Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Đánh giá chất lượng nước sông sài gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.05 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−−

BÀI TẬP

MÔN : QUAN TRẮC VÀ
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC HIỆN TRẠNG VÀ NÊU CÁC GIẢI
PHÁP BẢO VỆ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT
LƯỢNG NƯỚC

Học viên cao học
Lớp
Chuyên ngành
Mã số
GV hướng dẫn

:
:
:
:
:

Trần Thái Thi
24-CTN11CS2
Kỹ thuật cơ sở hạ tầng
1681580210012
PGS.TS Nguyễn Thị Kim Cúc

1



MỤC LỤC
1.

Tổng quan lưu vực sông Sài Gòn.............................................................................................2

2.

Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................................2

3.

Đánh giá chất lượng nước khu vực sông sài gòn.....................................................................2

3.1 Hiện trạng chất lượng nước.....................................................................................................2
3.2 Tính toán chỉ số chất lượng nước WQI từ các thông số quan trắc chất lượng nước...............2
3.3 Xu thế biến đổi chất lượng nước............................................................................................2
4.

Biện pháp quản lý - xây dựng mạng lưới quan trắc và giám sát chất lượng nước...................2

4.1 Kế hoạch tổng thể...................................................................................................................2
4.2 Lấy mẫu..................................................................................................................................2
4.3 Đảm bảo chất lượng...............................................................................................................2
4.4 Xử lý kết quả..........................................................................................................................2
4.5 Viết báo cáo............................................................................................................................2
KIẾN NGHỊ.....................................................................................................................................2
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................2

2



1. Tổng quan lưu vực sông Sài Gòn
Lưu vực sông Sài Gòn là một tiểu lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, có vị trí địa
lý nằm trong khoảng tọa độ từ 10,750 đến 11,90 vĩ độ Bắc và từ 106,20 đến 106,80 kinh
độ Đông, có các vị trí tiếp giáp:


Phía Bắc giáp: Campuchia.



Phía Nam giáp: lưu vực sông Nhà Bè.



Phía Đông giáp: lưu vực sông Bé và lưu vực sông Đồng Nai.



Phía Tây giáp: lưu vực sông Vàm Cỏ Đông.

Lưu vực sông Sài Gòn là một lưu vực rộng, hạ lưu của hồ Dầu Tiếng (địa phận
Việt Nam là 4710 km2, chảy ngang qua Thành phố Hồ Chí Minh trên một đoạn 15km
(trong khoảng 280km chiều dài dòng chính) và đổ ra sông Nhà Bè tại mũi Đèn Đỏ,
hợp lưu với sông Đồng Nai. Từ Thủ Dầu Một đến cửa sông Sài Gòn độ rộng chừng
100 – 200m, khá sâu ở khu vực gần cửa sông.
Lưu vực sông Sài Gòn gồm một phần các đơn vị hành chính thuộc các tỉnh/thành
gồm Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và Thành phố Hồ Chí Minh. Đây đều là
những khu vực phát triển kinh tế năng động, vùng đất có công nghiệp phát triển. Đối

với khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương, các khu đô thị và dân cư có mật
độ tập trung cao, công nghiệp và dịch vụ phát triển. Tổng diện tích các Khu công
nghiệp/Khu chế xuất (KCN/KCX) của Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương thuộc
lưu vực sông là 7378,11 ha, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh 11/14 KCN/KCX và
tỉnh Bình Dương 14/24 KCN/KCX.
Môi trường khu vực: ô nhiễm môi trường đang gia tăng, chủ yếu từ các khu công
nghiệp và khu dân cư thuộc Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh (hạ nguồn), hoạt động chăn
nuôi, nông nghiệp ở thượng nguồn. Chất lượng nước sông Sài Gòn đang xấu đi nhanh
chóng.
Hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai được xem là nguồn cung cấp nước sinh hoạt
chính cho tỉnh Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh (huyện Củ Chi) và tỉnh Đồng
Nai. Tuy nhiên, trong giai đoạn đất nước phát triển theo hướng CNH-HĐH, kinh tế
phát triển cùng với sự gia tăng dân số lại chính là nhân tố gây sức ép lên môi trường,
đặc biệt là môi trường nước.

3


2.

Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp thực hiện các nội dung trong nghiên cứu.

STT
01

Các nội
dung
nghiên cứu
Tổng quan

về
hiện
trạng môi
trường và
chất lượng
nước sông
Sài
Gòn
(khu
vực
nghiên
cứu)

Phương pháp

Phương tiện, công cụ

 Phương pháp tổng quan tài  Các tài liệu chuyên ngành
liệu, thu thập số liệu.
có thông tin liên quan đến
 Thu thập thông tin, hiện trạng chất lượng nước,
về lưu vực sông Sài Gòn.
tổng hợp tài liệu.
 Các số liệu chất lượng
 Kế thừa và chọn lọc
nước sông từ năm 2010 đến
thông tin, dữ liệu về thủy
2015.
văn, thủy lực, hiện trạng
 Các tài liệu liên quan đến

môi trường.
các nguồn ô nhiễm, nguồn xả
thải, tải lượng ô nhiễm.
 Các nghiên cứu trong và
ngoài nước có liên quan.
 Phương pháp khảo sát thực  Phương tiện vận chuyển
địa.
lấy mẫu.
 Khảo sát thực địa, thu  Biên bản hiện trường.
thập thông tin hiện  Máy chụp ảnh để ghi
trường tại 07 vị trí quan
nhận lại hiện trường quan
trắc.
trắc.
 Ghi nhận hiện trạng và
viết tư liệu hiện trường.

02

Đánh giá
diễn
biến
chất lượng
nước sông
Sài
Gòn
(khu
vực
nghiên
cứu)


 Phương pháp lấy mẫu, phân  Phương tiện lấy mẫu, bảo
tích.
quản mẫu.
 Lấy mẫu nước mặt tại  Thiết bị, hóa chất, dụng
vị trí quan trắc.
cụ thí nghiệm để phân tích
 Phân tích mẫu tại chất lượng nước.
phòng thí nghiệm của
Nhà máy nước Thủ Đức.
 Tập trung phân tích
các chỉ tiêu hóa lý, sinh
học, độc chất, vi sinh.
4


 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.

 Số liệu quan trắc được tại 07 vị trí
 Khảo sát thực địa, thu thập thông trong năm 2016.
 Xử lý và hiển thị diễn biến chất
tin hiện trường.
 Ghi nhận hiện trạng và viết tư liệu lượng nước quan trắc được dưới dạng
đồ thị theo thời gian.
hiện trường.
 Kế thừa và chọn lọc thông tin, dữ
liệu về thủy văn, thủy lực, hiện trạng
môi trường.

 Phương pháp đánh giá


 Các phần mềm thống kê, xử lý số
liệu đã phân tích.

 Dựa vào số liệu đã xử lý, tiến hành
phân tích, đánh giá chất lượng nước  Bộ thông số WQI.
bằng cách so sánh số liệu quan trắc
với QCVN 08;2008/BTNMT cột A1.
 Ngoài ra, đánh giá sơ bộ chất
lượng nước theo chỉ số WQI.

3. Đánh giá chất lượng nước khu vực sông sài gòn
3.1 Hiện trạng chất lượng nước
Chất lượng nước sông ở hai lưu vực sông ngày càng xấu đi do nhiều
nguyên nhân, do tự nhiên và nguồn nhân tạo, trong đó các nhóm hoạt động chiếm tải
lượng cao gây ô nhiễm nguồn nước đó là hoạt động xả thải của khu cụm công nghiệp
và hoạt động xả nước thải sinh hoạt của người dân. Nồng độ ô nhiễm tại nơi tiếp nhận
nước thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép làm suy giảm số lượng và chất lượng nguồn
nước mặt. Bên cạnh đó, sông Sài Gòn tiếp nhận nước thải từ các khu công nghiệp
(KCN) đầu nguồn, việc này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước tại khu vực hạ
nguồn, đặc biệt là trạm bơm nước thô Hòa Phú. Hoạt động sinh hoạt của người dân
dẫn đến việc nguồn nước sông Sài Gòn phải tiếp nhận một lượng nước thải sinh hoạt
với tải lượng tương đối cao. Ngoài yếu tố nhân tạo, chất lượng nước có sự thay đổi
theo mùa, đặc biệt vào mùa khô, lượng nước đổ về từ thượng nguồn giảm khiến cho
mức độ ô nhiễm tại hạ lưu sông tăng cao, chất lượng nước bị ảnh hưởng nhiều. Tình
trạng biến đổi khí hậu (BĐKH) làm ảnh hưởng đến tính ổn định của nước nguồn cũng
như thay đổi quy luật diễn biến chất lượng nước theo chiều hướng xấu đi, gây ra
những hệ quả lớn về nhiều mặt đối với ngành cấp nước (từ nguồn đến nơi sử dụng),
làm thay đổi nhu cầu, tăng tiêu thụ trong khi thay đổi khả năng cung cấp của tài
nguyên nước về lượng và chất.

5


Nhà máy nước Tân Hiệp thu nước từ sông Sài Gòn tại trạm bơm nước thô
Hòa Phú, với công suất hiện tại là 300.000 m 3/ngày, là một trong những nhà máy nước
xử lý nước đô thị chính, xử lý nước mặt, phân phối nước sạch cho khu vực phía Tây và
Tây Nam Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là quận 6 và quận 8 (hai khu vực khan
hiếm nước). Tuy nhiên, đến nay nhà máy nước Tân Hiệp vẫn chưa hoạt động hết công
suất thiết kế do những thay đổi bất thường về chất lượng nước, diễn biến phức tạp theo
chiều hướng xấu dần đi, ảnh hưởng đến việc cung cấp nước sạch cho lưu vực.
Nguồn nước sông Sài Gòn có tính chất xâm thực do pH thấp và chất lượng
nước biến động quanh năm theo mùa, theo thủy triều
Nước sông ở khu vực hạ nguồn có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, ammonia, sắt,
chất rắn lơ lửng và vi sinh gây bệnh trong các năm gần đây (2007 – 2012), thường
vượt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT.




Công trình thu nước thô


Trạm bơm nước thô Hòa Phú đặt tại xã Hòa Phú, huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí
Minh.



Công suất thiết kế 648.000 m 3/ngày đêm, hiện tại khai thác khoảng 275.000
m3/ngày đêm (số liệu tháng 01/2013).




Trạm bơm lấy nước thô sông Sài Gòn qua 04 ống bê tông DN1500. Nước
thô được lọc rác qua hệ thống lưới chắn rác trước hầm bơm. Chlorine và vôi
được châm tại đây để điều chỉnh pH và tiền xử lý nước thô, sau đó đường
ống đấu nối tới bể phân chia lưu lượng của nhà máy nước Tân Hiệp.

Các nguồn tác động chủ yếu và các chất gây ô nhiễm chính

Chất lượng nước lưu vực sông Sài Gòn chịu ảnh hưởng từ hai nguồn tác động
chính: ảnh hưởng từ các yếu tố tự nhiên (khí tượng – thủy văn, thủy triều) và ảnh
hưởng từ các yếu tố con người (sinh hoạt và hoạt động sản xuất).
Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên


Mưa nhiều sẽ làm tăng tải lượng của các chất dinh dưỡng cũng như làm
tăng tốc độ vận chuyển các chất bảo vệ thực vật (BVTV) từ vùng hoạt động
nông nghiệp vào sông; đồng thời tăng xói mòn dẫn đến hàm lượng các chất
lơ lửng, chất BVTV, kim loại nặng, các chất hữu cơ trong nước sông tăng
cao.



Ngoài ra, mưa còn là tác nhân đưa các bụi bẩn và chất ô nhiễm từ không khí
vào môi trường đất và nước thông qua quá trình lắng đọng (đặc biệt là lắng
đọng axit đang là một vấn đề toàn cầu). Việc tăng xói mòn đất dẫn đến sự
xuất hiện dạng ô nhiễm của Mangan (Mn) và Sắt (Fe). Dòng chảy thấp mùa
kiệt dẫn đến sự suy giảm chất lượng nước, khiến lượng muối trong sông
tăng lên.
6





Bên cạnh đó, nhiệt độ ngày càng gia tăng cùng với tải lượng ô nhiễm cũng
tăng gây ra vấn đề phú dưỡng hóa, phân tầng trong sông càng diễn ra mạnh
mẽ, khả năng tự làm sạch của sông bị giảm đi.



Ảnh hưởng của chế độ triều dẫn đến nhiều thời điểm độ mặn tăng cao, ảnh
hưởng đến công tác khai thác và xử lý nước nguồn.

Ảnh hưởng của các yếu tố con người
Các nguồn gây tác động chính đối với chất lượng nước sông Sài Gòn chủ yếu là
nước thải sinh hoạt, nước thải từ các hoạt động công nghiệp và nông nghiệp. Ô nhiễm
nguồn nước sông Sài Gòn hiện nay nguyên nhân chính là


do sự phát triển nhanh của các khu chế xuất, khu công nghiệp, các nhà máy,
xí nghiệp, cơ sở chăn nuôi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
Bình Dương, Đồng Nai.



Cùng với đó là việc xả nước thải, chất thải của người dân sinh sống trên các
khu vực ven sông Sài Gòn. Việc ô nhiễm nước sông làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến cuộc sống của người dân ven bờ sông. Nhiều trường hợp người
dân sinh sống dọc theo bờ sông thường xuyên chịu nhiều bệnh tật liên quan
đến ô nhiễm nước như tiêu chảy, bẹnh ngoài da, hô hấp,…




Riêng trên lưu vực sông Sài Gòn hiện nay có gần 50 KCN/KCX. Tuy nhiên
chỉ có 20 KCN/KCX có trạm xử lý nước thải, cho thấy nguồn nước thải rất
lớn từ các KCN đang là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm
sông.



Các chất gây ô nhiễm chính: ô nhiễm hữu cơ (DO, BOD, COD, SS,…), kim
loại nặng và vi sinh.

3.2 Tính toán chỉ số chất lượng nước WQI từ các thông số quan trắc chất
lượng nước
Theo phương pháp tính toán chỉ số WQI do tổng cục môi trường ban hành.
Thông số tính toán: BOD5, COD, N-NH4, P-PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform
Các thông số liệu quan trắc đã được tính toán và xử lý, đảm bảo đã loại bỏ các
giá trị sai lệch, đạt yêu cầu đối với quy trình quy phạm về đảm bảo và kiểm soát chất
lượng số liệu.
-

WQI thông số (WQISI) được tính toán cho các thông số BOD 5, COD, N-NH4, P-

PO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform theo công thức như sau:
WQI SI 

qi  qi 1
 BPi1  C p   qi 1
BPi 1  BPi


Trong đó:
7


BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc;
BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc;
qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi;
qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1 ;
Cp: Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán;
Bảng quy định các giá trị qi, BPi

BOD5

Giá trị BPi quy định đối với từng thông số
COD N-NH4 P-PO4 Độ đục TSS
Coliform

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)


(MPN/100ml)

100

4

10

0,1

0,1

5

20

2500

2

75

6

15

0,2

0,2


20

30

5000

3

50

15

30

0,5

0,3

30

50

7500

4

25

25


50

1

0,5

70

100

10.000

5

1

50

80

5

6

100

>100

>10.000


i

qi

1

-

Tính giá trị WQI đối với thông số DO (WQIDO) thông qua giá trị DO phần trăm

bão hòa.
Tính giá trị DO bão hòa:

DObaohoa  14,652  0, 41022T  0, 0079919T 2  0,000077774T 3
Tính giá trị DO phần trăm bão hòa:
DO% bãohòa 

DOhoà tan
�100
DObãohòa

Trong đó: DOhoàtan: Giá trị DO quan trắc được (tính theo mg/l);
Quy định các giá trị BPi và qi đối với DO%bãohòa
i

1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

BPi

≤20

20

50

75

88

112

125


150

200

≥200

qi

1

25

50

75

100

100

75

50

25

1

WQI SI 


qi 1  q
 C p  BPi1   qi
BPi 1  BPi
8


-

Tính giá trị WQI đối với thông số pH:
Quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH:
i

1

2

3

4

5

6

BPi

≤5,5

5,5


6

8,5

9

≥9

qi

1

50

100

100

50

1

1

3
WQI pH �
1 5
1 2


WQI 
W
QI

W
QI

W
QI


a
b
c

100 �
5 a 1
2 b 1



Trong đó:
WQIa: Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số: DO, BOD5, COD, N-NH4, PPO4;
WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS, độ đục;
WQIc: giá trị WQI đã tính toán với thông số pH;

 Theo công thức trên ta lập bảng Excel tính toán giá trị WQI như sau:

9



-

So sánh WQI với bảng các mức đánh giá chất lượng nước.

-

Mức đánh giá chất lượng WQI

Giá trị
WQI

Mức đánh giá chất lượng nước

91 - 100

Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt

76 - 90

Sử dụng cho mục đích sinh hoạt nhưng cần các biện pháp
xử lý phù hợp, bảo vệ đời sống thủy sinh

Xanh lá cây

51 - 75

Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương
đương khác


Vàng

26 - 50

Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương
đương khác

Da cam

0 - 25

Nước ô nhiễm nặng không thể sử dụng cho mục đích nào,
cần các biện pháp xử lý trong tương lai

Đỏ

Màu
Xanh nước biển

-

Số liệu tính tính nằm ở ô màu xanh chất lượng nước vẫn sử dụng tốt cho
mục đích sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp, bảo vệ đời
sống thủy sinh.

-

Tương tự ta tính chỉ số WQI cho các thời gian khác nhau như sau:
10



11


12


3.3

Xu thế biến đổi chất lượng nước
Qua phân tích chỉ số WQI ta thấy chất lượng nước ngày còn ô nhiễm theo
chiều hướng xấu đặc biệt P-PO4 và Coliform do đó cần có biện pháp quản lý,
cũng như có dự báo kịp thời đáp ứng nhu cầu cấp nước cho nhân dân toàn thành
phố.

4.
Biện pháp quản lý - xây dựng mạng lưới quan trắc và giám sát chất lượng
nước
4.1
Kế hoạch tổng thể
 Chương trình quan trắc chất lượng nước mặt khu vực sông Sài Gòn nhằm thực
hiện các mục tiêu:
- Đánh giá hiện trạng môi trường và chất lượng nước khu vực sông Sài Gòn.
13


- Kiểm soát diễn biến và xu hướng biến động của chất lượng nước theo thời
gian và không gian.
- Số liệu quan trắc làm cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu ứng dụng mô hình


toán dự báo rủi ro, cảnh báo các hiện tượng ô nhiễm trong tương lai, từ đó đưa
ra được các kịch bản ứng phó, phòng ngừa, khắc phục.
 Dạng quan trắc: Điều hành quan trắc: Quan trắc nguồn nước cho nhà máy xử lý
nước


Chu trình quan trắc

 Tần suất: thực hiện định kì 01 lần/tháng nhằm theo dõi diễn biến theo thời gian
liên tục, và bổ sung lấy mẫu 01 lần/quý để đánh giá diễn biến đặc trưng theo
mùa.
 Thời gian: giả định các vị trí quan trắc không có sự thay đổi lớn về tính chất, lưu
tốc dòng chảy do ảnh hưởng của chế độ thủy triều trong ngày, mẫu được lấy 01
lần/đợt, vào buổi sáng (11 giờ 00 - 12 giờ 00).


Các thông số quan trắc
- Thành phần môi trường cần quan trắc: Quan trắc chất lượng nước mặt.
- Các thông số môi trường cần quan trắc: qua quá trình thu thập thông tin và
khảo sát hiện trường để biết thông tin về những địa điểm quan trắc (khu
vực gần khu dân cư, KCN/KCX, các vị trí phát thải, nguồn thải) từ đó lựa
chọn các thông số đặc trưng và đại diện cho vị trí quan trắc. Dự kiến sơ bộ
các thông số quan trắc: thông số hóa lý, sinh học cơ bản.
-

Tổng hợp thông số môi trường cần quan trắc.

Nhóm thông số

Thành phần môi trường quan trắc

Nước mặt

Hóa lý cơ bản
Đo, phân tích nhanh tại hiện
trường

pH
Nhiệt độ (T0)
Oxy hòa tan (DO)

Phân tích trong phòng thí nghiệm

Độ đục (NTU)
Độ màu (Pt-Co)
Độ kiềm
Độ cứng
14


Độ mặn
Độ dẫn điện (EC)
Chất rắn lơ lửng (SS)
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5)
Nhu cầu oxy hóa học (COD)
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
Amoni (NH4+)
Nitrat (NO3-)
Nitrit (NO2-)
Photphat (PO43-)
Sắt (Fe)

Mangan (Mn)
Sulfat (SO42-)
Sulfur (S2-)
Gửi đơn vị ngoài phân tích

Tổng lượng Carbon hữu cơ (TOC)
Tổng Nitơ (TN)
Tổng photpho (TP)
Tổng lượng dầu mỡ

Sinh học
Coliform
E. Coli
Độc học
Phân tích trong phòng thí nghiệm

Chì (Pb)
Kẽm (Zn)
Nhôm (Al)
Đồng (Cu)

Gửi đơn vị ngoài phân tích

Crom III (Cr3+)
Cadimi (Cd)
Asen (As)
15


Niken (Ni)

Thủy ngân (Hg)
Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật (Clo hữu
cơ)

 Đặt trạm đo đạc lấy mẫu phân tích
Đề xuất các vị trí lấy mẫu quan trắc chất lượng nước mặt
STT

Trạm

Ký hiệu

1

Cầu Ông Cộ

VT1

2

Dầu Tiếng

VT2

3

Ngã 3 hợp dòng

VT3


4

Tám Tắt

VT4

5

Hòa Phú

VT5

6

Bà Bếp

VT6

7

Cầu Phú Cường

VT7

Tiêu chuẩn so sánh

QCVN 08:2008/BTNMT loại A1

Cơ sở lựa chọn:



Các khu vực có mật độ KCN/KCX, khu đô thị cao, tập trung nhiều tàu bè,
hoạt động giao thông thủy và vệ sinh tàu thuyền.



Khu vực ngã ba sông, các vị trí giao nhau giữa sông Sài Gòn với nhánh
sông Thị Tính và nhánh từ hồ Dầu Tiếng đổ vào để đánh giá tổng quát hơn
về diễn biến chất lượng nước thô.


Dầu Tiếng: nguồn nước thô dự phòng, giúp đẩy mặn và cải thiện môi
trường phía hạ lưu (trong đó có nhà máy nước Tân Hiệp).



Cầu Ông Cộ (Thị Tính): đoạn sông tiếp nhận nguồn thải lớn từ hoạt
động công nghiệp và sinh hoạt.



Ngã 3 hợp dòng: vị trí sông Thị Tính hợp dòng cùng nhánh sông từ hồ
Dầu Tiếng đổ vào sông Sài Gòn.



Rạch Tám Tắt: một nhánh đổ ra sông Sài Gòn, nơi tập trung dân cư,
khoảng cách ảnh hưởng đến trạm bơm Hòa Phú là 1km.




Hòa Phú: vị trí gần họng thu nước thô trạm bơm Hòa Phú, cấp nước
cho Nhà máy nước Tân Hiệp.

16




Rạch Bà Bếp: là một nhánh đổ ra sông Sài Gòn, nơi tập trung dân cư,
có khả năng tồn tại các điểm xả thải (không công khai), khoảng cách
ảnh hưởng đến trạm bơm Hòa Phú là 1km.



Chân cầu Phú Cường: khu vực tiếp nhận nguồn ô nhiễm từ nước thải
sinh hoạt khu dân cư Thủ Dầu Một và nước thải công nghiệp của một
phần tỉnh Bình Dương, khoảng cách đến trạm bơm Hòa Phú là 2km.

Bản đồ vị trí các trạm quan trắc chất lượng nước khu vực sông Sài Gòn.

4.2

Lấy mẫu


Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu được tiến hành như bảng sau:
Tiêu chuẩn, phương pháp quy định lấy mẫu và bảo quản mẫu.

STT


Loại mẫu

Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp
 TCVN 6663/6: 2008

1

Mẫu nước sông, suối

 ISO 5667/6:2008
 APHA 1060B

17


STT

Loại mẫu

2

Mẫu phân tích vi sinh

 ISO 19458

Một số lưu ý trong quá trình lấy mẫu (quy trình lấy mẫu, thể tích mẫu, dụng
cụ chứa mẫu và thời gian lưu mẫu)






Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp

-

Quy trình lấy mẫu: phải được tuân thủ đúng Thông tư số 10/2007/TTBTNMT (ngày 22/10/2007) về hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát
chất lượng nước trong quan trắc môi trường.

-

Dụng cụ lấy mẫu:


Sạch, bằng nhựa hoặc thủy tinh. Nút bằng nhựa (không được lót giấy)
hoặc thủy tinh.



Lấy mẫu xét nghiệm vi sinh, BOD, nitrit:


Chọn chai và nút thủy tinh đục, sấy tiệt trùng cả chai lẫn nút
trước khi lấy mẫu.



Khử trùng bên trong và ngoài vòi lấy mẫu và tay của người lấy
mẫu bằng cồn.




Cho nước vào gần đầy chai (chừa một khoảng không khí). Đậy
kín nắp.



Bảo quản ở nhiệt độ 0 – 5 oC trong khi đưa đến phòng xét
nghiệm.

-

Dung tích mẫu: Tùy theo các chỉ tiêu xét nghiệm mà tính toán lượng mẫu
cần lấy: chỉ tiêu xét nghiệm hóa lý, chỉ tiêu xét nghiệm vi sinh (2 lít mẫu,
giữ lạnh không quá 24 giờ),… Tất cả đều lấy đầy chai và đậy kín.

-

Thời gian lưu mẫu: Mẫu nước sau khi lấy, được bảo quản và lưu giữ theo
TCVN 5993:1995 hoặc APHA 1060 hoặc ISO 5667.
Đơn vị thứ ba tham gia công tác kiểm tra chất lượng

- Đối với việc phân tích chất lượng nước thô của sông Sài Gòn, một số chỉ
tiêu việc phân tích còn hạn chế nên được gửi cho đơn vị ngoài thử nghiệm các
chỉ tiêu đó. Đơn vị lựa chọn làm đơn vị thứ ba là Trung tâm kỹ thuật tiêu
chuẩn đo lường chất lượng 3 (Quatest 3).
- Quatest 3 là tổ chức chứng nhận (bên thứ ba) thực hiện việc chứng nhận sự
phù hợp của chất lượng nước sông với quy chuẩn kỹ thuật. Hoạt động chứng
nhận của Quatest 3 được công nhận phù hợp với chuẩn mực quốc tế ISO/IEC

17065.
18


4.3

Đảm bảo chất lượng
 QA – Quality Assurance – Bảo đảm chất lượng
- Xác định các thông số cần quan trắc, bao gồm: tên thông số, đơn vị đo, độ
chính xác cần đạt được. Thông tin về thông số cần quan trắc yêu cầu.

- Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp phân tích phù hợp với mục
tiêu đề ra. Phương pháp phân tích theo TCVN về môi trường hoặc phương
pháp theo tiêu chuẩn quốc tế khác đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
của Việt Nam thừa nhận và áp dụng.
Trang thiết bị quan trắc môi trường: sử dụng trang thiết bị phù hợp với phương pháp
đo, thử đã được xác định, đáp ứng yêu cầu của phương pháp về
- kỹ thuật và đo lường. Trang thiết bị phải được sử dụng tương đương giữa
các điểm quan trắc trong cùng một chương trình quan trắc.
- Hoá chất, mẫu chuẩn: phải có đầy đủ các hoá chất và mẫu chuẩn theo quy
định của từng phương pháp phân tích. Hoá chất và mẫu chuẩn được đựng
trong các bình chứa phù hợp có dán nhãn.
- Nhân sự: người thực hiện quan trắc và phân tích phải có trình độ chuyên
môn phù hợp; hầu hết chuyên viên thực hiện quan trắc đều có trình độ chuyên
ngành kỹ thuật hóa học, sinh học, môi trường.
- Xử lý số liệu và báo cáo kết quả: trưởng nhóm quan trắc tại hiện trường có
trách nhiệm xử lý số liệu đo, thử; tổng hợp; đánh giá kết quả và lập báo cáo
với nội dung theo yêu cầu.
 QC – Quality Control – Kiểm soát chất lượng
Khi quan trắc và phân tích tại hiện trường và phòng thí nghiệm, phải sử dụng các

mẫu QC để kiểm soát chất lượng, bao gồm: mẫu trắng thiết bị, mẫu trắng phương
pháp, mẫu lặp, mẫu chuẩn đối chứng. Định kì mỗi thiết bị sẽ được hiệu chuẩn định kì
01 lần/tháng.
4.4
Xử lý kết quả


Kiểm tra số liệu: kiểm tra tổng hợp về tính hợp lý của số liệu quan trắc và
phân tích môi trường. Việc kiểm tra dựa trên hồ sơ của mẫu (biên bản, nhật
ký lấy mẫu tại hiện trường, biên bản giao nhận mẫu, biên bản kết quả đo,
phân tích tại hiện trường, biểu ghi kết quả phân tích trong phòng thí
nghiệm,…), số liệu của mẫu QC (mẫu trắng, mẫu lặp, mẫu chuẩn,…).



Xử lý thống kê: căn cứ theo lượng mẫu và nội dung của báo cáo, việc xử lý
thống kê có thể sử dụng các phương pháp và các phần mềm khác nhau
nhưng phải có các thống kê miêu tả tối thiểu (giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn
nhất, giá trị trung bình, số giá trị vượt chuẩn...).
19




Sử dụng biểu đồ giá trị trung bình (X - Chart) để kiểm soát: Tính các giá trị
trung bình






, độ lệch chuẩn (σ):

Sử dụng biểu đồ khoảng (R chart) để:


Biểu diễn khoảng sai khác giữa các mẫu lặp lại



Áp dụng đối với các mẫu đúp, mẫu lặp → đánh giá độ chính xác.

Bình luận về số liệu: việc bình luận số liệu phải được thực hiện trên cơ sở
kết quả quan trắc, phân tích đã xử lý, kiểm tra và các tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật có liên quan.

Lưu trữ số liệu dạng điện tử theo định dạng Excel để thuận tiện trong việc
quản lý và thao tác trên số liệu.
Viết báo cáo


4.5

Sau khi kết thúc chương trình quan trắc, tiến hành lập báo cáo kết quả quan trắc:


Báo cáo định kì sau mỗi đợt quan trắc (kết thúc 1 quý).




Báo cáo tổng kết giai đoạn.

KIẾN NGHỊ
Hệ thống quan trắc môi trường nước mặt là công cụ hữu hiệu trong việc đánh giá
xu thế và diễn biến dòng chảy cả về lượng và chất, cho ta toàn cảnh bức tranh về chế
20


độ dòng chảy cũng như chất lượng nước nhằm đánh giá những biến đổi do tác động
của thiên nhiên cũng như con người vào thiên nhiên.
Tuy nhiên, để chất lượng nước trong lưu vực sông Sài Gòn đặc biệt là khu vực
nghiên cứu (ảnh hưởng đến chất lượng nước thô đầu vào tại trạm bơm Hòa Phú) cải
thiện hơn đòi hỏi công tác xử lý nước thải cuối nguồn trước khi thải ra các nguồn tiếp
nhận như sông, kênh, rạch cần phải hiệu quả và triệt để. Do đó, trong công tác nghiên
cứu và xây dựng hệ thống quan trắc đối với khu vực này, để xây dựng được một hệ
thống hoàn chỉnh và xác định được các điểm quan trắc thích hợp còn nhiều khó khăn,
hạn chế, đòi hỏi phải có nhiều hơn những điều kiện kỹ thuật, chuyên môn.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Tổ chức Y tế thế giời, Bộ Y tế cục quản lý môi trường y tế, 2011. Báo cáo đánh
giá ngành nước sạch và vệ sinh môi trường lần thứ nhất ở Việt Nam.
2.
Thông tư 29/2011/TT-BTNMT Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi
trường nước mặt lục địa.
3.
Báo cáo Chương trình quan trắc tổng thể môi trường nước lưu vực sông Nhuệ Đáy giai đoạn 2010 – 2015.

4.
Các chương trình quan trắc chất lượng môi trường của Sở Tài nguyên môi
trường Tp.HCM
5.



22



×