Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

An sinh xã hội: quyền lợi về tai nạn lao động cho người lao động và thân nhân qua tình huống thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.73 KB, 11 trang )

TÌNH HUỐNG SỐ 04
Ngày 20/12/2017, tại công trường xây dựng của công ty X xảy ra vụ tai nạn
lao động. Nguyên nhân do anh N sơ suất trong khâu vận hành máy. Hậu quả anh
N bị thương phải cấp cứu vào bệnh viện. Sau 10 ngày điều trị, do chấn thương
quá nặng, anh N bị chết.
Anh chị hãy giải quyết quyền lợi về an sinh xã hội cho anh N và gia đình anh
theo quy định của pháp luật hiện hành và tư vấn quyền lợi cao nhất cho gia đình
anh. Biết rằng: anh N còn mẹ già 81 tuổi sống cùng gia đình anh, 2 con (1 con 6
tuổi, 1 con 10 tuổi) đang đi học. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của anh N
được chốt sổ là 12 năm.

1


GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
- N làm việc tại công ty X theo hợp đồng lao động;
- N đóng bảo hiểm xã hội 12 năm tính đến thời điểm N chết;
- Gia đình N còn có một mẹ già 81 tuổi, 2 người con trong đó có một người
6 tuổi, một người 10 tuổi;
- Mức lương cơ sở hiện hành, căn cứ nghị định số 47/2017/NĐ-CP, mức
lương cơ sở là 1.300.000 đồng/tháng.
Để xác định các chế độ an sinh xã hội cho chị A, ta cần xét theo từng sự
kiện như sau:
1. Ngày 20/12/2017 anh N sơ suất trong khâu vận hành máy lúc đang
làm việc tại công trường xây dựng của công ty X
Căn cứ vào khoản 8 điều 3 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 (Luật
ATVSLĐ):
“Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức
năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá
trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động”.
Căn cứ điều 45 Luật ATVSLĐ 2015:


“Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
2


a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các
nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ
luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm
nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm
rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc
theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao
động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về
nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại
khoản 1 Điều này;
3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định
tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.”
Theo đó, N thuộc trường hợp tai nạn lao động
2. N bị thương phải cấp cứu vào bệnh viện và điều trị tại 10 ngày tại
bệnh viện
Anh N thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế (BHYT), quy định tại điểm a
khoản 1 Điều 12 Luật BHYT năm 2008 (sửa đổi bổ sung năm 2014), cụ
thể:“Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn,
hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người
quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây
gọi chung là người lao động”. Nên anh N được hưởng chế độ BHYT, đó là:

3


Về phạm vi hưởng: Anh N được quỹ BHYT chi trả chi phí khám bệnh, chữa
bệnh theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Luật BHYT năm 2008 (sửa đổi,
bổ sung năm 2014).
Về mức hưởng BHYT: Anh N tai nạn lao động phải cấp cứu nên theo khoản
2 Điều 28 Luật BHYT năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) và khoản 6 Điều
8 Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế số 41/2014/TTLT-BYTBTC, anh N được đến khám bệnh, chữa bệnh tại bất kì cơ sở y tế nào. Vì thế,
anh N có thể điều trị ở mọi cơ sở khám chữa bệnh đều được coi là đúng tuyến.
Theo đó, anh N thuộc đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 điều 22 Luật
BHYT 2008 (sửa đổi bổ sung 2014) nên anh N được hưởng 80% chi phí khám,
chữa bệnh. Hoặc có thể được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi
anh N có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền
cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ
sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến.
3. Sau 10 ngày điều trị tai nạn lao động N chết
3.1.

Hưởng trợ cấp 1 lần khi chết

Theo Điều 53 Luật ATVSLĐ 2015 quy định về trợ cấp khi người lao động
chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
“Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu
lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử
tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường
hợp sau đây:
1. Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
2. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp;

4


3. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa
được giám định mức suy giảm khả năng lao động.
Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất trong trường hợp người lao động bị chết do tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của
Luật bảo hiểm xã hội.”
Anh N vào viện cấp cứu, sau 10 ngày điều trị anh N chết. Như vậy, trong
trường hợp này, anh N thuộc trường hợp tại khoản 2 Điều 53 Luật an toàn vệ
sinh lao động 2015, bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động.
Theo đó, thì mẹ và hai con của anh N được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi
sáu lần mức lương cơ sở tại tháng anh N bị chết.
Anh N chết vào tháng 12/2017, tại thời điểm này mức lương cơ sở được
xác định theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP là 1.300.000 đồng (một triệu ba trăm
nghìn đồng).
 Mức trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động mà thân nhân
của anh N được nhận 1 lần có giá trị: 36 x 1.300.000 = 46.800.000 đồng
(bốn mươi sáu triệu tám trăm nghìn đồng).
3.2.

Chết độ tử tuất

Gia đình anh N bao gồm một người mẹ già 81 tuổi; hai người con (1 con 6
tuổi, 1 con 10 tuổi). Khi anh N chết, gia đình anh n sẽ được hưởng những
quyền lợi về an sinh xã hội bao gồm: trợ cấp mai táng và trợ cấp tử tuất
3.2.1. Trợ cấp mai táng
Ở tình huống trên, anh N chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động
(điểm b khoản 1 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (BHXH)) thì người lo mai
táng được nhận một lần trợ cấp mai táng.

5


Theo khoản 2 Điều 66 Luật BHXH 2014, mức trợ cấp được xác định bằng 10
lần mức lương cơ sở tại tháng mà anh N chết. Như đã phân tích ở mục 3.1, mức
lương cơ sở được xác định ở đây là 1.300.000 đồng (một triệu ba trăm nghìn
đồng).
Mức trợ cấp: căn cứ vào khoản 2 Điều 66 Luật BHXH năm 2014 quy
định: “Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy
định tại khoản 1 Điều này chết”.
 Mức trợ cấp mai táng mà người lo mai táng cho anh N được nhận 1 lần có
giá trị: 10 x 1.300.000 = 13.000.000 đồng (mười ba triệu đồng).
3.2.2. Tuất
Anh N chết do tai nạn lao động, do đó, căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 67
Luật BHXH 2014 thì khi anh N chết, thân nhân của anh sẽ được hưởng tiền tuất
hằng tháng.
Đối tượng được hưởng trợ cấp tuất
Những thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của anh N bao gồm:
- Mẹ già 81 tuổi không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng thấp hơn mức
lương cơ sở.
Căn cứ theo điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 67 Luật BHXH 2014, mẹ anh N
sẽ được nhận trợ cấp tử tuất hằng tháng khi mẹ anh N không có thu nhập hoặc
có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở (thu nhập theo quy
định tại luật này không gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi
người có công).
Do đó, mẹ anh N là đối tượng được nhận trợ cấp tuất hằng tháng khi anh N
chết.
6



- Một người con 6 tuổi và một người con 10 tuổi đều đang đi học.
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 67 Luật BHXH 2014, hai người con của anh N
đều dưới 18 tuổi nên khi anh N chết, hai người con này được hưởng trợ cấp tuất
hàng tháng. Hai người con của anh N sẽ được nhận trợ cấp tuất hàng tháng cho
đến khi đủ 18 tuổi (trừ trường hợp bị suy giảm khả năng lao động 81% trở lên),
(khoản 1 Điều 14 Nghị định 115/2015/NĐ-CP).
 Như vậy cả ba thân nhân của anh N thỏa mãn điều kiện trở thành đối
tượng được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng khi anh N chết. Cả ba người
này sẽ được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng do chưa vượt quá số lượng
người hưởng trợ cấp tuất hằng tháng tối đa 04 người (khoản 2 Điều 68
Luật BHXH 2014).
Mức trợ cấp tuất hằng tháng
Căn cứ khoản 1 Điều 68 Luật BHXH 2014: “ Mức trợ cấp tuất hằng tháng
đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở ; trường hợp thân nhân
không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70%
mức lương cơ sở”.
Do đề bài không nhắc đên mẹ và hai con của anh N có người trược tiếp nuôi
dưỡng hay không nên chúng tôi xác định mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với
thân nhân của anh N như sau:
Đối với những thân nhân của anh N có người trực tiếp nuôi dưỡng
Những thân nhân của anh N có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp
tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở. Mặt khác,
theo khoản 3 Điều 68 Luật BHXH 2014, thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng
tháng là tháng liền kề sau tháng anh N chết, cụ thể là tháng 1/2018. Mức lương
7


cơ sở tại thời điểm được xác định theo Nghị định 47/2017/NĐ-CP là 1.300.000
đồng (một triệu ba trăm nghìn đồng).
 Mức trợ cấp tuất hằng tháng của thân nhân anh N có người nuôi dưỡng

trực tiếp có giá trị: 50% x 1.300.000 = 650.000 đồng (sáu trăm năm mươi
nghìn đồng).
Đối với những thân nhân của anh N không có người trực tiếp nuôi dưỡng
Những thân nhân của anh N không có người trực tiếp nuôi dưỡng sẽ có mức
trợ cấp tuất hằng tháng cao hơn so với những thân nhân có người nuôi dưỡng
trực tiếp. Cụ thể, mức trợ cấp tuất hằng tháng của những người này là 70% mức
lương cơ sở.
 Mức trợ cấp tuất hằng tháng của thân nhân anh N không có người nuôi
dưỡng trực tiếp có giá trị: 70% x 1.300.000 = 910.000 đồng (chín trăm
mười nghìn đồng)
Tuy nhiên, Theo khoản 3 Điều 69 Luật BHXH 2014 quy định: “Thân
nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều
67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06
tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở
lên”. Ta thấy, hai con của anh N đều từ đủ 6 tuổi và không bị suy giảm khả năng
lao động từ 81% trở lên nên mẹ và hai con của anh N có thể lựa chọn hưởng trợ
cấp tuất một lần.
Mức hưởng trợ cấp tuất một lần được quy định tại khoản 1 Điều 70 Luật
BHXH 2014:
“Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang
tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo
hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính
8


bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho
những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình
quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội
từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương
tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã

hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của
Luật này.”
Khoản 4 Điều 27 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:
“Khi tính trợ cấp tuất một lần đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội
hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội chết mà thời gian đóng bảo
hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ
07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian
đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai
đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính trợ cấp tuất một
lần”.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội của anh N được chốt sổ là 12 năm tính
đến tháng 12/2017. Như vậy, từ 1/1/2014 đến khi chết, anh N có 4 năm đóng
BHXH, và anh N có 8 năm đóng BHXH trước 1/1/2014.
 Mức trợ cấp tuất một lần mà mỗi thân nhân anh N được hưởng có giá trị:
[(8x1,5) + (4x2)] x BQLTĐBHXH = 20 x BQLTĐBHXH.
Tư vấn quyền lợi cao nhất cho gia đình anh N
Dựa vào những phân tích ở trên nhóm chúng tôi xét thấy, nếu 3 thân nhân
của anh N hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì sẽ có lợi hơn. Bởi vì:
9


Thứ nhất: Con của anh N còn nhỏ tuổi mà theo quy định của pháp luật
con của anh N sẽ được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đến khi đủ 18 tuổi. Theo
đó, người con sáu tuổi sẽ được trợ cấp tuất hằng tháng trong vòng 12 năm,
người con 10 tuổi sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong vòng 8 năm.
Thời gian hưởng trợ cấp tuất hằng tháng dài sẽ kéo theo tổng số tiền trợ cấp tuất
sẽ nhiều hơn so với trợ cấp tuất một lần.
Thứ hai: Con của anh N đang tuổi ăn tuổi học, không thể lao động tạo ra
thu nhập. Mẹ của anh N thì tuổi cao sức yếu rất khó để lao động tạo ra của cải

vật chất trang trải cuộc sống. Việc hưởng trợ cấp tuất hằng tháng sẽ tạo ra một
nguồn tiền ổn định cho họ trang trải cuộc sống hằng tháng.
Mặt khác, số tiền trợ cấp tuất một lần khá lớn mà thân nhân của anh N là
người già và trẻ nhỏ nên khó mà quản lý. Và khó có thể sử dụng khoản tiền hợp
lý, hiệu quả cũng như đầu tư sinh lời.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật An sinh xã hội, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2013;
2. Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
3. Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung 2014;
4. Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015;
5. Nghị định số 47/2017/NĐ-CP, quy định mức lương cơ sở đối với cán
bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
6. Nghị định số 115/2015/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều của Luật
Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc;
7. Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt
buộc.

11



×