Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Giải toán có lời văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.73 KB, 9 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC TX BÀ RỊA
TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN THANH ĐẰNG
GIÁO VIÊN: Châu Thò Tuyết Hồng
ĐỀ TÀI:
I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
Chương trình Toán lớp Một trước năm 2002 cũng đã dạy HS giải toán có lời văn. Tuy
nhiên HS chỉ viết được phép tính và đáp số, chưa yêu cầu viết câu lời giải. Khi học chương
trình thay sách, HS lớp Một bắt đầu làm quen với việc giải toán có lời văn và viết được một
bài giải hoàn chỉnh như các lớp trên. Nhìn chung, trong chương trình Toán lớp Một, dạng
toán “Giải toán có lời văn” là khó nhất đối với HS. HS từ việc chỉ viết có phép tính nay lại
viết cả câu lời giải nên rất bỡ ngỡ. Thế nhưng với cấu trúc nội dung chương trình hợp lý, HS
đã được làm quen với dạng toán này ngay từ lúc bắt đầu học phép cộng, phép trừ trong
phạm vi 10. Tôi đã khai thác thuận lợi này để giảng dạy tốt dạng toán “Giải toán có lời
văn”.
II-BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Khi hướng dẫn HS thành lập phép cộng hoặc phép trừ, tôi đều đưa vào các bài toán
để HS thành lập các phép tính.
Thí dụ 1:

Với hình ảnh như trên, học sinh lập bài toán: Có 3 con ngựa, có thêm 2 con ngựa. Hỏi
có tất cả bao nhiêu con ngựa?
Các em sẽ trả lời: Có 3 con ngựa, có thêm 2 con ngựa. Có tất cả 5 con ngựa.
Hoặc các em có thể lập bài toán: Nhóm thứ nhất có 3 con ngựa, nhóm thứ hai có 2 con
ngựa. Hỏi hai nhóm có tất cả mấy con ngựa?
Trả lời: Nhóm thứ nhất có 3 con ngựa, nhóm thứ hai có 2 con ngựa. Hai nhóm có tất cả
5 con ngựa.
Sau đó các em lập được phép tính 3 + 2 = 5
Trong khi dạy phép cộng, tôi đặt câu hỏi để HS sinh nắm được: thêm vào phải luôn
luôn làm tính cộng.
Thí dụ 2:
SKKN: Dạy Giải toán có lời văn


Trang 1
Hs lập bài toán: Có 4 con hươu. Chạy đi hết 1 con. Hỏi còn lại mấy con hươu?
Trả lời: Có 4 con hươu. Chạy đi hết 1 con hươu. Còn lại 3 con hươu.
Lập phép tính: 4 – 1 = 3
Trong khi dạy phép trừ, HS cũng phải nắm được: bớt đi phải làm tính trừ.
Khi lập và trả lời những bài toán dạng như trên, HS đã bước đầu nói được câu lời giải.
Đây là nền tảng để HS có thể viết được câu lời giải về sau.
2. Trong chương trình Toán lớp Một, đến bài “Phép cộng trong phạm vi 3” học sinh đã
được làm quen với việc giải toán đơn giản qua loại bài tập Nhìn hình vẽ viết phép tính
thích hợp.
Thí dụ 1: Viết phép tính thích hợp:
HS nhìn tranh và nêu bài toán: Có 4 con chim đậu trên cành. Có 2 con bay đi. Hỏi trên
cành còn lại mấy con chim?
Sau đó HS viết phép tính vào ô trống: 4 -2 =2 và trả lời: Trên cành còn 2 con chim
đậu.
Thí dụ 2: Viết phép tính thích hợp:
Đối với bài này, HS nêu bài toán: Có 2 con đà điểu. Thêm 5 con đà điểu chạy tới. Hỏi
có tất cả bao nhiêu con đà điểu?
Viết phép tính: 2 + 5 = 7
Trả lời: Có tất cả 7 con đà điểu.
Nhưng có HS lại nêu bài toán: Có 5 con đà điểu. Thêm 2 con đà điểu chạy tới. Hỏi có
tất cả bao nhiêu con đà điểu?
Viết phép tính: 5 + 2 = 7
Trả lời: Có tất cả 7 con đà điểu.
Theo tôi, với hình ảnh như thế này thì bài toán có dạng mở nên HS nêu như vậy là
đúng và các em đã phát triển tư duy rất tốt. Hơn nữa, viết các phép tính như trên còn củng
cố cho các em tính giao hoán của phép cộng. Do đó tôi chấp nhận cả hai cách điền vào ô
trống như trên.
SKKN: Dạy Giải toán có lời văn
Trang 2

4 - 2 = 2
2 + 5 = 7
5 + 2 = 7
Thí dụ 3: Viết phép tính thích hợp:
Với bài này, tôi khuyến khích HS viết phép tính theo cách nêu bài toán của mình.
Thật ngạc nhiên khi các em có nhiều suy nghó rất khác nhau, viết được và trình bày được
bài toán phù hợp với phép tính mình đã viết. Cụ thể như sau:
• Có 6 con gà ở ngoài và 3 con gà ở trong lồng. Hỏi có tất cả mấy con gà?
Viết phép tính: 6 + 3 = 9
Trả lời: Có tất cả 9 con gà.
• Có 3 con gà ở trong lồng và 6 con gà ở ngoài. Hỏi có tất cả mấy con gà?
Viết phép tính: 3 + 6 = 9
Trả lời: Có tất cả 9 con gà.
• Có tất cả 9 con gà. Có 3 con gà ở trong lồng. Hỏi có mấy con gà ở ngoài?
Viết phép tính: 9 -3 = 6
Trả lời: Có 6 con gà ở ngoài.
• Có tất cả 9 con gà. Có 6 con gà ở ngoài. Hỏi ở trong lồng có mấy con gà?
Viết phép tính: 9 – 6 = 3
Trả lời: Có 3 con gà ở trong lồng.
3. Sau khi học xong bảng cộng và trừ trong phạm vi 10, học sinh tiếp tục làm quen với
việc giải toán qua việc giải các bài toán Nhìn tóm tắt điền phép tính thích hợp vào ô
trống.
Thí dụ 1:
Có : 10 quả bóng
Cho: 3 quả bóng
Còn:…………quả bóng?
Đối với dạng toán này, khi HS viết phép tính xong, tôi đều yêu cầu các em nêu câu trả
lời. Với bài trên, HS nêu: Còn lại 7 quả bóng.
Thí dụ 2:
Có : 5 con gà

Thêm : 4 con gà
Có tất cả:…………con gà?
Hs trả lời theo câu hỏi: Có tất cả 9 con gà.
Như vậy, suốt từ khi học phép cộng, phép trừ, ở tất cả các bài toán tôi đều cho các em
trả lời câu hỏi của bài toán. Bắt đầu từ đó tôi đã hình thành cho các em biết nói câu lời giải
trước khi viết câu lời giải ở giai đoạn sau.
4. Trước khi học “Giải toán có lời văn”, HS được làm quen với “Bài toán có lời văn”.
Trong tiết học này, GV sẽ dùng hình ảnh trực quan để học sinh điền các số liệu vào chỗ
còn thiếu của bài toán.
SKKN: Dạy Giải toán có lời văn
Trang 3
6 + 3 = 9
3 + 6 = 9
9 - 3 = 6
9 - 6 = 3

Thí dụ: Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán:
Bạn Lan có . . . quả bóng, bạn Đức có . . . quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?
Trước hết HS nhìn hình ảnh để viết số thích hợp vào chỗ chấm: Bạn Lan có 4 quả
bóng, bạn Đức có 3 quả bóng.
Sau đó tôi cho HS thảo luận nhóm để tìm hiểu hai thành phần cấu tạo thành bài toán
có lời văn. Đó là:
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
Theo tôi, để giải toán tốt, HS phải nắm vững hai thành phần cấu tạo thành bài toán có
lời văn. Ở bài toán này, HS phải nắm được:
-Bài toán cho biết: Bạn Lan có 4 quả bóng, bạn Đức có 3 quả bóng.
-Bài toán hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?
5. Khi đã nắm vững kiến thức trên, HS học sang dạng bài toán có thành phần cho biết
nhưng không có câu hỏi. HS phải viết tiếp câu hỏi cho bài toán để có bài toán hoàn chỉnh.

Việc viết câu hỏi theo tôi còn khó hơn cả viết câu lời giải. Bởi vì viết câu lời giải đã
có đònh hướng bằng câu hỏi, còn viết câu hỏi thì các em phải nắm được nội dung của thành
phần cho biết để viết câu hỏi cho phù hợp.
Mặc dù loại bài tập này chỉ có 2 tiết ( bài “Bài toán có lời văn” trang 115 và bài
“Luyện
tập chung” trang 152 SGK Toán) nhưng HS cũng viết được câu hỏi cho bài toán. Tôi đã
hướng dẫn các em như sau:
Thí dụ: Viết tiếp câu hỏi cho bài toán.

Bài toán: Có 1 gà mẹ và có 8 gà con.
Hỏi ………………………………………………………………………………………………?
Ở bài này, tôi tiếp tục cho HS thảo luận nhóm để viết câu hỏi cho bài toán. Tôi sẽ gợi
ý cho các em bằng câu hỏi: Có 1 gà mẹ và có 8 gà con. Vậy nếu gộp lại cả gà mẹ và gà
con thì trong câu hỏi phải có từ gì? ( từ “tất cả”)
SKKN: Dạy Giải toán có lời văn
Trang 4
HS sẽ viết tiếp: Hỏi có tất cả bao nhiêu con gà? hoặc Hỏi có tất cả mấy con gà?
Ở dạng bài tập này, HS phải trả lời được câu hỏi:
-Đầu câu hỏi là từ gì? ( Từ Hỏi)
-Cuối câu hỏi có dấu câu nào? (Dấu ?)
-Trong câu hỏi em còn thấy từ nào nữa? (Từ mấy hoặc bao nhiêu)
Tôi giải thích cho các em biết từ mấy hoặc bao nhiêu là dùng để hỏi. Vì vậy cần thiết
phải có trong câu hỏi.
6. Tiếp tục nâng cao, HS có bài toán thiếu thành phần cho biết và thiếu câu hỏi.
Thí dụ: Nhìn tranh vẽ để viết tiếp vào chỗ chấm để có bài toán rồi giải bài toán
đó:
a) Bài toán: Trong bến có……ô tô, có thêm
……ô tô vào bến. Hỏi…………………………………………………?
Ở bài này tôi sẽ gợi ý cho HS viết câu hỏi
như sau: 2 chiếc ô tô sẽ vào đậu ở đâu? (trong

bến). Như vậy trong câu hỏi phải có từ nào? (trong bến).
Có 5 ô tô, thêm 2 ô tô, vậy trong câu hỏi sẽ có từ nào nữa?
(tất cả).
HS sẽ viết tiếp câu hỏi: Hỏi trong bến có tất cả mấy( bao nhiêu) ô tô?
b) Bài toán: Lúc đầu trên cành có 6 con chim, có………con chim bay đi.
Hỏi………………………………………………………?
Bài này tôi gợi ý như sau để HS viết câu hỏi: Khi 2 con chim bay đi thì các con chim
còn lại đậu ở đâu? (trên cành). Vậy trong câu hỏi phải có từ nào? (trên cành). Có 6 con
chim, bay đi 2 con thì trong câu hỏi phải có từ nào nữa? (còn lại)
HS viết câu hỏi: Hỏi trên cành còn lại mấy con chim?
Đến đây thì HS đã viết được một bài toán hoàn chỉnh và nắm được thành phần cho biết
cũng như câu hỏi của bài toán: Lúc đầu trên cành có 6 con chim, có 2 con bay đi. Hỏi
trên cành còn lại mấy con chim?
7. Sau khi đã được chuẩn bò các kiến thức cơ bản như đã trình bày ở trên, HS dễ dàng
học bài “Giải toán có lời văn”. GV cung cấp cho HS một bài giải hoàn chỉnh phải có 4
bước như sau:
-Viết từ “Bài giải”
-Viết câu lời giải.
-Viết phép tính có tên đơn vò nằm trong dấu ngoặc đơn.
-Viết đáp số.
Trong các bước này, khó nhất là hướng dẫn các em viết câu lời giải, còn viết phép tính
thì HS đã nắm vững từ khi học các phép tính cộng, trừ nên không gặp khó khăn gì.
Để hướng dẫn HS viết câu lời giải, tôi cho HS đọc kỹ câu hỏi. Sau đó cho các em biết
viết câu lời giải chính là trả lời câu hỏi của bài toán. Mà việc trả lời câu hỏi tôi cũng đã rèn
SKKN: Dạy Giải toán có lời văn
Trang 5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×