Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức chương sóng cơ và sóng âm vật lý 12 cơ bản nhằm phát huy tính tích cực, tự lực cho học sinh phổ thông dân tộc nội trú ( Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.62 KB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

LƢƠNG VĂN LUYỆN

XÂY TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC
CHƢƠNG “SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM” (VẬT LÝ 12 BAN CƠ
BẢN) NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC
CHO HỌC SINH PT DÂN TỘC NỘI TRÚ

Chuyên ngành: Lý luận và phƣơng pháp giảng dạy Vật lý
Mã số: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VŨ THỊ KIM LIÊN

THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn khoa học
PGS. TS Vũ Thị Kim Liên đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Đối với tôi cô luôn là tấm gương sáng về tinh thần làm việc không mệt mỏi,
lòng hăng say với khoa học, lòng nhiệt tình quan tâm bồi dưỡng thế hệ trẻ.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa sau đại học, khoa Vật lí,
các thầy cô giáo giảng dạy cùng toàn thể các bạn học viên lớp cao học K.20
trường ĐHSP – ĐHTN đã tận tình giảng dạy, góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi


trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo của ba
trường Vùng cao Việt Bắc, trường PTDT nội trú Thái Nguyên, trường Văn hóa
bộ công an, đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Thái nguyên, tháng 5 năm 2014
Tác giả

Lương Văn Luyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong
một công trình nào khác.
Thái nguyên, tháng 5 năm 2014
Tác giả

Lương Văn Luyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cảm ơn ............................................................................................................ i

Lời cam đoan ....................................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................... iii
Những từ viết tắt trong luận văn ......................................................................... iv
Danh mục các bảng .............................................................................................. v
Danh mục các đồ thị và biểu đồ ......................................................................... vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO HƢỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH
CỰC, TỰ LỰC CỦA HỌC SINH PT DÂN TỘC NỘI TRÚ ........................ 5
1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................. 5
1.1.1. Tính tích cực hoạt động nhận thức là gì ? ................................................. 5
1.1.2. Những biểu hiện của tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh ..... 6
1.1.3. Phân loại tính tích cực hoạt động nhận thức ............................................. 7
1.1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến tính tích cực nhận thức ............................ 8
1.1.5. Biện pháp chung phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh...... 9
1.1.6. Vấn đề phát huy tính tự lực nhận thức của học sinh. .............................. 10
1.1.7. Mối quan hệ giữa tính tích cực và tự lực nhận thức của học sinh ........... 11
1.1.8. Dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh ..... 11
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 17
1.2.1. Đặc điểm hoạt động học tập của HS DTNT ............................................ 17
1.2.2. Thực trạng dạy và học các kiến thức chương “ Sóng âm và sóng cơ” (Vật
lí 12 - Ban cơ bản) tại một số trường PT Dân tộc nội trú .................................. 19
1.2.3. Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường phổ thông dân
tộc nội trú ........................................................................................................... 19
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................ 23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Chƣơng 2: XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC

CHƢƠNG “SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM” (VẬT LÍ 12 – BAN CƠ BẢN)
THEO HƢỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC TRONG
HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HS PT DÂN TỘC NỘI TRÚ ............ 24
2.1. Đặc điểm của chương “Sóng cơ và sóng âm” (Vật lí 12 - Ban cơ bản) ..... 24
2.1.1. Vị trí, vai trò của chương “Sóng cơ và sóng âm” (Vật lí 12 - Ban cơ bản) ..... 24
2.1.2. Cấu trúc và mục tiêu của chương “Sóng cơ và sóng âm” ....................... 25
2.2. Xây dựng tiến trình dạy học một số bài thuộc chương “Sóng cơ và sóng
âm” (Vật lí 12 - Ban cơ bản) nhằm phát huy tính tích cực, tự lực trong hoạt
động nhận thức của HS PT dân tộc nội trú ........................................................ 26
2.2.1. Bài 7: SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ .................................. 26
2.2.2. Bài 8: GIAO THOA SÓNG ................................................................... 33
2.2.3. Bài 9: SÓNG DỪNG .............................................................................. 42
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................ 49
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ...................................................... 50
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ...................................... 50
3.1.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ........................................................ 50
3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ....................................................... 50
3.2. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm .................................................... 50
3.2.1. Đối tượng của thực nghiệm sư phạm ...................................................... 50
3.2.2. Khống chế những ảnh hưởng tới kết quả thực nghiệm sư phạm ........... 51
3.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ........................................................ 51
3.3. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ................................ 52
3.3.1. Căn cứ để đánh giá .................................................................................. 52
3.3.2. Đánh giá, xếp loại .................................................................................... 52
3. 4. Các giai đoạn thực nghiệm sư phạm ......................................................... 53
3.4.1. Công tác chuẩn bị cho thực nghiệm sư phạm.......................................... 53
3.4.2. Kết quả và xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm ...................................... 54

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


/>

3.5. Đánh giá chung về tnsp ............................................................................. 66
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................ 67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 68
KẾT LUẬN....................................................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 70
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

DH

Dạy học

DTNT

Dân tộc nội trú

GD

Giáo dục

GV

Giáo viên


HS

Học sinh

MH

Mô hình

PP

Phương pháp

PPDH

Phương pháp dạy học

PT

Phổ thông

SGK

Sách giáo khoa

TC

Tích cực

THPT


Trung học phổ thông.

TTC

Tính tích cực

T/N

Thí nghiệm

TN

Thực nghiệm

TNSP

Thực nghiệm sư phạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Chất lượng học tập, đặc điểm HS lớp thực nghiệm và đối chứng .... 53
Bảng 3.2: Thống kê biểu hiện của tính tích cực, tự lực của HS ........................ 55
Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra lần 1 ...................................................................... 56
Bảng 3.4: Xếp loại kiểm tra lần 1 ..................................................................... 57
Bảng 3.5: Phân phối tần suất kết quả kiểm tra lần 1 ........................................ 57
Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra lần 2 ...................................................................... 59

Bảng 3.7: Xếp loại kiểm tra lần 2 ..................................................................... 60
Bảng 3.8: Phân phối tần suất kết quả kiểm tra lần 2 ........................................ 60
Bảng 3.9: Kết quả kiểm tra lần 3 ...................................................................... 62
Bảng 3.10: Xếp loại kiểm tra lần 3 ................................................................... 63
Bảng 3.11: Phân phối tần suất kết quả kiểm tra lần 3 ...................................... 63
Bảng 3.12: Tổng hợp các thông số thống kê qua ba bài kiểm tra TNSP .......... 65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ VÀ BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Biểu đồ xếp loại kiểm tra lần 1 ..................................................... 58
Đồ thị 3.1: Đồ thị đường phân bố tần suất lần 1 ......................................... 58
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ xếp loại kiểm tra lần 2 ..................................................... 61
Đồ thị 3.2: Đồ thị đường phân bố tần suất lần 2 .......................................... 61
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ xếp loại kiểm tra lần 3 ..................................................... 64
Đồ thị 3.3: Đồ thị đường phân bố tần suất lần 3 .......................................... 64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy
học để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đang diễn ra sôi động ở nước ta.
Việc rèn luyện năng lực tư duy cho học sinh có vai trò rất quan trọng trong sự
phát triển toàn diện của học sinh. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng
cộng sản Việt Nam khoá VIII đã nêu ra “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo

dục là nhằm xây dựng những con người có ý thức cộng đồng và phát huy tính
tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư
duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi....”. Để đạt được mục tiêu đề ra, Nghị
quyết hội nghị cũng đã chỉ rõ “...Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng
tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiện đại
vào quá trình dạy học…”.
Cùng với sự quan tâm đến việc đổi mới phương pháp Giáo dục - Đào
tạo nhằm nâng cao chất lượng của cả hệ thống giáo dục Quốc dân, Đảng và
nhà nước cũng rất quan tâm đến việc phát triển giáo dục - đào tạo đối với
đồng bào các dân tộc thiểu số. Đảng, nhà nước đã đề ra các chủ trương,
chính sách dân tộc như: “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng
phát triển”; “ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo vùng sâu, vùng
xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”. Hệ thống các trường phổ thông dân tộc
nội trú (PT DTNT) được thành lập ở hầu hết các tỉnh miền núi là sự cụ thể
hóa chính sách ưu tiên dân tộc của Đảng và nhà nước.
Tuy nhiên hiện nay, chất lượng giáo dục và kết quả học tập của HS ở
nhiều trường PT DTNT còn nhiều hạn chế. Thực tiễn dạy và học Vật lí trong
trường PT DTNT cho thấy đa số giáo viên chưa có biện pháp khơi dậy và phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Mặt khác học sinh dân tộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

thiểu số thường rụt rè, thụ động trước nhứng kiến thức mới, chưa được rèn khả
năng tự học, ngại suy nghĩ dẫn đến chất lượng giáo dục chưa cao. Trong nhiều
năm qua đã có nhiều đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra những biện pháp để tích
cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh PT DTNT như:
Thiết kế tiến trình hoạt động dạy học các kiến thức về “Lực ma sát” theo
sách giáo khoa vật lí lớp 10 thí điểm ban khoa học tự nhiên nhằm phát huy tính

tích cực, tự chủ của học sinh trong học tập [9]; “Xây dựng tiến trình dạy học
các thuyết về ánh sáng (Vật lí 12 nâng cao) theo hướng phát triển năng lực tư
duy cho học sinh” [8]; “Nghiên cứu tổ chức dạy học một số kiến thức chương
Dòng điện xoay chiều (Vật lí 12 nâng cao) theo hướng phân hóa góp phần
nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức của HS trường THPT Dân tộc nội
trú” [23]; “Định hướng tìm tòi giải quyết vấn đề khi dạy học một số kiến thức
chương Các định luật bảo toàn lớp 10 ban cơ bản cho học sinh dân tộc nội trú”
[14]; và một số đề tài khác [15] [16] [27] …
Các đề tài trên đều đã nghiên cứu để thiết kế và xây dựng các tiến trình
dạy học một số kiến thức cụ thể trong chương trình Vật lí THPT theo hướng
phát huy tính tích cực, tự lực cho học sinh các trường THPT nói chung và các
trường PT DTNT nói riêng. Các đề tài này là tài liệu tham khảo tốt cho cả giáo
viên và học sinh THPT khi dạy và học các phần kiến thức trên, đã đóng góp
cho việc nâng cao chất lượng dạy học Vật lí ở các trường THPT.
Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu xây dựng tiến trình dạy học chương
“ Sóng cơ và sóng âm” (Vật lí 12 - Ban cơ bản) theo hướng phát huy tính tích
cực, tự lực áp dụng cho đối tượng học sinh PT DTNT. Đây là phần kiến thức
quan trọng trong chương trình Vật lí phổ thông, các kiến thức của chương này
giúp cho học sinh hiểu được về các loại sóng cơ, quy luật của chuyển động
sóng, những hiện tượng đặc trưng của sóng và ứng dụng của sóng cơ trong thực
tế. Nắm vững được kiến thức về sóng cơ là tiền đề để học sinh nhận thức các
phần kiến thức tiếp theo là “Sóng điện từ”, “Sóng ánh sáng” dễ dàng hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Tuy nhiên đa số học sinh thường thấy khó và trừu tượng khi học chương “Sóng
cơ và sóng âm” nên chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo trong học tập.
Để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung và dạy học Vật lí

trong trường PT DTNT, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng tiến
trình dạy học một số kiến thức chương “Sóng cơ và sóng âm” (Vật lí 12 Ban cơ bản) nhằm phát huy tích cực, tự lực cho học sinh trường PT dân tộc
nội trú”.
II. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng tiến trình dạy học một số bài chương “Sóng cơ và sóng âm”
(Vật lí 12 - Ban cơ bản) theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực trong hoạt
động nhận thức của HS PT dân tộc nội trú.
III. Đối tƣợng nghiên cứu
Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS trong tiến trình dạy học chương “Sóng cơ và sóng âm” theo chương trình Vật lí 12 - Ban cơ bản.
IV. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được tiến trình dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,
tự lực trong hoạt động nhận thức của HS về chương “Sóng cơ và sóng âm” sẽ
góp phần nâng cao chất lượng dạy học Vật lí ở các trường PT dân tộc nội trú .
V. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu, đề xuất tiến trình dạy học phù hợp với kiến thức chương
“Sóng cơ và sóng âm” (Vật lí 12 - Ban cơ bản) với điều kiện, cơ sở vật chất,
khả năng của học sinh PT dân tộc nội trú.
VI. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích của đề tài tôi đã xác định những nhiệm vụ chính sau đây:
- Nghiên cứu lí luận dạy học hiện đại về việc phát huy tính tích cực hoạt
động nhận thức của HS trong dạy học Vật lí.
- Nghiên cứu lí luận về dạy học Vật lí trong trường phổ thông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

/>

Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full















×