Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu phương pháp luận và qui trình xây dựng quy hoạch môi trường gắn với quy hoạch sử dụng đất cho các vùng đô thị công nghiệp – thử nghiệm tại thành phố đà nẵng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.48 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
__________________________________

NGUYỄN THẾ TIẾN

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ QUY TRÌNH XÂY
DỰNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG GẮN VỚI QUY HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT CHO CÁC VÙNG ĐÔ THỊ CÔNG NGHIỆP –
THỬ NGHIỆM TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Sử dụng và Bảo vệ tài nguyên môi trường
Mã số

: 62.85.15.01

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

TP.HỒ CHÍ MINH, 2008


Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Đòa chỉ: 142 Tô Hiến Thành, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08.8651132

Fax: 08.8655670

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS PHÙNG CHÍ SỸ


2. PGS.TS ĐINH XUÂN THẮNG
Phản biện 1: GS.TSKH Đặng Trung Thuận

Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Văn Phước

Phản biện 3: TS. Huỳnh Ngọc Thạch

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà
nước họp tại Viện Môi trường và Tài nguyên.
Vào hồi 08 giờ 00 ngày 25 tháng 11 năm 2008

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện của Viện Môi trường và Tài
nguyên, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.


1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA LUẬN ÁN
Quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) đóng vai trò là hạt nhân của sự phát triển
kinh tế xã hội (KTXH) trong một quốc gia, một vùng hay một đòa phương. Tuy
nhiên, việc quy hoạch và sử dụng đất ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập chưa
hợp lý dẫn đến làm ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng tại nhiều nơi,
đặc biệt là tại các vùng đang diễn ra quá trình đô thò hoá và công nghiệp hoá
mạnh mẽ. Để đảm bảo vừa sử dụng hiệu quả đất đai đồng thời vừa đáp ứng được
mục tiêu BVMT đòi hỏi phải có những công cụ quản lý mang tính tổng thể ở tầm
vó mô. Quy hoạch môi trường (QHMT) được xem như một công cụ hữu hiệu
nhằm phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường.
Từ cách đặt vấn đề nêu trên, việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phương pháp
luận và quy trình xây dựng quy hoạch môi trường gắn với quy hoạch sử dụng đất
cho các vùng đô thò công nghiệp – Thử nghiệm tại thành phố Đà Nẵng” là hết

sức cần thiết và cấp bách nhằm góp phần nâng cao hiệu quả khai thác và sử
dụng hợp lý tài nguyên đất đai nhằm phát triển bền vững KTXH cho các vùng đô
thò công nghiệp (VĐTCN) nói chung và của TP. Đà Nẵng nói riêng.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở điều tra khảo sát thực tế, nghiên cứu cơ sở lý thuyết, luận án sẽ
đề xuất phương pháp luận và quy trình xây dựng QHMT gắn với QHSDĐ cho các
VĐTCN, góp phần làm hạn chế ô nhiễm và suy thoái môi trường, phục vụ công
tác quy hoạch, quản lý và khai thác hiệu quả đất đai phù hợp với mục tiêu phát
triển bền vững.
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu: Vùng đô thò công nghiệp.
2. Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp luận và quy trình xây dựng QHMT
gắn với QHSDĐ cho các VĐTCN.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1. Ý nghóa khoa học: Việc gắn kết QHMT với QHSDĐ là một sự nghiên cứu
phát triển tiếp theo của các công trình nghiên cứu trước đây, nó đã góp phần vào
việc hoàn thiện phương pháp luận và quy trình QHMT cho một vùng, đặc biệt là
VĐTCN đóng vai trò là hạt nhân phát triển của một vùng lớn hơn.
2. Ý nghóa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án đã được kiểm chứng
qua thực tiễn tại VĐTCN TP. Đà Nẵng cho thấy tính khả thi và ý nghóa thực tiễn
rất cao. Việc gắn kết QHMT với QHSDĐ còn đem lại hiệu quả kinh tế cao từ
việc đề ra những giải pháp mang tính tổng thể nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô
nhiễm ngay tại nguồn giảm được chi phí xử lý cuối đường ống, đồng thời duy trì
được khả năng sử dụng lâu dài của đất đai. Kết quả nghiên cứu này có thể áp
dụng rộng rãi cho các VĐTCN khác trên đòa bàn cả nước.


2
5. TÍNH MỚI CỦA LUẬN ÁN
Việc gắn kết QHMT với quy hoạch phát triển KTXH của một vùng đã được

nhiều nhà khoa học nghiên cứu trước đây, tuy nhiên trong các nghiên cứu này
chưa đề cập việc gắn kết QHMT với QHSDĐ cho các VĐTCN. Đây là một vấn
đề rất quan trọng, cần thiết hiện nay đã được tác giả nghiên cứu trong Luận án
của mình. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã giải quyết các luận điểm khoa học
mới sau:
1. Bổ sung vào cơ sở lý luận khái niệm rất quan trọng và mới mẻ về
“VĐTCN”: Đây là “một vùng không gian thuộc một tỉnh/thành ở đó quá trình đô
thò hoá và công nghiệp hoá có mối quan hệ hữu cơ với nhau, có vai trò lôi kéo,
thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế xã hội khác trong vùng”.
2. Trên cơ sở xác đònh mối quan hệ tương hỗ, hữu cơ như trên, đóng góp
quan trọng thứ 2 của tác giả trong Luận án là: đã xây dựng được các tiêu chí làm
cơ sở xác đònh một VĐTCN, các tiêu chí đó bao gồm : Tỉ lệ đất sử dụng cho phát
triển đô thò và công nghiệp so với tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng đạt tối
thiểu từ 30% trở lên; Tỉ trọng giá trò sản xuất công nghiệp và dòch vụ so với tổng
giá trò GDP toàn vùng trên 80%; Tỉ lệ lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp
vào sản xuất công nghiệp và dòch vụ đạt trên 60%; Sự hoàn thiện cơ sở hạ tầng
kỹ thuật và xã hội phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của cư dân trong vùng đạt
tối thiểu từ 60% trở lên. Những tiêu chí trên phù hợp với điều kiện phát triển
KTXH mang nét đặc thù của một nước nông nghiệp đang trong giai đoạn đô thò
hoá và công nghiệp hoá như ở Việt Nam.
3. Luận điểm khoa học mới thứ 3 đã được giải quyết trong luận án đó là: xây
dựng phương pháp luận và quy trình gắn kết QHMT với QHSDĐ. Luận điểm
khoa học này đã góp phần bổ sung không nhỏ vào cơ sở lý thuyết của việc lập
QHMT. Dựa trên từng đối tượng sử dụng đất luận án đã ước tính được tải lượng
các chất ô nhiễm chính trong khí thải, nước thải, CTR, từ đó đề xuất các giải
pháp điều chỉnh QHSDĐ nhằm ngăn ngừa ô nhiễm phù hợp với khả năng chòu tải
của môi trường, đồng thời đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường cùng
với việc quy hoạch và tính toán nhu cầu sử dụng đất đai cho các công trình
BVMT và bổ sung vào QHSDĐ còn chưa tính đến. Đây là bước phát triển tiếp
theo của tác giả về phương pháp luận QHMT. So với các nghiên cứu trước đây,

các nhà khoa học mới chỉ dừng lại ở việc đề xuất các giải pháp BVMT mang tính
tổng thể.
4. Một đóng góp có ý nghóa khoa học và thực tiễn không kém phần quan
trọng của Luận án nữa ở đây là lần đầu tiên phương pháp tích hợp đã được sử
dụng để lập bản đồ QHMT. Theo phương pháp này bản đồ QHMT được xây
dựng trên cơ sở tích hợp các phần mềm MapInfo và phần mềm Microsoft Access.
Bằng phương pháp này khắc phục được các nhược điểm trước đây của bản đồ


3
giấy là: có thể lưu trữ một khối lượng thông tin không hạn chế, cho phép bổ sung,
cập nhật, xử lý các thông tin một cách nhanh chóng thông qua các module tích
hợp CSDL, hiển thò trực quan, dễ dàng sử dụng đối với mọi đối tượng phục vụ
đắc lực cho công tác quản lý.
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG
Trên thế giới hiện nay vấn đề QHMT thường được lồng ghép vào quy hoạch
phát triển vùng. Khi tiến hành lập quy hoạch phát triển tổng hợp KTXH cho một
vùng lãnh thổ, các vấn đề về tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế, phát
triển xã hội và bảo vệ môi trường được xem xét một cách đồng thời. Từ việc
phân tích và đánh giá chi tiết những nội dung cơ bản nêu trên các nhà hoạch đònh
chính sách đưa ra những kế hoạch cụ thể, bao gồm: kế hoạch phát triển KTXH,
kế hoạch BVMT và kế hoạch quản lý, khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Tại Việt Nam QHMT hiện đang còn là vấn đề khá mới và đang trong giai
đoạn nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm tại một số vùng kinh tế trọng điểm và
đòa phương trong cả nước. Trong thời gian từ năm 1998 đến nay một loạt các
công trình nghiên cứu đã được triển khai, các công trình nghiên cứu này đã đề
cập đến phương pháp luận và quy trình xây dựng QHMT gắn với phát triển
KTXH của một vùng hay một đòa phương.

1.2. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
QHSDĐ là một dạng quy hoạch ngành và được tiến hành song song cùng với
quy hoạch tổng thể phát triển KTXH. Tuy nhiên, khác với các ngành khác,
QHSDĐ mang tính tổng hợp và đặc thù, vì nó liên quan đến hầu hết các ngành
có nhu cầu sử dụng đất cho hoạt động phát triển.
Tuy nhiên, hệ thống QHSDĐ hiện nay còn thiên về sắp xếp các loại đất cho
mục tiêu phát triển kinh tế và quản lý hành chính, chưa tính toán đầy đủ những
tổn hại về môi trường làm cho nhiều vùng đất bò ô nhiễm và thoái hoá. Có thể
nêu một vài ví dụ điển hình về một số vùng và đòa phương như sau: lưu vực các
sông Thò Vải, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Đáy và một số con sông nội đô của các
đô thò lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng…Ngoài ra còn nhiều KCN và bãi rác
cũng đang là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho khu vực xung
quanh. Ví dụ như: như KCN Liên Chiểu, KCN Hoà Khánh của TP. Đà Nẵng; bãi
rác Đông Thạnh, Gò Cát của TP.HCM, bãi rác Khánh Sơn của TP.Đà Nẵng…
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Từ việc nghiên cứu tổng quan về QHMT trên thế giới và tại Việt Nam cho
thấy, cho đến nay vẫn chưa có một phương pháp luận và quy trình lập QHMT
một cách thống nhất, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ xem xét các vấn
đề môi trường phát sinh dưới tác động của quá trình phát triển KTXH tại một


4
vùng lãnh thổ và từ đó đưa ra những kế hoạch BVMT cho từng hành động phát
triển. Trong khi đó QHSDĐ đóng vai trò là quy hoạch không gian phục vụ mục
tiêu phát triển KTXH của một vùng, còn QHMT được xem như là cầu nối không
gian giữa các chính sách BVMT với chính sách phát triển KTXH. Như vậy, gắn
kết QHMT với quy hoạch phát triển KTXH chính là gắn kết với QHSDĐ, có
nghóa là gắn kết các đối tượng “Không gian với Không gian”.
Xuất phát từ luận điểm nêu trên Luận án đề xuất một hướng nghiên cứu mới
đó là “Xây dựng một phương pháp luận và quy trình lập quy hoạch môi trường

gắn với quy hoạch sử dụng đất cho các vùng đô thò công nghiệp” nhằm hoàn
chỉnh và bổ sung những vấn đề còn đang tồn tại nêu trên.
1.4. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
1.4.1. Vò trí và vai trò của quy hoạch môi trường
Với mục tiêu “Phát triển bền vững”, đối với một quốc gia hay một vùng
việc hoạch đònh các chính sách phát triển KTXH phải được gắn liền với các
chính sách bảo vệ môi trường, bao gồm các bước như trong Hình 1.3 dưới đây:
Phát triển
bền vững

Chiến lược
BVMT

Quy hoạch
môi trường

Kế hoạch
hành động

Hình 1.3. Hệ thống kế hoạch hoá về BVMT
Từ Hình 1.3 cho thấy rất rõ ràng rằng, trong hệ thống kế hoạch hoá về bảo
vệ môi trường, QHMT là bước tiếp theo của chiến lược BVMT.
Hiện nay tại nước ta Chính phủ và một số đòa phương đã ban hành Chương
trình về phát triển bền vững (Agenda 21), chiến lược BVMT và kế hoạch hành
động về BVMT, tuy nhiên rấy ít đòa phương có QHMT vì còn thiếu những văn
bản hướng dẫn về nội dung và phương pháp tiến hành.
Như phân tích ở trên, QHMT là một khâu đặc biệt quan trọng trong hệ thống
kế hoạch hoá về BVMT của một quốc gia. Ngày nay trong công cuộc đẩy mạnh
công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, trước mắt chúng ta đang đặt ra sự lựa
chọn đầy khó khăn: các mục tiêu BVMT phải được ưu tiên trước hay là các mục

tiêu phát triển KTXH ? Để tìm kiếm các giải pháp có hiệu quả nhất nhằm đạt
được cả hai mục tiêu trên cần phải có QHMT vì nó chính là cầu nối không gian
giữa các chính sách BVMT với chính sách phát triển KTXH. QHMT cần phải
gắn chặt với quy hoạch phát triển kinh tế và quy hoạch phát triển ngành trên một
lãnh thổ xác đònh, đồng thời phải luôn luôn bám sát quy hoạch phát triển KTXH
ở tất cả các giai đoạn quy hoạch để có sự thống nhất thay đổi, điều chỉnh kòp
thời.
1.4.2. Mối quan hệ tương hỗ giữa QHMT và QHSDĐ
1. Mối quan hệ về không gian và thời gian
Khái niệm “Quy hoạch” trước hết được hiểu là: Việc tổ chức, sắp xếp các


5
đối tượng không gian phù hợp với chức năng và mục tiêu sử dụng trong một thời
gian xác đònh, sao cho tiết kiệm nhất về chi phí và đạt lợi ích cao nhất về mặt
kinh tế, xã hội và môi trường.
Từ khái niệm trên cho thấy, khi nói đến quy hoạch có nghóa là phải nói đến
đối tượng không gian và thời gian.
2. Mối quan hệ tác động qua lại
Việc sử dụng đất (SDĐ) và môi trường tự nhiên (MTTN) có một sự tương
tác qua lại lẫn nhau, các điều kiện môi trường tự nhiên tác động lên quá trình sử
dụng đất và ngược lại quá trình này cũng tác động lên môi trường.
SDĐ

MTT
N
Hình 1.4. Sự tác động qua lại giữ việc SDĐ&MTTN
Nhìn chung đất thường xuyên chòu những tác động của quá trình tự nhiên
như: núi lửa, động đất, gió, bão, lũ lụt… hậu quả của các quá trình này là làm cho
đất bò ô nhiễm, xói mòn và dẫn đến bò suy thoái. Ngoài ra việc khai thác và sử

dụng đất cũng là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Đặc biệt trong thời
đại ngày nay, nhờ có tiến bộ khoa học kỹ thuật, hoạt động của con người càng
mở ra nhiều lónh vực đa dạng thì chất thải càng nhiều và ô nhiễm càng phức tạp.
Khi tiến hành QHSDĐ cho một vùng chúng ta không chỉ xem xét đến những
hiệu quả về kinh tế và xã hội từ việc khai thác, sử dụng đất đai, mà còn cần phải
xem xét đến những tác động của quá trình sử dụng đất tới môi trường để từ đó có
những giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm giúp cho việc
sử dụng đất đai được hiệu quả hơn và bền vững. Chính vì vậy, trong việc
QHSDĐ cần tính đến việc quy hoạch các nguồn thải và các hệ thống thu gom, xử
lý chất thải sao cho vừa bảo đảm mục tiêu sử dụng đất hiệu quả về kinh tế, đồng
thời vừa bảo vệ môi trường đất an toàn khỏi bò ô nhiễm và suy thoái.
Mối quan tương hỗ giữa QHMT và QHSDĐ được tổng hợp trong Hình 1.5
dưới đây:
QHMT
Giải quyết

QHSDĐ

Các tác động

MTTN

Hình 1.5. Mối quan hệ tương hỗ giữa QHMT và QHSDĐ


6
Như vậy, QHMT chính là công cụ khoa học quan trọng để ngay từ đầu vừa
giải quyết những tác động bất lợi của MTTN đến quá trình sử dụng đất đai, đồng
thời vừa giải quyết những vấn đề môi trường phát sinh từ quá trình này.
Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu của luận án gồm:
1. Đánh giá tổng quan về hiện trạng QHMT và QHSDĐ từ đó rút ra những
tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu.
2. Cơ sở khoa học gắn kết QHMT với QHSDĐ.
3. Đề xuất phương pháp luận QHMT gắn với QHSDĐ cho các VĐTCN.
4. Xây dựng quy trình và nội dung của QHMT gắn với QHSDĐ cho VĐTCN.
5. Thử nghiệm lập QHMT gắn với QHSDĐ tại VĐTCN TP. Đà Nẵng.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lý thuyết: Trên cơ sở tổng quan kết quả nghiên cứu của các đề
tài khoa học trước đây và các tài liệu liên quan đến QHMT trên thế giới và tại
Việt Nam nhằm đánh giá những kết quả và tồn tại về phương pháp luận QHMT,
từ đó tác giả đã đònh hướng nghiên cứu cho luận án là nghiên cứu xây dựng
phương pháp luận và quy trình lập QHMT gắn với QHSDĐ cho các VĐTCN phù
hợp với điều kiện Việt Nam.
- Nghiên cứu thực nghiệm: Từ cơ sở khoa học về phương pháp luận và quy
trình đã nghiên cứu luận án đã áp dụng thử nghiệm lập QHMT gắn với QHSDĐ
cho VĐTCN TP. Đà Nẵng.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. VÙNG ĐÔ THỊ CÔNG NGHIỆP VÀ TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH
Khái niệm “quy hoạch” thường được gắn liền với khái niệm “vùng”, do vậy
khi tiến hành QHMT thường được hiểu là QHMT cho một vùng. Vùng là gì ? vấn
đề này đang tranh luận và có nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên có lẽ quan
niệm sau đây được nhiều người chấp nhận “Vùng là một bộ phận thuộc cấp phân
vò của lãnh thổ có những đặc điểm về mặt tự nhiên và kinh tế - xã hội làm cho
nó có thể phân biệt với các vùng khác”.
Thực tế tại Việt Nam và trên thế giới cho thấy, phát triển đô thò và phát
triển công nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau, chỗ nào phát triển dân cư

đô thò thì chỗ đó tất yếu sẽ phát triển sản xuất công nghiệp và ngược lại, đồng
thời phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các loại hình dòch vụ kèm theo phục
vụ cho đời sống của dân cư và sản xuất công nghiệp. Chính vì vậy xuất hiện khái


7
niệm “Vùng đô thò công nghiệp”, nó đóng vai trò là hạt nhân phát triển của một
đòa phương hay một vùng lớn hơn.
Có thể nêu khái niệm VĐTCN như sau: “Vùng đô thò công nghiệp là một
vùng không gian thuộc một tỉnh/thành ở đó quá trình đô thò hoá và công nghiệp
hoá có mối quan hệ hữu cơ với nhau, có vai trò lôi kéo, thúc đẩy phát triển các
hoạt động kinh tế xã hội khác trong vùng”.
VĐTCN trước tiên phải là một đô thò, ở đó gắn liền với quá trình đô thò hoá
là sự phát triển của nền sản xuất công nghiệp với sự hình thành các khu công
nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp, tiếp theo là sự phát triển thương mại,
dòch vụ và cơ sở hạ tầng kỹ thuật – xã hội phục vụ cho đời sống của dân cư và
hoạt động sản xuất công nghiệp trong vùng.
Về mặt không gian, VĐTCN có ranh giới hành chính rõ ràng, có thể là một
đô thò hoàn chỉnh, có thể là một số quận trong một đô thò hoặc có thể là một vùng
được quy hoạch hoàn chỉnh cho mục đích phát triển công nghiệp và đô thò (ví dụ
TP. Nhơn Trạch và TP. Biên Hoà thuộc tỉnh Đồng Nai, Khu kinh tế Dung Quất
thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Khu kinh tế mở Chu Lai thuộc tỉnh Quảng Nam…).
Tại nước ta với tốc độ nhanh chóng của quá trình đô thò hoá, công nghiệp
hoá như hiện nay đã và đang xuất hiện nhiều VĐTCN tại các tỉnh, thành phố trên
cả nước. Đặc biệt tại các đô thò lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng,
Đà Nẵng, Cần Thơ, Biên Hoà, Vũng Tàu…
Căn cứ vào quá trình đô thò hoá và công nghiệp hoá tại Việt Nam hiện nay
luận án đề xuất các tiêu chí xác đònh VĐTCN dựa vào những chỉ tiêu cơ bản sau:
Về tỉ lệ sử dụng đất đai: Đất đai nằm trong VĐTCN phần lớn được quy
hoạch cho mục đích chính là phát triển cơ sở hạ tầng đô thò, sản xuất công nghiệp

và dòch vụ bao gồm những nhóm đất cơ bản sau: đất ở đô thò; đất trụ sở cơ quan,
công trình sự nghiệp; đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; đất công trình
công cộng; đất quốc phòng, an ninh; đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng; đất
phi nông nghiệp khác.
Qua nghiên cứu các vùng đô thò hoá và công nghiệp hoá hiện nay ở nước ta,
tổng diện tích các nhóm đất nêu trên thường chiếm từ 30-50% [22] tổng diện tích
đất tự nhiên trở lên. Phần còn lại được sử dụng cho các mục đích khác như nông
nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản hoặc chưa sử dụng…..Tuy nhiên, các
nhóm đất này chỉ tồn tại trong thời kỳ quá độ, trong tương lai sẽ dần dần được
chuyển thành đất phi nông nghiệp. VĐTCN là hạt nhân của các vùng đô thò hoá
và công nghiệp hoá, do vậy có thể đưa ra chỉ tiêu sử dụng đất cho mục đích phát
triển đô thò và công nghiệp từ 30% trở lên.
Về giá trò sản xuất công nghiệp và dòch vụ: Phát triển kinh tế toàn vùng được
xác đònh theo hướng công nghiệp và dòch vụ. Thống kê các chỉ tiêu kinh tế giai
đoạn từ năm 2000 đến năm 2006 cho thấy, giá trò sản xuất công nghiệp và dòch


8
vụ chiếm tỉ trọng lớn trong tổng GDP toàn quốc, cụ thể là tăng từ 75,47% (năm
2000) lên đến 79,64% (năm 2006)[22]. Đối với một VĐTCN tỉ trọng này còn cao
hơn có thể chiếm từ 80% GDP toàn vùng.
Về tỉ lệ lao động: Tại các VĐTCN lực lượng lao động chủ yếu phụ thuộc vào
dân số sống trong vùng, ngoài ra có thể một số nhập cư từ các vùng khác.
Theo Niên giám thống kê, lực lượng lao động toàn quốc tại thời điểm năm
2006 chiếm khoảng 51,5% trên tổng dân số[22]. Từ con số này có thể ước tính
lực lượng lao động tại các VĐTCN trung bình chiếm khoảng từ 60% trở lên so
với dân số trong vùng, trong đó khoảng từ 50-52% dân tại chỗ và 8-10% dân
nhập cư.
Về sự hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật – xã hội: Cần đảm bảo đạt tối thiểu
60% những yêu cầu cơ bản sau:

1). Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: hệ thống giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp
điện, chiếu sáng, thông tin, viễn thông, bưu điện, v.v...
2). Cơ sở hạ tầng xã hội: nhà ở, bệnh viện, trạm y tế, trường học, các công
trình phục vụ lợi ích công cộng như công viên, cây xanh và các khu vực giải trí thoả
mãn nhu cầu sinh hoạt văn hoá của cộng đồng, v.v...
3). Cơ sở dòch vụ: nhà hàng, khách sạn, siêu thò, chợ, v.v...
4). Bảo vệ môi trường: hệ thống thu gom và xử lý nước thải, khí thải, chất thải
rắn và chất thải nguy hại, nghóa trang, v.v...
Từ phân tích nêu trên có thể tổng hợp các tiêu chí và các chỉ tiêu xác đònh một
vùng được coi là VĐTCN như trong Bảng 3.1 dưới đây.
Bảng 3.1. Tiêu chí và chỉ tiêu xác đònh vùng đô thò công nghiệp
TT
Nội dung tiêu chí
Các chỉ tiêu cần đạt
1
Tỉ lệ đất sử dụng cho phát triển đô thò và công
Tối thiểu 30%
nghiệp so với tổng diện tích đất tự nhiên toàn
vùng
2
Tỉ trọng giá trò sản xuất công nghiệp và dòch vụ so
Tối thiểu 80%
với tổng giá trò GDP toàn vùng
3
Tỉ lệ lao động tham gia vào sản xuất công nghiệp
Tối thiểu 60%
và dòch vụ so với tổng dân số toàn vùng
4
Mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã
Tối thiểu 60%

hội phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của cư dân
trong vùng so với quy hoạch
3.2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN QHMT GẮN VỚI QHSDĐ CHO CÁC VĐTCN
3.2.1. Cách tiếp cận
Theo quan điểm truyền thống có hai cách tiếp cận là: QHMT gắn với quy
hoạch tổng thể KTXH và QHMT gắn với quy hoạch phát triển ngành. Ở cả hai
cách tiếp cận này các chuyên gia môi trường mới chỉ dừng lại ở mức độ đề xuất


9
những giải pháp BVMT, còn việc xác đònh nhu cầu sử dụng đất đai và quy hoạch
sử dụng đất đai cho công tác BVMT chưa được đề cập đến. Trong khi đó QHSDĐ
là một bộ phận rất quan trọng của quy hoạch phát triển KTXH của một vùng, nó
đóng vai trò là quy hoạch không gian cho từng hành động phát triển (từng ngành,
từng lónh vực) và đáp ứng nhu cầu sử dụng đất đai cho từng hoạt động.
Xuất phát từ thực tế nêu trên Luận án đề xuất một cách tiếp cận mới đó là
“Quy hoạc h môi trường gắn với quy hoạch sử dụng đất”. Sơ đồ gắn kết QHMT
với QHSDĐ được trình bày trong Hình 3.2 dưới đây.
QHMT gắn với KTXH

QHMT gắn với QHSDĐ

Xác đònh các
hoạt động

Xác đònh các
đối tượng SDĐ

Đánh giá các
tác động tới MT


Đánh giá các
tác động tới MT

Đề xuất giải
pháp BVMT

Đề xuất các giải
pháp QHMT

Điều chỉnh
QHSDĐ

Quy hoạch
đất BVMT

Giải pháp
hỗ trợ

Hình 3.2. Sơ đồ gắn kết QHMT với QHSDĐ
Từ Hình 3.2 cho thấy, thực chất của QHMT gắn với QHSDĐ là bước tiếp
theo của QHMT gắn với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH, nó đi sâu hơn và
cụ thể là xác đònh rõ các đối tượng sử dụng đất đai của các hoạt động KTXH,
tiếp theo là đánh giá các tác động tới môi trường của từng đối tượng SDĐ, từ đó
đề xuất các giải pháp QHMT bao gồm: điều chỉnh QHSDĐ nhằm ngăn ngừa ô
nhiễm phù hợp với khả năng chòu tải của môi trường; quy hoạch đất cho các công
trình BVMT cùng với việc tính toán nhu cầu sử dụng đất đai cho các công trình
và những giải pháp hỗ trợ nhằm bảo đảm tính khả thi của quy hoạch.
Từ phân tích nêu trên, tác giả rút ra kết luận như sau : Quy hoạch môi trường
gắn với quy hoạch sử dụng đất là việc hoạch đònh, tổ chức, sắp xếp các đơn vò đất

đai cùng với các giải pháp BVMT phù hợp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm
từ quá trình sử dụng đất bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững vùng quy hoạch.


10
3.2.2. Mục tiêu gắn kết QHMT với QHSDĐ
QHSDĐ là một bộ phận cốt lõi không thể thiếu được của phát triển KTXH
một vùng, vì vậy mục tiêu gắn kết QHMT với QHSDĐ là nhằm điều hoà mối
quan hệ Kinh tế – Xã hội – Môi trường trong việc sử dụng đất đai tại một vùng
không gian xác đònh. Hay nói cách khác nó là một dạng quy hoạch tổng hợp
nhằm cân bằng các mục tiêu môi trường, kinh tế và xã hội thông qua việc cân
nhắc tới khả năng chòu tải của môi trường tại vùng quy hoạch.
Như vậy, khi tiến hành QHSDĐ phục vụ nhu cầu phát triển KTXH cần thiết
phải xem xét đến những tác động bất lợi tới môi trường từ quá trình sử dụng từng
đơn vò đất đai và các tác động tổng hợp từ đó đưa ra những giải pháp quy hoạch
khả thi nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu những tác động bất lợi này, vừa đảm bảo
sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai vừa đảm bảo các mục tiêu BVMT.
3.2.3. Những nguyên tắc và căn cứ gắn kết QHMT với QHSDĐ
1. Những nguyên tắc chung:
QHMT được tiến hành dựa theo các nguyên tắc chính sau đây: Phải được
tiến hành đồng thời với quy hoạch sử dụng đất; Phù hợp với mục đích sử dụng
của từng đơn vò đất đai; Xác đònh các mục tiêu, chỉ tiêu và đối tượng quy hoạch
phù hợp với đònh hướng phát triển bền vững; Xác đònh quy mô về không gian và
thời gian cho quy hoạch; Hoạch đònh các chương trình, dự án, giải pháp đảm bảo
thực hiện quy hoạch.
2. Những căn cứ :
Khi tiến hành lập QHMT phải dựa vào những căn cứ pháp lý sau đây: Chiến
lược, quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của vùng quy hoạch; Quy hoạch sử
dụng đất của vùng quy hoạch; Chiến lược Quốc gia về bảo vệ môi trường và của
vùng quy hoạch; Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tại vùng quy hoạch; Hiện

trạng môi trường tại vùng quy hoạch; Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên
quan đến lónh vực môi trường.
3.3. QUY TRÌNH VÀ NỘI DUNG CỦA QHMT GẮN VỚI QHSDĐ CHO
CÁC VĐTCN
3.3.1. Quy trình lập QHMT
Trong quy trình lập QHMT có năm giai đoạn chính, bao gồm: chuẩn bò, lập
quy hoạch, phê duyệt, thực hiện/giám sát và điều chỉnh quy hoạch (Hình 3.3).
Chuẩn bò

Lập quy hoạch

Điều
chỉnh
QH

Phê duyệt quy hoạch
Thực hiện giám sát

Hình 3.3. Sơ đồ quy trình lập QHMT


11
3.3.2. Nội dung của QHMT
Những nội dung chính của QHMT gắn với QHSDĐ như sau:
Thu thập thông tin

- Điều kiện tự nhiên, phát triển KTXH;
- Quá trình sử dụng đất.

Đánh giá hiện trạng MT


- Các tác động của quá trình tự nhiên;
- Tác động của hiện trạng sử dụng đất.

Dự báo diễn biến MT

- Các tai biến môi trường, đòa chất;
- Tác động của quy hoạch sử dụng đất.

Đề xuất QHMT

Thuyết minh QHMT

- Quan điểm & mục tiêu QHMT;
- Các giải pháp QHMT.
- Bằng văn bản;
- Bằng bản đồ.

Hình 3.4. Nội dung và các bước lập QHMT gắn với QHSDĐ
Trong tất cả các bước nêu trên việc đề xuất QHMT là phần cơ bản của
QHMT nó bao gồm những nội dung cụ thể như sau: Xác đònh quan điểm và mục
tiêu của QHMT; Đề xuất các giải pháp QHMT.
1. Xác đònh quan điểm và mục tiêu của QHMT:
Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt của QHMT là “phát triển bền vững”, bao gồm
sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng môi trường sống,
phát triển KTXH trong khả năng giới hạn của hệ sinh thái.
Xuất phát từ quan điểm nêu trên mục tiêu của QHMT là:
- Đảm bảo chất lượng môi trường tại từng đơn vò không gian phù hợp với các
tiêu chuẩn về môi trường đang được áp dụng tại Việt Nam;
- Điều chỉnh các hoạt động phát triển và quản lý ô nhiễm nhằm duy trì chất

lượng môi trường cho tương lai;
- Nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và đất
đai tại vùng quy hoạch.
2. Đề xuất các giải pháp QHMT:
1). Điều chỉnh QHSDĐ:
Mục tiêu của việc điều chỉnh QHSDĐ là nhằm ngay từ đầu ngăn ngừa
những tác động bất lợi tới môi trường tự nhiên từ quá trình sử dụng đất đai.
VĐTCN là trung tâm phát triển của một vùng rộng lớn, đây là nơi tập trung
dân cư và các cơ sở công nghiệp với mật độ cao và có xu hướng ngày càng tăng,
các vấn đề môi trường phát sinh cũng hết sức phức tạp và đa dạng. Để giải quyết
triệt để vấn đề này cần thiết phải quy hoạch mở rộng phạm vi của VĐTCN, di


12
dời dân cư và các cơ sở sản xuất công nghiệp tới các vùng mở rộng nhằm giảm
mật độ tại khu vực trung tâm (Hình 3.5).

Vùng
hiện hữu

Vùng mở
rộng 1

Vùng mở
rộng 2

Vùng mở
rộng 3

Hình 3.5. Sơ đồ quy hoạch mở rộng VĐTCN

Từ hình trên cho thấy, tuỳ thuộc vào quỹ đất và điều kiện tự nhiên, có thể
từng bước quy hoạch mở rộng VĐTCN theo các chức năng như sau:
- Vùng hiện hữu: Hiện đang tập trung dân cư và các cơ sở công nghiệp với
mật độ cao, trong tương lai chỉ ưu tiên phát triển các trung tâm hành chính,
thương mại, tài chính, dòch vụ công cộng…là những đối tượng ít gây ô nhiễm môi
trường.
- Vùng mở rộng 1: Ưu tiên phát triển các khu dân cư, cơ sở hạ tầng xã hội
phục vụ đời sống của dân cư như trường học, bệnh viện, siêu thò, khu vui chơi…;
- Vùng mở rộng 2: Ưu tiên phát triển các khu công nghệ cao, các cơ sở sản
xuất kinh doanh ít gây ô nhiễm môi trường, các trung tâm đào tạo lớn…;
- Vùng mở rộng 3: Ưu tiên phát triển các KCN, KCX, các nhà máy hoặc các
công trình công nghiệp lớn gây tác động mạnh tới môi trường. Khi quy hoạch
vùng này cần đặc biệt lưu ý đến các điều kiện tự nhiên như: đòa hình, thời tiết,
hướng gió, tầng nước ngầm, hệ số thấm, cấu tạo đòa chất…
Giữa các vùng nên quy hoạch xây dựng các đường vành đai (xa lộ, đường
cao tốc) vừa tạo điều kiện giao thông thuận lợi giữa các vùng, vừa đóng vai trò là
khoảng cách ly vệ sinh an toàn giữa các vùng.
Tại mỗi vùng quy hoạch cần tuân thủ các nguyên tắc bảo tồn thiên nhiên, di
tích lòch sử, danh lam thắng cảnh, diện tích cây xanh, mật độ xây dựng…
Thực tế hiện nay cho thấy điều chỉnh QHSDĐ là việc làm vô cùng khó
khăn, nó sẽ vấp phải những phản ứng mạnh mẽ của chính quyền đòa phương và
nhân dân trong vùng. Tuy nhiên, với mục tiêu phát triển bền vững KTXH việc
điều chỉnh QHSDĐ nhằm vừa đạt được mục tiêu phát triển đồng thời bảo vệ môi
trường không bò xuống cấp là hết sức cần thiết.
2). Quy hoạch đất cho các công trình BVMT:
Ngoài việc điều chỉnh QHSDĐ cho phù hợp với chức năng môi trường cho
từng đơn vò không gian, các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường cũng cần được


13

triển khai thực hiện. Nhiệm vụ của QHMT trong trường hợp này là quy hoạch đất
cho những công trình bảo vệ môi trường nhằm đạt được các chỉ tiêu giảm thiểu ô
nhiễm môi trường đề ra trong kỳ quy hoạch phù hợp với mục tiêu sử dụng từng
đơn vò đất đai. Ví dụ tại một vùng đô thò công nghiệp, trong kỳ quy hoạch (10
năm), các giải pháp và chỉ tiêu QHMT được đề xuất như trong Bảng 3.3 sau:
Bảng 3.3. Ví dụ về giải pháp và các chỉ tiêu của QHMT
Các chỉ tiêu cần
đạt được (giả đònh)
TT
Các nhóm giải pháp QHMT
Đ.vò tính
Đến
Đến
năm X
năm Y
1 Quy hoạch hệ thống cấp nước khu
vực đô thò:
- Tỉ lệ dân số được cấp nước sạch
Dân số (%)
80
100
- Chỉ tiêu cấp nước sạch
lít/người/ngđ
180
200
2 Quy hoạch hệ thống thoát nước Mật độ cống
80
100
đô thò
(m/ha đất XD)

3 Quy hoạch các trạm xử lý nước Tỉ lệ được xử
80
100
thải đô thò tập trung
lý/Tổng thải
lượng (%)
4 Giải thiểu ô nhiễm không khí do Tỉ lệ sử dụng
giao thông đô thò
giao thông công
cộng (%)
5 Quy hoạch diện tích cây xanh
m2/người
4-10
8-15
6 Di dời các cơ sở SXCN và TTCN Số cơ sở (%)
80
100
vào các KCN hoặc CCN tập trung
7 Quy hoạch các trạm xử lý nước Tỉ lệ được xử
80
100
thải tại các KCN tập trung
lý/Tổng thải
lượng (%)
8 Quy hoạch mạng lưới thu gom và Lượng rác thải
80
100
xử lý chất thải rắn và chất thải được xử lý (%)
nguy hại
9 Quy hoạch mạng lưới quan trắc Các điểm quan

30
50
và giám sát môi trường
trắc
10 Năng lực kiểm soát các sự cố môi Khả năng kiểm
80
100
trường
soát các sự cố
(%)
Các chỉ tiêu quy hoạch cần phải được nghiên cứu kỹ, phải có tính khả thi và
phù hợp với mục tiêu phát triển KTXH và BVMT của từng vùng hay đòa phương.
Từ các chỉ tiêu nêu trong bảng trên các chuyên gia quy hoạch môi trường sẽ
nghiên cứu đề xuất những giải pháp quy hoạch nhằm đạt được các chỉ tiêu đề ra.
Ví dụ, để đạt chỉ tiêu thu gom và xử lý 80% nước thải đô thò người làm quy


14
hoạch phải xem xét đến tốc độ tăng trưởng dân số và dòch vụ, nhu cầu sử dụng
nước trong kỳ quy hoạch; năng lực thu gom và xử lý nước của các công trình hiện
có. Từ đó đề xuất các giải pháp như cải tạo và nâng cấp hệ thống thu gom và xử
lý hiện tại hoặc xây dựng mới bổ sung các công trình.
Mỗi giải pháp cần nêu các nội dung chính sau: nội dung của giải pháp; vò trí
và diện tích đất sử dụng cho công trình; quy mô, công suất; nhu cầu vốn đầu tư
và nguồn vốn dự kiến.
3.4. LẬP BẢN ĐỒ QHMT GẮN VỚI BẢN ĐỒ QHSDĐ CHO CÁC VĐTCN
3.4.1. Mô tả phương pháp
Luận án đề xuất một phương pháp “Tích hợp” để lập bản đồ QHMT (bản đồ
số) được quản lý và truy cập trong phần mềm máy tính, đó là việc gắn kết các dữ
liệu môi trường với bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Bản chất của phương pháp này là: Dữ liệu không gian được quản lý trong
phần mềm MapInfo, bao gồm: các đối tượng sử dụng đất, các giải pháp QHMT
(các giải pháp công trình); Dữ liệu thuộc tính được quản lý trong phần mềm
Microsoft Access thông qua các module tích hợp CSDL, bao gồm những thông tin
về thuộc tích môi trường của những đối tượng sử dụng đất và những thông tin về
các giải pháp QHMT tại vùng nghiên cứu; Sử dụng ngôn ngữ lập trình Mapbasic
trong để liên kết với các thông tin thuộc tính lưu giữ trong các phần mềm.
Sơ đồ tích hợp phần mềm MapInfo với phần mềm Microsoft Access được trình
bày như trong Hình 3.6 dưới đây.
Kết hợp Access
và Visual Basic

Liên kết bằng
MapBasic
Thể hiện trên nền
MapInfo

Dữ liệu hiển thò
(visualization)
Dữ liệu thuộc
tính (data)

Dữ liệu không gian
(bản đồ)

Cơ sở dữ liệu
(database)

Liên kết bằng
MapBasic


Hệ quản trò
CSDL Access
(DBMS)

Hình 3.6. Sơ đồ tích hợp phần mềm MapInfo với phần mềm Microsoft Access


15
3.4.2. Quy trình và nội dung tiến hành
Quy trình lập bản đồ QHMT gắn với bản đồ QHSDĐ được thực hiện như
sau:
Lập bản đồ nền
(Bản đồ

Tích hợp

Thiết kế các
module CSDL

Bản đồ QHMT
Hình 3.7. Quy trình lập bản đồ QHMT
Từ hình trên, quy trình lập bản đồ QHMT bao gồm những bước như sau:
a). Lập bản đồ nền:
Bản đồ nền được lập như minh hoạ trong Hình 3.8 sau:
Lựa chọn phần mềm
GIS
Lựa chọn tỉ lệ bản đồ
nền


Bản đồ nền

Lựa chọn và chỉnh
biên bản đồ nền
Hình 3.8. Các bước thực hiện lập bản đồ nền
Từ hình 3.8 nêu trên cho thấy, để lập bản đồ QHMT, trước tiên cần xây
dựng một bản đồ nền chuẩn, đây là khâu hết sức quan trọng nhằm đảm bảo sự
chặt chẽ và thống nhất về mô tả, lưu trữ thông tin của bản đồ trong hệ thống máy
tính. Bản đồ nền chuẩn là bản đồ QHSDĐ đã được chỉnh biên theo ý đồ của nhà
quy hoạch môi trường và được thống nhất về phần mềm GIS (ví dụ MapInfo), tỉ
lệ, hệ toạ độ, lưới chiếu, đơn vò đo, ký hiệu, màu sắc, bộ phông chữ tiếng Việt…
b). Thiết kế các module cơ sở dữ liệu:
Các module tích hợp CSDL được thiết kế trong Microsoft Access, mỗi
module sẽ cung cấp một cách trực quan những thông tin cơ bản về đối tượng
nghiên cứu. Các đối tượng được lựa chọn sao cho phù hợp với mục tiêu nghiên
cứu, trong trường hợp lập quy hoạch môi trường gắn với quy hoạch sử dụng đất
đô thò công nghiệp thì đối tượng nghiên cứu chính là đô thò và công nghiệp, các
module được thiết kế cho 2 đối tượng chính này. Ví dụ như sau:
- Module tích hợp CSDL của các KĐT và KCN:


16

Hình 3.10. Module tích hợp CSDL
cho một KĐT

Hình 3.11. Module tích hợp CSDL
cho một KCN

Từ hình 3.9 và hình 3.10 cho thấy, phần trên của module là mã KDT, KCN

và những thông tin chung về KĐT, KCN. Phần dưới là các cửa sổ hiển thò thông
tin chuyên đề của đối tượng nghiên cứu. Mỗi KĐT và KCN được gán một mã số
riêng tính từ 1,2,3…n, mã số đóng vai trò kết nối giữa module với vò trí không
gian của đối tượng trên bản đồ. Hay nói cách khác mỗi đối tượng không gian trên
bản đồ được cấp một mã số tương ứng với mã số ghi trong hộp hội thoại của
module. CSDL môi trường của một KĐT và KCN được tích hợp và quản lý trong
trong các file database.
Tương tự module tích hợp CSDL của các giải pháp QHMT cũng được thiết
kế như sau:

Hình 3.12. Module điểm quan trắc đất

Hình 3.13. Module điểm quan trắc NM

Hình 3.14. Module điểm quan trắc NN

Hình 3.15. Module điểm quan trắc KK


17

Hình 3.16. Module trạm XLNT tập trung

Hình 3.17. Module bãi chôn lấp
CTR
c). Tích hợp bản đồ nền với phần mềm quản lý CSDL
Việc liên kết giữa các đối tượng nghiên cứu trên bản đồ nền với phần mềm
quản lý CSDL (các module) được thực hiện thông qua một thanh công cụ mới
(Toolbar) được tạo ra trong phần mềm MapInfo. Thanh công cụ này có tác dụng
tạo đường dẫn vào các module tích hợp CSDL cần tra cứu và có dạng như sau:


Hình 3.18. Thanh công cụ mới được tạo ra trên bản đồ nền
Ký hiệu trên thanh công cụ được ghi trong Bảng 3.12 sau:
Bảng 3.5. Chú giải các ký hiệu trên thanh công cụ

Chú giải

Chú giải
hiệu
hiệu
C
Các KCN
M Mạng lưới quan trắc nước mặt
D Các khu đô thò (KDT)
N
Mạng lưới quan trắc nước ngầm
S
Mạng lưới quan trắc đất
X
Các trạm XLNT tập trung
K Mạng lưới quan trắc không khí
R
Bãi rác
Những đối tượng có diện tích nhỏ, khó thể hiện dưới dạng không gian trên
bản đồ, được thể hiện dưới dạng điểm. Những đối tượng này là các giải pháp
QHMT (giải pháp công trình). Để trình bày các giải pháp này, luận án đã tạo ra
những ký hiệu riêng cho từng nhóm giải pháp như trong bảng dưới đây:
Bảng 3.6. Ký hiệu của các giải pháp QHMT trên bản đồ
Tên giải pháp
Ký hiệu

Màu sắc
Mạng lưới quan trắc đất

Màu đen

Mạng lưới quan trắc nước mặt

Màu đỏ

Mạng lưới quan trắc nước ngầm

Màu vàng

Mạng lưới quan trắc không khí

Màu cam

Các trạm XLNT tập trung

Màu tím


18
Bản đồ QHMT được lập bằng phương pháp này có những ưu điểm như sau:
- Giúp cho việc theo dõi diễn biến môi trường dưới tác động của quá sử dụng
đất một cách đầy đủ và có hệ thống;
- Hiển thò một cách trực quan sinh động;
- Cho phép người sử dụng dễ dàng truy cập, bổ sung, cập nhật, xử lý các thông
tin bản đồ một cách nhanh chóng thông qua các module tích hợp CSDL;
- Có thể lưu dữ một khối lượng thông tin rất lớn tuỳ theo yêu cầu của công tác

quản lý;
- Có thể kết nối với các mô hình toán để đánh giá, dự báo tác động môi
trường và các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý (lập các báo cáo chuyên đề về
tình hình ô nhiễm, các giải pháp BVMT) tại một vùng hoặc cho một ngành.
3.5. THỬ NGHIỆM LẬP QHMT GẮN VỚI QHSDĐ CHO VĐTCN THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG
3.5.1. Giới thiệu chung về vùng nghiên cứu
Thành phố Đà Nẵng là đô thò loại I, trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung, có vò trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thò và công
nghiệp của quốc gia. Thành phố Đà Nẵng có 6 quận nội thành và 2 huyện. Các
quận nội thành bao gồm: Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ
Hành Sơn và Cẩm Lệ; 2 huyện gồm: Hoà Vang và huyện đảo Hoàng Sa.
Vùng đô thò công nghiệp của thành phố Đà Nẵng bao gồm 6 quận nội thành.
Năm 2005 dân số tại VĐTCN thành phố Đà Nẵng là 673.346 người, đến năm
2010 dân số đô thò tăng lên khoảng 780.000 người và đến 2020 khoảng 835.000
người [5],[25].
Tổng giá trò sản xuất công nghiệp và dòch vụ tăng trưởng hàng năm và
chiếm tỷ lệ 94,32% (năm 2005) trong tổng số GDP toàn vùng [5].
Tổng diện tích đất tự nhiên VĐTCN TP. Đà Nẵng là 16.781,9 ha [26], trong
đó đất đô thò năm 2005 là 3.189,23 ha, quy hoạch đến năm 2010 là 3.215,37 ha;
đất KCN là 750,8 ha, quy hoạch đến 2010 là 1.338,8 ha bao gồm 5 KCN tập
trung (Hoà Khánh, Liên Chiểu, Đà Nẵng, Hoà cầm và Thọ Quang).
3.5.2. Đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến môi trường dưới tác động của
quá trình sử dụng đất đô thò công nghiệp tại TP.Đà Nẵng
Trong những năm qua dưới sự phát triển mạnh mẽ của quá trình đô thò hoá,
công nghiệp hoá diễn biến môi trường tại VĐTCN của TP. Đà Nẵng rất phức tạp,
ô nhiễm môi trường gia tăng, ở một số khu vực tình hình ô nhiễm đã đến mức
báo động. Kết quả nghiên cứu dưới đây đã chứng minh vấn đề này.
Những vấn đề môi trường cấp bách tại khu vực đô thò:
1. Tổng số dân VĐTCN được cấp nước máy là 367.272 người, chiếm tỷ lệ

60,84% [14]. Kết quả phân tích chất lượng nước giếng tại một số đòa điểm cho
thấy mức độ ô nhiễm Coliform và E.coli đều vượt mức TCCP từ 3 đến 848 lần.


19
2. Trong khu vực đô thò vẫn còn một số nơi bò ngập úng khi có mưa lớn. Hệ
thống thoát nước của VĐTCN thành phố Đà Nẵng dùng chung cho nước thải sinh
hoạt, nước thải công nghiệp và nước mưa. Dự báo đến năm 2010 tổng lượng
nước thải sinh hoạt của vùng là 81.120 m3/ngày.đêm và đến năm 2020 là 113.560
m3/ngày.đêm, tăng gấp nhiều lần so với năm 2005.
3. Chất lượng môi trường nước mặt tại sông Phú Lộc, hạ lưu sông Hàn, sông
Cu Đê và hồ Bầu Tràm còn đang bò ô nhiễm do tiếp nhận nước thải từ đô thò và
các KCN tập trung.
4. Chất lượng môi trường không khí tại khu vực đô thò còn bò ô nhiễm cục
bộ, đặc biệt là ô nhiễm bụi tại 4 nút giao thông chính của thành phố như ngã 3
Huế, ngã 3 Hòa Cầm, ngã 3 Non Nước, chân đèo Hải Vân. Dự báo, đến năm
2010 khối lượng hàng hoá vận chuyển qua Đà Nẵng gấp 2,75 lần so với năm
2005 và đến năm 2020 gấp 4,5 lần, tương ứng các chất thải gây ô nhiễm không
khí cũng sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
6. Tỷ lệ thu gom rác thải theo báo cáo của Sở TN&MT Đà Nẵng đạt khoảng
82% [14]. Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của vùng nghiên cứu hiện nay vào
khoảng 244.817 tấn/năm[14]. Dự báo đến năm 2010 tổng lượng rác thải sinh hoạt
sẽ vào khoảng 284.700 tấn/năm, đến năm 2020 khoảng 365.730 tấn/năm. Bãi rác
Khánh Sơn hiện nay đã bò quá tải, do vậy việc quy hoạch và xây dựng một vài
bãi rác mới là hết sức cấp bách.
7. VĐTCN của Đà Nẵng là một trong những vùng có tỉ lệ diện tích cây xanh
trên đầu người rất thấp, khoảng 0,35 m2/người[14], thấp hơn rất nhiều so với tiêu
chuẩn xây dựng đô thò (4-7 m2/người).
8. Các sự cố môi trường như: bão tố, lũ lụt, xói lở bờ sông, bờ biển, trượt lở
đất tại các vùng núi, tai biến đòa động lực (nứt đất, gãy đất), sự cố tràn dầu… cần

phải lưu ý trong quy hoạch phát triển.
Những vấn đề môi trường cấp bách khu vực công nghiệp:
1. Tại các KCN tập trung, môi trường không khí đã có dấu hiệu bò ô nhiễm
cục bộ. Đặc biệt tại KCN Hoà Khánh nồng độ bụi vượt TCCP từ 1,8 đến 5,1 lần,
nồng độ SO2 vượt TCCP từ 1,1 đến 1,7 lầ, tại KCN Liên Chiểu kết quả quan trắc
cho thấy nồng độ bụi tại khu vực Công ty xi măng Hải Vân, Công ty xi măng
Ngũ Hành Sơn và Xí nghiệp xây lắp Công nghiệp vượt TCCP từ 8,5 đến 64,7 lần.
2. Nước thải sinh ra từ các cơ sở sản xuất cho thấy nồng độ các chất hữu cơ
và chất rắn lơ lửng đều cao hơn TCCP nhiều lần. Đặc biệt là tại các KCN Hoà
Khánh, Liên Chiểu và Dòch vụ – Thuỷ sản Thọ Quang.
3. Tổng lượng rác thải tại các KCN của vùng ước tính đến năm 2010 vào
khoảng 240.256 tấn/năm và đến năm 2020 tăng lên 428.416 tấn/năm.
4. VĐTCN của Đà Nẵng có tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh xen lẫn khu
dân cư tương đối cao (chiếm khoảng 65,57%) và ngành nghề chủ yếu là cơ khí,


20
cán kéo thép, tiếp đến là ngành nghề chế biến thuỷ hải sản.
Kết quả kiểm tra phân loại của Sở TN&MT Đà Nẵng cho thấy có 14 cơ sở
gây ô nhiễm môi trường (ONMT) nghiêm trọng và 145 cơ sở có gây ONMT
nhưng chưa ở mức độ nghiêm trọng. Trong tổng số 14 cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng có đến 11 cơ sở nằm xen kẽ khu dân cư, chiếm tỷ lệ
78,57%.
3.5.3. Đề xuất QHMT gắn với QHSDĐ tại VĐTCN TP. Đà Nẵng
3.5.3.1. Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
1. Điều chỉnh QHSDĐ khu vực đô thò:
Trong 6 quận nội thành của Đà Nẵng hiện nay quận Thanh Khê có mật độ
dân số cao nhất 17.648 người/km2[5], trong khi đó các quận Ngũ Hành Sơn và
Cẩm Lệ có mật độ dân số rất thấp tương ứng là 1.418 người/km2 và 1.970
người/km2[5]. Theo tiêu chuẩn của đô thò loại I thì mật độ dân số trung bình từ

12.000 – 15.000 người/km2[1]. Như vậy nên quy hoạch bổ sung các khu dân cư
mới tại các quận Ngũ Hành Sơn và Cẩm Lệ để dãn dân từ quận Thanh Khê tới.
Về hướng Tây quận Liên Chiểu, theo bản đồ QHSDĐ đến năm 2020 sẽ quy
hoạch khu đô thò mới Bắc – Nam đường sắt, tác giả cho rằng chưa hợp lý vì khu
đô thò này nằm gần KCN Hoà Khánh và bãi rác Khánh Sơn mới của thành phố.
2. Điều chỉnh QHSDĐ khu vực công nghiệp:
Tại quận Liên Chiểu hiện có 2 KCN Liên Chiểu và Hoà Khánh đang gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng cho khu vực xung quanh. Do vậy nên hạn chế
mở rộng quy mô của hai KCN này và tập trung vào xử lý ô nhiễm môi trường.
Quy hoạch mới KCN tại Hoà Khương (thuộc huyện Hoà Vang) để tiếp nhận
những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nằm xen kẽ trong các khu dân cư trong các
quận nội thành và từ các KCN Liên Chiểu, Hoà Khánh di dời tới.
Quy hoạch mới các cảng biển tại khu vực bán đảo Sơn Trà phía biển Đông
để di dời các cảng hiện hữu nằm trong khu vực sông Hàn.
3.5.3.2. Quy hoạch các công trình bảo vệ môi trường
Nghiên cứu thực tế tại VĐTCN TP. Đà Nẵng luận án đề xuất các nhóm giải
pháp quy hoạch các công trình BVMT cùng với các chỉ tiêu cần đạt được đến
năm 2010 và năm 2020 như sau:
Bảng 3.13. Các chỉ tiêu QHMT tại VĐTCN TP. Đà Nẵng
Các chỉ tiêu cần đạt
TT
Các nhóm giải pháp QHMT
Đ.vò tính
Đến năm Đến năm
2010
2020
1 Quy hoạch hệ thống cấp nước
khu vực đô thò:
- Tỉ lệ dân số được cấp nước
Dân số (%)

80
100
sạch


21
- Chỉ tiêu cấp nước sạch
Lít/người/ngđ
130
170
2 Quy hoạch hệ thống thoát nước Mật độ cống
600
1000
đô thò
(m/ha đất XD)
3 Cải tạo các hồ chứa, hồ điều Số lượng hồ
50
100
tiết, kênh, rạch trong đô thò (9 và kênh rạch
hồ, 1 kênh)
(%)
4 Quy hoạch các trạm xử lý nước Tỉ lệ được xử
60
100
thải đô thò tập trung
lý/Tổng lượng
nước thải (%)
5 Giảm thiểu ô nhiễm không khí Tỉ lệ sử dụng
50
> 80

do giao thông đô thò
giao thông
công cộng (%)
6 Quy hoạch diện tích cây xanh
m2/người
6-7
10-12
đô thò
7 Di dời các cơ sở SXCN và Số cơ sở (%)
50
100
TTCN vào các KCN tập trung
8 Quy hoạch các trạm xử lý nước Tỉ lệ được xử
50
100
thải tại các KCN tập trung
lý/Tổng lượng
nước thải (%)
9 Xử lý khí thải các cơ sở SXCN
Số cơ sở (%)
80
100
10 Quy hoạch mạng lưới thu gom Khối lượng rác
80
100
và xử lý CTRSH, CTRCN và
thải (%)
CTNH
11 Quy hoạch mạng lưới quan trắc
Các điểm

30
30
và giám sát môi trường
quan trắc
12 Nâng cao năng lực kiểm soát
Khả năng
50
100
các sự cố môi trường
kiểm soát sự
cố (%)
3.5.3.3. Xác đònh nhu cầu sử dụng đất cho các công trình BVMT
Từ các giải pháp và chỉ tiêu nêu tại bảng trên tác giả đã tính toán nhu cầu
sử dụng đất cho các công trình BVMT, kết quả được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 3.23. Tổng hợp nhu cầu đất bảo vệ môi trường VĐTCN TP. Đà Nẵng
Nhu cầu sử dụng đất (ha)
TT
Mục đích sử dụng
Đến 2010
Đến 2015
Đến 2020
1 Đất xây dựng công trình
14 – 22
14 – 22
23 – 38
XLNT đô thò tập trung
2 Đất xây dựng công trình
7 – 10
9 – 12
20 – 22

XLNT tại các KCN
3 Đất xây dựng công trình
50
50
50
xử lý chất thải rắn
4 Đất cây xanh
502 – 585
1.337 – 1.587 1.337 – 1.587
Tổng cộng
573 – 667
1.410 – 1.671 1.430 – 1.697


22
3.5.3.4. Đề xuất các dự án BVMT
Trên cơ sở các giải pháp QHMT đã nêu ở phần trên, tác giả đã đề xuất 20
dự án BVMT, đồng thời sử dụng phương pháp ma trận để xác đònh thứ tự ưu tiên
thực hiện các dự án cho từng giai đoạn. Kết quả như sau:
- Nhóm ưu tiên 1: 8 dự án được triển khai trong giai đoạn 2006 – 2010;
- Nhóm ưu tiên 2: 5 dự án được triển khai trong giai đoạn 2011 – 2015;
- Nhóm ưu tiên 3: 7 dự án được triển khai trong giai đoạn 2016 – 2020.
Ngoài những giải pháp công trình, để QHMT mang tính khả thi cao, những
giải pháp hỗ trợ (giải pháp phi công trình) cũng cần được triển khai đồng bộ, đó
là: xã hội hoá đầu tư BVMT; tăng cường năng lực cho công tác quản lý môi
trường; giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu
khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ mới và công nghệ thích hợp cho công
tác BVMT; mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế trong lónh vực BVMT.
3.5.4. Lập bản đồ QHMT tại VĐTCN TP. Đà Nẵng
Từ phương pháp trình bày nêu trên, tác giả đã ứng dụng lập bản đồ QHMT

cho VĐTCN TP. Đà Nẵng, bản đồ được quản lý trong phần mềm máy tính dưới
dạng bản đồ điện tử, bao gồm:
- Bản đồ hiện trạng môi trường được lập dựa trên nền bản đồ hiện trạng sử
dụng đất VĐTCN TP. Đà Nẵng năm 2005;
- Bản đồ quy hoạch môi trường đến năm 2010 được lập dựa trên nền bản đồ
quy hoạch sử dụng đất VĐTCN TP. Đà Nẵng đến năm 2010;
- Bản đồ quy hoạch môi trường đến năm 2020 được lập dựa trên nền bản đồ
quy hoạch sử dụng đất VĐTCN TP. Đà Nẵng đến năm 2020.
Giữa bản đồ HTMT và bản đồ QHMT có sự kết nối với nhau về quản lý
CSDL không gian và CSDL thuộc tính môi trường.
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Luận án đã được Đại học Quốc gia TP.HCM cho phép thực hiện từ tháng 7
năm 2004. Sau thời gian gần 4 năm nghiên cứu luận án đã hoàn thành đầy đủ các
mục tiêu và nội dung đề ra. Những kết quả chính đã đạt được như sau:
1. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến môi trường dưới tác
động của quá trình phát triển KTXH của một vùng của các nghiên cứu trước đây
các chuyên gia môi trường mới chỉ dừng lại ở mức độ đề xuất những giải pháp
BVMT, còn việc xác đònh nhu cầu sử dụng đất đai và quy hoạch vò trí xây dựng
các công trình BVMT chưa được đề cập đến. Bản đồ QHMT được xây dựng trên
cơ sở chồng ghép một số lớp thông tin lên bản đồ QHPTKTXH, vì vậy còn nhiều
hạn chế.


23
2. Trong qúa trình nghiên cứu một khái niệm rất quan trọng và mới mẻ về
VĐTCN cần được xác đònh và đề cập tới. Đây là “một vùng không gian thuộc một
tỉnh/thành ở đó quá trình đô thò hoá và công nghiệp hoá có mối quan hệ hữu cơ
với nhau, có vai trò lôi kéo, thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế xã hội khác
trong vùng”.

3. Để xác đònh một VĐTCN cần thiết phải xây dựng các tiêu chí đánh giá
nó, các tiêu chí đó bao gồm: Tỉ lệ đất sử dụng cho phát triển đô thò và công
nghiệp so với tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng đạt tối thiểu 30%; Tỉ trọng
giá trò sản xuất công nghiệp và dòch vụ so với tổng giá trò GDP toàn vùng đạt từ
80% trở lên; Tỉ lệ lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào sản xuất công
nghiệp và dòch vụ đạt từ 60% trở lên; Mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật
và xã hội phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của cư dân trong vùng đạt tối thiểu
60%. Những tiêu chí trên phù hợp với điều kiện phát triển KTXH mang nét đặc
thù của một nước nông nghiệp đang trong giai đoạn đô thò hoá và công nghiệp
hoá như ở Việt Nam.
4. Để tiến hành lập QHMT cần thiết phải xây dựng phương pháp luận và quy
trình gắn kết QHMT với QHSDĐ. Trước hết dựa trên quy hoạch phát triển KTXH
cần thiết phải ước tính được tải lượng các chất ô nhiễm chính trong khí thải, nước
thải, CTR, sau đó đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm. Từ đó đề xuất các giải
pháp QHMT như: điều chỉnh QHSDĐ, quy hoạch các công trình BVMT với việc
tính toán nhu cầu sử dụng đất cho các công trình và các giải pháp hỗ trợ nhằm
nâng cao tính khả thi của QHMT. Đây là bước phát triển tiếp theo của tác giả về
phương pháp luận QHMT. So với các nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học
mới chỉ dừng lại ở việc đề xuất các giải pháp BVMT, mà chưa tính đến nhu cầu
sử dụng đất để thực hiện các giải pháp này.
5. Sản phẩm của QHMT là các bản đồ quy hoạch. Để thiết lập các bản đồ
quy hoạch việc sử dụng phương pháp tích hợp để lập bản đồ rất quan trọng và
cần thiết. Theo phương pháp này bản đồ QHMT được xây dựng trên cơ sở thể
hiện các chỉ tiêu đánh giá hiện trạng và dự báo diễn biến môi trường; các giải
pháp công trình và phi công trình ; các chương trình quản lý và giám sát môi
trường trên bản đồ nền quy hoạch sử dụng đất với tỉ lệ phù hợp. Bằng phương
pháp này khắc phục được các nhược điểm trước đây của bản đồ giấy là: có thể
lưu trữ một khối lượng thông tin không hạn chế, cho phép bổ sung, cập nhật, xử
lý các thông tin một cách nhanh chóng thông qua các module tích hợp CSDL,
hiển thò trực quan, dễ dàng sử dụng đối với mọi đối tượng phục vụ đắc lực cho

công tác quản lý.
6. Trên cơ sở phương pháp luận và quy trình nêu trên tác giả đã triển khai
thử nghiệm lập QHMT gắn với QHSDĐ tại VĐTCN TP. Đà Nẵng đến năm 2020.


×