Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC CHO NƯỚC SÔNG HƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.93 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
KHOA KỸ THUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC
BỘ MÔN CẤP THOÁT NƯỚC
--- oOo ---

BÀI BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHO NƯỚC SÔNG HƯƠNG – THÀNH PHỐ HUẾ

GVHD

:

TS. NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

HVTH

:

PHẠM TRÍ HẢI

LỚP

:

24CTN11 – CS2

MSHV

:


1681580210003

SỐ THỨ TỰ

:

05

Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2017
1. Giới thiệu khu vực nghiên cứu:

* Vị trí địa lý.


Báo cáo môn học:
GVHD: TS. Nguyễn Thị Hằng
Nga
Quan trắc và Quản lý chất lượng nước
_____________________________________________________________________________________________________

Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm ở Miền Trung Việt Nam, có toạ độ
16-16,8 vĩ độ Bắc và 107,8-108,2 kinh độ Đông. Phía Bắc Thừa Thiên Huế giáp
Quảng Trị, phía Nam giáp Thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước CHDCND Lào,
phía Đông giáp biển Đông.Thừa Thiên Huế có 8 huyện và thành phố Huế với 150 xã,
phường, thị trấn. Diện tích toàn tỉnh là 5.053,99km 2, tổng dân số năm 2006 là
1.137.692 người. Thành phố Huế có diện tích: 70.99 km 2 với 333.715 người dân (tính
đến 31/12/2007) – chiếm 1.4% về diện tích nhưng chiếm 24.1% về dân số toàn tỉnh[6].

HVTH: Phạm Trí Hải


2


Báo cáo môn học:
GVHD: TS. Nguyễn Thị Hằng
Nga
Quan trắc và Quản lý chất lượng nước
_____________________________________________________________________________________________________

* Chế độ khí hậu:
Cùng với các yếu tố ảnh hưởng khác, tác động của các hình thế thời tiết đặc biệt
như bão, áp thấp nhiệt đới, hội tụ nhiệt đới, gió mùa Đông Bắc, gió mùa Tây Nam khô
nóng làm cho chế độ mưa ở Thừa Thiên Huế biến động mãnh liệt và phức tạp theo
mùa.
Theo số liệu của trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Thừa Thiên Huế lượng
bức xạ tổng cộng đo trong toàn tỉnh là 135,2Kcal/cm 2. Trong đó lượng bức xạ thấp
nhất là tháng 1 (2,92 kcal/cm2) và cao nhất là tháng 5 hoặc tháng 6 (10,49kcal/m2).
- Số giờ nắng trung bình dao động trong khoảng 1600-2600 giờ/năm.
- Độ ẩm tương đối của không khí khá lớn, bình quân năm dao động 83->86%
nhiệt độ bình quân ở Thừa Thiên Huế là 25,20C.
- Là tỉnh có lượng mưa lớn nhất nước nhưng phân bố không đồng đều giữa các
mùa trong năm.
Bảng 1: Lượng mưa ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lượng mưa trung bình năm
Lượng mưa cao nhất

2956mm
4937mm

Lượng mưa thấp nhất


1822mm

Số ngày mưa trung bình trong năm

162 ngày

Tổng lượng mưa trung bình mùa lũ.
1745 mm
(Số liệu theo trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn tỉnh Thừa Thiên Huế)
- Mùa mưa (IX - XII) lượng mưa chiếm 65 -> 67% lượng mưa năm tạo ra dòng
chảy mùa lũ với lưu lượng, vận tốc và cường suất lũ lớn. Ngược lại, do lượng mưa
trong 8 tháng còn lại (I - VIII) của mùa khô chỉ chiếm 25 – 35% lượng mưa năm nên
lưu lượng, vận tốc, mực nước của dòng chảy mùa cạn rất thấp.
- Gió phân làm 2 mùa rõ rệt:
Gió mùa hè (V - IX) hướng gió chính là Tây Nam (khô nóng) và Đông Nam
(nóng ẩm) với tốc độ gió trung bình là 3 – 4m/s. Gió mùa Đông thổi từ tháng X đến
tháng II năm sau với hướng gió thịnh hành là hướng Tây Bắc và Đông Bắc với tốc độ
gió trung bình là 4 – 5m/s.
HVTH: Phạm Trí Hải

3


Báo cáo môn học:
GVHD: TS. Nguyễn Thị Hằng
Nga
Quan trắc và Quản lý chất lượng nước
_____________________________________________________________________________________________________


* Địa hình và lớp phủ thực vật rừng
Địa hình Thừa Thiên Huế nói chung và lưu vực sông Hương nói riêng chuyển
biến khá đột ngột từ khu vực núi trung bình – thấp, qua khu vực đồi gò, đồng bằng
duyên hải đến đầm phá. Hơn nữa, do địa hình đa dạng và bị chia cắt ngang mạnh nên
độ dốc mặt đất cao, chiều dài và diện tích lưu vực sông suối rất hạn chế.
Thời gian gần đây rừng đầu nguồn bị tàn phá nặng và thảm thực vật rừng bị suy
kiệt, chất lượng mặt đệm kém, cùng với độ dốc mặt đất và đáy sông suối lớn, sông
ngắn, lưu vực hẹp là những yếu tố thúc đẩy nhanh quá trình tập trung nước, truyền lũ
và gây ra lũ quét nhiều nơi.
* Đặc điểm địa chất thủy văn
Hầu như toàn bộ lãnh thổ đồi núi được cấu tạo từ đá cứng chặt sít, ít nức nẻ và
chứa nước kém. Địa hình dốc, độ che phủ rừng thấp, đá cứng chứa nước kém làm
giảm lưu lượng nước tàng trữ trong đất đá, và hạn chế khả năng nước mưa ngấm
xuống sâu trong đất đá và tăng hệ số, lượng dòng chảy lũ hàng năm. Đặc biệt trong các
tháng kiệt (ứng với cực tiểu về mưa trong các tháng II, IV, VII) lưu lượng, vận tốc,
mực nước các sông suối thấp nhất, xâm nhập mặn lấn sâu nhất vào đồng bằng.
* Dân cư
Đoạn sông Hương từ ngã ba Tuần đến phá Tam Giang chảy qua 10 xã (gồm 36
thôn với hơn 112.000 người) và thành phố Huế (330.836 người năm 2006). Trong đó,
có khoảng 75% số dân là sinh sống ngay trên bờ sông. Đây là khu vực tập trung dân cư
và các hoạt động kinh tế chủ yếu của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngành nghề chính của dân cư là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
một phần nhỏ làm nghề ngư, khai thác cát sạn lòng sông.
* Các hoạt động kinh tế xã hội 2 bên bờ sông:
+ Các công trình kinh tế: Nhà máy xi măng Long Thọ, khách sạn Century,
khách sạn Hương Giang, khách sạn Công Đoàn, nhà máy bia Huda, Công ty xuất
nhập khẩu thuỷ hải sản Sông Hương...

HVTH: Phạm Trí Hải


4


Báo cáo môn học:
GVHD: TS. Nguyễn Thị Hằng
Nga
Quan trắc và Quản lý chất lượng nước
_____________________________________________________________________________________________________

+ Các công trình văn hoá du lịch phân bố 2 bên bờ sông: Lăng Minh Mạng,
Điện Hòn Chén, chùa Thiên Mụ, Đại Nội... là những bộ phận quan trọng của quần thể
di sản văn hoá thế giới ở Thừa Thiên Huế.
+ Các công trình xã hội: Bệnh viện thành phố, bệnh viện trung ương Huế, các
bệnh viện tư nhân và các trạm xá, các phòng khám nhỏ khác.
+ Công trình chỉnh trị lòng dẫn và ổn định bờ:
- Kè bảo vệ bờ Xước Dũ.
- Đập ngăn mặn La Ỷ.
- Đập ngăn mặn Thảo Long.
- Hồ chứa nước Tả Trạch.
- Đập ngăn mặn Vạn Niên.
+ Các hoạt động kinh tế chính như: Các công trình sử dụng nguồn nước khai
thác cát sạn lòng sông và nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản.
Khai thác cát sạn lòng sông trong khu vực lòng dẫn sẽ làm thay đổi địa hình đáy
(hoạt động khai thác cát sạn trên dòng sông ở xã Hương Thọ có tổ chức do ban quản lý
SH thực hiện có tính đến yêu cầu đảm bảo cân bằng dòng chảy nên không ảnh hưởng
nhiều đến địa hình đáy của lòng sông). Hoạt động khai thác trên khúc sông từ ngã ba
Tuần đến chùa Thiên Mụ mang tính tự phát của người dân, với công suất lớn và không
tính đến đảm bảo cần bằng dòng chảy. Hiện nay tình trạng khai thác chui rất mạnh và
lấy đi mỗi ngày khoảng 1200m3 cát sạn. Nên việc quản lý khai thác cát sạn và bảo vệ
độ ổn định của dòng sông đang gặp nhiều khó khăn.

- Nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản: Hình thức chính là nuôi cá lồng và đánh bắt
bằng lưới. Việc nuôi cá lồng ảnh hưởng nhất định đối với sự vận động của dòng chảy
và chất lượng nước. Trên toàn tuyến có nhiều vị trí tổ chức nuôi cá lồng với số lượng
lớn như: Phà Tuần (30 lồng); đoạn Xước Dũ (> 50 lồng) Bao Vinh (>30 lồng)[1].
+ Giao thông vận tải:
Thuyền bè đi lại trên sông cũng góp phần làm khuấy động luồng nước làm giảm
khả năng sa lắng của chất rắn lơ lửng. Đồng thời làm tăng ô nhiễm như: Dầu mỡ, chất

HVTH: Phạm Trí Hải

5


Báo cáo môn học:
GVHD: TS. Nguyễn Thị Hằng
Nga
Quan trắc và Quản lý chất lượng nước
_____________________________________________________________________________________________________

thải sinh hoạt...Hoạt động du lịch bằng thuyền trên SH phát triển khá mạnh và tăng lên
hàng năm. Số lượng tăng lên: năm 2000 có 50 thuyền đến nay đã có gần 200 thuyền.
+ Sự phân bố dân cư và sản xuất nông nghiệp.
Ở 2 bên bờ sông đoạn xã Hương Hồ, Thuỷ Biều, Hương Vinh, Phú Mậu tập
trung dân cư với số lượng lớn là sản xuất nông nghiệp và khai thác bãi bồi ven
sông.Trên hệ thống sông Hương, hiện có 960 hộ dân đang sinh sống trên nhà
thuyền[1], tập trung chủ yếu ở nhánh sông Xước Dũ, nhánh sông Đông Ba, khu vực
Cồn Hến và rải rác từ khu vực Phú Bình về đến Địa Linh (trong đó,có khoảng 170 nhà
thuyền trên nhánh sông Xước Dũ và trên 150 nhà thuyền trên nhánh sông Đông Ba)
với hoạt động kinh tế chủ yếu là khai thác cát sạn, nuôi cá lồng và đánh bắt thuỷ sản.
Việc sinh sống của bộ phận dân ngày cũng góp phần không nhỏ vào việc làm giảm

chất lượng nước sông.
2. Phương pháp nghiên cứu:
2.1. Thông số chất lượng nước:
Thông số quan trắc
Nhiệt độ
pH
SS
Độ đục
EC
TDS
DO
BOD5
COD
N-NH4+
N-NO3
P-PO43-

Đơn vị đo
(0C)

Cl-

(mg/l)

Fe tổng
Tổng coliform

HVTH: Phạm Trí Hải

(mg/l)

(NTU)
(µS/cm)
(mg/l)
(mg/l)
(mg/l)
(mg/l)
(mg/l)
(mg/l)
(mg/l)

Tên phương pháp đo – phân tích
Đo bằng máy TOA – WQC 22A – Nhật
Đo bằng máy TOA – WQC 22A – Nhật
Phương pháp trọng lượng (TCVN 4559 – 1988)
Đo bằng máy TOA – WQC 22A – Nhật
Đo bằng máy TOA – WQC 22A – Nhật
Phương pháp khối lượng (TCVN 6053 – 1995)
Đo bằng máy TOA – WQC 22A – Nhật
TCVN 6001 - 1995
ISO 6060 - 1989
TCVN 6179 - 1995
Phương pháp Natri Xalixilat
Phương pháp acid Ascorbic(TCVN 6202 – 1996)

Phương pháp Morh ( TCVN 6194 – 1996)
So màu với thuốc thử ophenoltrolin (TCVN 6177
(mg/l)
– 1996)
MNP/100ml
TCVN 6167 - 1996


6


Báo cáo môn học:
GVHD: TS. Nguyễn Thị Hằng
Nga
Quan trắc và Quản lý chất lượng nước
_____________________________________________________________________________________________________

Bảng 2.1: Số liệu quan trắc chất lượng nước sông Hương qua các năm 2007 2009:

Năm

2007
2008
2009
QCVN
08:2015/BT
NMT

Nhiệt
độ

P
H

25,2

6,

9
7,
1
7,
4
5.
59

25,9
25,7
-

6,9

NNH
4
(mg
/l)
0,2

7,1

0,3

7,2

0,4

≥4


0,5
0

DO
(mg
/l)

PPO
4
(mg
/l)
0,0
24
0,0
25
0,0
27
0,3

BO
D5
(mg
/l)

CO
D
(mg
/l)

Độ

TSS Coliform
đục
(mg (MPN/10
(mg
/l)
0ml)
/l)

0,9

11,7

5,3

1,4

13,
4
15,
8

7,2

30

-

1,9
15


8,4

17,
9
21.
3
23,
7
50

DO
%bh
mg/l)

3400

84,71

5200

88,34

6100

89,24

7500

2.2. Đánh giá – Nhận xét:


+ Chất lượng nước sông Hương vẫn còn khá tốt, hầu hết các thông số quan trắc
đều thỏa mãn tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A (TCVN 5942-1995), chỉ có thông
số COD thì vượt quá tiêu chuẩn chất lượng nước mặt loại A nhưng vẫn thỏa mãn tiêu
chuẩn chất lượng nước mặt loại B (TCVN 5942-1995) do khu vực này không chịu tác
động của nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất từ thành phố Huế.
+ Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước đều thỏa mãn tiêu chuẩn chất lượng
nước mặt loại A (TCVN 5942-1995), một số điểm vượt quá tiêu chuẩn chất lượng
nước mặt loại A(TCVN 5942-1995) nhưng vẫn thỏa mãn tiêu chuẩn chất lượng nước
mặt loại B (TCVN 5942-1995).. do khu vực này chịu ảnh hưởng mạnh và trực tiếp của
nước thải đô thị của thành phố Huế. Tuy nhiên trong năm này, kết quả quan trắc cho
thấy hầu hết các chỉ tiêu đều có giá trị thấp hơn so với năm 2007.
+ Sông Hương đoạn chảy ngang thành phố có nhiều khu vực đã bị ô nhiễm cục
bộ, đặc biệt là ở khu vực chợ Đông Ba, nhánh sông Đông Ba và khu vực Bao Vinh.
Trong đó, ô nhiễm nặng nhất là nhánh sông Đông Ba. Mức độ ô nhiễm ngày càng

HVTH: Phạm Trí Hải

7


Báo cáo môn học:
GVHD: TS. Nguyễn Thị Hằng
Nga
Quan trắc và Quản lý chất lượng nước
_____________________________________________________________________________________________________

nghiêm trọng hơn. Điều này đặt ra yêu cầu buộc các nhà quản lý phải quan tâm nhiều
hơn nữa đến việc giám sát và quản lý sự xả thải trên địa bàn thành phố Huế.
3. Đánh giá chất lượng nước cho khu vực sông Hương:
3.1. Vai trò và chất lượng nước sông Hương:

Sông Hương là hệ thống sông chính ở tỉnh Thừa Thiên Huế, vừa là nguổn cấp
nước sinh hoạt, nước sản xuất, nước phục vụ hoạt động công nghiệp cho TP. Huế và
các vùng phụ cận...; Đồng thời, là nơi tiếp nhận nước thải của các cơ quan, nhà máy, xí
nghiệp sản xuất, chế biến, dịch vụ và nước thải sinh hoạt của cư dân đô thị Huê; Sông
Hương còn là nguồn nuôi hệ thống đầm phá Tam Giang - Cấu Hai, vì vậy việc quan
trắc, đánh giá CLN sông Hương rất cần thiết.
Thông thường, đánh giá CLN chủ yếu dựa vào việc phân tích các thông sỗ
riêng biệt rồi so sánh với giá trị được quy định trong quy chuẩn quốc gia hay quốc tế.
Cách đánh giá này chỉ có các chuyên gia và những người làm trong lĩnh vực môi
trường mới biết được, còn đỗi với người dân và cộng đổng dân cư rất khó nắm bắt
CLN sông Hương suy giảm ở đoạn sông chảy qua TP. Huê do chịu ảnh hưởng
của nước thải đô thị nhưng có thể đáp ứng cho cấp nước sinh hoạt và các mục đích
khác với một sổ biện pháp xử lý phù hợp.
CLN sông Hương đang suy giảm theo thời gian. Điểu này được thể hiện qua
sự gia tăng tỷ lệ các tháng có CLN ở mức xấu và trung bình, tăng ở giai đoạn 20032009.
3.2. Tính toán các giá trị WQI :
a. WQI thông số (WQISI) được tính toán cho các thông số BOD 5, COD, N-NH4, PPO4 , TSS, độ đục, Tổng Coliform theo công thức như sau:
WQI SI =

qi − qi +1
( BPi+1 − C p ) + qi+1
BPi +1 − BPi

(2.1)

Trong đó:

HVTH: Phạm Trí Hải

8



Báo cáo môn học:
GVHD: TS. Nguyễn Thị Hằng
Nga
Quan trắc và Quản lý chất lượng nước
_____________________________________________________________________________________________________

BPi: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông số quan trắc được quy định trong bảng
2.2 tương ứng với mức i;
BPi+1: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông số quan trắc được quy định trong bảng 1
tương ứng với mức i+1;
qi: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi;
qi+1: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng tương ứng với giá trị BPi+1 ;
Cp: Giá trị của thông số quan trắc được đưa vào tính toán;
Bảng 2.2 Bảng quy định các giá trị qi, BPi

BOD5

Giá trị BPi quy định đối với từng thông số
COD N-NH4 P-PO4 Độ đục TSS
Coliform

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)


(mg/l)

(mg/l)

(MPN/100ml)

100

4

10

0,1

0,1

5

20

2500

2

75

6

15


0,2

0,2

20

30

5000

3

50

15

30

0,5

0,3

30

50

7500

4


25

25

50

1

0,5

70

100

10.000

5

1

50

80

5

6

100


>100

>10.000

i

qi

1

b. Tính giá trị WQI đối với thông số DO (WQI DO) thông qua giá trị DO phần trăm bão
hòa.
- Tính giá trị DO bão hòa:

DObaohoa = 14, 652 − 0, 41022T + 0,0079919T 2 − 0, 000077774T 3
- Tính giá trị DO phần trăm bão hòa:
DO% bãohòa =

DOhoà tan
×100
DObãohòa

Trong đó: DOhoàtan: Giá trị DO quan trắc được (tính theo mg/l);
Bảng 2.3 Quy định các giá trị BPi và qi đối với DO%bãohòa

HVTH: Phạm Trí Hải

9



Báo cáo môn học:
GVHD: TS. Nguyễn Thị Hằng
Nga
Quan trắc và Quản lý chất lượng nước
_____________________________________________________________________________________________________

i

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

BPi


≤20

20

50

75

88

112

125

150

200

≥200

qi

1

25

50

75


100

100

75

50

25

1

* Nếu giá trị DO%bãohòa nằm trong khoảng từ 112÷200 thì WQIDO được tính theo công
thức (2.1) và sử dụng bảng 2.3;
* Nếu giá trị DO%bãohòa nằm trong khoảng 20÷88 thì WQIDO được tính theo công thức
(2.2) dưới đây và sử dụng bảng 2.3;
WQI SI =

qi +1 − q
( C p − BPi +1 ) + qi
BPi +1 − BPi

(2.2)

c. Tính giá trị WQI đối với thông số pH:
Bảng 2.4 Quy định các giá trị BPi và qi đối với thông số pH:
i

1


2

3

4

5

6

BPi

≤5,5

5,5

6

8,5

9

≥9

qi

1

50


100

100

50

1

* Nếu giá trị pH quan trắc được nằm trong khoảng 8,5÷9 thì WQI pH được tính theo
công thức (2.1) và sử dụng bảng 2.4;
* Nếu giá trị pH quan trắc được nằm trong khoảng từ 5,5÷6 thì WQI pH được tính theo
công thức (2.2) và sử dụng bảng 2.4;
Tính toán WQI
Sau khi tính toán WQI đối với từng thông số nêu trên, việc tính toán WQI được áp
dụng theo công thức sau:
1

WQI pH  1 5
1 2
3
WQI =
W
QI
×
W
QI
×
W
QI



a
b
c

100  5 a =1
2 b =1


(2.3)

Trong đó:
WQIa: Giá trị WQI đã tính toán đối với 05 thông số: DO, BOD5, COD, N-NH4, P-

HVTH: Phạm Trí Hải

10


Báo cáo môn học:
GVHD: TS. Nguyễn Thị Hằng
Nga
Quan trắc và Quản lý chất lượng nước
_____________________________________________________________________________________________________

PO4;
WQIb: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02 thông số: TSS, độ đục;
WQIc: giá trị WQI đã tính toán với thông số pH;
So sánh WQI với bảng các mức đánh giá chất lượng nước.

Sử dụng bảng xác định giá trị WQI tương ứng với các mức đánh giá chất lượng nước
để so sánh, đánh giá cụ thể như sau:
Bảng 2.5 Mức đánh giá chất lượng WQI
Giá trị

Mức đánh giá chất lượng nước

WQI
91 - 100
76 - 90
51 - 75
26 - 50
0 - 25

Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt
Sử dụng cho mục đích sinh hoạt nhưng cần các biện pháp
xử lý phù hợp, bảo vệ đời sống thủy sinh
Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương
đương khác
Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương
đương khác
Nước ô nhiễm nặng không thể sử dụng cho mục đích nào,
cần các biện pháp xử lý trong tương lai

Màu
Xanh nước biển
Xanh lá cây
Vàng
Da cam
Đỏ


Kết luận: Qua quá trình tính toán bằng bảng Excel và sử dụng bảng xác định giá trị
WQI tương ứng với các mức đánh giá chất lượng nước ta kết luận chất lượng nước
sông Hương được sử dụng cho mục đích tưới tiêu, sinh hoạt nhưng cần các biện pháp
xử lý phù hợp nhằm bảo vệ đời sống thủy sinh và có thể thực hiện các mục đích tương
đương khác.
4. Xây dựng – Đề xuất biện pháp quản lý:
4.1. Biện pháp công trình – Phi công trình:

HVTH: Phạm Trí Hải

11


Báo cáo môn học:
GVHD: TS. Nguyễn Thị Hằng
Nga
Quan trắc và Quản lý chất lượng nước
_____________________________________________________________________________________________________

+ Cần có những văn bản pháp quy liên quan đến việc khai thác và sử dụng hợp
lý nguồn nước, đặc biệt là xử lý các trường hợp cố ý gây ô nhiễm nguồn nước.
+ Các Ban, Ngành có chức năng quản lý ở địa phương cần nhanh chóng thực
hiện các quy định, chính sách bảo vệ nguồn nước nói chung và nước sông Hương nói
riêng, xử phạt nghiêm minh các trường hợp gây ô nhiễm nguồn nước ở địa phương.
+ Cần kết hợp sự phát triển kinh tế xã hội với bảo vệ môi trường ngay trong các
chính sách quy hoạch, đầu tư các dự án.
+ Quản lý việc khai thác cát sạn và ngăn chặn việc khai thác trái phép cát sạn
trên sông Hương, kiểm tra và gia cố các đoạn kè xung yếu đã bị lũ lụt phá hỏng.
+ Cần có những biện pháp ngăn chặn xói lở 2 bên bờ sông nhất là khu vực ở

Hương Hồ.
+ Giải quyết triệt để bộ phận dân vạn đò của thành phố Huế. Hiện nay, đã có
các chính sách đưa dân vạn đò lên định cư trên đất liền nhưng do chưa có biện pháp
triệt để nên một bộ phận lớn vẫn xuống sinh sống lại trên sông Hương. Vì vậy, cần tạo
cho họ điều kiện công việc để họ có thể định cư ở trên cạn mà không phải phụ thuộc
vào sông nước.
+ Cần tiếp tục quan trắc, theo dõi định kỳ, quản lý chặt chẽ chất lượng nước
sông Hương nhằm có được chuỗi số liệu chất lượng nước sông Hương để xác định
được nguyên nhân gây ô nhiễm đồng thời có những biện pháp xử lý và bảo vệ kịp thời
nhằm bảo vệ và duy trì chất lượng nước sông Hương.
+ Trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng
sản xuất. Lập vườn rừng vườn đồi, trồng cây ăn quả, cây có giá trị kinh tế cao, cây có
cải tạo đất, định canh định cư.
+ Nạo vét, cải tạo, nâng cấp hệ thống cấp thoát nước thành nội. Có biện pháp
xử lý nước sinh hoạt và công nghiệp trướcc khi xả ra sông, nâng cao dân trí bảo vệ
môi trường trên sông.
+ Xây dựng nhiều công trình thủy lợi nhỏ ở miền núi cùng với khuyến nông để
phát triển kinh tế miền núi, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số, giảm
dần nạn phá rừng làm rẫy.
4.2. Xây dựng và thiết kế mạng lưới quan trắc giám sát:

HVTH: Phạm Trí Hải

12


Báo cáo môn học:
GVHD: TS. Nguyễn Thị Hằng
Nga
Quan trắc và Quản lý chất lượng nước

_____________________________________________________________________________________________________

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, quan trắc chất lượng môi trường là
một trong những công cụ đắc lực trong công tác hoạch định chính sách, quản lý và bảo
vệ môi trường. Hoạt động quan trắc môi trường tại các quốc gia được thực hiện theo
nhiều phương pháp khác nhau: quan trắc thủ công, quan trắc tự động liên tục, sử dụng
các thiết bị đo nhanh,…), tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và mức độ phát triển
khoa học kỹ thuật của mỗi quốc gia. Tại một số quốc gia như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn
Quốc, Trung Quốc… các Trạm quan trắc tự động, liên tục vẫn là phương pháp quan
trắc hiệu quả nhất đang được các quốc gia hướng tới áp dụng. Ưu điểm của phương
pháp quan trắc tự động là cung cấp số liệu liên tục, kịp thời, phục vụ đắc lực cho công
tác giám sát và bảo vệ môi trường.

Trong trạm quan trắc môi trường nước tự động, cố định, quan trắc bằng phương
pháp đo trực tiếp và quan trắc theo phương pháp đo gián tiếp; Nước được bơm từ sông
(có 02 bơm luân phiên nhau hoạt động, chu kỳ luân phiên là 4h) vào Thùng điều hòa,
các đầu đo được đặt trong bể điều hòa, kết quả đo đạc được hiển thị trên bộ hiển thị
SC100, đồng thời kết quả quan trắc liên tục được truyền về Tổng cục môi trường, Sở
Tài nguyên và Môi trường và Trung tâm Quan trắc môi trường của các địa phương với
tần suất 5phút/kết quả quan trắc. Khi có một trong các thông số vượt quy chuẩn cho
phép, hệ thống lấy mẫu tự động kích hoạt lấy mẫu lưu tại tủ lưu mẫu (tủ lưu mẫu đảm
bảo nhiệt độ đạt ± 40C) đồng thời gửi tin nhắn thông báo cho cán bộ vận biết để đến
đem mẫu về phòng thí nghiệm phân tích. Trong trường hợp mất điện lưới, bộ lưu điện
UPS đảm bảo cho Trạm hoạt động 10h, đồng thời có máy phát điện sẵn sàng hoạt động
khi mất điện lưới. Trong trường hợp có sự cố Internet, hệ thống 3G được kích hoạt để
duy trì việc truyền số liệu về Tổng cục môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường và
Trung tâm Quan trắc môi trường của các địa phương được đặt Trạm.

HVTH: Phạm Trí Hải


13


Báo cáo môn học:
GVHD: TS. Nguyễn Thị Hằng
Nga
Quan trắc và Quản lý chất lượng nước
_____________________________________________________________________________________________________

Bên cạnh đó, tại các đầu đo có hệ thống tự làm sạch bằng cần gạt và khí nén.
Khi các đầu đo bị bám bẩn, hệ thống làm sạch sẽ tự khởi động và làm sạch toàn bộ các
đầu đo, đảm bảo cung cấp số liệu liên tục và có độ chính xác cao.

Kể từ khi đi vào hoạt động cho đến nay, các Trạm quan trắc môi trường
nước tự động, cố định đã cung cấp chuỗi số liệu quan trắc liên tục theo thời gian, tỷ lệ
số liệu quan trắc đạt được cao, phục vụ đắc lực cho công tác giám sát, cảnh báo, quản
lý và bảo vệ môi trường. Kết quả quan trắc của các Trạm đã được nghiệm thu, bàn
giao cho địa phương quản lý, vận hành được công bố rộng rãi trên website của Trung
tâm Quan trắc môi trường - Tổng cục Môi trường dưới dạng đồ thị theo thời gian để từ
đó có thể cảnh báo kịp thời tới các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý và công bố
rộng rãi cho người dân sinh sống xung quanh khu vực đặt các Trạm. Cũng theo Biên
bản thỏa thuận giữa Trung tâm Quan trắc môi trường - Tổng cục Môi trường với các
Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương đặt Trạm, hai bên sẽ cùng nhau phối hợp
duy trì, sử dụng những thông tin, số liệu quan trắc của Trạm cho mục đích quản lý môi
trường tại Trung ương và địa phương.

Tài liệu tham khảo:
/> />

HVTH: Phạm Trí Hải


14



×