu, chưa có ý kiến thống nhất
của nhiều nhà khoa học chuyên nghiên cứu về loại cây này. Tuy nhiên, gần đây
nhiều tác giả đều thống nhất rằng rất nhiều dạng hoang dại và dạng trồng cuả
cây khoai sọ Tím có nguồn gốc từ các dải đất kéo dài từ Đông Nam Ấn Độ và
Đông Nam Á tới Papua New Guinea và Melanesia (Lebot, 1991) [2].
2.2.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng
Trong 100g củ khoai sọ Tím tươi có chứa nước 60g; protid 1,8; lipid
0,1; glucid 26,5; cellulose 1,2; tro 1,4 và 64mg calcium; 75mg phosphor;
1,5mg sắt; 0,02mg carotene; 0,06mg vitamin B1; 0,03mg vitamin B2; 0,1mg
vitamin PP; 4mg vitamin C. Trong 100g củ khoai sọ khô có 15g nước; 3,1g
protid; 2,2g lipid; 73g glucid; 3,1g cellulose; 3,6g chất khoáng toàn phần. Hạt
tinh bột của khoai môn, sọ rất nên dễ tiêu hoá. Chính yếu tố này đã tạo cho
khoai môn, sọ ưu thế như là món ăn đặc biệt, phù hợp cho trẻ nhỏ bị dị ứng và
những nguời bị rối loạn dinh dưỡng. Trong củ, tinh bột tập trung nhiều ở phần
dưới củ hơn chỏm củ. Một điểm đáng chú ý là lượng protein nằm ở phía gần
vỏ củ hơn là ở trung tâm củ, vì vậy nếu gọt vỏ củ quá dày sẽ làm mất đi lượng
protein trong củ. Lá khoai môn, sọ rất giàu protein, chứa khoảng 23% protein
theo khối lương khô (trong khi củ chứa 7,0 - 13,2%). Lá cũng rất giàu nguồn
canxi, photpho, sắt, vitamin C, thiamin, riioflavin và niacin là những thành
phần cần thiết cho chế độ ăn uống của chúng ta[2].
2.2.3. Đặc diểm thực vật học
a. Rễ: Rễ chùm mọc từ đốt mầm xung quanh thân củ. Rễ ngắn, hướng
ăn ngang và mọc thành từng lớp theo hướng đi lên thuận với sự phát triển của

đốt, thân củ. Rễ thường có màu trắng và thường chứa anthocianin. Rễ phát
triển thành nhiều tầng, phụ thuộc vào số lá của cây. Số lượng rễ và chiều dài
rễ phụ thuộc vào từng giống và đất trồng. Một lớp rễ trung bình có từ 25 – 30
rễ. (Tổ nghiên cứu cây có củ, 1996)[2].

5


b. Thân củ (Củ): Khoai sọ Tím đều có phần gốc phình to thành củ
(được gọi là thân củ) chứa tinh bột. Củ cái chính được coi là cấu trúc thân
chính của cây, nằm trong đất. Trên thân củ có nhiều đốt, mỗi đốt có mầm phát
triển thành nhánh. Sau khi dọc lá lụi đi thì trên thân củ thêm một đốt và thân
củ dài thêm ra. Đỉnh của củ cái chính là điểm sinh trưởng của cây. Sự mọc lên
của cây đều bắt đầu từ đỉnh củ cái, toàn bộ phần dọc lá trên mặt đất tạo nên
thân giả của cây môn, sọ. Củ khoai môn, sọ rất khác nhau về kích thước và
hình dạng, tùy thuộc vào kiểu gen, loại củ giống và các yếu tố sinh thái, đặc
biệt là các yếu tố có ảnh hưởng đến thân củ như cấu trúc và kết cấu của đất,
sự có mặt của sỏi đá. Củ cái của những giống đại diện trồng trên đất cao
thường tròn hoặc hơi dài, còn những giống có củ dài thường là của những
giống trồng ở ruộng nước và đầm lầy (bờ mương, ao)[2].
c. Lá: Lá chính là phần duy nhất nhìn thấy trên mặt đất, lá quyết định
chiều cao của cây. Lá của cây khoai sọ có diện tích tương đối lớn. Mỗi lá
được cấu tạo bởi một cuống lá thẳng và một phiến lá [1]
d. Hoa, quả và hạt
+ Hoa của cây khoai sọ thuộc hoa đơn tính đồng chu, hoa đực và hoa
cái cùng trên một trục. Cụm hoa có dạng bông mo, mọc ra từ thân củ, ngắn
hơn cuống lá. Mỗi cây có thể có từ một cụm hoa trở lên. [2].
+ Quả mọng có đường kính khoảng 3 - 5cm và chứa nhiều hạt.
2.2.4. Qúa trình sinh trưởng phát triển của cây khoai Sọ Tím
2.2.4.1. Giai đoạn ra rễ mọc mầm

Sự hình thành rễ xảy ra ngay sau khi trồng, tiếp theo là sự phát triển
nhanh chóng của chồi (mầm) củ. Khi chồi mầm ra khỏi mặt đất thì rễ đã dài
từ 3 – 5 cm. Sự phát triển của rễ tương ứng với sự phát triển của lá: cứ ra một
lá thì lại sinh ra một lớp rễ. Từ khi chồi mầm nhú lên khỏi mặt đất đến khi
phát triển lá thứ nhất mất khoảng 15 – 20 ngày, sau đó trung bình 10 – 12
ngày xòe một lá. Từ lúc lá nhú đến nở hoa hoàn toàn mất 4 – 5 ngày. Tuổi thọ
của lá khoảng 32 – 37 ngày. Khi ra lá thứ 4, thứ 5 thì lá thứ nhất bắt đầu héo,
6


sau đó cứ 2 – 3 lá thì có một lá héo[1].
2.2.4.2. Giai đoạn sinh trưởng thân lá
Đặc trưng bởi sự phát triển thân lá và hình thành củ cái. Khi tốc độ ra lá
nhanh, cũng là lúc diện tích lá tăng nhanh nhất. Sự hình thành củ cái thường
bắt đầu xảy ra sau trồng khoảng 3 tháng. Sự hình thành củ con được xảy ra
sau đó một thời gian ngắn. Trong giai đoạn này cây cũng bắt đầu đẻ nhánh
phụ. Sự phát triển của chồi và lá sẽ chỉ giảm mạnh vào khoảng sau trồng 5 – 6
tháng. Vào thời điểm đó số lá mọc ra chậm lại, chiều dài của dọc cũng giảm,
giảm tổng diện tích lá trên cây và giảm cả chiều cao cây trung bình trên đồng
ruộng. Hiện tượng này thường gọi là khoai xuống dọc [1].
2.2.4.3. Giai đoạn phình to của thân củ
Thời gian đầu củ cái và củ con phát triển chậm nhưng khoảng tháng thứ
4 – 6 (phụ thuộc vào giống ngắn ngày hay dài ngày) khi sự phát triển của chồi
giảm, củ cái và củ con phát triển rất nhanh. Cuối vụ (thường là đầu mùa khô),
sự lụi đi của bộ rễ và các chồi càng tăng nhanh cho đến khi chồi chính chết.
Lúc này thu hoạch củ là thích hợp nhất. Nếu củ không được thu hoạch, chính
củ cái và củ con cho phép cây tồn tại qua mùa khô và chúng sẽ nảy mầm, mọc
thành cây mới vào thời vụ thích hợp tiếp theo. Những nơi không có mùa khô,
sau khi thân tàn củ lại mọc mầm mới tiếp tục phát triển thêm vài năm nữa[1].
Quá trình ra hoa trong điều kiện tự nhiên rất hiếm thấy, chỉ khi xảy ra

với một số kiểu gen. Hiện tượng ra hoa quan sát thấy khá sớm cùng với sự
hình thành củ. Hoa khoai sọ được thụ phấn nhờ côn trùng. Sự hình thành quả,
hạt rất ít khi xảy ra trong điều kiện tự nhiên.
2.2.5. Yêu cầu ngoại cảnh
2.2.5.1. Nhiệt độ
Khoai sọ Tím yêu cầu nhiệt độ trung bình ngày trên 210 để sinh trưởng
phát triển bình thường. Cây không thể sinh trưởng phát triển tốt trong điều
kiện sương mù, bởi lẽ chúng là loại cây có nguồn gốc của vùng đất thấp, mẫn
cảm với điều kiện nhiệt độ. Năng suất của khoai sọ Tím có xu hướng giảm
7


dần khi nơi trồng có độ cao tăng lên. Nhiệt độ thấp làm cây giảm sinh trưởng
và cho năng suất thấp [1].
2.2.5.2. Nước
Do cây khoai sọ Tím có bề mặt thoát hơi nước lớn nên yêu cầu về độ
ẩm cao để phát triển. Cây cần lượng mưa hoặc nước tưới khoảng 1.500 –
2000mm để cho năng suất tối ưu. Cây phát triển tốt nhất trong điều kiện đất
ướt hoặc điều kiện ngập. Trong điều kiện khô hạn cây giảm năng suất củ rõ
rệt. Củ phát triển trong điều kiện khô hạn thường có dạng quả tạ [1].
2.2.5.3. Ánh sáng
Cây khoai sọ Tím đạt được năng suất cao nhất trong điều kiện cường
độ ánh sáng cao, tuy nhiên nó là loài cây chịu được bóng râm hơn hầu hết các
loại cây khác. điều này có nghĩa là nó có thể cho năng suất hợp lý thậm chí
trong điều kiện che bóng nơi những cây trồng khác không thể phát triển được.
Đây là một đặc tính ưu việt khiến cây môn, sọ là cây trồng xen lý tưởng với
cây ăn quả và các cây trồng khác. Ánh sáng mặt trời cũng ảnh hưởng đến sinh
trưởng phát triển của cây môn, sọ. Sự hình thành củ được tăng cường trong
điều kiện ngày ngắn, trong khi hoa lại nở mạnh trong điều kiện ngày dài [1].
2.2.5.4. Đất đai

Cây khoai sọ Tím là loại cây có thể thích ứng được với nhiều loại đất
khác nhau và được trồng nhiều ở loại đất tương đối chua, thành phần tương
đối nhẹ và nhiều mùn. Năng suất cao hay thấp phụ thuộc vào giống và phân
bón nhiều hay ít. Tuy nhiên khoai sọ, Nước cũng thích ứng tốt với loại đất
nặng ngập nước hoặc đất ẩm thường xuyên. Các giống khoai sọ cho năng suất
cao trên chân đất phù sa, có đủ ẩm. Khoai sọ đồi được trồng nhiều ở xứ nhiệt
đới. Ở miền Bắc nước ta thường được trồng nhiều ở các tỉnh Lai Châu, Sơn
La, Bắc Cạn, Lạng Sơn [1]...
2.2.5.5. Dinh dưỡng
Cũng như các loại cây trồng lấy củ khác khoai sọ Tím yêu cầu đất tốt,
đầy đủ NPK và các nguyên tố vi lượng để cho năng suất cao. Những nơi đất
8


quá cằn cỗi cần bón nhiều phân hữu cơ mới phù hợp để trồng khoai sọ Tím.
Phân bón rất có ý nghĩa trong việc tăng năng suất củ và thân lá của cây khoai
sọ. Cây khoai sọ phát triển tốt nhất trên đất có độ pH khoảng 5,5 – 6,5. Một
đặc tính quý của chúng là một số giống có tính chống chịu mặn cao. Chính vì
vậy ở Nhật và Ai Cập cây khoai sọ được sử dụng như cây trồng đầu tiên để
khai hoang đất ngập mặn (Kay, 1973)[19]. Điều này cho thấy tiềm năng sử
dụng cây khoai sọ để khai thác một số vùng sinh thái khó khăn, nơi những cây
trồng khác không thể trồng được, hoặc kém phát triển[1].
2.2.6. Một số quy trình bón phân cho khoai sọ Tím
Khoai sọ Tím là cây trồng cho sinh khối lớn, đồng thời cũng đòi hỏi
nhu cầu dinh dưỡng đầy đủ mới cho năng suất cao và phẩm chất tốt. Theo
một số kết quả nghiên cứu, để có được bình quân 25 tấn củ/ha, cây khoai sọ
đã lấy đi từ đất khoảng 120 kg N, 60 kg P2O5, 114 kg K2O, 20 kg SiO2, 9 kg
MgO, 60 kg CaO, 15 kg S và 0,1-02 kg vi lượng các loại (Sắt, Bo, Kẽm,
Đồng, Mo). Tuy nhiên, các giống khác nhau, các vùng khác nhau sẽ có năng
suất khác nhau và nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau. Căn cứ vào nhu cầu

dinh dưỡng cây hút, khả năng cung cấp của đất và hiệu suất sử dụng của các
loại phân bón. Lượng phân bón khuyến cáo/ha/vụ đối với cây khoai sọ Tím
như sau: N (120-150kg); P2O5 (60-80kg); K2O (130-170kg) [4].
Bón lót phân hữu cơ 8 - 10 tấn/ha, trung bình 0,5 - 0,8kg/hố. Bón thúc
phân đạm, lân, kali. Nếu bón 30kg N + 60kg P2O5 + 30kg K2O cho 1 ha thì
năng suất tăng 155 - 277% so với đối chứng không bón, năng suất củ đạt
15,75 tấn/ha, trong đó, trọng lượng củ cái 5,91 tấn/ha. Như vậy, lượng phân
bón cho một sào là: Phân chuồng (4 - 7 tạ) + urê (2 - 3kg) + phân lân nung
chảy (10 - 12kg) + Sunphat kali (2 - 4kg). Với số lượng hoá học trên, có thể
dùng toàn bộ phân lân, 1/2 đạm và kali trộn đều vào đất trước khi trồng. Phân
đạm và kali còn lại có thể đem bón 1 - 2 lần sau khi trồng từ 3 - 6 tháng [5].

9


Khoai sọ cần bón nhiều phân hữu cơ và phân đạm. Trồng khoai trên đất ngập
nước yêu cầu phân bón cao hơn trồng trên cạn. Thiếu kali làm giảm nhanh
hàm lượng nước trong lá và rễ, làm cho mép lá vàng, rễ chết. Thiếu phốt pho
cuống sẽ mềm, cây phát triển kém và củ dễ thối khi bảo quản. Thiếu đạm lá
không bóng, màu không tươi, sinh trưởng và phát triển của cây kém, ảnh
hưởng đến năng suất. Bón phân hợp lý cho khoai tuỳ thuộc vào thời kỳ sinh
trưởng, phát triển của từng loại giống, tính chất đất đai, điều kiện khí hậu của
từng mùa vụ và đặc điểm của từng loại phân bón...Đất xấu, giống ngắn ngày
thâm canh cần tăng lượng phân bón. Đất sét, đất chua lượng kali cần giảm
bớt. Tuỳ điều kiện cụ thể có thể bón 10-15 tấn phân chuồng mục và 80-100kg
N+60-80 kg P2O5 80 - 100 kg K2O cho 1 ha. Các loại phân bón cho khoai
môn, khoai sọ Tím thường có gốc sunphát tốt hơn. Sử dụng NPK tổng hợp
với tỷ lệ 13-13-21 để bón cho khoai sẽ cho năng suất cao. Bón lót toàn bộ
phân chuồng và phân lân tập trung vào hốc trồng. Bón thúc lần 1 tiến hành
khi cây được 3 lá, bón 1/2 lượng phân đạm và 1/3 lượng phân kali; Bón thúc

lần 2 sau lần thứ nhất 2 tháng, khi củ bắt đầu hình thành và phát triển, bón 1/2
lượng phân đạm và 2/3 lượng phân kali. Bón phân cách gốc 10cm, không bón
quá sâu hoặc quá xa gốc [7].
Lượng phân bón được tính cho 1 sào (360m2) bao gồm: 1 tấn phân
chuồng hoai mục + 8 kg đạm urê + 30 kg supe lân + 8 kg kali. Bón lót toàn bộ
phân chuồng và 2/3 lân. Bón lót lần 1 khi cây được 3 lá với 1/2 lượng đạm,
1/3 kali kết hợp làm cỏ và vun xới. Bón thúc lần 2 sau trồng 60-70 ngày với
lượng đạm và lân còn lại và 1/3 lượng kali. Bón thúc lần 3 sau khi trồng 150
ngày với số phân kali còn lại kết hợp vun gốc cao cho khoai làm củ [8].
Phân phải được tập trung bón lót từ 1/3 đến 1/2 số lượng phân bón
dành cho cả vụ. Phân chuồng bón lót phải thật mục để không làm chết mầm.
Phân khoáng (đạm, lân, kali) bón cân đối, tránh tiếp xúc trực tiếp với củ và
cây. Khoai Sọ Tím thường không bón sâu vì rễ ăn lên. Cũng không nên bón
gần gốc mà bón xung quang xa gốc chừng 10cm. Lượng bón: Lượng phân
10


cho 1ha: phân chuồng 10 ~ 15 tấn, đạm Urê: 100 – 200kg; phân sunphat kali:
120 – 150kg (hoặc 55kg sunphat kali + 1.200kg tro bếp); Supe lân 300kg. +
Cách bón – Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + phân lân + 400kg tro bếp bón
ngay lúc trồng. + Phân chuồng trộn đều với phân lân, bón xung quanh giữa
hai củ rồi lấp đất. + Tro bếp bỏ lên đỉnh củ. – Bón thúc 1 lần cho khoai Sọ
muốn thu sớm, bón sau khi trồng 30 ngày (khi khoai Sọ Tím được 3 – 4 lá) –
Bón thúc hai lần nếu trồng xen, khoai sọ Tím thu muộn. – Lượng bón lần 1:
1/2 Urê sau khi trồng 30 ngày (khi khoai sọ Tím được 3 lá). – Lượng bón lần
2: 1/2 Urê + toàn bộ sunphat kali + tro bếp còn lại (nếu có). Bón sau lần 1 hai
tháng tức là khi khoai được 5 – 6 lá, rải cách gốc 10cm [8].
Sau khi trồng mục giống khoảng 10 ngày thì nên hòa kali với nước tưới
để khoai phát triển thân và lá nhanh hơn. Sau khi trồng 20 - 25 ngày tiếp tục
bón phân đạm và kali. Chú ý: Bón phân đều cách gốc 15cm kết hợp vun nhẹ

gốc cây, làm cỏ. Sau đó khoảng 20 ngày bón đợt tiếp theo. Nếu không muốn
bón phân vô cơ bạn có thể thay bằng phân hữu cơ [9].
Khoai sọ cần bón chủ yếu là phân chuồng ủ hoại kết hợp với NPK. Sau
khi trồng 20 - 25 ngày nên bón phân đạm và kali để thúc cây phát triển thân
lá. Chú ý bón phân đều cách gốc 15cm kết hợp vun nhẹ gốc cây. Sau 20 ngày
sau tiến hành bón thúc đợt 2 với đạm urê, xới rãnh liếp và vun đất vào gốc
khoai. Tiếp tục 1 tháng sau bón thêm NPK và phân chuồng ủ hoại để cây nuôi
củ lớn. Cần tưới nước giữ ẩm và tưới nước sau khi bón phân để phân dễ tan.
Để giúp rễ phát triển tốt, cho củ to thì có thể kết hợp phun phân bón lá loại
Bloom hoặc Hydrophos định kỳ 20 ngày/lần [10].
Bón lót phân hữu cơ 8-10 tấn/ha; trung bình khoảng 0,5-0,8 kg/hốc.
Bón thúc phân đạm, lân, ka li. Lượng phân bón cho 1 sào Bắc Bộ: 4-7 tạ phân
chuồng; 2-3 kg urê; 10-12 kg phân lân nung chảy; 2 - 4 kg sunphát kali. Bón
lót toàn bộ phân chuồng và phân lân, 1/2 đạm và kali trộn đều vào đất trước
khi trồng. Phần đạm và kali còn lại có thể bón thúc 1-2 lần sau khi trồng 3-6
tháng [11].
11


Đạm bón 50 – 100kg N/ha ở 3 thời điểm 5, 10, 15 tuần sau khi trồng,
Lân bón 50kg p/ha một lần ở thời điểm trồng, Kali bón 70kg K/ha ở lần thứ
nhất lúc trồng và lần hai vào lúc 10 tuần sau khi trồng [12].
Lượng phân bón: 10 -15 tấn phân chuồng ; 60kgN; 60kg P2O5; 80Kg
K2O + 1000 Kg vôi bột/ha. Tương đương: 360 kg đến 540kg phân hữu cơ
+ 4,5 kg đạm Urê + 13 kg supelân + 4,5 Kg Kaly clorua/ 1 sào (360m2).
Cách bón: Bón lót toàn bộ số phân chuồng, phân lân và vôi + 2,5 Kg đạm
Urê + 2,5 Kg Kaly clorua. Phân chuồng bón theo hốc. Khi bón phân cần để
phân xung quanh hốc hoặc để giữa sau đó phủ một lớp đất mỏng lên trên
(không để củ giống tiếp xúc với phân). Bón thúc lượng phân còn lại khi
làm cỏ đợt 2 sau trồng 50 - 65 ngày, rắc phân xung quanh hốc và vun đất vào

gốc lấp kín phân bón [13].

12


PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng và Phƣơng pháp nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Cây khoai sọ Tím Tủa Chùa.
3.1.2. Địa điểm
Địa điểm nghiên cứu: Tại khu thực nghiệm Trường Đại học Tây Bắc,
Thành Phố Sơn La.
3.1.3. Thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 12 năm 2017
3.2. Nội dung nghiên cứu
+ Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển.
+ Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh.
+ Đánh giá năng suất.
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô lớn không lặp. Diện tích 1 ô thí nghiệm
là 48m2 (6m x 8m). Tổng diện tích cả khu thí nghiệm là 192m2.
Thí nghiệm gồm các công thức sau:
Công thức 1: Phân vinh sinh sông gianh (10 tấn/ha)
Công thức 2: Lõi ngô nghiền (10 tấn/ha)
Công thức 3: Phân ủ cà phê (10 tấn/ha)
Công thức 4: Phân hóa học (500 kg phân NPK 5-10-3/ha)
Sơ đồ thí nghiệm như sau:

CT1


CT2 CT3 CT4

3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Mỗi ô chọn 5 điểm theo đường chéo, mỗi điểm 1 m2 tiến hành đo đếm
13


các chỉ tiêu sau:
- Tổng số lá (lá): Mỗi điểm chọn 6 cây đếm tổng số lá/cây, 14 ngày
đếm 1 lần, đếm từ khi cây có 3 lá thật.
- Số nhánh: Mỗi điểm chọn 6 cây đếm tổng số nhánh/cây, cứ 14 ngày
đếm 1 lần.
- Chiều cao cây (cm): Đo từ gốc sát mặt đất đến điểm cao nhất của cây,
đo trên các cây đếm số lá, 14 ngày đo 1 lần. Đo đến hết mùa mưa.
- Số củ/khóm: Đếm tổng số củ cho thu hoạch tại các khóm đo chiều cao
cây, phân cấp mỗi loại củ từ cấp 1 đến hết.
- Năng suất cá thể: Cân 30 khóm ngẫu nhiên khi thu hoạch tính năng
suất trung bình cá thể.
- Khối lượng củ: Mỗi cấp củ chọn 30 củ theo tiêu chí: 10 củ tốt, 10 củ
xấu, 10 củ trung bình, cân tính khối lượng trung bình của từng cấp củ.
- Kích thước củ cái: Đo đường kính phần rộng nhất và chiều cao của 30
củ cân khối lượng để tính kích thước củ.
- Năng suất lý thuyết (Tấn/ha): Tính theo công thức:
NSLT = (NSCT (kg) x Mật độ x 10000)/1000
- Năng suất thực thu (Tấn/ha): Tính theo công thức:
NSTT = (Khối lượng thu 1 ô (kg)/ diện tích ô) x 10
3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Minitab bằng mô hình
GLM theo tiêu chuẩn Tuckey ở mức ý nghĩa 0.05.

3.5. Quy trình kỹ thuật canh tác
* Thời vụ: Vụ Hè : Trồng tháng 2 dương lịch,
* Kỹ thuật làm đất:
- Với đất nương rẫy: Cuốc hốc khoảng cách 60cm, kích thước hốc 20 x
20 cm.
* Kỹ thuật trồng:
Chọn củ con cấp 1 hoặc cấp 2 có khối lượng 20 – 30 gram, không thối
14


hoặc khô ở đít, lớp vỏ ngoài có nhiều lông. Đặt củ giống theo phương thẳng
đứng vào giữa hố, dùng đất nhỏ lấp kín củ giống, lấp một lớp đất dày khoảng
3 – 5 cm, lấp quá dày hoặc quá mỏng đều ảnh hưởng đến tỉ lệ nẩy mầm sau
này. Khi trồng nên để lại một lượng giống nhất định để trồng dặm khi khoai
mọc không đều.
* Mật độ và khoảng cách
Mật độ trồng: Lượng giống cần: 520 củ giống/192 m2 tương đương 10
kg/100 m2 Khoảng cách trồng: Cây - cây: 60Cm. Hàng - hàng: 60 Cm.
* Phân bón và cách bón phân
Loại phân: NPK, phân vi sinh, phân ủ lõi ngô, phân ủ vỏ cà phê.
Lượng phân theo các công thức bón, không bổ sung thêm phân hóa
học.
Cách bón: Bón lót toàn bộ số phân theo từng công thức.
* Chăm sóc:
Trồng dặm: Trong vòng 1 tháng sau trồng chú ý trồng dặm để đảm bảo
mật độ khoảng cách theo quy định. Đối với đất đồi núi, không dùng những củ
đã có mầm mọc quá dài 10cm để trồng dặm vì đất khô mầm và rễ sẽ héo ảnh
hưởng đến quá trình mọc của cây. Đối với đất ruộng có thể dùng cả những củ
đã có mầm dài hoặc cây đã mọc để dặm.
Làm cỏ

Làm cỏ đợt 1: tiến hành làm cỏ khi cây có 2 – 3 lá. Lúc này cây khoai
mới mọc nên bộ rễ chưa phát triển. Vì vậy khi làm cỏ lưu ý chỉ dùng cuốc xới
nhẹ trên bề mặt đất để tiêu diệt cỏ dại, tuyệt đối không cuốc sâu ảnh hưởng
đến bộ rễ.
Làm cỏ đợt 2: kết hợp vun cao: Khi cây có 4 – 5 lá, dùng cuốc xới nhẹ
xung quanh gốc và vun đất vào gốc. Đối với đất ruộng cần vun luống cao vào
thời điểm này khi cây chưa quá tốt.
Làm cỏ đợt 3: sau trồng 5 tháng. Cây khoai đã mọc tương đối tốt, lưu ý
phải tỉa bớt nhánh đẻ của khóm khoai, mỗi một khóm chỉ nên để 1- 2 nhánh.
15


Quá trình tỉa nhánh phải tiến hành liên tục thường xuyên vì tập tính của cây
khoai đẻ nhánh nhiều sẽ ảnh hưởng đến năng suất củ cái sau này. Trong quá
trình tỉa nhánh cần tỉa bớt những lá già úa vàng.
Vun xới:
Vun xới đất nhẹ theo các lần bón thúc, tránh làm đứt rễ sẽ ảnh hưởng
tới năng suất củ. Chỉ xới rãnh và vun đất vào gốc khoai.
* Phòng trừ sâu, bệnh hại:
- Sâu hại: Sâu xanh:
Gây hại lá bằng cách ăn lủng lá làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của
cây. Chủ yếu sử dụng chế phẩm vi sinh như: Delfin, Vi-BT, Biocin…..hoặc
Vertimec, Vibamec, Abatin, Atabron…nên luân phiên để tránh hiện tượng
kháng thuốc. Rầy mềm: Chích hút dinh dưỡng thân lá và truyền bệnh virus.
Chúng gây hại chủ yếu vào cuối vụ, sử dụng thuốc: Admire, Atara,Trebon…
Nhện đỏ: Gây hại chủ yếu vào cuối mùa khô, làm lá héo rủ hoặc chết cây con.
Phun thuốc: Comite, Kumulus,Nissorun. Bệnh hại: Bệnh cháy lá: Do nấm
Phytophthora Colocasiae. Chủ yếu gây hại vào mùa mưa, bệnh xuất hiện đầu
tiên là các đốm lá tròn 1-2 cm, sủng nước, màu hơi tím, đốm nâu trên lá, đốm
bệnh lớn dần làm cháy cả lá.

Phòng bệnh: Vệ sinh đồng ruộng, sử dụng giống kháng hoặc ít nhiễm,
tránh các lây lan cơ học. Trị bệnh: Phun định kỳ 7-14 ngày/lần bằng các thuốc
gốc đồng hoặc Ridomyl,Manzate,Dithan.
Bệnh thối mềm củ: Do nấm pythium Spp. Mầm bệnh tấn công rễ và củ
giống làm củ thối mềm và bốc mùi hôi, lá vàng úa, cây héo rồi chết
Phòng bệnh: Luân canh, dùng củ giống lành bệnh. Xử lý củ giống và
xử lý đất bằng thuốc trừ nấm như:Derosal, Antracol, Copper B, Daconil…
Bệnh thối củ: Do nấm Sclerothium rolfsii. Cây lùn, củ thối, quanh gốc
cây và trên củ có nhiều tơ nấm trắng và hạch nấm trắng.
Phòng bệnh: Khử đất và tưới thuốc trừ nấm khi bệnh xuất hiện
như:Topcin M, Ridomyl, Copper B...
16


Bệnh bướu rễ: Do tuyến trùng Meloidogyne spp. Rễ và củ nổi bướu, củ
bị sần, méo mó, cây lùn, lá vàng như bị thiếu đạm. Phòng trị bệnh: Dùng
giống lành bệnh, diệt tuyến trùng trong củ giống bằng cách ngâm trong nước
540c trong vòng 50 phút, khử đất bằng cách tưới thuốc như: Nemagen,
Cycocin, Nokaph... tưới nước cho thuốc thấm xuống đất.
* Thu hoạch: Sau trồng 4.5 – 5 tháng, lúc ruộng khoai có 70-80% lá
chuyển sang màu vàng. Chọn ngày không mưa để thu hoạch, nếu thu hoạch
khi lá vẫn còn xanh thì không cắt ngay lá mà để nguyên cả cây nơi râm mát
trong 5-7 ngày để củ chín sinh lý thêm, và đảm bảo chất lượng.

17


PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thời gian sinh trƣởng và các giai đoạn sinh trƣởng
Cây khoai sọ Tím là cây thân thảo nhưng nó tồn tại năm này qua năm

khác là nhờ củ cái và củ con. Từ trồng đến khi thu hoạch cây có thể trải
qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển: Từ khi trồng đến 3 lá, đẻ nhánh, ra
hoa, thu hoạch. Các thời kỳ sinh trưởng phát triển này chịu ảnh hưởng trực
tiếp của các yếu tố ngoại cảnh và có mối liên hệ chặt chẽ với các yếu tố cấu
hành năm suất
Bảng 4.1. Thời gian sinh trƣởng và các giai đoạn sinh trƣởng
Công thức

Số ngày từ trồng đến ….
3 lá

Đẻ nhánh

Ra hoa

Thu hoạch

Phân vi sinh

58

149

157

233

Lõi ngô nghiền

58


149

157

233

Phân vỏ cà phê

58

149

157

233

Phân hóa học

58

149

157

233

+ Giai đoạn từ trồng đến 3 lá:
Sự hình thành rễ và sự phát triển nhanh chóng của rễ được xảy ra
ngay sau khi trồng và tiếp theo là sự phát triển nhanh của chồi (mầm) củ. Khi

chồi mầm ra khỏi mặt đất thì rễ đã dài từ 3-5cm. Sự phát triển của rễ tương
ứng với sự phát triển của lá; cứ ra một lá thì lại sinh ra một lớp rễ. Theo tác
giả TS. Nguyễn Thị Ngọc Huệ -PGS. TS Đinh Thế Lộc nói về cây có củ và
kỹ thuật thân canh. Trong thí nghiệm thì từ khi chồi mầm nhú lên khỏi mặt
đất đến khi phát triển lá thứ ba thì mất khoảng 58 ngày, sau đó trung bình 14
ngày xòe 1 lá. Khi ra lá thứ 4, thứ 5 thì lá thứ nhất bắt đầu héo . Kết quả ở
bảng 4.1 cho thấy thời gian từ khi trồng đến khi có 3 lá của tất cả các công
thức là 58 ngày các loại phân bón không làm ảnh hưởng đến thời gian từ
trồng đến 3 lá.
+ Giai đoạn từ trồng đến đẻ nhánh:
18


×