Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

skkn một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn ở trường PTDTBT THCS sơn thủy, huyên quan sơn, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.82 KB, 14 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG PHỔ
THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS SƠN THỦY,
HUYỆN QUAN SƠN, TỈNH THANH HÓA

Người thực hiện: Phạm Văn Dũng
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường phổ thông DTBT THCS Sơn Thủy
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý

THANH HÓA, NĂM 2018


Mục lục
1. MỞ ĐẦU.................................................................................................
1.1. Lí do chọn đề tài....................................................................................
1.2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................
1.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................
1.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................
2. NỘI DUNG..............................................................................................
2.1. Cơ sở lí luận..........................................................................................
2.1.1. Vị trí của tổ chuyên môn ....................................................................
2.1.2. Chức năng tổ chuyên môn...................................................................
2.1.3. Nhiệm vụ tổ chuyên môn....................................................................
2.1.4. Sinh hoạt tổ chuyên môn....................................................................


2.2.Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn..............................................
2.3. Một số giải pháp thực hiện.....................................................................
2.3.1. Giải pháp thứ nhất..............................................................................
2.3.2. Giải pháp thứ hai................................................................................
2.3.3. Giải pháp thứ ba.................................................................................
2.3.4. Giải pháp thứ tư..................................................................................
2.3.5. Giải pháp thứ năm..............................................................................
2.4. Kết quả..................................................................................................
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.....................................................................
3.1. Kết luận.................................................................................................
3.2. Kiến nghị...............................................................................................
3.2.1. Đối với nhà trường.............................................................................
3.2.2. Đối với phòng giáo dục......................................................................

1
1
1
2
2
2
2
2
2
3
3
3
5
5
6
7

7
8
9
10
10
10
10
10


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 29/NQ/TW, ngày 04 tháng 11 năm
2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng
chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo
đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến
hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục- đào tạo và việc tham gia của gia
đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học,
ngành học [3].
Ngày 20 tháng 11 năm 2017 Ban thường vụ huyện ủy huyện Quan Sơn ban
hành Nghị quyết 08-NQ/HU về “Đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
huyện Quan Sơn đến năm 2020”. Mục tiêu đối với bậc THCS: Chất lượng đại
trà đạt trên 95%, học sinh giỏi các môn văn hóa xếp trong nhóm khá các huyện miền
núi. Gĩư vững và nâng cao kết quả phổ cập THCS, học sinh được giáo dục về kỹ
năng sống, sinh hoạt nhóm, giáo dục thể chất, lịch sử, văn hóa địa phương [4].
Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định như: Nghị định số 116/2010/QĐTTg, ngày 18 tháng 07 năm 2016 về chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ
thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn. Thực tế hiện nay giáo viên và học sinh ở các

trường bán trú được hỗ trợ nhiều về vật chất như: học sinh được hỗ trợ tiền ăn,
hỗ trợ tiền nhà ở,… Các chế độ chính sách hỗ trợ cho giáo viên như: Nghị định
số 61/2006/NĐ-CP, Nghị định số 16/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách
đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Trong công tác giảng dạy, giáo viên nhà trường đã tích cực đổi mới phương
pháp dạy học, đổi mới cách kiểm tra đánh giá cho phù hợp với điều kiện thực tế
của đơn vị. Tuy nhiên đội ngũ giáo viên, hoạt động của tổ chuyên môn ở trường
Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở Sơn Thủy vẫn bộc lộ những hạn chế
đó là: trình độ chuyên môn của giáo viên còn nhiều hạn chế; các hoạt động của
tổ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra; chất lượng giáo dục của nhà
trường thấp so với các trường trong huyện.
Để nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên, hiệu quả hoạt động của tổ
chuyên ở trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở tôi chọn đề tài: “Một
số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn ở Trường
Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh
Thanh Hóa”.
1


1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn, chất lượng đội ngũ giáo
viên, chất lượng giáo dục của nhà trường. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn, chất lượng đội ngũ giáo
viên trong nhà trường.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động của Tổ chuyên môn Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung
học cơ sở Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu các loại tài liệu về sinh hoạt tổ chuyên môn, các chuyên đề dạy

học, các hình thức sinh hoạt của tổ chuyên môn .
Trao đổi, phỏng vấn Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên về các hoạt động của
tổ chuyên môn.
Thu thập số liệu về thực trạng tổ chuyên môn, chất lượng đội ngũ giáo
viên, chất lượng giáo dục của nhà trường.
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Vị trí của tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn là một bộ phận của nhà trường, gồm một nhóm giáo viên
(từ 3 người trở lên) cùng giảng dạy về một môn học, một nhóm môn học hay
một nhóm viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, tư vấn học đường,
… được tổ chức lại để cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại
khoản 2 điều 16 của Điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ
thông và trường Phổ thông có nhiều cấp học.
Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong bộ máy tổ chức, quản lý
của trường THCS, THPT. Trong trường, các tổ, nhóm chuyên môn có mối quan
hệ hợp tác với nhau; phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ khác, các tổ chức đoàn
thể,... nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp triển khai các hoạt động của nhà trường,
trong đó trọng tâm là hoạt động giáo dục và dạy học.
Tổ chuyên môn là đầu mối quản lý mà Hiệu trưởng nhất thiết phải tập trung
dựa vào đó để quản lý nhà trường trên nhiều phương diện, nhưng cơ bản nhất là
hoạt động dạy học. Đặc biệt tổ chuyên môn là nơi giáo viên bộc lộ khả năng sư
phạm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ (năng lực sư phạm của mỗi giáo viên)
cũng là nơi nắm vững tâm tư, nguyện vọng và những khó khăn trong đời sống;
kịp thời động viên, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2


2.1.2. Chức năng tổ chuyên môn

Giúp Hiệu trưởng điều hành các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn liên
quan đến dạy và học.
Trực tiếp quản lý giáo viên trong tổ theo nhiệm vụ quy định.
Tổ trưởng chuyên môn là người trực tiếp quản lí các hoạt động của giáo
viên, các hoạt động của lớp; là người chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về chất
lượng giảng dạy của giáo viên, kết quả học tập của học sinh. Vì vậy tổ trưởng
chuyên môn phải là người có khả năng tập hợp giáo viên, xây dựng kế hoạch, tổ
chức điều hành các hoạt động của tổ; tham gia quá trình đánh giá, xếp loại giáo
viên; đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên.
2.1.3. Nhiệm vụ tổ chuyên môn
Nhiệm vụ của tổ chuyên môn quy định theo Điều lệ trường THCS, THPT
ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011
của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tổ chuyên môn có những nhiệm vụ sau:
Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế
hoạch dạy học, xây dựng phân phối chương trình các môn học, các chủ đề dạy
học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp loại các
thành viên của tổ theo các quy định của ngành; đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối
với giáo viên,...
2.1.4. Sinh hoạt tổ chuyên môn
Sinh hoạt tổ chuyên môn là một hoạt động chuyên môn không thể thiếu
trong các hoạt động của nhà trường; là dịp để các giáo viên trao đổi chuyên môn
nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng dạy học; thông qua sinh hoạt tổ
chuyên môn, giáo viên sẽ đề xuất nhiều ý tưởng mới, cách làm hay. Vì vậy tổ
trưởng cần tạo điều kiện để giáo viên nói lên ý tưởng, kinh nghiệm của mình.
Việc sinh hoạt tổ chuyên môn thực hiện theo định kỳ quy định trong Điều
lệ trường THCS, THPT (2 tuần/1lần). Thời gian do Hiệu trưởng quy định và tuỳ
yêu cầu về tính chất, nội dung công việc.
Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cần đa dạng, phong phú và được chuẩn
bị trước về nội dung, các biện pháp tổ chức thực hiện. Tránh việc sinh hoạt chỉ

để giải quyết sự vụ, sự việc và hoặc mang tính hành chính.
2.2. Thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở Sơn
Thủy được chia làm 2 tổ:
* Tổ Tự nhiên, gồm các môn: Toán - Lý - Hóa - Sinh - Công nghệ - Thể
dục - Tin học.
3


- Tổ trưởng: Ngô Ngọc Thành.
- Các tổ viên:
TT

Họ và tên

Trình độ đào tạo

1

Ngô Ngọc Thành

ĐHSP- Toán

2
3

Lê Vạn Ngân
Lê Hồng Anh

CĐSP - Lý – Kỹ

ĐHSP - Hoá

4

Hà Thị Duyên

ĐHSP – Sinh

5
6
7

Bùi Thị Nhãn
Phạm Minh Thỏa
Vũ Thị Quý

ĐHSP - TDTT
ĐHSP- Toán
CĐ Điện

Nhiệm vụ
phân công
Tổ trưởng
Giảng dạy
Giảng dạy
Giảng dạy
Thư ký
Giảng dạy
Giảng dạy
Giảng dạy

Giảng dạy

Ghi chú

* Tổ xã hội, gồm các môn: Ngữ văn - Sử - Địa - GDCD - Ngoại ngữ.
- Tổ trưởng: Lê Xuân Tùng.
- Các tổ viên:
STT

Họ và tên

Trình độ đào tạo

1

Lê Xuân Tùng

ThS - Sử

2
3

Nguyễn Văn Hùng
Nguyễn Hải Dương

ĐHSP - Sử
ĐHSP - Văn

4


Vũ Thị Huệ

ĐHSP - Văn

5
6

Lương Quang Nhiệm ĐHSP - Địa
Lò Thị Hiệp
CĐSP - T. Anh

Nhiệm vụ
phân công
Tổ trưởng
Giảng dạy
Giảng dạy
Giảng dạy
Thư ký
Giảng dạy
Giảng dạy
Giảng dạy

Ghi chú

Nhìn chung, đội ngũ giáo viên trong các tổ chuyên môn có sức khỏe tốt;
trình độ đại học và trên đại học là 76,9%; có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình
trong công tác. Hoạt động chuyên môn của nhà trường nhiều năm có nề nếp;
chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng lên qua từng năm học. Tuy nhiên,
tổ chuyên môn trong nhà trường còn bộc lộ một số nhược điểm sau:
Công tác tham mưu cho Ban giám hiệu trong việc nâng cao chất lượng giáo

dục còn nhiều hạn chế, chưa chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch, ý kiến
đề xuất còn mang tính chung chung. Cơ cấu giáo viên trong tổ chuyên môn
không đồng đều (môn thừa GV, môn thiếu GV).

4


Nội dung sinh hoạt tổ chưa phong phú, hình thức đơn điệu, chưa mang màu
sắc chuyên môn, chưa có những chuyên đề thảo luận sôi nổi, thẳng thắn mang
tính khoa học. Ít chú trọng vào các vấn đề trọng tâm, về đổi mới PPDH hay việc
tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho giáo viên trong tổ.
Vai trò, trách nhiệm của tổ trưởng chuyên môn chưa cao, còn cả nể, chỉ đạo
chưa kiên quyết. Các cuộc họp chuẩn bị nội dung thiếu chu đáo, kế hoạch hoạt
động của tổ chuyên môn chưa thật phù hợp với đặc điểm của tổ, nhà trường và
địa phương.
Trong sinh hoạt tổ chuyên môn, một số giáo viên chưa phát huy tinh thần
tập thể, không mang trách nhiệm xây dựng cái chung; các buổi sinh hoạt chuyên
môn thường là những giáo viên có năng lực khá, giỏi hay nhận xét, góp ý, còn
những giáo viên khác thì ít khi có ý kiến.
Nội dung kế hoạch, sổ ghi biên bản, sổ theo dõi chuyên môn còn nặng về
hình thức, ghi chép còn chung chung. Thảo luận về đổi mới phương pháp dạy
học chưa đi vào chiều sâu, góp ý giờ dạy chưa đi vào mục đích, yêu cầu bài dạy,
một số tiết dạy xếp loại khá giỏi chưa thực chất. Công tác xây dựng kế hoạch
hoạt động chuyên môn còn mang tính hình thức, chưa căn cứ vào chất lượng
thực tế của tổ để xác định các chuyên đề cần sinh hoạt.
Nhiều giáo viên còn xem nhẹ buổi sinh hoạt chuyên môn, chưa thực sự say
mê với chuyên môn, ý thức tự học, tự bồi dưỡng năng lực sư phạm còn hạn chế
Khảo sát kết quả xếp loại giáo viên trong tổ chuyên môn, tháng 9 năm 2017

TT


Tổ Chuyên
môn

Số lượng

1
2

Tổ Tự nhiên
Tổ Xã hội

7
6

Xếp loại giáo viên tháng 9 năm 2017
Xuất sắc
Khá
TB
Yếu
SL % SL % SL % SL %
0
00
7 100 0
00 0
00
0
00
6 100 0
00 0

00

2.3. Một số giải pháp thực hiện.
2.3.1. Giải pháp thứ nhất: Xây dựng kế hoạch, văn bản chỉ đạo.
Các văn bản chỉ đạo hoạt động chuyên môn, các văn bản chỉ đạo của
ngành, nội quy, quy chế,…; được phân công các Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng
triển khai và thực hiện cụ thể là:
Đối với các văn bản chỉ đạo chuyên môn do ngành quy định: giao cho các
Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn triển khai trong họp chuyên môn và giao
ban hàng tuần.
Đối với các loại văn bản chỉ đạo về hoạt động dạy học: giao cho tổ trưởng
chuyên môn triển khai trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.
5


Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động
chuyên môn hàng tháng, học kỳ và cả năm học. Đây là công việc rất quan trọng
nhằm thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn mà ngành giáo dục đề ra. Ngoài công
việc thông thường mà người cán bộ quản lý phải làm thì một công việc rất quan
trọng là hướng dẫn tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động.
Căn cứ vào kế hoạch chuyên môn của nhà trường, giáo viên và các tổ
chuyên môn chủ động trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động (Kế hoạch hoạt
động tuần, tháng, năm), kế hoạch tổ chức các chuyên đề dạy học,…
Khi xây dựng kế hoạch, tổ chuyên môn và giáo viên phải thực hiện quy
trình 5 bước: lập dự thảo sinh hoạt chuyên môn; thông qua, lấy ý kiến đóng góp
của tập thể; điểu chỉnh, hoàn thiện chỉnh lý dự thảo kế hoạch; gửi dự thảo kế
hoạch cho hiệu trưởng phê duyệt; công bố và thực hiện; kế hoạch phải đảm bảo
các nguyên tắc: tính Đảng, tập trung dân chủ, tính khoa học, tính pháp lệnh.
2.3.2. Giải pháp thứ hai: Tổ chức dự giờ, thao giảng, đánh giá giáo viên.
Đây là một hoạt động rất quan trọng của tổ chuyên môn, điều này càng có ý

nghĩa đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay “Về đổi mới căn bản, toàn
diện Giáo dục và Đào tạo” thực hiện đổi mới nội dung, chương trình và phương
pháp dạy học.
Thao giảng, dự giờ là một hoạt động cần thiết đối với giáo viên trong các
nhà trường, là một trong những việc làm quan trong góp phần nâng cao chất
lượng dạy học. Vì vậy cần phải đổi mới, cải tiến công tác thao giảng, dự giờ để
giáo viên học tập kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn.
Hàng tuần tổ trưởng chuyên môn lên kế hoạch, phân công giáo viên dạy (1
tiết/ tuần) theo các chuyên đề, các bài dài, khó dạy; các tiết học có sử dụng đồ
dùng dạy học, thiết bị dạy học, các tiết làm thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm
kiểm chứng,…
Ngoài ra trong một năm học, các tổ chuyên môn thi giáo viên giỏi cấp tổ
hai lần, thi giáo viên giỏi cấp trường; giáo viên còn phải tham gia dạy các
chuyên đề theo yêu cầu đánh giá của công tác bồi dưỡng thường xuyên.
Số tiết đã dự giờ cấp tổ, cấp trường: 52 tiết.
Số tiết đã thực hiện kiểm tra nội bộ: 26 tiết.
So với năm học 2016-2017, số tiết xếp loại giỏi tăng 7 tiết và thực hiện
được 13 tiết chuyên đề.
Thông qua dự giờ, góp ý bài dạy, nhiều giáo viên đã mạnh dạn sử dụng các
phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực như: phương pháp “Bàn tạy nặn bột”,
phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp dạy học nhóm; kỹ thuật dạy học
“Khăn trải bàn”. Dự giờ và góp ý bài dạy giúp giáo viên rèn luyện kỹ năng thực
6


hành, kỹ năng làm thí nghiệm, khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời
những khó khăn của học sinh, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập. Đặc
biệt, giáo viên đã sử dụng thành thạo phiếu đánh giá giờ dạy theo 12 tiêu chí
(theo công văn số 572/HD-SGDĐT ngày 29 tháng 3 năm 2017 về hướng dẫn
đánh giá, xếp loại giờ dạy giáo viên trung học).

2.3.3. Giải pháp thứ ba: Tổ chức các chuyên đề dạy học, bồi dưỡng giáo
viên.
Theo hướng dẫn tại công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH về “đổi mới
phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và hướng dẫn phân tích,
rút kinh nghiệm giờ dạy của các trường trung học qua mạng”; Công văn số
3535/BGDĐT-GDTrH về hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay
nặn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác [1] [2].
Các tổ chuyên môn nhà trường đã xây dựng kế hoạch, thực hiện hai chuyên
đề dạy học.
Chuyên đề 1: “Nâng cao chất lượng học sinh đại trà” thực hiện theo quy
trình dạy học theo nghiên cứu bài học.
Chuyên đề 2: Áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương
pháp dạy học tích cực khác vào một số tiết dạy.
- Tổng số tiết được áp dung cho hai chuyên đề là: 13 tiết.
- Số lớp thực hiện hai chuyên đề: 07 lớp.
Khi thực hiện chuyên đề này, giáo viên, tổ chuyên môn đã áp dụng 7 bước
của quá trình nghiên cứu bài học như: lập kế hoạch nghiên cứu bài học; dạy học
và quan sát các bài học nghiên cứu; đánh giá, nhận xét các bài học đã được dạy;
chỉnh sửa các bài học dựa trên sự góp ý, bổ sung sau những gì thu thập được sau
khi tiến hành bài học nghiên cứu lần 1; tiến hành dạy các bài học đã được chỉnh
sửa; tiếp tục đánh giá, nhận xét kết quả lần 2; đưa vào ứng dụng rộng rãi trong
quá trình dạy học.
Thông qua việc thực hiện hai chuyên đề, giáo viên được hợp tác cùng nhau
làm việc, cùng nhau để xây dựng một kế hoạch bài học hoàn chỉnh; giáo viên
được trình bày ý kiến của mình về bài học trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, cùng
nhau chia sẻ và học tập những kinh nghiệm tốt của nhau, không phân biệt người
nhiều kinh nghiệm hay ít kinh nghiệm, giáo viên đứng lớp lâu năm hay giáo viên
mới ra trường.
Giáo viên được hỗ trợ kiến thức liên môn (hai môn hoặc nhóm các môn
học) để xây dựng các chủ đề dạy học; các nội dung khó trong các bài dạy được

giải quyết.
2.3.4. Giải pháp thứ tư: Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn

7


Việc sinh hoạt tổ chuyên môn được thực hiện theo quy định trong Điều lệ
Trường trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và trường Phổ thông có
nhiều cấp học; sinh hoạt tổ chuyên môn là nội dung hết sức quan trọng nhằm
đánh giá các hoạt động của tổ chuyên môn, giáo viên trong tuần, tháng; là căn
cứ để đánh giá xếp loại giáo viên hàng tháng.
Ở trường chúng tôi, trong những năm gần đây đã xây dựng kế hoạch chỉ
đạo sinh hoạt tổ chuyên môn vào thứ 6 hàng tuần.
Đối với nội dung công việc chiều thứ 6 (tuần thứ 2 và tuần thứ 4), Phó Hiệu
trưởng phụ trách chuyên môn, Tổ trưởng tổ chuyên môn phối hợp lên kế hoạch
hoạt động hàng tuần, tháng và cả năm học; trong kế hoạch ghi rõ nội dung công
việc từng tuần, từng buổi: Thứ sáu (tuần thứ 2 trong tháng) dành cho việc thao
giảng chuyên đề; tổ chức các cuộc thi; họp tổ chuyên môn,… Thứ sáu (tuần thứ
4 trong tháng) dành cho việc kiểm tra hồ sơ giáo viên, hồ sơ tổ chuyên môn;
sinh hoạt tổ nhóm theo các chuyên đề như: công tác học bồi dưỡng thường
xuyên, công tác nghiên cứu khoa học và làm đồ dùng dạy học, thực hiện các bài
dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn; thi giáo viên giỏi cấp tổ, cấp trường,…
sơ kết các hoạt động của tổ chuyên môn.
Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn rất đa dạng và phong phú được tập trung
vào những vấn đề cơ bản sau:
- Giải quyết, tháo gỡ một số vấn đề mới và khó của chương trình môn học.
- Về dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình.
- Về các biện pháp giải quyết những bài dài, khó của các môn học.
- Về đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình, soạn đề
kiểm tra theo các yêu cầu của Bộ.

- Về bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém.
- Về việc xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học (Chương trình nhà
trường).
- Thiết kế bài học theo định hướng đổi mới PPDH.
- Thảo luận về phiếu dự giờ; đánh giá giờ dạy theo 12 tiêu chí (theo công
văn số 572/HD-SGDĐT ngày 29 tháng 3 năm 2017 của Sở GDĐT).
- Về nâng cao năng lực lý luận dạy học nói chung và PPDH bộ môn nói
riêng.
- Trao đổi góp ý các sản phẩm thi khoa học kỹ thuật, các bài thi dạy học
liên môn, tích hợp.
Sinh hoạt tổ chuyên môn đã phát huy được sức mạnh trí tuệ tập thể, năng
khiếu, sở trường của từng giáo viên; tạo cơ hội để giáo viên được học hỏi đồng
nghiệp, nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường.
8


2.3.5. Giải pháp thứ năm: Sơ kết, tổng kết các hoạt động giáo dục của tổ
chuyên môn trong năm học
Trong quá trình quản lý nhà trường, người cán bộ quản lý phải biết phát
huy tính dân chủ trong cơ quan; phát huy trí tuệ của tập thể. Để phát huy sức
mạnh tập thể trong hoạt động giáo dục thì các tổ chuyên môn cần phải tổ chức
các hoạt động sơ kết, tổng kết cụ thể là:
- Sơ kết công tác tập huấn các chuyên đề về dạy học và tổ chức các cuộc
thi, các cuộc vận động, các phong trào thi đua.
- Sơ kết công tác nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ
dùng dạy học
- Sơ kết công tác thi giáo viên giỏi cấp tổ, cấp trường và dạy học theo chủ
đề nghiên cứu bài học.
- Sơ kết công tác bồi dưỡng giáo viên và bồi dưỡng thường xuyên.
- Sơ kết công tác kiểm tra hồ sơ giáo viên, hồ sơ tổ chuyên môn; công tác

đánh giá, xếp loại giáo viên hàng tháng. Sơ kết hoạt động của tổ chuyên môn
từng học kỳ và cả năm học,…
Thông qua công tác sơ kết, tổng kết, người quản lý sẽ nắm bắt được các ý
kiến phản hồi mang tính chất xây dựng tập thể phát triển; trên cơ sở đó người
quản lý lập kế hoạch chỉ đạo các hoạt giáo dục khoa học hơn nhằm nâng cao
chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Kết quả sơ kết, tổng kết các hoạt động chuyên môn trong nhà trường là cơ
sở để đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý theo chuẩn nghề nghiệp, đánh giá theo
Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 về đánh giá và phân
loại cán bộ, công chức, viên chức.
2.4. Kết quả
Khi áp dụng các biện pháp sinh hoạt chuyên môn vào trường PTDTBT
THCS Sơn Thủy, các hoạt động của tổ, nhóm chuyên môn có nhiều chuyển biến
tích cực, cụ thể như sau:
Hoạt động của tổ chuyên môn ngày càng có chất lượng, không còn mang
tính chất giải quyết sự vụ, công việc hành chính đơn thuần, mà tập trung chủ yếu
vào các chủ đề, chủ điểm; nội dung khó trong các bài dạy,…giáo viên biết cách
vận dụng kiến thức của hai hay nhiều môn để giải quyết một số vấn đề thực tiễn
trong dạy học.
Giải quyết những khó khăn trong quá trình giảng dạy với tinh thần bình
đẳng, hợp tác, đoàn kết, học hỏi lẫn nhau, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ.

9


Sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề là một hình thức bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ cho giáo viên đạt hiệu quả nhất và hoàn toàn có thể áp dụng
trong các nhà trường.
Xây dựng được nề nếp hoạt động chuyên môn, tính chủ động, tính sáng tạo
trong hoạt động của tổ được phát huy; các phương pháp dạy học tích cực được

áp dụng, cách làm hay, ý tưởng mới được nhiều người học tập. Chất lượng dạy
học của nhà trường ngày càng được nâng lên.
Kết quả xếp loại giáo viên trong tổ chuyên môn, tháng 4 năm 2018
TT
1
2
3
4

Tổ
chuyên môn
Tổ Tự nhiên
Tăng (+)
Giảm (-)
Tổ Xã hội
Tăng (+)
Giảm (-)

Số lượng
Giáo
viên
7

6

Xếp loại giáo viên tháng 4 năm 2018
Trung
Xuất sắc
Khá
Yếu

bình
SL
%
SL
%
SL % SL %
5
71,4
2
28,6 0 00 0
00
+5

+71,4

-5

-71,4

0

00

0

00

4

66,7


2

33,3

0

00

0

00

+4

+66,7

-4

-66,7

0

00

0

00

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận
Thông qua các hoạt động của tổ chuyên môn trong những năm gần đây, tôi
rút ra một số kinh nghiệm trong công chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn như sau:
Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo tổ chuyên môn làm việc theo kế hoạch;
nội dung kế hoạch phải khoa học, sát với thực tế. Thời gian sinh hoạt của tổ
chuyên môn trong tháng, trong tuần được bố trí một cách hợp lý, ổn định để các
tổ chuyên môn hoạt động.
Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn theo các chủ đề, chủ điểm; tránh sa vào
giải quyết công việc mang tính chất hành chính, sự vụ; nội dung sinh hoạt tập
trung vào nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng dạy học trong nhà trường.
Trong các giải pháp đã trình bày ở trên thì giải pháp: Sinh hoạt tổ chuyên
môn theo chuyên đề; tổ chức dự giờ, hội giảng và góp ý giờ dạy là những giải
pháp hết sức quan trọng; bởi vì các giải pháp này thể hiện được quá trình tổ
chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục và nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo
viên trong nhà trường.
3.2. Kiến nghị
10


3.2.1. Đối với nhà trường
Tạo điều kiện về cơ sở vật chất như: đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học, các
phòng học bộ môn (phòng Hóa - Sinh, phòng Lý- Kỹ,…)
3.2.2. Đối với phòng giáo dục
Phòng Giáo dục và Đào tạo Quan Sơn tổ chức các chuyên đề sinh hoạt
chuyên môn theo cụm trường để giúp giáo viên của các trường khác nhau chia
sẻ kinh nghiệm với nhau. Qua đó giúp thu hẹp khoảng cách, chất lượng giáo dục
giữa các trường, các vùng miền; tham mưu cho UBNND huyện bổ sung giáo
viên dạy môn GDCD, Âm nhạc, Tin học.
Trên đây là một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên
môn ở Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở Sơn Thủy, huyện

Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Rất mong nhận được sự ủng hộ, góp ý của đồng
nghiệp, Hội đồng khoa học nhà trường, Hội đồng khoa học ngành Giáo dục và
Đào tạo Quan Sơn để sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn./.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Quan Sơn, ngày 24 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan sáng kiến trên
là do tôi viết. Nếu coppy bản thân
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

NGƯỜI VIẾT

Phạm Văn Dũng

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH, ngày 08 tháng 10 năm 2014 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
2. Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
3. Nghị quyết số 29/NQ- TW, ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung
ương khóa XI.
4. Nghị quyết số 08/NQ- HU, ngày 20/11/2017 của Ban thường vụ huyện
ủy huyện Quan Sơn.
5. Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 3 năm 2011- Thông tư
Ban hành Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường Trung học phổ thông và
trường Phổ thông có nhiều cấp học.


12



×