Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Quan trắc môi trường cho lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai (đoạn chảy qua Tp.HCM)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.97 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
BỘ MÔN KỸ THUẬT VÀ QUẢN LÝ TƯỚI
--- oOo ---

BÀI TẬP TÍNH TOÁN CHỈ SỐ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TỪ CÁC THÔNG
SỐ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG NƯỚC

GVHD

:

NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

HVTH

:

LÊ CÔNG ANH DŨNG

LỚP

:

24CTN11 –CS2

MSHV

:

168158021002



Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2017
BÀI TẬP MÔN HỌC QUAN TRẮC VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NƯỚC


Chuẩn bị tài liệu làm bài tập
Thu thập số liệu chất lượng nước của các đối tượng cụ thể sau đây
1.
2.
3.
4.

Nước sông
Nước xả thải từ khu công nghiệp vào hệ thống kênh thủy lợi
Nước ngầm của 1 khu vực phục vụ cấp nước sinh hoạt
Nước hồ cảnh quan sinh thái

Yêu cầu ( Làm bài tập tổng hợp từ các số liệu đã thu thập):
-

Đánh giá chất lượng nước hiện trạng và nêu các giải pháp bảo vệ
Xây dựng chương trình quan trắc chất lượng nước


Đặt Vấn đề
Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành một
trong những vấn đề cấp bách mà mọi quốc gia, mọi tổ chức quốc tế phải quan tâm giải
quyết. Một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý môi trường là giám sát
chất lượng môi trường thông qua các trạm giám sát liên tục hoặc lưu động. Quan trắc môi
trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường

nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và
các tác động xấu đối với môi trường.
Tại Việt Nam, hiện nay đã hình thành hệ thống giám sát môi trường trên quy mô
toàn quốc, bao gồm các trạm trong đất liền, các trạm vùng biển, các trạm chuyên đề và các
trạm phân tích môi trường. Kết quả quan trắc của các trạm đã cung cấp những thông tin
quan trọng để đánh giá chất lượng môi truờng nước ta và cung cấp các dữ liệu cơ bản để lập
các báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam hằng năm.
Hệ thống sông Đồng Nai là một hệ thống sông lớn thứ 2 tại miền Nam sau hệ thống
sông Mê Kông. Hệ thống sông Đồng Nai đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát
triển kinh tế - xã hội của cả nước đặc biệt là đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây
không chỉ là nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt của dân cư mà đây còn là nguồn cung cấp
cho tưới tiêu, công nghiệp, nông nghiệp . . . cho các tỉnh trong lưu vực.
Sông Sài Gòn nối với sông Đồng Nai thông qua hệ thống sông Rạch Chiếc ở đoạn
gần hợp lưu ở 2 sông. Đây là một trong những chi lớn của hệ thống sông Đồng Nai với
nguồn nước tương đối dồi dào.Tuy nhiên, hiện nay sông đã và đang bị ô nhễm rất nặng, do
lượng chất thải từ các KCX – KCN, khu dân cư của TP. HCM và tỉnh Đồng Nai thải ra dòng
sông. Điều này khiến cho nguồn nước ở đây có nguy cơ không thể tự làm sạch. Từ những lý
do trên đề tài Quan trắc môi trường cho lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai (đoạn chảy
qua Tp.HCM) có ý nghĩa thực tiển được đề xuất là vấn đề vô cùng cần thiết và thiết thực.
Chương 1: Tổng quan về lưu vực sông Sài Gòn.
1. Giới thiệu sơ lược vị trí khu vực nghiên cứu:
Lưu vực sông Sài Gòn thuộc lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai và vùng phụ cận
ven biển (lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai) nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Tổng diện tích tự nhiên khoảng 43.450km2 (không kể phần diện tích thuộc lãnh thổ
Campuchia) nằm trải ra trên toàn bộ địa giới hành chính của các tỉnh Lâm Đồng, Bình
Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu,
Ninh Thuận, Bình Thuận và một phần địa giới hành chính của các tỉnh Đăk Lăk và Long An
ở vị trí địa lý từ 105030’21’’ đến 109001’20’’ kinh độ Đông và từ 10019’55’’ đến 12020’38’’
vĩ độ Bắc.
Lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai có hình nan quạt kéo dài từ cuối sườn Tây của

dãy Trường Sơn thuộc Nam Trung Bộ, qua hết vùng Đông Nam Bộ đến giáp vùng Đồng
Tháp Mười thuộc đồng bằng Sông Cửu Long. Dòng chính sông Đồng Nai phân bố theo trục
Đông Bắc – Tây Nam và các nhánh sông lớn quan trọng cùng đổ vào dòng chính là sông La


Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ. Toàn bộ hệ thống các sông suối trong lưu
vực tập trung về các cửa chính là Gành Rái và Soài Rạp. Ngã Soài Rạp dài 59km, bề rộng
trung bình 2km, lòng sông cạn, tốc độ dòng chảy chậm. Ngã Lòng Tàu đổ ra vịnh Gành Rái
dài 56km, bề rộng trung bình 0,5km, lòng sông sâu là đường thủy chính cho tàu bè ra vào
bến cảng Sài Gòn.
Sông Sài Gòn bắt nguồn từ Krachê – Campuchia ở độ cao trên 200m so với mực
nước biển, chảy đến hồ Dầu Tiếng (tỉnh Tây Ninh), nơi đây đã khai thác sử dụng công trình
thủy lợi Dầu Tiếng sau đó chảy ngang địa phận tỉnh Bình Dương đến TPHCM và sau cùng
hợp lưu với sông Đồng Nai tại Mũi Đèn Đỏ (Nhà Bè). Chiều dài sông từ thượng nguồn đến
Mũi Đèn Đỏ khoảng 280km, độ dốc trung bình của sông là 0,69%, hệ số uốn khúc 2,27, lưu
lượng vào mùa kiệt là 6m3/s và lưu lượng trung bình là 69m3/s. Đoạn thượng lưu có lòng
sông hẹp với chiều rộng trung bình 20m, uốn khúc quanh các triền đồi đến hồ Dầu Tiếng, tại
đây có đập thủy lợi ngăn vùng, độ cao nước lên đến 25m, tạo nên hồ chứa nước có diện tích
260.000ha và dung tích chứa khoảng 1,45 tỷ m3, phục vụ tốt cho các nhu cầu sản xuất nông
nghiệp ở tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích của lưu vực sông Sài Gòn
khoảng 4.500km2 , bao gồm 1 phần của tỉnh Tây Ninh, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí
Minh.
Sông Sài Gòn nối với sông Đồng Nai thông qua hệ thống sông Rạch Chiếc ở đoạn
gần hợp lưu của 2 sông.
a. Chế độ Thủy văn:
Lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai nằm ở phần rìa phía Đông – Đông Nam của
miền địa chất thủy văn Nam Trung Bộ và nằm ở phía Đông Bắc miền thủy văn đồng bằng
Nam Bộ.
Toàn bộ diện tích lưu vực sông Sài Gòn F = 4500km2
Chiều dài sông chính L = 220km2

Mật độ lưới sông 0,39km/km2 .
Về khí hậu có sự phân dị mạnh mẽ về lượng mưa (từ 800 – 1200mm đến 2800 –
3200mm, có những tháng thiểu ẩn quan trọng.
Các dòng chảy bề mặt có hướng Tây Bắc – Đông Nam đổ ra biển Đông hay có
hướng Đông – Tây chảy vào Mêkông độ dốc lớn, lũ mạnh. Về mùa khô nhiều cửa sông gần
như khô cạn.
b. Khí hậu:


* Chế độ nhiệt:
Nhiệt độ trung bình lưu vực hằng năm t = 26,90 .
Nhiệt độ cao nhất thường xảy ra vào tháng 4, t = 28,90
Nhiệt độ thấp nhất thường xảy ra vào tháng 12, t = 28,90
* Chế độ mưa và lượng mưa:
Mùa mưa bắt đầu vả kéo dài từ tháng 5 đến 11. Lượng mưa trung bình năm trên lưu
vực đạt khoảng 1725mm, biến đổi từ 1700 – 1900mm ở khu vực phía Bắc đến 1600 –
1650mm ở phía Nam. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm đến 90% trở lên tổng lượng mưa
cả năm.
Khí hậu trên toàn lưu vực là sự phân hóa theo mùa sâu sắc. Mổi năm có 2 mùa rỏ
rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa khô trùng với gió mùa mùa Đông vốn là luồng tín phong ổn
định, mùa mưa trùng với gió mùa Hạ mang lại những khối không khí nhiệt đới xích đạo
nóng ẩm với những nhiểu động khí quyển thường xuyên.
c. Thực vật:
Thảm thực vật trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai bao gồm hệ thống rừng tự
nhiên và thảm thực vật canh tác nhằm đảm bảo tích trữ nước để điều hòa lưu lượng vào mùa
khô và hạn chế khả năng xói mòn, rửa trôi đất vào mùa mưa.
Năm 2000 tổng diện tích đất rừng là 1.311.700ha chiếm 27,8% tổng diện tích, tập
trung chủ yếu ở Nam Đăk La8k, Tây Bình Thuận, Lâm Đồng, Bắc Đồng Nai, Đông Nam
Thành phố Hồ Chí Minh. Trong lưu vực hiện có một khu dự trữ sinh quyển bao gồm: rừng
ngập mặn Cần Giờ với 75.740ha và 2 vườn quốc gia đó là vườn quốc gia Cát Tiên

(73.837ha) và Lò Gò Xa Mát (10.000ha), 4 khu bảo tồn thiên nhiên đó là Bù Gia Mập
(22.330ha), Bình Châu – Phước Bửu (11.293ha), Núi Ông (25.468ha), Tà Kou (29.134ha).
2. Điều kiện kinh tế xã hội:
Tổng diện tích Thành phố Hồ Chí Minh là 2.093,7km2 chiếm 0.6% diện tích và
6,6% dân số so với cả nước.
Phía Bắc giáp Tây Ninh.
Phía Đông giáp Đồng Nai, Bình Dương.
Phía Tây giáp Long An.
Phía Nam giáp Biển Đông.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm lớn về kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch
vụ, khoa học kỹ thuật, văn hóa và là đầu mối giao thông và giao lưu quốc tế lớn của cả


nước, có lực lượng lao động dồi dào, tay nghề giỏi, có nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa
học, công nghệ, đang góp phần tích cực vào sự phát triển của các tỉnh khu vực phía Nam.
Vùng nằm trên trục đường giao thông đường sắt và đường bộ Xuyên Á, đường hàng hải tiếp
giáp với khu vực các nước Đông Nam Á.
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, TPHCM có tốc độ phát triển tương
đối lớn.
3. Hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Sài Gòn:
Môi trường nước lưu vực sông Sài Gòn chịu tác động bởi 2 nhóm yếu tố đó là yếu
tố tự nhiên và các yếu tố nhân tạo.
* Các yếu tố tự nhiên tác động trực tiếp đến nguồn nước ở lưu vực bao gồm:
- Chế độ mưa và lượng bốc hơi.
- Chế độ nhiệt độ.
- Đặc điểm địa hình.
- Đặc điểm địa chất – thủy văn.
- Đặc điểm thổ nhưỡng.
- Đặc điểm thảm phủ thực vật tự nhiên.
- Đặc điểm thủy văn và chế độ dòng chảy.

* Các yếu tố nhân tạo tác động trực tiếp đến nguồn nước ở lưu vực bao gồm:
- Gia tăng dân số và đô thị hóa.
- Công nghiệp hóa.
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp.
- Hoạt động chăn nuôi.
- Việc xây dựng và vận hành các công trình thủy điện – thủy lợi trong lưu vực.
- Hoạt động giao thông vận tải thủy cùng với việc xây dựng, mở rộng và phát triển
hệ thống cảng biển, cảng sông.
- Hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản.
Việc hình thành quá nhiều thủy điện ở cả nhánh chính và nhánh phụ đang gây nên
những tác hại lớn cho môi trường hệ thống lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai. Hiện trên dọc
hệ thống sông chính và nhánh của sông Đồng Nai có 15 nhà máy thủy điện lớn đang hoạt
động. Cụ thể, hồ Đa Nhim, hồ Đại Ninh, Đồng Nai 1, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4,
Đồng Nai 5, Đồng Nai 6, Đồng Nai 8, hồ Dầu Tiếng, Trị An, hồ Thác Mơ, hồ Cần Đơn, hồ


Srok Fu Miêng, hồ Phước Hòa. Hiện còn một số thủy điện khác đã được phê duyệt và đang
xây dựng.

Sơ đồ thủy điện trên lưu vực hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai.
Chương 2: Quan trắc môi trường cho lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai:
I. Tổng quan về quan trắc môi trường:
1. Quan trắc môi trường (QTMT) là một quá trình đo đạc thường xuyên một hoặc
nhiều chỉ tiêu về tính chất vật lý, hoá học và sinh học của các thành phần môi trường, theo
một kế hoạch lập sẵn về thời gian, không gian, phương pháp và quy trình đo lường, để cung
cấp các thông tin cơ bản có độ tin cậy, độ chính xác cao và có thể đánh giá được diễn biến
chất lượng môi trường
2. Bảo đảm chất lượng (QA: Quality Assurance) trong quan trắc môi trường là
một hệ thống tích hợp các hoạt động quản lý và kỹ thuật trong một tổ chức nhằm bảo đảm
cho hoạt động quan trắc môi trường đạt được các tiêu chuẩn chất lượng đã quy định.

3. Kiểm soát chất lượng (QC: Quality Control) trong quan trắc môi trường là
việc thực hiện các biện pháp để đánh giá, theo dõi và kịp thời điều chỉnh để đạt được độ
chính xác và độ tập trung của các phép đo theo yêu cầu của các tiêu chuẩn chất lượng nhằm
bảo đảm cho hoạt động quan trắc môi trường đạt các tiêu chuẩn chất lượng này.
4. Kế hoạch quan trắc môi trường là một chương trình quan trắc được lập ra
nhằm đáp ứng một số mục tiêu nhất định, trong đó bao gồm những yêu cầu về thông tin, các
thông số, các địa điểm, tần suất và thời gian quan trắc, các yêu cầu về trang thiết bị, phương
pháp phân tích, đo, thử; yêu cầu về nhân lực và kinh phí thực hiện.


Các hoạt động QA/QC gắn bó với nhau, bổ sung cho nhau và một số nội dung
giống nhau, cùng diễn ra trong khuôn khổ hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức, với định
nghĩa hệ thống quản lý chất lượng là cơ cấu tổ chức, trách nhiệm, các thủ tục, quá trình và
nguồn lực cần thiết để thực hiện quản lý chất lượng.
5. Các dạng quan trắc môi trường:
- Theo thành phần môi trường:
+ Quan trắc chất lượng nước.
+ Quan trắc chất lượng không khí.
+ Quan trắc chất lượng đất.
- Theo mục tiêu:
+ Quan trắc diễn biến chất lượng môi trường tự nhiên.
+ Quan trắc ô nhiễm công nghiệp.
- Theo thời gian:
+ Quan trắc dài hạn.
+ Quan trắc trong khoảng thời gian nhất định.
- Theo đối tượng quan trắc:
+ Quan trắc hóa lý.
+ Quan trắc sinh học.
+ Quan trắc các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.
+ Quan trắc các quá trình, hiện tượng, chu trình . . .

6. Mục tiêu quan trắc:
- Mô tả hiện trạng môi trường.
- Xác định xu hướng thay đổi chất lượng môi trường.
- Đánh giá tác động môi trường do hoạt động của con người.
- Đánh giá sự phù hợp của chất lượng môi trường đối với các mục đích sử dụng.
- Đánh giá hiệu quả của các chương trình dự án, phát triển.
- Đánh giá hiệu quả công tác quản lý môi trường.
- Thu thập dữ liệu phục vụ việc ra các quyết định, các chính sách về phát triển, quản
lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
- Thu thập dữ liệu dùng cho mô hình hóa, dự báo các tai biến môi trường.
- Thu thập dữ liệu phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định
pháp luật về bảo vệ môi trường.


* Lựa chọn thông số quan trắc:
Lựa chọn thông số quan trắc tùy thuộc vào: mục tiêu quan trắc, mục đích sử dụng
nước, đặc điểm đối tượng quan trắc, quy định trong các tiêu chuẩn chất lượng, các liệt kê
các thông số quan trắc khuyến cáo trong các mục đích khác nhau.
Ngoài các thông số chất lượng nước, các thông số thủy văn, sinh học củng được
quan tâm trong các chương trình quan trắc chất lượng nước.

Quan trắc môi trường

Dữ liệu chất lượng môi
trường
Diễn biến môi trường

Hiện trạng môi
trường


Tác động môi trường

Quyết định, chính sách về bảo vệ môi
trường, phát triển

* Tần suất, thời gian lấy mẩu:
- Tùy thuộc vào yêu cầu công tác quản lý môi trường, đặc điểm nguồn nước.
- Khi có những thay đổi theo chu kỳ hay thường xuyên, cần thiết kế khoảng thời
gian đủ ngắn giữa 2 lần lấy mẩu liên tiếp để phát hiện được những thay đổi.
- Quan trắc sự cố môi trường thu mẫu hàng ngày hoặc nhiều lần trong ngày.
Về nguyên tắc, tần suất thu mẩu càng dày, độ chính xác của đánh giá càng cao. Tuy
nhiên phải tối ưu do hạn chế năng lực, chi phí.
7. Thiết bị lấy mẩu:
- Với mẩu bề mặt chỉ cần nhúng trực tiếp gáo, xô xuống sâu 0,5m dưới mặt nước.
- Với mẩu ở các độ sâu sử dụng các thiết bị lấy mẩu theo độ sâu gồm loại thẳng


đứng và loại nằm ngang.
- Thiết bị lấy mẩu tự động.
* Các bước chủ yếu trong quan trắc và phân tích môi trường
Quản lý môi trường

Sử dụng thông tin

Nhu cầu thông tin

Chương trình quan trắc

Báo cáo


Thiết kế mạng lưới

Phân tích số liệu

Lấy mẫu và quan trắc tại hiện trường

Xử lý số liệu

Phân tích trong PTN

II. Hệ thống các trạm quan trắc môi trường:
1. Các trạm môi trường quốc gia hiện nay:
25 trạm với các lĩnh vực quan trắc như sau (năm 2005):
- Nước mặt lục địa: 3 trạm.
- Hóa học phóng xạ: 3 trạm.
- Mưa axit: 3 trạm.
- Môi trường đất: 3 trạm.
- Trạm nền: 1 trạm.
- Môi trường lao động và công nghiệp: 3 trạm.
- Phòng thí nghiệm trung tâm: 1 trạm.
- Môi trường biển ven bờ và ngoài khơi: 5 trạm.
- Quan trắc không khí tự động: 2 trạm.


- Quan trắc chất lượng nước sông Hương: 1 trạm.
2. Vị trí các điểm quan trắc đã được thiết lập tại Thành phố Hồ Chí Minh:
- Cầu Bình Phước (sông Sài Gòn).
- Cầu Trương Minh Giảng (kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè).
- Cầu Bông (kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè).
- Cầu Điện Biên Phủ (kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè).

- Cầu Ba Son (kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè).
- Cầu Phú Xuân (rạch Phú Xuân – tỉnh lộ 15).
Hệ thống quan trắc hoạt động ổn định gồm 10 trạm (năm 2005):
- 3 trạm tại sông Sài Gòn: Phú Cường, Bình Phước, Phú An.
- 2 trạm tại sông Đồng Nai: Hóa An, Cát Lái.
- 1 trạm tại sông Chợ Đệm: Bình Điền.
- 2 trạm tại Sông Nhà Bè – Soài Rạp: Nhà Bè, Lý Nhơn.
- 1 trạm tại sông Lòng Tàu: Tam Thôn Hiệp.
- 1 trạm tại cửa sông Vàm Cỏ.
* Các thông số quan trắc:
- Thông số vật lý: t0 , SS, độ đục, EC, màu, mùi, vị.
- Thông số hóa học: pH, độ kiềm, độ cứng, DO, BOD5 , COD, N, P, Cl- , kim loại . . .
- Thông số sinh học: coliforms, protozoa . . .
3. Thành phần nước mặt:
* Các chỉ tiêu hóa lý:
- Độ đục: nước có độ đục cao chứng tỏ nước có nhiều tạp chất.
- Độ màu: màu sắc của nước có thể là kết quả từ sự hiện diện của những ion có tính
khí như sắt, mangan.
- Giá trị pH: pH có ý nghĩa quan trọng về mặt môi sinh, trong thiên nhiên pH ảnh


hưởng hoạt động sinh học trong nước, liên quan đến một số đặc tính như tính ăn mòn, hòa
tan . . .chi phối các quá trình xử lý nước như: kết bông tạo cơn, làm mềm, khử sắt, diệt
khuẩn.
- Chất rắn hòa tan: hàm lượng chất rắn hòa tan nên thấp hơn 500mg/l và giới hạn tối
đa chấp nhận cũng chỉ đến 1000mg/l.
- Chloride: là ion chính trong nước thiên nhiên và nước thải. Hàm lượng chloride
cao sẽ gây ăn mòn các kết cấu ống kim loại, về mặt nông nghiệp chloride gây ảnh hưởng
xấu đến sự tăng trưởng của cây trồng.
- Sắt: là nguyên tử vi lượng cần thiết cho cơ thể con người để cấu tạo hồng cầu. Vì

thế sắt với hàm lượng 0,3mg/l là mức ấn định cho phép đối với nước sinh hoạt. Vượt qua
giới hạn trên, sắt có thể gây nên những ảnh hưởng không tốt. Sắt có mùi tanh đặc trưng, khi
tiếp xúc với khí trời kết tủa Fe (III) hydrat hình thành làm nước trở nên có màu đỏ gạch tạo
ấn tượng không tốt cho người sử dụng. Cũng với lý do trên, nước có sắt không thể dùng cho
một số ngành công nghiệp đòi hỏi chất lượng cao như tơ, dệt, thực phẩm, dược phẩm,…
Kết tủa sắt lắng đọng thu hẹp dần tiết kiệm hữu dụng của ống dẫn mạng lưới phân
phối nước.
- Nitrogen – Nitrit (N-NO2 - ): không được vượt quá 0,1mg/l trong nước uống. nitrt
là một giai đoạn trung gian trong chu trình đạm hóa do sự phân hủy các chất đạm hữu cơ. Vì
có sự chuyển hóa giữa nồng độ các dạng khác nhau của nitrogen nên các vết nitrit được sử
dụng để đánh giá sự ô nhiễm hữu cơ. Trong các hệ thống xử lý hay hệ thống phân phối cũng
có nitrit do những hoạt động của vi sinh vật. Ngoài ra nitrit còn được dung trong ngành cấp
nước như một chất chống ăn mòn.
- Nitrogen – Nitrat (N-NO3):Nitrat là giai đoạn oxy hóa cao nhất trong chu trình của
nitrogen và là giai đoạn sau cùng trong tiến trình oxy hóa sinh học. Ở lớp nước mặt thường
gặp nitrat ở dạng vết nhưng đôi khi trong nước ngầm mạch nông lại có hàm lượng cao. Nếu
nước uống có quá nhiều nitrat thường gây bệnh huyết sắc tố ở trẻ em. Do đó trong nguồn
nước cấp do sinh hoạt giới hạn nitrat không vượt quá 6mg/l.
- Amoniac: là chất gây nhiễm độc cho nước. Sự hiện diện của ammoniac trong nước
mặt hoặc nước ngầm bắt nguồn từ hoạt động phân hủy hữu cơ do các vi sinh vật trong điều
kiện yếm khí. Đây củng là một chất thường dung trong khâu khử trùng nước cấp, chúng
được sử dụng dưới dạng các hóa chất diệt khuẩn chloramines nhằm tạo lượng clo dư có tác
dụng kéo dài thời gian diệt khuẩn khi nước được lưu chuyển trong các đường ống dẫn.
- Sulfate (SO4 2- ): là một trong những chỉ tiêu tiêu biểu của những vùng nước nhiễm


phèn.. Vì natrisulfat và mangansulfat có tính nhuận tràng nên trong nước uống, sulfat không
được vượt quá 200mg/l.
- Phosphat (P-PO4 3-): trong thiên nhiên phosphate được xem là sản phẩm của quá
trình lân hóa và thường gặp dưới dạng vết đối với nước thiên nhiên.

- Oxy hòa tan (DO): giới hạn lượng oxy hòa tan trong nước thiên nhiên và nước thải
tùy thuộc vào điều kiện hóa lý và hoạt động sinh học của các loại vi sinh vật. Việc xác định
hàm lượng oxy hòa tan là phương tiện kiểm soát sự ô nhiễm do mọi hoạt động của con
người và kiểm tra hiệu quả việc xử lý nước thải.
- Nhu cầu oxy hóa học (COD): là lượng oxy tương đương của các cấu tử hữu cơ
trong mẩu nước bị oxy hóa bởi các tác nhân hóa học có tính oxy hóa mạnh. Đây là một
phương pháp xác định vừa nhanh chóng vừa quan trọng để khảo sát các thông số của dòng
nước và nước thải công nghiệp đặc biệt trong các công trình xử lý nước thải. Phương pháp
này không cần chất xúc tác nhưng nhược điểm là không có tính bao quát đối với các hợp
chất hữu cơ mà trên phương diện sinh học thực sự có ích cho nhiều loại vi sinh trong nước.
Trong khi đó nó lại có khả năng oxy hóa vài loại chất hữu cơ khác như cellulloz mà những
chất này không góp phần làm thay đổi lượng oxy trong dòng nước nhận ở thời điểm hiện tại.
- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD): được xác định dựa trên kinh nghiệm phân tích đã
được tiến hành tại nhiều phòng thí nghiệm chuẩn, trong việc tìm sự liên hệ giữa nhu cầu oxy
đối với các hoạt động sinh học hiếu khí trong nước thải hoặc dòng chảy bị ô nhiễm.
* Các chỉ tiêu vi sinh:
- Fecal coliform: nhóm vi sinh vật coliform được dung rộng rãi làm chỉ thị của việc
ô nhiễm phân, đặc trưng bởi khả năng lên men lactose trong môi trường cấy ở 35 – 37 0 C với
sự tạo thành axit aldehyd và khí trong vòng 48h.
- Escherichia Coli: thường gọi là E.Coli hay trực khuẩn đại tràng, thường sống trong
ruột người và một số động vật. E.Coli đặc hiệu cho nguồn gốc phân, luôn hiện diện trong
phân người và động vật, chim với số lượng lớn. Đây được xem là chỉ tiêu phản ánh khả
năng tồn tại của các vi sinh vật gây bệnh trong đường ruột như tiêu chảy, lị . . .
4. Kết quả quan trắc sông Sài Gòn – Đồng Nai:
* Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Đồng Nai và sông Thị Vải tháng 11
năm 2012:
- Sông Đồng Nai đoạn 1 (đoạn từ sau hợp lưu sông Đồng Nai và sông Đạ Hoai
đến khu vực đổ vào hồ Trị An): chất lượng nước đạt mục đích cấp nước sinh hoạt sau
khi xử lý, ô nhiễm chủ yếu do chất rắn lơ lửng và vi khuẩn E.Coli cao hơn hàm lượng
cho phép.



- Sông Đồng Nai đoạn 2 (đoạn từ hợp lưu Sông Bé – Sông Đồng Nai đến bến
đò Bà Miêu – xã Thạnh Phú): chất lượng nước tại vị trí này sử dụng tốt cho cấp nước
sinh hoạt với hầu hết các thông số đều đạt quy chuẩn cho phép.
- Sông Đồng Nai đoạn 3 (đoạn từ Cầu Hóa An đến cầu Đồng Nai): Chất lượng
nước chỉ đạt yêu cầu tưới sử dụng cho giao thông thủy do có sự tác động của các nguồn
thải. Ô nhiễm chủ yếu bởi các hàm lượng các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng (TSS) và vi
khuẩn (E.Coli vượt quy chuẩn từ 4,6-186 lần; Coliform vượt từ 1,3-9,2 lần).
- Sông Đồng Nai đoạn 4 từ hợp lưu sông Buông – sông Đồng Nai đến hợp lưu
sông Sài Gòn – Sông Đồng Nai chất lượng nước sử dụng được cho mục đích bảo tồn
động vật thủy sinh.
* Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt sông Đồng Nai tháng 3
năm 2013:
- Sông Đồng Nai đoạn 1 (đoạn từ sau hợp lưu sông Đồng Nai và sông Đạ Hoai đến
khu vực đổ vào hồ Trị An): Chất lượng nước khu vực này đạt mục đích sử dụng cho mục
đích cấp nước sinh hoạt, hầu hết tất cả các thông số quan trắc đều đạt quy chuẩn cho phép,
ngoại trừ thông số sắt (Fe) và E.Coli vượt nhẹ so với quy chuẩn.
- Sông Đồng Nai đoạn 2 (đoạn từ hợp lưu Sông Bé – Sông Đồng Nai đến bến đò Bà
Miêu – xã Thạnh Phú): chất lượng nước đạt mục đích sử dụng cho cấp nước sinh hoạt, hầu
hết tất cả các thông số quan trắc đều đạt quy chuẩn cho phép, ngoại trừ thông số sắt (Fe) và
E.Coli vượt nhẹ so với quy chuẩn.
- Sông Đồng Nai đoạn 3 (đoạn từ Cầu Hóa An đến cầu Đồng Nai): khu vực cầu
Hóa An đến khu vực cầu Rạch Cát chất lượng nước đạt mục đích sử dụng cho cấp nước sinh
hoạt sau khi xử lý, ô nhiễm chủ yếu do hàm lượng vi khuẩn gây bệnh. Khu vực giữa làng cá
bè, cống thải nhà máy giấy Tân Mai và bến đò An Hảo nguồn nước bị ô nhiễm nặng, ô
nhiễm chủ yếu do hàm lượng các chất hữu cơ, sắt và hàm lượng vi khuẩn gây bệnh. Chất
lượng nước khu vực hợp lưu suối Săn Máu sông Đồng Nai, hợp lưu suối Linh sông Đồng
Nai chất lượng nước đạt mục đích sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương
đương khác, ô nhiễm chủ yếu do các chất hữu cơ, sắt và hàm lượng vi khuẩn gây bệnh. Khu

vực cầu Đồng Nai chất lượng nước đạt mục đích sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục
đích tương đương khác, ô nhiễm chủ yếu do sắt và hàm lượng vi khuẩn gây bệnh.
- Sông Đồng Nai đoạn 4 (đoạn từ hợp lưu sông Buông – sông Đồng Nai đến hợp
lưu sông Sài Gòn – Sông Đồng Nai): Khu vực từ xã Tam An sông Đồng Nai đến hợp lưu


rạch Nước Trong sông Đồng Nai chất lượng nước đạt mục đích sử dụng cho cấp nước sinh
hoạt, hầu hết tất cả các thông số quan trắc đều đạt quy chuẩn cho phép, ngoại trừ thông số
DO, sắt (Fe) và E.Coli vượt nhẹ so với quy chuẩn. Tại khu vực xã Long Tân sông Đồng Nai
chất lượng nước đạt mục đích sử dụng cho cấp nước sinh hoạt sau khi xử lý, ô nhiễm chủ
yếu do DO, TSS và sắt (Fe).
* Chất lượng nước sông thị Vải:
- Về diễn biến chất lượng nước: kết quả quan trắc tháng 03/2013 cho thấy chất
lượng nước sông Thị Vải đạt yêu cầu cho mục đích bảo tồn động thực vật thủy sinh (QCVN
08:2008/BTNMT, cột B1). Chất lượng nước sông Thị Vải tháng 03/2013 (WQI: 86) giảm
nhẹ so với tháng 2/2013 (WQI: 92), hầu hết tất cả các thông số quan trắc đều đạt quy chuẩn
cho phép, ngoại trừ thông số COD, N-NO2- vượt nhẹ so với quy chuẩn.
- Về diễn biến độ mặn: kết quả đo độ mặn dao động từ 21,0‰ – 30,1‰,trung bình
26,7‰, cao hơn so với tháng 2/2013 kết quả đo độ mặn dao động từ 19,2‰ – 30,0‰, trung
bình 25,6‰, điều này cho thấy mức độ xâm nhập mặn vẫn có xu thế ăn sâu vào đất liền, cần
tiếp tục theo dõi trong thời gian tới.
* Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt Thành phố Hồ Chí
Minh quý 3 năm 2013:
Chất lượng nước tại các trạm quan trắc nước mặt sử dụng cho mục đích cấp
nước:
Các chỉ tiêu pH, BOD5, COD và độ mặn tại các trạm quan trắc đều đạt quy chuẩn
cho phép đối với nguồn nước mặt loại A1 (QCVN 08:2008/BTNMT). Các chỉ tiêu DO và
Coliform tại 83% các trạm và nồng độ dầu tại 100% các trạm không đạt quy chuẩn nêu trên.
So với Quý 2/2012, các chỉ tiêu pH, DO và Coliform có xu hướng tăng tại 50 –
83% các trạm quan trắc. Các chỉ tiêu BOD5, COD, nồng độ dầu và độ mặn có xu hướng

giảm tại 83% các trạm.
So với cùng kỳ năm 2012, các chỉ tiêu pH và DO có xu hướng tăng tại 67% các
trạm quan trắc. Các chỉ tiêu BOD5, COD, nồng độ dầu, độ mặn và Coliform có xu hướng
giảm tại 67 – 100% các trạm.
Hàm lượng Mn dao động trong khoảng 0,040 – 0,059 mg/l đều đạt tiêu chuẩn cho
phép (TCXDVN 33:2006). So với Quý 2/2013 hàm lượng Mn có xu hướng tăng tại 67% các
trạm quan trắc, nhưng so với cùng kỳ năm 2012 lại có xu hướng giảm tại 67% các trạm.


Hàm lượng kim loại nặng: Pb, Cd, Hg, Cu ở các trạm đều đạt quy chuẩn cho phép
đối với nguồn nước mặt loại A1 (QCVN 08:2008/BTNMT).
Chất lượng nước tại các trạm quan trắc nước mặt dùng cho các mục đích khác:
Các chỉ tiêu như pH, BOD5, COD, và nồng độ dầu tại hầu hết các trạm đều đạt
quy chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B1 (QCVN 08:2008/BTNMT). Riêng DO
và Coliform tại 38 – 56% các trạm vượt quy chuẩn.
So với Quý 2/2013, các chỉ tiêu DO và Coliform có xu hướng tăng tại 56 – 69%
các trạm quan trắc. Các chỉ tiêu pH, BOD5, COD và nồng độ dầu giảm tại 88 – 100% các
trạm.
So với cùng kỳ năm 2012, các chỉ tiêu pH, DO và Coliform có xu hướng tăng tại
56 – 88% các trạm quan trắc. Các chỉ tiêu BOD5, COD và nồng độ dầu có xu hướng giảm
tại 56 – 100% các trạm.
Hàm lượng kim loại nặng: Pb, Cd, Hg, Cu ở các trạm đều đạt quy chuẩn cho phép
đối với nguồn nước mặt loại B1 (QCVN 08:2008/BTNMT).
5. Nguồn gây ô nhiễm chính trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai:
- Nguồn thải từ các khu đô thị: trên lưu vực hệ thống sông Sài Gòn rất không
đồng đều với tổng cộng 27 khu đô thị và 5,75 triệu dân đô thị.
Bảng 1: Phân bố lưu lượng nước thải đô thị trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai
Tiểu lưu vực

Dân số đô thị năm

2004

Lưu lượng nước thải
đô thị (m3/ngày)

Tỉ lệ phân bố lưu
lượng nước thải (%
tổng số)

Thượng lưu sông
Đồng Nai

306.423

26.153

2,64

Sông La Ngà

236.289

17.774

1,79

Sông Bé

157.218


10.733

1,08

Sông Sài Gòn

5.751.596

756.240

76,21

Sông Vàm Cỏ

476.028

32.019

3,23

1.471.784

149.437

15,06

Hạ lưu sông Đồng


Nai

Tổng cộng

8.399.338

992.356

100,00

Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2005.
Bảng 2: Phân bố tải lượng ô nhiễm do nước thải đô thị trên lưu vực hệ thống song
Đồng Nai.
Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)
Tiểu lưu vực
TSS

BOD5

COD

N- ,NH4+ P- tổng

Dầu mỡ

Thượng lưu sông
Đồng Nai

15.482

9.881


18.261

647

352

1.734

Sông La Ngà

12.632

7.920

14.562

532

292

1.345

Sông Bé

9.688

5.825

10.577


414

231

910

Sông Sài Gòn

237.284

162.399

305.851

9.631

5.075

31.938

Sông Vàm Cỏ

28.222

17.155

31.256

1.202


668

2.742

Hạ lưu sông Đồng
Nai

71.911

46.399

86.013

2.992

1.622

8.302

Tổng cộng

375.219

243.754

455.943

15.004

8.009


46.061

Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2005
- Nguồn thải từ các khu công nghiệp tập trung: theo khảo sát vào đầu năm 2005
do Viện Môi trường và Tài nguyên thực hiện có 44 KCN, KCX trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam thải nước thải vào hệ thống sông Đồng Nai.
Bảng 3: Tổng hợp nguồn thải từ các KCN, KCX trong vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam theo ranh giới lưu vực sông
Lưu
vực

Số
KC
N
KC

Số
nhà
máy
đang

Diện tích
đất cho
thuê (ha)

Lưu
lượng
nước
thải (m3


Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)*
TSS

BOD5

COD

Tổng
N

Tổng
P


X

hoạt
động

/ngày)

Sông
Sài
Gòn

17

1312


2084.21

30205

5979.8

12549.
3

27330.
1

520.4

250.8

Sông
Đồng
Nai

15

512

1531.05

39520

6913.5


5144.5

33001.
4

743.5

161.3

Sông
12
Thị Vải

244

1488.29

41880

2055.1

1986.5

16593.
7

339.2

129.9


Tổng
cộng

2068

5103.55

111605

14948.
4

19680.
3

76925.
2

1603.
1

542

44

Nguồn: Viện Môi trường và Tài nguyên, 2005
(*) Tải lượng tính toán dựa trên các số liệu thực đo về nồng độ các chất ô nhiễm từ
dòng thải chung của KCN.
- Nguồn thải từ các cơ sở công nghiệp phân tán: ngoài các KCN, KCX riêng tại
TPHCM có trên 31.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với nhiều quy mô

và ngành nghề khác nhau nằm phân tán rộng khắp các địa phương trên lưu vực.
- Nguồn thải từ các bải rác: trên lưu vực hệ thống sông Sài Gòn hiện có nhiều bãi
rác với các quy mô khác nhau đang hoạt động. Phần lớn các bãi rác này đang bị quá tải và
chưa được thiết kế hợp vệ sinh, chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước rỉ rác.
Chương 3: Kết luận, Kiến nghị:
Qua kết quả quan trắc môi trường lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai (đoạn chảy qua
thành phố Hồ Chí Minh) chất lượng nước trong lưu vực thay đổi theo từng năm giúp ta nhận
thấy chất lượng nguồn nước sông Sài Gòn - Đồng Nai hiện nay đang bị suy giảm mạnh.
Nồng độ các chất như chì (Pb), Cadimi (Cd), hàm lượng sắt, dầu và oxy hóa luôn vượt tiêu
chuẩn cho phép. Cá biệt, nồng độ Coliform trên sông Đồng Nai đo được dao động từ 230 240.000 MPN/100ml, vượt tiêu chuẩn cho phép đến hàng trăm lần. Ô nhiễm nước sông Sài
Gòn - Đồng Nai sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của hàng triệu người dân trong
lưu vực cũng như đối với các nhà máy xử lý nước cho sinh hoạt.
Giải pháp để giải quyết vấn đề ô nhiễm nước sông lưu vực Sài Gòn – Đồng Nai đó
là:


- Phải đẩy mạnh công tác kiểm soát các nguồn thải.
- Phối hợp giữa các tỉnh thành liên quan như Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà
Rịa - Vũng Tàu… rà soát, phân loại và xác định những điểm nóng ô nhiễm, nhất là tại khu
vực lấy nước cấp sinh hoạt.Xây dựng những giải pháp ưu tiên bảo vệ chất lượng nguồn
nước tại những khu vực này.
- Điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội liên quan đến xả nước thải ra sông,
hạn chế các ngành nghề, khu công nghiệp có mức phát thải ô nhiễm cao về lưu lượng và tải
lượng.
- Hoàn thiện mạng lưới thu gom nước thải và rác thải đô thị; đầu tư xây dựng các
nhà máy xử lý nước thải đô thị vì đây là nguồn gây ô nhiễm nhiều nhất, đặc biệt ưu tiên phía
thượng nguồn.
- Thực hiện quan trắc chất lượng môi trường nước thường xuyên kịp thời đánh giá
hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường từ đó có hướng xử lý thích hợp.
Chương 4: Tính toán chỉ số chất lượng nước WQI


1. Phương pháp tính chỉ số WQI đưa ra bởi TS Tôn Thất Lãng (phương pháp
Delphi)
Bước 1: Lựa chọn các thông số: BOD; DO; TSS; Tổng N; pH; Coliform.
Bước 2: Tính toán chỉ số phụ (phương pháp Delphi và Rating Curve)
Các chỉ số phụ tính toán như sau: (thang đo 0-10)
- BOD5: y= -0,0006x2 – 0,1491x + 9,8255
- DO: y= 0,0047x2 + 1,20276x – 0,0058
- TSS: y= 0,0003x2 – 0,1304x + 11,459
- pH: y= 0,0862x4 – 2,4623x3 + 24,756x2 – 102,23x + 150,23
- N: y= -0,04x2 – 0,1752x + 9,0244
- Coliform: y= 179,39x – 0,4067
Bước 3: Trọng số - phương pháp Delphi
Thông qua việc lấy ý kiến của 40 nhà khoa học về mội trường, có bảng các trọng số như
sau:
Bảng 2.6 Trọng số tính theo phương pháp Delphi
Thông số
BOD5
DO
TSS
pH

Trọng số
0,23
0,18
0,16
0,15


Tổng N

Tổng Coliform

0,15
0,13

Bước 4: Tính toán chỉ số cuối cùng – phương pháp trung bình cộng có trọng số:
(2.4)

Trong đó: qi- Trọng số;
Wi- Chỉ số phụ;
Bước 5: So sánh chỉ số WQI với mức đánh giá.
Bảng 2.7 Mức đánh giá chất lượng nước tính theo phương pháp Delphi
Loại nguồn
Ký hiệu
nước
màu
1
Xanh dương
2
Lam
3
Lục
4
Vàng
5
Da cam
6
Đỏ
Số liệu quan trắc thu thập


Chỉ số WQI
975< WQI<7
3< WQI<5
1< WQI<3
WQI<1

Đánh giá chất lượng
Không ô nhiễm
Ô nhiễm rất nhẹ
Ô nhiễm nhẹ
Ô nhiễm trung bình
Ô nhiễm nặng
Ô nhiễm rất nặng

Quận/Huyệ
n

MS mẫu

Nhiệt
độ
(oC)

pH

DO
(mg/l
)


N-NH4
(mg/l)

P-PO4
(mg/l)

BOD
(mg/l)

Đồng Phú

NMĐ1-56

29.9

6.98

5.9

0.085

0.153

12.8

Cầu Đắc Lấp, Minh Hưng, Bù Đăng

NMĐ1-57


28

6.2

4.4

0.095

0.358

48.2

Cầu 38, Xã Đức Liễu, Bù Đăng

NMĐ1-58

29.3

6.2

5

0.087

0.205

14.9

Cầu Bù Na 2, Nghĩa Trung, Bù Đăng


NMĐ1-59

28

6.4

3.7

0.228

0.108

47.6

Sông Đồng Nai, xã Đăng Hà, Bù Đăng

NMĐ1-60

27.3

6.1

5.2

0.251

0.436

79.5


NMĐ1-61

28.5

5.9

4.7

0.318

0.372

60.1

Hồ nước xã Minh Hưng, Bù Đăng

NMĐ1-62

29.7

6.4

3.5

0.163

0.023

8.9


Hồ Nước, Xã Phú Sơn, Bù Đăng

NMĐ1-63

27

6.1

6.1

0.335

0.348

18.1

Hồ Sơn Thủy, Xã Thọ Sơn, Bù Đăng

NMĐ1-64

28.9

6.1

5.6

0.157

0.283


42.5

Hồ Cấp nước, Bù Đăng

NMĐ1-65

29.3

6.3

4.9

0.246

3.871

72.1

Hồ nước Trảng Cỏ Bù Lạch, Đồng Nai, Bù
Đăng

NMĐ1-66

29.7

6.2

6.3

0.186


2.348

59.7

Cầu Đăk Wor 2, xã Đồng Nai, Bù Đăng

NMĐ1-67

27.7

6.1

6.3

0.267

0.034

11.9

Cầu Tân Hòa, Đoàn Kết, Bù Đăng

NMĐ1-68

28.5

6.3

6.2


0.344

0.028

23.5

NMĐ1-69

25.8

6.8

2

2.861

0.241

22.7

Cầu Pan Toong, xã Đức Liễu

NMĐ1-70

26.1

6.85

4.6


0.238

1.308

56.3

Cầu Bù Đăng, TT. Đức Phong

NMĐ1-71

26

6.2

3.4

0.134

0.157

17.6

Cầu Đặc Trầm, xã Phước Sơn

NMĐ1-72

26.5

5.9


6.4

0.108

0.182

14.5

Địa điểm
SÔNG ĐỒNG NAI
Suối Rạt, Cầu 2, xã Đồng Tiến, Đồng Phú

Sông Đồng Nai, xã Thống Nhất, Bù Đăng

Suối chợ Bù Na, xã Nghĩa Trung

Bù Đăng

Bù Đăng


Quận/Huyệ
n

MS mẫu

Nhiệt
độ
(oC)


pH

DO
(mg/l
)

N-NH4
(mg/l)

P-PO4
(mg/l)

BOD
(mg/l)

Chơn Thành

NMĐ1-73

26.8

7.19

4.6

0.493

0.24


61.3

Sông Sài Gòn, Tân Hiệp, Hớn Quản

NMĐ1-74

32.1

6.41

6.5

0.121

0.138

41.8

Sông Sài Gòn, Đồng Nơ, Hớn Quản

NMĐ1-75

30.7

6.92

5.6

0.103


0.274

19.6

Cầu Sài Gòn, Xã Minh Đức, Hớn Quản

NMĐ1-76

31.6

6.15

5.9

0.108

0.314

20.6

NMĐ1-77

27.6

5.92

3.4

0.106


0.164

14.7

Suối Xa Cam, Minh Tâm. Hớn Quản

NMĐ1-78

26.8

6.31

4.4

0.104

0.272

30.9

Thủy Điện Srok Fu Miêng, Thạnh An, Hớn
Quản

NMĐ1-79

29.2

5.88

5.5


0.135

0.248

21.3

Suối ấp Xa Trạch, xã Phước An, Hớn Quản

NMĐ1-80

30.1

6.1

6.9

0.328

0.438

146.7

NMĐ1-81

26.7

6.91

3.9


0.124

0.315

32.6

Cầu Bù Linh, Lộc Phú, Lộc Ninh

NMĐ1-82

25.4

7.13

5.8

0.724

0.628

79.8

Suối Chợ Lộc Ninh, TT Lộc Ninh

NMĐ1-83

24.4

6.79


2.5

0.408

0.18

56.4

Cầu Xa Ngâu, Lôc Ninh, Thị Trấn Lộc Ninh

NMĐ1-84

29.7

6.45

1.7

0.531

0.26

62.9

NMĐ1-85

30

7.95


6

0.681

0.22

73.1

Cầu Cần Lê, Lộc Ninh

NMĐ1-86

26.8

6.82

5

2.013

0.539

110.8

Cầu Lộc Điền, Lộc Ninh

NMĐ1-87

26


6.78

3.8

0.328

0.351

35.3

Hồ Rừng Cấm, Lộc Tấn Lộc Ninh

NMĐ1-88

29.4

7.05

5.3

0.186

0.025

12.8

Cầu Mua, Thị trấn, Lộc Ninh

NMĐ1-89


28.4

6.79

2.4

0.183

0.108

20.9

Hồ cấp nước xã Lộc Quang

NMĐ1-90

30.7

7.3
2

5.1

0.11

0.113

18.3


Địa điểm

SÔNG SÀI GÒN
Cầu Bà Và, Minh Long, Chơn Thành

Suối Ấp Quản Lợi, Hớn Quản

Hớn Quản

Suối ấp Thanh Kiều, xã Thanh Lương

Bình Long

Hồ Cầu Trắng, Lộc Hiệp, Lộc Ninh

Lộc Ninh

2. Kết quả tính toán
 Sông Đồng Nai
Các nguồn tác động
MS Mẫu

Nhiệt độ

PH

NMĐ1-56
NMĐ1-57
NMĐ1-58
NMĐ1-59

NMĐ1-60
NMĐ1-61
NMĐ1-62

29.9
28
29.3
28
27.3
28.5
29.7

6.98
6.2
6.2
6.4
6.1
5.9
6.4

DO
(mg/l)
5.9
4.4
5
3.7
5.2
4.7
3.5


N-NH4
(mg/l)
0.085
0.095
0.087
0.228
0.251
0.318
0.163

P-PO4
(mg/l)
0.153
0.358
0.205
0.108
0.436
0.372
0.023

BOD5
(mg/l)
12.8
48.2
14.9
47.6
79.5
60.1
8.9


COD
(mg/l)
24.3
79.8
32.7
76.8
102.5
95.7
15.7

Độ đục
(mg/l)
24.47
77
45.28
50
307
190
0

TSS
(mg/
34.1
58.6
42.8
56.3
83.9
89.5
6.4



NMĐ1-63
NMĐ1-64
NMĐ1-65
NMĐ1-66
NMĐ1-67
NMĐ1-68
NMĐ1-69
NMĐ1-70
NMĐ1-71
NMĐ1-72

27
28.9
29.3
29.7
27.7
28.5
25.8
26.1
26
26.5

6.1
6.1
6.3
6.2
6.1
6.3
6.8

6.85
6.2
5.9

6.1
5.6
4.9
6.3
6.3
6.2
2
4.6
3.4
6.4

0.335
0.157
0.246
0.186
0.267
0.344
2.861
0.238
0.134
0.108

0.348
0.283
3.871
2.348

0.034
0.028
0.241
1.308
0.157
0.182

18.1
42.5
72.1
59.7
11.9
23.5
22.7
56.3
17.6
14.5

34.8
81.3
135.4
96.7
24.3
22.1
42.5
86.7
32.7
23.8

44.67

145
961
562
0
0
22.12
250
10.51
0

38.4
61.8
128.
94.6
14.8
11.7
27.1
76.4
15.4
12.5


Giá trị WQI của các nguồn tác động
MS Mẫu

WQIBOD

WQIDO

WQITSS


WQIpH

WQINH4

NMĐ1-56
NMĐ1-57
NMĐ1-58
NMĐ1-59
NMĐ1-60
NMĐ1-61
NMĐ1-62

7.82
1.24
7.47
1.37
-5.82
-1.3

7.25
5.38
6.13
4.51
6.38
5.75

7.36
4.85
6.43

5.07
2.63
2.19

10.05
8.56
8.56
9.11
8.25
7.58

9.01
9.01
9.01
8.98
8.98
8.96

0.05
0.13
0.05
0.11
0.22
0.38

8.45

4.26

10.64


9.11

8.99

0

NMĐ1-63
NMĐ1-64
NMĐ1-65
NMĐ1-66
NMĐ1-67
NMĐ1-68
NMĐ1-69
NMĐ1-70
NMĐ1-71
NMĐ1-72

6.93

7.51

6.89

8.25

8.96

0.05


2.41

6.88

4.55

8.25

9

0.01

-4.04

6

-0.35

8.85

8.98

0.43

-1.21

7.76

1.81


8.56

8.99

0.04

7.97

7.76

9.59

8.25

8.97

0.01

5.99

7.63

9.97

8.85

8.96

0.1


6.13
-0.47
7.02
7.54
0.23

2.42
5.63
4.14
7.88
0.18

8.15
3.25
9.52
9.88
0.16

9.86
9.93
8.56
7.58
0.15

8.2
8.98
9
9.01
0.15


0.43
0.04
0.03
0.01
0.13

Trong số

WQIcolifo

 Sông Sài Gòn
Các nguồn tác động
MS Mẫu

Nhiệt
độ

PH

DO
(mg/l)

N-NH4
(mg/l)

P-PO4
(mg/l)

BOD5
(mg/l)


COD
(mg/l)

Độ đục
(mg/l)

TS
(mg

NMĐ1-73
NMĐ1-74
NMĐ1-75
NMĐ1-76
NMĐ1-77
NMĐ1-78
NMĐ1-79
NMĐ1-80
NMĐ1-81
NMĐ1-82
NMĐ1-83
NMĐ1-84

26.8
32.1
30.7
31.6
27.6
26.8
29.2

30.1
26.7
25.4
24.4
29.7

7.19
6.41
6.92
6.15
5.92
6.31
5.88
6.1
6.91
7.13
6.79
6.45

4.6
6.5
5.6
5.9
3.4
4.4
5.5
6.9
3.9
5.8
2.5

1.7

0.493
0.121
0.103
0.108
0.106
0.104
0.135
0.328
0.124
0.724
0.408
0.531

0.24
0.138
0.274
0.314
0.164
0.272
0.248
0.438
0.315
0.628
0.18
0.26

61.3
41.8

19.6
20.6
14.7
30.9
21.3
146.7
32.6
79.8
56.4
62.9

95.8
63.8
42.8
39.4
22.4
48.4
33.7
205.4
54.8
120.9
97.6
97.5

103
154
39.74
30.46
0
63

17.98
1557
111
211
75
100

40
52
35
36
11.
15
13
287
43
76
50
39


NMĐ1-85
NMĐ1-86
NMĐ1-87
NMĐ1-88
NMĐ1-89
NMĐ1-90

30
26.8

26
29.4
28.4
30.7

7.95
6.82
6.78
7.05
6.79
7.32

6
5
3.8
5.3
2.4
5.1

0.681
2.013
0.328
0.186
0.183
0.11

0.22
0.539
0.351
0.025

0.108
0.113

73.1
110.8
35.3
12.8
20.9
18.3

105.3
186.4
68.4
21.3
36.4
29.4

116
463
37.39
0
12.64
3.94

40
97
36
4.
9.
5.



Giá trị WQI của các nguồn tác động
MS Mẫu

WQIBOD

WQIDO

WQITSS

WQIpH

WQINH4

NMĐ1-73
NMĐ1-74
NMĐ1-75
NMĐ1-76
NMĐ1-77
NMĐ1-78
NMĐ1-79

-1.57
2.54
6.67
6.5
7.5
4.65


5.63
8.01
6.88
7.25
4.14
5.38

6.69
5.43
7.22
7.14
10.01
9.5

10.13
9.13
10
8.41
7.65
8.87

8.93
9
9.01
9.01
9.01
9.01

0.0
0.0

0.0
0.0
0
0.0

6.38

6.75

9.77

7.5

9

0.0

NMĐ1-80
NMĐ1-81
NMĐ1-82
NMĐ1-83
NMĐ1-84
NMĐ1-85
NMĐ1-86
NMĐ1-87
NMĐ1-88
NMĐ1-89
NMĐ1-90

-24.96


8.52

-1.23

8.25

8.96

0.6

4.33

4.76

6.35

9.99

9

0.0

-5.89

7.13

3.21

10.12


8.88

0.0

-0.49

3.03

5.61

9.85

8.95

0.0

-1.93

2.05

6.75

9.23

8.92

0.0

-4.28


7.38

6.66

9.27

8.89

0.0

-14.06
3.81
7.82
6.45
6.9
0.23

6.13
4.63
6.5
2.91
6.25
0.18

1.61
7.11
10.83
10.3
10.76

0.16

9.89
9.84
10.09
9.85
10.11
0.15

8.51
8.96
8.99
8.99
9
0.15

0.2
0.0
0.0
0.0
0.0
0.1

Trong số

Nhận xét:
So sánh chỉ số chất lượng nước tổng hợp WQI tính được với thang đánh giá điểm
60, 65 ô nhiễm nặng (Sông Đồng Nai) và điểm 80, 87 ô nhiễm rất nặng (Sông Sài
Gòn),


WQIco


×