Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Đánh giá tài nguyên chim thú bò sát ở Ninh sơn Ninh Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.05 MB, 69 trang )

Chương trình Hỗ trợ Quản lý, Sử dụng Rừng Tự nhiên Bền vững, Thương mại
và Tiếp thị Lâm sản tại Việt Nam

BÁO CÁO TƯ VẤN

KhẢo sÁt, ĐÁnh giÁ TÀi nGUY£n chim, THÚ, Bß SÁT
Ở LÂm trƯỜng Ninh SƠn, tỈnh Ninh ThuẬn
LÊ ĐÌNH THỦY, ĐỖ TƯỚC

Hà Nội, 4/ 2007

0


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cơ quan, cá nhân dưới
đây đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ chúng tôi trong khi khảo sát trên thực
địa, tham khảo phân tích số liệu để hoàn thành bản báo cáo này.
Chương trình Hỗ trợ Quản lý, Sử dụng Rừng Tự nhiên Bền vững,
Thương mại và Tiếp thị Lâm sản chính tại Việt Nam (GTZ), Bộ Nông
Nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tài trợ kinh phí cho chuyến khảo sát, đánh
giá cũng như phân tích số liệu và viết báo cáo. Đặc biệt chân thành cảm ơn:
Ông Rolf Krezdorn
Chuyên gia tư vấn Lâm nghiệp, Chương trình Lâm nghiệp Việt NamCHLB Đức.
Ông Phạm Quốc Tuấn
Chuyên gia tư vấn Lâm nghiệp, Chương trình Lâm nghiệp Việt NamCHLB Đức.
Ông Bùi Anh Tuấn
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trưởng Ban
quản lý Dự án Rừng bền vững tỉnh Ninh Thuận.
Ông Lê Quang Dụng
Giám đốc Lâm trường Ninh Sơn, Phó trưởng Ban quản lý Dự án Rừng


bền vững tỉnh Ninh Thuận.
Ông Nguyễn Đình Thuận
Điều phối viên Dự án Rừng bền vững tỉnh Ninh Thuận.
Ban Lãnh đạo Lâm trường Ninh Sơn, các ông trưởng Trạm Quản lý
bảo vệ rừng Hoà Sơn, Ma Nới, Tà Nôi đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng
tôi trong chuyến khảo sát, cử cán bộ quản lý ở các Trạm hướng dẫn và cùng
chúng tôi khảo sát thực địa, cho phép chúng tôi sử dụng tài liệu tham khảo
của Lâm trường.
Cuối cùng xin cảm ơn nhân dân địa phương các thôn Tân Lập, Tân
Hiệp, Tân Hoà, Tân Định (xã Hoà Sơn), thôn Hà Dài, thôn Tà Nôi, thôn Xóm
Mới (xã Ma Nới) đã tham gia trả lời phỏng vấn và cung cấp thông tin trong
quá trình khảo sát, điều tra tại địa phương.

1


DANH SÁCH ĐOÀN KHẢO SÁT THỰC ĐỊA

1- TS. Lê Đình Thuỷ, nghiên cứu chim
Viện Sinh Thái và Tài nguyên sinh vật
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2- CN. Đỗ Tước, nghiên cứu Thú và Bò sát.
Viện Điều tra Qui hoạch rừng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
3- CN. Nguyễn Đình Thuận, Trưởng phòng Kế hoạch-Khoa học Lâm
trường Ninh Thuận.
Điều phối viên Dự án GTZ tỉnh NInh Thuận
4- CN. Đặng Quắc Thông, cán bộ phòng kế hoạch-Khoa học
Lâm trường Ninh Thuận
5- CN. Trương Hoài Linh, cán bộ phòng kế hoạch-Khoa học

Lâm trường Ninh Thuận

PHẦN A

2


TỔNG QUAN CHUNG KHU VỰC KHẢO SÁT, NGHIÊN CỨU
MỞ ĐẦU

Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức và Chính phủ Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết Chương trình Hỗ trợ Quản lý, Sử dụng Rừng
Tự nhiên Bền vững, Thương mại và Tiếp thị Lâm sản chính tại Việt Nam
(GTZ), Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn được Chính phủ Việt Nam
giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện chương trình. Trong kế hoạch và nội dung
thực hiện của chương trình, 5 lâm trường quốc doanh được chọn thí điểm để
tiến hành đánh giá theo những tiêu chí mà chương trình đề ra. Lâm trường
Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận là một trong năm lâm trường được chọn thí điểm
thực hiện của chương trình.
Lâm trường Ninh Sơn được thành lập theo các văn bản pháp luật sau
đây:
- Quyết định số 14-QT/TC-MB ngày 20 tháng 6 năm 1977 của Chủ
tịch UBND tỉnh Thuận Hải về việc thành lập Lâm trường quốc doanh An
Sơn.
- Quyết định số 231-QĐ/UB-TH ngày 18 tháng 4 năm 1984 của Chủ
tịch UBND tỉnh Thuận Hải về việc chuyển giao Lâm trường quốc doanh An
Sơn cho UBND huyện Ninh sơn quản lý và đổi tên thành Lâm trường Ninh
Sơn.
- Quyết định số 1026-QĐ/UB-TH ngày 27 tháng 11 năm 1991 của Chủ
tịch UBND tỉnh Thuận Hải ký về việc chuyển giao Lâm trường Ninh Sơn

trực thuộc tỉnh quản lý.
- Quyết định số 601/QĐ-UB-NT ngày 9 tháng 2 năm 1992 của Chủ
tịch UBND tỉnh Ninh Thuận ký về việc thành lập Lâm trường Ninh Sơn là
doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Sở Nông - lâm nghiệp quản lý.
- Quyết định số 93/2002/QĐ-UB ngày 06 tháng 9 năm 2002 của Chủ
tịch UBND tỉnh Ninh Thuận ký chuyển Lâm trường Ninh Sơn từ hoạt động
kinh doanh sang hoạt động công ích.
Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học của tài nguyên động vật hoang
dã, đặc biệt những loài động vật quí hiếm có giá trị kinh tế và ý nghĩa bảo tồn
nguồn gien là một trong những nội dung thực hiện của chương trình ở những
lâm trường thí điểm.
Chúng tôi đã được GTZ giao nhiệm vụ khảo sát hiện trạng đa dạng
sinh học tài nguyên chim, thú và bò sát. Đánh giá hiện trạng những loài chim,
thú và bò sát quí hiếm có giá trị kinh tế và ý nghĩa bảo tồn nguồn gien tại lâm
trường Ninh Sơn.
Thực hiện những nội dung trên, nhằm đạt được các mục đích sau đây:
1. Xác định các loài động vật hoang dã (Chim, thú, bò sát) quí hiếm có
nguy cơ

3


bị đe doạ tiêu diệt ở tỉnh Ninh Thuận và lâm trường thí điểm Ninh
Sơn .
2. Mô tả những đặc điểm và những yêu cầu về sinh thái học của các
loài động
vật đó ở lâm trường .
Trong khuôn khổ của báo cáo này chúng tôi chỉ viết về lâm trường
Ninh Sơn. Phần đánh giá về tài nguyên chim, thú và bò sát cũng như các
loài quí hiếm có ý nghĩa kinh tế và giá trị bảo tồn nguồn gien của tỉnh

Ninh Thuận chúng tôi có báo cáo riêng.

I. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
I. 1. Điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý:
- Vĩ độ Bắc: 11 o 41’22” đến 11 o 45’47”.
- Kinh độ Đông: 108 o37’37” đến 108 o41’47”.
Phạm vi ranh giới:
- Phía Bắc giáp xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn.
- Phía Nam giáp huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
- Phía Đông giáp xã Phước Hà, huyện Ninh Phước.
- Phía Tây giáp huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Khu vực Lâm Trường Ninh Sơn nằm ở phía Tây tỉnh Ninh Thuận trên
địa bàn xã Hòa Sơn, Ma Nới và một phần xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn.Trung
tâm lâm trường cách huyện lỵ Ninh Sơn 28 km và cách thị xã Phan Rang Tháp Chàm 50 km về phía Đông.
Tổng diện tích tự nhiên: 30.332,85ha. Gồm các tiểu khu: 103a, 103b,
105, 106, 108, 109, 112, 113, 114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 122,
123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 131.
I.2- Địa hình
Khu vực Lâm trường quản lý có địa hình đồi núi hiểm trở, hướng thấp
dần từ Tây Nam sang Đông Bắc. Có thể chia thành 3 dạng:
- Địa hình đồi núi cao tập trung ở phía Tây, Tây Nam và Đông Nam
giáp ranh với huyện Đơn Dương, huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng), huyện
Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận), huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận). Có các
đỉnh núi như: núi Hòn Diên cao 1.490m, núi Ma Rông cao 1.363m, núi Tha
Tau cao 1.176m, núi Rapara cao 1.186m ...v.v. Các đỉnh núi cao hiểm trở

4



được chia cắt bởi các dong núi, nên vào mùa mưa thường tạo thành các dòng
suối lớn chảy xiết dễ gây ra lũ quét.
- Địa hình đồi núi có độ cao trung bình tập trung ở xã Ma Nới, độ cao
từ 500 đến 800m như: núi Atak cao 792m, núi Yam cao 683m, núi Té cao
528m, núi Hòn lớn cao 618m, núi Hòn nhọn cao 557m, núi Saru cao 873m,
núi Rom Lom cao 600m. Các núi này bị chia cắt bởi các khe tạo thành suối
cạn, mùa mưa thường có nước chảy nhưng đến mùa khô bị cạn kiệt.
- Địa hình đồi núi thấp tập trung gần khu trung tâm 2 xã có độ cao
trung bình từ 400m trở xuống gồm các núi như: núi Chột cao 285m, núi Ngà
cao 379m, núi Ba cụm cao 219m, núi Hòn Đỏ cao 329m. Các núi này bị chia
cắt bởi các khe tạo thành suối cạn ít gây ra lũ vào mùa mưa.
Địa hình tương đối bằng tập trung ở khu trung tâm 2 xã có dân địa
phương sinh sống, độ cao dưới 150m.
I.3- Thời tiết, khí hậu, địa chất và thổ nhưỡng
Theo đài khí tượng thủy văn nam Trung bộ thì phân vùng khí hậu tỉnh
Ninh Thuận có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Số liệu về thời tiết,
khí hậu và địa chất thổ nhưỡng như sau.
Khí hậu:
Lượng mưa bình quân năm là 1.008,8 mm. Cao nhất 1.320,6 mm.Thấp
nhất
756,4 mm.
Độ ẩm trung bình 75%. Cao nhất 80%, thấp nhất 71%.
Lượng bốc hơi nước 1.564 mm.
Nhiệt độ bình quân năm 270C.Cao nhất 31,70C, thấp nhất 23,10C.
Tốc độ gió trung bình năm 2,3 m/s. Hướng gió thịnh hành gió Tây
Nam.
Thủy văn:
Chế độ thủy văn theo phân vùng thủy văn tỉnh Ninh Thuận thì khu vực
lâm trường Ninh Sơn thuộc tiểu vùng II, có đặc điểm thủy văn như sau:
Hệ thống sông suối chủ yếu là sông suối cấp I, chiều dài sông nhỏ hơn

25 km gồm các sông Ma Nới (20 km), sông Than (19 km), sông Mangban
(10 km), sông Pao, Kyao (10 km) và các suối như : suối Saru, suối Tra, suối
Klangbak … có chiều dài nhỏ hơn 10 km. Các sông suối đều có lưu lượng
nước nhỏ và khô cạn vào mùa khô. Các sông cấp nước chính cho xã Ma Nới
và Hòa Sơn là sông Ma Nới, sông Than và sông Kyao.
Mùa lũ bắt đầu từ tháng 09 đến tháng 12, mùa cạn từ tháng 01 đến
tháng 08 năm sau, nên tình hình trồng rừng trong khu vực phải thực hiện
trong mùa mưa hàng năm.
Hệ thực vật:
Hệ thực vật rừng trong lâm trường nhìn chung đa dạng. Gồm các quần
thể sau:

5


+ Quần thể rừng lá rộng thường xanh:
Với tổng diện tích là 8.128,2 ha chiếm 26,8% so với diện tích toàn lâm
phần và có trữ lượng là 852.225m3.
- Trạng thái rừng giàu IIIA3 có diện tích 1.213,8ha và có trữ lượng là
352.760m3. Dạng rừng này phân bố tập trung ở phía Nam Lâm trường
thường gặp ở nơi có độ cao và từ 800m trở lên. Tổ thành phân bố là các loài
Thông tre, Thông đuôi chồn, Ngô tùng, Bạch tùng, Sầm ná, Bô bô, Dầu song
nàng, Re cambot (cây xá xị), Giỗi, Giẻ, Dó bầu và một số loài cây khác .v.v.
Loại rừng này cung cấp nhu cầu gỗ lớn là rất phù hợp.
- Trạng thái rừng trung bình IIIA2 có diện tích là 1.260,3ha và có trữ
lượng là 219.222m3 .Đây là trạng thái rừng do kết quả khai thác chọn từ dạng
rừng giàu tạo nên. Chúng thường phân bố ở độ cao từ 600 – 800m và phân bố
đa số ở phía Tây Nam của lâm phần lâm trường quản lý. Tổ thành phân bổ
phổ biến trong các rừng này là các loài cây quý hiếm như: Gõ, Giáng Hương,
Cẩm lai và một số loài cây Thông tre, Thông đuôi chồn, Ngô tùng, Bạch

tùng, Sầm ná, Bô bô, Giỗi, Giẻ, Dó bầu .v.v.
- Trạng thái rừng nghèo IIIA1 có diện tích là 1.661ha và có trữ lượng
là 152.083m3 . Ở trạng thái này có tổng trữ lượng thấp với những loài cây có
giá trị kinh tế rất ít và phân bổ không đáng kể. Cây tạp nhiều, ở một số nơi có
hiện tượng Lồ ô xâm thực. Đối tượng này cần phải được khoanh nuôi, xúc
tiến tái sinh hoặc làm giàu rừng để có thể trong một hoặc hai luân kỳ điều chế
có thể đưa vào hòa nhập cùng trạng thái rừng IIIA2. Sắp xếp thành một trình
tự khai thác lợi dụng ổn định.
- Loại rừng phục hồi IIa và IIb có diện tích là 3.992,9 ha có tổng trữ
lượng là 127.812 m3. Đây là kiểu rừng non phục hồi và phục hồi trong tình
trạng khai thác chọn với cường độ mạnh trong thời gian dài. Các lớp cây tái
sinh có điều kiện thay thế dần lớp cây mẹ bị khai thác. Nhìn chung kiểu rừng
này có kết cấu tổ thành gồm những loài cây tiên phong ưa sáng và phân bổ rãi
rác toàn bộ trong lâm phần ở độ cao dưới 600m. Đặc điềm của kiểu rừng này
có trữ lượng thấp điều đó chứng tỏ thời gian phục hồi chưa lâu. Vì vậy cần
phải tiến hành nuôi dưỡng trong một thời gian khá dài mới có thể trở thành
loại rừng trung bình.
+ Quần thể rừng lá kim:
Chủ yếu là loại rừng Thông tự nhiên có tổng diện tích là 1.729,2 ha và
có tổng trữ lượng là 441.152 m3. Nhìn chung loại rừng này có sức sống mãnh
liệt (tái sinh mạnh). Song lửa rừng là mối đe dọa chính cho sự sinh trướng và
phát triển cũng như sự ổn định của chúng. Dạng rừng này phân bổ lở độ cao
từ 750m trở lên và phân bổ đa số ở phía Đông Nam của lâm phần lâm trường
quản lý. Loại rừng này cung cấp nhu cầu gỗ lớn là rất phù hợp.
+ Quần thể rừng hỗn giao lá rộng và lá kim:
Có tổng diện tích là 176 ha chiếm 0,6% so với diện tích toàn lâm phần
và có trữ lượng là 33.139 m3. Phân bổ ở phía Tây trong lâm phần, tổ thành
6



thực vật chủ yếu là Thông 3 lá, Thông 2 lá, Thông đuôi chồn hỗn giao với
cây lá rộng như Ngô tùng, Bạch tùng, Sầm ná, Bô bô, Dầu song nàng, Giỗi,
Giẻ, Dó bầu, Gáo .v.v.
+ Quần thể rừng lá rộng rụng lá mùa khô:
Với tổng diện tích là 13.623,35 ha chiếm 44,9% so với diện tích toàn
lâm phần và có trữ lượng là 918.903m3. Gồm các trạng thái như trạng thái
RIIIA3, RIIIA2, RIIIA1, RII và RI. Tổ thành thực vật với những loài cây có
giá trị kinh tế cao phân bổ như Căm xe, Cà chí, Cà chắc, Căm liên, Mun,
Trắc. Dạng rừng này phân bổ ở độ cao từ 200m đến 650m. Đây là loại rừng
đặc trưng trong lâm phần rụng lá vào mùa khô.
+Quần thể rừng lồ ô – le xen gỗ:
Có diện tích là 4.113 ha chiếm 13,6% diện tích lâm phần. Nguyên nhân
hình thành rừng này là do quá trình khai thác chọn hoặc cháy rừng tạo thành
những lỗ trống bị Lồ ô xâm thực. Do đó số lượng lồ ô trong rừng này rất
nhiều, thường có đường kính lớn hơn so với đường kính rừng lồ ô thuần loại.
Lồ ô có sức sống rất mãnh liệt và luôn có xu hướng mỡ rộng diện tích nếu
như những lâm phần gỗ lân cận bị mất đi. Lồ ô là một nguồn tài nguyên quý
có thể cung cấp đáng kể cho ngành công nghiệp giấy, ván ép và công nghiệp
sản xuất Tăm Đũa, các sản phẩm đan lát để xuất khẩu .v.v.

7


PHẦN B
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ ngày 12/3/2007 đến ngày 20/3/2007, chúng tôi đã tiến hành khảo
sát, điều tra về đa dạng sinh học động vật hoang dã (chim, thú, bò sát) tại 2 xã
Hoà Sơn và Ma Nới, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận thuộc địa phận quản
lý của lâm trường Ninh Sơn.
Hai phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong khảo sát đánh giá

động vật ở lâm trường đã được triển khai, đó là phương pháp gián tiếp và trực
tiếp.
I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHIM

I.1. Phương pháp trực tiếp
I.1.1. Thiết lập các tuyến khảo sát
Hai tuyến khảo sát thực địa đã được thiết lập tại xã Ma Nới và 1 tuyến
tại xã Hoà Sơn (xem bản đồ tuyến khảo sát trang sau).
I.1.1a. Địa điểm khảo sát xã Ma Nới, thiết lập 2 tuyến khảo sát:
Tuyến 1: Từ thôn Za Rót qua trạm quản lý bảo vệ rừng Tà Nôi, qua
thôn Tà Nôi vào khu rừng thường xanh thuộc địa phận thôn Tà Nôi, giáp ranh
với huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Tuyến 2: Từ trạm quản lý bảo vệ rừng Ma Nới qua các thôn Do, thôn
Xóm Mới, thôn Hà Dài lên các tiểu khu sản xuất của Lâm trường, trong đó có
đỉnh cao nhất khu vực 1100m.
I.1.1b. Địa điểm khảo sát xã Hoà Sơn, thiết lập 1 tuyến khảo sát:
Từ trạm quản lý bảo vệ rừng Hoà Sơn đến cầu cạn là ranh giới 2 xã
Hoà Sơn và xã Ma Nới, cách trạm quản lý bảo vệ rừng Ma Nới khoảng 3 Km.
I.1.1c. Mô tả sơ bộ dạng sinh cảnh các tuyến khảo sát chim.
Xã Ma Nới:
Tuyến 1: Từ thôn Za Rót qua trạm quản lý bảo vệ rừng Tà Nôi và thôn
Tà Nôi, 2 bên tuyến khảo sát là rừng cây họ dầu rụng lá rất khô dễ cháy xen
lẫn một số nương rẫy nhỏ của dân địa phương. Độ cao trung bình khoảng
230m.

8


Từ thôn Tà Nôi vào chân dãy núi thường xanh, độ dài khoảng 4Km,
dọc 2 bên tuyến khảo sát chủ yếu là rừng cây họ dầu, ngoài ra còn xen lẫn các

cây bụi thuộc rừng

9


thứ sinh sau khai thác và canh tác nương rẫy. Từ chân núi lên đỉnh cao giáp
ranh với huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng là rừng thứ sinh thường xanh
xen lẫn các đám rừng cây họ dầu. Bắt đầu từ độ cao 800m gặp rừng lá kim
với thông 3 lá.
Tuyến 2: Từ trạm quản lý bảo vệ rừng Ma Nới qua các thôn Do, thôn
Xóm Mới, thôn Hà Dài lên các tiểu khu 106, 107, 117, 123, 128, 129 của
Lâm trường, trong đó có đỉnh cao nhất khu vực 1100m, gần đỉnh Tioh Rapara
về phía Nam. Đây là tuyến khảo sát dài khoảng 19-20 Km, gặp nhiều dạng
sinh cảnh nhất. Từ trạm qua các thôn đến chân núi, dọc 2 bên tuyến khảo sát
địa hình tương đối bằng phẳng, với rừng cây họ dầu rụng lá khô hạn. Từ chân
núi có độ cao 235 m, lên độ cao khoảng 640 m gặp các kiểu rừng cây họ dầu
xen lẫn cây lồ ô chủ yếu là cây họ dầu. Từ độ cao 650 m đến độ cao 830 m,
gặp thảm thực vật cây họ dầu xen lẫn thảm cây bụi thường xanh sau khai
thác, đã xuất hiện một số đám nhỏ cỏ tranh dưới tán rừng cây họ dầu, rừng đã
có độ ẩm cao hơn. Từ 850 m trở lên với ưu thế là rừng thường xanh với thông
3 lá, xen lẫn ở những nơi tương đối bằng phẳng là rừng cây họ dầu có thân
cây to hơn hẳn so với rừng cây họ dầu ở phía dưới. Đặc biệt dưới tán rừng
cây họ dầu ở đây có các đám cỏ tranh mọc cao và mật độ dày, là nguồn thức
ăn thích hợp cho các loài thú móng guốc. Ngoài ra ở độ cao này chúng ta còn
dễ gặp các loài thực vật thuộc kiểu rừng thường xanh như Giổi, Giẻ, Bạch
tùng, Sơn huyết, Còng tráng, Trâm đỏ, Giàu con quay, Sao xanh, Dầu Trà
ben. Một điều rất đáng chú ý là lên tận độ cao 1000m và cao hơn vẫn gặp các
đám cây thuộc họ Dầu và lá vẫn xanh với thân cây có đường kính tới hơn 30
Cm, mà ở độ cao thấp (Từ 300m trở xuống) không gặp được như vậy.
Xã Hoà Sơn:

Tuyến khảo sát nằm hoàn toàn trong dạng sinh cảnh rừng cây họ dầu
rụng lá, khô hạn, thân cây nhỏ, độ che phủ của thảm thực vật ở đây hầu như
không có, các khe suối nhỏ và lớn chỉ là dẫu tích của mùa mưa để lại, trong
thời gian khảo sát tất cả đều không có nước.
I.1.2. Quan sát, điều tra trên các tuyến khảo sát thực địa
Trong thời gian khảo sát trên thực địa, chúng tôi đã trực tiếp quan sát
chim bằng mắt thường và ống nhòm vào thời gian sáng sớm và chiều tối, vì
đó là thời gian các loài chim hoạt động mạnh nhất. Các loài thuộc họ Cắt
Falconidae, họ Ưng Accipitridae, họ Yến Apodidae, họ chèo bẻo Dicruidae,
họ Trảu Meropidae có tập tính bắt mồi bay trong không khí. Việc định loại
các loài này dựa vào đặc điểm của hình dạng sải cánh, đầu mút cánh, hình
dạng đuôi, các vệt màu sắc của mặt dưới cánh và đuôi theo các hình vẽ màu
của Ben King, E.C. Dickinson và Boonsong Lekagul, Philip D.Round.

10


Xác định loài thông qua nghe tiếng hót đặc trưng của một số loài chim
đã được áp dụng trên cơ sở phải nắm vững tập tính sinh học của chúng khi đi
kiếm ăn. Tất nhiên chỉ với những nhà điểu học có nhiều năm nghiên cứu, có
kinh nghiệm quan sát thực địa tốt mới có khả năng xác định được tiếng hót
của các loài chim. Ví dụ : xác định tiếng hót của 2 loài khướu có đặc điểm
đặc trưng khác nhau liên quan tới tập tính kiếm ăn khác nhau. Loài khướu
đầu trắng Garrulax leucolophus khi đi ăn thường đi theo đàn từ 4-5 cá thể
trở lên và kêu ồn ào, còn loài khướu bạc má Garrulax chinensis đi ăn thường
chỉ một cá thể, tiếng hót đơn độc.
I.2. Phương pháp gián tiếp
I.2a. Việc định loại một số loài chim còn được xác định qua những di vật cơ
thể được lưu giữ lại ở một số gia đình dân địa phương trong khu vực khảo
sát, cũng như nhặt được trên đường khảo sát trong rừng. Đó là các di vật về

mỏ, chân, lông đuôi, lông cánh. Tuy nhiên, hầu như không có loài chim nào
được xác định được bằng phương pháp này.
I.2b. Một số loài thuộc họ Trĩ Phasianidae thường có tập tính kiếm ăn vào
lúc sáng sớm hoặc chiều tối trên các tuyến đường mòn trong rừng, để lại các
vết bới lá cây, hoặc bới rác để ăn côn trùng và động vật đất. Vì vậy phải dựa
vào dấu vết cào bới để lại trên các tuyến đường đi trong rừng để quan sát.
I.2c.Thu thập thông tin về hiện trạng các loài bằng phỏng vấn, trao đổi thông
tin
với dân địa phương và cán bộ QLBVR
Tại địa bàn 2 xã Ma Nới và Hoà Sơn, chúng tôi đã thực hiện phỏng vấn
nhân dân địa phương và các cán bộ quản lý bảo vệ rừng của lâm trường
(Danh sách các cá nhân được phỏng vấn trong phụ lục II) trên cơ sở các hình
màu của sách định loại Ben King và Boonsong Lekagul, ảnh màu của nhiều
loài chim do chính chúng tôi chụp được ở các khu vực khác. Ngoài tư liệu
hình vẽ và ảnh màu để dân địa phương xem và nhận dạng thì các thông tin
khác như: tiếng kêu, thức ăn, hình thức làm tổ, cách bắt mồi, nơi gặp, ...vv.
cũng đã được kiểm tra để khẳng định thêm sự chính xác của các loài. Vì rằng
có một số loài chim di cư theo mùa hoặc xuất hiện vào các thời gian khác
ngoài đợt khảo sát, phụ thuộc vào thời gian xuất hiện nguồn thức ăn của
chúng như hoa quả, sâu bọ..vv. mà chúng tôi không có điều kiện quan sát
được. Tuy nhiên cũng cần nói rằng đây cũng chỉ là những dẫn liệu tham
khảo, cần phải kết hợp với những hiểu biết về đặc điểm phân bố địa lý và
sinh cảnh của loài.
I.2c. Các tài liệu dùng cho định loại các loài chim, xác định các loài chim
quí hiếm,
có giá trị kinh tế và ý nghĩa bảo tồn nguồn gien

11



Trong quá trình khảo sát thực địa, khi quan sát chim chúng tôi đã sử
dụng sách để định loại chim với hình màu của Ben King (A field guide to the
birds of South- East Asia), của Boonsong Lekagul và Philip D. Round (A
field guide to the birds of Thailand).
Tên tiếng Việt và La tinh các loài chim theo tài liệu “Danh lục chim
Việt Nam “ của Võ Quý, Nguyễn Cử , 1995. Danh sách thành phần loài được
sắp xếp theo hệ thống phân loại của Richard H and Moore A, 1991 (A
complete Checklist of the birds of the World. Second Edition London).
Tên các loài chim theo tài liệu “Danh lục chim Việt Nam “ của Võ
Quý, Nguyễn Cử, 1995.
Đánh giá các loài chim quí hiếm có giá trị kinh tế và khoa học, đặc biệt
là giá trị bảo tồn nguồn gien ở 2 cấp quốc gia và quốc tế:
- Cấp quốc gia theo 2 tài liệu:
1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 2000. Sách Đỏ Việt Nam
(phần động vật). Tr: 112-191. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
2. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, 2006. Nghị định 32/2006/NĐCP của Chính Phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quí
hiếm.
- Cấp quốc tế theo 2 nguồn tài liệu:
1. IUCN, 2006: Red list of Threatened animals.
2. CITES, 2006.
I.3 Phân tích, tổng hợp số liệu và viết báo cáo trong phòng thí nghiệm
Vì thời gian khảo sát trên thực địa là hạn chế nên thành phần loài của khu
hệ chim, hay sự ghi nhận về sự có mặt của các loài còn phải được kế thừa qua
các tài liệu đã được công bố của các nhà khoa học đã khảo sát trước đây ở các
khu bảo tồn cũng như ở các vùng lân cận. Các tài liệu đó cho phép khẳng
định được mối quan hệ về sinh cảnh sống của các loài chim, từ đó mà có thể
giúp ta khẳng định được sự có mặt hay vắng mặt của một số loài chim có ở
khu vực nghiên cứu.
Chúng tôi đã sử dụng và kế thừa các kết quả nghiên cứu về hệ động
thực vật ở các khu vực thuộc tỉnh Ninh Thuận, trong đó có kết quả nghiên

cứu về chim. Đó là các tài liệu của các tác giả Lê Đình Thuỷ, Nguyễn Quốc
Bình, Đặng Huy Phương, Nguyễn Quảng Trường, 2003. Đánh giá đa dạng
sinh học hệ sinh thái rừng bán khô hạn khu bảo tồn thiên nhiên Núi Chúa,
tỉnh Ninh Thuận. Tài liệu lưu trữ tại WWF và Viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật (tiếng Việt và tiếng Anh).
Phân Viện Điều tra qui hoạch rừng II, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật,
2003. Kết quả khảo sát khu hệ động vật có xương sống trên cạn Khu Bảo tồn
12


thiên nhiên Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận.Tài liệu lưu trữ tại Viện Sinh thái
và Tài nguyên sinh vật.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THÚ

II.1. Phương pháp trực tiếp
II.1. Tính số lượng Vượn theo tiếng kêu.
Con vật thường kêu vào buổi sáng sớm, với độ vang xa tới 2 – 3 km,
và khác nhau giữa con đực, cái và con chưa trưởng thành. Mặt khác, Vượn
thường sống thành nhóm nhỏ 3 – 4 con như là một gia đình gồm Vượn bố,
Vượn mẹ và Vượn con. Vì vậy có thể tính số lượng Vượn qua tiếng kêu.
Phương pháp như sau:
- Chọn đỉnh đồi cao, xác định vị trí điểm nghe tiếng hó, máy định vị
- Nếu có tiếng hót, thì xác định góc phương vị của tiếng hót, ước lượng
khoảng cách từ điểm nghe tới điểm có tiếng hót.
- Xác định có bao nhiêu cá thể: Mấy con đực, con cái, và mấy con non.
Thông thường thì có 3 con cho 1 gia đình Vượn.
- Thời gian nghe từ 5:00’ – 7:30’.
- Ghi âm và đánh dấu các điểm nghe được tiếng hót lên bản đồ
1/50.000 UTM
II.2. Điều tra tuyến.

Tuyến quan sát được chọn sẵn trên b¶n đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000. Thời
gian quan sát: Sáng từ 6h00’ – 11h000’, chiều từ 2h00’ – 5h30’ Nội dung
quan sát và ghi chép theo mẫu biểu dưới đây:
Tuyến quan sát
Số:............../QS
Địa chỉ: Thôn: Tà Nối,
Xã: Ma Nới, Huyện: Ninh Sơn, Tỉnh: Ninh Thuận
Ngày 3 tháng 3 năm 2007
Thời gian quan sát: từ 6:00’ đến 11:30’
Sinh cảnh (kiểu rừng): Rừng khô
Thời tiết: Nắng
Tọa độ: ................................................, độ cao: 200m
Độ dài tuyến quan sát: 10km
Người quan sát
Đỗ Tước và thợ săn
TT

Tên loài

Số cá Đực,
thể
cái

Nhóm
tuổi

1
2
3
4


Vượn
Sãc đen

3
1

1 non

1 1

13

Khoảng
cách quan
sát thấy
15m
20m

Ghi chú (Các
minh chứng)
Quan s¸t
-


II.1. Phng phỏp giỏn tip
II.1. Phng vn th sn
Mi thụn chn 2 -3 th sn hoc cú kinh nghim. Hai ni dung chớnh
c phng vn i vi mt th sn:
- V thnh phn loi: Dựng nh mu, v tờn a phng xem con vt

cú hay khụng cú.
- i vi mt s loi thỳ ln, cũn c hi thờm v tỡnh trng qun th
ca mi loi. Th tc v ni dung theo mu biu di õy.
Phiu phng vn
S: 05
Tờn th sn: Nguyn Vn Tỏm
a ch: Thụn T Ni, xó Ma Ni, Ninh Sn
Loi
Tờn ph thụng
Nai

Tờn dõn tc ớt ngi

Dõn tc: Kinh

S
con

Thi
gian

1

3/7

S
õu (nỳi, sui) cỏch
con b thụn my km v hng
bn
no

0
Khu nỳi Hũn Nhn,
cỏch thụn 10km v phớa
Tõy

II.2. Thu thp cỏc mu vt a phng.
Thu thp v chp nh cỏc con thỳ rng ang c nuụi nhốt, hoc còn
ang tớch tr trong cỏc t im buụn bỏn ng vt, v cỏc s, uụi, chõn, da
lụng con vt. õy l nhng dn liu v khu h rt tin cy.
II.3. Tính số lợng qua dấu chân, chỗ nằm.
Đối tợng áp dụng là các loài nh: Thú móng guốc và các loài thú ăn
thịt
II.4. Soi đèn.
Dùng đèn sáng, quan sát trên các đờng mòn. Các loài thờng gặp là
các loài Thú móng guốc, Thú ăn thịt. Xác định qua mẫu mắt, khoảng cách 2
mắt, độ cao của mắt hoặc nếu con vật ở gần thì xác định nhờ vào quan sát
toàn bộ thân thể con vật.

14


PHẦN C
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHIM
I.1. CẤU TRÚC THÀNH PHẦN LOÀI KHU HỆ CHIM Ở KHU VỰC NGHIÊN
CỨU

Bằng sự quan sát trực tiếp trên thực địa, phỏng vấn điều tra qua dân địa
phương, kế thừa chọn lọc kết quả của các tác giả trong và ngoài nước đã công

bố về khu hệ chim ở Ninh Thuận cũng như ở các vùng lân cận lâm trường
Ninh Sơn. Đến nay, chúng tôi đã thống kê được 120 loài chim thuộc 46 họ và
14 bộ (xem phụ lục I) ở lâm trường Ninh Sơn.
Cấu trúc thành phần loài chim ở khu vực lâm trường được thể hiện ở
bảng sau.
Bảng 1. Cấu trúc thành phần loài khu hệ chim ở lâm trường Ninh Sơn
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Tổng

Bộ
Hạc Ciconiformes
Cắt Falconiformes
Gà Galliformes
Sếu Gruiformes
Rẽ Charadriformes
Bồ câu Columbiformes

Vẹt Psittaciformes
Cu cu Cuculiformes
Cú Strigiformes
Cú muỗi Caprimulgiformes
Yến Apodiformes
Sả Coraciiformes
Gõ kiến Piciformes
Sẻ Passeriformes
14 bộ

Số họ
1
2
1
2
2
1
1
1
1
1
1
5
2
25
46 họ

số loài
3
5

5
2
5
5
1
7
3
2
3
11
7
61
120 loài

Trong 120 loài đã được ghi nhận trong địa phận của lâm trường có 13
loài được chúng tôi xác định bằng quan sát trực tiếp, có 46 loài chỉ được xác
định qua các tài liệu đã công bố, 61 loài được ghi nhận bằng cả tài liệu và sự
quan sát trực tiếp trên thực địa của chúng tôi.
I.2- SỰ PHÂN BỐ CỦA CÁC LOÀI CHIM Ở 2 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

15


Như ở phần phương pháp nghiên cứu đã nói, chúng tôi đã khảo sát ở 2
xã thuộc địa phận lâm trường là xã Hoà Sơn và xã Ma Nới. Qua số liệu thống
kê trong phụ lục I. thành phần và cấu trúc thành phần loài chim chim ở 2 xã
được thể hiện ở bảng sau.
Bảng2. Thành phần loài chim ở xã Hoà Sơn và Ma Nới
Địa điểm
Hoà Sơn

Ma Nới

Số Bộ
13
14

Số họ
39
46

số loài
70
110

Số loài chim được ghi nhận có ở khu vực xã Hoà Sơn là 70 loài (58,33
% tổng số loài), khu vực xã Ma Nới là 110 loài (91,66% tổng số loài).
I.3- Phân bố của các loài chim theo sinh cảnh ở lâm trường Ninh Sơn
Dựa vào điều kiện địa hình tự nhiên, sự phân bố thảm thực vật, theo
tập tính hoạt động trong ngày của các loài chim cũng như qua sự quan sát
trên thực địa. Chúng tôi đã phân chia và thống kê các loài chim ghi nhận
được ở 4 sinh cảnh khác nhau:
- Sinh cảnh 1: Rừng lá rộng thường xanh, còn ít bị tác động của con
người (khu vực đỉnh núi cao). Tổng diện tích là 8.128,2 ha, chiếm 26,8% so
với diện tích toàn lâm trường.
- Sinh cảnh 2: Rừng hỗn giao lá rộng và lá kim có tổng diện tích là 176
ha chiếm 0,6% so với diện tích toàn lâm trường. Phân bố ở phía Tây, thành
phần thực vật chủ yếu là Thông 3 lá, Thông 2 lá, Thông đuôi chồn hỗn giao
với cây lá rộng như Ngô tùng, Bạch tùng, Sầm ná, Bô bô, Dầu song nàng,
Giổi, Giẻ, Dó bầu, Gáo .v.v.
- Sinh cảnh 3: Rừng thứ sinh, cây bụi ven các sông suối, nương rẫy ở

các sườn núi. Ngoài các loài thực vật thứ sinh với dạng cây bụi thì trong cấu
trúc thảm thực vật ở dạng sinh cảnh này phải kể đến là quần thể rừng lồ ô-le
xen gỗ. Nguyên nhân hình thành rừng này là do quá trình khai thác chọn hoặc
cháy rừng do phát rừng làm nương rẫy và đã tạo thành những lỗ trống bị Lồ ô
xâm thực.
- Sinh cảnh 4: Khu vực dân cư, đất canh tác cây trồng nông nghiệp
(ruộng lúa nước, ruộng trồng hoa màu).
Theo thống kê trong phụ lục I thì số loài chim được ghi nhận ở từng
sinh cảnh như sau:
+ Sinh cảnh 1: 43 loài, chiếm 35, 83% tổng số loài.
+ Sinh cảnh 2: 86 loài, chiếm 71,66% tổng số loài.
+ Sinh cảnh 3: 74 loài, chiếm 61,66% tổng số loài.
+ Sinh cảnh 4: 36 loài, chiếm 30% tổng số loài.

16


Như vậy ở sinh cảnh rừng rừng hỗn giao lá rộng và lá kim có số loài
phân bố nhiều nhất. Số lượng loài phân bố đứng thứ hai là ở sinh cảnh rừng
thứ sinh, cây bụi ven các sông suối, nương rẫy ở các sườn núi. Số lượng loài
ở vị trí thứ ba là ở sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh, còn ít bị tác động của
con người (khu vực đỉnh núi cao). Số lượng loài được ghi nhận có ít nhất là ở
sinh cảnh khu vực dân cư, đất canh tác cây trồng nông nghiệp (ruộng lúa
nước, ruộng trồng hoa màu).
Phân bố của các loài chim ở 4 sinh cảnh được thể hiện trên biểu đồ
sau:
Biểu đồ1: Phân bố các loài chim ở 4 sinh cảnh

90


86

80

74

70
60
50
40
30
20

71.66
43

61.66

35.83

Số loài
Tỉ lệ (%)

36
30

10
0

Sinh cảnh1 Sinh cảnh2 Sinh cảnh3 Sinh cảnh4


I.4. PHÂN TÍCH TINH ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA KHU HỆ CHIM Ở LÂM
TRƯỜNG
NINH SƠN, TỈNH NINH THUẬN

Vùng nghiên cứu thuộc 2 xã miền núi của huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh
Thuận là
vùng khô hạn, sinh cảnh đặc trưng và độc đáo của khu vực nam Trung Bộ nói
riêng và Việt Nam nói chung.

17


Với nét đặc thù chính là hệ sinh thái khô hạn mà tài nguyên động thực
vật của khu vực lâm trường Ninh Sơn có nét đặc trưng, trong đó có những
loài quí hiếm, có giá trị knh tế và ý nghĩa bảo tồn nguồn gien. Khu vực lâm
phần mà lâm trường Ninh Sơn quản lý đồng thời cũng có vai trò to lớn trong
phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường của
tỉnh Ninh Thuận.
Để thấy được tính đa dạng về cấu trúc các bậc Taxon thành phần loài
của khu hệ chim vùng nghiên cứu, chúng tôi so sánh về cấu trúc thành phần
loài của vùng nghiên cứu với cấu trúc thành phần loài chim của VQG Núi
chúa và VQG Phước Bình, là 2 khu bảo tồn thiên nhiên thuộc địa phận tỉnh
Ninh Thuận. VQG Núi Chúa nằm ở phía Đông Bắc và VQG Phước Bình nằm
ở phía Tây Nam của lâm phần thuộc lâm trường Ninh Sơn quản lý. Đồng thời
so sánh về cấu trúc thành phần loài chim của lâm trường Ninh Sơn với cấu
trúc thành phần loài chim của khu hệ chim của nước ta để thấy được độ đa
dạng sinh học trong cấu trúc khu hệ chim ở lâm trường trong sự đa dạng
chung của khu hệ chim Việt Nam.
Bảng 3. So sánh tính đa dạng cấu trúc thành phần loài chim ở lâm

trường
Ninh Sơn với 2 VQG Núi Chúa và Phước Bình, với khu hệ chim
Việt Nam

Lâm trường
Ninh Sơn

Số loài

Số họ

Số bộ

120

46

14

158

49

17

131

46

13


828

81

19

Loài quí hiếm, có giá trị kinh tế và ý
nghĩa bảo tồn nguồn gien
Danh lục đỏ IUCN, 2006: 4 loài
Sách Đỏ Việt Nam, 2000: 4 loài
Cites, 2006: 13 loài
NĐ 32/2006/NĐ-CP: 8 loài
Danh lục đỏ IUCN, 2006: 10 loài
Sách Đỏ Việt Nam, 2000: 8 loài
Cites, 2006: 21 loài
NĐ 32/2006/NĐ-CP: 11 loài
Danh lục đỏ IUCN, 2006: 6 loài
Sách Đỏ Việt Nam, 2000: 9 loài
Cites, 2006: 19 loài
NĐ 32/2006/NĐ-CP: 12 loài
Danh lục đỏ IUCN, 2006: 73 loài
Sách Đỏ Việt Nam, 2000: 79 loài
Cites, 2006: 102 loài
NĐ 32/2006/NĐ-CP: 43 loài

VQG Núi Chúa

VQG Phước
Bình

Việt Nam

Như vậy so với khu hệ chim Viêt Nam thì khu hệ chim khu vực lâm
trường Ninh Sơn có số loài chiếm 14,50%, số họ chiếm 56,79%, số bộ chiếm
73,68%. So với 2 VQG lân cận về phía Đông Bắc và phía Tây Nam của khu

18


vực nghiên cứu thì sự đa dạng trong cấu trúc thành phần loài của khu hệ cũng
rất cao.
I.5- CÁC LOÀI CHIM QUÍ HIẾM, CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ VÀ Ý NGHĨA BẢO
TỒN
NGUỒN GIEN

Các tài liệu dùng để đánh giá theo các thứ bậc và tiêu chí như sau:
Mức độ đe doạ toàn cầu ghi trong Sách Đỏ IUCN, 2006 gồm các bậc:
CR: Cực kỳ nguy cấp, EN: Đang nguy cấp, VU: Sẽ nguy cấp, NT: Loài bị
suy giảm, DD: Thiếu dữ liệu.
Mức độ đe doạ ở mức quốc gia ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, 2000
gồm các bậc: E: Đang nguy cấp, V: Sẽ nguy cấp, R: Hiếm, T: Bị đe doạ.
Nghị định 32/2006-NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/3/2006 về quản lý
thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Gồm hai nhóm:
Nhóm I: Thực vật rừng động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng
vì mục đích thương mại.
Nhóm II: Thực vật rừng động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì
mục đích thương mại.
Theo danh sách thành phần loài chim ở phụ lục V, chúng tôi thống kê
được 17 loài chim quý hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gien, chiếm 14,16%
tổng số loài chim ở lâm trường Ninh Sơn.

Trong 17 loài chim quí hiếm có 7 loài ghi trong Nghị định
32/2006/NĐ-CP gồm: 3 loài thuộc nhóm IB, 4 loài thuộc nhóm IIB. Có 4 loài
ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, 2000 gồm: 1 loài bậc R, 3 loài bậc T. Có 5 loài
ghi trong Danh lục đỏ IUCN, 2006 gồm: 1 loài bậc VU và 4 loài bậc NT. Sự
phân bố của 17 loài chim quí hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gien trong 4 dạng
sinh cảnh như sau:
- 10 loài phân bố ở sinh cảnh rừng lá rộng thường xanh, còn ít bị tác
động của con người (khu vực đỉnh núi cao), chiếm 8,33% .
- 8 loài phân bố ở sinh cảnh rừng hỗn giao lá rộng và lá kim, chiếm
6,66%.
- 6 loài phân bố ở sinh cảnh rừng thứ sinh, cây bụi ven các sông suối,
nương rẫy ở các sườn núi , chiếm 5%.
- 4 loài phân bố ở sinh cảnh khu dân cư, đất canh tác cây trồng nông
nghiệp (ruộng lúa nước, ruộng trồng hoa màu), chiếm 3,33%.
Số lượng loài chim quí hiếm có ý nghĩa kinh tế, giá trị bảo tồn nguồn
gien phân bố ở 4 sinh cảnh được so sánh bằng biểu đồ sau.
Biểu đồ 2: Phân bố của 17 loài chim ở 4 sinh cảnh

19


10

10

9

8

8

7
6
5

8.33

6
6.66
4

4
3

5

2

Số loài
Tỉ lệ (%)

3.33

1
0

Sinh cảnh1 Sinh cảnh2 Sinh cảnh3 Sinh cảnh4

I.6- THÔNG TIN VỀ HIỆN TRẠNG MỘT SỐ LOÀI CHIM QUÍ HIẾM CÓ GIÁ
TRỊ BẢO
TỒN NGUỒN GIEN


Để đánh giá chất lượng rừng tốt hay xấu nói chung có nhiều nhân tố
chỉ thị, riêng về chim có thể đánh giá chất lượng rừng thông qua những loài
chim nhất định, đặc biệt là các loài trong họ Trĩ Phasianidae và họ Hồng
hoàng Bucerotidae. Nhìn chung những loài chim quí hiếm, có giá trị bảo tồn
nguồn gien là những loài mà sinh cảnh sống của nó đòi hỏi rất khắt khe, mức
độ nhiễu loạn do các tác nhân bên ngoài tác động vào các tập tính hoạt động
ngày đêm của chúng hầu như không có. Những loài này thường phân bố ở
rừng già, đặc biệt là rừng nguyên sinh hoặc chí ít là rừng thứ sinh nhưng tác
động của con người còn ít, thảm thực vật còn tốt.
Với những quan điểm như trình bày trên, tuy ở khu vực lâm trường
Ninh Sơn quản lý có 17 loài chim quí hiếm có giá trị kinh tế và ý nghĩa bảo
tồn nguồn gien. Song ở đây chúng tôi chỉ trình bày những thông tin về hiện
trạng của các loài có ý nghĩa bảo tồn nguồn gien, những loài thường gắn liền
với rừng có thảm thực vật còn tốt. Hay nói cách khác là những loài chim đặc
trưng mang tính chỉ thị cho chất lượng rừng, có ý nghĩa quan trọng hơn trong
công tác quản lý bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng nói riêng, hệ
sinh thái tự nhiên nói chung.
I.6.1 Gà lôi trắng Lophura nycthemera Delacour, 1948
Sách Đỏ Việt Nam, 2000: Bậc T
Nghị Định 32/2006/NĐ-CP: Nhóm IB
Tên tiếng Anh: Silver Pheasant

20


Thuộc Họ Trĩ Phasianidae, bộ Gà Galliformes
Phân bố
+ Ở Ninh Thuận: VQG Phước Bình.
+ Ở Việt Nam: Từ Bắc Bộ đến nam Trung Bộ.

+ Trên thế giới: Đông nam Trung Quốc, bắc Lào.
Qua khảo sát, điều tra và phỏng vấn dân địa phương ở các khu vực
nghiên cứu nhận thấy số lượng cá thể Gà lôi trắng hiện còn tương đối phổ
biến ở các thung lũng sâu trong các rừng lá rộng thường xanh và rừng hỗn
giao lá rộng và lá kim khu vực rừng thuộc thôn Tà Nôi, giáp ranh với huyện
Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Theo ông KaTơTư, phó trưởng thôn Tà Nôi (xã Ma Nới) thì Gà lôi
trắng gặp nhiều ở khu vực rừng giáp với tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt trong thời
gian chiến tranh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây loài này đã bị giảm số
lượng nhiều. Những lần đi làm nương rẫy và kiểm tra rừng gần đây hầu như
không gặp được Gà lôi trắng, chỉ đôi khi nhặt được vài chiếc lông đuôi có
nhiều vằn ngang ở mặt dưới. Điều đó khẳng định loài này vẫn còn đang sinh
sống ở khu vực rừng thôn Tà Nôi, song số lượng cá thể bị giảm sút nghiêm
trọng.
Trên tuyến khảo sát 1 ở xã Ma Nới, trong khu vực các tiểu khu sản
xuất của Lâm trường, gần đỉnh cao nhất khu vực 1100m, chúng tôi không
quan sát được trực tiếp mà chỉ thu được một số dấu vết còn để lại của Gà lôi
trắng như: vết bới đất, lông gà bị rụng...Ngày 13/3/2007, cách lán nghỉ qua
đêm của chúng tôi (11o 38’39. 8’’N, 108o 41’13.9’’E. Độ cao 878m) khoảng
235m về phía Đông Nam bên bờ suối nhỏ thấy rất nhiều vết bới rác 2 bên
đường mòn nhỏ từ đỉnh núi xuống suối (lối đi do công nhân vận chuyển gỗ
xe REO của lâm trường xuống suối lấy nước). Theo kinh nghiệm chuyên
môn và đo các khoảng cách giữa các vết bới liền nhau (do 2 chân phải và trái
của gà bới rác), thì đây là vết bới rác kiếm ăn của loài Gà lôi trắng.
Phỏng vấn dân địa phương xã Hoà Sơn và các cán bộ Trạm quản lý
bảo vệ rừng Hoà Sơn không có thông tin gì về loài Gà lôi trắng.
Như vậy, hiện nay thuộc lâm phần do lâm trường Ninh Sơn đang quản
lý chỉ còn có thể gặp được Gà lôi trắng ở khu vực rừng của xã Ma Nới. Lực
lượng quản lý và bảo vệ rừng của lâm trường đã làm tốt công tác bảo vệ tài
nguyên động vật rừng, tuy nhiên đây là một trong các loài là đối tượng săn

bắt được bọn lâm tặc rất chú ý. Vì vậy, biện pháp kiểm tra và quản lý những
người dân vào rừng khai thác lâm sản và khai thác dầu thực vật cũng cần phải
được chú ý.
I.6.2. Gà lôi hông tía Lophura diardi
Danh lục đỏ IUCN, 2006: Bậc NT
Sách Đỏ Việt Nam, 2000: Bậc T
Nghị Định 32/2006/NĐ-CP: Nhóm IIB
21


Tên tiếng Anh: Siamese Fireback Pheasant
Thuộc họ Trĩ Phasianidae, bộ Gà Galliformes
Phân bố:
- Ở Ninh Thuận: VQG Núi Chúa
- Ở Việt Nam: Bắc Trung Bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh) đến Nam Bộ.
Gặp
nhiều ở các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,
Thừa
Thiên-Huế, Gia Lai, Kon Tum, Đồng Nai, Tây Ninh.
- Trên thế giới: Thái Lan, Đông Dương.
Phỏng vấn các cán bộ Trạm quản lý bảo vệ rừng Ma Nới, trong đó có
những người dân RăgLây quê ở các thôn Do, thôn Xóm Mới, thôn Hà Dài.
Họ sinh ra và lớn lên ở khu vực này đã hơn 30 năm, theo họ thì trước kia
(khoảng 15-20 năm trước) loài chim Gà lôi hông tía dễ gặp được ngay ở
những khu rừng thuộc các thôn này. Do phá rừng làm nương rẫy, do khai thác
gỗ và các sản phẩm khác trong khu vực loài Gà này đã chuyển đi sinh sống
chỗ khác, có lẽ theo họ thì loài này đã chuyển dần lên và sống ở rừng thường
xanh và rừng hỗn hợp lá rộng và lá kim.
Trong thời gian khảo sát thực địa tại tuyến 2 xã Ma Nới, tại các khu
vực rừng thuộc các tiểu khu 106, 107, 117, 123, 128, 129 chúng tôi đã chú ý

quan sát, nhất là tại các khu vực rừng hỗn giao lá rộng và lá kim. Đây là sinh
cảnh thích hợp với điều kiện sống của loài Gà lôi hông tía, mặc dầu rất cố
gắng tìm kiếm nhưng dấu vết bới tìm kiếm thức ăn trên mặt đất của loài này
hầu như không gặp, có lẽ do thời gian này vào mùa khô nên khó phát hiện
được vết cào bới của chúng.
Theo chúng tôi loài Gà lôi hông tía Lophura diardi vẫn sinh sống tại
các khu rừng lá rộng thường xanh và rừng hỗn giao lá rộng và lá kim khu vực
rừng thôn Hà Dài tại các tiểu khu 106, 107, 117, 123, 128, 129 của lâm
trường, song số lượng không nhiều và rất khó gặp.
I.6.3. Hồng hoàng Buceros bicornis
Danh lục đỏ IUCN, 2006: Bậc NT
Sách Đỏ Việt Nam, 2000: Bậc T
Nghị Định 32/2006/NĐ-CP: Nhóm IIB
Tên tiếng Anh: Great Indian Hornbill
Thuộc họ Hồng hoàng Bucerotidae, bộ Sả Coraciiformes
Phân bố:
- Ở Ninh Thuận: VQG Phước Bình.
- Ở Việt Nam: Phân bố trên cả nước, loài định cư, hiếm gặp.
- Trên Thế giới: Ấn Độ, Myanma, Thái Lan, Malaixia, Đông
Dương và Nam Trung Quốc.
Theo ông BaXâyĐố, 52 tuổi người RắcgLây thôn Tà Nôi, xã Ma Nới
đã từng là thợ săn và ông KaTơTư phó trưởng thôn thì chim Hồng hoàng
22


trước kia (20-25 năm về trước) gặp nhiều có đàn tới 20-25 con thường ăn quả
trong đó có trái cây Da ở khu vực rừng thôn Tà Nôi, ở rừng cây to lá xanh tốt
quanh năm độ cao từ 800-1000m hoặc cao hơn giáp với Đơn Dương, tỉnh
Lâm Đồng. Những năm gần đây, người dân địa phương vẫn còn gặp chim
Hồng hoàng ở các khu vực rừng trên, song số lượng giảm đi rất nhiều. Thời

gian hay gặp được loài chim này vào tháng 5-6 hàng năm, ông KaTơTư cho
rằng ông có thể dẫn tới khu rừng có cây có quả như cây Da để nhìn thấy loài
chim này.
Phỏng vấn người dân ở xã Hoà Sơn, không người nào cho thấy tin tức
hay dấu hiệu gì về sự phân bố hiện nay của loài chim Hồng hoàng ở khu vực
rừng xã Hoà Sơn.
Chúng tôi cho rằng loài Hồng hoàng hiện nay còn phân bố ở khu vực
rừng thường xanh ở độ cao từ 700m trở lên thuộc địa phận thôn Tà Nôi, xã
Ma Nới, giáp ranh với địa phận huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
I.6.4. Công Pavo muticus
Danh lục đỏ IUCN, 2006: Bậc VU
Sách Đỏ Việt Nam, 2000: Bậc R
Nghị Định 32/2006/NĐ-CP: Nhóm IB
Tên tiếng Anh: Green Peafowl
Thuộc họ Trĩ Phasianidae, bộ Gà Galliformes
Phân bố:
- Ở Ninh Thuận: VQG Núi Chúa và VQG Ninh Thuận
- Ở Việt Nam: Quảng Nam, Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hoà,
Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Lâm Đồng,
Nam Bộ (Nam Cát Tiên, Bù Gia Mập).
- Trên Thế giới: Lào, Campuchia, Việt Nam,Trung Quốc (Vân
Nam), Thái Lan, Đông Dương, đông Myanma .
Theo ông KaTơTư thôn Tà Nôi, xã Ma Nới người RắcgLây hiện đang
là Phó trưởng thôn Tà Nôi đã sống ở Tà Nôi hơn 50 năm, trong chiến tranh
khu vực này là chiến khu của cách mạng và rừng ở khu vực này còn rất tốt,
nhất là ở vùng ráp gianh với đất thuộc huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Các loài động vật rất phong phú, trong đó Công là loài chim đẹp dễ gặp được
ở những khoảng rừng thưa gần các sông suối. Trong khoảng 20-25 năm trở
lại đây, động vật ngày càng nghèo nàn, riêng loài chim Công đã không gặp
được, có lẽ loài này đã di chuyển sang phía đất rừng Lâm Đồng.

Ngày 13/3/2007, trong khi phỏng vấn người dân thôn Tân Lập, xã Hoà
Sơn, anh Đỗ Vạng Thái và anh Nguyễn Ngọc Lâm cho biết trong những năm
1993- 1995, họ đã nhìn thấy chim Công ở xã Hoà Sơn khu vực 3 cụm. Một số
người khác cho rằng hiện nay có khả năng còn có thể gặp được Công ở khu
vực Vườn Trầu, xã Quảng Sơn (huyện Ninh Sơn) giáp xã Hoà Sơn về phía
Tây Bắc.

23


Theo nhận định của chúng tôi thì loài Công Pavo muticus đã từng phân
bố ở các khu vực rừng xã Hoà Sơn và Ma Nới và một vài khu vực lân cận 2
xã này. Tuy nhiên, hiện nay thì loài này không còn phân bố ở khu vực rừng
thuộc lâm trường Ninh Sơn quản lý.
Chúng tôi vẫn đưa loài Công Pavo muticus vào trong danh sách thành
phần loài chim ở lâm trường Ninh Sơn, song phải kèm theo sự nghi ngờ (?)
về sự hiện diện (có thể gặp) của loài này trong địa phận lâm trường quản lý,
bởi vì theo thông tin thu được qua phỏng vấn thì trong thời gian khoảng 10
năm lại đây vẫn gặp được Công ở khu vực lân cận lâm trường (xã Quảng
Sơn).

24


×