SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN QUAN SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
HỌC PHÂN MÔN HÌNH HỌC 7 Ở TRƯỜNG PTDTBT THCS
TRUNG TIẾN
Người thực hiện: Nguyễn Viết Phú
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường PTDTBT THCS Trung Tiến
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC:
NỘI DUNG
1.Mở đầu
TRANG
1
1.1 Lí do chọn đề tài
1
1.2.Mục đích nghiên cứu
1
1.3.Đối tượng nghiên cứu
2
1.4.Phương pháp nghiên cứu
2
2.Nội dung
2
2.1.Cơ sở lý luận
2
2.2 Thực trạng vấn đề
3
2.3.Các giải pháp thực hiện
4
2.4.Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm
11
3.Kết luận,kiến nghị
12
Kết luận
12
Kiến nghị
13
Tài liệu tham khảo
14
1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
Toán học là một môn khoa học đặc biệt quan trọng trong mọi lĩnh vực. Con
người chúng ta trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không thể thiếu kiến thức về
toán. Nhà tư tưởng người Anh R. Bêcơn đã nói: “Ai không hiểu biết toán học thì
không thể hiểu bất cứ một môn khoa học nào khác và không thể phát hiện ra sự
dốt nát của bản thân mình”. Nghiên cứu về toán cũng chính là nghiên cứu một
phần của thế giới.
Cùng với sự phát triển của đất nước, sự nghiệp giáo dục cũng đổi mới không
ngừng. Các nhà trường càng chú trọng đến chất lượng toàn diện bên cạnh sự đầu
tư thích đáng cho giáo dục. Với vai trò là môn học công cụ, bộ môn toán đã góp
phần tạo điều kiện cho các em học sinh học tốt các môn khoa học tự nhiên khác.
Việc học tốt môn toán giúp học sinh có khả năng nắm được một cách chính xác,
vững chắc, có hệ thống những kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông cơ bản và có
khả năng vận dụng những tri thức đó vào những tình huống cụ thể khác nhau như:
Vào đời sống, vào lao động sản xuất và vào việc học tập các bộ môn khác,...
Đối với phân môn Hình học lớp 7 tuy không phải là nguồn gốc, nền móng
của môn Toán nhưng nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành
các phương pháp tìm hiểu và giải toán hình học cũng như thể hiện và trình bày
vấn đề.
Tuy nhiên do môn toán, đặc biệt là phân môn hình học có tính trừu tượng
cao, suy diễn rộng, suy luận chặt chẽ nên không phải học sinh nào cũng học tốt,
cũng yêu thích môn học này, các em thường cảm thấy nhàm chán, khó khăn và
không biết áp dụng các định lí để làm bài tập.
Phân môn hình học 7 có nhiều kiến thức vừa mới, vừa lạ. Các em học sinh
bước đầu được làm quen với các bước suy luận hình học, chứng minh chúng và
áp dụng chúng vào làm các bài tập, nên các em thường bị lúng túng và chưa thực
sự đạt được hiệu quả trong việc học tập. Vì vậy, khi học các tiết hình học 7 học
sinh học rất nặng nề, các em không hứng thú, sôi nổi, đặc biệt có em còn sợ học
phân môn này.
Xuất phát từ thực tế, bối cảnh về việc dạy và học môn hình học lớp 7 tại
trường PTDTBT-THCS Trung Tiến cho thấy: “Vấn đề mà chúng ta cần đặc biệt
quan tâm là giáo viên giảng dạy phải có giải pháp để nâng cao hiệu quả trong dạy
và học phân môn hình học lớp 7”. Giúp học sinh cảm thấy giảm áp lực, dần yêu
thích môn hình học hơn, qua đó nâng cao được hiệu quả trong việc dạy và học
môn Toán không chỉ ở cấp trung học mà còn là nền tảng cho các em sau này.
Với những lí do nêu trên, tôi xin mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm của
mình về: “Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong học tập phân môn
hình học 7 ở trường PTDTBT-THCS Trung Tiến”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với đối tượng học sinh lớp 7 các em đã bắt đầu có biểu hiện của lứa tuổi “
tập làm người lớn” nên lời khen, lời động viên đối với các em phát huy hiệu quả
không nhỏ. Bởi nó đã tác động vào thế giới tâm lí, tình cảm của các em khiến nảy
sinh hứng thú về vấn đề đang được đặt ra hướng các em đến với những hành vi tự
1
giác, chủ động và tích cực trong việc chiếm lĩnh tri thức. Đặc biệt với học sinh có
biểu hiện chán học, khó tiếp thu hoặc không có tinh thần tiếp thu kiến thức sẽ
khiến các em rơi vào tình trạng học sa sút. Bởi vậy người giáo viên phải dùng cái
tâm của mình để giúp các em vượt qua trở ngại này vươn lên trong học tập. Và
khi ấy người giáo viên thực sự dành cho các em một sự động viên, khích lệ kịp
thời để tạo ra một bước đột phá trong học tập. Khi xác định được mục đích, ý
nghĩa lớn lao của vấn đề này mới có thể xây dựng được phương pháp phù hợp
nhất. Chính vì vậy tôi chọn đề tài này với mong muốn tìm được một phương
pháp tối ưu nhất để trong quỹ thời gian cho phép hoàn thành được một hệ thống
chương trình qui định, nhằm lấp đầy các chỗ hổng kiến thức và từng bước nâng
cao thêm về mặt kỹ năng trong việc giải các bài tập Hình học cho học sinh. Từ đó
phát huy, khơi dậy khả năng sử dụng hiệu quả kiến thức vốn có của học sinh,
đồng thời thu hút, lôi cuốn các em ham thích học phân môn Hình Học nói giêng
và môn toán nói chung, đáp ứng những yêu cầu về đổi mới phương pháp và nâng
cao chất lượng dạy học hiện nay.
1.3.Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh khối 7 Trường PTDTBT-THCS Trung Tiến – Quan Sơn –Thanh
Hóa Năm học 2017 – 2018
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu từ các tài liệu và sách tham khảo có liên quan.
- Thông qua dự giờ rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
- Hệ thống lý thuyết của từng tiết dạy, từ đơn giản đến phức tạp.
- Triển khai nội dung đề tài, kiểm tra và đối chiếu kết quả học tập của học sinh
từ đầu năm học đến cuối học kì I vầ giữa học kì II
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Nhiệm vụ cơ bản của việc tạo hứng thú cho học sinh trong học tập
phân môn hình học 7.
Với học sinh ở lứa tuổi này, các hoạt động học tập và lao động của các em
thường mang tính chất tự phát, việc học tập còn chưa có tính chủ động.
Vì vậy người dạy cần có giải pháp nhằm định hướng cho các em trong học
tập và lao động theo mục tiêu, mục đích của mỗi cá nhân nhằm đạt hiệu quả cũng
như thành tích trong học tập và lao động.
Tâm lý của học sinh ở lứa tuổi này là nửa người lớn nửa trẻ con, nên những
tác động ảnh hưởng đến các em cũng cần lưu ý các tác động không tạo nên hiệu
quả thực tế.
Người dạy và người học đứng ở hai góc nhìn khác nhau nên cần có sự nhất
quán về quan điểm trong việc dạy và học.
2.1.2. Các nội dung cần đạt khi thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả giảng
dạy.
- Tạo được sự quý mến của học sinh đối với giáo viên;
- Dỡ bỏ bức tường ngăn cách giữa thầy và trò trong dạy và học;
- Học sinh không còn tâm lý tự ti, nhút nhát trong quan hệ với giáo viên và
với các bạn trong lớp;
2
- Học sinh ý thức được và chủ động điều chỉnh cách thức học tập và làm việc
của bản thân;
- Nâng cao tính tự giác, tinh thần hăng hái tham gia xây dựng bài.
2.1.3. Các phương pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học
- Phương pháp tâm lý học áp dụng theo lứa tuổi;
- Phương pháp xã hội học trong xây dựng quan hệ thân thiện giữa các cá thể;
- Phương pháp giáo dục học, nghiệp vụ chuyên môn của người dạy thực hiện
trên đơn vị lớp học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi
*Về phía chính quyền
- Các chế độ ưu đãi, khuyến học của nhà nước và các tổ chức luôn có sự
quan tâm hỗ trợ kịp thời tới các gia đình học sinh và các em học sinh.
- Được sự quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ của nhà trường và các cá nhân, tổ chức
trong địa bàn đối với sự nghiệp giáo dục.
*Về đội ngũ giáo viên:
- Đội ngũ giáo viên giảng dạy nhiệt tình, có kinh nghiệm, có ý thức tự học,
đầu tư nghiên cứu chuyên môn, áp dụng khoa học công nghệ.
- Giáo viên nghiên cứu và áp dụng đề tài gắn liền với thực tế địa bàn công
tác, nắm được các phong tục tập quán của địa phương công tác.
*Về phía học sinh: Học sinh được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng
học tập, phần lớn có ý thức học tập, chăm ngoan, lễ phép.
*Về thiết bị đồ dùng dạy học của giáo viên: Được trang bị đầy đủ
2.2.2. Khó khăn
*Về phía học sinh
- Do đặc điểm của bộ môn toán, đặc biệt đối với phân môn hình học 7 là:
Học sinh phải học một luợng kiến thức nhiều, khó… đòi hỏi các em phải thường
xuyên rèn luyện, dẫn đến tâm lí các em ngại học hình, không hứng thú khi phải
tiếp xúc với các kiến thức hình học, kể cả những học sinh chăm học, có ý thức tốt.
Bên cạnh đó còn có một số học sinh ham chơi, không tự mình rèn luyện nên kiến
thức bị hổng, chính vì thế mà các em ngại học phân môn này.
- Học sinh còn nhỏ nên các em chậm thích nghi với các điều kiện sinh hoạt
và học tập mới. Sự tiếp xúc của các em với thế giới ngoài gia đình và nhà trường
còn hạn hẹp. Các em vẫn còn nhiều nhút nhát, thụ động trong lĩnh hội kiến thức.
- Các em thường thu nhận các định nghĩa, tính chất, định lí một cách hình
thức. Hầu hết các em chỉ học thuộc lòng nguyên vẹn theo kiểu học vẹt mà không
rõ nội dung bài học nói gì, áp dụng vào làm bài tập ra sao.
- Một bộ phận học sinh không chuẩn bị bài mới ở nhà, không làm bài tập đầy
đủ, trên lớp các em thiếu tập trung suy nghĩ.
*Về phía giáo viên
Bên cạnh những giáo viên nhiệt tình, chăm lo công tác chuyên môn, vẫn còn
một số giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toàn phương pháp dạy học cho phù
hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hoá hoạt động của học sinh để tạo điều kiện
cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức. Giáo viên chưa chọn lọc
3
những thông tin cần thiết mà còn ôm đồm, đưa quá nhiều kiến thức trong một
tiết,...dễ dẫn đến chất lượng giảng dạy không đảm bảo.
2.2.3. Điều tra cụ thể:
Bản thân tôi đảm nhận việc giảng dạy môn Toán lớp 7 tại trường PTDTBTTHCS Trung Tiến. Trong quá trình giảng dạy với ý thức vừa nghiên cứu đặc điểm
tình hình học tập bộ môn của học sinh, vừa tiến hành rút kinh nghiệm qua mỗi tiết
dạy. Việc điều tra được thực hiện thông qua các tiết dự giờ, trao đổi kinh nghiệm
với đồng nghiệp; Việc hỏi đáp với những câu hỏi phát triển tư duy học sinh ở trên
lớp, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 45 phút...
Kết quả điều tra tôi nhận thấy đa số học sinh chỉ làm được những bài tập
hình học đơn giản như trình bày định lí, định nghĩa…còn những bài tập khó như
vận dụng định lí, chứng minh… thì các em còn rất lúng túng khi trả lời. Do vậy
kết quả điều tra không cao. Cụ thể:
Kết quả Phiếu điều tra về hứng thú học tập phân môn hình học 7 trước khi
áp dụng đề tài:
SL HS
Rất thích học
Thích học
Bình thường
Ngại học
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
36
1
2,7%
4
11%
15
41,6%
16
44,7%
Kết quả Phiếu điều tra về học lực học sinh trong học tập phân môn hình học
7 trước khi áp dụng đề tài:
SLHS
36
Giỏi
SL
0
%
0%
Khá
SL
3
%
8,6%
TB
SL
19
%
52,7%
Yếu
SL
10
%
27,7%
Kém
SL
%
4
11%
2.3. Các giải pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học phân môn hình học
7 ở trường PTDTBT THCS Trung Tiến
Các giải pháp tiến hành được dựa trên nguyên tắc từ xa tới gần. Tiến hành
các tác động tích cực đối với học sinh kết hợp với xây dựng các hoạt động mang
tính giáo dục và mang tính tập thể cao.
2.3.1. Tổ chức các hoạt động tập thể
Bước đầu tiên trong việc gây hứng thú cho học sinh là dựa vào các hoạt động
tập thể của trường, lớp để thu hút học sinh tham gia. Trong những buổi sinh hoạt
tập thể học sinh có cơ hội được bày tỏ những khó khăn đang vướng mắc và học
sinh có thể mạnh dạn hơn khi tiếp xúc với giáo viên.
Mặt khác, qua việc nắm được sở trường và hạn chế của học sinh, giáo viên
có thể lựa chọn giải pháp tác động hợp lý, chính xác. Vì vậy giáo viên phải chủ
động xây dựng, tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể cho học sinh.
Ví dụ: Giáo viên tham gia cùng học sinh chuẩn bị công tác khai giảng năm
học; Tham gia vào các buổi tập văn nghệ chào mừng ngày lễ trong năm học, …
Qua đó, tạo ra mối quan hệ gần gũi giữa giáo viên và học sinh, xóa đi tâm lí nhút
nhát, sợ giáo viên của một số học sinh.
2.3.2. Thu thập thông tin
4
Qua các hoạt động tập thể mà giáo viên đã xây dựng để thu hút học sinh,
giáo viên còn có thể thu thập thông tin để đối chiếu với sự điều tra trước đó.
Tác dụng của giải pháp này giúp giáo viên điều chỉnh kịp thời sự tác động
đến học sinh của mình.
Nắm rõ các thông tin về học sinh ta có thể giúp các em cảm thấy:
+ Không còn đơn độc trước tập thể lớp.
+ Luôn được sự che chở giúp đỡ của thầy cô và các bạn.
+ Khoảng cách giữa thầy và trò không còn xa cách.
+ Các em có thể mạnh dạn hơn trong các hoạt động tập thể.
2.3.3. Khảo sát và điều chỉnh
Giáo viên là người chủ động tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình các em cũng như
việc nắm bắt tâm sinh lí của mỗi cá nhân. Sự tác động của giáo viên dành cho học
sinh cũng rất cần tinh tế và khéo léo. Đối với mỗi học sinh giáo viên cần có hướng
giải quyết hợp lí, tránh gây hiệu ứng đồng loạt.
2.3.4. Các giải pháp trong giảng dạy
Giảng dạy là công việc trực tiếp của giáo viên và kết quả, hiệu quả của quá
trình trên được đánh giá dựa vào sự lĩnh hội kiến thức của học sinh. Trong quá
trình giảng dạy các giải pháp cần lưu ý đó là:
- Nội dung giảng dạy phải đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh.
- Sử dụng phương pháp truyền đạt kiến thức dễ hiểu và gần gũi với học sinh.
- Tạo không khí cởi mở, đồng cảm với học sinh và là người đồng hành cùng
học sinh trong tất cả các hoạt động học tập.
- Với những nội dung mới cần giúp học sinh có cái nhìn tổng quát nhất về
vấn đề và xây dựng được hướng giải quyết vấn đề hiệu quả và đơn giản.
- Trong kiểm tra đánh giá cũng cần đảm bảo các mục tiêu nêu trên.
2.3.4.1. Hình thành các kĩ năng cho học sinh:
Một là: Hình thành cho học sinh kĩ năng tóm tắt và vẽ hình cho bài toán
Sau khi đọc kĩ đề toán, các em biết lược bớt một số câu chữ, làm cho bài
toán gọn lại, đặc biệt phải sử dụng các kí hiệu để viết:
Ví dụ:
Phần nội dung của bài toán:
Nên viết theo kí hiệu:
Đoạn thẳng AB bằng đoạn thẳng AC
AB=AC
Cho M là trung điểm của cạnh BC
MB = MC; M�BC
Cho AH vuông góc với BC
AH BC; H �BC
�
Cho AD là phân giác góc A
A1 �
A2
……………
………….
Chính vì thế mối quan hệ giữa “cái đã cho” và “cái phải tìm” hiện rõ hơn.
Mỗi em cần cố gắng tóm tắt được các đề toán và biết cách nhìn vào tóm tắt ấy mà
nhắc lại được đề của bài toán.
Ngoài việc tóm tắt bài toán, công việc quyết định giải được bài toán hay
không là việc vẽ được hình của bài toán một cách khoa học và chính xác:
Ví dụ: Vẽ hình,viết giả thiết và kết luận:
Cho ABC có AB=AC, Aˆ = 600.Các tia phân giác của các góc B, C cắt nhau ở I
và cắt AC; AB theo thứ tự ở D; E. Chứng minh rằng ID = IE.
5
A
ABC , Aˆ 60 0 , AB=AC
GT
KL
BD là phân giác góc B: ABˆ D DBˆ C
CE là phân giác góc C: ACˆ E ECˆ B
CE BD = {I}
Chứng minh rằng ID = IE
D
E
I
B
C
Giáo viên cần chỉ thật tỉ mỉ về phương pháp vẽ
hình từng bài vì đôi lúc học sinh quên đi các định nghĩa tính chất đã học nên
không thể dựng hình được, chính vì vậy học sinh không thể vẽ hình được.
Chẳng hạn: Vẽ tia phân giác góc B, góc C, cắt AC tại D, cắt AB tại E, hai tia này
cắt nhau tại I như thế nào? Giáo viên cần yêu cầu học sinh nhắc lại tia phân giác
của một góc là gì? Nêu từng bước vẽ?
Hai là: Hình thành kĩ năng phân tích bài toán và khả năng trình bày một
bài toán:
*Hình thành kĩ năng phân tích bài toán:
Sau khi tóm tắt đề bài xong, các em tập viết phân tích đề bài để tìm ra cách
giải bài toán. Cho nên, ở bước này, giáo viên cần sử dụng phương pháp phân tích
và tổng hợp, thiết lập cách tìm hiểu, phân tích bài toán theo sơ đồ dưới dạng các
câu hỏi thông thường:
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn tìm cái đó ta cần biết gì?
- Cái này biết chưa?
- Còn cái này thì sao?
- Muốn tìm cái chưa biết ta cần dựa vào đâu? Làm như thế nào?, …
Hướng dẫn học sinh phân tích xuôi rồi tổng hợp ngược lên, từ đó các em
nắm bài kĩ hơn, tự các em giải được bài toán.
Ví dụ:Cho ABC có Aˆ = 600. Các tia phân giác của các góc B, C cắt nhau
ở I và cắt AC; AB theo thứ tự ở D; E.
Chứng minh rằng ID = IE.
Đối với bài này giáo viên hướng dẫn và cùng vẽ hình với học sinh. Cho học
sinh tự ghi GT/KL.
Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích đề bài.
? Từ phân giác Bˆ và Cˆ nhắc ta về điều gì.
? Nêu tính chất của tia phân giác của góc.
? Để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau ta thường làm như thế nào.
? Để chứng minh ID = IE ta có thể đưa về chứng minh hai tam giác nào bằng
nhau không?
Kẻ đường phụ tạo ra các cặp tam giác bằng nhau trong đó có liên quan đến
ID, IE.
Lưu ý gì về điểm I đối với cạnh BC, BA, CA của ABC.
6
Và hướng dẫn học sinh tìm cách giải.
Ba là: Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải:
Qua quá trình quan sát học sinh giải toán, chúng ta dễ dàng thấy rằng học
sinh thường coi bài toán đã giải xong khi tính ra đáp số hay tìm được câu trả lời.
Khi giáo viên hỏi: “Em có tin chắc kết quả là đúng không?” thì nhiều em lúng
túng. Vì vậy việc kiểm tra, đánh giá kết quả là không thể thiếu khi giải toán và
phải trở thành thói quen đối với học sinh. Cho nên khi dạy giải toán, chúng ta cần
hướng dẫn các em thông qua các bước:
- Đọc lại lời giải.
- Kiểm tra các bước giải xem đã hợp lí yêu cầu của bài chưa, các câu văn
diễn đạt trong lời giải đúng chưa.
- Thử lại các kết quả vừa tính được từ bước đầu tiên.
- Thử lại kết quả đáp số xem đã phù hợp với yêu cầu của đề bài chưa.
Đối với học sinh giỏi, giáo viên có thể hướng các em nhìn lại toàn bộ bài
giải, tập phân tích cách giải, động viên các em tìm các cách giải khác, tạo điều
kiện phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo, suy nghĩ độc lập của học
sinh.
Bốn là: Hình thành khả năng khai thác một bài toán.
Đối với học sinh giỏi, giáo viên có thể hướng các em nhìn lại toàn bộ bài
giải, tập phân tích cách giải, động viên các em tìm các cách giải khác, tạo điều
kiện phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo, suy nghĩ độc lập của học
sinh.
2.3.4.2.Giải pháp thực hiện cho từng tiết dạy:
* Đối với tiết dạy lí thuyết:
Phải nắm vững lí thuyết trước khi làm bài tập. Và vận dụng kiến thức là một
cách tốt nhất để nắm vững kiến thức. Chính vì vậy khi dạy một tiết lí thuyết giáo
viên cần phải dành nhiều thời gian soạn bài để thiết kế nội dung truyền đạt một
cách khoa học và nhẹ nhàng không khó hiểu bằng các hình thức giảng dạy theo
phương pháp học tích cực, chẳng hạn phương pháp tạo tình huống có vấn đề,
phương pháp học nhóm, phương pháp khăn trải bàn,...
Ví dụ: Để giảng dạy hình 7 tiết 17 bài: “Tổng ba góc của một tam giác bằng
0
180 ”:
Hoạt động 1: Giáo viên trình chiếu hình ảnh của ba dạng tam giác vuông, tam
giác nhọn, tam giác tù. Rồi giáo viên đặt câu hỏi: “Trong ba tam giác trên đều có
ba góc, ba cạnh, vậy nó còn có đặc điểm gì giống nhau nữa không?” Bài học
hôm nay chúng ta đi tìm sự giống nhau đó.
Hoạt động 2: Vào bài mới: Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh: “Vẽ một tam giác bất
kì rồi đo các góc của tam giác đó và cộng các góc lại”. Sau đó so sánh các kết
quả của các học sinh và rút ra nhận xét. Vì sẽ có nhiều kết quả khác nhau do cách
đo và cách làm tròn số đo của học không chính xác nên giáo viên yêu cầu học
sinh làm tiếp việc sau: “Cắt tam giác đó ra, rồi xé rời 3 góc ở đỉnh và ghép lại
cho ba góc nằm kế nhau, sau đó quan sát và nhận xét”.
Học sinh sẽ dự đoán rằng ba góc này có tổng số đo là góc bẹt tức là bằng 180o.
Để khẳng định điều này, giáo viên cần làm cho học sinh hiểu sự cần thiết phải
chứng minh định lí “Tổng ba góc của tam giác bằng 180 0” để có một kết quả
7
chính xác, tổng quát thay thế cho đo đạc, trực giác. Giáo viên hướng dẫn học sinh
phương pháp chứng minh, sau đó giáo viên yêu cầu học sinh tự làm trong 5 phút,
giáo viên gọi một học sinh lên bảng trình bày, giáo viên nhận xét, đánh giá:
Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ một góc bằng tổng ba góc bằng cách:
+ Qua điểm A vẽ đường thẳng xy song song với BC
+ � Aˆ1 Cˆ (So le trong).
Aˆ 2 Bˆ (So le trong).
+ � Bˆ BAˆ C Cˆ Aˆ1 BAˆ C Aˆ 2 180 0 (đpcm).
Hoạt động 3:
Tổ chức hoạt động nhóm bài 1 (SGK.T107)
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
C
x
1
B
2
A
y
Lời bình: Tiết 17 – hình học 7 là một tiết hình với lượng kiến thức tương đối ít,
nên giáo viên phải rèn luyện cho học sinh kĩ năng suy luận và kĩ năng trình bày
một bài toán khoa học chặt chẽ.
* Đối với tiết dạy luyện tập:
Cần tìm được chìa khoá cho lời giải của mỗi bài toán. Và hãy tạo cho học
sinh được hưởng niềm vui khi tự mình tìm ra chìa khoá của lời giải.
Tiết luyện tập không phải là tiết chữa bài tập, mà là tiết dạy cách suy nghĩ
giải toán. Để giải bài toán hình, thường bao gồm bốn bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu nội dung đề bài (nêu được: giả thiết, kết luận, vẽ hình nếu có)
Bước 2: Tìm cách giải ( Phân tích bài toán).
Bước 3: Trình bày lời giải (Phải khoa học chặt chẽ).
Bước 4: Kiểm tra lại lời giải, nghiên cứu thêm về bài toán và cách giải khác.
Một yếu tố cũng góp phần rất tích cực để lôi cuốn học sinh vào việc giải
toán là hệ thông bài tập cần có tính thực tiễn gần gũi ngay xung quanh các em.
Nắm bắt tâm lý này, giáo viên có thể thiết kế các bài tập dạng như vậy.
Chẳng hạn: Đổi khoảng cachs từ điểm A đến điểm B thành khoảng cách từ nhà
bạn An đến nhà bạn Bình (2 bạn học sinh trong lớp), …
* Đối với tiết dạy ôn tập:
Tiết ôn tập không phải là tiết nhắc lại các kiến thức đã học. Hãy cố gắng tìm
ra được “sợi chỉ đỏ” liên kết các kiến thức ấy với nhau. Chính vì thế mỗi khi dạy
tiết ôn tập giáo viên luôn phải dành nhiều thời gian nhất để thiết kế một tiết dạy
sao có hệ thống có logic các kiến thức với nhau.
Do đó, trước khi học tiết ôn tập giáo viên phải giao nhiệm vụ cho học sinh
chuẩn bị bài tập, câu hỏi thật kĩ. Quá trình tiến hành, giáo viên phải biết linh hoạt
sử dụng nhiều giải pháp giảng dạy để trong tiết ôn tập học sinh lĩnh hội lại toàn bộ
các kiến thức một chương một các nhẹ nhàng.
Ví dụ: Giáo viên sử dụng sơ đồ tư duy để giảng dạy chương I - hình học 7.
8
* Đối với tiết trả bài kiểm tra.
Trong phân phối trương trình chính khoá không có tiết trả bài kiểm tra định
kì. Nhưng tôi thiết nghĩ sau khi học sinh làm bài kiểm tra, giáo viên cần dành thời
gian để trả bài kiểm tra, thời gian này có thể bố trí vào những giờ học buổi 2 trong
tuần. Tiến trình trả bài kiểm tra được thực hiện theo từng bước như sau:
Bước 1: Nhận xét chung (Bao nhiêu bạn được điểm giỏi, bao nhiêu bạn điểm
yếu kém?...)
Bước 2: Chữa bài cụ thể.
Bước 3: Tuyên dương một số em có tiến bộ, phê bình những học sinh chưa
cố gắng. Nêu những sai lầm một số em hay mắc phải….
2.3.4.3. Buổi học vui – vui học.
Những kiến thức nhận từ các buổi học vui – vui học hay các buổi ngoại khoá
nhiều khi được nhớ hơn kiến thức nhận từ các tiết học chính khoá. Chính vì vậy
mỗi giáo viên nên tổ chức một cách khoa học các buổi học mà vui - vui mà học
hoặc các buổi ngoại khoá vào các giai đoạn ôn hết chương hoặc ôn hết học kì,
giáo viên chỉ cần tến hành trong một tiết hoặc một tiếng đồng hồ cũng có thể ôn
tập cho học sinh nhớ được một lượng kiến thức không nhỏ thông qua các cách
chơi do giáo viên sáng tạo: Trò chơi ô chữ, hỏi đáp nhanh, thi giữa các đội,...
Chẳng hạn sau khi dạy hết chương trình học kì 1 - hình học 7, giáo viên lên
kế hoạch (về nội dung, thời điểm, hình thức tổ chức....) tiến hành buổi “Học vui vui học”. Giáo viên dành thời gian 1 tiết tổ chức trò chơi nhằm ôn tập củng cố lại
phần lí thuyết hình học 7 của học kì I, thông qua ba phần thi giữa các đội như sau:
Hoạt động 1: (5phút) Giáo viên chia 4 nhóm, giới thiệu thể lệ chơi (tuỳ theo thời
gian và thời điểm mà giáo viên tiến hành lên kế hoạch, hình thức chơi).
Hoạt động 2: ( 30phút) Tiến hành tổ chức chơi.
Phần 1: Khởi động.
Thi lật ô chữ: gồm 7 hàng ngang với 7 nội dung kiến thức. Giáo viên đọc câu
hỏi, đội nào phất cờ trước thì giành được quyền trả lời, nếu trả lời đúng được 10
9
điểm, sai trừ 1 điểm. Trả lời đúng ô hàng dọc khi chưa đưa gợi ý được 40 điểm,
trả lời sai sẽ mất quyền tham gia phần chơi này. Nếu trả lời đúng ô hàng dọc khi
có gợi ý được 20 điểm.
Hệ thống câu hỏi phần thi khởi động:
- Hàng ngang số 1 (gồm 8 chữ cái): Hai đường thẳng …. là hai đường thẳng
cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc bằng 900.
- Hàng ngang số 2 (gồm 7 chữ cái): Hai góc…. là hai góc có mỗi cạnh góc
này là tia đối của một cạnh góc kia.
- Hàng ngang số 3 (gồm 10 chữ cái): Tổng ba góc của …. bằng 1800.
- Hàng ngang số 4 (gồm 8 chữ cái): Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông
góc với đường thẳng thứ 3 thì chúng …. với nhau.
- Hàng ngang số 5 (gồm 10 chữ cái): Tam giác có hai góc bằng nhau là …
- Hàng ngang số 6 (gồm 8 chữ cái): Nếu một tam giác có ba góc …. thì tam
đó là tam giác đều.
- Hàng ngang số 7 (gồm 6 chữ cái): Định lí sau có tên là gì: Trong một tam
giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai
cạnh góc vuông.
- Hàng dọc (gồm 7 chữ cái): Mỗi mặt bên của kim tự tháp Ai Cập có hình
gì?
Ô chữ ôn tập học kì 1 - hình học 7:
Đáp án ô chữ hàng dọc: TAM GIÁC.
Phần 2: Chung sức. (GV tùy theo lực học của học sinh chọn bài tập vừa
sức).
Ở phần này mỗi đội có 1 bài toán, thời gian suy nghĩ và trình bày cho mỗi
bài là 3 phút, sau 3 phút các đội phải cho ra lời giải (đúng, ngắn gọn) của bài toán.
Thang điểm: Làm đúng mỗi bài được 10 điểm – làm sai 0 điểm.
Phần 3: Về đích: Nhà toán học của em.
10
Ở phần này sẽ có ba câu hỏi theo hình thức trả lời nhanh (mỗi câu có ba dữ
kiện), sau khi câu hỏi được đưa ra đội nào bấm chuông trước sẽ được quyền trả
lời. Nếu trả lời sai thì hai đội còn lại sẽ bấm chuông giành quyền trả lời.
Biểu điểm: Mỗi câu trả lời đúng: Nếu chỉ sử dụng dữ kiện 1 được 30 điểm. Nếu
chỉ sử dụng dữ kiện 2 được 20 điểm. Nếu chỉ sử dụng dữ kiện 3 được 10 điểm
Câu 1: Ông là ai?
Câu 1.1: Ông là nhà toán học và triết học
Hi-Lạp cổ đại.
Câu 1.2: Ông có một câu nói rất hay:
“Hoa quả của đất chỉ có một lần trong năm,
còn hoa quả tình bạn thì nở suốt bốn mùa”.
Câu 1.3: Ông có một định lí rất nổi tiếng
về quan hệ độ dài các cạnh của một tam giác
vuông.
Câu 2: Nhà toán học này là ai?
Câu 2.1: Ông là người Đức?
Câu 2.2: Ông được mệnh danh là:
“Hoàng tử của các nhà toán học”.
Câu 2.3: Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã
tính rất nhanh được tổng:
1+2+3+4+...+100?
Câu 3: Nhà toán học này là ai?
Câu 3.1: Ông là nhà toán học cổ HyLạp
Câu 3.2: Ông sinh năm 624 và mất
năm 547 trước công nguyên.
Câu 3.3: Ông là một trong những
người đầu tiên đo được chiều cao của Kim
tự tháp Ai Cập nhờ các kiến thức về tam
giác đồng dạng.
Hoạt động 3: (10phút) Nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
Mặc dù thời gian rất hạn chế nhưng tôi đã vận dụng sáng kiến kinh nghiệm
này vào các tiết dạy hình học 7 trong năm học 2017 - 2018 và đã đạt được kết quả
khả quan.
Trước hết bản thân đã nhận thấy rằng những kinh nghiệm này rất phù hợp với
chương trình sách giáo khoa mới và với những tiết dạy theo hướng đổi mới. Học
sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo để mở rộng vốn hiểu
biết, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức
và phát triển kĩ năng. Không khí học tập sôi nổi, nhẹ nhàng và học sinh yêu thích
11
môn học hơn. Tôi cũng hi vọng với việc áp dụng đề tài này học sinh sẽ đạt được
kết quả cao trong các kì thi và đặc biệt học sinh sẽ yêu thích môn học.
Bằng các giải pháp giảng dạy tích cực: học nhóm, học vui – vui học, học sinh
tự sáng tạo sơ đồ tư duy,..... và các giải pháp tâm lý, tôi thấy các em đã hiểu rõ thế
nào là giải một bài tập hình học. Khi học xong một chương hình các em nắm vững
các kiến thức một cách khoa học hơn. Học sinh không còn sợ học môn hình nữa
mà đã vẽ được hình, ghi giả thiết và kết luận; Biết vận dụng giả thiết, kết luận,
tiên đề, các định lí đã học để chứng minh định lí hay chứng minh một bài toán từ
dễ đến khó.
Qua khảo sát chất lượng làm bài kiểm tra và quá trình thực nghiệm vào thực
dạy tôi thấy số học sinh yếu kém có giảm rõ rệt, tinh thần học tập, kết quả học tập
được nâng cao hơn.
Phiếu thăm dò: Qua gần một năm tôi áp dụng phương pháp dạy học tích cực,
phát phiếu thăm dò về học sinh với các mức độ: rất thích, thích, bình thường,
không thích học môn hình học 7. Kết quả thu được như sau:
Năm học Lớp Số
Rất thích
Thích
Bình thường Không thích
HS SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2017 -2018
7
36
5
14% 13 36% 15 41,6%
3
8,4%
Kết quả Phiếu điều tra về học lực học sinh trong học tập phân môn hình học
7 sau khi áp dụng đề tài:
SLHS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
1
2,7%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
36
2
5,4%
6
16,8% 21 58,3%
6
16,8%
3.Kết luận ,kiến nghị
- Kết luận
Việc dạy hình học chỉ là một phần trong bộ môn toán học nhưng rất quan
trọng, nó tạo tiền đề giúp học sinh phát triển tư duy lôgíc. Trong phạm vi sáng
kiến, tôi đưa ra một số giải pháp tạo hứng thú giúp học sinh học tốt hơn môn hình
7 và vận dụng làm bài tập thật tốt. Cụ thể: Sử dụng kết hợp một số phương pháp
giảng dạy mới như dùng bản đồ tư duy, các buổi học vui - vui học, học nhóm,….
Sử dụng “Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh trong học tập phân
môn hình học 7 ở trường PTDTBT-THCS Trung Tiến” trong các tiết dạy sẽ đạt
được kết quả học tập cao nhất của học sinh về tất cả các mặt giáo dưỡng, giáo dục
và phát triển. Đây là hoạt động tương hỗ giữa thầy và trò nhằm giúp cho học sinh
độc lập lĩnh hội kiến thức một cách thông minh, vận dụng một cách sáng tạo vào
thực tế. Điều này quan trọng và đòi hỏi nhiều công sức, lao động sáng tạo, ý thức
tinh thần trách nhiệm cao của mỗi giáo viên. Và cần đòi hỏi giáo viên phát triển
năng lực tư duy và hành động của mình trước khi giáo dục cho học sinh, cho nên
phải nắm vững lý luận, rèn luyện nghiệp vụ thường xuyên.
Với thời gian có hạn, cùng với kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều nên tôi chỉ
mạnh dạn trình bày quan điểm của mình về “Một số giải pháp tạo hứng thú cho
học sinh trong học tập phân môn hình học 7 ở trường PTDTBT-THCS Trung
Tiến”, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Với việc nghiên
cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên tiến hành các giờ dạy
12
học hình học đạt hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp
thu, lĩnh hội kiến thức của bài học. Về phía bản thân, tôi xin hứa sẽ tiếp tục phát
huy những kết quả đạt được của việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trên, đồng
thời không ngừng rút kinh nghiệm, khắc phục khó khăn để nâng cao hơn nữa chất
lượng dạy học.
- Kiến Nghị
Để nâng cao hiệu quả khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, tôi đề xuất một số ý
kiến cần làm đối với giáo viên giảng dạy bộ môn toán như sau:
a. Phân loại học sinh: Qua khảo sát chất lượng đầu năm của bộ môn, giáo viên
nên phân loại học sinh để có giải pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học
sinh.
b. Họp với gia đình cha mẹ học sinh: Tìm hiểu giáo dục học sinh và tìm giải pháp
phối hợp giúp các em vươn lên.
c. Chuẩn bị bài lên lớp và nội dung giảng dạy một cách kĩ lưỡng:
* Về soạn bài
- Cần lưu ý hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó, phù hợp với trình độ từng đối
tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém môn toán để hướng sự chú ý của các
em từ đầu.
- Tận dụng các câu chuyện về các nhà toán học, về lịch sử toán học có liên
quan đến bài dạy để tạo hứng thú cho học sinh.
*Về giảng dạy
- Phải xây dựng cho các em lòng tin vào bản thân.
- Giảm tối đa sự chê trách, mạt sát các em, biết tuyên dương kịp thời các em có
những biểu hiện tiến bộ để động viên các em.
- Ngôn ngữ trong giảng dạy phải hết sức rõ ràng, dễ hiểu, trình bày bảng lôgíc,
khoa học (Có thể dùng các sơ đồ trình bày kiến thức cho học sinh dễ nhớ).
- Rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò để các em thoải mái trao đổi những vấn
đề các em chưa hiểu.
Qua việc xây dựng và nghiên cứu đề tài với sự giúp đỡ của các đồng nghiệp,
tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, áp dụng vào thực tế và có kết quả. Do điều
kiện thời gian có hạn nên sáng kiến này không tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế nhất định. Kính mong được sự đóng góp xây dựng của quý thầy cô.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hóa,ngày22 tháng 3năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác)
Nguyễn Viết Phú
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách Tâm Lý Lứa Tuổi - Nhà xuất bản giáo dục
2. Sách Giáo Viên môn Toán 7.
3. Sách giáo khoa môn Toán 7.
4. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học toán Trung học cơ sở.
5. Khai thác và phát triển một số bài toán THCS – Nhà xuất bản giáo dục.
6. Một số tài liệu tham khảo khác.
14