Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại trang trại kedma, moshav idan, arava, israel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (885.62 KB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NHỮ THANH HUYỀN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TRANG
TRẠI KEDMA, MOSHAV IDAN, ARAVA, ISRAEL GIAI ĐOẠN 2016-2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

Chính
: quy

Chuyên ngành

Địa:chính môi trƣờng

Khoa

Quản
: lý Tài nguyên

Khóa học

2013
: – 2017

Thái Nguyên, năm 2017




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

NHỮ THANH HUYỀN
Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TRANG
TRẠI KEDMA, MOSHAV IDAN, ARAVA, ISRAEL GIAI ĐOẠN 2016-2017

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

Chính
: quy

Chuyên ngành

Địa:chính môi trƣờng

Khoa

Quản
: lý Tài nguyên

Lớp

45 ĐCMT

:
N01

Khóa học

2013
: – 2017

Giảng viên hƣớng dẫn

TS. Vũ Thanh Thủy

Thái Nguyên, năm 2017


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng của một sinh viên trƣớc khi hoàn
thành chƣơng trình đào tạo. Thực tập giúp sinh viên củng cố kiến thức đã học, có cơ
hội tiếp cận và thực hành với công việc trong thực tế, qua đó giúp sinh viên tích lũy
thêm kỹ năng và kinh nghiệm với công việc trong tƣơng lai.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và đƣợc sự đồng ý của Ban giám hiệu
nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài nguyên,Trƣờng Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, em đã thực tập theo chƣơng trình thực tập sinh của Trung tâm đào tạo
và phát triển quốc tế ITC tại trang trại Kedma, moshav Idan, Arava, Israel từ ngày
1/8/2016 đến ngày 22/6/2017 với tên đề tài : “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp tại trang trại Kedma, moshav Idan, Arava, Israel.”
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, nay em đã hoàn thành bài báo cáo
thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch của trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Để

có đƣợc kết quả này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm của Nhà
trƣờng và Ban chủ nhiệm khoa, và đặc biệt là sự tận tình giúp đỡ của cô giáo TS.
Vũ Thị Thanh Thủy đã trực tiếp hƣớng dẫn khóa luận tốt nghiệp, cũng nhƣ sự giúp
đỡ, chỉ bảo tận tình của ông chủ và ngƣời lao động fam Kedma; các thầy giáo,cô
giáo đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em tiếp cận công việc thực tế, hoàn thành tốt kỳ
thực tập và khóa luận tốt nghiệp.
Trong suốt thời gian thực tập và làm khóa luận em đã cố gắng hết mình nhƣng
do kinh nghiệm thực tế chƣa có nhiều, kiến thức và thời gian thực tập có hạn; bƣớc
đầu tiếp cận, làm quen công việc thực tế và phƣơng pháp nghiên cứu nên chắc chắn
không tránh khỏi thiếu sót và hạn chế. Em mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp
của các thầy, cô và bạn bè để luận văn của em đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, tháng năm 2017
Sinh viên
Nhữ Thanh Huyền


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Hình 1.1: Đất nƣớc Israel .................................................................................. 4
Bảng 4.1: Xuất khẩu cà chua anh đào và cà chua to ....................................... 39
Bảng 4.2: Cơ cấu diện tích đất tranh trại Kedma qua các năm ....................... 39
Bảng 4.3: Sản lƣợng cà chua tại trang trại Kedma năm 2016-2017 ............... 40
Bảng 4.4: Sản lƣợng ớt tại trang trại Kedma vụ năm 2016-2017 ................... 41
Bảng 4.5: Sản lƣợng xuất khẩu cà chua hàng năm của trang trại Kedma. ..... 41
Bảng 4.6: Thu nhập về ớt ngọt và cà chua trên 1 dunamcủa trang trại
Kedmanăm 2016 – 2017 ................................................................................. 42
Bảng 4.7: Tổng thu nhập của trang trại Kedma năm 2016 – 2017 ................. 42

Bảng 4.8: Cơ cấu lao động của trang trại ........................................................ 43


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Đất nƣớc Israel .................................................................................. 4
Hình 1.2: Một số hình ảnh về nông nghiệp Israel ........................................... 10
Hình 1.2: Mô hình trồng cây trong nhà kính nhà lƣới .................................... 13
Hình 1.3: Hệ thống tƣới nƣớc nhỏ giọt ........................................................... 14
Hình 1.4: Máy móc trong sản xuất .................................................................. 15
Hình 1.5: Thu hoạch và sau thu hoạch ............................................................ 17
Hình 4.1: Moshav Idan .................................................................................... 31
Hình 4.2: Biểu đồ nhiệt độ Idan ...................................................................... 32
Hình 4.3: Lƣợng mƣa Idan .............................................................................. 32
Hình 4.4: Cánh đồng moshav Idan.................................................................. 34
Hình 4.6: Lƣợng xuất khẩu ớt hàng năm của Arava[9] .................................... 38


iv

MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề.................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 2
1.3 Ý nghĩa nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ....................................... 2
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 2

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 4
2.1 Tổng quan về đất nƣớc Israel ...................................................................... 4
2.1.1 Giới thiệu chung ....................................................................................... 4
2.1.2 Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 4
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................ 6
2.2. Tổng quan về nền nông nghiệp Israel ...................................................... 10
2.3. Cơ sở khoa học của đánh giá hiệu quả sử dụng đất ................................. 18
2.3.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................... 18
2.3.2. Vai trò của sản xuất nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân .............. 19
2.4. Quan điểm về hiệu qủa sử dụng đất nông nghiệp .................................... 20
2.4.1. Quan điểm sử dụng đất bền vững ......................................................... 20
2.4.2. Vấn đề hiệu quả sử dụng đất và các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử
dụng đất ........................................................................................................... 22
2.5 Những nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả sử dụng đất ......................... 25
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 28
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................... 28
3.2. Nộị dung nghiên cứu ................................................................................ 28
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng nghiên cứu ............................. 28
3.2.2. Thực trạng sản xuất, xuất khẩu ớt chuông của Israel........................... 28
3.2.3 Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ của ớt chuông và cà chua tại
trang trại Kedma .............................................................................................. 28


v

3.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ......................................... 28
3.2.5. So sánh tình hình sản xuất ớt chuông và cà chua tại Israel và Việt nam29
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 29
3.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................. 29
3.3.2 Phƣơng pháp thống kê, xử lý số liệu ...................................................... 29

3.3.3 Phƣơng pháp đánh giá hiệu quả kinh tế ................................................. 29
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 31
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu ................................ 31
4.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 31
4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ......................................................................... 32
4.1.3 Trang trại Kedma ................................................................................... 35
4.2 Thực trạng sản xuất xuất khẩu ớt ngọt và cà chua của Israel. .................. 35
4.2.1 Thực trạng sản xuất ớt và cà chua tại Israel ........................................... 35
4.2.2 Thực trạng xuất khẩu ớt và cà chua tại trang trại Kedma ...................... 38
4.3. Tình hình sản xuất chế biến và tiêu thụ ớt và cà chua tại trang
trại Kedma ...................................................................................................... 39
4.3.1. Quy mô, diện tích .................................................................................. 39
4.3.2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ trang trại Kedma. .................. 40
4.3.3 Hiệu quả sử dụng đất tại trang trại ......................................................... 42
4.3.5 Tính bền vững khi áp dụng mô hình sản xuất tại trang trại vào
Việt Nam ........................................................................................................ 44
4.4 So sánh tình hình sản xuất ớt chuông và cà chua tại Israel và Việt Nam. 45
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 47
5.1 Kết luận ..................................................................................................... 47
5.2 Kiến nghị ................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 50


1

Phần 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Đất là tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con ngƣời, là
điều kiện tồn tại và phát triển của con ngƣời và tất cả các sinh vật khác trên trái đất;
là một tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng

sống, là địa bàn phân bố các khu dân cƣ, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá,
xã hội, an ninh, quốc phòng. Đất đai đóng vai trò quan trọng trong mọi quá trình sản
xuất của các ngành kinh tế và hoạt động của con ngƣời. Đặc biệt, trong sản xuất
nông nghiệp đất là tƣ liệu sản xuất không thể thay thế đƣợc. Hầu hết các nƣớc trên
thế giới đều xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào
khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm cơ sở cho sự phát triển của các ngành khác.
Song đất đai lại là nguồn tài nguyên không thể tái tạo đƣợc, nó cố định về vị
trí, hạn chế về số lƣợng và giới hạn về diện tích. Thời kì công nghiệp hóa - hiện đại
hóa con ngƣời chỉ chú trọng phát triển các ngành công – dịch vụ mà quên mất
ngành nông nghiệp truyền thống, ngành tạo ra lƣơng thực thực phẩm nuôi sống con
ngƣời. Việc phát triển cơ sở hạ tầng, các khu dự án, nhà máy công nghiệp đã làm
giảm diện tích đất nông nghiệp cùng với sự tác động của thiên tai và quá trình canh
tác của con ngƣời đã làm cho đất ngày càng suy thoái. Do đó, việc tổ chức sử dụng
nguồn tài nguyên đất hợp lý đầy đủ và đem lại hiệu quả cao theo quan điểm sinh
thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết của xã hội.
Mỗi quốc gia, mỗi địa phƣơng có một quỹ đất đai khác nhau, vị trí địa lý, địa
hình, khí hậu khác nhau; vì vậy tính chất ở mỗi nơi là không giống nhau, điều đó đã
tạo sự khác nhau cũng nhƣ đặc trƣng về nền nông nghiệp cho từng vùng, từng quốc
gia. Israel, một quốc gia nhỏ bé nằm ở vùng Trung Đông với điều kiện khí hậu khắc
nghiệt, đất đai cằn cỗi chủ yếu là đất cát thế nhƣng nó lại đƣợc cả thế giới biết đến
với “sự phát triển thần kỳ” về nông nghiệp. Bất chấp điều kiện địa lý không thích
hợp cho nông nghiệp, diện tích chỉ khoảng 1/5 là đất nông nghiệp Israel là một nhà
xuất khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nông


2

nghiệp. Vùng sa mạc Arava với lƣợng mƣa thấp nhất, toàn bộ diện tích đất là sa
mạc, điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thiếu nƣớc hoàn toàn không thích hợp cho
nông nghiệp đã cung cấp 60% lƣợng nông sản xuất khẩu cho Israel. Không có đất

đai trù phú, cùng điều kiện địa hình khí hậu thích hợp cho sản xuất nông nghiệp nhƣ
Việt Nam, bắt đầu từ những con ngƣời hơn 2000 năm lƣu vong vốn liếng không gì
ngoài mảnh đất hoang mạc cằn cỗi họ đã tạo nên kỳ tích. Sự phát triển thần kỳ của
đất nƣớc Israel nhƣ một bài học quý, tạo động lực mạnh mẽ để sinh viên, thế hệ trẻ
của Việt Nam không ngừng quyết tâm rèn luyện, học tập nhiều hơn nữa đặc biệt là
ở tại những quốc gia tiên tiến trên thế giới, áp dụng những kỹ thuật hiện đại vào
phát triển kinh tế đất nƣớc, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp.
Đƣợc sự đồng ý của khoa Quản lý đất đai trƣờng đại học Nông lâm Thái
Nguyên, đồng thời dƣới sự hƣớng dẫn trực tiếp của cô giáo Ts. Vũ Thị Thanh Thủy,
em tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại
trang trại Kedma, Moshav Idan, Arava, Israel ”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Thực trạng sản xuất ớt và cà chua tại Israel
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội tại trang trại.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất của trang trại
- Tìm ra các giải pháp trong sử dụng đất nông nghiệp ứng dụng đƣợc ở Việt Nam.
1.3 Ý nghĩa nghiên cứu
1.3.1 Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Áp dụng kiến thức đã học của nhà trƣờng làm quen với thực tế.
- Nâng cao kiến thức thực tế.
- Tích luỹ đƣợc kinh nghiệm phục vụ cho công việc sau này.
- Bổ sung tƣ liệu cho học tập.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Để góp phần bảo vệ bền vững và hiệu quả đất nông nghiệp thì công tác xây
dựng báo cáo hiện trạng đất sản xuất là rất cần thiết, nhằm giúp cho chủ trang trại,


3

các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách về kinh tế, về đất đai chủ động nắm

vững diễn biến đất nông nghiệp tại từng nơi, từng khu vực.
- Biết đƣợc mặt mạnh, mặt yếu kém, những khó khăn và tồn tại trong công
tác quản lý, sử dụng tài đất nông nghiệp ở trang trại.
- Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất hợp lí, hiệu quả sao cho phù hợp với
chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của trang trại trên cơ sở phát triển bền vững.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về đất nƣớc Israel
2.1.1 Giới thiệu chung

Hình 2.1: Đất nước Israel
- Tên gọi đầy đủ là Quốc gia Israel .
- Thành lập ngày 14 tháng 5 năm 1948.
- Thủ đô là Jerusalem, trung tâm kinh tế là Tel-aviv.
- Hệ thống pháp luật dựa theo hệ thống và quy định của Anh.
- Theo thể chế Dân chủ nghị viện, chế độ một viện (từ năm 1948)
- Không có Hiến pháp thành văn, chỉ có những điều luật riêng rẽ.
- 120 thành viên của Quốc hội đƣợc bầu bằng tuyển cử phổ thông đầu phiếu
theo hệ thống bầu cử đại diện tỷ lệ, nhiệm kỳ 4 năm. Thủ tƣớng đƣợc bầu trực tiếp
trong tổng tuyển cử, nhiệm kỳ 4 năm. Các thành Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 5 năm
(không có quyền hành pháp - quyền hành pháp thuộc về Thủ tƣớng). [9]
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1 Vị trí địa lí


5


Lãnh thổ Israel nằm giữa vĩ tuyến 29° và 34° Bắc, và kinh tuyến 34° và 36°
Đông. Ranh giới hành chính đƣợc xác định nhƣ sau:
- Phía Bắc tiếp giáp với Lebanon.
- Phía Nam tiếp giáp vịnh Aqaba (vịnh Eilat).
- Phía Đông tiếp giáp với Bờ Tây và Jordan, phía Đông Bắc tiếp giáp Syria.
- Phía Tây giáp Địa Trung Hải và dải Gaza, phía TâyNam giáp Ai Cập.
Israel có bốn khu vực địa lý thực vật khác nhau, do nƣớc này nằm giữa ôn
đới và nhiệt đới, giáp với Địa Trung Hải tại phía tây và hoang mạc về phía đông. Vì
nguyên nhân này, động thực vật tại Israel cực kỳ đa dạng. Phát hiện đƣợc 2.867 loài
thực vật tại Israel. Trong đó, ít nhất 253 loài đƣợc du nhập và phi bản địa. Israel có
380 khu bảo tồn thiên nhiên.
2.1.2.2 Địa hình, địa mạo
Là đất nƣớc nhỏ bé nằm ở vùng Trung Đông trên bờ Đông Nam của Địa
Trung Hải và bờ Bắc của biển Đỏ. Quốc gia này có diện tích tƣơng đối nhỏ song lại
có đặc điểm địa lý đa dạng, giống nhƣ một lục địa thu nhỏ gồm một đồng bằng hẹp
và màu mỡ ven biển Địa Trung Hải, vùng núi trơ trịu Giu-đa ở trung tâm, sa mạc
Negev ở phía Nam và một phần của thung lũng Jordan ở Đông Bắc. Diện tích là
22.073 km2 trải dài và hẹp về bề ngang. Miền Bắc là núi cao thấp dần về miền
Trung và cao dần ở cuối miền Nam. Nơi thấp nhất là biển Chết -400m so với mực
nƣớc biển.
2.1.2.3 Khí hậu, thủy văn
 Khí hậu
Nhiệt độ tại Israel biến động nhiều, đặc biệt là trong mùa đông. Các khu vực
duyên hải, nhƣ Tel-aviv và Haifa, có khí hậu Địa Trung Hải đặc trƣng với mùa
đông mát và có mƣa nhiều còn mùa hè kéo dài và nóng. Khu vực Beersheva và Bắc
Negev có khí hậu bán hoang mạc với mùa hè nóng và mùa đông lạnh, số ngày mƣa
ít hơn so với khí hậu Địa Trung Hải. Các khu vực Nam Negev và Arava có khí hậu
hoang mạc với mùa hè rất nóng và khô, mùa đông ôn hòa với vài ngày có mƣa.



6

Nhiệt độ cao nhất tại lục địa châu Á (54,0 °C hoặc 129,2 °F) ghi nhận đƣợc vào
năm 1942 tại kibbutz Tirat Zvi thuộc miền bắc thung lũng sông Jordan.
Trên các khu vực núi cao cực độ khác có thể nhiều gió và lạnh, các khu vực có
độ cao từ 750 mét trở lên (cùng độ cao với Jerusalem) thƣờng có ít nhất một trận
tuyết rơi mỗi năm. Mƣa hiếm khi rơi tại Israel từ tháng 5 đến tháng 9. Lƣợng mƣa
rất thấp 200mm. Do tài nguyên nƣớc khan hiếm, Israel phát triển các kỹ thuật tiết
kiệm nƣớc khác nhau, chẳng hạn nhƣ tƣới nhỏ giọt. Ngƣời Israel cũng tận dụng ánh
sáng mặt trời sẵn có cho ngành quang năng, biến Israel trở thành nƣớc dẫn đầu về
năng lƣợng mặt trời sử dụng theo bình quân (hầu nhƣ toàn bộ hộ gia đình sử dụng
tấm năng lƣợng mặt trời để đun nƣớc).
 Thủy văn
Sông chính: sông Jordan dài 321km chảy dọc thung lũng đứt gãy Jordan, từ
núi Hermon qua thung lũng Hulah và hồ Galilee đến biển Chết.
Hồ Galilee, hồ nƣớc ngọt lớn nhất ở miền Bắc nguồn cung cấp nƣớc ngọt chủ
yếu cho nông nghiệp.
Hệ thống đƣờng ống dẫn nƣớc sinh hoạt từ miền Bắc đến hết miền Trung.
Miền Nam dẫn nƣớc sinh hoạt từ Beer Sheva một phần và chủ yếu là nƣớc tại các
giếng khoan địa phƣơng và các hồ chứa phục vụ nông nghiệp.
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.3.1 Kinh tế
Israel đƣợc nhận định là quốc gia tiến bộ nhất tại Tây Nam Á và Trung Đông
về phát triển kinh tế và công nghiệp. Giáo dục đại học có chất lƣợng ƣu tú và việc
hình thành một cộng đồng dân chúng có động lực và giáo dục cao là nguyên nhân
chính khích lệ bùng nổ công nghệ cao và phát triển kinh tế nhanh chóng tại Israel.
Năm 2010, Israel gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Quốc
gia này xếp hạng 24 trong: “ Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2016-2017” của Diễn
đàn Kinh tế thế giới và đứng thứ 52 về Chỉ số thuận lợi kinh doanh của Ngân hàng

Thế giới vào năm 2017. Israel có số lƣợng công ty khởi nghiệp nhiều thứ hai thế
giới (sau Hoa Kỳ) theo một nghiên cứu năm 2005, và đứng thứ ba về số lƣợng công


7

ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán sau Hoa Kỳ và Trung Quốc. Năm 2016,
Israel xếp hạng 21 trong số các quốc gia cạnh tranh nhất thế giới, theo Niên giám
Cạnh tranh Thế giới của Viện quản lý phát triển IMD. Israel xếp hạng tƣ thế giới về
tỷ lệ ngƣời làm công việc có kỹ năng cao vào năm 2016. Ngân hàng Israel nắm giữ
97,22 tỉ dự trữ ngoại hối.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở Israel đạt đƣợc 318,74 tỷ đô la Mỹ vào năm
2016. Giá trị GDP của Israel chiếm 0,51% nền kinh tế thế giới. GDP ở Israel trung
bình đạt 84,78 tỷ USD từ năm 1960 cho đến năm 2016, đạt mức cao nhất mọi thời
đại là 318,74 tỷ USD vào năm 2016. Israel là một trong số những nƣớc có thu nhập
đầu ngƣời cao trên thế giới. GDP bình quân đầu ngƣời năm 2016 là 34.800 USD.
Tính đến năm 2016 cơ cấu ngành của Israel là công nghiệp chiếm 27.3%,
nông nghiệp 2,1% và dịch vụ 69% GDP. Mặc dù có tài nguyên tự nhiên hạn chế,
song do phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp trong
nhiều thập niên nên Israel phần lớn tự cung cấp đƣợc thực phẩm, trừ ngũ cốc và thịt
bò. Nhập khẩu vào Israel đạt tổng kim ngạch 57,9 tỉ USD vào năm 2016, bao gồm
kim loại thô, thiết bị quân sự, hàng hoá đầu tƣ, kim cƣơng thô, nhiên liệu, lƣơng
thực, hàng tiêu dung. Các mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Israel là máy móc và
thiết bị, phần mềm, kim cƣơng chế tác, nông sản, hoá chất, hàng dệt may; năm
2016, Israel xuất khẩu trị giá 51,61 tỉ USD. Israel là quốc gia dẫn đầu về phát triển
năng lƣợng Mặt trời, sản xuất điện năng đạt 35,4 tỷ kWh, tiêu thụ 31,8 tỷ kWh.
Israel đứng đầu thế giới về bảo tồn nƣớc và năng lƣợng địa nhiệt, và bƣớc phát triển
của Israel trong các công nghệ ƣu việt về phầm mềm, viễn thông và khoa học sự
sống gợi lên so sánh với Thung lũng Silicon. Theo OECD, Israel cũng xếp hạng
nhất thế giới về chi tiêu nghiên cứu và phát triển (R&D) theo tỷ lệ trong GDP. Israel

có thành tích ấn tƣợng về sáng tạo các công nghệ thúc đẩy lợi nhuận, khiến quốc gia
này là một lựa chọn hàng đầu của nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp và gã khổng lồ
công nghiệp công nghệ cao. Intel và Microsoft xây dựng các trung tâm nghiên cứu
và phát triển hải ngoại đầu tiên của họ tại Israel, và các tập đoàn đa quốc gia công


8

nghệ cao khác, nhƣ IBM, Google, Apple, HP, Cisco Systems, Facebook đã mở các
cơ sở R&D tại Israel.
Tài nguyên của Israel nghèo chỉ có một vài mỏ đồng, mỏ khí tự nhiên nhỏ, gỗ
xây dựng, cát,… nên ngyên liệu chủ yếu là nhập khẩu. Gia công kim cƣơng nhập
khẩu là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu. Các ngành công nghiệp khác là sản xuất thực
phẩm, hàng dệt, thiết bị điện, giao thông, thiết bị quân sự, hàng điện tử công nghệ cao;
Về nông nghiệp, khoa học - kỹ thuật và quản lý kinh tế rất tiên tiến. Israel là
một trong những nƣớc xuất khẩu nhiều nhất hoa quả họ chanh bƣởi. Phần lớn diện
tích của Israel đƣợc canh tác do các tập thể và hợp tác xã. Lƣơng thực là hoàn toàn
nhập khẩu nhƣng đổi lại nông sản là hoàn toàn tự chủ. Lƣợng lớn nông sản đƣợc
xuất khẩu sang các nƣớc châu Âu.
Thƣơng mại, những vấn đề kinh tế nghiêm trọng phát sinh do ngân sách quốc
phòng lớn và hoàn cảnh chính trị đã cản trở thƣơng mại giữa Israel và các nƣớc láng giềng.
Ngành dịch vụ rất phát triển chiếm 69% GDP cả nƣớc. Du lịch phát triển thu
hút nhiều du khách nƣớc ngoài đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngƣời dân địa
phƣơng. Du lịch đến các vùng đất Thánh cũng đóng vai trò quan trọng cho nguồn
thu ngân sách. Những danh thắng đẹp và nổi tiếng nhƣ thành phố cổ Jerusalem, núi
Hermon, Haifa, Biển chết, biển Đỏ, Bethalhem…Tất cả những thanh niên Do Thái
tuổi từ 18 đến 26 đều đƣợc tổ chức một chuyến du lịch miễn phí đến Israel 10 ngày.
2.1.3.2 Giao thông
Israel có 19.224 km đƣờng đƣợc lát mặt vào năm 2016, và có 3 triệu xe ô tô
vào năm 2015. Số lƣợng xe ô tô trên 1.000 dân là 365, tƣơng đối thấp so với các

quốc gia phát triển. Israel có 5.715 xe buýt trên các tuyến cố định, do một số hãng
vận chuyển điều hành, lớn nhất trong số đó là Egged, phục vụ hầu hết toàn quốc.
Các tuyến đƣờng sắt trải dài 1.277 km tính đến năm 2016, và công ty quốc doanh
Israel Railways là thể chế điều hành duy nhất. Sau các khoản đầu tƣ lớn từ đầu đến
giữa thập niên 1990, số lƣợng hành khách đƣờng sắt mỗi năm tăng từ 2,5 triệu vào
năm 1990, lên đến 53 triệu vào năm 2015; đƣờng sắt cũng đƣợc sử dụng để vận
chuyển 7,5 tấn hàng hóa mỗi năm.


9

Israel có hai sân bay quốc tế: Sân bay quốc tế Ben Gurion là trung tâm hàng
không quốc tế chủ yếu và nằm gần đại đô thị Tel Aviv-Yafo, còn Sân bay
Ovda phục vụ thành phố cảng cực nam Eilat. Ngoài ra, còn có các sân bay nội
địa. Sân bay Ben Gurion vận chuyển trên 15 triệu lƣợt hành khách vào năm
2015. Tại bờ biển Địa Trung Hải, Cảng Haifa là cảng lâu năm nhất và lớn nhất
Israel, còn Cảng Ashdod là một trong vài cảng nƣớc sâu trên thế giới đƣợc xây
dựng trên vùng biển mở. Ngoài ra, Cảng Eilat có quy mô nhỏ hơn nằm ven Biển Đỏ,
chủ yếu đƣợc sử dụng cho giao thƣơng với các quốc gia Đông Á.
2.1.3.3 Xã hội
Dân số khoảng hơn 7 triệu ngƣời. Tỉ lệ gia tăng dân số là 1.53%. Cấu trúc dân
số theo độ tuổi từ 0 - 14 tuổi chiếm 27.6%, độ tuổi từ 15- 64 tuổi chiếm 62.2% và
độ tuổi trên 65 tuổi chiếm 10.1%.
Về giáo dục, số ngƣời biết đọc, biết viết chiếm 95%, nam là 97% và nữ là
93%. Áp dụng chế độ giáo dục bắt buộc 11 năm miễn phí. Tiếng Ả Rập và tiếng Do
Thái (Hebrew) là hai ngôn ngữ chính thức ở Israel. Các ngôn ngữ khác ở Israel gồm
tiếngAnh, Nga, tiếng Yiddish, tiếng Ladino, tiếng Romania và tiếng Pháp. Ngƣời
dân tự do lựa chọn trƣờng dạy qua tiếng Ả-rập hoặc tiếng Hebrew, tiếng Anh cũng
đƣợc đƣa vào giảng dạy và ngƣời dân coi đây là ngôn ngữ thứ hai. Hệ thống giáo
dục theo các bậc: tiểu học 6 năm, trung học 3 năm và trên trung học 2 năm. Bằng tốt

nghiệp xong ba cấp này có giá trị thi vào đại học và kiếm việc làm. Có hai trƣờng
dành cho những học sinh đặc biệt thông minh ở mọi lứa tuổi. Đại học mở, đại học
dạy từ xa khá phát triển. Israel có trƣờng đại học Hebrew là một trong những trƣờng
đào tạo tốt nhất trên thế giới.
Về y tế, Ngƣời dân đƣợc bảo hiểm y tế do Nhà nƣớc dài thọ. Cho cả y tế tƣ
nhân hoạt động. Thiết bị và chất lƣợng dịch vụ y tế hiện đại và cao. Tuổi thọ trung
bình đạt 78,8 tuổi, nam: 76,57, nữ: 80,68 tuổi.


10

2.2. Tổng quan về nền nông nghiệp Israel

Hình 2.2: Một số hình ảnh về nông nghiệp Israel
Sự phát triển của nền nông nghiệp gắn liền với phong trào phục quốc Do Thái
và sự nhập cƣ của ngƣời Do Thái vào Palestine ở cuối thế kỷ 19. Những ngƣời nhập
cƣ Do Thái mua những mảnh đất gần nhƣ bán sa mạc, chúng đã bị cằn cỗi bởi phá
rừng, sói mòn và bỏ hoang. Họ bắt tay vào việc thu dọn đá sỏi, cải tạo đất, chống
ngập, trồng rừng, chống xói mòn, rửa đất mặn. Kể từ khi độc lập năm 1948, tổng
diện tích đất canh tác đã tăng từ 408.000 mẫu Anh (1.650 km2 ) đến 1.070.000 mẫu
Anh (4.300 km2), số cộng đồng nông nghiệp tăng từ 400 lên 725. Sản lƣợng nông
nghiệp tăng 16 lần, nhanh gấp 3 lần tốc độ tăng dân số. Thiếu nƣớc là một vấn đề
nghiêm trọng. Lƣợng mƣa trung hằng tháng giữa tháng 4 và tháng 9, với sự khác
biệt giữa các vùng miền trong nƣớc, dao động từ 70 cm ở miền bắc cho tới 2 cm ở
miền nam. Nguồn nƣớc tái tạo hàng năm vào khoảng 160 triệu mét khối, 75% đƣợc
dùng cho nông nghiệp. Hầu hết các nguồn nƣớc ngọt của Israel đều đƣợc kết nối
vào hệ thống thủy lợi quốc gia, bao gồm các trạm bơm, hồ chứa, kênh, ống dẫn đƣa
nƣớc từ miền bắc đến miền nam.



11

Từ một vùng đất sa mạc khô cằn, nghèo tài nguyên, khoáng sản, điều kiện khí
hậu vô cùng khắc nghiệt, Israel đã vƣơn lên trở thành một quốc gia phát triển với
nền nông nghiệp tiên tiến, kỹ thuật công nghệ hiện đại, và đặc biệt đƣợc mệnh danh
là “Quốc gia khởi nghiệp”. Từ những con ngƣời với hai bàn tay trắng họ đã tạo
dựng nên một đất hiện đại và phát triển. Nông nghiệp ngày nay khác với những gì
nó đã từng có, với rất nhiều đổi mới cùng với sự phát triển vƣợt bậc, kết hợp các
công nghệ tiên tiến trong tiêu thụ nƣớc và sử dụng thuốc trừ sâu. Hầu hết các công
nghệ mới tìm đƣờng nhanh chóng vào thị trƣờng quốc tế và sẵn có cho nông dân
trên thế giới. Hai ví dụ cho những đổi mới mới của loại này là tƣới nhỏ giọt và cà
chua anh đào.
Israel từ lâu đã đánh giá lý tƣởng tự cung tự cấp trong sản xuất nông nghiệp
và cũng có chính sách hỗ trợ các cơ hội việc làm ở "ngoại vi", các khu vực gần biên
giới của Israel và cách xa các khu đô thị lớn. Để thực hiện các mục tiêu này, Chính
phủ của Israel cung cấp nhiều biện pháp hỗ trợ và bảo vệ cho một loạt các sản phẩm
nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cam kết về tự cung tự cấp đã
giảm đi và mang lại sự phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu để bổ sung sản xuất
trong nƣớc cho một số sản phẩm thực phẩm.
Chi phí nghiên cứu và phát triển từ năm 2004 đã chiếm khoảng 17% ngân sách
dành cho nông nghiệp. Do đó, tƣơng lai của nền nông nghiệp Israel đã đƣa ra những
kinh nghiệm về công nghệ nông nghiệp tiên tiến. Nhà nƣớc Israel, không giống nhƣ
trƣờng hợp của hầu hết các nền kinh tế OECD khác, vẫn tiếp tục duy trì quyền sở
hữu đất đai và tài nguyên nƣớc của hầu hết các quốc gia. Một đặc điểm độc đáo
khác của nền nông nghiệp Israel là sự thống trị của các cộng đồng hợp tác (ví dụ
nhƣ kibbutz và moshav) chiếm 80% sản lƣợng nông nghiệp.
Sự thần kỳ xuất phát từ nghị lực và trí tuệ của ngƣời dân Israel. Với những
phẩm chất đó họ đã sáng tạo và ứng dụng hiệu quả các giải pháp công nghệ cao
hàng đầu thế giới để phát triển nông nghiệp nhƣ công nghệ tƣới nhỏ giọt, công nghệ
nhà kính, công nghệ xử lý nƣớc. Tuy nhiên điều kiện tự nhiên các giải pháp công

nghệ không phải là yếu tố làm nên đặc thù của nền công nghiệp Israel; yếu tố cộng


12

đồng và sự tƣơng trợ lẫn nhau giữa các thành tố mà Việt Nam gọi là 4 nhà gồm nhà
nƣớc, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông đến nay vẫn đƣợc xem là đặc
điểm cốt lõi trong việc duy trì sự bền vững và tạo điều kiện cho nông nghiệp Israel
phát triển.
Ngành nông nghiệp Israel phát triển ở trình độ cao. Bất chấp điều kiện địa lý
không thích hợp cho nông nghiệp, Israel là một nhà xuất khẩu lớn của thế giới về
nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nông nghiệp. Hơn một nửa diện tích
đất là sa mạc, điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thiếu nƣớc hoàn toàn không thích
hợp cho nông nghiệp. Tính đến năm 2014, 24,2% diện tích Israel là đất nông
nghiệp. Sản phẩm trong nƣớc của ngành nông nghiệp ở Israel (7,8 tỷ đô la vào năm
2014) chiếm khoảng 3,3% GDP quốc gia và 18% sản lƣợng nông nghiệp đƣợc xuất
khẩu. Năm 2015, ngành nông nghiệp sử dụng 64.000 ngƣời, chiếm 2% trong tổng
số lao động. Các công nhân nông nghiệp nƣớc ngoài chủ yếu từ Thái Lan, Tây Ban
Nha, Palestine. Mặc dù lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 3,7% tổng lực lƣợng
lao động trong nƣớc, Israel tự sản xuất đƣợc 95% nhu cầu thực phẩm, phần còn lại
đƣợc bổ sung từ việc nhập khẩu ngũ cốc, các loại hạt lấy dầu, thịt, cà phê, ca cao,
đƣờng. Israel là nơi khai sinh ra hai loại hình cộng đồng nông nghiệp độc đáo, cộng
đồng hợp tác xã Kibbutz và Moshav, hình thành từ những ngƣời Do Thái hồi hƣơng
từ khắp nơi trên thế giới.
Lịch sử Israel ghi nhận cú nhảy vọt đầu tiên vào lĩnh vực Nông nghiệp ngay
từ thời lập quốc. Trung tâm của cú nhảy vọt này là Nông trang (Kibbutz). Chiếm
chƣa đến 2% dân số Israel, nhƣng những nông trang sản xuất đến 12% lƣợng hàng
hóa xuất khẩu của cả nƣớc. Các nông trang cũng đóng góp đến 15% thành viên
Knesset (Quốc hội Israel) và còn nhiều hơn thế cho lực lƣợng sĩ quan và phi công
của quân đội. Với diện tích phần lớn là sa mạc khô hạn, ngƣời Israel đã làm nông

nghiệp với 95% là khoa học và chỉ 5% lao động. Họ sử dụng phƣơng pháp khử mặn
đất, phát minh ra công nghệ tƣới nhỏ giọt hiệu quả và thậm chí nuôi cá ngay trên sa
mạc cằn côi. Israel cũng là quốc gia duy nhất mà sa mạc đang đƣợc đẩy lùi. Đứng
đầu thế giới về tái chế nƣớc, với tỉ lệ đến 70% nƣớc đƣợc tái chế.


13

Chỉ với khoảng 2% dân số làm nông nghiệp nhƣng mỗi năm Israel xuất khẩu
chừng 3 tỷ đô la mỹ nông sản là một trong những nƣớc xuất khẩu nông sản hàng
đầu thế giới.
Sa mạc Arava, một vùng đất khô trải dài từ Biển Chết đến Biển Đỏ, là một
trong những nơi nóng nhất thế giới. Đây cũng là quê hƣơng của một trong những dự
án nông nghiệp đầy tham vọng và thành công nhất thế giới. Các nỗ lực của 450 gia
đình Israel, sống ở tám làng nông nghiệp, sản xuất 70.000 tấn sản phẩm tƣơi mỗi
năm. Con số này chiếm 65% xuất khẩu nông nghiệp của Israel và 12% xuất khẩu
hoa của nƣớc này. Lần tiếp theo bạn đi đến siêu thị, hãy tìm nhãn Arava và khám
phá ra rằng sự khéo léo của Israel có thể nếm đƣợc.
Các công nghệ trong sản xuất:
1. Công nghệ nhà kính nhà kính, nhà lƣới.

Hình 2.3: Mô hình trồng cây trong nhà kính nhà lưới
Canh tác nhà kính đƣợc xem nhƣ một giải pháp công nghệ chìa khoá, một
cuộc cách mạng trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Israel. Theo các
nhà khoa học nông nghiệp nƣớc này, nhà kính nông nghiệp công nghệ cao (Hi-tech
greenhouses) là loại hình nhà kính ứng dụng các công nghệ cao, hiện đại để tạo lập
ra một môi trƣờng sinh thái thuận lợi nhất có thể cho cây trồng sinh trƣởng phát
triển; để thực hiện các công nghệ thâm canh cao; để tối thiểu hoá thậm chí có thể
loại trừ các yếu tố ngoại cảnh bất lợi cho sản xuất; để sản xuất ra loại nông sản thực
phẩm mà thiên nhiên không ƣu đãi (trái vụ), thậm chí không sản xuất đƣợc ngoài

môi trƣờng tự nhiên (nhƣ sản xuất nấm mỡ trên sa mạc); để tối đa hoá năng suất
chất lƣợng sản phẩm và hiệu quả sản xuất; tối thiểu hoá các khoản chi phí sản xuất


14

và đặc biệt là để tiết kiệm nƣớc. Ngoài mục tiêu sản xuất ra các nông sản thực phẩm
“sạch” an toàn cho sử dụng, canh tác nhà kính đã tạo ra một cuộc cách mạng về
năng suất cho các loại cây trồng. Nhờ canh tác nhà kính mà năng suất cà chua ở
Israel đ đạt mốc 500 tấn/ha/vụ hay 3 triệu bông hồng/ha; cũng nhờ công nghệ canh
tác nhà kính mà Israel đã biến sa mạc Negev toàn cát đá (chiếm 65% diện tích đất
nƣớc) trở thành một "cánh đồng xanh công nghệ cao" có năng suất cây trồng cao
nhất thế giới. Trong mấy thập kỷ qua, nhà kính ở Israel chủ yếu sử dụng cho canh
tác hoa, rau, các loại cây màu thực phẩm đòi hỏi chất lƣợng sản phẩm cao, nhƣ ớt,
hành, tỏi, dƣa...
Hiện tại, Israel đang phát triển loại hình nhà kính dùng để sản xuất một số loại
cây cảnh, cây ăn quả lƣu niên vì mục tiêu thƣơng mại và xuất khẩu nhƣ nho, táo,
đào, lê.... Những năm gần đây các loại hình công nghệ nhà kính ở Israel không
ngừng đƣợc phát triển nâng cao trình độ công nghệ đáp ứng chi tiết hơn, đa dạng
hơn các nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Cùng với việc đẩy
mạnh phát triển công nghệ nhà kính cho ngành trồng trọt, Israel còn phát triển thêm
một số loại hình nhà kính sử dụng cho ngành chăn nuôi, chủ yếu cho chăn nuôi gia
cầm và nuôi trồng thuỷ hải sản công nghệ cao trên sa mạc.
2. Hệ thống tƣới nhỏ giọt của Israel

Hình 2.3: Hệ thống tưới nước nhỏ giọt


15


Các cánh đồng của Israel đƣợc trang bị mạng lƣới đƣờng ống dẫn nƣớc, có các
ống nhỏ nhƣ mao mạch dẫn tới từng gốc cây. Hệ thống này đƣợc điều khiển bằng
máy tính, tự động đóng mở van tƣới khi độ ẩm của rễ cây đạt tới mức nhất định. Hệ
thống tƣới nhỏ giọt này còn kiêm luôn nhiệm vụ bón phân. Ngƣời sử dụng pha phân
bón vào bể chứa nƣớc và phân bón sẽ theo mạng lƣới tới từng bộ rễ cây. Với những
loại cây cần tƣới cả trên mặt lá, ngƣời ta dùng thêm hệ thống phun sƣơng.
2. Ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Hình 2.4: Máy móc trong sản xuất
Từ những năm 90, Chính phủ Israel đã không ngừng đầu tƣ mạnh để nông dân
tiếp cận các ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản suất nông
nghiệp. Cho đến nay, hầu nhƣ toàn bộ các khâu từ canh tác đến thu hoạch, bảo
quản, tiêu thụ hiện nay ở Israel đều đƣợc áp dụng công nghệ KHKT. Chỉ một ngƣời
và một máy có thể hoàn thành công việc trên 1ha canh tác chỉ trong 2h đồng hồ
giúp nâng cao hiệu quả công việc và giảm thiểu sức lao động.
Theo đó, chỉ cần một chiếc máy tính bảng hay điện thoại thông minh có kết
nối mạng, các thiết bị cảm ứng và phần mềm điều khiển tự động từ xa sẽ giúp nông
dân biết vƣờn cây nào cần bón phân gì, số lƣợng bao nhiêu, diện tích nào cần tƣới
nƣớc, tƣới bao nhiêu là vừa. Căn cứ vào các dữ liệu đó, máy tính sẽ cho nông dân
biết cần phải điều chỉnh các chỉ tiêu nào và mọi hoạt động đều đƣợc điều khiển
thông qua các thiết bị thông minh.
Ngoài ra, để hỗ trợ nông dân xuất khẩu nông sản ra thị trƣờng thế giới, Chính
phủ nƣớc này cũng chủ trƣơng đẩy mạnh quảng cáo, tiếp thị trực tiếp sản phẩm


16

sang các thị trƣờng tiềm năng thông qua mạng Internet. Do đó, đến nay, khoảng
60% tổng sản lƣợng hoa sản xuất ra đƣợc bán trực tiếp từ nông dân cho các nhà đấu
giá hoa ở Tây Âu; 20% còn lại xuất sang các thị trƣờng truyền thống nhƣ Đông Âu,

Mỹ; một phần nhỏ bán sang châu Á – chủ yếu là Nhật Bản.
3. Hạt giống chất lƣợng cao cho mùa vụ bội thu
Chính phủ israel rất chú trọng đầu tƣ vào phát triển nghiên cứu khoa học nông
nghiệp. Tại Đại học Hebrew, các nhà khoa học nông nghiệp Ilan Sela và Haim
D.Rabinowitch đã phát triển công nghệ TraitUP, một công nghệ cho phép cấy ghép
vật liệu di truyền vào hạt giống mà không sửa đổi cấu trúc DNA gốc của chúng.
Phƣơng pháp này đảm bảo cho việc nâng cao chất lƣợng hạt giống cây trồng ngay
trƣớc khi chúng đƣợc gieo trồng. Với công nghệ này, các nhà khoa học có thể đƣa
các đặc tính về kháng sâu bệnh, tăng cƣờng các đặc điểm thích nghi với thổ nhƣỡng
và khí hậu vào các hạt giống để nâng cao chất lƣợng cây trồng về sau.
Công nghệ này mở ra các cơ hội cho việc phát triển các giống cây trồng
chuyên biệt cho từng vùng khí hậu, thổ nhƣỡng nhằm tối đa hóa năng suất, đảm bảo
chất lƣợng. Điều này mang đến cơ hội cho các quốc gia đang phát triển trong việc
nang cao năng suất và chất lƣợng cho các sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo an ninh
lƣơng thực và tạo ra lợi thế cạnh tranh.
4. Kiểm soát côn trùng theo phƣơng pháp sinh học
Các kỹ sƣ Israel đã lai tạo ra các giống côn trùng có ích nhằm giải quyết vấn
đề kiểm soát sâu bệnh tuân theo các nguyên lý sinh thái học tự nhiên, đồng thời họ
cũng lai tạo các giống công trùng chuyên biệt nhƣ giống ong vò vẽ chuyên thực
hiện thụ phấn tự nhiên trong môi trƣờng nhà kính. Việc sử dụng các loại cô trùng
thiên đich đã giúp giảm thiểu 75% lƣợng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
đồng thời nâng cao chất lƣợng nông sản và môi trƣờng.


17

5. Công nghệ sau thu hoạch

Hình 1.5: Thu hoạch và sau thu hoạch
Chính phủ Israel đã thành lập Viện nghiên cứu khoa học thực phẩm và sản

phẩm sau thu hoạch thuộc Tổ chức nghiên cứu nông nghiệp (ARO), tại đây các nhà
khoa học thực hiện các nghiên cứu và cho ra đời nhiều công nghệ bảo quản giúp
nông sản đƣợc tƣơi ngon trong thời gian dài và vẫn giữ đƣợc giá trị dinh dƣỡng cao
chẳng hạn nhƣ phƣơng pháp bảo quản khoai tây không sử dụng hóa chất để giảm
đáng kể tỉ lệ nảy mầm trong quá trình lƣu trữ (với bí quyết chính là ở thành phần
dầu bạc hà), tăng thời hạn sự dụng cho quả lựu tới 4 tháng mà vẫn duy trì lƣợng
dinh dƣỡng, sử dụng các túi khí vi đục, hay các hệ thống sƣởi ấm giúp giải quyết
vấn đề về hình thức cho hành tây và tiêu.
Ngoài ra còn có các công nghệ mới khác nhƣ các phƣơng pháp kéo dài tuổi
thọ của táo Granny Smith; phát triển loại ngũ cốc giàu protein đặc biệt cho thức ăn
gia súc giúp tăng sản lƣợng sữa; công nghệ không sử dụng GMO (biến đổi gien) với
tên gọi Enhanced Ploidy (EP) có thể giúp tăng sản lƣợng các loại cây trồng nhƣ ngô
lên tới 50%.
6. Nghiên cứu và phát triển (R&D)
Bất chấp các điều kiện khắc nghiệt về thời tiết, hạn chế về diện tích đất canh
tác, sản lƣợng nông nghiệp của Israel liên tục tăng trƣởng nhờ vào hoạt động nghiên
cứu và phát triển (R&D). Lĩnh vực nông nghiệp hiện nay của Israel hầu nhƣ gắn
chặt với sự liên kết 4 nhà (nhà nƣớc, nhà khoa học, nông dân và các doanh nghiệp).


18

Tất cả phối hợp với nhau nhằm tìm kiếm các giải pháp để giải quyết các vấn đề
trong nông nghiệp mà nƣớc này gặp phải. Đối mặt với hàng loạt các vấn đề, từ
giống di truyền, kiểm soát bệnh dịch tới canh tác trên đất cằn, R&D trong nông
nghiệp của Israel đã phát triển các công nghệ để tạo ra sự biến chuyển ngoạn mục
không chỉ trong số lƣợng mà cả chất lƣợng các sản phẩm nông nghiệp của đất nƣớc.
2.3. Cơ sở khoa học của đánh giá hiệu quả sử dụng đất
2.3.1. Cơ sở lý luận
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là thành

phần quan trọng hàng đầu của môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố các khu dân cƣ,
xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Nhƣ vậy đất
đai là điều kiện chung nhất đối với mọi quá trình sản xuất và hoạt động của con
ngƣời. Nói cách khác, không có đất sẽ không có sản xuất cũng nhƣ không có sự tồn
tại của chính con ngƣời. [6]
Đối với ngành phi nông nghiệp đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là
cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong
lòng đất. Đối với ngành này, quá trình sản xuất và sản phẩm đƣợc tạo ra không phụ
thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất cũng nhƣ chất lƣợng thảm thực vật và tính
chất tự nhiên sẵn có trong đất.
Đối với các ngành nông lâm nghiệp đất đai có vai trò vô cùng quan trọng. Đất
đai không chỉ là cơ sở không gian, là điều kiện vật chất cần thiết cho sự tồn tại mà
còn là yếu tố tích cực của các quá trình sản xuất. Điều này thể hiện ở chỗ đất luôn
chịu tác động nhƣ: cày, bừa, làm đất nhƣng cũng đồng thời là công cụ sử dụng để
trồng trọt và chăn nuôi do đó nó là đối tƣợng lao động nhƣng cũng lại là công cụ
hay phƣơng tiện lao động.
Quá trình sản xuất nông lâm nghiệp luôn gắn bó chặt chẽ với đất và các sản
phẩm làm ra đƣợc luôn phụ thuộc vào các đặc điểm của đất mà cụ thể là độ phì
nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất.
Tuy nhiên độ phì nhiêu của đất không phải là yếu tố vĩnh viễn và cố định mà
luôn thay đổi trong quá trình hình thành và phát triển của tự nhiên. Ngoài ra trong


×