Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

thảo luận quản trị học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.7 KB, 19 trang )

THÀNH VIÊN NHÓM 5

Thành Viên

Mã sinh viên

Chức vụ

Lê Văn Hùng

16D100265

Nhóm trưởng

Nguyễn Thị Nhật Hồng

16D100421

Thư ký

Hà Thanh Lam

16D100266

Lê Thị Huệ

16D

Trần Thị Thanh Huyền

16D



Nguyễn Thị Thanh Huyền

16D100423

Đỗ Thị Thanh Hợp

16D100640

Nguyễn Thị Thu Huyền

16D

Bùi Thu Hương

16D100643

Bùi Thị Mai Hương

16D100642


MỞ ĐẦU
Những năm vừa qua là cột mốc đánh dấu sự chuyển mình đổi mới vô cùng mạnh mẽ
của nền kinh tế Việt Nam. Cùng với việc mở rộng nền kinh tế, Đảng và nhà nước ta đã
đưa ra nhiều chủ trương, chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, mở
rộng giao lưu, hợp tác trên thị trường kinh tế rộng lớn. Đặc biệt sự kiện Việt Nam gia
nhập tổ chức thương mại thế giới, đã mở ra rất nhiều cơ hội phát triển cho các doanh
nghiệp song cũng tiềm ẩn không ít những khó khăn thử thách nhất là tại thời điểm hiện
tại nền kinh tế đang ở trong tình trạng thiểu phát toàn cầu. Trước tình hình đó đòi hỏi

Doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình để tồn tại và phát triển, đặc biệt là những công ty mới
thành được thành lập một vài năm gần đây. Cũng như các doanh nghiệp mới thành lập
khác, công ty Woojoen Vina (được thành lập từ năm 2015) đã gặp phải khủng hoảng cực
kỳ nghiêm trọng về mặt tài chính, doanh thu ước tính giảm 50% so với cùng kì năm
trước. Trước tình hình công ty có nguy cơ phá sản, Giám đốc công ty đã quyết định vay
vốn ngân hàng để đầu tư cải tiến máy móc, trang thiết bị... và nhanh chóng nắm bắt được
cơ hội một cách kịp thời, điều chỉnh bản thân doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy luật
phát triển của thị trường. Công ty ngày càng dần trưởng thành hơn, luôn tạo được niềm
tin cho các đối tác, bạn hàng trong và ngoài nước. Công ty đã góp một phần vào sự phát
triển chung của toàn xã hội.
Chính vì vậy, nhóm 5 chúng em đã quyết định nghiên cứu nội dung hoạt động quản trị
của Công ty cổ phần Woojoen Vina tìm hiểu thực tiễn về tất cả các mặt hoạt động của
công ty cổ phần Woojoen Vina, em đã có những hiều biết nhất định về thực tế công tác
quản lý của công ty và hiểu sâu hơn về các mặt hoạt động của các phòng ban của công ty
giúp em nâng cao năng lực thực tế, thực hành các kiến thức đã học trong thực tiễn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Trịnh Đức Duy đã tận tình giảng dạy giúp chúng em
có đủ kiến thức để hoàn thành bài thảo luận này cũng như ban Giám đốc và các anh chị
phụ trách các phòng ban công ty cổ phần Woojoen Vina đã tạo mọi điều kiện cho nhóm
em trong quá trình nghiên cứu tại công ty. Tuy nhiên, do kiến thức cũng như kinh nghiệm
thực tế và thời gian tìm hiểu chưa nhiều nên trong quá trình viết bản sẽ có những thiếu
xót và hạn chế. Vì vậy, nhóm em mong sẽ nhận được sự giúp đỡ của thầy Trịnh Đức Duy
để bài thảo luận của nhóm em được hoàn thiện tốt hơn.
Em xin trân thành cảm ơn


Phần 1: Tổng quan lý thuyết về hoạt động quản trị.
1.1 Khái niệm.
Quản trị là một thuật ngữ rất thông dụng, được sử dụng thường xuyên trong các lĩnh vực
của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, để hiểu rõ, đầy đủ và đúng bản chất của nó thì
không hẳn đã là một vấn đề đơn giản. Nhìn chung, có thể hiểu khái niệm về quản trị như

sau: “ Quản trị là hoạt động nhằm đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả bằng sự phối
hợp các hoạt độngcủa những người khác thông qua hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và
kiểm soát các nguồn lực của tổ chức”
Quá trình hoạt động đòi hỏi sử dụng nhân tài và, vật lực để đạt được mục tiêu một cách
có hiệu quả nhất
Quản trị là một môn khoa học vì nó có đối tượng nghiên cứu cụ thể, có phương pháo
phân tích, có lý thuyết xuất phát từ các quan điểm quản trị, thực hành quản trị lại là một
nghệ thuật và quản trị là một nghề, trong quá trình quản trị đần tiến đến chuyên nghiệp,
được đào tạo chính quy thành một nghề có mặt trong tất cả các tổ chức kinh tế, xã hội và
con người có thể kiếm tiền bằng nghề này.
Các chức năng của quản trị
1.2.1 Hoạch định
Là chức năng đầu tiên và mọi chức năng khác đều phụ thuộc vào nó
Hoạch định là quá trình xác định mục tiêu, những phương pháp, biện pháp, và phương
tiện để đạt được mục tiêu
Tổ chức
Là chức năng thiết kế cơ cấu bộ máy, tổ chức công việc và phân quyền
Những công việc của tổ chức bao gồm: xác định những việc phải làm, ai làm, phối hợp
hành động ra sao, bộ phận nào được hình thành, quan hệ giữa các bộ phận, hệ thống
quyền hành trong tổ chức
Lãnh đạo
Là gây ảnh hưởng, thúc đẩy, hướng dẫn, động viên người thừa hành thực hiện nhiệm vụ
trên cơ sở hiểu rõ động cơ, hành động của họ bằng phong cách lãnh đạo phù hợp để đạt
được mục tiêu.


Kiểm soát
Xác định thành quả (kết quả) đạt được so với mục tiêu đã đề ra
Tìm nguyên nhân sai lệch và tìm biện pháp sửa sai
Nhà quản trị và vai trò của nhà quản trị

Nhà quản trị là người hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát hoạt động trong tổ chức
nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức
Vai trò của nhà quản trị:
Vai trò liên kết: nhà quản trị là người thể hiện hình ảnh của tổ chức, và ở một mức độ
nhất định cũng cho ta thấy những nét cơ bản về tổ chức đó, là người lãnh đạo kiểm tra,
giám sát công việc của nhân viên dưới quyền và là người tạo ra các mối quan hệ, hay còn
gọi là vai trò liên lạc, cho phép các nhà quản trị phát triển hệ thống thu thập thông tin bên
ngoài tạo tiền đề hoàn thành nhiệm vụ với kết quả cao.
Vai trò thông tin:
+ Tiếp nhận thông tin: thu thập thông tin bên trong và bên ngoài về những vẫn đề có thể
ảnh hưởng đến tổ chức
+ Xử lí thông tin: phân tích những thông tin thu được thành những thông tin hữu ích hơn
+ Truyền đạt thông tin: truyền đạt thông tin cho cả trong và bên ngoài nội bộ
+ Cung cấp thông tin: cung cấp thông tin cho bộ phận cùng một đơn vị hoặc các cơ quan
bên ngoài
Vai trò ra quyết định:
+ Là người phụ trách tìm cách cải tiến hoạt động của tổ chức, như áp dụng một kĩ thuật
mới vào một tình huống cụ thể hoặc nâng cấp điều chỉnh một kĩ thuật đang sử dụng.
+ Là người loại bỏ các vi phạm, phải kịp thời đối phó với những tình huống phát sinh,
những biến cố bất ngờ nhằm đưa tổ chức sớm trở lại ổn định
+ Là người phân phối các nguồn lực, có thể là tiền bạc,thời gian, quyền hành, trang thiết
bị hay con người. Nhà quản trị phải cân nhắc xem nên phân phối tài nguyên cho ai, với số
lượng như thế nào cho hợp lí trong hai trường hợp nguồn tìa nguyên dồi dào hoặc khan
hiếm. Quyết định của nhà quản trị trong mỗi trường hợp có thể ảnh hưởng lớn tới hoạt
động của một đơn vị hoặc là toàn bộ tổ chức.


+ Là người tiến hành các cuộc đàm phán, thay mặt tổ chức để bàn bạc, trao đổi, chuyển
nhượng các nguồn tài nguyên của tổ chức.
Như vậy, sự thành công hay thất bại trong hoạt động của một tổ chức, tính theo những

yếu tố thuận lợi, tốc độ phát triển, những được thua trong kinh doanh,..đều bắt nguồn từ
những hành động của quản trị. Một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được hay
không trong điều kiện cạnh tranh của thị trường sẽ phụ thuộc phần lớn vào tài năng của
những nhà quản trị trong chính doanh nghiệp đó.

Phần 2: Giới thiệu về công ty Woojoen Vina
2.1 Quá trình hình thành và phát triển.
2.1.1Quá trình hình thành.
+Tên chính thức: Công Ty TNHH Woojoen Vina
+ Thành lập: 24/6/2013
+ Tên giao dịch: Woojeon Vina Co.,LTD
+ Mã doang nghiệp: Công Ty TNHH WOOJEON VINA
+ Mã số thuế 2300781164
+ Ngày cấp: 02/07/2013
+ Ngày bắt đầu hoạt động: 01/01/2014
+ Cơ quan thuế đang quản lý: Cục thuế tỉnh Bắc Ninh
+ Địa chỉ trụ sở công ty đặt tại Lô F2, khu công nghiệp Quế Võ, xã Phương Liễu, Huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
+ ĐT: 02413952618
+ Fax: 02413652620
+ Diện tích: 46000m^2
+ Vốn: 30 triệu USD
+ Tổng nhân viện: 1399 nhân viên trong đó có 15 nhân viên nước ngoài, Vốn được lấy từ
công ty mẹ là Woojoen Hàn Quốc và 1384 Nhân viên Việt Nam.


+ Người đại diện: Jeon Seong Woon
+ Địa chỉ người đại diện: Số 107-1003, 90 Digitalro 31 gil, Guro-gu, Seoul.
2.1.2 Quá trình phát triển .
Vốn công ty lấy từ công ty mẹ là WooJoen Hàn Quốc. Sau khi thành lập được một

năm thì công ty xảy ra khủng hoảng về tài chính. Nguyên nhân là do hàng bị NG(lỗi)
nhiều, một lượng lớn hàng hóa bị khách hàng hoàn lại làm thiệt hại một lượng lớn về tài
chính, trang thiết bị máy móc thì không được đổi mới thường xuyên không đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng, đội ngũ công nhân viên còn non trẻ chưa có kinh nghiệm nhiều,
bên tuyển nhân sự chưa làm việc hiệu quả. Có thể nói đây là khoảng thời gian vô cùng
khó khăn của công ty.Để khắc phục tình trạng này, công ty đưa ra giải pháp đồi mới trang
thiết bị, vay vốn ngân hàng, đào tạo công nhân viên siết chặt đầu vào. Chỉ trong vòn chưa
đến một năm sau công ty đã có thể khôi phục và phát triển như ban đầu. Cho đến nay
doanh thu đạt khoảng 60 tỷ/tháng.
Cho đến năm 2015 thì công ty đã có thể tự chủ về tài chính và không phụ thuộc vào công
ty mẹ. Đối thủ cạnh tranh là các công ty cùng cung cấp vỏ điện thoại và chíp điện tử cho
Sam sung, Cresyn, kyocere Nhật Bản, Anam. Khách hàng là Sam sung, Cresyn, Kyocera
Nhật Bản, Anam. Trong đó Sam sung chiếm khoảng 50% thị phần nhà cung ứng chủ yếu
là Cung cấp nhựa ( Công ty TNHH Dainichi Việt Nam, Green chemtech vina, Green
chem tech korea, Nagase Việt Nam)
2.2 Chức năng và nhiệm vụ.
Do nhu nắm bắt được nhu cầu thị hiếu của xã hội hiện tại. Nhu cầu sử dụng các thiết bị
điện tử nên công ty Woojoen Vina đã bước chân vào ngành sản xuất máy tính và các thiết
bị ngoại vi của máy vi tính. Lĩnh vực sản xuất chính của Công ty Woojoen Vina gồm:
Sản xuất, gia công các các loại máy tính bảng (tablet PC), linh kiện điện tử trong điện
thoại di động, máy tính bảng, máy tính mini (anten, loa, camera, mô tơ rung …), vỏ điện
thoại di động, máy tính bảng, máy tính mini (vỏ phía sau, vỏ phía trước nhưng không bao
gồm màn hình LDC, vỏ khung bao xung quanh …), khuôn sản xuất sản phẩm điện tử,
khuôn sản xuất các sản phẩm gia dụng, thiết bị giải mã tín hiệu truyền hình (set top box),
nồi cơm điện Cuckoo
2.3 Sơ đồ cơ cấu nhà quản trị


Tổng giám đốc


TP Nhân lực

TP Tài
chính

TP XuấtNhập khẩu

TP Phát
triển

TP Sản
xuất

Leader

Nhân viên
xuất nhập
khẩu

Nhân viên
phòng
nhân lực

Nhân viên
phòng tài
chính

Nhân viên
phòng
phát triển


Trưởng ca

Tổ trưởng

Công nhân
sản xuất

Phần 3: Nghiên cứu hoạt động của công ty Woojoen Vina.
3.1 Môi trường quản trị của công ty.
3.1.1 Môi trường chung
3.1.1.1 Yếu tố kinh tế vĩ mô
-Thu nhập quốc dân: tốc độ tăng trưởng kinh tế cao dẫn đến thu nhập tăng lên, kéo theo
khả năng thanh toán cũng tăng, sức mua hay nhu cầu càng được cải thiện. Những biến
động này đã khiến cho các nhà quản trị đưa ra hướng đi cho doanh nghiệp mình, đó là
thay đổi hoạt động kinh doanh phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
-Lạm phát: trong một khoảng thời gian nhất định, mọi yếu tố không đổi, mức giá lạm
phát dẫn đến giá cả đầu vào của các nguyên vật liệu tăng lên một cách chóng mặt, điều đó
làm tăng chi phí sản xuất sản phẩm nên giá thành của chúng sẽ cao, kéo theo giá bán ra
thị trường cũng cao, khiến cho sự cạnh tranh về giá cả trở nên khó khăn hơn.


Mặt khác, khi yếu tố cạnh tranh tăng cao, thu nhập thực tế giảm, dẫn đến sức mua và
nhu cầu thanh toán của người tiêu dùng bị giảm đáng kể
-Lãi suất, tín dụng và tỷ giá hối đoái
Lãi suất cho vay cao làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng do số tiền phải trả lớn, khiến
cho sức canh tranh của các doanh nghiệp bị giảm đi
Nếu đồng nội tệ lên giá, doanh nghiệp trong nước giảm sức canh tranh ở thị trường nước
ngoài
Khi đồng nội tệ giảm giá, sức cạnh tranh của doanh nghiệp tăng lên cả trên thi trường

trong và ngoài nước
-Thuế: thuế hàng hóa tăng làm cho giá bán cũng tăng theo làm cho sức cạnh tranh của
doanh nghiệp giảm.
3.1.1.2 Yếu tố chính trị, luật pháp
-Hệ thống pháp luật ảnh hưởng đến hành vi kinh doanh của doanh nghiệp như Luật
Doanh nghiệp, Luật Lao động,….
3.1.1.3 Yếu tố văn hóa, xã hội
-Dân cư và phân bố dân cư:
Độ tuổi: phụ thuộc vào mỗi độ tuổi, cùng nhu cầu ở từng lứa tuổi và thu nhập cá nhân mà
mỗi người tiêu dùng có nhu cầu chi trả khác nhau
Giới tính: theo thống kê cho thấy, và đặc trưng giới tính mà nữ giới là bộ phận có nhu cầu
mua sắm cao hơn nam giới.
Mật độ dân số: nếu mật độ dân số phân bố dày đặc sẽ khiến cho thị trường tiêu thụ ở đó
tăng cao, và ngược lại, dân cư thưa thớt thì thị trường tiêu thụ bị giảm.
-Văn hóa : nền văn hóa tạo lập nên nhân cách, lối sống của con người; tạo cho nhà quản
trị lựa chọn và điều chỉnh các quyết định.
-Tôn giáo: ảnh hưởng tới đạo đức, tư cách, lối sống của nhà quản trị, nhân viên trong
nhân thức, ứng xử, chấp hành và thực thi quyết định.
-Phong tục, tập quán, thói quen: chi phối nhu cầu và chủng loại, về số lượng và chất
lượng; chi phối rất mạng về nhu cầu hình dáng và mẫu mã. Chính vì thế mà các nhà quản


trị phải thương xuyên và liên tục thay đổi hướng kinh doanh của doanh nghiệp để phù
hợp với khác hàng của mình.
3.1.1.4 Yếu tố khoa học, công nghệ
-Xuất hiện nhiều loại máy móc, nguyên vật liệu mới tạo ra năng suất, chất lượng cũng
như tính năng và công dụng tốt hơn. Trong những năm gần đây đã có nhiều thanh tựu
khoa học nổi bật được áp dụng vào lĩnh vực kinh tế, giúp cho nền kinh tế có nhiều phát
triển vượt bậc, cùng với đó gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp sản xuất, chế biến. Nhiều máy móc hiện đại ra đời tạo ra năng suất cũng

như số lượng cao hơn hẳn. Kéo theo đó giá thành sẽ có thể tăng lên và sức cạnh tranh
cũng nóng lên.
3.1.1.5 Yếu tố tự nhiên

Ngoài các yếu tố trên thì yếu tố tự nhiên cũng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của một
doanh nghiệp như thiên tai, khí hậu,…tất cả ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt
đông quản trị cũng như hoạt động sản xuất của một doanh nghiệp. Ví dụ như thiên tai sẽ
có ảnh hưởng nặng đối với những công ty chế biến hàng nông sản : lượng nguyên liệu
không đảm bảo, chất lượng cũng không cao,… Còn đối với những ngành công nghiệp thì
thiên tai có ảnh hưởng không nhỏ đến việc vận chuyển, sản xuất các máy móc, các thiết
bị, ảnh hưởng đến tuổi thọ của các thiết bị điện tử ( khí hậu ẩm ướt nhiều ngày cũng ảnh
hưởng đến quá trình hoạt động máy móc như bị oxi hóa, rỉ xét,..).
3.1.2 Môi trường đặc thù
-Khách hàng chủ yếu của công ty là công ty SamSung và Panasonic
-Nhà cung ứng:
Công ty TNHH Dainichi Việt Nam, Công ty Green Chemtech Vina, Công ty Green
chemtech Koren, Công ty Nagase Vietnam : cung cấp nhựa
Công ty Hanjin Vina, Công ty GNP Vina : cung cấp sơn
Công ty Seiko Vietnam: cung cấp mực in
-Đối thủ cạnh tranh: Là các công ty cùng cung cấp vỏ điện thoại và chip điện tử cho công
ty Samsung, cresyn, Kyocera Nhật Bản, Anam. Trong đó Samsng chiếm khoảng 50% thị
phần. Ví dụ như công ty cũng cung cấp cho các công ty trên là công ty Esconect Vina. Là
một công ty cũng do Hàn Quốc làm đại diện pháp luật, cùng nằm trên địa bàn Bắc Ninh,
cụ thể là ở cum Công nghiệp Khắc Niêm, phường Khắc Niêm, Thành phố Bắc Ninh, Tỉnh


Bắc Ninh, và cùng cung cấp linh kiện điện tử, nên sức cạnh tranh giữa hai công ty rất
nóng. Điều đó đòi hỏi nhà quản trị phải đưa ra quyết định và hướng hoạt động mới cho
công ty để có thể dành thị trường kinh doanh tiêu thụ với công ty đối thủ nhiều hơn.
3.1.3, Môi trường bên trong

3.1.3.1 Yếu tố về tài chính
-Vốn đầu tư ban đầu : 30 triệu đô, do công ty mẹ Woo Jeon Hàn Quốc đầu tư
-Đến năm 2015, công ty đã tự chủ hoàn toàn về vốn đầu tư
3.1.3.2 Yếu tố về nhân lực
-Hiện tại, công ty có tổng số công nhân viên là 1399 người, trong đó có 10 người nước
ngoài và 1389 người Việt Nam.
3.1.3.3 Yếu tố cơ sở vật chất
Là một công ty chuyên cung cấp về thiết bị điện tử, nên công ty Woo Jeon Vina luôn có
đầu tư về cơ sở vật chất. Hầu hết các dây chuyền sản xuất, các thiết bị máy móc đều được
nhập khẩu từ Nhật Bản với công nghệ và năng suất hoạt động cao, đật tiêu chuẩn để đưa
ra thị trường những thiết bị điện tử có chất lượng tốt, đảm bảo nhu cầu khách hàng
3.1.3.4 Yếu tố văn hóa, tinh thần doanh nghiệp
Woo Jeon Vina là một công ty rất coi trọng các phúc lợi giành cho nhân viên của mình.
Người đại diện công ty, ông Jeon Seong Woon cho biết rằng: “ Công nhân viên là nguồn
lực lớn góp phần tạo nên sự thành công và phát triển công ty như hiện nay. Chính vì thế
mà tôi luôn coi trọng và quan tâm đến nhân viên của mình, tôi muốn giành những gì tốt
nhất cho họ. Bởi có như vậy, họ mới dốc toàn lực cùng tôi phát triển công y này”. Chính
quan điểm đó mà hiện tại, những công nhân viên đang làm việc tại công ty đã được ưởng
những phúc lợi hàng năm về cả vật chất và tinh thần. Hằng năm, công ty tổ chức cho
nhân viên cùng đi du lịch; được hưởng quyền lợi và tiền thưởng theo đúng quy định của
Nhà nước vào các dịp lễ, tết; ngoài ra công ty còn thưởng phạt minh bạch, rõ ràng cho
các nhân viên; luôn tạo sân chơi nội bộ như cuộc thi sáng tạo, cuộc thi “ Nhân viên
gương mẫu”,… Đặt ra các múc tiêu cho nhân viên phấn đấu và cùng phát triển….
3.2 Các yếu tố liên quan đến nhà quản trị.
Khái niệm nhà quản trị


- Theo chức năng quản trị : Nhà quản trị là người hoạch định , tổ chức, lãnh đạo,kiểm
soát hoạt động trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
- Theo hoạt động tác nghiệp: Nhà quản trị là người đảm nhận chức vụ nhất định trong tổ

chức, điều khiển công việc của bộ phận, cá nhân dưới quyền và chịu trách nhiệm trước
kết quả hoạt động của họ.
3.2.1 Các cấp bậc xuất hiện trong công ty
Công ty WooJeon Vina có đầy đủ các cấp bậc
- Nhà quản trị cấp cao: Tổng Giám Đốc; Giám Đốc nhà máy 1,Giám Đốc nhà máy 2.
- Nhà quản trị cấp trung gian: nhà quản lý thu mua, trưởng phòng phát triển, trưởng
phòng hỗ trợ sản xuất, trưởng phòng kiểm soát số lượng, trưởng phòng tài chính và nhân
lực, trưởng phòng kế toán, trưởng phòng kỹ thuật.
- Nhà quản trị cấp cơ sở: tổ trưởng phòng phát triển, tổ trưởng phòng hỗ trợ sản xuất, tổ
trưởng phòng tài chính và nhân lực, tổ trưởng phòng kế toán, tổ trưởng phòng kỹ thuật;
trưởng ca nhà máy 1, trưởng ca nhà máy 2.
3.2.2 Các kỹ năng của nhà quản trị
*Kỹ năng chuyên môn
-Kỹ năng chuyên môn hay còn gọi là kỹ năng kỹ thuật , là những hiểu biết, những kiến
thức chuyên môn về lĩnh vực hoạt động của bộ phận do nhà quản trị phụ trách. VD như
trưởng phòng kiểm soát cần phải có chuyên môn, có năng lực quản lý những công
cụ,trang thiết bị, nguồn nhân lực của hoạt động kinh doanh để bảo vệ tài sản khỏi bị hư
hỏng ,sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra. Hay trưởng phòng kế
toán cần phải có chuyên môn về quản lý,kiểm soát các hoạt động iên quan đến lĩnh vực
tài chính,phải nắm bắt được tình hình tài chính công ty để báo cáo cho cấp trên ra các
quyết định về chính sách và kế hoạch tài chính của công ty.
- Kỹ năng chuyên môn của nhà quản trị có thể có được bằng con đường học tập trong nhà
trường và học ngay ở chính trong quá trình làm việc.
* Kỹ năng nhân sự
- Kỹ năng nhân sự hay còn gọi là kỹ năng giao tiếp nhân sự ,là khả năng làm việc với
người khác , khả năng giao tiếp với người khác và khả năng phối hợp hoạt động của các
cá nhân, bộ phận.


- Kỹ năng nhân sự là cơ sở hình thành nên năng lực giao tiếp, cho phép các nhà quản trị

đạthiệu quả cao khi tác động đến những người khác.
- Nhà quản trị cần hểu biết tâm lý con người, biết tuyển chọn ,đặt đúng chỗ ,sử dụng đúng
khả năng của các thành viên trong tổ chức mình.
- Nhà quản trị cũng cần phải biết lắng nghe ý kiến người khác và dung hoà các chính
kiến, các quan điểm khác nhau,tạo ra môi trường lam việc trong đó các cá nhân cảm thấy
hài lòng, kích thích họ đóng góp ý kiến, tham gia vao quá trình ra quyết định quản trị.
* Kỹ năng tư duy
- Kỹ năng tư duy là khả năng nhận thức,phán đoán hình dung và trình bày những vấn đề
ngay cả khi chúng còn trong dạng tiềm ẩn hay trong tương lai.
- Nhà quản trị là người lo cho người khác làm nên phải biết lo trước, nhìn thấy trước
những điều mà nhân viên của mình chưa nhìn thấy.
- Kỹ năng tư duy giúp nhà quản trị phát triển những năng lực cá nhân về nề nếp văn hoá
của tổ chức.
- Kỹ năng tư duy đặc biệt cần thiết khi các nhà quản trị hoạch định hay ra quyết định nói
chung.
3.3 Những quyết định làm tiền đề cho bước ngoặc phát triển của công ty.
- Từ đầu năm 2015 (sau khi thành lập được 2 năm) công ty gặp phải khủng hoảng
nghiêm trọng về mặt tài chính: doanh thu ít nhất giảm 50% so với cùng kì năm trước. Do
máy móc, dây truyền sản xuất lạc hậu dẫn đến hàng loạt sản phẩm sản xuất ra không đạt
yêu cầu. Các khách hàng lớn của công ty như: Samsung, Cresyn, Kyocera…đồng loạt
không chấp nhận sản phẩm lỗi như vậy. Hàng không suất được đi làm cho công ty bị thiệt
hại nặng nề.
Trước tình hình đó, giám đốc công ty đã quyết định vay vốn ngân hàng Han si đầu tư cải
tiến máy móc, trang thiết bị, đào tạo nâng cao nguồn nhân lực, áp dụng mô hình sản xuất
mới… Sau gần 1 năm, từ tháng 10/2015 doanh thu đã trở về mức ổn định vào khoảng 3040 tỉvnd/ tháng.Việc nắm bắt và xử lí thông tin một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác như
vậy giúp nhà quản trị có thể xây dựng và lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề
nảy sinh.
Bên cạnh đó công ty còn đưa ra các quyết định liên quan đến lãnh đạo:



Dựa trên các thông tin từ môi trường hoạt động trong nội bộ công ty mà nhà quản trị sẽ
đưa ra các quyết định về cách thức tác động tới nhân viên và bộ phận dưới quyền. (Chế
độ đãi ngộ)
Các quyết định về việc đưa ra mức lương phù hợp theo năng lực làm việc, định về chế độ
phúc lợi theo chính sách của Công ty vàTập đoàn
Quyết định về các chương trình đào tạo nhân viên: đào tạo trong nước, nước ngoài…
Cũng chính vì nhờ khả năng tiếp nhận thông tin tốt các ứng biến và khả năng đưa ra
quyết định kịp thời của ban quản trị công ty Woojoen Vina mà đã đem lại cho công ty
những thay đổi những bước tiến mới trong kinh doanh và phát triển . Cũng từ những con
số những dữ liệu thu thập được từ phía đại diện công ty chúng ta có thể thấy được sự phát
triển càng ngày để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách ngày nay.
3.4 Những hoạch định bước xúc tiến của nhà quản trị.
-Hoạch định là một quá trình lao động trí óc đặc biệt. Đó là sự suy nghĩ về tương lai phát
triển của tổ chức về những dự định, mong muốn của các nhà quản trị và cách thức mà họ
dự định thực hiện để đạt được mong muốn đó.
=>Với lĩnh vực sản xuất của công ty Woojoen Vina: Sản xuất, gia công các loại máy tính
bảng (tablet PC), linh kiện điện tử trong điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính mini
(anten, loa, camera, mô tơ rung,…), sản xuất các loại vỏ của điện thoại di động,…sản
phẩm của công ty cung cấp cho các hãng nổi tiếng như Samsung, Electronics, Elentec,
Sungjin,…
3.4.1 Kế hoạch chiến lược.
-Chính sách: Nâng cao cơ sở vật chất và đổi mới công nghệ phù hợp với yêu cầu khách
hàng
-Yêu cầu:
+ Đối với công nhân: Chủ yếu yêu cầu ý thức, thái độ làm việc nghiêm túc, có trách
nhiệm, sức khỏe đảm bảo
+ Đối với các cấp quản lý: Đòi hỏi tốt nghiệp cao đẳng trở lên. Mức độ tuyển dụng phụ
thuộc vào từng mảng của công việc. Ví dụ: Vị trí xuất nhập kho, yêu cầu nữ tốt nghiệp
cao đẳng trở lên các trường ngoại ngữ, tiếng Anh sử dụng tốt, trình độ Intermediate; sử
dụng được phần mềm ERP mua hàng xuất nhập khẩu.



-Chế độ đãi ngộ
+Lương hấp dẫn, thoản thuận theo năng lực và bằng cấp
+Bảo hiểm theo luật và quy định của công ty
+Cơ hội được đào tạo tại nước ngoài
+Một năm đánh giá kết quả làm việc và xem xét lương 1 lần theo kết quả công việc
*Mục tiêu chiến lược: Tăng thị phần
-Tăng doanh thu: + Doanh thu mỗi tháng đạt 60 tỷ trở lên
+Thâm nhập thị trường mới
+Cải tiến các sản phẩm
+Nỗ lực nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới
-Tăng lợi nhuận: +Giảm chi phí quản trị chung
+Bán các thiết bị cốt lõi
-Giảm chi phí sản xuất trên 1 sản phẩm: + Cải tiến quy trình sản xuất
+ Đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại
- Giảm chi phí nhân công trên 1 sản phẩm.
3.4.2 Kế hoạch chiến thuật tác nghiệp.
- Phòng phát triển phụ trách tìm các khách hàng và model mới
- Phòng sản xuất lập kế hoạch sản xuất gồm nguyên, vật liệu, trang thiết bị phù hợp. Đưa
ra mức giá dựa vào chi phí dự kiến. Phòng phát triển tiến hành bàn bạc và ký hợp đồng.
Thông báo lại cho phòng sản xuất để tiến hành sản xuất, bộ phận QC check hàng rồi
chuyển xuống phòng quản lí kho.
- Phòng quản lí kho xuất nhập khẩu check lại hàng lần cuối trước khi xuất ra cho khách
hàng theo hợp đồng.
- Kết quả cần đạt được. Số lượng NG ít nhất có thể, đảm bảo chất lượng cho khách hàng.
3.5. Cách thức lãnh đạo của công ty


3.5.1. Khái niệm lãnh đạo.

- Lãnh đạo (Leadership) là năng lực gây ảnh hưởng đến nhân viên hay tổ chức để thúc
đẩy họ rự nguyện thực hiện mục tiêu của tổ chức.
- Lãnh đạo (Leading) là tạo động lực, hướng dẫn và gây những ảnh hưởng khác tới con
người để họ tích cực làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức.
3.5.2. Tầm quan trọng của lãnh đạo.
- Hiện thực hóa sản phẩm hoạch định và tổ chức, quyết định sự thành bại của công tác tổ
chức.
- Giúp nâng cao năng lực, phẩm chất của nhân viên và tạo ra bầu không khí lành mạnh,
sức mạnh tinh thần của doanh nghiệp.
- Chức năng lãnh đạo thể hiện tài năng của các nhà quản trị không phải ở lí luận mà là ở
hoạt động thực tiễn.
3.5.3.Các nguyên tắc lãnh đạo.
- Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu của mỗi cá nhân, với bộ phận và toàn bộ
tổ chức.
- Nhà quản trị phải đóng vai trò là “phương tiện” để giúp nhân viên thỏa mãn được nhu
cầu và mong muốn của họ.
- Làm việc (lãnh đạo) phải theo chức trách và quyền hạn, tránh xu hướng lạm dụng hay
né tránh quyền lực, sử dụng quyền lực phải gắn với trách nhiệm.
- Ủy nhiệm và ủy quyền, giao nhiệm vụ và trao quyền cho người khác để họ thay mình
thực hiện, giảm nhẹ việc phải làm, tập trung vào những khâu then chốt.
3.5.4. Lựa chọn phong cách lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo là biểu hiện phong cách nhà quản trị, là những dạng chung nhất của
hành vi, cách ứng xử của người lãnh đạo đối với người dưới quyền trong quá trình hoạt
động nhằm đạt được mục tiêu.
- Các phong cách lãnh đạo:
+ Độc đoán
+ Gia trưởng


+ Tự do

Áp dụng với công ty Woojoen Vina thì các nhà lãnh đạo đã phối hợp tất cả các phong
cách lãnh đạo để nhằm mục đích đưa ra lợi nhuận cao , nguồn nhân lực đầy chất lượng và
điều đặc biệt đó là phát triển công ty ngày càng lớn mạng có vị hế cao hơn trên sàn đấu
kinh tế của thế giới
3.5.5. Lãnh đạo công ty Woojeon&Handan Vina:
Với đặc thù là một doanh nghiệp chế xuất một trăm phần trăm vốn đầu tư của Hàn Quốc
(thuộc Tập đoàn Woojeon & Handan toàn cầu), cách thức lãnh đạo của công ty
Woojeon&Handan Vina ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo của người
Hàn- tập trung quyền lực vào tay mộ người quản lý, người lãnh đạo – quản lý bằng ý chí
của mình, trấn áp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể, trong tập thể,
người lãnh đạo được hết mục tôn trọng và mang tiếng nói quyết định. Tuy nhiên, với sự
hội nhập và mở rộng phạm vi hoạt động công ty, công ty Woojeon&Handan Vina tổ chức
công ty theo hệ thống các chức năng, mỗi chức năng lại có một giám đốc phụ trách riêng
cho thấy sự phân quyền và dân chủ trong phong cách lãnh đạo của công ty. Nhưng không
vì vậy mà mọi lao động trong công ty đều tham gia vào quá trình sáng tạo sản phẩm hay
lập kế hoạch, người lao động dưới trưởng bộ phận đơn thuần chỉ tạo sản phẩm theo mẫu
và đúng quy trình máy móc.
3.6. Kiểm soát của nhà quản trị
3.6.1. Khái niệm kiểm soát.
- Kiểm soát là quá trình đo lường kết quả thực hiện, so sánh với các tiêu chuẩn, phát hiện
sai lệch và nguyên nhân, tiến hành các điều chỉnh nhằm làm cho kết quả cuối cùng phù
hợp với mục tiêu đã được xác định.
- Kiểm soát là một quá trình 2 mặt: quá trình thụ động và chủ động.
3.6.2. Vai trò của kiểm soát.
- Kiểm soát giúp nhà quản trị nắm được tiến độ và chất lượng thực hện công việc của các
cá nhân, bộ phận trong tổ chức.
- Kiểm soát tạo ra chất lượng tốt hơn cho mọi hoạt động trong tổ chức.
- Kiểm soát giúp nhà quản trị đối phó kịp thời với những thay đổi của môi trường.
- Kiểm soát giúp các tổ chức thực hiện đúng các quy trình, kế hoạch với hiệu quả cao.



- Kiểm soát tạo thuận lợi thực hiện tốt việc phân quyền và cơ chế hợp tác trong tổ chức.
3.6.3. Các nguyên tắc kiểm soát.
- Đảm bảo tính chiến lược và hiệu quả.
- Đúng lúc, đúng đối tượng và công bằng.
- Công khai, chính xác, hiện thực, khách quan.
- Linh hoạt và có độ đa dạng hợp lý.
3.6.4. Kiểm soát trong công ty Woojeon&Handan Vina:
Việc kiểm soát của nhà quản trị đối với công nhân viên trong công ty được thực hiện cả
trước, trong và sau công việc, trước công việc như bộ phận QC luôn kiểm tra và giám sát
nguyên vật liệu nhập vào và gửi đến bộ phận sản xuất, trong quá trình sản xuất sản phẩm,
mọi công việc được kiểm soát bởi trưởng bộ phận sản phẩm, khi sản phảm được hoàn
thiện hay thành phẩm lại tiếp tục được kiểm tra chất lượng đầu ra. Việc kiểm soát được
diễn ra thường xuyên do đặc thù sản phẩm của công ty là sản phẩm điện tử, công nghệ.
Kiểm soát được thực hiện đối với từng lĩnh vực hoạt động, từng bộ phận, từng khâu, từng
cấp.Việc kiểm soát của nhà quản trị trong công ty Woojeon&Handan Vina được thực hiện
trên mọi đối tượng từ cơ sở vật chất, con người, thông tin đến tài chính.
3.7. Doanh thu công ty Woojeon&Handan Vina qua các năm.
600
500
400
300
200
100
0

Năm 2014

Năm 2015


Năm 2016


Biểu đồ thể hiện doanh thu công ty Woojeon&Handan Vina
qua các năm 2014-2016 (Đơn vị: Tỉ đồng)
Qua biểu đồ ta thấy được doanh thu của công ty tăng giảm không ổn định trong 3 năm
gần đây.
Cụ thể năm 2014 doanh thu công ty đạt 470 tỉ đồng, năm 2015 giảm 170 tỉ đồng, doanh
thu là 300 tỉ đồng, tiếp đó doanh thu lại có dấu hiệu tăng thêm180 tỉ đồng từ 300 tỉ đồng
năm 2015 lên 480 tỉ đồng năm 2016, đạt mức doanh thu cao hơn cả năm 2015 đến 10 tỉ
đồng.
Lý giải cho việc tăng giảm không ổn định về doanh thu của công ty là do năm 2015 máy
móc dây truyền đã bị lạc hậu và gặp trục trặc trong sản xuất dẫn đến sản phẩm sản xuất ra
bị lỗi hàng loạt, các khách hàng lớn như Samsung, Cresyn, Kyocera không chấp nhận
được sản phẩm lỗi như vậy dẫn đến hàng không xuất được, gây thiệt hại về doanh thu,
giảm hơn 50% kì trước. Trước tình hình đó, công ty quyết định vay vốn của Ngân hàng
Hansi đầu tư cải tiến máy móc trang thiết bị và đào tạo lại người lao động ,… Với bước
đi đúng đắn này, từ tháng 10 năm 2015, doanh thu đã trở về mức ổn định khoảng 30-40 tỉ
đồng trên 1 tháng. Tiếp đó công ty tiếp tục triển khai chiến thuật tác nghiệp, phòng phát
triển phụ trách tìm khách hàng và model mới; phòng sản xuất lập kế hoạch sản xuất gồm
vật liệu, trang thiết bị phù hợp, mức giá phù hợp, chi phí dự kiến; phòng quản lý kho xuất
nhập khẩu kiểm tra kĩ hơn đầu vào và đầu ra trước khi giao hàng cho đối tác theo hợp
đồng; tất cả các công việc được thông qua và chuyển tiếp bởi CEO.Nhờ vậy mà doanh
thu công ty dã tăng trở lại cao vào năm 2016.


KẾT LUẬN




×