Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐỎ - TÚY LOAN Ở TP. ĐÀ NẴNG BẰNG HỆ THỐNG BMWPVIET" pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.25 KB, 5 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

112
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG CẦU ĐỎ - TÚY LOAN Ở TP.
ĐÀ NẴNG BẰNG HỆ THỐNG BMWP
VIET

ASSESSMENT ON THE WATER QUALITY OF THE CAU DO – TUY LOAN
RIVER IN DA NANG CITY BY THE BMWP
VIET
SYSTEM

Nguyễn Văn Khánh, Phạm Thị Hồng Hà, Đàm Minh Anh
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT
Chỉ số sinh học đánh chất lượng nước sử dụng động vật không xương sống thuận lợi
hơn sử dụng các sinh vật khác, như dễ thu mẫu, ít quan tâm đến số lượng hoặc mối quan hệ
với độ giàu có. Thêm vào đó, hầu hết các bộ đều dễ dàng nhận dạng, nhiều loài có khả năng
chống chịu tốt với điều ki
ện ô nhiễm. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn dễ nhận thấy về chỉ số theo
mùa và theo các vùng khác nhau, là những vấn đề lớn cần xem xét về mặt phương pháp. Ngày
nay, trong công tác quan trắc môi trường nước, quan trắc sinh học (QTSH) ngày càng trở nên
quan trọng như là một phần bổ sung hoặc thay thế cho những phân tích hóa học.Trong nghiên
cứu này, chúng tôi tiến hành thu mẫu nước và mẫu ĐVKXS cỡ lớn từ tháng 01 năm 2009 đến
tháng 06 năm 2010 tại hệ th
ống sông Túy Loan – Cầu Đỏ thành phố Đà Nẵng. Kết quả nghiên
cứu đã xác định được 20 họ thuộc 16 bộ và dưới lớp, có 5 họ ĐVKXS cỡ lớn không nằm trong
hệ thống điểm BMWP
VIET
.


ABSTRACT
Biological indices for assessing water quality basing on macroinvertebrates offer
advantages over those using other organisms since it is easy to collect a macroinvertebrate
sample with regard to qualitative measurements or relative abundance. In addition, good
identification keys are available for most orders and for many species, there is an ample
resistance concerning pollution tolerance. Nevertheless, the pronounced seasonal and regional
variability of some biotic indices constitute the greatest criticism against these methods.
Nowadays, with the monitoring of water environments, biological monitoring has become more
and more important since it can be used as a supplement or an alternative to chemical
analyses. In this study, the authors collected water and macroinvertebrate samples in the period
from January 2009 to June 2010 in the Tuyloan-Caudo River, Danang city. The study results
show that 20 families belonging to 16 orders and sub-class are identified. And five families of
macroinvertebrates are not recorded in the BMWPVIET score system.

1. Đặt vấn đề
Hiện nay, trong quan trắc môi trường ngoài việc sử dụng phương pháp lý hóa thì
việc quan trắc chất lượng môi trường nước bằng phương pháp bằng ĐVKXS cỡ lớn
đang được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Đây là phương
pháp đánh giá nhanh, dễ áp dụng trên diện rộng, không gây ô nhiễm môi trường và thể
hiện kết quả tác động tổng hợp của chất ô nhiễm đến hệ sinh thái.
Hệ thống BMWP (Biological Monitoring Working Party) được nghiên cứu và
phát triển ở vùng ôn đới, nên khi đưa vào ứng dụng ở vùng nhiệt đới, cần hiệu chỉnh về
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

113
phương pháp nghiên cứu, hệ thống điểm số để đánh giá một cách chính xác về tình
trạng của môi trường. Một số quốc gia ở Châu Á như Ấn Độ, Thái Lan đã có những
nghiên cứu điều chỉnh hệ thống điểm BMWP cho phù hợp với điều kiện của mình. Ở
Việt Nam từ năm 1997 đến 1999, với sự tài trợ của Quỹ Darwin của chính phủ Anh,
Hội nghiên cứu thực địa và Viện Sinh thái nước ngọt Anh Quốc đã phối hợp với Khoa

Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội, một quy trình
lấy mẫu, phân tích số liệu và hệ thống điểm đã được thiết lập, với tên gọi hệ thống
BMWP
VIET
.
Ở Đà Nẵng hệ thống sông Túy Loan - Cầu Đỏ trong những năm qua đã chịu
nhiều tác động không nhỏ từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, chất thải
sinh hoạt và nước thải đô thị, hoạt động khai thác cát trái phép. Trong nghiên cứu này,
lần đầu tiên chúng tôi áp dụng hệ thống BMWP
VIET
sử dụng ĐVKXS cỡ lớn làm chỉ thị
sinh học đánh giá chất lượng nước sông Túy Loan – Cầu Đỏ.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành thu mẫu vào tháng 07 năm 2009 và tháng 03 năm 2010
trên 6 điểm nghiên cứu trải dài trong khoảng 20 km của sông Túy Loan - Cầu Đỏ, từ
khu vực ngã ba sông Cẩm Lệ đến vùng thượng nguồn sông Túy Loan thuộc xã Hòa
Bắc, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.
Mẫu ĐVKXS cỡ lớn được thu bằng vợt pondnet và gàu Dredge theo phương
pháp của Nguyễn Xuân Quýnh và cs. [2]. Mẫu động vật được phân loại, đánh mã số và
bảo quản trong cồn 70
0
tại phòng thí nghiệm Môi trường, khoa Sinh - Môi trường,
trường Đại học Sư phạm, ĐHĐN. ĐVKXS được định loại hình thái đến họ theo khóa
định loại của Nguyễn Xuân Quýnh và cs. (2001) [18]; Đặng Ngọc Thanh và cs. (1980).
Xác định điểm số BMWP của mỗi họ dựa trên bảng điểm BMWP
VIET
; Tính chỉ số
ASPT theo công thức [1].
N
n

i
BMWP
ASPT

=
=
1
N: tổng số họ tham gia tính điểm;

BMWP
: tổng điểm số
BMWP; ASPT: chỉ số trung bình trên taxon (bậc họ)
Đánh giá chất lượng môi trường nước thông qua chỉ số ASPT theo thang xếp
loại của Richard Orton, Anne Bebbington (1995) và Stephen Eric Mustow (1997) [1].
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Thành phần ĐVKXS cỡ lớn
Kết quả nghiên cứu cho thấy ĐVKXS sông Túy Loan – Cầu Đỏ có 20 họ thuộc
16 bộ và dưới lớp Oligochaeta. Trong đó các họ chủ yếu ở nhóm có điểm số thấp với độ
thường gặp cao (hình 1).
Từ kết quả của nghiên cứu trên, so sánh với các nghiên cứu
của các tác giả khác cùng phương pháp như: Trương Thanh Cảnh, Ngô Thị Trâm Anh
nghiên cứu tại hệ thống kênh chính thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Văn Khánh và cs.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

114
nghiên cứu tại cánh đồng Xuân Thiều và sông Phú Lộc không tìm thấy các họ có điểm
số BMWP từ 8 đến 10. Kết quả nghiên cứu này tương đương với các nghiên cứu trên,
điều này cho thấy hệ thống sông Túy Loan – Cầu Đỏ có chất lượng nước đã suy giảm
và tác động nhiều đến hệ ĐVKXS cỡ lớn.


Hình 1. Biểu đồ thành phần ĐVKXS cỡ lớn của sông Túy Loan – Cầu Đỏ
3.2. Đánh giá và xếp loại chất lượng môi trường nước sông
Kết quả nghiên cứu vào tháng 07 năm 2009 cho thấy, chỉ số BMWP của sông
Túy Loan – Cầu Đỏ dao động trong khoảng 5 – 20 điểm, cao nhất ở điểm 9 và thấp nhất
ở điểm 11, trung bình 15,83 ± 8,82. Trong khi đó chỉ số ASPT dao động trong khoảng
3,00 – 5,00, trung bình 3,65 ± 0,74. ASPT thấp nhất ở khu vực Khuê Trung, Phong Bắc
và Túy Loan, cao nhất ở An Tân, (bảng 1, hình 2.). Nhìn chung, chỉ số BMWP thấp và
có sự dao động lớn nhưng không thể hiện rõ xu hướng biến động rõ rệt. Trong khi đó,
chỉ số ASPT có xu hướng tăng từ khu vực hạ lưu đến khu vực thượng lưu của sông Túy
Loan – Cầu Đỏ.
Kết quả nghiên cứu vào tháng 03 năm 2010 cho thấy, chỉ số BMWP của sông
Túy Loan – Cầu Đỏ dao động trong khoảng từ 3 đến 18 điểm, bình 12,50 ± 4,75. Trong
khi đó chỉ số ASPT dao động trong khoảng 3,00 – 4,75, trung bình 3,88 ± 0,56, thấp
nhất ở Giao Trì, cao nhất ở Cẩm Hòa, (bảng 1, hình 2). Nhìn chung, chỉ số BMWP thấp
và có xu hướng giảm mạnh ở khu vực thượng nguồn; chỉ số ASPT cũng có xu hướng
giảm từ khu vực hạ lưu đến khu vực thượng nguồn của sông Túy Loan – Cầu Đỏ.
Bảng 1. Chỉ số BMWP
VIET
và ASPT ở các khu vực nghiên cứu của sông Túy Loan – cầu Đỏ
Khu vực nghiên
cứu
Khuê
Trung,
Hòa Thọ
Đông
(KT)
Phong
Bắc, Hòa
Thọ Tây
(PB)

Cẩm
Hòa,
Hòa
Thọ
Tây
(CH)
Túy
Loan,
Hòa
Phong
(TL)
An Tân,
Hòa
Phong
(AT)
Giao Trì,
Hòa
Phong
(GT)
Đợt BMWP 15 18 20 6 5 31
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

115
1
ASPT 3,00 3,00 4,00 3,00 5,00 3,88
BMWP 18 13 11 15 15 3
Đợt
2
ASPT 4,33 3,50 4,75 3,83 3,83 3,00









Hình 2. Biến thiên chỉ số ASPT của các khu vực nghiên cứu của
sông Túy Loan – cầu Đỏ
Có hai nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm bất thường của chỉ số BMWP và
ASPT ở khu vực thượng nguồn vào tháng 03 năm 2010 là do có sự xáo trộn lớn của môi
trường nước do các đợt mưa và hoạt động khai thác cát sạn diễn ra mạnh ở khu vực
thượng nguồn. Điều này làm xáo trộn cấu trúc nền đáy và hệ thực vật thủy sinh vốn là
giá thể và là thức ăn của các loài ĐVKXS.
Dựa vào hệ thống xếp loại mối liên hệ giữa chỉ số sinh học ASPT và chất lượng
môi trường nước của Richard Orton, Anne Bebbington, Jonh Bebbington (1995) [14].
Hệ thống sông Túy Loan – Cầu Đỏ chất lượng nước hầu hết các khu vực nghiên cứu
đều ở mức “Nước bẩn vừa α (α-Mesosaprobe)”, riêng khu vực An Tân, Hòa Phong
trong tháng 07 có chất lượng nước ở mức “Nước bẩn vừa β (β-Mesosaprobe)” (bảng 2).
Bảng 2. Xếp loại chất lượng nước sông thông qua chỉ số ASPT
ASPT Xếp loại ASPT Xếp loại
Khu vực nghiên cứu
Đợt 1 Đợt 2
Khuê Trung, Hòa Thọ Đông
3,00
Nước bẩn vừa
α
4,33 Nước bẩn vừa α
Phong Bắc, Hòa Thọ Tây
3,00

Nước bẩn vừa
α
3,50 Nước bẩn vừa α
Cẩm Hòa, Hòa Thọ Tây
4,00
Nước bẩn vừa
α
4,75 Nước bẩn vừa α
Túy Loan, Hòa Phong
3,00
Nước bẩn vừa
α
3,83 Nước bẩn vừa α
An Tân, Hòa Phong
5,00
Nước bẩn vừa
β
3,83 Nước bẩn vừa α
Giao Trì, Hòa Phong
3,88
Nước bẩn vừa
α
3,00 Nước bẩn vừa α
07/2009
03/2010
KT PB CH TL AT GT
KT PB CH TL AT GT
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

116

So sánh kết quả nghiên cứu này với một số nghiên cứu của các tác giả khác cho
thấy: chất lượng nước sông Túy Loan – Cầu Đỏ tương đương với một số khu vực như:
suối Ao Vua đánh giá ở mức “nước tương đối sạch” đến “nước bẩn vừa α” và sông Cà
Lồ được đánh giá ở mức “nước bẩn vừa α” (Lê Thu Hà, Nguyễn Xuân Quýnh, Mai
Đình Yên, 2002); suối Quang (Hà Giang) được đánh giá ở mức “nước tương đối sạch”
đến “nước bẩn vừa α” (Vương Thị Hòa, Nguyễn Mạnh Cường, 2005). Từ những phân
tích trên cho thấy, chất lượng nước sông Túy Loan – Cầu Đỏ đã có dấu hiệu ô nhiễm
nhẹ, khu vực thượng nguồn chịu nhiều tác động từ các hoạt động khai thác cát sạn,
trong khi các hoạt động xả thải ở khu vực hạ lưu đã có những tác động đến chất lượng
nước sông.
4. Kết luận
4.1. Kết quả nghiên cứu cho thấy khu hệ ĐVKXS sông Túy Loan – Cầu Đỏ có
20 họ thuộc 16 bộ và dưới lớp, có 5 họ ĐVKXS cỡ lớn không nằm trong hệ
thống điểm BMWP
VIET
.
4.2. Chỉ số BMWP: 12,50±4,75 - 15,83 ± 8,82, ASPT: 3,65 ± 0,74 - 3,88 ± 0,56.
Chất lượng nước ở mức “nước bẩn vừa β (β-Mesosaprobe)” đến “nước bẩn
vừa α (α-Mesosaprobe)”. Các chỉ số sinh học đã phản ánh được hiện trạng
chất lượng môi trường nước sông và cho chúng ta cái nhìn toàn diện về
những tác động tổng hợp của các chất ô nhiễm đến hệ sinh thái và đời sống
sinh vật.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Quýnh, Nguyễn Quốc Việt (2007), Chỉ thị sinh học
môi trường. Nhà xuất bản Giáo dục.
[2]. Nguyễn Xuân Quýnh, Clive Pinder, Steve Tilling (2001), Định loại các nhóm động
vật không xương sống nước ngọt thường gặp ở Việt Nam. NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội.
[3]. Nguyễn Xuân Quýnh, Clive Pinder, Steve Tilling và Mai Đình Yên (2002), Giám
sát sinh học môi trường nước ngọt bằng động vật không xương sống cỡ lớn. Đại
học Quốc Gia Hà Nội.
[4]. Mustow, S.E. (1993), Biological monitoring of rivers in Thailand: use and
adaptation of the BMWP score.
[5]. Yap, Siaw Yang, (2005), A Preliminary Classification of Langkawi Island Stream
Using Biotic Index Critera, Malaysian Journal of Science, 24 Issue, pp. 15-23.

×