Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn TÍCH hợp KIẾN THỨC LIÊN môn TOÁN, LỊCH sử, GIÁO dục CÔNG dân, NGỮ văn, mỹ THUẬT, âm NHẠC, TIN học để dạy TIẾT 44 bài 38 PHÁT TRIỂN TỔNG hợp KINH tế và bảo vệ tài NGUYÊN môi TRƯỜNG BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.46 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN QUAN SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
“ TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN: TOÁN, LỊCH SỬ, GIÁO DỤC
CÔNG DÂN, NGỮ VĂN, MỸ THUẬT, ÂM NHẠC, TIN HỌC ĐỂ DẠY
TIẾT 44 - BÀI 38: PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI
NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO TRONG MÔN ĐỊA LÍ 9”

Người thực hiện: Dương Thị Thảo
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường PTDTBT THCS Trung Tiến
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa Lí

THANH HOÁ NĂM 2018


MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Thuận lợi
2.2.2. Khó khăn


2.3. Một số giải pháp thực hiện
2.3.1.Ổn định tổ chức
2.3.2. Kiểm tra bài cũ
2.3.3. Bài mới
2.3.3.I. Biển và đảo Việt Nam
2.3.3.I.1. Vùng biển nước ta
2.3.3.I.1.*. Tích hợp kiến thức môn Toán học
2.3.3.I.2. Các đảo và quần đảo
2.3.3.I.2.*. Tích hợp kiến thức môn Lịch sử
2.3.3.I.2.*. Tích hợp kiến thức môn GDCD
2.3.3.II. Phát triển tổng hợp các nghành kinh tế biển
2.3.3.II.*. Tích hợp kiến thức môn Ngữ văn
2.3.3.II.*.Tích hợp kiến thức môn Mĩ thuật
2.3.3.II. *.Tích hợp kiến thức môn Âm nhạc
2.3.3.II.*. Tích hợp kiến thức môn Tin học
2.3.4. Củng cố
2.3.5. Hướng dẫn học tập
2.4. Kết quả thực hiện
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang
1
1
1
2
2
2

2
3
3
3
3
3
3
4
4
4
5
5
6
7
8
9
12
13
14
14
14
14
14
14
15
16


1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI


Địa lí là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và cần
thiết về các vấn đề tự nhiên, kinh tế, xã hội, các hoạt động của thiên nhiên đang
diễn ra xung quanh chúng ta. Trong bộ môn Địa lí luôn luôn giải quyết cho các
em học sinh được những thắc mắc như: Ai? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Thế nào?
Bao giờ?.... Những hoạt động của con người trên khắp Trái Đất. Từ đó làm cơ sở
cho hình thành cho các em một thế giới quan khoa học; giáo dục tư tưởng tình
cảm đúng đắn; đồng thời rèn luyện cho học sinh các kĩ năng hành động, ứng xử
phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội, phù hợp với yêu cầu của Đất nước và
xu thế của thời đại. Tất cả những kiến thức của bộ môn Địa lí và các môn học
khác đều có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau, đòi hỏi ở người học
không chỉ khả năng tiếp nhận thông tin đơn thuần mà cần biết cách phân tích, so
sánh, tích hợp liên kết các vấn đề để tìm ra kiến thức phù hợp với chương trình
mới, tạo điều kiện để giáo viên tổ chức cho học sinh học tập một cách tự giác và
tích cực.
Khi chương trình và sách giáo khoa đã đổi mới, tất yếu phương pháp dạy
học bộ môn cũng phải đổi mới theo. Do đó, phương pháp dạy học Địa lí theo
định hướng mới, sách giáo khoa mới không chỉ buộc học sinh phải “mới” trong
cách học mà còn buộc giáo viên phải “mới” trong cách dạy. Bên cạnh việc chú ý
phát triển ở học sinh các kĩ năng bộ môn (kĩ năng làm việc với các thiết bị dạy
học, các nguồn tư liệu địa lí...) việc rèn luyện kĩ năng làm việc độc lập, làm việc
nhóm, kĩ năng trình bày, giải quyết vấn đề...cũng hết sức quan trọng và đặc biệt
là phát triển kỹ năng tư duy, tích hợp. Để đảm bảo được các yêu cầu đó thì dạy
học tích hợp là một công cụ dạy học vô cùng đắc lực, nó có thể đảm bảo các yêu
cầu cấp thiết nhất trong xu thế hiện nay. Chính vì lẽ đó mà tôi quyết định chọn
đề tài: “Tích hợp kiến thức liên môn: Toán, Lịch Sử, Giáo Dục Công Dân,
Ngữ Văn, Mỹ Thuật, Âm Nhạc, Tin Học để dạy Tiết 44 - Bài 38: Phát triển
tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường Biển - Đảo trong môn Địa
lí 9”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU


- Theo tôi thông qua kinh nghiệm của hơn 10 năm giảng dạy môn Địa lí ở
Trường PTDTBT THCS Trung Tiến thì dạy học tích hợp sẽ giúp học sinh:
+ Nhận thức các vấn đề của thực tiễn đời sống một cách tổng thể và toàn
diện hơn để từ đó hình thành các năng lực nhận thức một cách hiệu quả
+ Dễ hiểu, dễ nhớ, dễ phát huy sở trường tư duy của từng học sinh. Do
dạy học tích hợp đã phối kết hợp một cách logic những bộ phận kiến thức khác
nhau về độ rộng, độ sâu nhưng giống nhau về hướng phản ảnh từ đó làm cho bài
học sinh động hấp dẫn hơn mà vẫn đảm bảo được đặc tính bộ môn và trọng tâm.
Học sinh sẽ nhớ kiến thức lý thuyết lâu hơn, nhanh hơn, nhiều hơn trên cơ sở
hiểu và suy diễn
1


+ Tích hợp liên môn Ngữ văn - Lịch sử - Giáo dục công dân - Toán học Âm nhạc - Mĩ thuật trong các giờ học Địa Lí sẽ giúp học sinh củng cố, bổ sung
kiến thức. Thông qua đó mà kiến thức mà học sinh thu nhận được sẽ sâu hơn mà
giờ học vẫn diễn ra một cách nhẹ nhàng.
- Mọi tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là tình huống tích
hợp (Cùng một hiện tượng nhưng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau,
trong mỗi nguyên nhân lại cùng chịu tác động đồng thời từ hàng loạt yếu tố khác
nữa). Vậy, dạy học tích hợp sẽ định hướng cho học sinh thích nghi một cách tốt
nhất trong đời sống và sản xuất hiện đại
- Dạy học tích hợp hoàn toàn có tính khả thi vì nó đảm bảo cho giáo viên
thực hiện tốt 4 nguyên tắc cơ bản của giáo dục (Tính khoa học và tính vừa sức
đối với học sinh. Tính hệ thống và liên hệ thực tế. Tính giáo dục.Tính tự lực và
phát triển tư duy cho học sinh) đồng thời đòi hỏi người thầy phải thường xuyên
trau dồi kiến thức từ các bộ môn khác, từ thực tiễn cuộc sống, cập nhật thông tin
từ đó mới có thể tổ chức hướng dẫn các em giải quyết các tính sáng tạo, định
hướng nghề nghiệp cho học sinh
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU


Tích hợp kiến thức liên môn: Toán, Lịch Sử, Giáo Dục Công Dân, Ngữ
Văn, Mỹ Thuật, Âm Nhạc, Tin Học để dạy Tiết 44 - Bài 38: Phát triển tổng hợp
kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường Biển - Đảo trong môn Địa lí 9” Trường
PTDTBT THCS Trung Tiến - Quan Sơn - Thanh Hóa
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết, nghiên cứu thực tiễn.
- Sưu tầm tài liệu nghiên cứu trên cơ sở lí thuyết và vấn đề tự học.
- Tiến hành điều tra thực tiễn kết quả học tập của học sinh - Phương pháp
truyền thụ kiến thức của giáo viên.
- Kiểm nghiệm, đối chứng giữa lí thuyết và thực tiễn từ đó rút ra bài học
trong công tác nghiên cứu.
- Học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

Trong xu thế hiện nay thì phát triển tư duy, tích hợp cho học sinh là một
trong những mục tiêu hàng đầu của giáo dục. Để tạo điều kiện cho học sinh có
một hướng học tích cực và chủ động thì chúng ta không phải chỉ cần giúp học
sinh tìm hiểu được kiến thức mà còn giúp các em khắc sâu và hệ thống được các
kiến thức đó. Để giúp học sinh ghi nhớ, tạo được các mối liên hệ giữa các nội
dung kiến thức thì dạy học tích hợp là một công cụ hết sức hữu hiệu. Qua việc
dạy học tích hợp giúp các em học sinh có thể trình bày được các ý tưởng sáng
tạo, tóm tắt được các thông tin một cách dễ hiểu nhất.
Hiện nay, với sự đầu tư cho giáo dục thì cơ sở vật chất đã tương đối đảm
bảo, điều kiện đi học của học sinh cũng được nâng cao, vì vậy rất thuận lợi cho
giáo viên và học sinh thực hiện việc dạy học tích hợp và đặc biệt là việc ứng
2



dụng công nghệ thông tin trong việc vận dụng các phần mềm để phục vụ dạy
học để học sinh có điều kiện được tiếp thu kiến thức.
Do Địa lí là môn học đòi hỏi nhiều tư duy để suy luận và vận dụng vào
thực tiễn, kiến thức môn học đa dạng phong phú và khó nên việc xây dựng được
một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích
đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng
và khả năng sáng tạo. Như vậy, trong quá trình dạy học chúng ta sẽ gặp một số
khó khăn:
- Học sinh sẽ tập trung ghi bài mà không tham gia thảo luận nhóm, hoặc
chỉ tập trung thảo luận nhóm, trao đổi và quan sát hình ảnh mà không ghi bài.
Như vậy, học sinh không thể nắm được ý chính của bài để định hướng học tập.
- Mặt khác, hạn chế của học sinh là chưa biết cách học, cách ghi kiến thức
vào bộ não mà chỉ học thuộc lòng, học vẹt, thuộc một cách máy móc, thuộc
nhưng không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được sự kiện nổi bật
trong bài học, trong tài liệu tham khảo, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các
kiến thức có liên quan với nhau.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thuận lợi:
- Nhà trường luôn được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa phương,
được sự cộng tác giúp đỡ của các ban ngành, trường luôn được sự chỉ đạo sát
sao của Phòng giáo dục và đào tạo Huyện Quan Sơn.
- Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao, có tâm huyết với nghề.
- Các bậc phụ huynh rất quan tâm và phối hợp chặt chẽ với nhà trường để
giáo dục học sinh.
2.2.2. Khó khăn:
Còn một số ít học sinh có ý thức học tập chưa tốt, tiếm thu bài chậm. Một
số gia đình chưa thực sự quan tâm đế việc học của con em mình.
Khoảng cách từ nhà đến trường của đa số học sinh xa từ 5km trở lên,

đường xá chưa thuận lợi.
Khảo sát chất lượng môn Địa lý khối 9 trước khi thực hiện đề tài
Chất lượng bài kiểm tra : Tiến hành kiểm tra 23 học sinh
Tổng
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
số HS
SL
Tỉ lệ
SL Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
23
2
8,7%
3 13,1%
13 56,5%
5
21,7%
2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
TIẾT 44 - BÀI 38: “PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN
MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO” TRONG MÔN ĐỊA LÍ 9

1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu bài ( Slides 1)
3


Hoạt động của GV và HS
HS: Quan sát máy chiếu:
GV: Giới thiệu vùng biển Viêt Nam trên máy chiếu: Việt Nam
có vùng biển rộng với nhiều đảo và quần đảo, nguồn tài
nguyên biển đảo phong phú ( Slides2)
GV: Trong chương trình địa lí lớp 8, các em đã được học bài
24: Vùng biển Việt Nam.
CH: Bằng kiến thức đã học lớp 8, em hãy giới thiệu đôi nét về
vùng Biển Đông?
HS: trả lời, lớp nhận xét,bổ sung,
GV chốt: Vùng biển Việt Nam là một bộ phận của Biển Đông.
Biển Đông là một biển lớn tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt
đới gió mùa Đông Nam Á. Biển Đông trải rộng từ Xích đạo tới
chí tuyến Bắc, thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương
qua các eo biển hẹp. Diện tích 3447000 km2. Biển có hai vịnh
lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan.
CH: Xác định vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển các
quốc gia nào?
HS: trả lời, lớp nhận xét,bổ sung
GV chốt : Vùng biển Việt Nam giáp với 8 nước( Trung Quốc,
Phi-líp-pin, Bru- nây, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po,
Thái Lan, Cam-pu-chia).
GV chiếu ( Slides3 )
HS: Quan sát Lược đồ một số đảo và quần đảo Việt Nam.
CH: Xác định đường bờ biển,chiều dài , diện tích của Biển
Đông? Em có nhận xét gì về chiều dài đường bờ biển ?

HS: trả lời, lớp nhận xét,bổ sung
GV chốt: Bờ biển nước ta có chiều dài 3260 km, kéo dài từ
Móng Cái đến Hà Tiên, bờ biển lại bị chia cắt nên thiên nhiên
của biển ảnh hưởng sâu sắc thiên nhiên đất liền
GV chiếu ( Slides 4 )
HS: Quan sát Sơ đồ lát cắt ngang vùng biển Việt Nam
CH: Xác định vùng biển nước ta được cấu tạo bởi các bộ phận
nào?
HS: trả lời, lớp nhận xét,bổ sung
*GV mở rộng ý nghĩa của từng bộ phận.
- Vùng nội thủy: Được tính từ đất liền ra đường cơ sở (đường
nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài
cùng của các đảo ven bờ).
- Lãnh hải: 12 hải lí, ranh giới phía ngoài được coi là biên giới
quốc gia.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải: 12 hải lí, vùng biển đảm bảo cho

Nội dung cần
đạt
I.Biển và Đảo
Việt Nam
1. Vùng biển
nước ta

- Bờ biển dài
3260 km
- Vùng biển
rộng trên 1
triệu km2


- Cấu tạo:
4


việc thực hiện chủ quyền quốc gia.
-Vùng đặc quyền kinh tế: Gồm vùng tiếp giáp lãnh hải, ngoài
vùng tiếp giáp lãnh hải. Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về
kinh tế.
+ vùng lãnh hải = 200 hải lí, nước ta có chủ quyền hoàn toàn
về kinh tế.
- Vùng thềm lục địa: Gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.
Nước ta có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò và khai thác bảo
vệ quản lí các tài nguyên thiên nhiên.
*GV giới thiệu đường phân định vịnh Bắc Bộ năm 2000
"TÍCH HỢP KIẾN THỨC MÔN TOÁN HỌC”:
CH: Đổi 200 hải lí = bao nhiêu km, biết 1 hải lí = 1852m?
HS: trả lời, lớp nhận xét,bổ sung
GV chốt: 1 hải lí =1,852 km. Vậy 200 hải lí =370,4km
GV chiếu ( Slides 5 )
CH: Dựa vào bản đồ hành chính Việt Nam, cả nước có bao
nhiêu tỉnh, thành phố giáp biển?
GV chốt : Cả nước có 28/ 63 tỉnh thành giáp biển. Thanh Hóa
là địa phương giáp biển

Gồm 5 bộ
phận( nội
thủy, lãnh hải,
vùng tiếp giáp
lãnh hải, vùng
đặc quyền

kinh tế, vùng
thềm lục địa.

GV: chuyển ý sang mục 2: Vùng biển nước ta có bao nhiêu đảo
và quần đảo. Các đảo và quần đảo có tầm quan trọng như thế
nào cô và các em cùng tìm hiểu sang mục 2
GV chiếu ( Slides 6 )
HS:Quan sát máy chiếu:Lược đồ một số đảo và quần đảo Việt
Nam.
CH: Em hãy nhận xét về số lượng đảo Việt Nam
Xác định trên bản đồ các đảo lớn và hai quần đảo ?
HS: trả lời, lớp nhận xét,bổ sung

Vùng biển
nước ta có
khoảng 4000
hòn đảo lớn
nhỏ
- Các đảo lớn
ven bờ: Phú
Quốc, Cát Bà,
Cái Bầu, Phú
Qúy, Lý Sơn,
Côn Đảo.
- Các đảo lớn
xa bờ: Bạch
Long Vĩ.
- Các quần
đảo Hoàng
Sa, Hoàng Sa

- Tập trung
chủ yếu vùng
biển các tỉnh:
Quảng Ninh ,
Hải Phòng,
Khánh Hòa

GV chiếu ( Slides 7 )
HS: Quan sát lược đồ một số đảo và quần đảo Việt Nam.
CH: Các đảo phân bố chủ yếu ở đâu?
GV giới thiệu 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

- Cả nước có
28/63 tỉnh
thành giáp
biển
2.Các đảo và
quần đảo

5


- Huyện đảo
Trường Sa,
Hoàng Sa

" TÍCH HỢP KIẾN THỨC MÔN LỊCH SỬ”
GV: Học lịch sử thời nhà Nguyễn, Bài 27: Chế độ phong kiến
Nhà Nguyễn ( Slides 8 )
các em đã được nghe cô giáo giới thiệu về các đơn vị hành

chính Nhà Nguyễn, trên lược đồ hình 61, hai quần đảo Trường
Sa, Hoàng Sa đã thuộc chủ quyền của nước ta từ thời kỳ Nhà
Nguyễn, các em còn được nghe cô giáo kể các sự kiện hình
thành 2 quần đảo này đã thuộc chủ quyền nước ta từ thời Nhà
Nguyễn
CH: Em hãy kể lại các sự kiện để chứng minh quần đảo
Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của nước ta từ thời kỳ
Nhà Nguyễn?
HS: trả lời, lớp nhận xét,bổ sung
GV chốt: Vào nửa đầu thế kỷ XVII, chúa Nguyễn tổ chức đội
“Hoàng Sa”, lấy người từ xã An Vĩnh huyện Bắc Sơn phủ
Quảng Ngãi ra quần đảo Hoàng Sa thu lượm hàng hóa khí cụ
trên các tàu mắc nạn và đánh bắt thủy sản mang về dâng nộp.
Chúa Nguyễn lại tổ chức thêm đội “Bắc Hải” lấy người thôn
Tứ Chính hoặc xã Cảnh Dương, phủ Bình Thuận cấp giấy
phép ra quần đảoTrường Sa với cùng nhiệm vụ như đội Hoàng
Sa. Cùng với việc khai thác hải sản trên quần đảo Nhà Nguyễn
còn tổ chức đo đạc, khảo sát, dựng bia, cắm mốc, trồng cây
trong các năm 1834, 1835, 1836. Trên thực tế, cũng như về
pháp lý nhà Nguyễn đã làm chủ quần đảo Trường Sa, Hoàng
Sa .
GV : Đó chính là minh chứng chứng minh rằng 2 quần đảo
Hòang Sa, Trường Sa, thuộc chủ quyền của nước ta từ thời kỳ
Nhà Nguyễn
GV chiếu ( Slides 9 )
HS: Quan sát Bản đồ tự nhiên Trung Quốc, trên bản đồ không
có 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa
6



GV: Tuy nhiên , trong thời gian vừa qua vùng biển nước ta
đang đứng trước vấn đề xâm chiếm của các nước có chung
vùng biển với Việt Nam như Trung Quốc và Đài Loan mà đặc
biệt là Trung Quốc.
CH: Với sự hiểu biết thực tế, em có nhận xét gì về vấn đề an
ninh chủ quyền biển đảo nước ta trong thời gian vừa qua?
HS: trả lời, lớp nhận xét,bổ sung
GV chiếu ( Slides 10 )
GV chốt: Qua thông tin đại chúng, cũng như qua các tài liệu
chúng ta có thể biết an ninh chủ quyền biển đảo nước ta trong
thời gian vừa qua đang đứng trước vấn đề xâm chiếm của các
nước, đặc biệt là Trung Quốc. Tháng 6 năm 2014 Trung Quốc
đã hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh
tế của Việt Nam, Trung Quốc đã đưa các tàu hộ tống để bảo vệ,
cùng với đó là Trung Quốc đã đưa các tàu công suất lớn để
đánh phá tàu ngư dân, các tàu kiểm ngư và các tàu cảnh sát
biển Việt Nam. Nhưng được sự chỉ đạo của Đảng giải quyết
khéo léo với phương châm “ vừa hòa bình, vừa đấu tranh ”,
chúng ta đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, không dùng vũ
lực, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế nên sau hơn 2
tháng giàn khoan Hải Dương 981 đã rút khỏi vùng đặc quyền
kinh tế của nước ta
"TÍCH HỢP KIẾN THỨC MÔN GDCD 9”
GV: Các em đã được học chương trình GDCD 9. Bài 17: Nghĩa
vụ bảo vệ Tổ quốc.
CH: Là một HS em cần có trách nhiệm gì để bảo vệ Tổ quốc?
HS: trả lời, lớp nhận xét,bổ sung
GV chốt:
+ Ra sức học tập tu dưỡng đạo đức.
+ Rèn luyện sức khỏe, luyện tập quân sự.

+ Tích cực tham gia bảo vệ trật tự an ninh trong trường học và
nơi cư trú.
+ Sẵn sàng tham gia bảo vệ nghĩa vụ quân sự, vận động mọi
người tham gia nghĩa vụ quân sự
+ Giúp đỡ gia đình liệt sĩ.
+ Thăm hỏi động viên bộ đội, chiến sĩ làm nhiệm vụ biển đảo.
GV: Qua tìm hiểu về đặc điểm vùng biển đảo nước ta
CH: Vùng biển đảo nước ta có ý nghĩa như thế nào trong phát
triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng?
HS: trả lời, lớp nhận xét,bổ sung
GV chốt :
- Tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú: cá, tôm, cua…; có
4 ngư trường lớn Hải Phòng - Quảng Ninh, Ninh Thuận - Bình
7


Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu Cà Mau - Kiên Giang ,Hoàng Sa Trường Sa . Bờ biển có nhiều vũng vịnh tạo điều kiện để nuôi
trồng thủy sản.
- Thềm lục địa có trữ lượng dầu khí lớn, dọc bờ biển có ti tan,
muối
- Kề đường biển quốc tế, có nhiều vũng vịnh, sâu, kín gió.
- Bờ biển nông rộng, phong cảnh đẹp, cảnh quan đa dạng.
- Có vị trí chiến lược( án ngữ), nằm trên đường biển giao
thông quốc tế.
CH: Những nguồn tài nguyên đó là cơ sở để phát triển các
nghành kinh tế nào?
( Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản; Du lịch biển- đảo;
Khai thác và chế biến khoáng sản biển; Giao thông vận tải
biển).
HS: trả lời, lớp nhận xét,bổ sung

GV: Các em đã biết rằng, trong khai thác kinh tế có khai thác
tách rời và khai thác tổng hợp.
GV chiếu ( Slides 11 )
CH: Trong khai thác các nghành kinh tế biển chúng nên khai
thác theo hướng như thế nào? (khai thác tổng hợp)
PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ BIỂN

Khai thác,
nuôi trồng
và chế biến
hải sản

Du lịch biển
đảo

Khai thác
khoáng sản
biển

II. Phát triển
tổng hợp các
nghành kinh
tế biển

Giao thông
vận tải biển

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CH: Tại sao phải khai thác tổng hợp kinh tế biển?
HS: trả lời, lớp nhận xét,bổ sung

GV chốt :
- Xuất phát từ bản chất vùng biển (tài nguyên thiên nhiên
phong phú đa dạng, trữ lượng lớn)
- Khai thác tổng hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao vì các
nghành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, VD: Nghành du lịch
với giao thông vận tải biển; du lịch và chế biến thủy sản...
8


+ Môi trường biển không thể chia cắt. Vì vậy một vùng biển bị
ô nhiễm sẽ gây thiệt hại lớn cho cả vùng bờ biển, các vùng
nước và đảo xung quanh
+Môi trường đảo có diện tích nhỏ, lại biệt lập nên rất nhạy cảm
trước tác động của con người, nếu khai thác mà không chú ý
bảo vệ môi trường có thể biến thành đảo hoang. Từ đó khó
khẳng định chủ quyền biển đảo và thềm lục địa
GV: Như vậy trong phát triển kinh tế có 2 khái niệm phát triển
tổng hợp và phát triển bền vững
- Phát triển tổng hợp là phát triển nhiều nghành, giữa các
nghành có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau để cùng phát triển
và sự phát triển của một nghành không được kìm hãm hoặc gây
thiệt hại cho các nghành khác.
- Phát triển bền vững là sự phát triển lâu dài, phát triển trong
hiện tại mà không làm tổn hại đến lợi ích thế hệ mai sau, phát
triển phải gắn với việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên
GV: Nội dung bài học hôm nay tìm hiểu 2 nghành kinh tế:
Khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản và Du lịch biển đảo.
GV chiếu ( Slides 12 )
( Thông tin

Hoạt động nhóm
phản hồi
phiếu học
GV: Giao nhiệm vụ cho 4 nhóm, các nhóm hoạt động trong
tập)
thời gian 3 phút, đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
Nhóm 1: Tìm hiểu về tiềm năng, tình hình phát triển của
nghành khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản?
Nhóm 2: Hạn chế và phương hướng nghành khai thác, nuôi
trồng và chế biến thủy hải sản?
Nhóm 3 : Tìm hiểu về tiềm năng, tình hình phát triển của
ngành du lịch biển?
Nhóm 4: Hạn chế và phương hướng nghành du lịch
GV chốt: kiến thức qua thông tin phản hồi phiếu học tập.
GV cho HS quan sát sơ đồ qua máy chiếu.
GV chiếu ( Slides 13 )
" TÍCH HỢP KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN 9”
GV: Sự giàu có về nguồn tài nguyên thủy sản, các em không
chỉ tìm thấy trong chương trình Địa lí mà trong chương trình
Ngữ văn 9: Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, nhà thơ Huy Cận đã
vẽ nên bức tranh đầy màu sắc về sự giàu có nguồn tài nguyên
thủy sản nước ta.
CH: Em hãy tìm những câu thơ nói về sự giàu có nguồn tài
9


nguyên thủy sản của Việt Nam trong bài thơ “ Đoàn thuyền
đánh cá của nhà thơ Huy Cận”?
HS: trả lời, lớp nhận xét,bổ sung

GV chốt:
Hát rằng: cá bạc Biển Đông lặng
Cá thu biển Đông nhu đoàn thoi
…Cá nhụ, cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,
…Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở: sao lùa nước Hạ long.
... Ta hát bài ca gọi cá vào
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào,...
(Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận)
GV: Đó chính là chính là sự phong phú đa dạng của các loài
thủy sản của vùng biển nước ta. Sự phong phú và đa dạng đó
đã tạo nên bức tranh đại dương bao la với nhiều màu sắc. Bên
cạnh đó, tác giả miêu tả hình ảnh của những người ngư dân
ngày đêm bám chặt với biển và cũng chính vì lẽ đó, mỗi khi
biển Đông dậy sóng thì những người ngư dân nói riêng và
những người dân Việt nói chung lại hướng về nơi chủ quyền
biển đảo thiêng liêng.
CH: Tại sao, Đảng, Nhà nước ưu tiên đánh bắt xa bờ?
HS: trả lời, lớp nhận xét,bổ sung
GV chốt:
- Đánh bắt gần bờ đã gấp 2 lần khả năng cho phép
- Đánh bắt xa bờ vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao vừa đấu
tranh với các tàu cá nước ngoài
CH: Để đánh bắt xa bờ đem lại hiệu quả kinh tế cao, Đảng và
Nhà nước đã làm gì?
HS: trả lời, lớp nhận xét,bổ sung
GV chốt:

- Nhà nước đầu tư vốn, khuyến khích ngư dân đóng tàu lớn,
đảm bảo chất lượng kỹ thuật
- Thông tin kịp thời tình hình thời tiết.
CH: Tại sao hiện đại công nghiệp chế biến và các biện pháp
trong bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác, nuôi trồng
và chế biến hải sản?
HS: trả lời, lớp nhận xét,bổ sung
GV chốt:
- Công nghiệp chế biến hiện đại, thúc đẩy sự phát triển các
nghành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, nâng cao giá trị, chất
10


lượng sản phẩm.
- Xử lí chất thải theo đúng luật định, nguồn thức ăn không dư
thừa.
GV giới thiệu một số hình ảnh khai thác, nuôi trồng và chế
biến hải sản ( Slides 14 )
CH:Tại sao phải đa dạng hóa các loại hình du lịch?
GV: giới thiệu một số hình ảnh về nghành du lịch biển- đảo
( Slides 15 )
CH: Em hãy giới thiệu đôi nét về vịnh Hạ Long. (Vươn lên
đứng thứ 4/7 kỳ quan thế giới)?
HS: trả lời, lớp nhận xét,bổ sung
GV chiếu ( Slides 16 )
CH: Ngoài hoạt động tắm biển còn có khả năng phát triển các
hoạt động du lịch nào khác?
- Thể thao bãi biển và dưới nước, xây dựng công viên hải
dương học, các khu nghỉ dưỡng cao cấp.
CH: Để đảm bảo môi trường du lịch biển chúng ta cần phải

làm gì?
HS: trả lời, lớp nhận xét,bổ sung
GV chốt:
- Không được vứt rác nơi tham quan du lịch
- Tuyên truyền cho mọi người bảo vệ môi trường du lịch biển.
GV: cho HS xem một số hình ảnh về bảo vệ môi trường biển
GV chiếu ( Slides 17 )
GV: Thanh Hóa là một trong những tỉnh có tiềm năng du lịch
biển lớn.
CH: Tiềm năng và tình hình phát triển nghành du lịch biển ở
Thanh Hóa hiện nay như thế nào?
GV chốt:
- Tiềm năng: Tỉnh ta có đường bờ biển dài 102 km, trong đó
Sầm Sơn là một điểm du lịch quen thuộc, có lịch sử khai thác
hàng trăm năm
- Tình hình khai thác:
+ Chủ yếu là hoạt động tắm biển
+ Bên cạnh các bãi biển Sầm Sơn, một số bãi biển khác cũng
đang được mở rộng như bãi biển Hải Hòa, Hải Tiến.
GV: Vùng biển nước ta có nguồn tài nguyên phong phú, là cơ
sở thuận lợi để phát triển tổng hợp các nghành kinh tế và bảo
vệ an ninh quốc phòng. Bên cạnh những thuận lợi, vùng biển
nước ta vẫn gặp không ít khó khăn.
CH: Em hãy cho biết những khó khăn của vùng biển nước ta?
11


HS: trả lời, lớp nhận xét,bổ sung
GV chốt: ( Slides 18 )
- Thiên tai: Hằng năm có tới 9- 10 cơn bão, gần vùng biển Philíp- pin nên bị ảnh hưởng bởi nguy cơ động đất, sóng thần

- Tài nguyên đứng trước nguy cơ cạn kiệt
- Vấn đề chủ quyền: Gianh giới, biên giới trên biển với các
nước xung quanh có nhiều vùng chồng lấn, nên vấn đề bảo vệ
chủ quyền trên các vùng biển, đảo, quần đảo cần phải được coi
trọng. Chính vì vậy Biển Đông nhạy cảm và mang tính thời sự
- Ô nhiễm môi trường biển.
CH: Em hãy cho biết nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
biển và biện pháp khắc phục?
HS: trả lời, lớp nhận xét,bổ sung
GV chốt:
*Nguyên nhân:
- Do các chất thải từ các khu công nghiệp thải ra biển chưa qua
xử lý
- Các chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, đô thị.
- Do sự bất cẩn trong khai thác dầu mỏ.
- Dùng các chất hủy diệt trong khai thác nguồn tài nguyên thủy
sản…
*Biện pháp:
- Xử lý các chất thải trước khi thải ra biển
- Xử phạt các cá nhân tập thể gây ô nhiễm môi trường.
- Tuyên truyền ý thức bao vệ môi trường biển cho người dân.
GV: Liên hệ với địa phương
CH: Thực trạng, nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước ở địa
phương em. Em cần làm gì để bảo vệ sự trong sạch nguồn
nước?
" TÍCH HỢP KIẾN THỨC MÔN MĨ THUẬT”
( Mỹ thuật 7: Bài 33-34: Đề tài tự do: Mỹ thuật 9: Tiết 27: Vẽ
tranh theo chủ đề)
GV: giao nhiệm vụ HS vẽ bức tranh về đề tài bảo vệ môi
trường biển( các nhóm đã chuẩn bị trước ở nhà)

CH: Em hãy trưng bày bức tranh về đề tài bảo vệ môi trường
CH: Em hãy bình luận về bức tranh.
HS: Nhận xét, bổ sung của các nhóm khác.
GV nhận xét, kết luận.
CH: Em hãy vẽ sơ đồ tư duy bài học?
GV kết luận kiến thức bằng bản đồ tư duy.
" TÍCH HỢP KIẾN THỨC MÔN ÂM NHẠC”
GV: Biển đảo không chỉ là nguồn cảm hứng của các nhà thơ,
nhà văn mà còn là nguồn cảm hứng vô tận của các nhạc sĩ.
12


CH: Em hãy kể các bài hát ca ngợi về biển đảo?
GV: Bài hát: Bài ca thống nhất, Tổ quốc nhìn từ biển, Tình ta
biển bạc đồng xanh, Gần lắm Trường Sa ơi, Bay qua Biển
Đông, Chút thơ tình của người lính biển…, đặc biệt bài hát Nơi
đảo xa của nhạc sĩ Thế Song.
“Nơi đảo xa”. Trong những ngày Biển Đông dậy sóng, bài hát
như lời hiệu triệu mạnh mẽ, khơi dậy tình yêu quê hương đất
nước của mỗi người dân Việt. Sau đây cô trò chúng ta sẽ cùng
nhau thể hiện ca khúc này

PHỤ LỤC
Thông tin phản hồi phiếu học tập
Các
ngành
kinh tế

Tiềm năng


Tình hình phát
triển

- Đánh bắt ven
bờ: Chủ yếu
(khai thác
khoảng 500
nghìn tấn/ năm).
- Đánh bắt xa
bờ.
-Trữ lượng
- Nuôi trồng còn
lớn ( khoảng
ít.
4 triệu tấn)
- Công nghiệp
- Có 4 ngư
chế biến có
trường lớn
nhiều bước tiến
mới
Du lịch -Tài nguyên - Chủ yếu là
biển du lịch biển hoạt động tắm
đảo. rất phong
biển.
phú và đa
- Phát triển
dạng: có
nhanh trong
nhiều bãi

những năm gần
tắm đẹp,
đây.
phong cảnh
- Xây dựng các
hấp dẫn
trung tâm du
khách du

Khai
thác
nuôi
trồng
và chế
biến
hải sản.

- Số lượng
giống, loài
hải sản
phong phú
có giá trị
kinh tế cao.

Hạn chế

- Hải sản ven
bờ cạn kiệt do
khai thác quá
mức cho phép.

- Phương tiện
đánh bắt chưa
hiện đại
- Nhiều cơ sở
chế biến còn
lạc hậu.
-Thiếu vốn.
- Ô nhiễm môi
trường
- Các hoạt
động du lịch
biển còn nghèo
nàn ( chủ yếu
khai thác hoạt
động tắm biển)
chưa khai thác
hết tiềm năng.

Phương
hướng
-Ưu tiên khai
thác hải sản xa
bờ, đẩy mạnh
nuôi trồng hải
sản trên biển,
ven biển và ven
các đảo...
- Phát triển đồng
bộ và hiện đại
công nghiệp chế

biến hải sản.
- Bảo vệ môi
trường.
- Phát triển
nhiều loại hình
du lịch để khai
thác hết tiềm
năng to lớn về
du lịch biển.
- Bảo vệ môi
trường.

13


lịch….

lịch nghỉ dưỡng.

4. Củng cố
GV: Củng cố lại nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy ( Slides 19 )
wopEB29.tmpMicrosoft_Office_PowerPoint_Slide1.sldx

5. Hướng dẫn học tập:
- Về nhà học bài cũ, làm bài tập trong tập bản đồ và SGK
- Chuẩn bị bài sau: Bài 39
2.4. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

* Đánh giá kết quả đạt được
- Học sinh đã vận dụng được các kiến thức của nhiều môn học để giải quyết vấn

đề của thực tế cuộc sống
- Học sinh có hứng thú học tập bộ môn cao
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương thông qua những việc làm cụ thể thiết thực.
* Thống kê sau khi thực hiện đề tài
Chất lượng bài kiểm tra : Tiến hành kiểm tra 23 học sinh lớp 9
Tổng
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
số HS
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
23
4
17,4%
6
26,1%
11
47,8%
2
8,7%
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1.KẾT LUẬN


Từ kết quả học tập của học sinh tôi nhận thấy khi tích hợp liên môn quá
trình giảng dạy giáo viên sẽ phải bổ sung nhiều kiến thức, cập nhật thông tin
để bổ trợ cho bài giảng thêm sinh động, học sinh dễ nhớ, dễ hiểu . Điều đó đòi
hỏi người giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ, cập nhật kiến thức nhanh, đầy đủ. Chương trình này đã khuyến khích
giáo viên sáng tạo, dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến
nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn. Ngoài ra còn góp phần đổi mới hình
thức, phương pháp tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết
quả học tập, tăng cường hiệu quả sử dụng các thiết bị dạy học, tạo cơ hội giao
lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên.
Việc học theo chủ đề tích hợp và vận dụng kiến thức liên môn để giải
quyết các tình huống của thực tiễn đã làm cho giờ học thoải mái, bớt khô cứng,
bớt căng thẳng. Mỗi người có một quan điểm, cái nhìn riêng của mình về một
vấn đề, từ đó tạo nên góc nhìn đa chiều rất tốt cho buổi học. Học sinh có kiến
thức môn Công dân thì trả lời theo góc độ Công dân, học sinh có kiến thức môn
Lịch sử thì trả lời theo góc độ Lịch sử…từ đó mọi người sẽ học hỏi được thế
mạnh của nhau, bổ sung cho nhau, giúp học sinh tăng cường khả năng vận dụng
14


kiến thức tổng hợp. Khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh cũng từ đó mà
phát huy. Như vậy sẽ thúc đẩy sự gắn kết giữa lý thuyết và thực hành trong nhà
trường với thực tiễn đời sống xã hội, từ đó khả năng tư duy sáng tạo định hướng
nghề nghiệp cho học sinh được hình thành ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
Khả năng thích nghi với đời sống sản xuất hiện đại sẽ tốt hơn nhiều.
3.2.KIẾN NGHỊ

- Muốn thực hiện thành công việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới
cách tiếp cận kiến thức của học sinh phải có sự hỗ trợ tích cực từ phía nhà

trường.
- Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn, sinh hoạt chuyên
môn theo chủ đề nghiên cứu bài học.
- Để hoàn thành đề tài này tôi đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ và chia sẻ
của nhiều thầy cô giáo trong trường nhân đây tôi xin bày tỏ lời biết ơn chân
thành và kính mong sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp để đề tài có điều
kiện hoàn chỉnh thêm.
Trung Tiến, ngày 24 tháng 3 năm 2018
(Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết
không sao chép nội dung của người khác)
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Người viết

Dương Thị Thảo

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO.
• PGS. TS. Hoàng Xuân Cơ: Giáo trình kinh tế môi trường .
• PGS. PTS. Phạm Bình Quyền- Báo cáo khoa học: nghiên cứu các giải
pháp kĩ thuật hạn chế ô nhiễm môi trường gây ra bởi hóa chất dùng trong
nông nghiệp- Tài liệu “ thông tin về ô nhiễm môi trường” - phần hai
• Nguyễn Dược (chủ biên) – Nguyễn Trọng Phúc – Đặng Văn Đức: Lí luận
dạy học Địa lí (Trường đại học sư phạm Hà Nội I, 1991)
• Nguyễn Dược – Đặng Văn Đức – Nguyễn Trọng Phúc – Nguyễn Thị Thu
Hằng – Trần Đức Tuấn: Phương pháp dạy học Địa lí ( NXB Giáo dục,
1996)
• Nguyễn Ngọc Quang: Lí luận dạy học, tập II.
• Nguyễn Văn Cường: Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường

THPT
• Geoffrey Petty: Dạy học ngày nay (Nhà xuất bản Stanley Thornes)
• Trần Kiều (Chủ biên): Một số vấn đề đổi mới PPDH ở trường THCS (Tài
liệu lưu hành nội bộ, năm 2002)

16



×