Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

câu hoi Môn đường lối lop TCLLCT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79 KB, 11 trang )

Câu 1. Đồng chí hãy, trình bày đặc điểm và nguyên nhân của tình trạng tội phạm và tệ
nạn xã hội ở nước ta hiện nay?
Câu 2. Từ quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về phòng, chống tội phạm, tệ nạn
xã hội, đồng chí hãy đề xuất giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác
phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội ở địa phương nơi mình đang sinh sống?
Gợi ý:
Câu 1. Đặc điểm và nguyên nhân của tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội ở nước
ta hiện nay.
- Nêu khái niệm tội phạm và tệ nạn xã hội
* Đặc điểm tội phạm và tệ nạn xã hội:
- Sự hình thành các tổ chức, băng, nhóm tội phạm có chiều hướng gia tăng.
- Tính chất các loại tội phạm ngày càng nghiêm trọng, phức tạp, hậu quả ngày càng lớn.
- Tội phạm sử dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào quá trình phạm tội ngày càng
nhiều, số người phạm tội là người có trình độ học vấn ngày càng cao.
- Tội phạm ngày càng gắn với tệ nạn ma túy.
- Tính xã hội của tội phạm ngày càng thể hiện rõ nét, thể hiện những đặc trưng riêng
của nền kinh tế thị trường phát triển.
- Có tính lây lan nhanh trong xã hội, tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức; đối
tượng tham gia rất đa dạng và phức tạp về thành phần.
- Địa bàn tập trung hoạt động thường là những nơi tập trung đông người, các khu công
nghiệp, du lịch.
* Nguyên nhân:
- Nguyên nhân khách quan.
- Nguyên nhân chủ quan.
Câu 2.Giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác phòng, chống
tội phạm và tệ nạn xã hội ở địa phương.
- Khái quát quan điềm của Đảng về tội phạm và tệ nạn xã hội+ Phòng, chống tội
phạm là một trong những nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên, lâu dài của toàn Đảng.


+ Chiến lược phòng, chống tội phạm là một nội dung quan trọng, bộ phận cấu thành của


Chiến lược phát triển đất nước, phục vụ đắc lực nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây
dựng Nhà nước, các đoàn thể trong sạch, vững mạnh, tạo môi trường xã hội ổn định, lành
mạnh phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đối ngoại
của đất nước.
+ Sử dụng đồng bộ các biện pháp chính trị, tổ chức - hành chính, kinh tế - xã hội, pháp
luật, nghiệp vụ, vũ trang, ngoại giao để phòng, chống tội phạm. Kết hợp giữa phòng ngừa và
đấu tranh trấn áp, lấy phòng ngừa làm chính.
+ Nghiêm cấm mọi hình thức hoạt động tệ nạn xã hội.
+ Chủ động phòng ngừa ngăn chặn không để tệ nạn xã hội lây lan phát triển gây tác hại
đến đời sống nhân dân và trật tự xã hội.
- Trình bày khát quát tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội ở địa phương:
+ Tình hình tội phạm
+ Tình hình tệ nạn xã hội
- Nhận xét, đánh giá của bản thân về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ
nạn xã hội ở địa phương:
+ Ưu điểm:
+ Hạn chế:
+ Nguyên nhân:
- Các giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội ở địa phương:
+ Tuyên truyền giáo dục quần chúng nhân dân để mọi người tham gia tích cực vào công
tác đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn xã hội.
+ Cấp ủy Đảng, Chính quyền, các Ngành, Đoàn thể phải thấy rõ sự phức tạp của tình
hình tệ nạn xã hội hiện nay và yêu cầu cấp thiết của việc đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ phòng
ngừa, ngăn chặn tội phạm về tệ nạn xã hội gắn với nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
+ Đẩy mạnh các chương trình quốc gia phòng chống tội phạm và tệ nan xã hội có hiệu
qủa cao nhất ở từng địa phương, cơ sở.
+ Các cơ quan bảo vệ pháp luật (Công an, Tòa án, Viện kiểm sát), chủ yếu là lực lượng
Công an thể hiện vai trò nồng cốt, tham mưu cho Cấp ủy, Chính quyền trên lĩnh vực này.



+ Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội phải được tiến hành đồng bộ liên tục và triệt để.
+ Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa./.
Câu 3. Đồng chí hãy trình bày nội dung cơ bản của đường lối, chính sách của
Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề tôn giáo hiện nay?
Câu 4. Theo đồng chí cần phải thực hiện những giải pháp nào để ngăn chặn, đẩy
lùi âm mưu, thủ đoạn, kích động, lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm chống phá cách mạng
Việt Nam hiện naycủa các thế lực thù địch ?
Gợi ý
Câu 3. Nội dung cơ bản của đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam
đối với vấn đề tôn giáo.
* Khái niệm tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin.
* Chủ trương:
- Một là, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng,
tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật.
- Hai là, chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc.
- Ba là, tôn trọng và phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo.
- Bốn là, động viên chức sắc, tín đồ, các tổ chức tôn giáo sống tốt đời, đẹp đạo, tham
gia đóng góp tích cực cho cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Năm là, quan tâm và tạo mọi điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến
chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã đựơc Nhà nước công nhận, đúng quy định của
pháp luật.
* Chính sách:
- Đối với tín đồ các tôn giáo.
- Đối với chức sắc tôn giáo.
- Đối với các tổ chức tôn giáo.
- Đối với cơ sở hoạt động kinh tế - xã hội từ thiện của tôn giáo.
- Đối với quan hệ quốc tế của tôn giáo.



Câu 4. Những giải pháp để ngăn chặn, đẩy lùi âm mưu, thủ đoạn, kích động, lợi
dụng vấn đề tôn giáo nhằm chống phá cách mạng Việt Nam hiện nay của các thế lực thù
địch.
*Khái quát tình hình tôn giáo ở Việt Nam hiện nay:
- Ở VN hiện nay có khoảng 22.500.000 tín đồ, chiếm 26% dân số, có 37 tổ chức tôn
giáo và 1 pháp môn tu hành có tư cách pháp nhân.
- Các tôn giáo sống đoàn kết, hòa thuận, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tồn tại và phát
triển.
- Đảng và Nhà nước luôn tôn trọng và đảm bảo các quyền tự do tín ngưỡng hoặc không
tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân.
- Nhiều chức sắc tôn giáo, tăng ni, phật tử đã làm tốt việc đạo, việc đời, hướng dẫn tín
đồ chấp hành đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sống
“tốt đời, đẹp đạo”, “kính Chúa yêu nước” được ghi nhận và tôn vinh.
*Âm mưu lợi dụng, kích động tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam của các thế
lực thù địch hiện nay:
- Xuyên tạc tình hình tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam nhằm phủ nhận chính sách tôn
giáo của Đảng và Nhà nước ta.
- Dung túng, giúp đỡ lực lượng phản động trong tôn giáo người Việt ở hải ngoại tổ chức
hoạt động chống Việt Nam.
- Thúc đẩy thành lập các hội đoàn trái pháp luật trong xứ đạo để thách thức, chống phá
chính quyền.
- Lợi dụng những hạn chế, yếu kém trong quản lý, điều hành xã hội của chính quyền
các cấp về vấn đề đầu tư, ô nhiễm môi trường, giải phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa, … các
phần tử cực đoan trong tôn giáo nói chung, công giáo nói riêng, ra sức “bới lông, tìm vết”, tổ
chức các hoạt động vi phạm pháp luật Nhà nước, trái với giáo lý tôn giáo...
* Giải pháp đấu tranh:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt quan điểm, chính sách dân
tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước.
- Không ngừng xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định

chính trị - xã hội. Đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc, tôn giáo.


- Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.
- Chủ động đấu tranh trên mặt trận chính trị, tư tưởng, làm thất bại mọi âm mưu, thủ
đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá cách mạng của các thế lực thù địch...

Câu 5. Đồng chí hãy trình bày chủ trương, quan điểm của Đảng và nội dung kết
hợp kinh tế với tăng cường quốc phòng, an ninh ở cơ sở?
Câu 6: Ở địa phương đồng chí có những giải pháp nào để kết hợp tốt phát triển
kinh tế gắn với quốc phòng- an ninh?
Gợi ý
Câu 5: Chủ trương, quan điểm của Đảng và nội dung kết hợp kinh tế với tăng
cường quốc phòng, an ninh ở cơ sở.
1. Khái niệm.
Phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh là sự gắn kết chặt chẽ
hoạt động của các lĩnh vực kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh thành một thể thống nhất
trên phạm vi cả nước, trên từng vùng và từng địa phương, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự
quản lý, điều hành của nhà nước; các lĩnh vực chủ động gắn kết, bổ sung và tạo điều kiện cho
nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển, góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp quốc gia để đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm cho mục tiêu phát triển đất nước được
thực hiện thắng lợi, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị - xã hội, lợi ích
quốc gia, dân tộc luôn tôn trọng trạng thái tự bảo vệ và được bảo vệ.
2. Chủ trương, quan điểm của Đảng
2.1. Chủ trương
- Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh; quốc phòng an ninh với kinh tế
trong từng chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng vùng sâu,
vùng xa, biên giới hải đảo
- Phải đặc biệt coi trọng giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng, an

ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để đảm bảo cho
đất nước phát triển nhanh và bền vững.
- Mở rộng phương thức huy động nguồn lực xây dựng công nghiệp quốc phòng và
nâng cao khả năng bảo đảm của công nghiệp quốc phòng. Lồng ghép các chương trình để xây
dựng các khu kinh tế - quốc phòng ở vùng biên giới hải đảo.


2.2. Quan điểm
- Một là Phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh phải toàn
diện, cơ bản, lâu dài ngay từ trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
với tăng cường quốc phòng, an ninh trên phạm vi cả nước, từng vùng, ngành và từng địa
phương.
-Hai là Phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường quốc phòng an ninh phải tập
trung có trọng điểm, quan tâm đầu tư vào những vùng, địa bàn chiến lược trọng yếu, những
ngành, lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước.
- Ba là Phát triển kinh tế xã hội gắn với tăng cường quốc phòng an ninh thời bình phải
có phương án, kế hoạch sẵn sang điều chỉnh thích ứng với thời chiến.
- Bốn là Phát triển kinh tế -xã hội gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh là sự nghiệp
của toàn dân, mọi ngành, mọi cấp, mọi thành phần kinh tế do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản
lý với hệ thống cơ quant ham mưu có năng lực, trách nhiệm tốt và với hệ thống pháp luật,
chính sách đồng bộ.
- Năm là Chú trọng nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ; quốc gia giữa đổi mới,
ổn định và phát triển; đổi mới giữa kinh tế và chính trị; giữa kinh tế thị trường và định hướng
xã hội chủ nghĩa, giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan
hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, giữa tăng trưởng phát triển kinh tế và văn hóa, thực hiện đồng bộ
và công bằng xã hội, giữa xây dựng CNXH.
3. Nội dung kết hợp:
- Kết hợp trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng khu vực phòng thủ,
thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn cơ sở
+ Gắn kết quy hoạch phát triển các khu vực, các địa bàn kinh tế trọng điểm của địa

phương với kế hoạch xây dựng hệ thống các căn cứ và khu vực phòng thủ huyện, làng, xã
chiến đấu ở cơ sở.
+ Gắn quá trình phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng lực lượng, thế trận quốc phòng,
an ninh trên các khu vực phòng thủ trọng yếu của cơ sở như thị trấn, biên giới, biển hải đảo
+ Làm cho quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với kế hoạch củng cố thế trận
quốc phòng, an ninh của địa phương. Ngược lại tăng cường quốc phòng an ninh không gây cản
trở sự thu hút đầu tư, điều chỉnh phân bố lao động, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội xây
dựng thế trận quốc phòng toan dân, an ninh nhân dân ở cơ sở sao cho có lực lượng để bảo vệ
địa phương cả trong nội địa, biên giới, trên hải đảo cơ sở


- Kết hợp quá trình phân công lại lao động, phân bố dân cư với tổ chức xây dựng và sắp
xếp bố trí lại lực lượng quốc phòng an ninh trên từng địa bàn, phù hợp với kế hoạch phát triển
kinh tế- xã hội, xây dựng xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ở cơ sở sao
cho có lực lượng bảo vệ địa phương cả trong nội địa, biên giới, hải đảo ở cơ sở.
Việc phát triển kinh tế - xã hội muốn tạo ra hiệu quả tăng cường quốc phòng an ninh
trên địa cơ sở cần đáp ứng yêu cầu tăng cường lực lượng thế trận quốc phòng, an ninh xây
dựng xây dựng khu vực tuyến phòng thủ làng xã chiến đấu. Trên cơ sở quy hoạch cơ cấu kinh
tế cơ sở, cần gắn với phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng yếu của địa
phương với nhu cầu về phát triển phát triển lực lượng và thế trận quốc phòng, an ninh trên
từng địa bàn, qua đó điều chỉnh và phân bố lại lao động dân cư trên các khu vực từng địa
phương.
- Kết hợp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội với xây dựng các công trình
quốc phòng, phòng thủ dân sự…phục vụ cho cả kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh ở cơ
sở.
Để phát triển kinh tế xã hội việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đang rất được
quan tâm, thường đi trước một bước sau khi đã có phương hướng quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế ở địa phương. Nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này thường rất lớn, trong khi đó,
nhu cầu xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho quốc phòng an ninh cũng rất cần
thiết như: đường cơ động, bến cảng, sân bay, công trình ngầm viễn thông năng lượng…vv

-Kết hợp xây dựng cơ sở chính trị, kinh tế - xã hội vững mạnh toàn diện rộng khắp
nhằm giữ vững ổn định chính trị, gắn liền với xây dựng hệ thống các căn cứ thời chiến ở địa
phương để sẵn sàng đối phó với chiến tranh xâm lượng ở cơ sở.
Ngày nay, chính trị ổn định vừa là điều kiện vừa là mục tiêu của sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta. Vì vậy, sự kết hợp phát triển kinh tế- xã hội với tăng cường
quốc phòng an ninh ở địa phương cũng phải hướng tới mục tiêu này. Để giữ vững ổn định
chính trị, trước hết cần chăm lo xây dựng cơ sở chính trị trên từng xã, phường vững mạnh,
trong đó đặc biệt quan tâm xây dựng củng cố hệ thống chính trị, nhất là những xã đảo, biên
giới, củng cố thế trận quốc phòng, an ninh, làm trong sạch địa bàn, đồng thời triển khai thực
hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, thực hiện cải thiện đời
sống nhân dân đặc biệt là nông dân trong việc chuyển đổi cơ câu kinh tế và những cam kết sau
khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới.


Câu 6. Liên hệ trách nhiệm bản thân ở địa phương cần làm gì để kết hợp tốt phát
triển kinh tế gắn với quốc phòng- an ninh.
- Nâng cao sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự điều hành, quản lý của chính
quyền địa phương…
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tổ chức kiện toàn bộ máy chỉ đạo, điều hành;
xác định rõ chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế và quốc phòng – an ninh
- Củng cố, kiện toàn và phát huy đầy đủ năng lực, trách nhiệm làm tham mưu của cơ
quan chuyên trách quốc phòng – an ninh ở địa phương…
- Chú trọng xây dựng các biện pháp, chế tài cần thiết để răn đe, xử lý nghiêm các hành
vi vi phạm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân lien quan đến giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế
với quốc phòng – an ninh
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên các ban ngành đoàn thể và quần chúng
nhân dân về phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng an ninh…
- Chú trọng việc bên soạn các tài liệu về phát triển kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng
– an ninh phát hành rộng rãi, kết hợp với cổ động, tuyên truyền và giáo dục cho các ban ngành,
đoàn thể và quần chúng nhân dân…

Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh là hoạt
động chủ động của mọi quốc gia trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật của hai lĩnh
vực kinh tế và quốc phòng. Bất kỳ một quốc gia nào, nước giàu cũng như nước nghèo, nước
lớn cũng như nước nhỏ đều phải đặt phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh trong
một chiến lược chung, đây là vấn đề mang tính quy luật.
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh
tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng và an ninh là quan điểm nhất quán của Đảng ta,
là sự tiếp nối truyền thống “dựng nước đi đôi với giữ nước” cùng với các chính sách “ngụ binh
ư nông”, “động vi binh, tĩnh vi dân”, “thực túc binh cường”... Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta
xác định, để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, chúng ta
phải kết hợp phát triển kinh tế- xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong một
chỉnh thể thống nhất. Đây là quan điểm hoàn toàn đúng đắn bởi kinh tế, quốc phòng, an ninh là
những mặt hoạt động cơ bản của mỗi quốc gia, dân tộc độc lập, có chủ quyền. Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định, quan điểm kết hợp chặt chẽ kinh tế - xã hội với tăng
cường củng cố quốc phòng, an ninh là quy luật tất yếu khách quan trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mỗi lĩnh vực có mục đích, cách thức hoạt động
riêng và chịu sự chi phối của hệ thống quy luật riêng, song giữa chúng lại có mối liên hệ, tác


động qua lại lẫn nhau. Trong đó, kinh tế là yếu tố suy cho đến cùng quyết định đến quốc
phòng, an ninh, ngược lại, quốc phòng, an ninh cũng có tác động tích cực trở lại với kinh tế,
bảo vệ và tạo điều kiện để thúc đẩy kinh tế phát triển. Giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế - xã
hội với quốc phòng, an ninh là nội dung đặc biệt quan trọng đòi hỏi phải triển khai nhiều giải
pháp đồng bộ, vận hành cơ chế lãnh đạo, điều hành phù hợp và sự phối hợp chặt chẽ của các
cấp, các ngành, các địa phương. Để thực hiện tốt vấn đề trên cần tập trung cần tập trung thực
hiện tốt một số vấn đề chủ yếu sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước và chính
quyền các cấp trong việc thực hiện kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường củng cố
quốc phòng, an ninh. Đất nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng xây dựng nền công nghiệp quốc phòng. Có nhiều

vấn đề thuộc về nhận thức, về cơ chế đòi hỏi phải tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, điều
hành của Nhà nước, trong đó trước hết cần nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng, sự
quản lí điều hành của chính quyền các cấp trong công tác kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với
củng cố quốc phòng, an ninh, phù hợp với điều kiện thực tế của từng ngành và địa phương,
đồng thời phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức và công dân trong thực hiện chủ trương
kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, chống tư tưởng
và hành động tự do vô chính phủ trong hoạt động kinh tế cũng như trong hoạt động quốc
phòng, an ninh, các hành động phương hại đến phát triển kinh tế và sức mạnh quốc phòng của
đất nước.
Hai là, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kinh nghiệm kết hợp phát triển kinh tế - xã hội
với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh cho các đối tượng, đặc biệt là cán bộ quản lý.
Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định “Kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế với
quốc phòng an ninh, quốc phòng an ninh với kinh tế trong từng chiến lược quy hoạch kế
hoạch, chính sách phát triển kinh tế xã hội”. Đây là quan điểm thể hiện phát triển nhận thức
của Đảng ta về quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước, đồng thời cũng khẳng định việc kết
hợp phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn
dân của mọi thành phần kinh tế, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Ba là, quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, cơ chế chính sách của Đảng và
Nhà nước có liên quan đến thực hiện kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố
quốc phong, an ninh trong tình hình mới. Đây là nội dung rất quan trọng nhằm cụ thể hoá
đường lối, chủ trương của Đảng về mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng và an ninh thành
các văn bản, tiến hành quán triệt, tổ chức thực hiện bảo đảm hiệu quả cao, cần quy định rõ
trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo chỉ đạo và quản lý.
Trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cần tập trung quán


triệt nắm chắc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế, chính sách có liên quan đến
mối quan hệ này làm cơ sở để giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữa
tự bảo vệ và được bảo vệ, phù hợp với thực tiễn đất nước và thông lệ quốc tế.
Bốn là, xây dựng chiến lược cụ thể kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường

củng cố quốc phòng, an ninh trong thời kì mới. Nhà nước cần thống nhất quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh trên phạm vi cả nước đặt nó trong tổng thể
chung của chiến lược phát triển kinh tế của từng giai đoạn. Trong thời gian tới, việc kết hợp
kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh phải được thực hiện một cách toàn diện,
nhưng cần tập trung có trọng điểm theo từng ngành, lĩnh vực và vùng lãnh thổ, gắn với mục
tiêu yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, cần tập trung chỉ đạo kết hợp trong xây dựng
khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố; các dự án trọng điểm quốc gia; các dự án chương trình
phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới, biển, đảo; xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng,
quốc phòng - kinh tế; xây dựng căn cứ chiến lược, hậu phương chiến lược, các công trình quốc
phòng; đầu tư phát triển khoa học công nghệ ở trình độ cao; xây dựng và phát triển công
nghiệp quốc phòng. Trong đó, cần coi trọng tính “lưỡng dụng” của các chương trình, dự án.
Cần coi trọng kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh trong hoạt
động kinh tế đối ngoại. Đây là vấn đề chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
nhất là trong bối cảnh hiện nay, nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới,
tham gia đầy đủ hơn vào các thiết chế trong khu vực và toàn cầu. Điều đó đòi hỏi chúng ta vừa
phải hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động, tích cực, vừa phải mở rộng hợp tác quốc tế
trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh trong suốt quá trình hội nhập.
Năm là, củng cố kiện toàn và phát huy vai trò tham mưu của cơ quan chuyên trách
quốc phòng, an ninh các cấp.Kết hợp chặt chẽ giữa chấn chỉnh, kiện toàn với chăm lo bồi
dưỡng nâng cao năng lực trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ chuyên trách làm tham mưu
cho cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp về thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội gắn
với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh ngang tầm với nhiệm vụ trong tình hình mới.
Quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh là mối quan hệ biện chứng, được hình thành
trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, ngày nay, mối quan hệ này càng có vị trí
đặc biệt quan trọng, nhất là trong bối cảnh nước ta xây dựng và phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Do đó,
kết hợp phát triển kinh tế với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh là đòi hỏi tất yếu khách
quan trong suốt quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.





×