Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán độc lập thực trạng và giải pháp hoàn thiện ( Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.43 KB, 189 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------]^----------

NGUYỄN ANH TUẤN

KIÓM SO¸T CHÊT L¦îNG KIÓM TO¸N
CñA KIÓM TO¸N §éC LËP - THùC TR¹NG
Vμ GI¶I PH¸P HOμN THIÖN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
----------]^----------

NGUYỄN ANH TUẤN

KIÓM SO¸T CHÊT L¦îNG KIÓM TO¸N
CñA KIÓM TO¸N §éC LËP - THùC TR¹NG
Vμ GI¶I PH¸P HOμN THIÖN
Chuyªn ngμnh : KÕ to¸n


M· sè

: 62.34.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. THỊNH VĂN VINH
2. PGS, TS. HÀ MINH SƠN

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên
cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết qủa nghiên cứu nêu
trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận án

Nguyễn Anh Tuấn


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU


1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

11

1.1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM
TOÁN ĐỘC LẬP

11

1.1.1. Khái quát về Kiểm toán độc lập

11

1.1.2. Vai trò của Kiểm toán độc lập

14

1.2. SỰ CẦN THIẾT CỦA KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN

17

1.2.1. Khái niệm kiểm soát chất lượng kiểm toán


17

1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán độc lập

20

1.2.3. Vai trò và sự cần thiết kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm
toán độc lập
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỦ THỂ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN

32
33

1.3.1. Đối tượng kiểm soát chất lượng kiểm toán

33

1.3.2. Chủ thể kiểm soát chất lượng kiểm toán

34

1.4. TIÊU CHÍ VÀ NỘI DUNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN

36

1.4.1. Tiêu chí Kiểm soát chất lượng kiểm toán
1.4.2. Nội dung kiểm soát chất lượng kiểm toán
1.4.3. Các phương thức kiểm soát chất lượng kiểm toán
1.5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ KHÁC VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN
1.5.1. Kinh phí kiểm soát chất lượng kiểm toán

1.5.2. Xử lý vi phạm trong kiểm soát chất lượng kiểm toán
Kết luận chương 1

36
39
44
47
47
48
49


Chương 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN
CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM

51
51

2.1.1. Khái quát lịch sử hình thành, phát triển của kiểm toán độc lập ở
Việt Nam

51

2.1.2. Khái quát về tình hình tổ chức và hoạt động của kiểm toán độc
lập ở Việt Nam

54

2.2. NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM

61

2.2.1. Những quy định có liên quan đến tổ chức và hoạt động của kiểm
toán độc lập

61

2.2.2. Những quy định về kiểm soát chất lượng kiểm toán độc lập ở
Việt Nam

63

2.2.3. Đánh giá những quy định pháp lý về kiểm soát chất lượng kiểm
toán của kiểm toán độc lập

66

2.3. THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN CỦA
KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM

69

2.3.1. Thực trạng kiểm soát từ bên ngoài (ngoại kiểm)

69

2.3.2. Thực trạng kiểm soát bên trong (nội kiểm)


77

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN
CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM

79

2.4.1. Những ưu điểm của kiểm soát chất lượng kiểm toán ở Việt Nam

79

2.4.2. Những hạn chế của kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm
toán độc lập ở Việt Nam
2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng

80
81

2.4.4. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực trạng kiểm soát
chất lượng kiểm toán độc lập của Việt Nam

82

2.5. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM
TOÁN ĐỘC LẬP

82

2.5.1. Kinh nghiệm kiểm soát chất lượng kiểm toán của Hoa Kỳ


83

2.5.2. Kinh nghiệm kiểm soát chất lượng kiểm toán của Australia

84

Kết luận chương 2

86


Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG
KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM
3.1. SỰ CẦN THIẾT, MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT
CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM
3.1.1. Định hướng phát triển kiểm toán độc lập Việt Nam đến năm 2020
3.1.2. Sự cần thiết hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán
độc lập ở Việt Nam
3.1.3. Mục tiêu hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán
độc lập ở Việt Nam
3.1.4. Quan điểm hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán
độc lập ở Việt Nam
3.2. NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT
CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
3.2.1. Nguyên tắc hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán
độc lập
3.2.2. Yêu cầu hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán
độc lập
3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN
CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM

3.3.1. Giải pháp liên quan đến kiểm soát chất lượng từ bên trong doanh
nghiệp kiểm toán
3.3.2. Các giải pháp liên quan đến kiểm soát chất lượng từ bên ngoài
3.3.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện đối với các đơn vị được kiểm toán
3.4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
3.4.1. Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng (BTC)
3.4.2. Đối với Hiệp hội nghề nghiệp (VAA, VACPA)
3.4.3. Đối với Doanh nghiệp kiểm toán độc lập
3.4.4. Đối với các Kiểm toán viên hành nghề
3.4.5. Đối với các cơ sở đào tạo có liên quan đến kế toán kiểm toán
Kết luận chương 3

99
106
133
138
138
139
139
144
144
144

KẾT LUẬN

147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


149

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

150

PHỤ LỤC

88
88
88
92
93
94
98
98
99
99


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BCKT

: Báo cáo kiểm toán

BCTC

: Báo cáo tài chính

BGĐ


: Ban Giám đốc

BTC

: Bộ Tài chính

CĐKT&KT

: Chế độ kế toán và Kiểm toán

CL

: Chất lượng

CLKT

: Chất lượng kiểm toán

CM

: Chuẩn mực

CMKiT

: Chuẩn mực kiểm toán

CMKT

: Chuẩn mực kế toán


CTNY

: Công ty niêm yết

DAHT

: Dự án hoàn thành

DN

: Doanh nghiệp

DNKT

: Doanh nghiệp kiểm toán

DNNN

: Doanh nghiệp nhà nước

HSKT

: Hồ sơ kiểm toán

KTĐL

: Kiểm toán độc lập

KTV


: Kiểm toán viên

TCPH

: Tổ chức phát hành

TCTD

: Tổ chức tín dụng

TTCK

: Thị trường chứng khoán

UBCK

: Ủy ban chứng khoán

VACPA

: Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam

VĐT

: Vốn đầu tư

VN

: Việt Nam



DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

Số hiệu

Nội dung

Trang

Bảng 2.1: Cơ cấu doanh thu ngành kiểm toán qua các năm 2007-2012

55

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu hoạt động của các công ty KTĐL năm 2011, 2012

55

Bảng 2.3: Một số chỉ tiêu hoạt động của các công ty KTĐL năm 2011, 2012

56

Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu hoạt động của các công ty KTĐL năm 2011, 2012

56


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động kiểm toán độc lập (KTĐL) nhằm góp phần công khai, minh
bạch thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán và DN, tổ chức khác;
làm lành mạnh môi trường đầu tư; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng,
chống tham nhũng; phát hiện và ngăn chặn vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý, điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh
doanh của DN.
KTĐL là hoạt động dịch vụ có bảo đảm, có tính chuyên môn nghề nghiệp
cao. Kết qủa kiểm toán xác nhận độ tin cậy, trung thực của các thông tin được kiểm
toán và là cơ sở để đưa ra các khuyến nghị, ý kiến tư vấn hoàn thiện công tác quản
lý tài chính kế toán. Vì vậy, CLKT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định sự tin
cậy của người sử dụng kết qủa kiểm toán.
Hoạt động của KTĐL nhằm xác nhận tính trung thực hợp lý về BCTC của
các DN; Do vậy BCTC sau khi được kiểm toán được coi như một nguồn thông tin
tài chính đáng tin cậy nhất cho nhà đầu tư đưa ra các quyết định về chính sách đầu
tư của mình vào DN đó. CLKT có ý nghĩa quyết định trong việc khẳng định vị thế,
uy tín và hiệu lực, hiệu qủa hoạt động KTĐL. Do đó, KTĐL phải bảo đảm kết qủa
kiểm toán đáp ứng yêu cầu CL, đáng tin cậy và đã được kiểm soát CL đầy đủ,
thường xuyên liên tục. Chính vì lý do đó, kiểm soát CLKT được các quốc gia thừa
nhận như một định chế bắt buộc và là trách nhiệm được quy định rõ trong CMKiT,
luật KTĐL. Các DNKT của các quốc gia trên thế giới đều coi kiểm soát CLKT là
hoạt động có tính bắt buộc, thường xuyên liên tục cần phải được coi trọng.
KTĐL ở Việt Nam được thành lập ngày 05/08/1991 theo Nghị định số
07/NĐ-CP ngày 29/01/1994 đã mở ra một ngành nghề mới, một công cụ mới để
góp phần làm minh bạch hóa tình hình tài chính của các DN; Thực hiện chức năng
kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo
quyết toán của DN. KTĐL thực hiện kiểm toán theo hợp đồng, dịch vụ ký kết giữa
DNKT và các khách hàng theo quy định của Pháp luật hoặc nhu cầu các DN, tổ
chức kinh tế khác theo quy định của Pháp luật. Từ 01/01/2012, hoạt động KTĐL
thực hiện theo Luật KTĐL số 67/2011/QH12 được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ



2
9 thông qua ngày 29/03/2011, Chính phủ đã có nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày
13/03/2012 hướng dẫn Luật KTĐL. Theo đó, KTĐL là việc kiểm toán viên hành
nghề, DNKT, chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến
độc lập của mình về BCTC và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.
Từ khi ra đời, đi vào hoạt động, KTĐL đã dần khẳng định được vị trí, vai
trò quan trọng trong hệ thống các công cụ kiểm tra, kiểm soát tài chính, góp phần
làm minh bạch hóa tình hình tài chính DN. Nâng cao địa vị pháp lý và chất lượng
hoạt động của KTĐL đã và đang được cả xã hội quan tâm. Xác định đúng tầm
quan trọng của chất lượng kiểm toán (CLKT), trong những năm qua KTĐL luôn
coi trọng việc thiết lập, duy trì và nâng cao hiệu qủa hoạt động kiểm soát CLKT.
Đối với kiểm soát CL từ bên trong, ngay từ năm 1999 công việc ban hành và
soạn thảo CMKiT đã được Nhà nước quan tâm chú ý; BTC đã ký Quyết định số
120/1999/QĐ-KTĐL ngày 27/09/1999 ban hành 04 CMKiT đợt 1, cho tới nay hệ
thống CMKiT đã ban hành được 37 chuẩn mực, trong đó có chuẩn mực số 220
“Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán”. Hệ thống bộ máy về kiểm soát CLKT
cũng dần được thiết lập và củng cố, hoàn thiện.
Đối với kiểm soát CL từ bên ngoài, vào ngày 15/5/2007, BTC cũng đã ban
hành Quyết định số 32/2007/QĐ-BTC về Quy chế kiểm soát chất lượng (CL) dịch
vụ kế toán, kiểm toán. Quy chế này dù có những ưu điểm đáng kể, tuy nhiên vẫn
còn những bất cập làm cho việc kiểm soát CLKT không phát huy tác dụng đầy đủ.
Ngoài ra, cơ chế thực hiện kiểm soát CLKT của Việt Nam hiện nay vẫn chưa
được xác định và xây dựng rõ ràng, đầy đủ để phát huy tính hữu hiệu của việc
kiểm soát CLKT. Từ năm 2009, có 3 cơ quan quản lý, giám sát chất lượng về mặt
hành nghề của KTĐL là: BTC (Vụ CĐKT&KT), UBCK, VACPA.
Mặc dù đã xây dựng được hệ thống các quy định, chính sách trong quản lý,
kiểm soát CLKT, cũng như các cơ quan kiểm soát chuyên trách; tuy nhiên, kiểm
soát CLKT của KTĐL hiện nay còn những hạn chế, bất cập cả về chính sách và
thực tế hoạt động, hiệu lực, hiệu qủa kiểm soát chưa cao. Vì vậy, việc nghiên cứu,

hoàn thiện kiểm soát CLKT có ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết đối với CL hoạt
động của KTĐL, nhằm tạo cơ sở và nâng cao CL hoạt động kiểm soát CLKT, góp
phần tăng cường hiệu qủa, ngày một nâng cao CL KTĐL ở Việt Nam.


3
Nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán:
(1) Các chuẩn mực nghề nghiệp ban hành chưa đầy đủ và chưa hoàn thiện
so với yêu cầu thực tiễn:
Chuẩn mực kế toán và kiểm toán là cơ sở dẫn liệu để KTV thực hiện công
việc kiểm toán và đưa ra ý kiến nhận xét về BCTC.
(2) Kiểm toán viên hành nghề kiểm toán không tuân thủ quy định của CMKiT:
Sự không tuân thủ hoặc tuân thủ không đầy đủ các chuẩn mực kế toán, kiểm
toán bắt nguồn từ các nguyên nhân:
Một là, Người hành nghề kiểm toán không có hiểu biết hoặc hiểu biết không
đầy đủ về các chuẩn mực áp dụng.
Hai là, người hành nghề dù biết, dù hiểu các chuẩn mực nhưng vẫn cố tình
không tuân thủ, nguyên nhân cơ bản là do lợi ích từ hợp đồng so với giá phí đạt
được; cũng có những nguyên nhân khác từ áp lực tiến độ công việc.
(3) Đội ngũ kế toán doanh nghiệp còn yếu kém so với yêu cầu của chuẩn
mực kế toán:
Sự hiểu biết và vận dụng các chuẩn mực kế toán để lập BCTC của các DN
hiện nay còn nhiều thiếu sót, chất lượng BCTC còn kém dẫn tới các sai sót phát
hiện sau kiểm toán là rất lớn.
Theo CMKiT quốc tế 220- kiểm soát CL hoạt động kiểm toán, một cuộc
kiểm toán có CL không chỉ phù hợp với chuẩn mực kế toán và kiểm toán mà còn là:
“chất lượng hoạt động kiểm toán là mức độ thoả mãn của các đối tượng sử dụng
kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của kiểm
toán viên, đồng thời thoả mãn mong muốn của các đối tượng được kiểm toán về
những ý kiến đóng góp của kiểm toán viên, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh

doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý”.
(4) Tốc độ phát triển quá nhanh của các DNKT:
Sự phát triển không đồng bộ giữa cơ cấu nhân lực, CL nguồn nhân lực với
doanh thu và số lượng khách hàng... cũng dẫn đến nguy cơ giảm sút CLKT.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu nhằm thực hiện các mục đích sau:
- Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về kiểm soát CLKT của KTĐL, CLKT và
các yếu tố ảnh hưởng đến CLKT của KTĐL; những kinh nghiệm về kiểm soát
CLKT của KTĐL ở một số nước trên thế giới.


4
- Đánh giá thực trạng về kiểm soát CLKT của KTĐL ở Việt Nam, chỉ rõ
những kết qủa đạt được, xác định những hạn chế, bất cập cần bổ sung, hoàn thiện và
nguyên nhân của những hạn chế, bất cập.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm soát CLKT phù hợp với điều kiện
thực tiễn tổ chức và hoạt động của KTĐL ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung đi sâu nghiên cứu những vấn đề
liên quan đến CLKT và kiểm soát CLKT; những quy định và hướng dẫn về kiểm
soát CLKT của BTC (Vụ CĐKT&KT), VACPA, UBCK, các DNKT và kinh
nghiệm thực tiễn về mô hình kiểm soát CLKT của KTĐL ở một số quốc gia; thực
trạng về kiểm soát CLKT của KTĐL ở Việt Nam. Trong đó, Luận án tập trung:
+ Nghiên cứu các quan điểm cơ bản về KSCL hoạt động KTĐL, các yếu tố
ảnh cấu thành nên CLKT, các nhân tố hưởng đến CLKT, phương thức kiểm soát
CLKT của các cơ quan nhà nước (ngoại kiểm), các CMKiT liên quan đến kiểm soát
CLKT của các DNKT (nội kiểm). Quá trình hình thành và phát triển hoạt động
KTĐL, các tiêu chí kiểm soát CLKT của KTĐL, từ đó đánh giá thực trạng kiểm
soát CLKT của KTĐL tại VN.
+ Quan điểm và giải pháp nâng cao kiểm soát CLKT hoạt động KTĐL tại

Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án giới hạn việc nghiên cứu vào
hoạt động kiểm soát CLKT của KTĐL tại VN, trong đó tập trung chủ yếu vào hoạt
động kiểm toán BCTC, không nghiên cứu về kiểm soát CLKT đối với kiểm toán
quyết toán DAHT.
Thời kỳ nghiên cứu để đánh giá thực trạng kiểm soát CLKT là từ khi KTĐL ở
Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động (1991), trong đó tập trung nghiên cứu
giai đoạn 2007-2013 (giai đoạn phát triển mạnh mẽ của KTĐL).
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận án tập trung nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về CLKT
và kiểm soát CLKT của KTĐL, như: vai trò kiểm soát CLKT; những yếu tố ảnh
hưởng đến CLKT; đối tượng và phạm vi kiểm soát CLKT; nội dung, hình thức và
phương pháp kiểm soát CLKT... Bên cạnh đó, Luận án cũng đưa ra một số khái niệm


5
như: KTĐL, CLKT, kiểm soát CLKT; đưa ra những tiêu chí CLKT và tiêu chí kiểm
soát CLKT. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm về hoạt động kiểm soát CLKT ở
Việt Nam và trên thế giới; đi sâu nghiên cứu thực trạng hoạt động kiểm soát CLKT
của KTĐL ở Việt Nam trong những năm qua; từ đó phân tích, đánh giá những ưu
điểm, tồn tại của hoạt động kiểm soát CLKT của KTĐL để đề xuất những giải pháp
cụ thể, có tính khả thi nhằm hoàn thiện kiểm soát CLKT của KTĐL ở Việt Nam, góp
phần nâng cao hiệu qủa, CLKT trong thực tiễn hoạt động của KTĐL.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử.
Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp;
trong đó các phương pháp chủ yếu được sử dụng như sau:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích để hệ thống hóa những vấn đề lý luận và
thực tiễn.

- Phương pháp khảo sát, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên
cứu, tổng kết thực trạng, phân tích làm nổi bật thực trạng các vấn đề nghiên cứu,
xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất những định hướng và giải pháp
hoàn thiện kiểm soát CLKT.
- Phương pháp thống kê, so sánh: sử dụng các số liệu thống kê để phân tích,
so sánh, tổng kết và rút ra các kết luận làm cơ sở đề xuất những định hướng và giải
pháp hoàn thiện kiểm soát CLKT.
6. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, kết luận, danh mục
công trình đã công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận án có kết cấu gồm 3 chương với 136 trang.
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán
độc lập (40 trang)
Chương 2: Thực trạng kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm toán độc
lập tại Việt Nam (37 trang)
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán của kiểm
toán độc lập ở Việt Nam (59 trang)


6
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Kiểm soát CLKT nói chung và kiểm soát CLKT của KTĐL nói riêng là vấn
đề được các tổ chức kiểm toán (DNKT), các cơ quan quản lý KTĐL như Bộ Tài
chính (BTC), hội kiểm toán hành nghề Việt nam (VACPA), ủy ban chứng khoán
(UBCK) quan tâm. Tuy nhiên, việc nghiên cứu một cách khoa học, bài bản nâng
lên tầm lý luận và chỉ dẫn định hướng mang tính phổ quát về vấn đề này chưa
nhiều. Sau đây là một số nghiên cứu chủ yếu, tiêu biểu.
1. Các nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
- Đề tài luận án tiến sỹ cấp học viện:“Xây dựng cơ chế kiểm soát chất lượng
cho hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam”, Trường đại học Kinh Tế thành phố

Hồ Chí Minh (2011); Tác giả luận án: TS. Trần Khánh Lâm. Đề tài tập trung nghiên
cứu những vấn đề về xây dựng cơ chế về kiểm soát CL dịch vụ KTĐL (sự cần
thiết phải kiểm soát CL, các nhân tố ảnh hưởng tới kiểm soát CL, cơ chế, nội dung
và phương pháp kiểm soát CLKT...). Đề tài đã đề xuất cơ chế kiểm soát CLKT
đối với các DNKT; nội dung và phương pháp kiểm tra; quy trình kiểm tra dựa trên
việc điều tra nghiên cứu khảo sát số liệu của hơn 100 công ty kiểm toán. Đây là
một đề tài nghiên cứu khá thành công về cơ chế và cách thức, nội dung kiểm soát
CLKT, có giá trị tham khảo tốt, gợi mở hướng nghiên cứu cho luận án. Tuy nhiên,
do chỉ nghiên cứu về xây dựng cơ chế kiểm soát CL của KTĐL, nên đề tài chưa đi
sâu vào những nguyên nhân ảnh hưởng tới CLKT bên trong DNKT một cách triệt
để, chưa nêu rõ giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát CL bên trong DNKT, chưa
thực sự khái quát phổ cập các biện pháp nâng cao CL kiểm soát của KTĐL, chưa
đề cập nhiều đến kiểm soát CLKT từ bên trong công ty kiểm toán. Nhất là thời kỳ
nghiên cứu của luận án diễn ra trước khi có luật KTĐL. Đề tài chủ yếu đề cập đến
việc xây dựng cơ chế kiểm soát và tập trung chủ yếu vào góc độ cơ quan quản lý
nghề nghiệp.
- Đề tài luận án tiến sỹ cấp Học viện: “Kiểm soát chất lượng kiểm toán của
kiểm toán Nhà Nước- Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”, Học viện Tài chính
(2011); Tác giả luận án: TS. Hoàng Phú Thọ. Đề tài tập trung nghiên cứu những


7
vấn đề về kiểm soát CLKT của KTNN (cơ sở lý luận về kiểm soát CLKT của
KTNN, sự cần thiết phải kiểm soát CL của KTNN, CLKT và các yếu tố ảnh hưởng
đến CLKT của KTNN, các nhân tố ảnh hưởng tới kiểm soát CL của KTNN, cơ chế,
nội dung và phương pháp kiểm soát CLKT của KTNN...). Đề tài đã đánh giá thực
trạng về kiểm soát CL của KTNN Việt Nam, chỉ rõ những kết quả đạt được, xác
định những hạn chế, bất cập cần bổ sung, hoàn thiện và nguyên nhân của những hạn
chế, bất cập. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm soát CLKT phù hợp với điều
kiện thực tiễn tổ chức và hoạt động kiểm toán của KTNN Việt Nam. Đây là một đề

tài nghiên cứu khá thành công về cơ chế và cách thức, nội dung kiểm soát CLKT,
chỉ ra được những hạn chế, bất cập từ đó đề xuất được các giải pháp hữu ích nhằm
tăng cường kiểm soát CLKT, có giá trị tham khảo tốt, gợi mở hướng nghiên cứu
cho luận án. Tuy nhiên, do chỉ nghiên cứu về kiểm soát CL của KTNN, không thể
vận dụng hoàn toàn vào kiểm soát CLKT của KTĐL. Đặc điểm kiểm soát CLKT
của KTNN có tính tuân thủ Pháp luật cao về cả kiểm soát cơ cấu và kiểm soát kỹ
thuật. Đề tài chủ yếu phục vụ cho mục đích của cơ quan quản lý Nhà Nước. Cơ cấu
tổ chức của KTNN cũng khác xa với cơ cấu tổ chức của các công ty KTĐL. Quy
trình kiểm toán của KTNN cũng khác quy trình kiểm toán của KTĐL, do đó việc
xây dựng giải pháp hoàn thiện kiểm soát CLKT của KTNN cũng khác xa với xây
dựng giải pháp kiểm soát CLKT của KTĐL.
- Đề tài khoa học cấp bộ:“Hoàn thiện cơ chế kiểm soát chất lượng hoạt động
kiểm toán độc lập ở Việt Nam”, Bộ Tài chính (2001); Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS.
Vương Đình Huệ. Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về CL
và kiểm tra CL dịch vụ KTĐL (sự cần thiết, các yếu tố kiểm tra CL, cơ chế, nội
dung và phương pháp kiểm tra CLKT...). Đề tài đã đề xuất cơ chế kiểm soát CLKT
của các DNKT; nội dung và phương pháp kiểm tra; quy trình kiểm tra. Đây là một
đề tài nghiên cứu khá thành công về cơ chế và cách thức, nội dung kiểm soát
CLKT, có giá trị tham khảo tốt, gợi mở hướng nghiên cứu cho luận án. Tuy nhiên,
do chỉ nghiên cứu về hoàn thiện cơ chế kiểm soát CL của KTĐL, nên đề tài không
đề cập đến những nguyên nhân ảnh hưởng tới CL kiểm soát của hoạt động KTĐL
một cách triệt để, chưa nêu rõ giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát CL của


8
KTĐL, chưa thực sự khái quát phổ cập các biện pháp nâng cao CL kiểm soát của
KTĐL, chưa đề cập nhiều đến kiểm soát CLKT từ bên trong công ty kiểm toán.
Nhất là thời kỳ nghiên cứu của luận án diễn ra trước khi có luật KTĐL. Đề tài chủ
yếu đề cập đến việc hoàn thiện cơ chế kiểm soát và tập trung vào góc độ cơ quan
quản lý nghề nghiệp.

- Cuốn sách: “Tổ chức quá trình kiểm toán BCTC” của tác giả Thịnh Văn
Vinh và tác giả Giang Thị Xuyến (chủ biên), Nxb Tài chính, Hà Nội (2012). Đây là
sách về nghiệp vụ kiểm toán, trong đó có đề cập đến quy trình tổ chức kiểm toán
BCTC để đạt được CLKT tốt nhất. Tuy nhiên, nội dung chủ yếu liên quan đến tổ
chức quá trình kiểm toán BCTC, chưa đi sâu vào khâu kiểm soát CL cuộc kiểm
toán. Các vấn đề nêu ra trong sách mang tính lý luận, nội dung giới hạn ở phạm vi
tổ chức quá trình kiểm toán của cuộc kiểm toán.
- Cuốn sách chuyên khảo: “Kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với hoạt
động kiểm toán độc lập”, của tác giả Trần Thị Giang Tân, Nxb Tài chính (2009).
Cuốn sách đề cập về cơ sở lý luận và thực tiễn kiểm soát CL dịch vụ KTĐL từ bên
ngoài tại VN và một số quốc gia, quan điểm và giải pháp nâng cao tính hiệu lực của
kiểm soát chất lượng từ bên ngoài đối với hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam
(sự cần thiết phải kiểm soát CL, nội dung và phương pháp kiểm soát CLKT ở Pháp,
Hoa Kỳ). Đề tài chủ yếu đề cập đến cơ sở lý luận về CL và CLKT từ bên ngoài.
Đây là một đề tài nghiên cứu khá thành công về cơ sở lý luận, sự cần thiết phải
kiểm soát CLKT đối với dịch vụ KTĐL từ bên ngoài; Đề tài nghiên cứu cũng khá
thành công về cách thức, nội dung kiểm soát CLKT của các nước trên thế giới, có
giá trị tham khảo tốt, gợi mở hướng nghiên cứu cho luận án. Tuy nhiên, do chỉ
nghiên cứu về cơ sở lý luận kiểm soát CL của KTĐL và kiểm soát CL từ bên ngoài,
và trong giai đoạn chưa có Luật KTĐL ra đời nên đề tài chưa thực sự đầy đủ, còn
mang tính trao đổi, bàn bạc, chưa đề cập nhiều đến thực trạng CL KTĐL và thực
trạng kiểm soát CLKT từ bên trong. Đề tài mới chỉ dùng lại ở cơ sở lý luận về kiểm
soát CLKT và sự cần thiết của việc nâng cao kiểm soát CLKT.
Vấn đề kiểm soát CLKT cũng được các DNKT rất quan tâm nghiên cứu
trong các cuộc hội thảo do BTC kết hợp với VACPA tổ chức hàng năm, trong các


9
lớp cập nhật về kiến thức định kỳ, các đề tài nghiên cứu khoa học. Trên đây là các
công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài luận án. Các công trình

nghiên cứu đã có những đóng góp đáng kể trong việc giải quyết vấn đề lý luận và
thực tiễn về kiểm soát CLKT của KTĐL trong giai đoạn lịch sử nhất định, có thể
tham khảo, kế thừa có chọn lọc trong qúa trình nghiên cứu luận án. Tuy nhiên, cho
đến nay chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh, toàn diện và có hệ thống cả
về lý luận và thực tiễn về kiểm soát CLKT cả về kiểm soát cơ cấu và kiểm soát kỹ
thuật của KTĐL ở Việt Nam.
2. Các nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài
Tài liệu của một số Hãng KTĐL khác trên thế giới đề cập đến hoạt động
kiểm soát CLKT được tác giả nghiên cứu, tham khảo như:
Kiểm soát CL hoạt động kiểm toán tại Australia: Môi trường pháp lý kiểm
toán tại Australia có những đặc điểm riêng, nghề nghiệp kế toán, kiểm toán tại
Australia hoạt động theo cơ chế tự quản. Các hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán
có trách nhiệm quản lý các dịch vụ do hội viên hành nghề của họ cung cấp.
Australia có 3 hội nghề nghiệp: CPA Australia, ICAA và IPA. Uỷ ban chứng
khoán và đầu tư Australia (ASIC) là cơ quan quản lý nhà nước về dịch vụ tài
chính, thị trường, doanh nghiệp. Tất cả các hội nghề nghiệp về kế toán, kiểm
toán đều có chương trình kiểm soát CL riêng và ASIC thực hiện chương trình
giám sát kiểm toán riêng. CPA Australia luôn có mối liên hệ chặt chẽ với các bộ
phận liên quan của ICAA và ASIC để kiểm tra việc tuân thủ của các hội viên. Vì
CPA Australia là thành viên của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), do đó CPA
có chương trình kiểm soát CL của các thành viên (những người có chứng chỉ
kiểm toán viên hành nghề). Có 4 yếu tố cần thiết để có CLKT tốt, đó là: chuẩn
mực kế toán, kiểm toán; kiểm soát CL; quy định của Nhà nước về CL và tiêu
chuẩn về kiểm soát tuân thủ.
Chương trình kiểm soát CL, CPA Australia thể hiện mục đích của việc rà
soát CL hội viên của CPA Australia là đảm bảo họ tuân thủ những chuẩn mực của
ngành chứ không phải để xếp hạng hội viên. Những hội viên không đạt yêu cầu khi
rà soát sẽ có 5 tháng để tự cập nhật, nâng cao trình độ và được rà soát lại. Nếu tiếp



10
tục vi phạm sẽ được chuyển qua Hội đồng xử lý kỷ luật để giải trình và tiếp tục có
cơ hội khắc phục. Nặng nhất có thể bị tước thẻ hội viên. Có thời gian, CPA
Australia cũng áp dụng cơ chế cho hội viên tự chọn người rà soát nhưng sau đó đã
thực hiện phân công. Những hội viên đã qua rà soát phải đáp ứng được những yêu
cầu rất cao về sự liêm chính, độc lập, khách quan và lành nghề; cứ sau 3 năm hội
viên được rà soát lại, do đó đội ngũ này rất đáng tin cậy.
Kiểm soát CL hoạt động kiểm toán tại Hoa Kỳ: Hoa Kỳ là quốc gia có nền
kinh tế rất phát triển, là nơi mà hệ thống CMKiT ra đời trước khi có CMKiT quốc tế
và đã ban hành nhiều CMKiT liên quan đến kiểm soát CLKT cũng như tiến hành
kiểm soát CLKT từ bên ngoài rất chặt chẽ.
Cũng như các công trình nghiên cứu trong nước, các công trình nghiên cứu ở
nước ngoài đã công bố cho thấy, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu
hoàn chỉnh, toàn diện và có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn về kiểm soát CLKT
của KTĐL ở Việt Nam.
Các công trình nghiên cứu của nước ngoài và trong nước đã công bố nêu
trên chỉ có giá trị tham khảo, được kế thừa chọn lọc trong qúa trình nghiên cứu
luận án.


11
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN
CỦA KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
1.1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM
TOÁN ĐỘC LẬP

1.1.1. Khái quát về Kiểm toán độc lập
1.1.1.1. Quá trình ra đời và phát triển của Kiểm toán Độc lập
a) Khái niệm kiểm toán

Có rất nhiều khái niệm kiểm toán xuất hiện từ xa xưa. Thuật ngữ kiểm toán
(audit) theo tiếng La tinh là “auditus” có nghĩa là “nghe”. Lúc đầu, kiểm toán đã
được sử dụng để thẩm tra về tính trung thực của các thông tin tài chính. Mãi đến
đầu thế kỷ XX, kiểm toán với nghĩa là “kiểm tra độc lập và bày tỏ ý kiến” mới được
phát triển ở các nước Bắc Mỹ và Tây Âu.
Mặc dù kiểm toán đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự
thống nhất về khái niệm này. Có thể khái quát một số khái niệm chủ yếu về kiểm
toán như sau:
Ở Vương quốc Anh đã đưa ra khái niệm: “Kiểm toán là sự kiểm tra độc lập
và là sự bày tỏ ý kiến về những bản khai tài chính của một xí nghiệp do một kiểm
toán viên được bổ nhiệm để thực hiện những công việc đã theo đúng với bất kỳ
nghĩa vụ pháp định có liên quan” [19, tr.34]. Theo khái niệm này, kiểm toán là sự
kiểm tra độc lập và bày tỏ ý kiến về bản khai tài chính của kiểm toán viên (KTV)
theo nghĩa vụ pháp định.
Theo Alvin A. Arens và James K.Loebbecke (Hoa Kỳ): “Kiểm toán là một
qúa trình mà qua đó một người độc lập, có nghiệp vụ, tập hợp và đánh giá rõ ràng
về một thông tin có thể lượng hóa có liên quan đến một thực thể kinh tế riêng biệt
nhằm mục đích xác định và báo cáo mục đó phù hợp giữa thông tin có thể lượng
hóa với những tiêu chuẩn đã được thiết lập" [19, tr.34].
Khái niệm này đề cập đến ba vấn đề: Tính độc lập, chuyên môn, sự phù hợp
giữa thông tin với những tiêu chuẩn đã được thiết lập.


12
Trong giáo dục và đào tạo về kiểm toán ở Cộng hòa Pháp cho rằng: “Kiểm
toán là việc nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản niên độ của một tổ chức do một
người độc lập, đủ danh nghĩa gọi là một kiểm toán viên tiến hành để khẳng định
rằng những tài khoản đã phản ánh đúng tình hình tài chính thực tế, không che giấu
sự gian lận và chúng được trình bày theo mẫu chính thức của luật định" [19, tr.34].
Các khái niệm trên đã phản ánh những đặc trưng cơ bản của kiểm toán

truyền thống, đó là:
(1) Kiểm toán là sự kiểm tra và bày tỏ ý kiến về bản khai tài chính hoặc các
tài khoản của một tổ chức, cơ quan, đơn vị;
(2) Hoạt động kiểm toán được thực hiện bởi những KTV có chuyên môn
nghiệp vụ, tiến hành độc lập;
(3) Hoạt động kiểm toán nhằm đánh giá tính trung thực, phù hợp của các
thông tin so với những tiêu chuẩn đã được thiết lập;
(4) Thông tin kiểm toán được trình bày theo một hình thức nhất định.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của hoạt động kiểm toán, sự đa dạng của
các loại hình kiểm toán, khái niệm kiểm toán đã được mở rộng ra khỏi khuôn khổ
quan niệm truyền thống, đó là: không chỉ kiểm toán đối với các BCTC, các tài
khoản mà còn bao gồm kiểm toán việc tuân thủ pháp luật và kiểm toán đánh giá
tính kinh tế, hiệu lực và hiệu qủa trong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực của
một tổ chức, cơ quan, đơn vị. Ở một số quốc gia, hoạt động kiểm toán của KTĐL
còn bao gồm kiểm toán môi trường, kiểm toán nhân sự, kiểm toán trách nhiệm
kinh tế v.v.. Từ đó có thể thấy, đối tượng và nội dung kiểm toán ngày càng phát
triển sâu, rộng cả về chất và về lượng, tùy thuộc yêu cầu quản lý và nhu cầu thông
tin được kiểm tra, xác nhận.
Giáo trình Lý thuyết Kiểm toán của đại học Kinh tế quốc dân cho rằng:
“Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động được kiểm toán
bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ do
các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống
pháp lý có hiệu lực” [19], [20].
Từ nghiên cứu sự phát triển của các hoạt động kiểm toán và từ các khái niệm
nêu trên, có thể hiểu khái niệm về kiểm toán như sau:


13
Kiểm toán là một quá trình thu thập, kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính
đúng đắn, trung thực của các thông tin kinh tế có liên quan, từ đó đưa ra các ý kiến

về tính trung thực của các thông tin kinh tế có liên quan đó.
b) Các loại hình DNKT ở Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam đang tồn tại các loại hình công ty kiểm toán theo Luật
DN và Luật KTĐL:
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên; Công ty 100% VĐT nước ngoài; Công
ty Hợp danh kiểm toán; Công ty Tư nhân (thực tế chưa có công ty nào thành lập
theo loại hình này).
Với các loại hình DNKT như trên, rõ ràng xét về góc độ trách nhiệm pháp
lý, các DNKT thành lập theo loại hình Công ty Hợp danh kiểm toán và Công ty
kiểm toán tư nhân sẽ phải tự kiểm soát chất lượng chặt chẽ hơn đối với các dịch
vụ cung cấp, bởi lẽ trách nhiệm của các DN này là vô hạn. Các DNKT thành lập
theo loại hình Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và Công ty 100% VĐT nước
ngoài sẽ có xu hướng tự kiểm soát lỏng lẻo hơn do họ chỉ chịu trách nhiệm giới
hạn trong phần vốn góp của mình, hơn nữa các chế tài về xử phạt hiện nay còn
chưa đủ sức răn đe.
c) Sự hình thành và phát triển của kiểm toán Độc lập
KTĐL ra đời từ yêu cầu khách quan của công tác quản lý và được các quốc
gia, các tổ chức kiểm toán quốc tế thừa nhận là một công cụ không thể thiếu của
quản lý tài chính, của qúa trình phát triển nền kinh tế thị trường.
Thời gian và hoàn cảnh cụ thể ra đời các hãng KTĐL(các DNKT) của các
nước trên thế giới không hoàn toàn giống nhau. KTĐL ra đời xuất phát từ những
điều kiện nhất định về kinh tế và chính trị, cụ thể:
* Điều kiện về kinh tế: yêu cầu của quản lý tài chính
Sự xuất hiện nền kinh tế nhiều thành phần, sở hữu đa thành phần, một nguồn
lực thuộc sở hữu của nhiều nhà đầu tư, yêu cầu phải được quản lý, sử dụng hiệu
quả; Thị trường tài chính, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán phát triển đòi
hỏi sự minh bạch, công khai, khách quan.


14

* Điều kiện về chính trị
Trong điều kiện hội nhập, vấn đề sở hữu trở nên đa dạng và phòng phú, với
tư cách là chủ thể sở hữu phải thực hiện quyền quyết định tài chính, do vậy cần phải
có tổ chức kiểm tra, giám sát một cách độc lập khách quan; Việc thành lập một tổ
chức độc lập, chuyên nghiệp thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động quản lý và sử
dụng tài chính của các chủ sở hữu trở lên cần thiết hơn bao giờ hết.
1.1.1.2. Chức năng, đối tượng, phạm vi hoạt động của Kiểm toán Độc lập
(1) Chức năng của Kiểm toán độc lập
KTĐL có các chức năng cơ bản sau:
- Kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, trung thực, hợp lý của các thông tin kinh
tế, tài chính của DN, tổ chức, góp phần nâng cao sự tin tưởng của các đơn vị và cá
nhân có quyền lợi và nghĩa vụ với DN;
- Thực hiện chức năng tư vấn: thông qua kiểm toán, đề xuất kiến nghị và tư
vấn cho DN thực hiện theo các quy định của pháp luật.
(2) Đối tượng và phạm vi hoạt động của Kiểm toán độc lập
Đối tượng trực tiếp của KTĐL là BCTC và hoạt động có liên quan đến các
thông tin kinh tế, tài chính để lập nên BCTC. Ngoài ra KTĐL vẫn có đối tượng là
kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động.
Phạm vi hoạt động của KTĐL là kiểm toán BCTC, kiểm toán quyết toán
VĐT, các thông tin về kinh tế, tài chính của DN thuộc tất cả mọi thành phần trong
nền kinh tế quốc dân khi có yêu cầu.
1.1.2. Vai trò của Kiểm toán độc lập
Sự hình thành và phát triển của KTĐL gắn liền với sự hình thành, ra đời và
phát triển của kinh tế thị trường, trong đó chủ yếu là thị trường chứng khoán; xuất
phát từ yêu cầu của việc kiểm tra, kiểm soát sử dụng nguồn vốn của nhà đầu tư và
các nhu cầu quản lý. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã khẳng định hoạt
động của KTĐL góp phần tích cực vào việc minh bạch, công khai BCTC, ngăn
ngừa, phát hiện các sai sót, gian lận trong việc lập và trình bày, công bố BCTC.
KTĐL thực sự đã trở thành công cụ không thể thiếu trong hệ thống kiểm tra, kiểm
soát của nền kinh tế thị trường;

Vai trò của KTĐL được thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau:


15
- Một là, kiểm toán độc lập tạo niềm tin cho những người quan tâm.
Dù hoạt động trong bất kì lĩnh vực kinh tế nào, thì kết quả hoạt động hàng
năm của DN đều thể hiện trên BCTC (gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả
kinh doanh, báo cáo chuyển tiền tệ, thuyết minh BCTC).
Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các DN đều muốn lập BCTC có những
số liệu đẹp hơn về các chỉ tiêu khả năng thanh toán, cơ cấu nguồn vốn, tỷ suất lợi
nhuận… Ngược lại, đối với người đầu tư, họ quan tâm đến kết quả kinh doanh
và tình hình tài chính của DN lại đòi hỏi sự trung thực chính xác của bản BCTC
đó. Vì thế cần có sự kiểm tra xác nhận của người thứ ba đó là Kiểm toán viên
độc lập - những người hoạt động theo nguyên tắc bắt buộc và có đủ năng lực uy
tín với cả chủ DN và người quan tâm đến bản BCTC.
Những người quan tâm có thể kể đến là:
+ Các cơ quan Nhà nước cần có thông tin trung thực để điều tiết vĩ mô
nền kinh tế. Nhà nước căn cứ vào BCTC đã được kiểm toán để xem xét các DN
sử dụng ngân sách Nhà nước, các khoản vay có bảo đảm để hoạt động kinh
doanh có đem lại hiệu quả không, có phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
của Đất nước hay không. Cơ quan thuế sẽ căn cứ vào BCTC đã được kiểm toán
để tính và thu thuế.
+ Các cổ đông góp vốn kinh doanh hoặc mua cổ phiếu của DN do không
đủ trình độ để kiểm tra kỹ lưỡng bản BCTC, học cần BCTC đã được kiểm toán
viên độc lập xác nhận là trung thực hợp lý thì họ có thể yên tâm và quyết định
tiếp tục đầu tư hoặc không đầu tư vào DN đó.
+ Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng cho DN vay vốn cũng phải nắm
chắc tình hình kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng để quyết định cho
vay, thu hồi vốn hoặc không cho vay.
+ Trong quan hệ kinh doanh các khách hàng có thể mua chịu.Tuy nhiên

nếu có BCTC của người mua hàng được KTV có danh tiếng kiểm tra xác nhận là
tốt thì người bán sẵn sàng bán chịu.
+ Trong kinh tế thị trường người lao động có quyền lựa chọn nơi làm việc
ổn định và có mức thu nhập cao. Để nắm bắt được các thông tin đó không phải là


16
điều đơn giản đối với người lao động nếu thiếu những thông tin về một bản
BCTC đã được kiểm toán.
+ Chính sách mở cửa, đa phương hoá đầu tư không chỉ trong nước mà còn
ở nước ngoài. Việc thu hút VĐT từ nước ngoài (cả trực tiếp và gián tiếp) đang
được Nhà nước rất quan tâm, cụ thể là đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại
Việt nam, Luật kinh doanh Bất động sản, nhằm khuyến khính các nhà đầu tư vào
Việt Nam. Những nhà đầu tư nước ngoài luôn đòi hỏi một BCTC được kiểm
toán xác nhận về tình hình kinh doanh của của DN mà họ dự định đầu tư.
+ Các nhà quản trị DN và các nhà quản lý khác cũng cần thông tin trung
thực không chỉ riêng trên các bảng khai tài chính để có những quyết định trong
mọi giai đoạn quản lý kể cả tiếp nhận vốn, giải ngân, chỉ đạo và điều hành các
hoạt động kinh doanh và hoạt động quản lý.
- Hai là, KTĐL cung cấp các thông tin, dữ liệu cho các cơ quan quản lý
thấy rõ thực trạng công tác quản lý, điều hành để có các biện pháp chấn chỉnh,
nâng cao hiệu qủa quản lý, sử dụng vốn; giúp các nhà đầu tư lựa chọn đối tượng
đầu tư phù hợp, hiệu quả, an toàn với khoản đầu tư của mình.
Ngoài việc kiểm toán, xác định độ tin cậy của các thông tin, BCKT còn
xem xét, đánh giḠtính tuân thủ, tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý.
Thông qua phân tích, đánh giá số liệu đã được kiểm toán, KTĐL phản ánh một
cách trung thực "bức tranh toàn cảnh" về thực trạng tình hình tài chính của DN;
đưa ra các ý kiến đánh giá, nhận xét về tính trung thực hợp lý về BCTC của DN.
Đó là những thông tin hữu ích trong quá trình quản trị DN cũng như các quyết
định của các nhà đầu tư.

- Ba là, KTĐL góp phần hướng dẫn nghiệp vụ và củng cố nề nếp hoạt
động tài chính kế toán.
Mọi hoạt động, đặc biệt là hoạt động tài chính đều bao gồm những mối
qua hệ đa dạng, luôn luôn biến đổi và được cấu thành bởi hàng loạt nghiệp vụ cụ
thể. Định hướng đúng và giải quyết tốt các nghiệp vụ vào mục tiêu nhằm thỏa
mãn các quan hệ trên là chưa đủ mà cần thường xuyên xem xét việc thực hiện để
hướng các nghiệp vụ vào quỹ đạo mong muốn.


17
1.2. SỰ CẦN THIẾT CỦA KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN

1.2.1. Khái niệm kiểm soát chất lượng kiểm toán
1.2.1.1. Chất lượng kiểm toán
Chất lượng là một khái niệm quen thuộc, tuy nhiên nó còn là một khái niệm
gây tranh cãi. Tùy theo đối tượng, từ "chất lượng" có ý nghĩa khác nhau. Người sản
xuất coi CL là điều họ phải làm để đáp ứng các qui định và yêu cầu do khách hàng
đặt ra, để được khách hàng chấp nhận. CL được so sánh với CL của đối thủ cạnh
tranh và đi kèm theo các chi phí, giá cả. Do con người và nền văn hóa trên thế giới
khác nhau, nên cách hiểu về CL và đảm bảo CL cũng khác nhau. Nói như vậy
không phải CL là một khái niệm qúa trìu tượng đến mức không thể đi đến một cách
diễn giải tương đối thống nhất, mặc dù sẽ còn luôn luôn thay đổi. Theo Từ điển
Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì chất lượng là: “Cái tạo nên phẩm chất, giá
trị của một con người, một sự vật, sự việc” [44, tr.144]. Tổ chức Quốc tế về Tiêu
chuẩn hóa ISO, đã đưa ra khái niệm sau: Chất lượng là khả năng của tập hợp các
đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay qúa trình để đáp ứng các yêu cầu của
khách hàng và các bên có liên quan. Ở đây yêu cầu là các nhu cầu và mong đợi
được công bố, ngụ ý hay bắt buộc theo tập quán.
Theo từ điển Tiếng Việt (1994) thì:
“Chất lượng (CL) là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản

chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật để phân biệt
nó với các sự vật khác. CL là đặc tính khách quan của sự vật. CL biểu hiện ra bên
ngoài qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một,
gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự
vật. Sự vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thì không thể mất CL của nó. Sự thay
đổi CL kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bản. CL của sự vật bao giờ cũng gắn
liền với tính quy định về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định
ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của CL và số lượng”.
Từ đó có thể rút ra một số đặc điểm của khái niệm CL như sau:
+ Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu một sản phẩm vì lý do
nào đó mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có CL kém, cho dù trình
độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại. Đây là một kết luận


×