Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

CÂU hỏi ôn QUY HOẠCH môi TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.23 KB, 11 trang )

QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG
Câu 1. Lịch sử hình thành QHMT ở Việt Nam ?

Ngày nay, QHMT không còn là một khái niệm xa lạ hay thiếu rõ ràng nữa, nó được kế
thừa và phát triển do sự đóng góp của nhiều ngành khoa học như quy hoạch cảnh quan,
quy hoạch sinh thái, quy hoạch sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, cùng các kỹ thuật
như địa lý, địa chất, dịch tễ học môi trường, sức khỏe… và rất nhiều các ngành khác.
Ở Việt Nam, cho tới những nãm gần đây vấn đề quy hoạch môi trường mới được đề
cập để đưa vào ứng dụng:
Quy hoạch sinh thái học, quy hoạch cảnh quan đã được các học giả như Mai Đình Yên
(1976,1994); Trần Ngọc Ninh (1995,1998); Nguyễn Thế Thôn (1999) đưa vào áp
dụng. Cơ sở khoa học của những đề xuất này là căn cứ vào các điều kiện sinh thái và
cảnh quan của đất đai để tổ chức lãnh thổ cho các hoạt động khác nhau như sản xuất
nông nghiệp, tổ chức bố trí định cư cùng các hạ tầng cơ sở, bố trí khu du lịch và vui
chơi giải trí.
Trong quy hoạch xây dựng, những nội dung nghiên cứu có tính chất bảo vệ môi
trường theo hướng chiến lược ở tầm vĩ mô cũng đã được các học giả đề cập và đưa
vào ứng dụng. Đàm Trung Phường (1983, QHMT Miền Đông Nam Bộ) đã đề xuất hai
vấn đề lớn: (1) Tổ chức môi trường sống cho con người hoạt động và phát triển (lĩnh
vực sản xuất, lĩnh vực tổ chức nơi ở và sinh hoạt trong các quần cư từ nông thôn đến
đô thị, lĩnh vực tổ chức vui chơi giải trí). (2) Tổ chức quản lý, đề xuất các biện pháp
trong việc khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và chống ô nhiễm môi trường. Lê
Hồng Kế, thông qua nghiên cứu đặc điểm sinh thái đô thị, từ đó kiến nghị giải pháp
quy hoạch đối với một số đô thị Việt Nam (1997).
Dưới góc độ của những nhà làm công tác Quản lý môi trường, QHMT cũng đã được
xác nhận như một vấn đề tất yếu. Nguyễn Ngọc Sinh và các cộng tác viên (1997, Định
hướng Quy hoạch môi trường Bắc Trung Bộ; 1998, Quy hoạch môi trường ngành
trong quy hoạch phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng) đã trinh bầy những ý tưởng
khái quát của QHMT, đó là xác định những vấn đề môi trường để đề xuất phương
hướng, mục tiêu chiến lược và các chương trình môi trường trong khu vực. Ví dụ như
vùng Đồng bằng sông Hồng, các tác giả đã phân thành hai á vùng dựa trên đặc điểm


về phát triển kinh tế, tiếp đó đề xuất các chính sách và các chương trình môi trường
riêng cho mỗi á vùng. Tiếp đó là các nhóm tác giả khác như Trịnh Thị Thanh và cộng
tác viên (1999-2000, Phương pháp luận và thử nghiệm áp dụng sơ bộ QHMT Đồng
bằng sông Hồng). Hay tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA,1999, Nghiên cứu quy
hoạch quản lý môi trường vịnh Hạ Long và thành phố Hà Nội).
Cách tiếp cận QHMT theo nguyên tắc phân vùng môi trường để kiến nghị các chính
sách quản lý môi trường khu vực, lấy mục tiêu chính là bảo vệ và cải thiện chất lượng
môi trường như trên, đã dần được bổ sung hoàn thiện. Vũ Quyết Thắng (2000, QHMT
cho khu vực ven đô Hà Nội) đã tiếp cận sinh thái và quản lý môi trường trong việc bô


trí không gian sử dụng đất, khoanh vùng chức năng môi trường nhằm mục tiêu bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững.
Câu 2. Nêu khái niệm QH, CÁC KIỂU QH ?
 QH được coi là phương pháp thích hợp để tiến tới tương lai,theo một phương hướng do ta
vạch ra và là một công cụ có tính chiến lược trong pt
 QHMT là xác lập mục tiêu môi trường mong muốn ; đề xuất và lựa chọn phương án, giải
pháp để bảo vệ, cải thiện một môi trường thành phần hay tài nguyên của môi trường.
nhằm tăng cường một cách tốt nhất năng lực, chất lượng của chúng theo mục tiêu đề ra.
 Các kiểu QHMT:
-

Quy hoạch chiến lược và quy hoạch hành động : quy hoạch chiến lược quan tâm đến
mực tiêu chiến lược thường là mềm dẻo ko bị rằng buộc bởi quy trình pháp luật .

-

Quy hoạch hành động thường lấy ngân sách địa phương quan tâm chủ yếu đến biện
pháp và các hướng dẫn cho các hoạt động đặc trưng nào đó. Cả hai điều liên quan chặt
chẽ đến chức năng kiểm soát trong công tác quản lý và có quan hệ chặt chẽ với nhau.


-

Quy hoạch tổng thể và quy hoạch chuyên nghành: cả hai dạng quy hoạch này thường
chưa đưa đến các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường mà nó chỉ là cơ sở
cho các quy hoạch chi tiết sau đó.

-

QH chung và QH chức năng: quy hoạch chung thường định hướng quy hoạch sd đất
và phát triển cấu trúc vât lý; cung cấp các chỉ dẫn cho quy hoạch chức năng để có thể
hướng tới các mục tiêu chung cũng như chia sẻ nguồn dữ liệu đảm bảo cho việc lựa
chọn các vị trí thích hợp và phối hợp thời gian trong phát triển .

Câu 3. Các cấp độ và hình thức quy hoạch ?
Quy hoạch môi trường có tính tổng hợp cao, được thực hiện ở các cấp độ lãnh thổ trên phạm
vi quốc tế, quốc gia, vùng , nghành, tỉnh và thành phố, cộng đồng hay dự án . ư
QHMT có thể phân thành :
-

Quy hoạch bảo vệ một thành phần môi trường

-

Quy hoạch môi trường tổng thể vùng, khu vực. QHMT vùng thường chú ý đến đầy đủ
các yếu tố tài nguyên, chất lượng các thành phần môi trường, các hệ sinh thái nhạy
cảm, sinh vật quý hiếm, ĐDSH cũng như các hđ pt trong khu vực.

Câu 4. Vị trí của quy hoạch trong quản lý môi trường ?
Mặc dù được xem là rất cần thiết nhưng quy hoạch vẫn chưa là đk đủ cho việc tốt nhất năng

lực và chất lượng công việc. các vấn đề quan tâm cần được quán triệt trong mọi khâu của quá trình
quản lý , bao gồm 4 chức năng chính , cố liên quan trực tiếp với nhau:


-

Quy hoạch: hình thành các mục tiêu cụ thể để hình thành mục tiêu chiến lược trong
khuôn khổ nguồn lực sẵn có ; lựa chọn và phân chia các hoạt động trên cơ sở phương
án đã chọn.

-

Tổ chức phối hợp các hoạt động , thiết lập mỗi liên hệ giữa các tổ chức và cung cấp
các đk cần thiết .

-

Điều hành: tiến hành lãnh đạo , hướng dẫn, hình thành và duy trì các hệ thống ll và
đảm bảo khả năng kế toán.

-

Kiểm soát: đánh giá mức độ hoàn thành theo kế hoạch , điều chỉnh thích hợp việc thực
hiện và nội dung quy hoạch bao gồm cả giám sát và ĐTM.

Quy hoạch trong phạm vi một tổ chức được thực hiện ở 3 cấp độ :
-

Cấp chiến lược: là cấp cao nhất, liên quan đến việc xác lập kết quả , vs mục tiêu chiến
lược


-

Cấp quản lý hành chính : là cấp độ trung gian, liên quan đến việc phân chia phương
tiện , tổ chức chương trình thực hiện .

-

Cấp thực hiện : là cấp độ thấp nhất , thực hiện các chương trình, nhiệm vụ cụ thể một
cách tích cực và có hiệu quả.

Câu 5. Đặc điểm và nguyên tắc của quy hoạch môi trường ?

Đặc điểm:
– Quan điểm hệ sinh thái. Quan điểm này xem xét con người trong tự nhiên hơn là
tách khỏi nó; nghĩa là nhấn mạnh mối tương tác giữa con người
với các hệ sinh thái tự nhiên và rộng hơn là sinh quyển. Các dạng quy hoạch khác có
xu hướng tập trung hẹp hơn.
– Tính hệ thống. Xem xét tổng thể các thành phần liên quan, tập trung vào các thành
phần chủ chốt và các mối quan hệ của chúng, thừa nhận các hệ thống là mở, tương tác
với môi trường; nhận biết sự liên hệ và phụ thuộc giữa các hệ thống.
– Tính địa phương. Từ “môi trường” nhấn mạnh tính đặc trưng của mỗi địa phương,
tuy nhiên cần thiết phải xem xét các thành phần môi trường và sự biến đổi môi trường
trong một phạm vi lớn hơn.
– Tính biến đổi theo thời gian. Xem xét sự thay đổi môi trường theo các chu kỳ khác
nhau, dài và ngắn, quá khứ và tương lai. Nếu quỹ thời gian không hợp lý, quy hoạch
môi trường sẽ không đạt được mục tiêu đã đặt ra. Các dạng quy hoạch khác thường có
trục thời gian ngắn hơn.
– Tính chất hướng vào tác động. Nghiên cứu xem xét đầy đủ những ảnh hưởng môi
trường do hoạt động của con người và sự phân bố của chúng (ai được lợi, ai phải chi



trả). Các dạng quy hoạch khác thường có “định hướng đầu vào”, tập trung chủ yếu vào
dữ liệu, mục tiêu và kế hoạch hơn là vào “tác động” của các hoạt động phát triển.
– Tính phòng ngừa. Khuynh hướng chủ đạo trong chiến lược QHMT là “nhu cầu bảo
tồn”, trong đó nó tập trung vào việc làm giảm nhu cầu đối với các hàng hóa hay dịch
vụ có khả năng gây ra các stress hơn là việc chấp nhận các “nhu cầu” như là đã “đặt
ra” từ trưóc và cố gắng tập trung vào việc làm giảm thiểu hay loại bỏ các ảnh hưởng
môi trường.
a) Nguyên tắc:
R.S Dorney ( 1978 ) đã đưa ra các nguyên tắc để đưa ra chiến lược trong quy hoạch
và quản lý môi trường:
 Xác lập mục tiêu lâu dài và trước mắt của địa phuongwlieen quan đến chính
sách của chính phủ ở các cấp khác nhau để hướng dẫn cho quy hoạch , trợ giúp
cho việc đánh giá.
 Thiết kế mức rủi do thấp . tạo tính mềm dẻo và khả năng thay đổi có tính thuận
nghịch trong các quyết định về sd đất, cs hạ tầng và sd tài nguyên.
 Nhận dạng các vấn đề về cấu trúc và năng lực của các thể chế, sửa đổi cho
thích hợp hay đưa vào áp dụng ở những nơi thích hợp .
 Hiểu rõ xự tương thích và không tương thích trong sd đất đai cận kề.
 Xd quy hoạch bvmt bao gồm việc đánh giá và loại trừ rủi do , kế hoạch ứng
cứu và giám sát môi trường.
 Đưa các chính sách môi trường và biện pháp bvmt vào các quy hoạch chính
thức .
Câu 6. Đánh giá hiện trạng môi trường trong quy hoạch môi trường ?
1. Thông tin về điều kiện tự nhiên:
-

Khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,..


-

Địa chất: đất đá, tuổi thọ địa chất, cấu trúc địa chất,…

-

Thủy văn nước ngầm: thành tạo địa chất phân tích theo sự hình thành của tầng nước
ngầm, giếng, số lượng và chất lượng nước ngầm,..

-

Thủy văn nước mặt: đại dương, thủy hồ, châu thổ, sông, dòng chảy.

-

Thổ nhưỡng: loại đất , câu trúc ,tính chất, độ sâu đến mặt nước ngầm, độ sâu đến tằng
đá mẹ.

-

Thực vật: quần xã, quần thể, thành phần loài, phân bố, tuổi, loài quý hiếm, lịch sử
cháy rừng, diễn thế.


-

Động vật hoang dã: sinh cảnh các quần thể điộng vật, các số liệu điều tra về loài quý
hiếm, có giá trị về khoa học và giáo dục.

2. Thông tin về đặc điểm kt-xh:

-

Dân số: dân số là một trong những tt quan trọng cần chú ý đến trong các quy hoạch
phát triển cũng như qhmt. Cần hiểu biết về tuổi, tỉ lệ nam nữ, nghề nghiệp và nhân lực.

-

Sử dụng đất: đặc điểm của vấn đề sd đất của địa phương; số lượng, chất lượng, sự
phân bố theo ko gian của các loại hình sd chính.

-

Các loại hình kinh tế hiện tại: các hoạt động khai thác và sd trực tiếp và ko trực tiếp
tài nguyên thiên nhiên.

-

Cơ sở hạ tầng: các hệ thống giao thông, năng lượng; cấp thoát nước, quản lý chất thải
rắn đô thị;cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.\

-

Quy hoạch và kế hoạch pt kt-xh( tổng thể, nghành), đặc biệt là các quy hoạch xây
dựng và sd đất.

-

Các vấn đề về thể chế và chính sách: luật pháp hiện hành và có liên quan; hệ thống
quản lý nhà nước về bv môi trường .


3. Thông tin về bối cảnh pt khu vực:
-

Là sự tương tác giữa cách hệ thống xã hội và hệ thống tự nhiên.

-

Nghiên cứu chi tiết , đầy đủ các loại hình pt kinh tế đã quy hoạch hoặc chưa quy
hoạch của kv để có cơ sở cho dự báo về nguồn tài nguyên môi trường trong tương
lai.tính lượng chất thải có thể sinh ra, các mỗi liên quan đến sự tăng trưởng về kinh tế
và lực lượng lao động..

-

Với mỗi lĩnh vực cần xem xét cụ thể vai trò, chức năng và phương thức hoạt động của
các cơ quan liên quan đối với việc quản lý tài nguyên thiên nhiên và trách nhiệm của
họ trong quản lý môi trường.

Câu 7. Đtm trong quy hoạch môi trường?
-

Đtm là việc xác định , dự báo, phân tích và đánh giá các tác động có thể xảy ra do các
dự án , quy hoạch phát triển hoặc các chương trình, chính sách đối với môi trường và
đề suất biện pháp giảm thiểu.

-

Mục đích của đtm : khuyến khích việc xem xét các khía cạnh môi trường trong việc
lập quy hoạch hoặc ra quyết định đối với các dự án, chương trình hay chính sách, qua
đó có thể lựa chọn , thực thi các chính sách, dự án và hoạt động có lợi hơn cho môi

trường.

-

Đtm là công cụ ko thể thiếu trong nghiên cứu đánh giá các dự kiến pt trong vùng quy
hoạch nhằm mục đích đưa ra các nhận định về xu hướng biến đổi trong môi trường ,
làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp thực tế trong qhmt.


Câu 8. Các nội dung cơ bản về đánh giá tài nguyên thiên nhiên trong qhmt?
-

Những vấn đề về tntn là vấn đề liên quan đến các tác động mạnh mẽ do pt và các mỗi
quan tâm có tính cạnh tranh .

-

Có thể đánh giá chúng trên cơ sở xem xét về trữ lượng , chất lượng, nphân bố theo
không gian, năng suất bền vững, nhu cầu , cách thức sd và mức độ khai thác đối với
dạng tntn chủ yếu.

-

Một số dạng tntn cần xem xét: nước mặt, các tầng nước ngầm, kk, tài nguyên rừng, tài
nguyên đất nông nghiệp, đất cho xây dựng và pt, thủy sản, khoáng sản, vật liệu xây
dựng, năng lượng, …

-

Những vấn đề tài nguyên của mỗi khu vực có những đặc thù riêng, đó là những dạng

tài nguyên nằm trong mối quan tâm. Vấn đề chính là những yếu tố hạn chế hay cản trở.
Vd tài nguyên rừng của kv đang bị suy thoái, đất bị xói mòn, nước ngầm bị cạn kiệt
hay khan hiếm tài nguyên năng lượng.

Câu 9. Đánh giá các phương án?
-

Do việc lựa chọn dựa trên rất nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Việc đánh giá nhằm lựa
chọn pa tốt nhất là cần thiết. trong số các pa đưa ra , cần phải có pa “ không” nghĩa là
ko tiến hành hoạt động pt đó.

Câu 10. Thực hiện và giám sát các quy hoạch?
-

Lập kế hoạch tăng cường hệ thống, chương trình giám sát hđ môi trường trong hoạt
động phát triển khu vực. đó sẽ là các chương trình giám sát khu vực toàn diện, tối
thiểu trên cơ sở xem xét những hệ thống hiện có và phải bao gồm cả khía cạnh kt, tài
chính, thể chế và kỹ thuật của chương trình. Tổ chức cơ sở dữ liệu trên máy tính.

Câu 11. Quy trình quy hoạch môi trường?
-

thiết lập mục tiêu;Quy trình quy hoạch này bao gồm các bước:



Phân tích;




Phát triển các phương án lựa chọn;



Đánh giá các phương án theo mức độ đạt tới mục tiêu;



Chọn phương án hiệu quả nhất, nếu không tồn tại thì quay lại bước 2;



Thực hiện và giám sát.

Khi áp dụng vào thực tế, tùy theo trường hợp cụ thể, quy trình quy hoạch trong mỗi
lĩnh vực đặc thù sẽ thê hiện tính hợp lý về kinh tế, chính trị, luật pháp, xã hội hay sinh
thái khác nhau. Tuy nhiên, nói chung nó vẫn tương tự như mô hình quy hoạch hợp lý
nêu trên.


Câu 12.chức năng của đô thị?
- Theo lê hồng kế (1995) các đô thị có những chức năng chính là: nơi ở với mật
độ cao; nơi làm việc; nơi giải trí với các khoảng trống lớn; các hệ thống giao
thông; hệ thống dịch vụ;
- Môi trường đô thị gồm các vùng trung tâm đô thị và các vùng ngoại vi. Các ĐÔ
thị và nông thôn gặp nhau ở một vùng chuyển tiếp và tương tác chặt chẽ với
nhau.
- Các tác động môi trường thường có ah xa hơn đến môi trường khu vực. đô thị
hóa còn có thể gây ra các tác động gián tiếp khác như tăng dân số cơ học ở đô
thị, nhu cầu lớn trong sử dụng vật chất, thực phẩm , năng lượng và các dv khác

Câu 13. Đô thị sinh thái – một cách tiếp cận mới trong quy hoạch môi trường đô thị?
Nguyên tắc cơ bản để tiến tới một đô thị sinh thái: do tổ chức sinh thái học đô thị
(Urban Ecology ) đề ra;
- Chú ý xem xét các quyền sd đất tại các nút giao thông nhằm có thỏa thuận với
lợi ích chung cho cộng đồng.
- Phân cấp mức ưu tiên giao thông đối với người đi bộ , xe đạp hay oto đồng thời
quy định rõ kv hoạt động nhất định với mỗi loại hình giao thông.
- Thiết kế và áp dụng mô hình ngôi nhà sao cho vừa tao nhã, tiện lợi, kinh tế
nhưng vẫn mang bản sắc dân tộc .
- Khôi phục lại hiện trạng môi trường đô thị đặc biệt tại các con kênh, rạch chảy
qua thành phố nhất là các khu vục ngập nước.
- Đảm bảo công bằng xã hội, tạo cơ hội pt cho người phụ nữ, người da màu và
người khuyết tật.
- Hỗ trợ phát triển nông nghiệp bản địa, xúc tiến các dự án xanh hóa đô thị , phát
triển các hội làm vườn.
- Thúc đẩy tái sd, khuyến khích ad công nghệ mới đồng thời bv thiên nhiên ,
giảm thiểu các dạng ô nhiễm và tái chế rác thải.
- Kêu gọi đàu tư vào các hoạt động xanh, hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm và
tạo ra chất thải nguy hại.
- Thúc đẩy việc sd năng lượng tiết kiệm , tránh lãng phí.


- Tăng cường hiểu biết của mọi người về môi trường khu vực họ đang sống thông
qua các hoạt động xã hội ,các dự án về nâng cao nhận thức về PTBV

Câu 14. Kn QH,QHMT? CÁC kiểu qh?
- Qh là có thể coi như là một phương pháp để tiến tới tương lai, theo một phương
hướng mục tiêu do ta vạch ra . là một công cụ có tính pt.
- QHMT là xác lập mục tiêu mt mong muốn: đề suất lựa chọn p/á , giải pháp để bv,
cải thiện và phát triển một trg những mt thành phần hay tài nguyên của mt. nhằm

tăng cường một cách tốt nhất năng lực, chất lượng của chúng theo mục tiêu đề ra.
- Các kiểu QH:
o QHCL&hành động: qh chiến lược quan tâm đến mục tiêu chiến lược thường
là mềm dẻo ko bị ràng buộc bởi quy trình pháp luật( do đó có thể dễ dàng
chỉnh lý) ; qh hành động thường lấy ngân sách địa phương quan tâm chủ yếu
đến biện pháp và các hướng dẫn cho những hoạt động đặc trưng nào đó. Cả
hai dạng qh này điều liên quan chặt chẽ đến chức năng kiểm soát trong công
tác quản lý và có quan hệ chặt chẽ vs nhau.
o Qh tổng thể và chuyên nghành: thường chưa đưa đến các hđ ảnh hưởng tt
đến mt mà nó chỉ là cơ sở cho các qh chi tiết sau đó. Các nhà QHMT cần
chú ý đến đặc điểm này.
o QH chung và QH chức năng; qh chung thường định hướng vào việc qh sd
đất và pt cấu trúc vật lý. Trên thực tế mỗi quan hệ qh chung và chức năng
không hoàn toàn chắc chắn. qh giao thông , cấp nước, đổ thải chất thải là
then chốt cho đô thị hóa một vùng lại là công việc của những nhà chức năng
chứ ko phải của qh chung.
Câu 15. Các cấp độ và hình thức quy hoạch môi trường?
QHMT có tính tổng hợp cao đc thực hiện ở các cấp độ lãnh thổ trên phạm vi quốc tế,
quốc gia, vùng , nghành , tỉnh và thành phố , cộng đồng hay dự án.
Hình thức QH:
- QH một thành phần của môi trường ( như đất , nước , nước ngầm, tài nguyên sinh
vật,..)
- QHMT tổng thể vùng , khu vực ( lưu vực, vùng ven biển, hệ thống đô thị , các
vùng sinh thái – hay vùng địa sinh vật ) .QHMT thường chú ý đến đầy đủ các yếu
tố tài nguyên , chất lượng thành phần môi trường, các hệ sinh thái nhạy cảm , sinh
vật quý hiếm , Đ DSH cũng như các hoạt động pt trong khu vực .


Câu 16. Vị trí của quy hoạch trong quản lý môi trường ?
Bốn chức năng liên quan mật thiết với nhau: quy hoạch , tổ chức, điều hành và kiểm

soát.
- Quy hoạch: hình thành các mục tiêu cụ thể để đạt đc mục tiêu chiến lược trong
khuôn khổ sẵn có.chọn lựa và phân chia các hoạt động tren cơ sở các phương án đã
lựa chọn.
- Tổ chức: phối hợp các hoạt động, thiết lập mỗi liên hệ giữa các tổ chức và cung cấp
các đk cần thiết .
- Điều hành: tiến hành lãnh đạo , hướng dẫn, hình thành và duy trì các hệ thống liên
lạc và đảm bảo khả năng kế toán.
- Kiểm soát: đánh giá mức độ hoàn thành theo kế hoạch , điều chỉnh thích hợp việc
thực hiện và nội dung quy hoạch bao gồm cả nội dung giám sát và ĐTM.
Quy hoạch trong phạm vi một tổ chức được tiến hành ở ba cấp độ khác nhau:
- Cấp chiến lược : là cấp cao nhất, liên quan đến việc xác định kế quả , với các mục
tiêu chiến lược , chính sách với việc điều tra nắm bắt và sd các nguồn lực cần thiết
để đạt đc mục tiêu. Đây là nhiệm vụ của các hội đồng , ủy ban , ban điều hành…
- Cấp quản lý hành chính: là cấp độ trung gian , liên quan đến việc phân chia
phương tiện , tổ chức chường trình thực hiện . đây là cv quản lý cao cấp.
- Cấp thực hiện : cấp độ thấp nhất, thực hiện các chương trình , nhiệm vụ cụ thể một
cách tích cực và có hiệu quả.
Câu 17.Xác lập mục tiêu môi trường mong muốn?
phân loại mục tiêu :
- Mục tiêu đã xác lập được nghi nhận trong văn bản pháp lý
- Mục tiêu đang phát triển được đề xuất và thảo luận
- Mục tiêu dự định
Ngoài ra còn chia thành các mục tiêu sau:
- Mục tiêu chiến lược , dài hạn dựa trên chiến lược bvmt quốc ga, vùng hay địa
phương và những vấn đề tài nguyên môi trường cụ thể của mỗi vùng
- Mục tiêu cụ thể định lượng phải đạt đc trong khoảng thời gian ngắn dựa trên mục
tiêu chiến lược . các mục tiêu cụ thể của môi trường phải hướng vào các mục tiêu
cụ thể đối vs từng thành phần môi trường khác nhau < tiêu chuẩn chất lượng môi
trường không khí, nước, tiếng ồn,…>



Xác lập mục tiêu:
- Căn cứ vào chính sách , chiến lược , sự lựa chọn của chính quyền địa phương.
- Thông qua các quá trình bầu cử chính trị.
- Thông qua hội nghị cộng đồng.
Câu 18. Thiết kế quy hoạch môi trường?
Là sự lựa chọn và thực hiện các giải pháp ko gian phù hợp với khoa học, nhằm đạt tới
mục tiêu môi trường đã lựa chọn.
Phân vùng quản lý chất lượng môi trường:
- Phân vùng là công cụ cơ bản , quan trọng trong sd đất nhằm kiểm soát việc sd đất
trong kv theo mục đích xác định.
- Phân vùng theo chất lượng môi trường áp dụng cho quy hoạch quản lý chất lượng
nước mặt theo mục đích sd, quy hoạch quản lý môi trường một lãnh thổ , kiểm
soát các hoạt động , mức độ khai thác tài nguyên môi trường. mức độ cho phép xả
thải các loại chất thải theo một hệ thống thống nhất tuân thủ theo các tiêu chuẩn
môi trường.
Quy hoạch hệ sinh thái : tiếp cận hst là một trong những kỹ thuật có thể áp dụng vào
quy hoạch môi trường khu vực. môi trường khu vực là tổng thể các hệ sinh thái có
quan hệ mật thiết với nhau.quy hoạch không gian môi trường trên cơ sở tiếp cận sinh
thái là việc đề suất các phương án tổ chức và sắp xếp các kiểu hệ sinh thái. Để có một
môi trường khu vực bền vững thì tính đa dạng hệ sinh thái càng phải lớn và theo tỷ lệ .
Câu 19. Các nội dung cơ bản xác định các vấn đề tài nguyên và môi trường then chốt?
Vấn đề có nguy cơ cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe , chất lượng môi trường
và những hoạt động tác động đên nó.
*.) các vấn đề then chốt:
- trữ lượng , chất lượng , phân bố ,, cách thức khai thác và mức độ khai thác.
- Các dạng tài nguyên
- Cạn kiệt tài nguyên
*) ô nhiễm và hiểm họa môi trường

- ô nhiễm môi trường , bụi , nước, kk…
- suy thoái đất đai, sd hóa chất môi trường quá mức
-

suy giảm đa dạng sinh học. tuyệt chủng của các loài quý hiếm


- Thiên tai
- Các hệ sinh thái nhạy cảm ( dễ ngập lụt , đát đốc ko ổn định
- Khu vực tập chumng dân cư quá cao
- Các nguy cơ do hoạt động động công nghiệp , khai khoáng , hoạt động giao thông
vận tải.
- Các vùng bị ô nhiễm , suy thoái( nước mặt , nước ngầm, kk, đất,..)
- Ngoài ra các vấn đề môi trường các vấn đề môi trường cosb thể xảy ra trong tương
lai
*) xác định nhóm những vấn đề có nguy cơ cao: có khả năng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng
đối với sức khỏe, chất lượng môi trường hay cuộc sống , cần xác định rõ những vùng , khu
vực có nguy cơ cao.



×