Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

skkn một số giải pháp sử dụng trò chơi dân gian nhằm nâng cao chất lượng trong dạy học môn thể dục trường PTDTBTTHCS tam thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.84 KB, 13 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN QUAN SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TRONG DẠY HỌC MÔN
THỂ DỤC TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ THCS TAM THANH

Người thực hiện : Quách Thành Nam
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường PTDTBTTHCS Tam Thanh
SKKN thuộc lĩnh vực : Thể dục

THANH HÓA NĂM 2018
Mục lục.


Phần
Nội dung
1/ Đặt vấn đề 1.1. Lí do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2/Giải quyết 2.1. Cơ sở lí luận
vấn đề
2.2. Thực trạng
2.3. Giải pháp thực hiện.
2.3.1.Giải pháp 1: Xác định các bước chuẩn bị.
2.3.2.Giải pháp 2: Cách thức tổ chức thực hiện.


2.3.3.Giải pháp 3: Nhận xét, đánh giá
2.4. Hiệu quả SKKN
3/ Kết luận, Kết luận.
Kiến nghị.
Kiến nghị.

Trang
1
1
1
1
3
3
4
4
5
8
8
10
10


1. Mở đầu.
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong thời kỳ mới của đất nước chúng ta hiện nay, thì mục điêu của ngành
Giáo dục - Đào tạo là tạo ra những con người mới để thực hiện công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn thực hiện được điều đó thì mỗi con
người phải có đủ đức, đủ tri thức và đủ sức khỏe. Như Bác Hồ đã từng nói: “Có
đức, có tài nhưng không đủ sức khỏe thì con người không thể làm được việc gì”.
Vì thế trong chương trình đào tạo ở bậc THPT, thể dục chiếm một vai trò và vị

trí hết sức quan trọng, nhưng do đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi này: là lứa
tuổi dậy thì, có sự biến đổi nhiều, đôi lúc đột ngột về tâm sinh lý của các em nên
đã hỏi giáo viên giảng dạy bộ môn này phải hiểu và chọn phương pháp giảng
dạy sao cho phù hợp, giúp các em vừa ổn định được tâm lý vừa phát triển được
thể lực một cách toàn diện, để các em có đủ sức khỏe học tập lĩnh hội các kiến
thức một cách tốt nhất.
Nếu việc dạy và luyện tập các kiến thức TDTT theo yêu cầu của chương
trình mà khô khan, cứng nhắc sẽ làm ức chế tâm lý nhận thức của học sinh từ đó
sẽ hình thành trong các em những thói quen luyện tập gượng ép, bắt buộc, sẽ
làm hạn chế kết quả và có thể có hại cho sức khỏe. Ở trong phân phối chương
trình của bộ môn thì trò chơi có thể đưa vào đa số các tiết học, thế nhưng phần
lớn các trò chơi ở đây là do giáo viên tự chọn. Như vậy nếu giáo viên lựa chọn
và tổ chức được các trò chơi hợp lý với tiết học thì sẽ giúp học sinh có tinh thần
nhận thức thoải mái, luyện tập các kiến thức một cách tự giác như vậy hiệu quả
tiết dạy sẽ đạt kết quả cao. Ngược lại giáo viên lựa chọn trò chơi không phù hợp
sẽ lãng phí thời gian của tiết học hay luyện tập mà không có hiệu quả.
Qua thời gian công tác giảng dạy bộ môn này, bản thân tôi thấy rất rõ tầm
quan trọng của việc chọn và tổ chức các trò chơi trong các tiết học nên tôi đã tìm
tòi chọn lọc một số trò chơi dân gian dễ chơi mà mang lại hiệu quả và tổ chức
thực hiện trong các tiết dạy của mình. Từ những lí do trên tôi đã nghiên cứu đề
tài SKKN: “ Một số giải pháp sử dụng trò chơi dân gian nhằm nâng cao
chất lượng trong dạy học môn Thể dục Trường PTDTBTTHCS Tam
Thanh” để cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Thể dục ở bậc THCS theo
phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng
cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Góp phần gây hứng thú
học tập Thể dục cho học sinh, để các em có tinh thần học tập thoải mái "học mà
chơi, chơi mà học". Từ đó giúp các em tiếp thu các kiến thức một cách tự giác,
củng cố và khắc sâu được các kiến thức đã học, nâng cao chất lượng dạy và học.

1.2. Đối tượng nghiên cứu.
Một số giải pháp sử dụng trò chơi dân gian nhằm nâng cao chất lượng
trong dạy học môn Thể dục Trường PTDTBTTHCS Tam Thanh
1.3.Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu.
1


- Thực hành: Qua các tiết dạy trên lớp.
- Điều tra; Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu, kết quả đạt được sau nghiên
cứu.

2


2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận
Trò chơi trong dạy học là một hình thức tổ chức các hoạt động thi đua sôi
nổi trong một tiết học nhằm giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi. Dưới dự hướng dẫn
của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục
đích của trò chơi truyền tải nội dung kiến thức bài học. Luật chơi thể hiện nội
dung, phương pháp học đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và đánh
giá.
Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh THCS, có thể nói nó quan
trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em luôn tìm
mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em
sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ
ràng như niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng
đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được
nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả

năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây chính là đặc tính
thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy khi đã tham gia trò chơi, học sinh thường
vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng
tạo của mình.
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học
sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng
cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động
chơi.
Với các đặc điểm nêu trên việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn Thể
dục sẽ phát triên ở các em sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, đặc biệt là
phát huy ở các em tính tích cực sáng tạo đồng thời đây còn là điều kiện tốt để
giáo dục phẩm chất đạo đức và hứng thú trong học tập của các em.
2.2. Thực trạng.
Qua thực tế giảng dạy bản thân nhận thấy một bộ phận không nhỏ học
sinh
rất ngại thực hiện các bài tập của giáo viên đặc biệt là các bài tập thể lực. Một
trong những nguyên nhân đó là sự tẻ nhạt trong các nội dung học tập, phải tập đi
tập lại nhiều lần những bài tập ở các nội dung: chạy ngắn, chạy bền, chạy nhanh,
nhảy cao, nhảy xa, bật xa...gây tâm lí ngại, chán tập luyện đẫn đến hiệu quả giờ
dạy và chất lượng môn học chưa cao.
Trước khi thực hiện đề tài tôi đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của học
sinh bằng cách phát phiếu điều tra với nội dung sau:
-Trong giờ học Thể dục em có tích cực tham gia học tập, tập luyện không?
Tích cực
Bình thường
Chưa tíc cực
Kết quả điều tra trước khi thực hiện đề tài :
Trong giờ học Thể dục em có tích cực tham gia học tập,
Lớp
Sĩ số

tập luyện không?
Tích cực
Bình thường
Chưa tích cực
3


SL
%
SL
%
SL
%
9A
37
23
62.2
8
21.6
6
16.2
9B
36
18
50
10
27.8
8
22.2
8A

30
16
53.3
9
30
5
16.7
8B
34
18
52.9
10
29.4
6
18
7A
30
19
63.4
7
23.3
4
13.3
7B
28
15
53.6
8
28.6
5

17.8
6A
34
23
67.7
8
23.5
3
8.8
6B
34
18
52.9
10
29.4
6
18
Từ kết quả khảo sát tôi nhận thấy phần lớn các em chưa yêu thích, chưa
hứng thú với môn học, hiệu quả giờ dạy, chất lượng môn học chưa cao. Từ
những lí do trên bản thân tôi đã tìm tòi, học hỏi các phương pháp dạy học mới.
Trong đó bản thân đã tổ chức, vận dụng một số trò chơi dân gian trong dạy học
bộ môn Thể dục và đã mang lại hiệu quả nhất định góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học cụ thể như sau:
2.3. Các giải pháp đã tiến hành
Bản thân tôi tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn được một số trò chơi dân
gian phù hợp với từng nội dung trong chương trình môn học. Các giải pháp đã
sử dụng như sau :
2.3.1. Giải pháp 1: Xác định các bước chuẩn bị.
2.3.1.1. Mục tiêu giải pháp
Giúp giáo viên nghiên cứu nội dung luyện tập, phân tích rút ra những

thuận lợi, khó khăn khi học sinh luyện tập. Từ đó lựa chọn trò chơi phù hợp với
các nội dung kiến thức, nâng cao chất lượng môn học.
2.3.1.2. Nội dung giải pháp.
- Giáo viên nghiên cứu nội dung luyện tập, lựa chọn trò chơi phù hợp với
các nội dung kiến thức như: tác dụng của trò chơi trong việc nâng cao thành tích
môn học, hình thức chơi phù hợp với lứa tuổi, điều kiện sân chơi bãi tập...
- Chuẩn bị dụng cụ, sân bãi thực hiện trò chơi nhằm phát huy tối đa hiệu
quả của trò chơi đồng thời đảm bảo an toàn cho học sinh
- Giáo viên đặt ra giả thuyết các tình huống có thể xảy ra trong tiết dạy và
dự trù phương án để giải quyết.
2.3.1.3. Cách thức thực hiện.
+ Bước 1: Xác định mục tiêu dạy học: Giáo viên phân tích các nội dung
luyện tập; nghiên cứu tác dụng, hình thức chơi, luật chơi của một số trò chơi dân
gian, lựa chọn trò chơi phù hợp với các nội dung kiến thức. Trò chơi được lựa
chọn phải giúp học sinh củng cố được các kiến thức, kĩ thuật đã học đồng thời
tạo được môi trường học tập thoải mái, gây hứng thú học tập cho học sinh. Ví
dụ: Khi luyện tập nội dung chạy nhanh tôi sẽ lựa chọn trò chơi dân gian " Mèo
đuổi chuột".
+ Bước 2: Xây dựng kế hoạch bài dạy có lồng ghép trò chơi đã lựa chọn.
+ Bước 3: Giáo viên cần dự đoán trước những tình huống có thể xảy ra
trong tiết học và dự trù phương án giải quyết.
4


+ Bước 4: Chuẩn bị dụng cụ, sân bãi thực hiện trò chơi
2.3.2.Giải pháp 2: Cách thức tổ chức thực hiện.
2.3.2.1. Mục tiêu giải pháp
Tạo môi trường, không khí học tập vui vẻ, giúp các em tích cực hơn, sôi
nổi hơn, hào hứng hơn trong học tập và khắc sâu kĩ thuật, kiến thức bộ môn,
nâng cao thành tích, chất lượng môn học.

2.3.2.2. Nội dung giải pháp.
Giáo viên lồng ghép tổ chức cho học sinh chơi trò chơi dân gian ở một số
nội dung luyện tập đã lựa chọn.
2.3.2.3. Cách thức thực hiện.
Bước 1: Đầu tiên là giới thiệu trò chơi.
+ Nêu tên trò chơi.
+ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ quy
định chơi.
Bước 2: Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi.
Bước 3: Chơi thật.
Ví dụ 1: Nội dung Chạy nhanh.
Trò chơi "Mèo đuổi chuột"
Trò chơi gồm từ 7 đến 10 người. Tất cả đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ
cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát.
Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Mèo chạy đằng sau
Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo
Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột
Một người được chọn làm mèo và một người được chọn làm chuột. Hai
người này đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến
câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải chạy đằng sau. Tuy nhiên mèo phải
chạy đúng chỗ chuột đã chạy. Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Rồi hai người
đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục.

5



Hình ảnh minh họa trò chơi "mèo đuổi chuột"
Ví dụ 2: Nội dung Chạy ngắn
Trò chơi "Cướp Cờ"
Chuẩn bị:
+ Một cái khăn bất kì tượng trưng cho cờ
+ Một vòng tròn
+ Vạch xuất phát cũng là đích của 2 đội

Hình ảnh minh họa trò chơi "Cướp cờ"
Cách chơi: Quản trò chia tập thể chơi thành hai đội, có số lượng bằng nhau mỗi
đội có từ 5-6 bạn, đứng hàng ngang ở vạp xuất phát của đội mình. Đếm theo số
thứ tự 1, 2, 3, 4, 5… các bạn phải nhớ số của mình. Khi quản trò gọi tới số nào
thì số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ. Khi quản trò gọi
số nào về thì số đó phải về. Một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số
Luật chơi: Khi đang cằm cờ nếu bị bạn vỗ vào người, thua cuộc. Khi lấy
được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình không bị đội bạn vỗ vào người,
thắng cuộc. Khi có nguy cơ bị vỗ vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để
chánh bị thua. Số nào vỗ số đó không được vỗ vào số khác. Nếu bị số khác vỗ
vào không thua. Số nào bị thua rồi (“bị chết”) quản trò không gọi số đó chơi
nữa. Người chơi không được ôm, giữ nhau cho bạn cướp cờ. Người chơi tìm
cách lừa đối phương để nhang cờ về, lựa chọn sân bải phù hợp để chánh nguy
cơ, cờ ra khỏi vòng tròn, để cờ lại vòng tròn chỉ được cướp cờ trong vòng tròn.
Khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau
Ví dụ 3: Nội dung Nhảy cao
Trò chơi "Nhảy vượt rào tiếp sức"
Chuẩn bị : Kẻ một vạch xuất phát, cách vạch xuất phát 10m kẻ một vạch
giới hạn. Trên vạch giới hạn có cắm sẵn 2 lá cờ ( đích). Cách vạch xuất phát 3m
có 1 chướng ngại vật, tổng số có 3-4 chướng ngại vật. Tập hợp số học sinh trong
6



lớp thành 4 hàng dọc sau vạch xuất phát thẳng hướng với cờ, số lượng học sinh
trong các hàng phải bằng nhau.

Hình ảnh minh họa trò chơi "Nhảy vượt rào tiếp sức"
Cách chơi : Khi có lệnh chơi, những em số một của mỗi hàng nhanh
chóng nhảy bằng hai chân về phía trước, bật qua các chướng ngại vật, chạy
vòng qua lá cờ rồi lại bật trở lại vạch xuất phát và đưa tay chạm vào người số 2,
sau đó đi về đứng ở cuối hàng. Em số 2 lại nhảy lò cò như em số một và cứ tiếp
tục như vậy cho đến hết. Hàng nào nhảy xong trước, ít phạm quy là thắng cuộc
Ví dụ 4: Nội dung Bật xa
Trò chơi "Nhảy cừu"
Cách chơi: “Cừu” đứng quay ngang thân người với tư thế: Hai chân rộng
bằng vai, cúi lưng, đầu và thân trên cúi về trước, hai tay chống hông, vai hướng
về các bạn chơi. Các người chơi còn lại xếp thành 1 hàng dọc, mỗi người cách
nhau 3m Bắt đầu chơi: Các người chơi lần lượt chạy đến “Cừu”, đặt hai tay lên
lưng "Cừu” rồi dạng hai chân nhảy qua người bạn, nhảy xong đi bộ về tập hợp ở
cuối hàng chờ đến lượt mình nhảy tiếp.

Hình ảnh minh họa trò chơi "Nhảy cừu"

7


Luật chơi: Khi nhảy “Cừu”, người chơi phải chống hai tay lên lưng
“Cừu”, dạng chân nhảy qua lưng mà không được chạm vào người “Cừu”. Nếu
chạm vào “Cừu” hoặc bị ngã, xô “Cừu” ngã là bị loại phải ra làm “Cừu”. “Cừu”
phải đứng đúng tư thế để người nhảy “cừu” nhảy được thuận lợi, không được cố
tình thay đổi tư thế đột ngột trong khi người chơi đang nhảy dễ gây mất đà, ngã

nguy hiểm.
2.3.3. Giải pháp 3: Nhận xét, đánh giá
2.3.3.1. Mục tiêu giải pháp.:
Nhằm khích lệ, động viên học sinh, góp phần khơi dậy trong học sinh
niềm say mê yêu thích đối với môn học.
2.3.3.2. Nội dung giải pháp.
Giáo viên nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, có thể nêu
thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
Khen thưởng, động viên đối với cá nhân, nhóm hoàn thành tốt trò chơi và
hình thức xử phạt hợp lí đối với cá nhân, nhóm hoàn thành chưa tốt trò chơi.Tuy
nhiên hình thức thưởng, phạt phải: Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người
chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học
tập của học sinh
2.3.3.3. Cách thức thực hiện.
+ Bước 1: Sau khi trò chơi kết thúc giáo viên nhận xét kết quả chơi, thái
độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập
qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
+ Bước 2: Cá nhân, nhóm hoàn thành tốt trò chơi giáo viên động viên
khích lệ bằng cách yêu cầu cả lớp thưởng bằng tràng pháo tay. Đối với cá nhân,
nhóm hoàn thành chưa tốt trò chơi giáo viên xử phạt bằng hình thức đơn giản,
vui như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò....
2.4. Hiệu quả của SKKN
Sau một thời gian ứng dụng một số trò chơi dân gian trong dạy học môn
Thể dục ở Trương PTDT Bán Trú THCS Tam Thanh, tôi nhận thấy bước đầu có
những kết quả rất khả quan. Trước hết, bản thân tôi đã nhận thức được vai trò
tích cực của việc sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học: tạo được môi trường,
không khí học tập vui vẻ, thoải mái giữa thầy và trò. Đa số các em nắm vững
được cách thức chơi một số trò chơi dân gian. Qua việc chơi trò chơi giúp các
em rèn luyện được thể chất, phản xạ nhanh khéo léo, thể hiện tinh thần tập thể,
đoàn kết gắn bó với nhau hơn. Đặc biệt học sinh học tập tích cực hơn, sôi nổi

hơn, hào hứng với việc học tập hơn. Chất lượng môn học qua đó cũng được
nâng lên rõ rệt thể hiện qua kết quả khảo sát sau khi nghiên cứu đề tài.
Kết quả điều tra sau khi thực hiện đề tài :
Trong giờ học Thể dục em có tích cực tham gia học tập,
Lớp
Sĩ số
tập luyện không?
Tích cực
Bình thường
Chưa tích cực
SL
%
SL
%
SL
%
9A
37
34
91.9
3
8.1
0
0
8


9B
8A
8B

7A
7B
6A
6B

36
30
34
30
28
34
34

33
28
31
28
25
32
31

91.7
93.3
91.2
93.3
89.3
94.1
91.2

3

2
3
2
3
2
3

8.3
6.7
8.8
6.7
10.7
5.9
8.8

0
0
0
0
0
0
0

0
0
0
0
0
0
0


9


3. Kết luận, kiến nghị.
- Kết luận.
Với việc tổ chức trò chơi trong hoạt động dạy học tạo điều kiện cho các
em làm quen với nhiều hình thức học tập khác nhau, khơi dậy hứng thú học tập
cho học sinh, đồng thời giúp các em khắc sâu được kiến thức về bài học, giúp
việc học nhẹ nhàng mà hiệu quả, thành tích học tập được nâng lên. Đối với bản
thân đây là cơ hội để trau dồi chuyên môn, tìm tòi được các phương pháp dạy
học hiệu quả, nâng cao năng lực công tác.
- Kiến nghị.
+ Đối với nhà trường:
Tổ chức các buổi dự giờ thăm lớp, sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả,
giúp giáo viên học hỏi, trau dồi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
+ Đối với ngành giáo dục :
Tổ chức các đợt tập huấn, sinh hoạt chuyên môn liên trường cho
các giáo viên về việc vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học mới .
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ bản thân tôi đã rút ra trong quá trình
ứng dụng trò chơi ô chữ trong giảng dạy môn Thể dục. Mong nhận được những
ý kiến đóng góp, bổ sung của các đồng nghiệp .
Tôi xin trân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Quan sơn, ngày 21 tháng 4 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết


Quách Thành Nam

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa thể dục 6,7, 8,9 của bộ giáo dục.
2. Sách giáo viên thể dục 6,7, 8,9 của bộ giáo dục.
3. Mạng internet.

11



×