Mục lục
A. MỞ ĐẦU
1.
Lời nói đầu
Việc nghiên cứu về Hồ Chí Minh nói chung, và hành trình tìm đường cứu
nước của Người nói riêng là một vấn đề rất được quan tâm đã được tiến hành từ
mấy chục năm nay với sự góp mặt của đông đảo các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước. Trong bài viết nhỏ này em xin tổng hợp và làm rõ một số vấn đề về
quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng, một trong những người đặt nền
móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho
Việt Nam.
Cuộc đời Hồ Chí Minh là một cuộc hành trình huyền thoại. Trong
chuyến hành trình 30 năm đi tìm đường cứu nước cho dân tộc mình (từ năm
1911 cho đến năm 1941), ông đã tới nhiều quốc gia khác nhau để trực tiếp
quan sát những chuyển biến tại các nước châu Phi, châu Âu, châu Á, Bắc Mỹ và
Trung Đông một việc mà không có lãnh tụ nào khác làm được trong thế kỷ 20.
Là nhà lãnh đạo được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng. Ông đồng
thời cũng là một nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng cả
tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Anh. Là một nhà lãnh đạo
nổi tiếng ở Đông Nam Á.
Sự kiện ngày 5-6-1911, với tên gọi “Văn Ba”, Nguyễn Tất Thành ra đi
tìm đường cứu nước là cột mốc quan trọng đầu tiên trên hành trình tìm đường
cứu nước của Người. Điều đó đánh dấu sự dứt khoát đoạn tuyệt con đường cứu
1
nước của các bậc tiền bối và tìm con đường mới cho cuộc đấu tranh giành độc
lập cho dân tộc. Hành trình 30 năm bôn ba tìm đường giải phóng dân tộc, trên
con đường dài dằng dặc ấy, Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua nhiều khó khăn, gian
khổ, những trở ngại tưởng chừng không thể vượt qua nổi, mong ước được trở về
nước trực tiếp lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc của Người đã trở
thành hiện thực. Và giờ đây chúng ta đang đứng trên một đất nước hòa bình, một
xã hội dân chủ cũng chính là nhờ phần công lao to lớn của Người.
Kế thừa một số công trình nghiên cứu về Bác bằng những tư liệu chân
thực, bài viết này trình bày một cách tương đối đầy đủ và có hệ thống về Hành
trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh, rất thích hợp cho bạn đọc rộng rãi.
Trong quá trình biên soạn, em đã hết sức cố gắng, song chắc rằng không
tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong quý thầy cô và bạn đọc đóng góp
ý kiến để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
2. Lí do chọn đề tài
Trong hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh, đã cho ta
thấy những hình ảnh giản dị,ý chí kiên cường,nghị lực phi thường và tấm gương
đạo đức sáng ngời của Người. Dù Người đã ra đi mãi mãi nhưng, tâm hồn đó,
hình ảnh đó luôn sống mãi trong trái tim các thế hệ người Việt Nam và bè bạn
quốc tế. Bởi vậy việc tìm hiểu về Bác là cả một trọng trách quan trọng cho
những người làm lịch sử nói riêng và mọi người dân Việt Nam nói chung, để lưu
truyền lại cho đời sau và ôn lại quá khứ đấu tranh hào hùng của dân tộc, làm rõ
những sự kiện chính trong quãng thời gian hoạt động (1911 – 1941) của Nguyễn
Ái Quốc, qua đó chỉ ra những sự kiện quan trọng trong hành trình tìm đường cứu
nước của Người.
2
Dưới đây là những tìm hiểu nho nhỏ của em về “hành trình ra đi tìm
đường cứu nước của Bác Hồ”, tuy không được đầy đủ , cặn kẽ về những hoạt
động của Bác nhưng cũng mong muốn được thể hiện sự tôn thờ và lòng ngưỡng
mộ đối với Bác.Và đó cụng là lý do em chọn đề tài này để nghiên cứu.
A. NỘI DUNG
1. Sơ lược về gia đình và tiểu sử của Bác Hồ
Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời thơ ấu tên là Nguyễn Sinh Cung , sinh ngày
(19-5-1890), trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, tại quê ngoại là
làng Hoàng Trù (còn gọi là làng Trùa), xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An),
nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị nặng nề của thực
dân phong kiến.
Cha của Người là Nguyễn Sinh Sắc (Nguyễn Sinh Huy)-(1862-1929)
người dân còn gọi là cụ Phó bảng. Mẹ của Người là Hoàng Thị Loan, sinh năm
1868. Nguyễn Thị Thanh (1884 - 1954) là người chị cả, có hiệu khác là Bạch
Liên nữ sĩ, bà hoạt động tích cực chống Pháp dưới ngọn cờ yêu nước của chí sĩ
Phan Bội Châu. Nguyễn Sinh Khiêm (1888 – 1950) là con thứ hai trong gia
đình cụ Phó bảng, sau chị cả Nguyễn Thị Thanh và là người anh trai của
Nguyễn Sinh Cung và Nguyễn Sinh Nhuận. Ông còn được gọi là Cả Khiêm,
tên tự là Tất Đạt. Thời thanh niên, ông tham gia các hoạt động yêu nước chống
thực dân và phong kiến nên từng bị tù đày nhiều nǎm.
3
* Thời niên thiếu của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng với gia đình chuyển vào Huế lần thứ
nhất, khi ông Nguyễn Sinh Sắc vào Kinh thi hội. Từ cuối năm 1895 đến đầu năm
1901, Nguyễn Sinh Cung sống cùng cha mẹ tại Huế, ở nhờ nhà một người quen
ở trong thành nội (nay là số nhà 112, đường Mai Thúc Loan). Đó là những năm
tháng gia đình ông Sắc sống trong cảnh gieo neo, thiếu thốn. Gần cuối năm
1898, theo lời mời của ông Nguyễn Sĩ Độ, ông Nguyễn Sinh Sắc về dạy học cho
một số học sinh ở làng Dương Nỗ, tại ngôi nhà của ông Nguyễn Sĩ Khuyến (em
trai ông Nguyễn Sĩ Độ), xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, cách
thành phố Huế 6 km. Nguyễn Sinh Cung cùng anh theo cha về đây và bắt đầu
học chữ Hán tại lớp học của cha.
Khoảng tháng 9-1901, Nguyễn Sinh Cung cùng gia đình chuyển về sống ở
quê nội. Ông Nguyễn Sinh Huy làm lễ vào làng cho hai con trai với tên mới là
Nguyễn Tất Đạt (Sinh Khiêm) và Nguyễn Tất Thành (Sinh Cung).
Tại quê nhà, Nguyễn Tất Thành được gửi đến học chữ Hán với các thầy
giáo Hoàng Phan Quỳnh, Vương Thúc Quý và sau là thầy Trần Thân. Các thầy
đều là những người yêu nước. Nguyễn Tất Thành được nghe nhiều chuyện qua
các buổi bàn luận thời cuộc giữa các thầy với các sĩ phu yêu nước. Nguyễn Tất
Thành dần dần hiểu được thời cuộc và sự day dứt của các bậc cha chú trước cảnh
nước mất, nhà tan. Trong những người mà ông Sắc thường gặp gỡ có ông Phan
Bội Châu. Giống như nhiều nhà Nho yêu nước lúc bấy giờ, Phan Bội Châu cũng
day dứt trước hiện tình đất nước và số phận của dân tộc. Con người nhiệt huyết
ấy trong lúc rượu say vẫn thường ngâm hai câu thơ của Viên Mai:
4
“Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch,
Lập thân tối hạ thị văn chương”.
Nghĩa là:
“Mỗi bữa (ăn) không quên ghi sử sách,
Lập thân hèn nhất ấy (là) văn chương”.
Câu thơ đã tác động nhiều đến Nguyễn Tất Thành và góp phần định hướng
cho người thiếu niên sớm có hoài bão lớn.
Lớn dần lên, càng đi vào cuộc sống của người dân địa phương, Nguyễn
Tất Thành càng thấm thía thân phận cùng khổ của người dân mất nước. Đó là
nạn thuế khoá nặng nề cùng với việc nhân dân bị bắt làm phu xây dựng đường
trong tỉnh, làm đường từ Cửa Rào, đi Xiêng Khoảng (Lào) nơi rừng thiêng nước
độc. Những cuộc ra đi không có ngày về, nhân dân lầm than, ai oán.
Mùa xuân năm 1903, Nguyễn Tất Thành theo cha đến xã Võ Liệt, huyện
Thanh Chương, tỉnh Nghệ An và tiếp tục học chữ Hán. Tại đây Nguyễn Tất
Thành lại có dịp nghe chuyện thời cuộc của các sĩ phu đến đàm đạo với cha
mình.
Cuối năm 1904, Nguyễn Tất Thành theo cha sang làng Du Đồng, huyện
Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, khi ông Sắc đến đây dạy học. Ngoài thời gian học tập,
Nguyễn Tất Thành thường theo cha đến các vùng trong tỉnh như làng Đông Thái,
quê hương của Phan Đình Phùng, thăm các di tích thành Lục niên, miếu thờ La
Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, v.v.. Những chuyến đi này giúp Nguyễn Tất Thành
mở rộng thêm tầm nhìn và tầm suy nghĩ. Người nhận thấy ở đâu nhân dân cũng
5
lam lũ đói khổ, nên dường như trong họ đang âm ỉ những đốm lửa muốn thiêu
cháy bọn áp bức bóc lột thực dân phong kiến. Trước cảnh thống khổ của nhân
dân, Người đã sớm “có chí đuổi thực dân Pháp giải phóng đồng bào”.
Tháng 7-1905, Nguyễn Tất Thành theo cha đến huyện Kiến Xương, Thái
Bình, trong dịp ông Nguyễn Sinh Sắc đi gặp các sĩ phu ở vùng đó. Tháng 91905, thực hiện Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, loại trường Pháp – bản
xứ (école franco-indigène) đuợc mở tại Vinh, tỉnh lỵ của Nghệ An, với lớp đầu
tiên của bậc tiểu học, thường gọi là lớp (curs préparatoire). Chương trình học
nặng về tiếng Pháp, chỉ còn một số ít học chữ Hán. Nguyễn Tất Thành được phụ
thân cho đi học ở Vinh Tại trường tiểu học Vinh, Nguyễn Tất Thành chú ý đến ba
từ được sơn vào gỗ, gắn ở phía trên bảng đen “LIBERTé, éGALITé,
FRATERNITé” (Tự do- Bình đẳng- Bác ái). Người tìm hiểu và biết đó là khẩu
hiệu nổi tiếng của đại cách mạng Pháp năm 1789. Đối với Người, đó là những
điều hoàn toàn mới lạ, khác với những điều mà Người đã học trong sách vở
thánh hiền…, vì vậy rất tự nhiên, Người nảy ra ý muốn “tìm hiểu những gì ẩn
dấu trong những từ ấy”. Nhưng chưa hết năm học khoảng cuối tháng 4-1906,
Người phải nghỉ học để chuẩn bị cùng cha lên đường vào Huế.
Vào Huế, Nguyễn Tất Thành cùng với Người anh trai được cha cho đi học
Trường tiểu học Pháp – Việt tỉnh Thừa Thiên, lớp dự bị (cours préparatoire,
tháng 9-1906); lớp sơ đẳng (cours élémentaire, tháng 9-1907). Đây là ngôi
trường Bác Hồ đâ học trong thời gian ở Huế, từ 1906-1908. Ở ngôi trường này,
Nguyễn Sinh Cung là một học trò xuất sắc. Và cũng ở ngôi trường này, tri thức
và sách vở đã gợi nên lòng ham hiểu biết, trở thành nền móng đầu tiên cho sự
nhận thức và hành động chí hướng yêu nước sau này của Bác.
6
Ở Huế, lần này xảy ra một sự kiện đáng ghi nhớ trong cuộc đời của
Nguyễn Tất Thành. Tháng 4-1908, Người tham gia cuộc biểu tình chống thuế
của nông dân tỉnh Thừa Thiên, khởi đầu cho cuộc tranh đấu suốt đời Người vì
quyền lợi của nhân dân lao động. Vào gần cuối năm lớp sơ đẳng của Người, kinh
đô Huế lại xôn xao, náo động về một sự kiện mới: bị mất mùa liên tiếp 3 năm,
nông dân 6 huyện của tỉnh Thừa Thiên kéo nhau rầm rập về kinh thành. Bà con
vây quanh tòa Khâm sứ ở cầu Tràng Tiền để đòi giảm sưu, giảm thuế. Nguyễn
Tất Thành đã tham gia những cuộc biểu tình này. Thực dân Pháp đã thẳng tay
đàn áp những người nông dân hiền lành.
Vì những hoạt động yêu nước, tham gia cuộc đấu tranh của nông dân,
Nguyễn Tất Thành bị thực dân Pháp để ý theo dõi. Tuy nhiên, tháng 8-1908,
Nguyễn Tất Thành với tên gọi Nguyễn Sinh Côn, vẫn được ông Hiệu trưởng
Quốc học Sukê (Chouquet) tiếp nhận vào học tại trường. Tháng 9-1908, Nguyễn
Tất Thành vào lớp trung đẳng (lớp nhì) (cours moyen) tại Trường Quốc học Huế.
Trong thời gian học tại Trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành được
tiếp xúc nhiều với sách báo Pháp. Các thầy giáo của Trường Quốc học Huế có
người Pháp và cả người Việt Nam, cũng có những người yêu nước như thầy
Hoàng Thông, thầy Lê Văn Miến. Chính nhờ ảnh hưởng của các thầy giáo yêu
nước và sách báo tiến bộ mà Người được tiếp xúc, Tại đây, chàng thanh niên
Nguyễn Tất Thành đã lĩnh hội được bản chất chế độ thực dân cùng các vấn đề
chính trị, xã hội đương thời. Sau sự kiện phong trào đấu tranh chống sưu thuế ở
Huế và miền trung tháng 4/1908, ý muốn đi sang phương Tây tìm hiểu tình hình
các nước và học hỏi những thành tựu của văn minh nhân loại từng bước lớn dần
trong tâm trí của Nguyễn Tất Thành.
7
Trong khoảng thời gian từ (1890-1908) qua 18 năm thời thời niên thiếu
người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã trãi qua nhiều khổ nhục của cuộc
sống,sớm mất mẹ nên cũng thiếu thốn đi sự ấm áp của gia đình, Người theo cha
đi nhiều nơi, với sự thông minh và ham học hỏi Người đã học được nhiều điều
mới mẽ, dù con đường học tập của Người gặp nhiều trắc trở nhưng Người
không từ bỏ mà ngày càng lĩnh hội được nhiều kiến thưc mới và khoa học. Trong
thời gian này Người đã chứng kiến được sự bóc lột của thực dân Pháp và nổi lầm
than, đói khổ của người dân và chính gia đình mình cũng chịu sự áp đặt của giai
cấp thống trị. Với lòng yêu nước thù giặc sâu sắc đã dần dần hình thành nên ý
chí và ý tưởng giải phóng dân tộc trong lòng người thanh niên Ấy.
Khoảng tháng 6-1909, Nguyễn Tất Thành rời Trường Quốc học Huế theo
cha vào Bình Định, khi ông được bổ nhiệm chức Tri huyện Bình Khê. Trong thời
gian ở Bình Khê, Nguyễn Tất Thành thường được cha dẫn đi thăm các sĩ phu
trong vùng và thăm di tích lịch sử vùng Tây Sơn. Cuối năm 1909, Nguyễn Tất
Thành được cha gửi học tiếp chương trình lớp cao đẳng (lớp nhất – cours
supérieur), tại Trường tiểu học Pháp – Việt Quy Nhơn.
Tháng 6-1910, Nguyễn Tất Thành hoàn thành chương trình tiểu học. Khi
nghe tin cha bị cách chức Tri huyện Bình Khê, bị triệu hồi về Kinh, trước biến cố
mới của gia đình, Người không theo cha trở về Huế mà quyết định đi tiếp xuống
phía Nam. Trên đường từ Quy Nhơn vào Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành dừng chân
ở Phan Thiết vào cuối tháng 8-1910. Nhờ gặp được một người có mối quan hệ
từ trước với phụ thân, Người được giới thiệu vào làm trợ giáo (moniteur), được
giao dậy một số môn, đồng thời phụ trách các hoạt động ngoại khoá của Trường
Dục Thanh, một trường tư thục do các ông Nguyễn Trọng Lội và Nguyễn Quý
(con trai cụ Nguyễn Thông, một nhân sĩ yêu nước) thành lập năm 1907
8
2. Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ra đi tìm đường cứu
nước của Nguyễn Ái Quốc
Bối cảnh lịch sử trong nước và Quốc tế trước khi Bác Hồ ra đi tìm đường
2.1.
cứu nước
-
Tình hình quốc tế
Vào giữa thế kỷ thứ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thống
trị ở Anh, Pháp, Đức và một số nước khác ở Tây Âu. Ở các nước này, giai cấp tư
sản tăng cường áp bức, bóc lột giai cấp công nhân. Và cũng tại đây, phong trào
công nhân phát triển từ “tự phát” đến “tự giác”, mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp
công nhân và giai cấp tư sản trở nên gay gắt. Cuộc đấu tranh của giai cấp công
nhân đối với chủ nghĩa tư bản đòi hỏi phải có lý luận tiên phong dẫn đường. Để
đáp ứng đòi hỏi đó, chủ nghĩa Mác ra đời với Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản.
Lý luận của chủ nghĩa Mác khẳng định sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp
công nhân là lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội mới, xã hội cộng
sản chủ nghĩa.
Đến cuối thế kỷ thứ XIX, chủ nghĩa tư bản thế giới chuyển sang giai đoạn
đế quốc chủ nghĩa. Các nước đế quốc tranh giành nhau xâm chiếm thuộc địa và
đã căn bản hoàn thành việc phân chia thế giới, áp đặt ách thống trị thực dân ở
khắp các nước Á, Phi và Mỹ Latinh. Thế giới bị chia cắt làm hai: một khu vực
gồm các nước tư bản, có nền công nghiệp phát triển, thường được gọi là phương
Tây, còn khu vực còn lại gồm các nước thuộc địa và phụ thuộc, nền kinh tế còn
lạc hậu, thường được gọi là phương Đông. Vấn đề đặt ra cho các nước thuộc địa
và phụ thuộc là làm thế nào để được giải phóng. Thế giới hình thành mâu thuẫn
mới:mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Nó
trở thành điều kiện khách quan cho phép phong trào cách mạng ở các nước thuộc
9
địa gắn bó với phong trào cách mạng quốc tế, đặc biệt là với phong trào cách
mạng của giai cấp công nhân ở các nước tư bản.
- Tình hình trong nước.
Cuối thế kỷ XIX, sự kiện lịch sử tác động mạnh mẽ đến tình hình chính
trị, kinh tế, xã hội Việt Nam, làm thay đổi kết cấu giai cấp, ảnh hưởng nhiều đến
cuộc sống mọi người dân (trong đó có họ hàng, gia đình và bản thân Hồ Chí
Minh) là thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Sau thời kỳ "bình định", thực dân
Pháp thi hành chính sách "khai thác thuộc địa" - thực chất là tăng cường bóc lột,
vơ vét thuộc địa. Vì vậy, đời sống nhân dân lao động đã khó khăn, càng thêm
khốn đốn. Hậu quả là Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước
thuộc địa nửa phong kiến.
Sang đầu thế kỷ XX, đời sống các tầng lớp nhân dân càng bị bần cùng
hoá. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và
chế độ thuộc địa ngày một gay gắt, trở thành mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu.
Bên cạnh đó, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ càng gay gắt. Đây là trở lực
lớn, kìm hãm sự phát triển của xã hội Việt Nam.
Vì vậy, chỉ có giải quyết thành công những mâu thuẫn trên đây - đồng
nghĩa với việc tìm ra con đường cứu nước, giành lại độc lập dân tộc thì xã hội
Việt Nam mới tiếp tục phát triển. Đó là đòi hỏi khách quan, cấp bách của cách
mạng Việt Nam từ đầu thế kỷ XX.
Để giải quyết mâu thuẫn trên, nhiều phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi
với mục tiêu "Phen này quyết chống cả Triều lẫn Tây". Đó là phong trào Đông
Du, Đông Kinh nghĩa thục... do các sỹ phu yêu nước chịu ảnh hưởng của tư
tưởng dân chủ tư sản như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo hay khởi
nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân đảng dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thái
10
Học, Phạm Tuấn Tài...rồi khởi nghĩa nông dân Yên Thế dưới sự lãnh đạo của
Hoàng Hoa Thám kéo dài hơn 30 năm... Đó là trang sử đấu tranh vẻ vang của
dân tộc trên con đường đấu tranh giành độc lập. Mặc dù diễn ra sôi nổi, rộng
khắp các vùng miền, nhưng tất cả các cuộc đấu tranh cuối cùng đều thất bại. Bối
cảnh lịch sử này, sau này, Hồ Chí Minh viết trong bài Con đường cứu nước và
giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay: "Trong suốt gần một thế kỷ thống trị
của thực dân Pháp, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam không
ngừng phát triển, kẻ trước ngã, người sau đứng dậy. Nhưng tất cả những cuộc
khởi nghĩa yêu nước ấy đã bị dìm trong biển máu. Những đám mây đen lại bao
phủ đất nước Việt Nam"[1]
Thực tế thất bại của lớp cha ông đã chỉ ra rằng: sự bất lực của hệ tư tưởng
phong kiến và hệ tư tưởng tư sản trước nhiệm vụ lịch sử đặt ra là lãnh đạo toàn
dân chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc. Cách mạng Việt Nam khủng hoảng về
đường lối, tức là thiếu hệ thống lý luận cách mạng tiên tiến của giai cấp công
nhân có khả năng dẫn dắt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam thành
công. Câu hỏi của "bài toán thế kỷ" đặt ra cho dân tộc ta: Ai là người lãnh đạo
thành công nhiệm vụ giải phóng dân tộc ở Việt Nam ? đến lúc này vẫn chưa có
lời giải.
Trong quá trình xác định con đường cứu một dân tộc, lòng căm thù giặc và
quyết tâm chưa đủ, mà còn phải lý giải được nguyên nhân thất bại của các bậc
tiền bối, hiểu được điều kiện chủ quan và khách quan của bối cảnh lịch sử, trên
cơ sở đó mà vạch ra hướng đi của con đường cũng như những yếu tố đảm bảo
thắng lợi.Trước thất bại liên tiếp về con đường cứu nước của các bậc tiền bối,
Người nhận xét:
"Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương...Điều đó
là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương.
11
Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy
hiểm, chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau".[2]
Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn, vì còn trực tiếp đấu tranh chống
Pháp. Nhưng theo người ta kể thì Cụ còn mang nặng cốt cách phong kiến"[3].
Từ những trải nghiệm cuộc sống và với quyết tâm lớn, Hồ Chí Minh đã
sớm phát hiện ra mâu thuẫn giữa chế độ đàn áp bóc lột dã man của bọn thực dân
ở Việt Nam với cái lý tưởng cao đẹp của nước Pháp - quốc gia đã đề xướng ra
lý tưởng cao đẹp và hấp dẫn mọi con người " Tự do - Bình đẳng - Bác ái", muốn
biết cái gì bí mật ẩn náu ở "nước Mẹ" xa xôi ! Người cho rằng "Muốn đánh hổ
thì phải vào hang hổ!". Và chính những nhận thức về bối cảnh đất nước và
những tìm hiểu của Hồ Chí Minh về nước Pháp đã thôi thúc Người sang Pháp và
các nước khác... Đây không phải là hành động ngẫu nhiên, tự phát mà là sự lựa
chọn, trăn trở; một quyết tâm lớn, nhằm đáp ứng đòi hỏi khách quan của cách
mạng Việt Nam.
2.2.
Truyền thống yêu nước thương dân của Hồ Chí Minh
Yêu nước, thương dân, tất cả vì dân, vì nước là suy nghĩ thường trực, nhất
quán, trọn vẹn trong con người Hồ Chí Minh. Người đi sang Pháp, phương Tây
nhằm mục đích học hỏi, xem bên ngoài người ta làm thế nào để rồi về nước giúp
đồng bào mình được giải phóng khỏi gông cùm nô lệ, áp bức, đứng thẳng dậy,
ngẩng cao đầu mà sống. Hồ Chí Minh đã thật sự lấy nguyện vọng, ham muốn
của đồng bào, mọi người Việt Nam làm nguyện vọng, ham muốn cao nhất của
mình, lấy cái tâm của dân làm cái tâm của cá nhân mình. ở Hồ Chí Minh, yêu
nước phải gắn liền với yêu dân, yêu đồng bào. Không thể nói yêu nước mà lại
không thương dân, không lấy nguyện vọng, mong muốn, nhu cầu của dân làm
nguyện vọng, ham muốn của mình. Là một người yêu nước chân chính, Hồ Chí
12
Minh đã đứng ở đỉnh cao của tầm nhìn thời đại mà hiểu được lòng dân, lấy
nguyện vọng, mong muốn của nước, của dân, của đồng bào làm ham muốn tột
bậc của Người. "Lấy" ở đây, trong quan niệm Hồ Chí Minh, không phải là cái
lấy chung chung, trừu tượng mà chính ở trong tâm, trong trái tim Người, quan
trọng nhất là phải bằng hành động thiết thực, cụ thể. Chính ham muốn tột bậc có
chiều sâu văn hóa, lịch sử của Hồ Chí Minh gần gũi với nhận thức, suy nghĩ của
nhân dân, có sức lan tỏa rộng và tác động đến lương tri làm người có ích cho đất
nước, dân tộc.
Là lãnh tụ của dân tộc, Người đứng đầu Đảng và Nhà nước, Hồ Chí Minh
nhận thức rất rõ trách nhiệm của cá nhân: Lo cho dân, cho nước từ những việc
lớn đến việc nhỏ, từ việc tìm đường cứu nước, xây dựng, phát triển mọi mặt xã
hội, đến việc tương, cà, mắm, muối... để thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu nhất của
dân, để mọi người có ăn, có mặc, có chỗ ở, được học hành, có điều kiện khám
chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Trên đất nước này, nếu nước nhà chưa được
thống nhất, Bắc, Nam còn bị chia cắt, một bộ phận đồng bào còn bị đọa đày, lầm
than, nô lệ thì Người còn cảm thấy đau đớn khôn nguôi; nếu có một người Việt
Nam còn đói, rét, dốt, bệnh tật thì Hồ Chí Minh cho rằng mình chưa hoàn thành
trách nhiệm, còn có lỗi với đồng chí, đồng bào. Người đau nỗi đau chia cắt đất
nước, vui, buồn cùng với nhân dân, sẵn sàng hy sinh đời sống riêng tư mà ở đời
ai cũng cần phải có. Hồ Chí Minh không có gia đình riêng, nhưng Người coi Việt
Nam là đại gia đình của Bác; thanh, thiếu niên, nhi đồng là con cháu; phụ lão
Việt Nam là anh em; phụ nữ Việt Nam là chị em của Bác. Hồ Chí Minh gắn bó
với đồng bào theo đúng nghĩa anh em, chị em, con cháu và thật sự Người có tình
cảm, trách nhiệm với họ như những người ruột thịt. Trả lời một nhà báo nữ nước
ngoài (14-7-1969), Hồ Chí Minh bộc bạch hết tâm can của mình: "Đồng chí
muốn biết tình cảm của tôi đối với miền Bắc và đối với miền Nam phải không?
13
Tôi yêu đồng bào ở miền Bắc cũng như yêu đồng bào ở miền Nam. Tôi hiến cả
đời tôi cho dân tộc tôi... Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng
và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi
đau khổ của tôi"[4].
Trong suốt cuộc đời mình, Hồ Chí Minh luôn day dứt với một suy nghĩ:
Người chưa làm tròn nghĩa vụ cách mạng với dân, với nước. Vì thế, Hồ Chí
Minh từ chối mọi danh hiệu, phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước, nhân
dân, bạn bè quốc tế dành riêng cho Người. Năm 1963, khi biết tin Quốc hội định
trao tặng Người Huân chương Sao vàng cao quý, Hồ Chí Minh đã phát biểu rất
chân thành: "Tôi vừa nhận được một tin tức làm cho tôi rất cảm động và sung
sướng. Đó là tin Quốc hội có ý định tặng cho tôi Huân chương Sao vàng, Huân
chương cao quý nhất của nước ta. Tôi xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội. Nhưng tôi
xin Quốc hội cho phép tôi chưa nhận Huân chương ấy. Vì sao? Vì Huân chương
là để tặng thưởng người có công huân; nhưng tôi tự xét chưa có công huân xứng
đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội".[5] Và Người mong muốn: "Chờ
đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hòa bình, thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi
Huân chương cao quý. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng, vui mừng". [6] Hồ
Chí Minh bao giờ cũng muốn niềm vui riêng của Bác hòa trong niềm vui chung
của toàn dân tộc.
Nói là làm, Hồ Chí Minh dồn hết tâm lực, trí tuệ để lãnh đạo nhân dân xây
dựng, phát triển đất nước, làm cho Việt Nam trở nên giàu mạnh, hùng cường,
sánh vai với các cường quốc năm châu. Người rất tự hào về lẽ sống ở đời và làm
người, mục đích cuộc đời mà mình đã lựa chọn và đi trọn đến cùng để thực hiện
mục đích đó; nhưng Người vẫn còn hối tiếc vì quỹ thời gian quá ngắn để Người
không còn có thể làm được nhiều hơn nữa cho nước, cho dân. Trong Di chúc, Hồ
14
Chí Minh viết: "Về việc riêng - suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc,
phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi
không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn
nữa, nhiều hơn nữa". Và điều mong muốn cuối cùng của Hồ Chí Minh: "Toàn
Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự
nghiệp cách mạng thế giới" cũng là hướng về tương lai chung của đất nước, tiền
đồ và con đường phát triển của dân tộc.
Tấm gương đạo đức vì dân, vì nước Hồ Chí Minh trong sáng như
pha lê, không hề có một vết gợn, có sức truyền cảm mạnh mẽ và lay động
nhiều thế hệ. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, mỗi người
Việt Nam, trên cương vị của mình, dù sống và làm việc ở đâu, bao giờ
cũng phải biết rằng, chúng ta có chung một Tổ quốc yêu dấu, có một đồng
bào anh hùng, dũng cảm, nhân nghĩa, thủy chung nhưng còn lam lũ, đói
nghèo, đang tự vượt lên khẳng định mình trong cộng đồng quốc tế để
chung tay, góp sức xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh. Nếu được vậy, chúng ta đã thực hành đạo lý ở đời và làm
người của Bác: Vì nước, vì dân; yêu nước, thương dân.
3. Hành trang ra đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh
Trước ngày 2 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành bàn với một số người
bạn thân về chuyến đi ra nước ngoài. Anh nói: “tôi muốn đi ra nước ngoài, xem
nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về
giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm,
ví như khi đau ốm... Anh muốn đi với tôi không”? Khi người bạn hỏi lấy đâu ra
tiền mà đi, anh Thành vừa nói vừa giơ hai bàn tay: “Đây, tiền đây... chúng ta sẽ
làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi”. [7]Đôi bàn tay cũng
15
chính là hành trang không kém phần quan trọng xuyên suốt trong cuộc hành
trình của Người. Thấm đượm chủ nghĩa yêu nước, truyền thống cách mạng của
quê hương, được sự vun trồng chăm sóc, nuôi dưỡng, khích lệ của truyền thống
gia đình cùng với sự ham học hỏi và sự nỗ lực cao độ của cả trí tuệ và sức lực đã
thôi thúc người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu
nước, cứu dân. Đó cũng là một hành trang hết sức quan trọng để Người lên
đường.
4. Hành trình ra đi tìm đường cứu nước (1911-1941):
4.1.
Hành trình ra đi tìm đường cứu nước (1911-1923)
4.1.1. Thoạt đầu trên đất Pháp (1911 - 1912)
Cuộc hành trình ngày 2 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành xin làm việc
ở tàu Amiran Latusơ Tơrêvin, một tàu lớn vừa chở hàng vừa chở khách của hãng
Năm Sao đang chuẩn bị rời Cảng Sài Gòn đi Mác Xây, Pháp.
Ngày 3-6-1911, một thủy thủ của tàu Amiran Latusơ Tơrêvin dẫn Nguyễn
Tất Thành, với tên mới là Văn Ba, lên tàu gặp thuyền trưởng Maixen (Maisen)
và
được
vào
làm
nhận
phụ bếp
trên tàu.
Ngày 56-1911,
tàu
Amiran
Latusơ
Tơrêvin
rời
cảng Nhà
bến
Rồng
Tàu Amiran Latuso Torevin 1911
16
(Sài Gòn) đi Mácxây (Marseille), mang theo
một người thanh niên Việt Nam đầy lòng yêu
nước, thương dân, ôm ấp một hoài bão lớn
lao: tìm hiểu nền văn minh của thế giới, ra sức
học hỏi để về giúp nước. Một giai đoạn mới,
một bước ngoặt mới mở ra trong cuộc đời
người thanh niên Ấy, với mong muốn học hỏi
những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương
Tây. Về mục đích ra đi của mình, năm 1923
Người đã trả lời một nhà báo Nga rằng: “Khi
tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe
ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái… Tôi
Công việc phụ bếp của Nguyễn Tất
Thành trên tàu Lautuso Towrrevin
1911
rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp,
muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy” [8] . Một lần khác, trả lời
nhà văn Mỹ Anna luy Xtirông, Người nói: Nhân dân Việt Nam, trong đó có ông
cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường hỏi nhau ai là người giúp mình thoát khỏi ách
thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Nhật, người khác nghĩ là Anh, có người lại
cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn
ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi.
Trong khoảng thời gian làm việc trên tàu, có một lần ông Bùi Quang
Chiêu kỹ sư canh nông người Việt vào quốc tịch Pháp, đi vé tàu hạng nhất cùng
với gia đình sang Pháp du lịch, trông thấy anh Thành liền gọi anh lại bảo : « Tại
sao con lại làm cái nghề khó nhọc này ? Bỏ nghề này đi. Con nên chọn một nghề
khác, danh giá hơn ».Không, anh Thành đã chọn cách đi riêng của anh. Lao động
đối với anh là phương tiện để đi tìm chân lý. Sự nghiệp của anh bắt đầu bằng đôi
bàn tay trắng. Nhưng đôi tay sẽ làm nên tất cả, bất chấp gian nguy và khổ cực,
17
bất chấp sóng dữ và những chân trời xa lạ không có người quen. Người thanh
niên có chí lớn và sự táo bạo ấy cũng là người Việt Nam yêu nước đầu tiên tự
dấn mình vào con đường « vô sản hóa ». Tuổi trẻ, khi tình yêu Tổ quốc đã bùng
lên, bao giờ cũng đẹp, đầy dũng khí và niềm tin. Anh Thành lăn mình vào cuộc
sống của quần chúng vô sản chính là đang tạo ra cho lòng anh mảnh đất thuận lợi
cho giác ngộ giai cấp nẩy mầm.
Ngày 8/6, tàu tới Xin-ga-po thuộc địa Anh. Ngày 14/6, tàu tới Cô-lôm-bô,
lại thuộc địa Anh. Ngày 30/6, tàu tới Po Xa-ít, vẫn thuộc địa Anh. Thời ấy mặt
trời không bao giờ lặng trên đế quốc Anh. Ngày 6/7, tàu cập bến Đa-răng trong
cảng Mác-xây. Đây là đất Pháp đầu tiên mà anh trông thấy và đặt chân lên, nơi
đầu tiên trông đời anh thấy có những người Pháp gọi anh bằng «ông ». Một ngày
ở lại Mác-xây, đi thăm phố xá, anh Ba nhận xét : Thì ra, người Pháp ở bên Pháp
không ác như thực dân Pháp ờ Việt Nam. Thì ra, bên Pháp cũng có người nghèo
như bên ta. Sau một thời gian ngắn ở đây, nhà yêu nước trở lại tàu đô đốc
Latouche-Tréville. Rồi con tàu rời tới Le Havre, Dunkirk và trở lại Marseille 3
tháng sau đó. Nguyễn Tất Thành đã viết một lá thư cho Tổng thống Cộng hòa
Pháp, xin được tham dự Trường Thuộc địa (Colonial) với tư cách là một thực tập
sinh. Trường này được thành lập vào năm 1889 để đào tạo các quan chức chính
phủ đảm nhiệm các vị trí ở Đông Dương khi đó. Nguyễn Tất Thành nuôi hi vọng
đây có thể là con đường hướng tới tự do ở đất nước mình. Trong khi chờ câu trả
lời, Nguyễn Tất Thành trở lại Sài Gòn, với hi vọng được gặp cha. Nhưng mọi nỗ
lực tìm kiếm cha đều thất bại. Các anh chị em đã tham gia phong trào phản
kháng vũ trang và chị gái đã bị binh lính thực dân bắt hai lần. Cha của Nguyễn
Tất Thành cũng bị bắt giam năm 1912 và khi được thả ông bị người Pháp vẫn
tiếp tục theo dõi.
4.1.2. Hành trình trên đất nước Mỹ và Anh (1912 - 1917)
18
Đầu tháng 12 năm 1912, Người sang Hoa Kỳ. Giữa tháng 12 năm 1912,
Nguyễn Tất Thành tới nước Mỹ, từ New York, ông viết thư cho Khâm sứ Trung
Kỳ nhờ tìm địa chỉ cha mình và muốn xin cho người cha một công việc. Thư này
ông ký tên là Paul Tất Thành.
Cùng với việc lao động kiếm sống, Người dành phần lớn thời gian cho học
tập, nghiên cứu cách mạng tư sản Mỹ năm 1776. nước Mỹ, nơi sinh ra bản
Tuyên ngôn độc lập năm 1776 với những lời bất hủ: « Tất cả mọi người sinh ra
đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm
được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu
cầu hạnh phúc ».[9] Nhưng anh nhanh chóng nhìn thấy phía sau tượng thần Tự Do
ở lối vào cảng Niu-oóc là tôi ác man rợ của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Anh đi làm
thuê ở Brúc-clin và anh thường xuyên đến thăm khu người da đen ở Hác-lem.
Anh vô cùng xúc động trước điều kiện sống của người da đen và anh phẫn nộ
đến cùng cực trước hành động hung ác của bọn phân biệt chủng tộc Mỹ. Chủ
nghĩa tư bản đã làm sống lại chế độ nô lệ ngay trên nước Mỹ, và người da đen
mà anh được tận mắt thấy phải chịu những nổi thống khổ ghê gớm về tinh thần
và vật chất. Anh quan tâm đến số phận của màu da có nhiều đau khổ ấy.
Hình ảnh bọn đế quốc tra tấn, hành hạ người da đen làm anh không bao
giờ nguôi căm giận: một đám đông người da trắng lôi ra một người da den, xô
đẩy, đấm đá, giày xéo, đánh đập, chửa rủa, trói người da den vào gốc cây, tưới
dầu xăng vào người, bẻ dần từng chiếc răng và móc mắt người đó, gí miếng sắt
nung đỏ vào lưỡi rồi châm lửa đốt. Người da đen bị nướng chín, thui vàng, cháy
thành than trong tiếng vỗ tay reo hò của bọn giết người. Những người da trắng
nào dám bên vực người da đen cũng bị đối xử tàn nhẫn như thế. Anh Ba phải
thốt lên: « Văn minh là như vậy đó sao ! ». Anh thông cảm vô cùng với những
19
người da đen, giống người bị áp bức và bóc lột nặng nề nhất. Anh đi đến kết
luận: tất cả bọn đế quốc đều phản động và tàn ác.
Anh đi với một tư duy sâu sắc và cuộc khảo sát phong phú ấy vào buổi
đầu thế kỷ là vốn quý của anh và cũng là của cách mạng Việt Nam. Anh đã nhìn
thấy biết bao nhiêu đất nước và cuộc sống khác nhau, biết bao nhiêu màu da và
nỗi khổ khác nhau. Vào tuồi 25, anh đã là người đi nhiều nhất trong những người
Việt Nam ở bất cứ thời nào. Anh đi cho Dân tộc và Dân tộc qua anh nhích gần
đến thế giới và loài người. Những chặng đường anh đi vào thời điểm ấy là lịch
sử cả một thế giới đang chuyển động mạnh. Sau khi ở Hoa Kỳ một năm (cuối
1912-cuối 1913), Người từ Mỹ trở về Anh, Nguyễn Tất Thành rời Boston và đến
London. Công việc đầu tiên của Nguyễn Tất Thành tại đây là quét dọn tuyết tại
một trường học, nhưng do không thể chống chọi được với cái giá lạnh đóng băng
trong suốt nhiều giờ, Thành đã tìm một công việc khác, đó là làm than. Nhưng
công việc này thậm chí còn cực nhọc hơn công việc trước, phải ở trong tầng hầm
tối, nóng kinh hoàng từ sáng sớm cho tới đêm khuya. Câu chuyện được kể lại
theo tư liệu sưu tầm của nhà báo Hồng Hà trong quyển sách “Thời thanh niên
của Bác Hồ” và theo lời kể của ông Nam, ông từng là thành viên trong Ban chấp
hành Công đoàn cứu quốc hải ngoại và từng là bạn thân của Bác suốt những
ngày họ cùng làm việc tại tiệm ăn Các-tơ-tông nổi tiếng của Luân Đôn bấy giờ.
Sau hàng tháng trời lênh đênh trên biển khơi, anh Ba đến Mác-xây rồi tới
Lơ Havrơ. Sau đó, anh lại theo con tàu của hãng Năm Sao tiếp tục hành trình đến
Đông Dương, vòng quanh châu Phi rồi lại sang Mỹ.
Vào cuối năm 1913, Bác Hồ lúc này lấy tên Nguyễn Tất Thành đã rời Mỹ
sang Anh. “Người lên bộ đi kiếm việc làm ở Luân Đôn. Nhưng dường như thành
phố nhiều sương mù ấy không ưu đãi anh. Để sống giữa những ngày đông buốt
rét nhất, anh phải đi cào tuyết cho một trường học. Hai ngày sau, anh phải
20
chuyển sang một nghề khác: đổ than, đốt lò cho một chủ người Anh”. Bác từng
tâm sự với ông Nam: “Công việc cào tuyết là một công việc rất mệt nhọc. Mình
mẩy tôi đẫm mồ hôi mà tay chân thì lạnh cóng và cuốc được đống tuyết cũng rất
khó khăn vì tuyết trơn. Sau tám giờ làm công việc này, tôi mệt lử và đói bụng…”
“…Sau đó tôi tìm được một việc khác. Lần này thì phải đốt lò. Cả ngày không
nhìn thấy mặt trời và lửa lò nóng hầm hập. Từ năm giờ sáng, tôi chui xuống hầm
để nhóm lửa. Ở đây thật đáng sợ! Luôn luôn ở trong cảnh tranh tối tranh sáng.
Tôi không biết người ta làm cái gì ở tầng trên vì không bao giờ tôi lên đấy…”
Ngày làm việc mệt nhọc, khó khăn, đêm Bác về phòng. Giữa hoàn cảnh khí hậu
khắc nghiệt lạnh buốt da thịt, rét cóng cả người, không như ở quê nhà nhưng Bác
chẳng hề từ bỏ ước mơ của mình.
Mỗi sáng trước khi đi làm, Bác đặt một viên gạch trong lò sưởi của chủ
nhà rồi tối trở về, Bác lấy ra để dưới giường nằm. Viên gạch hồng đã sưởi ấm
cho Người trong những ngày đông giá rét tại Luân Đôn. Dù tiền công rẻ mạt,
Bác vẫn cố gắng làm việc dành dụm để có tiền học thêm tiếng Anh với một giáo
sư người Ý. Dẫu hoàn cảnh gian khổ vẫn không làm chùn bước người trai có chí
lớn. trong tác phẩm “Người đi tìm hình của nước”, Chế Lan Viên cũng đã nhắc
lại điều này: “…Có nhớ chǎng, hỡi gió rét thành Ba Lê? Một viên gạch hồng,
Bác chống lại cả một mùa bǎng giá Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya?” Rồi không lâu sau Nguyễn Tất Thành
được thuê làm phụ bếp ở khách sạn Carlton tại Haymarket. Kỹ năng và phong
cách của Nguyễn Tất Thành đã gây ấn tượng được với đầu bếp nổi tiếng
Escoffier và Thành được chuyển từ rửa bát sang làm bánh. Tranh thủ thời gian
rảnh rỗi, Nguyễn Tất Thành học tiếng Anh và tham gia vào Hiệp hội công nhân
nước ngoài, hiệp hội có mục đích cải thiện điều kiện làm việc ở các nhà máy của
Anh.
21
Đầu năm 1914, Người gửi thư cho Phan Châu Trinh, thông báo vắn tắt
tình hình bản thân, đưa ra những nhận xét về chiến tranh thế giới đang diễn ra và
dự đoán những chuyển biến có thể có. Người cũng gửi cho Phan Châu Trinh một
bài thơ thất ngôn bát cú với hai câu mở đầu như sau:
Chọc trời khuấy nước tiếng đùng đùng
.
Phải có kiên cương mới gọi hùng
và hai câu kết:
Ba hột đạn thầm hai tấc lưỡi
Sao cho ích giống mấy cam lòng.
Ngày 16 tháng 4 năm 1915, Người viết thư cho Toàn quyền Đông Dương,
thông qua lãnh sự Anh tại Sài Gòn, nhờ tìm địa chỉ của cha. Thư ký tên Paul
Thành.
Quá trình nghiên cứu, xem xét Cách mạng tư sản Mỹ (1776) và Cách
mạng tư sản Pháp (1789) đã giúp Nguyễn Ái Quốc học hỏi được nhiều điều. Tuy
vậy, Người vẫn đánh giá những cuộc cách mạng tư sản là “những cuộc cách
mạng không đến nơi”.
Chiến tranh kết thúc, các nước thắng trận họp Hội nghị hoà bình ở Vécxây
(Pháp) để chia phần. Thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái
Quốc gửi đến Hội nghị bản yêu sách 8 điểm. Trong khi chờ đợi giải quyết vấn đề
dân tộc tự quyết, Người chỉ đề cập những yêu sách “tối thiểu” và “cấp thiết”.
Tổng thống Mỹ Uynxơn (Wilson), tác giả chương trình 14 điểm với chiêu bài
dân tộc tự quyết cũng có mặt ở Hội nghị. Nhưng những yêu sách dù khiêm tốn
của Người không được Hội nghị đáp ứng.
Sự kiện này đã giúp Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ “chủ nghĩa Uynxơn chỉ là
một trò bịp bợm lớn...”[10]. Những lời tuyên bố tự do của nhà chính trị tư sản
trong lúc chiến tranh thực ra chỉ là những lời đường mật để lừa bịp các dân tộc.
Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào
22
lực lượng của bản thân mình. Năm 1917 Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp. Bắt
đầu từ đây anh có nhiều cuộc tiếp xúc với các nhà văn hóa, trí thức, tham gia các
cuộc sinh hoạt chính trị sôi nổi.
4.1.3. Hành trình quay trở về đất nước Pháp và các hoạt động của Nguyễn Tất Thành
giai đoạn (1917 - 1923)
Từ cuối năm 1917, dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga,
Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp, hoạt động trong
phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào công nhân Pháp, khi được hỏi
vì sao vào Đảng, anh trả lời: “Vì đây là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao
quý của Đại cách mạng Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái”.
Ở đây Nguyễn Tất Thành được biết ở nước Nga V.I Lênin đã lãnh đạo
cách mạng thành công, sáng lập Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới, bảo
vệ quyền lợi của đại đa số nhân dân lao động. Tin vui ấy đã cổ vũ lòng hǎng hái
của Người.
Nǎm 1918, chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc. Vào đầu năm 1919
Nguyễn Tất Thành biết được tin về Hội nghị Hòa bình Quốc tế được tổ chức ở
Versailles. Người đã chuẩn bị một đơn kiến nghị gửi đến Ngoại trưởng Mỹ với hi
vọng có sự can thiệp để giải phóng Việt Nam khỏi chế độ thuộc địa. Ngày 19
tháng 6 năm 1919, thay mặt Hội những người An Nam yêu nước, Nguyễn Tất
Thành đã mang tới Hội nghị Hòa bình Versailles bản Yêu sách của nhân dân An
Nam gồm 8 điểm để kêu gọi lãnh đạo các nước Đồng Minh áp dụng các lý tưởng
của Tổng thống Wilson cho các lãnh thổ thuộc địa của Pháp ở Đông Nam Á, trao
tận tay tổng thống Pháp và các đoàn đại biểu đến dự hội nghị. Bản yêu sách này
do một nhóm các nhà ái quốc Việt Nam sống ở Pháp, trong đó có Phan Châu
Trinh, Phan Văn Trường và Nguyễn Tất Thành, cùng viết, và được ký tên chung
là Nguyễn Ái Quốc. Từ đây, Nguyễn Tất Thành công khai nhận mình là Nguyễn
Ái Quốc và sử dụng tên này trong suốt 30 năm sau đó. Giữa năm 1919, người
23
Pháp đã “liệt” Nguyễn Ái Quốc là “người nổi loạn nguy hiểm nhất”, đe dọa đến
an ninh Pháp ở Đông Dương.
Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những Luận
cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Luận cương đã giải đáp trúng
những vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc đang trăn trở tìm hiểu, giúp
Người thấy rõ con đường thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc,
nhận rõ lập trường của Lênin và Quốc tế thứ ba khác hẳn với những lời tuyên bố
suông của Quốc tế thứ hai. Luận cương của Lênin đã có ảnh hưởng quyết định
đến lập trường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc: Người đến với chủ nghĩa Mác Lênin, tán thành Quốc tế thứ ba, đặt cách mạng giải phóng dân tộc trong quỹ đạo
cách mạng vô sản, trở thành một trong những nhà sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Sau này nhớ lại niềm sung sướng khi đọc Luận cương của V. I Lênin, Chủ tịch
Hồ Chí Minh viết: "Luận cương của V. I Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn
khởi, sáng tỏ tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình
trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo”; "Hỡi
đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con
đường giải phóng chúng ta". Từ đó, Người hoàn toàn tin theo Lênin và Quốc Tế
thứ ba. [11]
Người tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp Từ ngày 25 đến
ngày 30-12-1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội
tại thành phố Tua (Pháp) với tư cách là đại biểu chính thức và duy nhất của các
nước thuộc địa Đông Dương.
Tại đại hội này, cùng những người cách mạng chân chính của nước Pháp,
Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành tham gia quốc tế III - Quốc tế cộng sản,
trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và Người cũng
trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Đó là một sự kiện chính trị vô cùng
quan trọng trong đời sống cách mạng của Nguyễn Ái Quốc và trong lịch sử cách
mạng nước ta.
24
Tại Đại hội này Người đã cùng với những nhà hoạt động chính trị và vǎn
hoá nổi tiếng của Pháp như: Macxen Casanh (Marcel Cachin), Pôn Vayǎng
Cutưyariê (Paul Vaillant Couturier)... bảo vệ chủ nghĩa Mác, chống lại những
người cơ hội.
Trên diễn đàn của Đại hội, Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo tội ác của thực dân
Pháp ở Đông Dương, kêu gọi giai cấp công nhân và nhân dân Pháp ủng hộ cuộc
đấu tranh của nhân dân Việt Nam và nhân dân các thuộc địa khác. Người đề
nghị: "Đảng xã hội cần phải hoạt động một cách thiết thực để ủng hộ những
người bản xứ bị áp bức... Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả
các nước thuộc địa. Chúng tôi thấy rằng việc Đảng xã hội gia nhập Quốc tế thứ
ba có nghĩa là Đảng hứa một cách cụ thể là từ nay Đảng sẽ đánh giá đúng tầm
quan trọng của vấn đề thuộc địa".[12]
Sau Đại hội Tours, người cộng sản Việt Nam đầu tiên Nguyễn Ái Quốc bắt tay
ngay vào hoạt động nhằm đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân các thuộc địa
đấu tranh chống áp bức, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con
người.
Năm 1921, ông cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp lập ra
Hội Liên hiệp Thuộc địa (Union intercoloniale - Association des indigènes de
toutes les colonies). Năm 1922, ông cùng một số nhà cách mạng thuộc địa ra báo
Le Paria (Người cùng khổ). Tờ này ra được 38 số với mỗi số bán được quãng
1000 tới 5000 bản, một con số thuyết phục vào lúc bấy giờ.Ngoài ra, ông viết bài
cho hàng loạt báo khác. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (Procès de lagg
colonisation française) do ông viết được xuất bản năm 1925, đã tố cáo chính
sách thực dân tàn bạo của Pháp và đề cập đến phong trào đấu tranh của các dân
tộc thuộc địa.
Ông là trưởng Tiểu ban Đông Dương của Đảng Cộng sản Pháp. Năm
(1923), với tư cách đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc ra tranh cử
vào Hạ viện Pháp, nhưng thất bại. Trong lần đầu tiên tham gia bầu cử Quốc hội
25