Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.06 KB, 106 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên
cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận
đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học.
Hà Nội, ngày ...... tháng...... năm 2017
Ngƣời cam đoan

Đinh Thế Anh


ii

LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn tác giả đã nhận đƣợc sự quan tâm
và giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các cá nhân, tổ chức và tập thể. Cho
phép tác giả đƣợc bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Quý thầy cô giáo Khoa KT&QTKD, Phòng Đào tạo sau đại học-Trƣờng
Đại học Lâm nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời
gian học và nghiên cứu hoàn thiện luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Tiến Thao, ngƣời
đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực tập, nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Lãnh đạo Chi cục, các Phòng
chức năng-Chi cục Quản lý thị trƣờng tỉnh Hòa Bình; các đơn vị chức năng có
liên quantrong tỉnh, các doanh nghiệp, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh đã cung
cấp thông tin, số liệu cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.


Cuối cùng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các bạn bè, đồng nghiệp và ngƣời
thân đã giúp đỡ, khích lệ tác giả trong suốt quá trình thực tập và nghiên cứu
khoa học.
Tuy đã có sự nỗ lực, cố gắng nhƣng Luận văn không thể tránh khỏi
những khiếm khuyết, tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của quý
thầy, cô và đồng nghiệp để luận văn này đƣợc hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày ...... tháng...... năm 2017
Tác giả

Đinh Thế Anh


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀVỀ
PHÒNG, CHỐNG HÀNG GIẢ ........................................................................ 5
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5
1.1.1. Khái quát về hàng giả và quản lý nhà nƣớc về phòng, chống hàng giả.. 5
1.1.3. Đối tƣợng, phƣơng thức sản xuất, buôn bán hàng giả .......................... 11
1.1.4. Nội dung quản lý nhà nƣớc về phòng, chống hàng giả......................... 17

1.1.5. Yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về phòng, chống hàng giả .... 20
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 23
1.2.1. Khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng giả tại Việt Nam ........... 23
1.2.2. Kinh nghiệm về phòng, chống hàng giả của một số địa phƣơng.......... 26
1.2.3. Bài học kinh nghiệm về phòng, chống hàng giả cho tỉnh Hòa Bình .... 30
Chƣơng 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TỈNH HÒA BÌNH VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................... 32
2.1. Đặc điểm cơ bản của tỉnh Hòa Bình ........................................................ 32
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 32
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ....................................................................... 36
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 42


iv

2.2.1. Phƣơng pháp chọn địa điểm, chọn mẫu nghiên cứu, khảo sát. ............. 42
2.2.3. Phƣơng pháp xử lý, phân tích số liệu .................................................... 44
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 46
3.1. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh
Hòa Bình ......................................................................................................... 46
3.1.1. Tình hình sản xuất, kinh doanh hàng giả trên địa bàn tỉnh ................... 46
3.1.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về phòng, chống hàng giả trên địa bàn
tỉnh Hòa Bình .................................................................................................. 54
3.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc đối với tình trạng sản
xuất, kinh doanh hàng giả trên địa bàn tỉnh. .................................................. 66
3.1.4. Đánh giá chung về quản lý nhà nƣớc về phòng, chống hàng giả trên địa
bàn tỉnh Hòa Bình ........................................................................................... 74
3.2. Một số giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về phòng, chống
hàng giả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ............................................................... 79
3.2.1. Xu hƣớng hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả trên địa bàn tỉnh . 79

3.2.2. Giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về phòng, chống hàng
giả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình ........................................................................ 82
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

UBND

Uỷ ban nhân dân

SHTT

Sở hữu trí tuệ

QLNN

Quản lý nhà nƣớc

TW

Trung ƣơng


QLTT

Quản lý thị trƣờng

VPHC

Vi phạm hành chính

KSVTT

Kiểm soát viên thị trƣờng

DN

Doanh nghiệp

CN

Công nghiệp

HTX

Hợp tác xã


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT


Tên bảng

Trang

2.1 Diện tích các loại đất tỉnh Hòa Bình

36

2.2 Hiện trạng dân số tỉnh Hòa Bình năm 2016

37

2.3 Dân số phân theo nông thôn, thành thị năm 2016

38

3.1

3.2

3.3

3.4

3.5

3.6

Tình hình số vụ sản xuất hàng giả đƣợc phát hiện, xử lý trên địa
bàn tỉnh Hòa Bình

Tình hình số vụ kinh doanh, tiêu thụ hàng giả đƣợc phát hiện, xử
lý trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm về hàng giả của lực lƣợng
QLTT Hòa Bình
Số vụ hàng giả Chi cục QLTT Hòa Bình phối hợp với các cơ
quan chức năng khác xử lý từ năm 2012-2016
Kết quả khảo sát về hệ thống pháp luật về phòng, chống hàng
giả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Kết quả khảo sát về vai trò cơ quan QLNN đối với công tác
phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

50

51

60

64

66

67

3.7 Kết quả đánh giá ứng xử của ngƣời tiêu dùng với hàng giả

69

3.8 Kết quả đánh giá hành vi ngƣời tiêu dùng khi mua phải hàng giả

70


3.9

Kết quả đánh giá sự quan tâm của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,
kinh doanh đối với vấn đề hàng giả

72


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT
2.1
3.1

Tên hình
Vị trí địa lý tỉnh Hòa Bình
Sơ đồ quy trình kiểm tra, xử lý hàng giả của lực lƣợng Quản
lý thị trƣờng

Trang
32
59


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tính cấp thiết của đề t i nghi n cứu
Hiện nay, tình trạng vi phạm về hàng giả, hàng kém chất lƣợng trên thị
trƣờng tiếp tục là vấn đề gây bức xúc trong dƣ luận xã hội, rất nhiều mặt hàng
đang lƣu thông trên thị trƣờng đều đan xen lẫn hàng giả và tình trạng này xuất
hiện ở khắp nơi từ chợ vùng cao đến siêu thị ở các tỉnh, thành phố ảnh hƣởng
xấu đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và môi trƣờng đầu tƣ, tác động
tiêu cực đến đời sống ngƣời dân và an ninh trật tự xã hội. Chính vì vậy, cần
phải đẩy mạnh công tác phòng, chống hàng giả, xử lý nghiêm minh những
trƣờng hợp vi phạm pháp luật, đồng thời, nêu cao tinh thần ý thức trách nhiệm
của ngƣời dân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc trong công tác
chống hàng giả.
Trong những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo
389 quốc gia, Bộ Công Thƣơng và Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Hòa Bình, UBND
tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo quyết liệt các lực lƣợng chức năng có liên quan triển
khai đồng bộ các giải pháp để ngăn chặn và chống hàng giả trên thị trƣờng
tỉnh Hòa Bình, cụ thể: đẩy mạnh và triển khai đa dạng các hình thức trong
công tác tuyên truyền; nâng cao năng lực cho lực lƣợng thực thi nhiệm vụ,
tăng cƣờng phối hợp kiểm tra, kiểm soát thị trƣờng và xử lý các hành vi vi
phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh hàng giả. Tuy đạt đƣợc những kết quả
quan trọng, nhƣng nhìn chung công tác phòng chống hàng giả chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu. Đặc biệt là chƣa đáp ứng đƣợc mong muốn của các nhà sản
xuất kinh doanh hợp pháp và ngƣời tiêu dùng. Kết quả xử lý chƣa phản ánh
hết thực tế vi phạm trên thị trƣờng, công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn
bán hàng giả vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế khó khăn.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, hàng giả không còn là vấn đề của riêng
một quốc gia nào mà trở thành vấn nạn toàn cầu. Trƣớc vấn nạn này, ở Việt


2


Nam nói chung - Tỉnh Hòa Bình nói riêng đang nỗ lực đấu tranh chống sản
xuất, buôn bán hàng giả nhằm đảm bảo ổn định kinh tế và an sinh xã hội. Qua
quá trình công tác tôi nhận thấy tình trạng buôn bán hàng giả tại tỉnh Hòa
Bình đang diễn ra tƣơng đối phức tạp. Tại một số địa phƣơng trong tỉnh ngƣời
dân còn thiếu hiểu biết, kinh tế còn khó khăn nên một số ngƣời kinh doanh vì
lòng tham nên trà trộn hàng giả với hàng thật nhằm trục lợi. Mặt khác do đặc
thù là tỉnh miền núi, địa hình hiểm trở, các lực lƣợng chức năng còn mỏng
nên việc tiếp cận và ngăn chặn những hành vi này còn gặp rất nhiều khó khăn.
Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả đã lựa chọn Đề tài: “ Giải pháp
tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả trên địa
bàn tỉnh Hòa Bình” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Nhằm nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về hàng giả, các quy
định, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc liên quan đến hoạt động sản xuất,
buôn bán hàng giả của các lực lƣợng chức năng từ đó đề xuất những giải pháp
và kiến nghị nhằm tăng cƣờng hiệu quả công tác quản lý phòng chống hàng
giả góp phần vào việc ổn định thị trƣờng, ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi
kinh doanh không lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển thƣơng mại và kinh tế xã
hội của tỉnh Hòa Bình.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nêu đƣợc tổng quan về sản xuất, buôn bán hàng giả, làm rõ tác hại
của việc sản xuất và buôn bán hàng giả, các nhân tố thúc đẩy hoạt động sản
xuất hàng giả ở nƣớc ta hiện nay, đánh giá thực trạng sản xuất, buôn bán hàng
giả trong thời gian qua và thực trạng công tác quản lý phòng chống hàng giả.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý phòng chống các hành vi sản

xuất, buôn bán hàng giả tại tỉnh Hòa Bình qua đó làm rõ các nhân tố ảnh



3

hƣởng đến công tác phòng chống sản xuất, buôn bán hàng giả .
- Phân tích nguyên nhân tác động đến những kết quả đã đạt đƣợc của

công tác quản lý phòng chống hàng giả, đồng thời rút ra những bài học kinh
nghiệm và khó khăn, tồn tại trong công tác quản lý phòng chống hàng giả.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nhà

nƣớc về phòng, chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nhà nƣớc về phòng,
chống hàng giả tại địa bàn Hòa Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về phòng, chống
hàng giả trên các khía cạnh: Hệ thống các văn bản pháp luật của nhà nƣớc,
các cơ chế, chính sách của tỉnh Hòa Bình; Công tác đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực trong các cơ quan quản lý; Công tác phối hợp trong quản lý; Công
tác thanh, kiểm tra đối với hoạt động phòng, chống hàng giả.
3.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài đƣợc thực hiện trong phạm vi tỉnh Hòa Bình.
3.2.3. Phạm vi về thời gian
Đề tài thực hiện từ tháng 5/2017 đến tháng 10/2017. Số liệu thứ cấp của
đề tài đƣợc thu thập trong giai đoạn từ năm 2012-2016, số liệu sơ cấp đƣợc
thu thập thông qua điều tra, khảo sát năm 2017.
4. Nội dung nghi n cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn quản quản lý nhà nƣớc về phòng, chống
hàng giả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

- Thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về phòng, chống hàng giả trên
địa bàn tỉnh Hòa Bình.


4

- Những nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc về phòng,
chống hàng giả trên địa bàn tỉnh.
- Giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về phòng,
chống hàng giả trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới.


5

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀVỀ PHÒNG,
CHỐNG HÀNG GIẢ
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái quát về hàng giả và quản lý nhà nước về phòng, chống hàng giả
1.1.1.1. Khái niệm hàng giả và phân loại hàng giả
Hàng giả là một hiện tƣợng kinh tế - xã hội, một phạm trù có lịch sử
phát triển. Sản xuất và buôn bán hàng giả xuất hiện và phát triển trong nền
sản xuất hàng hóa. Thị trƣờng hàng hóa càng phát triển cao thì cơ hội kinh
doanh hàng giả càng lớn.
Theo Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thƣơng mại,
sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng
đã đƣợc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị đinh số 124/2015/NĐ-CP ngày
19 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ, “Hàng giả” gồm:
- Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng,

công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng
hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng
đã công bố hoặc đăng ký;
- Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lƣợng hoặc đặc tính kỹ
thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ
70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lƣợng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng
ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
- Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho ngƣời, vật nuôi không có dƣợc
chất; có dƣợc chất nhƣng không đúng với hàm lƣợng đã đăng ký; không đủ
loại dƣợc chất đã đăng ký; có dƣợc chất khác với dƣợc chất ghi trên nhãn, bao
bì hàng hóa;


Luận văn đủ ở file: Luận văn full














×