Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

HÌNH TƯỢNG các DANH NHÂN TRONG NGHỆ THUẬT điêu KHẮC TƯỢNG đài tại lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

SOULISAK PHAITHO

HÌNH TƯỢNG CÁC DANH NHÂN
TRONG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC
TƯỢNG ĐÀI TẠI LÀO

LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT VIỆT NAM

SOULISAK PHAITHO

HÌNH TƯỢNG CÁC DANH NHÂN
TRONG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC
TƯỢNG ĐÀI TẠI LÀO

LUẬN VĂN THẠC SỸ MỸ THUẬT
Chuyên ngành: Mỹ thuật tạo hình (Điêu khắc)

Mã số : 60210102
Khóa


: 18 (2015-2017)

Giảng viên hướng dẫn khoa học: PGS. Nguyễn Xuân Thành

HÀ NỘI - 2017


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

1. CHDCND Lào

: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

2. Cm

: Xen ti mét

3. H

: Hình

4. M

: Mét

5. NXB

: Nhà xuất bản

6. PGS


: Phó giáo sư

7. Tr

: Trang

8. TS

: Tiến sĩ


1

MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Trang

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................................... 4
3. Mục đích của đề tài .................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 6
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 6
6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 7
7. Kết cấu của luận văn .................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ HÌNH TƯỢNG CÁC DANH
NHÂN TRONG ĐIÊU KHẮC TƯỢNG ĐÀI TẠI LÀO ................................. 8

1.1. Khái niệm “Hình tượng danh nhân trong điêu khắc tượng đài” ............. 8
1.2. Sự hình thành và phát triển của điêu khắc tượng đài.............................. 8
1.3. Các danh nhân trong nghệ thuật điêu khắc tượng đài tại Lào .............. 10
1.3.1. Các vị vua ....................................................................................... 10
1.3.2. Các vị lãnh tụ .................................................................................. 16
Tiểu kết......................................................................................................... 26
CHƯƠNG 2: NGƠN NGỮ TẠO HÌNH HÌNH TƯỢNG CÁC DANH ........ 27
NHÂN TRONG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC TƯỢNG ĐÀI TẠI LÀO .... 27
2.1. Hình khối điêu khắc tượng đài thể hiện hình tượng các danh nhân ..... 27
2.2. Không gian điêu khắc tượng đài thể hiện hình tượng các danh nhân .. 31
2.3. Nghệ thuật bố cục tượng đài thể hiện hình tượng các danh nhân......... 36
2.4. Chất cảm trong thể hiện hình tượng các danh nhân ............................. 39
Tiểu kết......................................................................................................... 45


2

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ VÀ ĐÓNG GÓP NGHỆ THUẬT CỦA TƯỢNG
ĐÀI DANH NHÂN TRONG NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC TƯỢNG
ĐÀI .................................................................................................................. 47
3.1. Giá trị nghệ thuật của các tượng đài danh nhân.................................... 47
3.2. Những đóng góp về nghệ thuật của tượng danh nhân .......................... 50
3.3. Bài học về sự sáng tạo........................................................................... 54
Tiểu kết......................................................................................................... 56
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 59
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 63


3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đất nước Lào trước đây được gọi là Vương quốc Lan Xang-mảnh đất
triệu voi và sau khi giành được độc lập về cho đất nước đã tuyên bố trở thành
đất nước CHDCND Lào (năm 1975)
Sau khi đất nước Lào giành được độc lập vào ngày mùng 2 tháng 12
năm1975, đã xây dựng tượng đài lịch sử, chính trị như: tượng đài vua PhaNgum,
Chao A Nou Vong, Par Nha Si Khot Ta Bong, Ông Kay Son Phom Vi Han...
Các bức tượng được đặt tại thủ đô Viêng Chăn và các tỉnh trên cả nước.
Tượng đài nhân vật lịch sử và các danh nhân Lào đầu tiên được xây
dựng là vua Xay Xet Tha Thi Lath vào năm 1956 tại thủ đô Viêng Chăn. Đến
năm 1973 thì hai tượng đài vua Si Sa Vang Vong được xây dựng. Sau khi xây
xong thì bức thứ nhất được đặt tại ngã ba Si Mueang thủ đô Viêng Chăn, bức
thứ hai đặt tại bảo tàng Hoàng cung Luang Pra Bang. Năm 1992 tượng đài
của chủ tịch Kay Son Phom Vi Han được xây dựngtại thủ đô Viêng Chăn,
tỉnh Sa Van Na Khet và tỉnh Hủa Phăn cùng với các bức tượng bán thân có ở
tất cả các tỉnh trong cả nước. Bắt đầu khởi công từ năm 2000 và hoàn thành
vào năm 2003 tượng đài vua Pha Ngum được xây để kỉ niệm 650 năm ngày
thành lập Vương Quốc Lan Xang. Bảy năm sau đó, vào năm 2010 tượng đài
vua A Nou Vong được xây dựng để kỉ niệm 450 năm ngày thành lập thủ đô
Viêng Chăn [21, tr. 298]
Người dân mọi tầng lớp trong xã hội đều tôn trọng và luôn ghi nhớ công
ơn của các danh nhân đã có công lao với đất nước như vua Xay Xet Tha Thi
Lath, vào những ngày rằm mùng 5, mùng 8, 15 trong các tháng và ngày hội
That Luang của năm, tất cả những dân tộc anh em tại Lào sẽ đến viếng ngài
bằng những lễ vật như là hương, nến, hoa, khan ha, khan pet, mark beng và


4


nhiều loại hoa quả. Tượng đài kỉ niệm vị vua Pha Ngum cũng tiến hành các
nghi lễ theo phong tục truyền thống đó. Điều nổi bật nhất ở đây là cách tiến
hành về mặt chính trị và tơn giáo như: vào ngày kỉ niệm thành lập tượng đài
vua Pha Ngum tròn 5 năm, 10 năm sẽ tổ chức nghi lễ đặt Kong At Tha và Sai
Bath, Yath Nam. Nghi lễ vào ngày hội truyền thống bao giờ cũng có cách
thức cầu nguyện như: đưa các vận động viên đến để cầu mong may mắn vào
năm mà Lào là nước chủ nhà tổ chức seagame năm 2011. Hàng năm tượng
đài Pha Nha Si Khot Ta Bong cũng diễn ra các nghi lễ tương tự. Các ngày hội
này được tổ chức rất long trọng và nhợn nhịp [21, tr.312 - 313]. Ngồi các vị
vua kể trên thì vua A Nou Vong cũng nhận được sự yêu mến và kính trọng từ
người dân trên khắp cả nước. Hiện nay Tượng đài vua A Nou Vong đã được
tu sửa trở thành nơi thăm quan du lịch của các vị khách trong và ngoài nước
đến thăm thủ đô Viêng Chăn. Những việc nghiên cứu về hình khối, hình
đáng, nghệ thuật điêu khắc tượng đài ở Lào trong thời gian qua chưa được
nghiên cứu đầy đủ.
Chính vì vậy tơi chọn nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp “Hình tượng
các danh nhân trong nghệ thuật điêu khắc tượng đài tại Lào” có mục đích
để nghiên cứu lịch sử của các danh nhân trong từng thời kì, nghiên cứu để cho
thế hệ mai sau biết về lịch sử của các danh nhân và nghệ thuật điêu khắc
tượng đài, để tưởng nhớ tới công lao vẻ vang tốt đẹp của các danh nhân đã
từng chiến đấu và hy sinh xương máu và tính mạng của mình để giữ gìn bảo
vệ đất nước Lào. Vì c̣c sống của nhân dân và vì độc lập tự do của đất nước
cho đến nay và cho thế hệ mai sau nghiên cứu học tập, lấy đó làm gương và
áp dụng vào trong c̣c sống và cơng việc của mình để góp phần vào trong
cơng c̣c giữ gìn và xây dựng phát triển đất nước.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tìm hiểu các nguồn tư liệu khác nhau.
Tôi xin liệt kê một số tác phẩm sách, báo, tài liệu có liên quan đến nghiên cứu
đề tài như sau:



5

- Trong cuốn từ điển lịch sử và văn hóa Lào của PGS. TS. Nguyễn Lệ
Thi (2012), có nói đến lịch sử, văn hóa, vua, lãnh tụ, nghệ thuật, kiến trúc,...
- Trong cuốn lưu giữ phục hồi hình tượng tượng đài vua A Nou Vong
của Bun Lerng Vern Vi La Vong (2014), có nêu rõ về từ bước phác thảo
tượng cho đến bước đúc tượng và trang trí họa tiết hoa văn trên bệ của hình
tượng tượng đài vua A Nou Vong năm 2010 [15, tr.10].
- Trong tạp chí để chất lượng c̣c sống tốt hơn UPDATE (2010),có nêu
rõ về mặt hình khối, hình dáng của tượng đài vua A Nou Vong và việc trang
trí họa tiết hoa văn trên bệ hình tượng.
- Trong Luận văn thạc sĩ của Si Som Say Kham Ma Ni Vong Sa (2016),
“Nghệ thuật điêu khắc của Boun Thanh Som Ma Ny” có nói đến nghệ thuật
điêu khắc tượng đài, nghiên cứu sâu về mặt bố cục, không gian, chất liệu và
so sánh giữa điêu khắc tượng tròn và phù điêu của nhà điêu khắc.
- Trong Luận văn tiến sĩ của My Sing Chan Bout Dy (2014), Trường Đại
Học Khon Kaen, Thái Lan, đề tài tượng đài hình ảnh phản chiếu nét đặc trưng
lịch sử chính trị và kết nối trong CHDCND Lào, có nói đến việc xây dựng
tượng đài các danh nhân ở Lào và sơ yếu lí lịch của các vị vua trong từng thời
kì trong thời gian qua, cùng với chính sách của đảng và nhà nước đối với việc
xây dựng tượng đài các danh nhân ở Lào. Đây là tư liệu quan trọng cho việc
nghiên cứu luận văn của tôi.
3. Mục đích của đề tài:
Đề tài luận văn nhằm tập hợp các nguồn tư liệu của các tác giả trước đây
đã viết về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, lịch sử vua, lãnh tụ và công lao của các
danh nhân tại Lào nói chung,đã nghiên cứu đến hình tượng các danh nhân
trong nghệ thuật điêu khắc tượng đài tại Lào. Luận văn tập trung nghiên cứu về
hình tượng danh nhân trong điêu khắc tượng đài. Trên cơ sở nghiên cứu luận

văn nhằm xác định giá trị của hình tượng các danh nhân trong nghệ thuật điêu
khắc tượng đài. Qua đó thấy được giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng đài. Từ đó
góp phần bảo tồn, phát huy, giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng đài tại Lào.


6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu về hình tượng danh nhân trong điêu khắc tượng đài.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Nghệ thuật điêu khắc tượng đài tại Lào. Tập
trung chủ yếu vào tượng đài danh nhân.
+ Phạm vi thời gian: từ năm 1956 - 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đúng mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương
pháp nghiên cứu liên ngành như lịch sử, văn hóa, nghệ thuật học, mỹ học kết
hợp với các phương pháp cụ thể sau đây:
- Phương pháp thu thập tài liệu: Phương pháp này sử dụng để thu thập
các tài liệu từ nhiều nguồn như sách báo, tạp chí, điền dã, ghi chép, chụp ảnh,
phỏng vấn, quan sát…
- Phương pháp hệ thống hóa: Hệ thống hóa đầy đủ các tư liệu nghiên cứu
có liên quan đến hình tượng danh nhân, nghệ thuật điêu khắc tượng đài.
- Phương pháp mỹ thuật học: Dựa vào hệ thống các kiến thức mỹ thuật học
về đường nét, màu sắc, hình khối khơng gian,…để xem xét phân tích đối chứng
cụ thể từng cơng trình, tác phẩm và nghệ thuật điêu khắc trong tượng đài.
- Phương pháp so sánh: So sánh về hình tượng, phong cách của nghệ
thuật điều khắc tượng đài với các hình tượng khác tại Lào.
- Phương pháp điền dã: Phương pháp này sử dụng để xem xét, đo đạc và
ghi lại.

- Phương pháp phỏng vấn: Ghi chép trực tiếp lại những kiến thức, những
thông tin có được từ những người dân bản địa trong quá trình đi điền dã lấy tư liệu.
- Phương pháp phân tích: Sử dụng để phân tích dữ liệu, hình tượng danh
nhân trong điêu khắc tượng đài, để làm rõ giá trị nghệ thuật điêu khắc tượng
đài tại Lào.


7

6. Đóng góp của luận văn:
Luận văn là sự tập hợp hệ thống các nguồn tư liệu từ văn bia, nghệ thuật
của tác giả trước cùng với sự nghiên cứu riêng của mình sẽ đưa ra những tư
liệu tổng hợp, giới thiệu đầy đủ về lịch sử, điêu khắc của hình tượng các danh
nhân trong nghệ thuật điêu khắc tượng đài tại Lào.
Phát hiện ra những nét đặc trưng, nét văn hóa đặc sắc của hình tượng các
danh nhân trong nghệ thuật điêu khắc tượng đài tại Lào. Nhằm giới thiệu, nét đặc
sắc của nghệ thuật điêu khắc tượng đài với nhân dân trong nước và nước ngoài.
 Luận văn không chỉ là tư liệu nghiên cứu giúp cho học viên chuyên
ngành tạo hình hiểu hơn giá trị nghệ thuật, văn hóa, lịch sử của hình tượng
các danh nhân trong nghệ thuật điêu khắc tượng đài tại Lào mà còn là nguồn
tư liệu quý giá cho các sáng tác sau này cả về tư liệu và ý tưởng nghệ thuật.
Đề tài và nội dung luận văn sẽ giúp cho ngành điêu khắc, nghệ thuật có
cơ sở khoa học để bảo tồn, phát huy nghệ thuật điêu khắc của hình tượng các
danh nhân trong nghệ thuật điêu khắc tượng đài của đất nước và phục vụ cho
ngành du lịch và sẽ rất có lợi cho đường lối về khún khích việc xậy dựng
các tượng đài có liên quan đến lịch sử và chính trị của CHDCND Lào để tiếp
tục phát triển.
7. Kết cấu của luận văn:
Luận văn có 76 trang, trong đó phần mở đầu có 5 trang, kết luận có 2
trang, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1:

Tổng quát chung về hình tượng các danh nhân trong
nghệ thuật điêu khắc tượng đài tại Lào (18 trang).

Chương 2:

Ngôn ngữ tạo hình hình tượng các danh nhân trong nghệ
thuật điêu khắc tượng đài tại Lào (19 trang).

Chương 3:

Giá trị và đóng góp nghệ thuật của tượng đài danh nhân
trong nghệ thuật điêu khắc tượng đài Lào (10 trang).

Ngoài ra, luận văn còn tài liệu tham khảo 2 trang, phụ lục ảnh minh họa
12 trang


8

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ HÌNH TƯỢNG CÁC DANH
NHÂN TRONG ĐIÊU KHẮC TƯỢNG ĐÀI TẠI LÀO
1.1. Khái niệm “Hình tượng danh nhân trong điêu khắc tượng đài”
Danh nhân là người có tiếng tăm lững lẫy trong lịch sử thế giới nói
chung, Lào nói riêng, có cống hiến lớn lao cho đất nước, được lịch sử, dân tộc
biết đến, ghi nhận và đánh giá cao, danh nhân lịch sử là khái niệm chỉ các cá
nhân tài năng và đức độ mà sự nghiệp hoạt đợng có tầm ảnh hưởng sâu rợng
và quan trọng đến lịch sử phát triển của một dân tộc, được cộng đồng dân tộc

thừa nhận, khâm phục và tôn vinh, danh nhân cách mạng là khái niệm tôn
vinh các cá nhân tài năng - đức đợ có sự nghiệp hoạt động cách mạng nổi
tiếng, các lãnh tụ có đóng góp to lớn và xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng và
giải phóng dân tợc, thống nhất đất nước, mang lại tự do cho nhân dân, được
cả dân tộc khâm phục, thừa nhận và biết ơn.
Tượng danh nhân đó là di vật mỹ thuật ghi lại niên đại của hình tượng
nhân vật lịch sử điển hình, thơng qua những sáng tác ở đương thời hoặc sau đó.
Tượng đài là mợt cơng trình kiến trúc văn hoá đẹp, nhằm tơn vinh các vị
vua các vị lãnh tụ... và là công trình nghệ thuật gồm mợt hoặc nhiều bức
tượng, được xây dựng ở nơi cơng cợng ngồi trời để kỷ niệm những sự kiện
hoặc nhân vật lịch sử có cơng với nước.
1.2. Sự hình thành và phát triển của điêu khắc tượng đài
Tượng đài nhân vật lịch sử và các danh nhân Lào đầu tiên được xây
dựng là vua Xay Xet Tha Thi Lath vào năm 1956 tại thủ đô Viêng Chăn. Đến
năm 1973 thì hai tượng đài vua Si Sa Vang Vong được xây dựng. Sau khi xây
xong thì bức thứ nhất được đặt tại ngã ba Si Mueang thủ đô Viêng Chăn, bức


9

thứ hai đặt tại bảo tàng Hoàng cung Luang Pra Bang. Năm 1992 tượng đài
của chủ tịch Kay Son Phom Vi Han được xây dựng tại thủ đô Viêng Chăn,
tỉnh Sa Van Na Khet và tỉnh Hủa Phăn cùng với các bức tượng bán thân có ở
tất cả các tỉnh trong cả nước. Bắt đầu khởi công từ năm 2000 và hoàn thành
vào năm 2003 tượng đài vua Pha Ngum được xây để kỉ niệm 650 năm ngày
thành lập Vương quốc Lan Xang. Bảy năm sau đó, vào năm 2010 tượng đài
vua A Nou Vong được xây dựng để kỉ niệm 450 năm ngày thành lập thủ đô
Viêng Chăn.
Người dân mọi tầng lớp trong xã hội đều tôn trọng và luôn ghi nhớ công
ơn của các danh nhân đã có công lao với đất nước như vua Xay Xet Tha Thi

Lath, vào những ngày rằm mùng 5, mùng 8, 15 trong các tháng và ngày hội
That Luang của năm, tất cả những dân tộc anh em tại Lào sẽ đến viếng ngài
bằng những lễ vật như là hương, nến, hoa, khan ha, khan pet, mark beng và
nhiều loại hoa quả. Tượng đài kỉ niệm vị vua Pha Ngum cũng tiến hành các
nghi lễ theo phong tục truyền thống đó. Điều nổi bật nhất ở đây là cách tiến
hành về mặt chính trị và tơn giáo như: vào ngày kỉ niệm thành lập tượng đài
vua Pha Ngum tròn 5 năm, 10 năm sẽ tổ chức nghi lễ đặt Kong At Tha và Sai
Bath, Yath Nam. Nghi lễ vào ngày hội truyền thống bao giờ cũng có cách
thức cầu nguyện như: đưa các vận động viên đến để cầu mong may mắn vào
năm mà Lào là nước chủ nhà tổ chức Seagame năm 2011.Hàng năm tượng đài
Pha Nha Si Khot Ta Bong cũng diễn ra các nghi lễ tương tự. Các ngày hội
này được tổ chức rất long trọng và nhộn nhịp. Ngồi các vị vua kể trên thì vua
A Nou Vong cũng nhận được sự yêu mến và kính trọng từ người dân trên
khắp cả nước. Hiện nay Tượng đài vua A Nou Vong đã được tu sửa trở thành
nơi thăm quan du lịch của các vị khách trong và ngoài nước đến thăm thủ đô
Viêng Chăn.


10

1.3. Các danh nhân trong nghệ thuật điêu khắc tượng đài tại Lào
1.3.1. Các vị vua
Vua Chao Xay Xet Tha Thi Lath [H.1, tr. 64] vị Vua Lào Lạn Xạng, ông có
công dời đô từ Luangphabang về Viêng Chăn. Chao Xay Xet Tha Thi Lath lên
ngôi tại Xiêng Mày khi mới 14 tuổi và chỉ trị vì ở đó có 2 năm thì được tin vua
cha mất. Ông bèn giao lại quyền cai trị Xiêng Mày cho hoàng gia ở đây và trở về
Xiêng Thong chịu tang cha. Ông được đưa lên ngôi năm 1550. Về danh nghĩa,
Chao Xay Xet Tha Thi Lath làm vua cả hai mường Xiêng Thong và Xiêng Mày.
Vừa lên nhôi, nhà vua đã chấn chỉnh các địa pương trong nước, đưa người thân
tín đi cai trị mợt số mường xa khơng n tĩnh. Ơng đặc biệt quan tâm đến Viêng

Chăn và đã cho phạnha Chănthạbuli đi cai trị Viêng Chăn.
Năm 1555, được tin Chao Mêcuti ở Xiêng Mày lộng quyền, vua Xay Xet
Tha Thi Lath đã đưa quân đội đi đánh mường Xiêng Mày để lập lại trật tự.
Khi quân đội Lào Lạn Xạng mới đến Xiêng Xẻn thì Chao Mêcuti đã cầu cứu
vua Burengnoong của Myanma. Quân đội Myanma đã vào và chiếm được
Xiêng Mày. Từ đó, Xiêng Mày chịu sự đô hộ của Myanma.
Năm 1556, Chao Xay Xet Tha Thi Lath đã cho dời đơ từ Xiêng Thong
về Viêng Chăn. Ơng đã cho xây dựng các lâu đài cung điện ở Viêng Chăn.
Ông cũng cho xây dựng thành lũy kiên cố quanh thủ đơ để đề phịng kẻ thù
xâm lược, bảo vệ thủ đơ. Đạo phật phát triển mạnh trong thời trị vì của Xay
Xet Tha Thi Lath. Ông cung là người xây dựng nhiều chùa tháp ở Viêng Chăn
và các vùng khác trên cả nước như That Luang, Ho Pha Keo, Vat Ơng Tự,
That Phạ Nơm, That Xỉkhốttạboong...
Trong thời kì trị vì của minh, Xay Xet Tha Thi Lath đã hai lãnh đạo nhân
dân Lào đánh tan hai cuộc tấn công của phong kiến Myanma. Lần thứ nhất
vào năm 1563, khi Xay Xet Tha Thi Lath đưa quân đội đi đón công chúa Xỉ
Ayutthaya thì bất ngờ qn Myanma tấn cơng Viêng Chăn. Nhà vua vội quay


11

trở về thì quân Myanma đã bỏ chạy khỏi thủ đô. Lần thứ hai vào năm 1570,
sau khi đã đánh thắng Xỉ Ayutthaya, quân Myanma một lần nữa tấn công Lào
Lạn Xạng. Bấy giờ Phạnha Xẻnxụlin là bố vợ Xay Xet Tha Thi Lath, là mợt
người có tài chỉ huy quân sự đã cố vấn cho nhà vua đưa nhân dân Viêng Chăn
đi tản cư, bỏ lại thành phố vườn không nhà trống, quân Myanma vào Viêng
Chăn nhưng không có lương thực bèn rút về.
Xay Xet Tha Thi Lath mất năm 48 tuổi khi đang rong ruổi chinh chiến ở
mường Ông Can mà ngày nay người ta cũng chưa xác định rõ ông chết ở
vùng nào ở mường này.

Là một vị vua có tài thao lược, Xay Xet Tha Thi Lath đã xây dựng đất
nước hùng mạnh, chống được thù trong giặc ngoài. Lào Lạn Xạng ngày càng
hưng thịnh [1, Tr. 110-111]
Vua Si Sa Vang Vong [H.2, tr. 65] sinh ra tại Luang Pra Bang . Cha của
ông là Zakarine, Quốc vương Luang Pra Bang và mẹ là vương hậu Thongsy.
Ơng kế vị ngơi vị quốc vương Luang Pra Bang sau cái chết của cha vào ngày
25 tháng 3 năm 1904. Luang PraBang là một vùng bảo hộ của Pháp
thuộc Liên bang Đơng Dương. Ơng kế thừa ngơi vị tại Cung điện vương gia
cũ ở Luang Pra Bang vào ngày 15 tháng 4 năm 1904.
Tượng đài vua SiSaVangVong. Nằm ở đằng trước của cung họp Phu Xi,
vừa là sân khẩu biểu hiện múa Nang Keo,tượng đài quay mặt đi thẳng cung Pra
Bang. Nếu vào cửa đằng trước của hoàng cung tượng đài sẽ ở bên tay trái tại
hoàng cung Luang Pra Bang, phái Đông giáp với đường SiSaVangVong và
Phu Xi (núi),phái Tây giáp với đường ZakarinevàTaLathSau (chợ)[21, Tr. 215]
Vua Chao Pha Ngum [H.3, tr. 66] là vị vua thống nhất đất nước Lào.
Năm 1316 là năm Chao Pha Nghiễu làm vua ở kinh đô Xieng Thong và sinh
con trai là Chao Pha Ngum. Thất Chao Pha Ngum có tướng mạo thông minh
nhưng hơi dị thường, mới sinh ra đã có đủ 32 chiếc răng. Các quan trong triều


12

cho rằng , đó là điềm có hại cho đất nước vì vậy phải đi khỏi đất nước. Chao
Pha Nghiễu và các quan trong triều bèn cho làm một chiếc bè để cho Chao
Pha Ngum và một số người đi theo cho trôi xuôi theo dòng sông Mè nặm
khoỏng. Bè của Chao Pha Ngum trôi một sau thì đến thác Li Phỉ. Một ông sư
Khơ Me tên là Phạmạhả Pạxạmăn đã đưa Chao Pha Ngum lên chùa của minh
để nuôi dạy. Đến khi 6 tuổi, Chao Pha Ngum đước nhà sư cho đưa vào nuôi
trong triều đình Khơ Me.
Ở trong triều học tập, Chao Pha Ngum càng lớn càng tỏ ra thông minh và

có tài hơi người. Khi đến tuổi trưởng thành, Chao Pha Ngum được vua Khơ Me
gả công chúa là Nang KẹokêngNha cho để tạo mối quan hệ với Lào Lạn Xạng.
Đây là thời kì mà vương quốc Ayutthaya của người Thái đã hùng mạnh và đã
có những cuộc tấn công xâm lấn những vùng đất của Khơ Me và tấn công kinh
đô Ăng Co của người Khơ Me. Về phía bắc, người Myanma cũng thường tấn
cơng vào các vùng vốn là thuộc quốc của Khơ Me trước đây. Chao Pha Ngum
đã trở thành một vị tướng tài trong quân đội Khơ Me, đã giành thắng lợi nhiều
lần trước quân đội Myanma và quân đội Xiêm. Chao Pha Ngum đã ở Khơ Me
cho đến năm 33 tuổi mới tìm đường quay trở về Lào Lạn Xạng.
Năm 1343, Chao Pha Nghiễu là cha của Chao Pha Ngum ở kinh đô
Xieng Thong qua đời. Chao Pha Khămhiêu (chú của Chao Pha Ngum) lên
thay. Tin đó khiến cho Chao Pha Ngum vơ cùng tức giận. Ơng đã xin với vua
Khơ Me cho đem quân đội về giành lại vương quốc Lào Lạn Xạng.
Vào năm 1349, Chao Pha Ngum cùng vợ là Nang KẹokêngNha đưa quân
đội trước tiên đánh vào mường Pạc Cốp (sông Nặm Xi thuộc tỉnh U Bôn) rồi
đánh chiếm mường Kạ Bong, mường Phạnhaxạmnăng và nhiều mường khác.
Sau đó, quân đội Chao Pha Ngum tiến đánh mường Viêng (Pạc Nặm Hỉn
Bun), mường Pạckạđing đều giành thắng lợi rồi Chao Pha Ngum tiến đánh
mường Phuôn- Xiêng Khoảng.


13

Chao Pha Ngum cũng phân chia biên giới với Đại Việt chủ yếu dựa vào
sông núi và đặc điểm cư trú của dân. Ví dụ: người ở nhà sàn thì tḥc dân
Lào và ở nhà đất thì tḥc dân Việt,nước mưa chảy về đất Lào thì tḥc Lào,
chảy về đất Việt thì tḥc Việt.
Chao Pha Ngum tiếp tục tiến qn đánh các mường phía bắc như:
mường Thẻn, mường Xay, mường Lày, mường Qoạng, mường Xìng Thạo,
mường Hum, mường Vạt...và tiến đến vùng Pạc U.

Bấy giời tại Xiêng Thong, Chao Pha Khămhiêu vô cùng lo sợ nên đã bỏ
trốn. Các quan trong triều bèn đến gặp và xin Chao Pha Ngum về Xiêng
Thong lên ngôi. Chao Pha Ngum lên ngôi ở Xiêng Thong vào năm 1453, năm
đó ông 37 tuổi.
Một năm sau, Chao Pha Ngum lại đưa quân đi chinh phục các mường
khác như: Xiêng Khoảng, Khốc Hằm, Xiêng Tộn, mường Phả, mường Phụa,
mường Phu Khun, mường Theng, mường Pạc Thà. Chao Pha Ngum cũng đưa
quân đến biên giới hai mường Lạn Na và Xiêng Xẻn và phân chia biên giới
với hai mường nói trên.
Năm 1356, Chao Pha Ngum đưa quân đánh Viêng Chăn và Viêng Khăm.
Sau khi chiếm được Viêng Chăn, Chao Pha Ngum tiến đánh Viêng Khăm khó
khăn nhất trong các trận chiến của Chao Pha Ngum nhưng ông dùng mưu kế
nên đã chinh phục được Viêng Khăm.
Khi ấy, các mường Thái có tên gọi như sau:
- Vương Quốc Lào gọi là Lạn Xạng (triệu voi).
- Vùng Xiêng Mày gọi là Lạn Na (triệu cánh đồng).
- Kung Xỉ Ayutthaya gọi là Lạn Phịa (triệu vựa lúa).
Năm 1351, Chao Pha Ngum đã đem quân đánh các mường của Lạn Phịa
như Hõi Ết, Phạ Xạt, Phạ La Khiển, Phạ Ling, Phạ Nạ Lai, Phôn Phing Đẹt và
nhiều mường khác rồi gửi thư khiêu chiến đến Chao Ù Thong là vua Lạn Phịa.


14

Chao Ù Thong vô cùng hoảng sợ đã gửi tặng Chao Pha Ngum 51 con voi cái, 50
con voi đực, vàng 2 vạn, bạc 2 vạn, sừng tê và nhiều thứ quý giá khác.
Chao Pha Ngum trở về Viêng Chăn và 7 ngày 7 đêm làm lễ khao quân
mừng thắng lợi. Sau đó ơng trị vì ở triều đình Xiêng Thong đến năm 1371
[1, Tr. 101-103].
Vua Chao A Nou Vong[H.4, tr. 67] là vị Vua của vương quốc Lạn Xạng.

Chao A Nou Vong được lên ngôi vua Viêng Chăn vào năm 1804. Bấy giờ
vương quốc Lào Lạn Xạng vẫn là tḥc địa của Xiêm nhưng vốn là người có
cơng trong việc giúp Xiêm đánh Myanma nên Chao A Nou Vong được vua
Xiêm Rama II yêu quý. Sống trong một đất nước nơ lệ nên Chao A Nou Vong
ln ni chí lớn là đánh đuổi quân Xiêm giành lại nền thống nhất cho Lào
Lạn Xạng. Vừa lên ngôi, Chao A Nou Vong đã cho xây dựng Viêng Chăn
Thành một mường thịnh vượng. Để cho nền kinh tế phát triển, nhiều cây cầu
được xây dựng bắc trên sông Mè nặmkhoỏng làm đường đi lại giao thương
của nhân dân được thuận lợi hơn trước.
Những cây cầu đó sẽ phục vụ cho việc chuyển quân của Lào Lạn Xạng
sau này. Nhà vua đã cho xây dựng chùa Xỉxakệt ở nội thành Viêng Chăn năm
1818. Ngôi chùa này là nơi một năm hai lần các Chao mường địa phương về
tuyên theejtrung thành với nhà vua. Năm 1821, Chao A Nou Vong xin vua
Xiêm cho con trai mình là Latxabút Dỗ lên ngơi ở Chămpaxắc thay cho vua
cũ vừa chết ở Băng Kốc. Latxabút Dỗ cũng xây dựng Chămpaxắc thành một
mường thịnh vượng.
Năm 1825, vua Xiêm Rama II qua đời. Là một nước thần thuộc, Chao A
Nou Vong phải dẫn đầu một phái đoàn sang dự lễ tang. Trước khi về nước,
Chao A Nou Vong đã xin yết kiến vua Xiêm Rama III và xin nhà vua một số
đặc ân. Nhưng vua Xiêm đã bác bỏ hết mọi yêu cầu của Chao A Nou Vong.
Điều đó đã khiến Chao A Nou Vong vô cùng phẫn uất và là những lí do trực
tiếp khiến Chao A Nou Vong quyết định nổi dạy.


15

Sau khi đã chuẩn bị lực lượng và có những cuộc họp nhằm liên minh các
mường Lào, vua A Nou Vong quyết định xuất quân vào một ngày lành của
đầu năm 1827. Trên đường tiến vào đất Xiêm, quân đội của vua Chao A Nou
Vong đã giành một số thằng lợi. Tháng 3 năm 1827, quân đội Xiêm đã chuẩn

bị được lực lượng và phản công, Chao A Nou Vong cùng gia quyến phải trốn
sang Nghệ An của Đại Việt.
Chao A Nou Vong khi đến Nghệ An đầu tiên ở Lạc Hoàn Tam Động rồi
sai ngươì cầu cứu triều đình nhà Nguyễn. Triều đình nhà Nguyễn đã sai quân
đi bảo vệ cho Chao A Nou Vongvà sau vài tháng ở Tam Động, Chao A Nou
Vong được đưa đến trấn thành Nghệ An. Trong thời gian gần một năm Chao
A Nou Vong ở Nghệ An, triều đình nhà Nguyễn một mặt thương lượng với
quân Xiêm để cho Chao A Nou Vong được về nước yên ổn, một mặt bảo vệ
biên cương khỏi sự xâm lấn của quân Xiêm. Có được sự thỏa thuận giữa quân
Xiêm và triều đình nhà Nguyễn, tháng 5 năm 1828,Chao A Nou Vong được
quan kinh lược đại thần của triều Nguyễn hộ tống về nước.
Quan quân triều Nguyễn về nước ngày 1 tháng 9 năm 1828, thì ngày
mồng 2 tháng 9 năm 1828, Chao A Nou Vong và các quần thần do căm phẫn
vì những hành đợng tàn phá Viêng Chăn của người Xiêm, đẫ bất ngờ tấn công
quân Xiêm ở Viêng Chăn và Noỏng khai. Quân Xiêm sau choáng váng ban
đầu,đã tập hợp lại và phản công. Bị nhất bại, một lần nữa Chao A Nou Vong
cùng gia quyến lại chạy sang Đại Việt. Nhưng mới đến mường Phn thì
Chao A Nou Vong cùng gia qún đã bị Chao Nọi mường Phuôn bắt và đưa
sang Xiêm. Ông bị xử tử tại Xiêm sau 8 ngày bị hành hạ, tra tấn dã man. Ông
mất khoảng cuối tháng 2 năm 1829 tại Băng Kốc[1, Tr. 93-95].


16

1.3.2. Các vị lãnh tụ
Kay Son Phom Vi Han [H.5, tr.68] làm chủ tịch Đảng, chủ tịch nước, chủ
tịch Hội đồng Bộ trưởng Lào. Quê ở bản Na Xeng, huyện Khănthảbuli, tỉnh
Sạvẳnnakhệt. Bố là Nai Luân làm công chức (gốc Việt), mẹ là nang Đốc
(người Lào). Thời trẻ, học trường Trung học Bảo hộ (Lycée Protectorat) và
Đại học Luật ở Hà Nội (Việt Nam). Năm 1942, hoạt động trong phong trào

sinh viên chống Pháp, Nhật ở Việt Nam. Mùa thu 1945, tham gia khởi nghĩa
giành chính quyền ở Sạvẳnnạkhệt. Từ tháng 3 đến tháng 12/1946, tham gia
công tác trong Ban liên lạc Lào - Việt, đóng trụ sở tại phố Bà Triệu, Hà Nội,
nhằm tập hợp Lào kiều thành đoàn thể cứu quốc của người Lào. Đầu năm
1947, công tác tại cơ quan tuyên truyền khu 12 phía bắc Việt Nam. Đầu năm
1948, gặp đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng chỉ huy Quân đội quốc gia và dân
quân Việt Nam tại Việt Bắc để bàn công việc kháng chiến chống Pháp. Tháng
5/1948, nhận nhiệm vụ chỉ huy trưởng "Ban xung phong Lào Bắc" và bắt tay
xây dụng khu du kích Hủa Phăn, thành lập đội vũ trang Látxavông. Gia nhập
Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 6/1/1949 và ngày 20/1/1949, chủ tri lễ
thành lập Quân đội Itxala (Quân đội Tự do Lào), tiền thân của Quân đội Nhân
dân Lào sau này). Tại đơn vị Látxavông (mường Xiềng Khọ, tỉnh Hùa Phăn),
ông được cử làm tổng chỉ huy. Tháng 8/1950, tại Đại hội quốc dân Lào, ông
được cử vào ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Itxala, giữ chức Bộ trưởng Bộ
Quốc phịng Chính phủ Kháng chiến Lào do Hồng thân Xuphanuvơng làm
thủ tướng. Tháng 2/1951, Kayxỏn Phômvihản dẫn đầu đoàn đại biểu Lào
tham dự Đại hội II Đảng Cộng sản Đông Dương tại Việt Bắc. Ngày
22/3/1955, chủ trì Đại hội thành lập Đảng Nhân dân Lào, được cử làm bí thư
Ban chi đạo Trang ương; tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng qua ba
Đại hội II (1972), III (1982) và IV(1986); chủ tịch Đảng (kể từ Đại hội V,
1991). Tại Đại hợi đại biểu nhân dân tồn quốc (ngày 1 và 2/12/1975), ở thủ


17

đô Viêng Chăn, ông trình bày bàn báo cáo quan trọng của Đảng Nhân dân
Cách mạng Lào, tuyên bố xoá bỏ chế đợ qn chủ, thành lập nước Cợng hồ
Dân chủ Nhân dân Lào và được bầu làm chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tại
Đại hội Đảng IV (tháng 11/1986), tổng bí thư Kayxỏn Phơmvihản phát đợng
cơng c̣c đổi mới tồn diện ở nước Cợng hịa Dân chủ Nhân dân Lào với

việc vận dụng sáng tạo cơ chế kinh tế mới (NEM) vào thực tiễn cụ thể cùa
Lào. Tháng 8/1991, được Quốc hợi nước Cợng hịa Dân chủ Nhân dân Lào
bầu làm Chủ tịch nước. Trong diễn văn nhậm chức, ông khẳng định "chủ
nghĩa xã hội không phải là mục tiêu trực tiếp mà là mục tiêu lâu dài của nước
Lào". Ồng và Bợ Chính trị Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào là
người đề xuất và thực hiện sáng tạo con đường quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa
xã hợi ở nước Cợng hịa Dân chủ Nhân dân Lào. Là một nhà yêu nước nhiệt
thành, một chiến sĩ cách mạng chân chính, mợt nhà hoạt đợng lý luận và thực
tiễn tài ba, người phát kiến và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới tồn diện và có
ngun tắc của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Kayxỏn Phômvihản được tôn
vinh là vị anh hùng của dân tợc Lào. Ơng là mợt trong những lãnh đạo tối cao
Lào có cống hiến quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển
liên minh chiến đấu, quan hệ đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa nhân
đến hai nước Lào và. Việt Nam. Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng
Huân chương Sao Vàng (1981), Huân chương Hồ Chí Minh (1990). Cũng
như các vị lãnh đạo cách mạng Lào khác, Kayxỏn Phômvihản là những người
do lịch sử tạo ra, được nhân dân chọn làm lãnh tụ [1, Tr. 199-201].
Ông Pha Nha Si Khọt Ta Bong [H.6, tr.69] là một nhà lãnh tụ, trong thời
điểm Viêng chăn xảy ra biến cố lớn vì những con voi rừng đến quậy phá làm
hỏng hoa màu cho đến nhà cửa ruộng vườn của người dân. Vì thế trưởng
huyện Viêng chăn đã ra lệnh tìm người để tiêu diệt voi nếu ai có thể tiêu diệt
được voi sẽ được ban thưởng làm phò mã của đức vua. Sikhod mợt người có


18

vũ khí đặc biệt là cây gậy Kabongphet là mợt anh chàng dũng cảm có khả
năng đặc biệt hơn so với người khác đã tự nguyện xin đi tiêu diệt những con
voi hung dữ đó. Vì vậy, sau khi đã giết được voi, vua đã dâng con gái mình là
cơng chúa Hieu Khom The Vi cho Pha Nha Si Khọt Ta Bong và xây dựng

một lâu đài đá làm nơi ở cho 2 người. Về sau, vì sợ Pha Nha Si Khọt Ta Bong
tranh dành ngôi vị với mình nên người đã lập ra kế hoạch để tiêu diệt Pha Nha
Si Khọt Ta Bong nhưng đã thất bại,vì dao khơng thể đâm xuyên qua da thịt
của Pha Nha Si Khọt Ta Bong làm cho anh không thể chế. Khi không thành
cơng người lại bầy ra kế mới để móc thơng tin từ con gái mình rằng: vì sao
Pha Nha Si Khọt Ta Bong lại giỏi và không chết được. Không biết điệu hổ li
sơn của người làm bố nên cô đã đi hỏi chồng mình là tại sao anh lại giỏi và
khơng chết. Vì khơng biết hiểm họa sẽ đến với mình sau này và vì quá yêu
thương tin tưởng vợ nên Pha Nha Si Khọt Ta Bong đã kể với người vợ về thời
mà mình từng đi tu làm sư tiểu cho người vợ nghe. Anh có sức mợt sức mạnh
phi thường nên có thể tiêu diệt được những con voi hung dữ. Ngày xưa trong
một lần đi dâng cơm cúng cho sư thầy anh đã lấy một cành cây khuấy bát
cơm lên làm cho cơm thành màu đen nên bị sư thầy chừng phạt bằng cách bảo
sư tiểu Pha Nha Si Khọt Ta Bong ăn hết nồi cơm đó một mình. Sau khi ăn hết
nồi cơm đặc biệt đã đó tự nhiên sư tiểu Pha Nha Si Khọt Ta Bong lại có mợt
sức mạnh phi thường làm thể nào cũng không thể chém vào da thịt người
bằng dao kiếm nên người vợ đã hỏi là làm thế nào mới có thể làm cho anh
chết được. Anh Sikhod khơng nghĩ là vợ mình có thể ra tay giết mình nên đã
trả lời vợ rằng là: lỗ cũ (lỗ đạt tràng) sau đó sẽ chết. Sau khi nghe xong câu
chuyện của chồng mình cô đã mang tất cả câu chuyện đi kể cho người cha
nghe và ngay sau đó người đã lập ra kế mới để giết Pha Nha Si Khọt Ta Bong
bằng cách mời Pha Nha Si Khọt Ta Bong đến dự bữa tiệc ăn mừng tại cung
điện của mình và ngaygần đó ngài đã dựng mợt nhà vệ sinh. Trong căn nhà vệ


19

sinh ấy ngài đã cài bẫy sẵn trong bồn cầu sau khi ăn xong thì Pha Nha Si Khọt
Ta Bong đã đi vào nhà vệ sinh và lúc đó đã xập vào bẫy được cài đặt sẵn tại
đó. Nên làm cho những thanh que nhọn từ phía dưới đâm vào lỗ đại tràng

nhưng lại không chết theo kế hoạch đã đựơc cài sẵn. Ngay lúc đó, Pha Nha Si
Khọt Ta Bong đã nhận ra là mình đã thua phụ nữ rồi nên người quyết định rời
về kinh đô Pha Nha Si Khọt Ta Bong trước khi chết người đã nguyền rủa
Viêng Chăn là: phải thịnh vượng như voi gập tai, lè lười như rắn vì người
Viêng Chăn không có tâm đức đã giúp giết voi mà cịn có thể ra tay giếtngười
có ơn với mình [34].
Ơng SouPhaNouVong [H.7, tr.70] là Chủ tịch Mặt trận Lào Tự do, chủ
tịch Mặt trận Lào yêu nước, chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao nước Cợng
hịa Dân chủ Nhân dân Lào. Con út của Phó vương (U Pa Rat) Bun Không và
bà vợ thứ mười một Mòm Khăm Uôn, anh em cùng cha khác mẹ với các
Hoàng thân Phếtxarạt và Xuvanna Phuma. Từ 1920 -1931, ông học tại trừơng
trung học AnbeXarô (Lycée Albert Sarraut) ở Hà Nợi. Từ 1931 - 1937, Hồng
thân SouPhaNouVong học và tốt nghiệp kĩ sư cầu đường tại Pháp. Năm 1937,
ông trở về thuộc địa Đông Dương, làm việc trong ngành cơng trình ở Lào và
Việt Nam, tham gia thiết kế nhiều cơng trình cầu đường và thủy lợi ở Việt
Nam, kết hơn với bà Nguyễn Thị Kì Nam (người Việt Nam lấy tên Lào là
Viêng Khăm) tại thành phố Nha Trang.
Ngay trong những ngày đầu Cách mạng tháng tám thành công ở Việt
Nam, Hoàng thân được tiếp kiến chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nợi
(4/9/1945),bắt đầu cho q trình tham gia cách mạng. Trung tuần tháng
10/1945, ơng trở về Lào và tham gia Chính Phủ lâm thời Lào Itxala tại thủ đô
Viêng Chăn, giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, kiêm tổng chỉ huy quân đội
Lào Itxala. Ngày 30/10/1945, thay mặt Chính phủ lâm thời Lào Itxala kí với
Trần Đức Vinh, đai diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cợng hịa tại Viêng


20

Chăn Hiệp định thành lập liên quân Lào - Việt, đặt dưới quyền chỉ huy của
ông. Sau đó, ông trực tiếp chỉ đạo nhiều trận đánh Pháp của liên quân Lào Việt, nổi bật là mặt trận Thà Khẹc ngày 21/3/1946. Trong trận này, ông đã bị

thương khi đang tổ chức vượt sơng Mènặmkhoỏng. Ơng đã cùng Chính phủ
Lào Itxala tạm lánh sang Thái Lan để tập hợp lực lượng tiến hành kháng
chiến. Cuối năm 1949, nhận lời mời của chủ tịch Hồ Chí Minh, ơng bí mật
sang căn cứ địa Việt Bắc để bàn bạc việc hợp tác cứu nước. Tháng 8/1950,
Đại hội Quốc dân Pa thét Lào, ông được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung
ương Mặt trận Lào Tự do (Neo Lào Itxala) và Thủ tướng Chính phủ kháng
chiến. Ngày 11/3/1951, ơng tham gia Hợi nghị thành lập Mặt trận đoàn kết
Liên minh Việt - Miên - Lào tại căn cứ địa Việt Bắc.
Tháng 5/1953, được kết nạp vào Đảng Công sản Đông Dương, tại bản
Toọng, huyện Pua, tỉnh Hủa Phăn. Tháng 3/1955, tham dự Đại hội thành lập
Đảng Nhân dân Lào (Phắc Pạ xa xôn Lào) với tư cách là một trong những
thành viên sáng lập Đảng. Tháng 5/1955, được bổ sung vào Ban chỉ đạo
Trung ương Đảng Nhân dân Lào (sau là Đảng Nhân dân cách mạng Lào).
Tháng 1/1956, tại Đại hội thành lập Mặt trận Lào yêu nước (Neo Lào hắc
xạt), ông được bầu làm Chủ tịch Măt trận Lào yêu nước. Theo chủ trương hòa
hợp dân tộc, ông được bầu vào Quốc hội Viêng Chăn với số phiếu cao nhất.
Tháng 11/1957, giữ chức Bộ trưởng Bộ Kế hoạch, Xây dựng và Đô thị trong
Chính phủ Liên hiệp dân tợc lần thứ nhất.
Tháng 7/1959,ơng bị Chín phủ phản đợng Phủi Xananicon cầm đầu bắt
giữ trái phép tại nhà tù Phôn Khênh. Đêm 23/5/1960, bí mật cùng 15 vị lãnh
đạo Pa thét Lào vượt ngục trở về căn cứ an toàn. Theo tinh thần Hiệp định
Giơnevơ về Lào (1962), Chính phủ Liên hiệp dân tợc gồm 3 phái được thành
lập, SouPhaNouVong giữ chức phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế Kế
hoạch. Chỉ 9 tháng sau,do sự phá hoại của phái hữu được Mỹ ủng hợ, Chính


21

phủ Liên hiệp dân tộc 3 phái không hoạt động được, rút về vùng giải phóng
cùng Đảng Nhân dân Lào kiên trì lãng đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu

nước. Tháng 2/1972, tại Đại hội II của Đảng, ông được bầu vào Bợ Chính trị
Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Theo tinh thần Hiệp định Viêng Chăn
(21/2/1973), và Nghị định thư Viêng Chăn (14/9/1973), ông được cử làm chủ
tịch Họi đồng Quốc gia Chính trị Hiệp thương. Ngày 2/12/1975, nước Cợng
hịa Dân chủ Nhân dân Lào thành lập, SouPhaNouVong được bầu làm Chủ
tịch nược và Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Tối cao. Từ 1991, vì sức khỏe
́u,ơng giữ chức cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào cho đến khi qua đời.
Với những đóng góp xuất chúng và vài trò lãnh đạo kiệt xuất của người,
Chủ tịch SouPhaNouVong trở thành ngọn cờ của cuộc đấu tranh cứu nược và
đoàn kết dân tộc. Ngoài là nhà yêu nước vĩ đại, đã lập nên trang sử mới của
Lào, xứng đáng là vị anh hùng dân tộc của đất nước Lào trong thời đại ngày
nay. Là một trong những lãnh tụ tối cao Lào có cống hiến quan trọng hàng
đầu vào việc xây dựng và phát triển không ngừng quan hệ đoàn kết đặc biệt
và hợp tác toàn diện Lào và Việt Nam. Được nhà nược Việt Nam trao tặng
Huân chương Sao vàng (1981) và Huân chương Hồ Chí Minh (1990)[1, Tr.
180-182]
Ơng Kẹo [H.8, tr.71] là mợt tù trưởng người bộ tộc Nghé, tên thật là My,
nhân dân thường gọi là Nai My, ở bản Cha Căm, mường Tha Leng, tỉnh
Salavan (Nam Lào). Sau khi lãnh đạo phong trào chống Pháp, được nhân dân
tơn kính gọi là ơng “Kẹo”(có nghĩa là ông “Ngọc”). Vốn là người của phong
trào Phu mi bun (người có phúc đức) trước đó, ông Kẹo đã vận động nhân dân
không đóng thuế, không nộp chống vật, khơng đi phu và vào rừng ở...Ơng đã
dùng hình thức tơn giáo tập hợp nhân dân trên núi Phu Khăm để tuyên truyền,
giác ngộ tinh thần yêu nước, nổi dậy chống Pháp. Buổi đầu, ông Kẹo cùng


22

ông Thông tổ chức lực lượng vũ trang trong bộ tợc người Nghé có tên gọi là

“Xeng”do ơng đứng đầu ở bản Toọc, tà xẻng Sê Coong, mường Tha Teng,
gồm hơn 200 người với vũ khí tự tạo như súng Kíp, gươm, giáo, cung
nỏ...Nghĩa qn của ơng Kẹo đã liên minhđược với nghĩa quân ở các nơi cùng
tham gia chống Pháp như nghĩa quân của người Alắc do ông Xá, ông Lam,
ông Bít đứng đầu, với nghĩa quân người Taliêng do ông Nang lãnh đạo. Dần
dần, nghĩa đã kiểm soát được cả vùng tả, hữu ngạn sông Xê Kông đến vùng
Phu Luống giáp biên giới Việt Nam. Đặc biệt, đã liên lạc được với nghĩa quân
người Laven ở cao nguyên Bolavendo tù trưởng Kom Ma Đam chỉ huy, nơi
có vị trí chiến lực quan trọng ở Nam Lào. Đến lúc này, phong trào chống
Pháp với sự khởi đầu của ông Khivolảlạt, người Lào Lùm ở Ắttạpư và ông
Kẹo, người Nghé, đã phát triển thành một phong trào trên một địa bàn rộng
lớn từ miền Đông Nam Lào giáp biên giới Việt Nam đến vùng cao nguyên
Bolaven và Salavan.
Ngày 12/4/1901, ông Kẹo chỉ huy đội quân hơn 1.000 người tiến đánh
quân Pháp đóng ở chùa Tha Teng do tên Công sứ Pháp là Rêmi (Rêmy) phụ
trách, buộc chúng phải tháo chạy về thị xã Salavan. Ngày 29/5/1901,nghĩa
quân cải trang tiến đánh đồn Congtảtu nằm ở hợp lưu giữa hai con sông Pơ Xi
và Po Coo. Tên đồn trưởng Rôbe (Robert) bị thương nặng, quân Pháp phải
tháo chạy về Kon Tum (Tây Nguyên Việt Nam). Thừa thắng nghĩa quân liên
tiếp mở các cuộc tiến công đồn binh Pháp và thu được những thắng lợi lớn
như đồn bản Cả Xỏ (28/6/1901),đồn bản Tà Xịa (2/7/1901), đồn Sê Piên
thuộc tỉnh Ắttạpư (15/8/1901) , đồn bản Cà Bốc (29/11/1901). Ngoài ra, nghĩa
quân còn tiến hành nhiều trận phục kích đầy mưu trí khác ở Nỏng Mỉ, Phu
Cày khắn, Phu Tăm Nhe... gây nhiều thiệt hại cho quân Pháp.
Từ năm 1902 đến 1906, lực lượng nghĩa quân đẩy mạnh hoat động ở
vùng Salavan. Ngày 30/11/1905, nghĩa quân bất ngờ tiến đánh đồn Nỏng Bốc,
trừng trị những tên phản động làm tay sai cho giặc Pháp.



×