Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.7 MB, 134 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NINH
UBND HUYỆN CÔ TÔ
----o0o----

DỰ THẢO
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ
GẮN VỚI ỔN ĐỊNH KINH TẾ NÔNG THÔN
TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CÔ TÔ, THÁNG 6, NĂM 2014


Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”

MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC LẬP QUY HOẠCH
Với tổng diện tích hơn 46 km2 bao gồm 50 đảo lớn nhỏ, huyện đảo Cô
Tô thuộc tỉnh Quảng Ninh có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, an
ninh quốc phòng ở khu vực biển đảo phía Bắc của đất nước. Với hệ thống tài
nguyên thiên nhiên biển đảo đa dạng, phong phú, đồng thời lưu giữ những di
sản văn hóa vật thể và phi vật thể đặc biệt quan trọng đối với cả nước. Mặc dù
trong bối cảnh kinh tế thế giới, khu vực và trong nước còn những khó khăn,
tuy nhiên lượng khách du lịch đến với Cô Tô tham quan nghỉ dưỡng ngày
càng tăng cao. Tiềm năng du lịch đặc sắc đang đưa Cô Tô trở thành điểm đến
du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng biển đảo cấp quốc gia gắn với khu du lịch sinh
thái biển đảo cao cấp Vân Đồn trở thành trọng điểm du lịch hấp dẫn trong
quần thể du lịch Cát Bà – Hạ Long – Vân Đồn – Cô Tô – Móng cái – Trà Cổ.
Trong những năm qua, lĩnh vực dịch vụ-du lịch của Cô Tô đang ngày
càng được chú trọng đầu tư phát triển, đang từng bước khẳng định vai trò của


mình trong cơ cấu kinh tế của huyện đảo. Đến năm 2013 tỷ trọng của ngành
thương mại-dịch vụ và du lịch đứng thứ 2 chiếm 32,4% trong cơ cấu kinh tế
toàn huyện và đây là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai
đoạn 2010-2013(19,9%/năm so với 12,9%/năm của nông – lâm nghiệp, thủy
sản và 8,0%/năm cua ngành công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và xây dựng).
Tiềm năng và thế mạnh của du lịch Cô Tô được thể hiện rõ nét qua sức
hấp dẫn của những bãi biển nước trong, bờ thoải gắn với cảnh quan của hệ
sinh thái rừng nguyên sinh nhiệt đới được bảo tồn gần như nguyên vẹn mang
lại vẻ đẹp hoang sơ. Cô Tô cũng là vùng biển được coi là đa dạng sinh học
hàng đầu Việt Nam với sự có mặt nhiều hệ sinh thái điển hình của vùng biển
nhiệt đới, trong đó có hệ sinh thái rạn san hô tập trung. Đây cũng là địa bàn
phong phú về cơ cấu hải sản với nhiều loại quý hiếm, có giá trị cao như tôm
hùm, bào ngư, hải sâm, cầu gai, cua, ghẹ, cá song, mú, mực, san hô sừng...
Có thể nói trong giai đoạn vừa qua du lịch của Cô Tô đã đạt những kết
quả phát triển tích cực, thu hút lượng du khách tăng cao qua từng năm. Nếu
năm 2010 mới có 3000 lượt du khách thì đến năm 2012 có 35.000 lượt du
khách và đến năm 2013 có tới 56.000 lượt du khách, doanh thu du lịch –
thương mại đạt trên 70 tỷ đồng. Sự phát triển này đã và đang khẳng định vai
trò quan trọng của lĩnh vực du lịch trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện
đảo Cô Tô đúng như nghị quyết đại hội đảng bộ huyện Cô Tô lần thứ
IV( 2010-2015) đã xác định: “Tập trung phát triển nhanh ngành du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn”
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng kể nhưng quá trình phát triển du
lịch của Cô Tô cũng đang bộc lộ những khó khăn, hạn chế như: hoạt động du
lịch còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ và phân tán, chưa hình thành những
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ

2



Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”

sản phẩm mang tính chủ lực, hệ thống cơ sở hạ tầng còn không ít hạn chế, bất
cập...những khó khăn hạn chế trong thực tiễn khiến du lịch Cô Tô chưa phát
triển tương xứng với những tiềm năng và lợi thế của mình.
Để tạo bước chuyển biến về chất trong phát triển việc lập “Quy hoạch
phát triển du lịch huyện Cô Tô gắn với ổn định kinh tế nông thôn đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030” là yêu cầu mang tính cấp thiết của thực tiễn
trong định hướng phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng
của huyện đảo.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Quan điểm
1.1. Phát triển Cô Tô trở thành khu du lịch Quốc gia, tạo động lực quan trọng
để phát triển du lịch Quảng Ninh – vùng Đồng bằng Sông Hồng – vùng kinh
tế trọng điểm phía Bắc và cả nước như đã được xác định tại chiến lược phát
triển Du lịch Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
1.2. Xây dựng Cô Tô thành khu kinh tế - Du lịch và Dịch vụ chất lượng cao
gắn với bảo tồn, tôn tạo.
1.3. Xây dựng Cô Tô tương xứng với vị trí tiền tiêu góp phần tích cực trong
quá trình mở cửa hội nhập kinh tế - Quốc tế, đảm bảo Quốc phòng – An ninh.
1.4. Phát triển Cô Tô theo hướng du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao, có
sức cạnh tranh trong khu vực và Thế giới.
1.5. Phát triển du lịch làm tiền đề và động lực thúc đẩy các ngành sản xuất và
dịch vụ khác phát triển theo hướng chất lượng cao gắn với sự tham gia của
cộng đồng dân cư đảo.
1.6. Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp, du
lịch văn hóa lịch sử, đồng thời phải gắn kết với thị trường Quốc tế và nâng
cao tính cạnh tranh với các đảo khác trong và ngoài nước.

1.6. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị thiên nhiên.
2. Mục tiêu
Cung cấp các cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc nâng cao một bước
năng lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch phục vụ quá trình
phát triển kinh tế-xã hội của huyện từ nay cho đến 2020, tầm nhìn 2030 góp
phần vào việc nâng cao thu nhập, văn hóa tinh thần phong phú, lành mạnh,
thu hút nhiều lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến huyện Cô Tô.
Các mục tiêu cụ thể:
Phát triển Cô Tô đạt các tiêu chí khu du lịch Quốc gia quy định tại luật
Du lịch năm 2005, trở thành khu du lịch biển đảo chất lượng cao, đặc sắc tầm
cỡ khu vực và Quốc tế với những mục tiêu:
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ

3


Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”

- Có hệ thống tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn được bảo tồn,
nâng cao và phát huy các giá trị hấp dẫn khách du lịch.
- Mặt bằng không gian, cơ sở vật chất – kỹ thuật và dịch vụ đạt chuẩn
Quốc tế, đáp ứng yêu cầu của hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí của
khách du lịch trong nước và Quốc tế.
- Bảo đảm tạo công ăn việc làm cho dân cư, tổng thu từ hoạt động du
lịch chiếm tỷ trọng cao trong GDP hàng năm của Huyện.
- Làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý xây dựng và phát triển đảo
theo quy hoạch. Tạo cơ hội thuận lợi cho các chương trình phát triển , các dự
án đầu tư, sử dụng hợp lý các nguồn lực đảm bảo phát triển Cô Tô bền vững.
III. NHỮNG CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH

1. Căn cứ pháp lý
- Luật du lịch năm 2005;
- Luật di sản văn hóa và luật sửa đôi bổ sung một số điều khoản của Luật
di sản văn hóa;
- Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH 11 ngày 29/11/2009;
- Nghị định 92/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định 92/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ về quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Du Lịch;
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi
bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006 NĐ-CP ngày 07/9/2006 của
Chính phủ;
- Nghị định 98/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ về quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật di sản văn hóa;
- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 3/11/2013 của Bộ Kế hoạch và
Dầu tư hướng dẫn tổ chức lập thẩm định, phê duyệt, điêu chỉnh và công bố
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và
sản phẩm chủ yếu.
- Quyết định số 2782/QD-BVHTTDL ngày 27-07-2013 của Bộ Văn hóa
-Thể thao và Du lịch về việc Phê duyệt Đê án phát triển du lịch biển đảo và
vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020.
- Quyết định số 2782/QD-BVHTTDL ngày 27-07-2013 của Bộ Văn hóa
-Thể thao và Du lịch về việc Phê duyệt Đề án phát triển du lịch biển đảo và
vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020.

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ

4



Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”

- Quyết định số 91/QD-BVHTTDL ngày 30-12-2008 của Bộ Văn hóa
-Thể thao và Du lịch về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020.
2. Các văn bản liên quan
- Quy hoạch phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải
Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 1154/QĐ-UBND ngày 03/5/2013 của UBND tỉnh Quảng
Ninh về việc ủy quyền cho các Sở Ban Ngành của tỉnh và UBND các địa
phương liên quan triển khai lập Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Quy
hoạch xây dựng và các Quy hoạch ngành lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của tinh
Quảng Ninh;
- Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 25/5/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ
tỉnh Quảng Ninh về phát triển du lịch tỉnh Quang Ninh, Giai đoạn 2013-2020,
tầm nhìn 2030;
- Kết luận số 29-KL/TU ngày 25/3/2013 về Kết luận của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy về nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn
2013-2015;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cô Tô lần thứ IV;
- Quy hoạch Tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2020, tầm nhìn 2030;
- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng biển đảo Cô Tô, tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020;
- Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô
giai đoạn 2008-2015;

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cô Tô đến năm
2010 và định hướng đến năm 2020;
- Công văn số 201/UBND ngày 8/04/2014 của UBND huyện Cô Tô về
việc lập Quy hoạch phát triển du lịch huyện Cô Tô đến năm 2020, tàm nhìn
đến 2030;
- Các quy hoạch một số ngành về giao thông, điện nước, đô thị... đến
năm 2020; quy hoạch nông thôn mới các xã;
- Căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế tại địa bàn trước khi tiến hành xây
dựng Nội dung Quy hoạch.

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ

5


Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”

IV. PHẠM VI QUY HOẠCH
1. Về không gian
Phạm vi bao gồm toàn huyện đảo Cô Tô (thị trấn Cô Tô, xã Đồng Tiến,
xã Thanh Lân, các đảo như đảo Trần, Cô Tô nhỏ…).
2. Về thời gian
+ Hệ thống số liệu thống kê: đến năm 2013
+ Năm định hình quy hoạch: 2015-2020
V. PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH
1. Phương pháp thu thập tài liệu
Sử dụng lựa chọn số liệu, tài liệu, những thông tin liên quan đến nội
dung và đối tượng nghiên cứu trong quy hoạch, làm tiền đề cho việc phân tích
đánh giá tổng hợp các nội dung và đối tượng nghiên cứu một cách khách quan

và chính xác.
2. Phương pháp phân tích tổng hợp
Được sử dụng trong suốt quá trình phân tích đánh giá toàn diện các nội
dung, các đối tượng nghiên cứu trong quy hoạch như: Thực trạng tiềm năng
tài nguyên du lịch, thực trạng công tác tổ chức quản lý và khai thác tài nguyên
du lịch, thực trạng phát triển của cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, thực
trạng biến động của môi trường du lịch, thực trạng phát triển của các chỉ tiêu
kinh tế du lịch…
3. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Được thực hiện nhằm điều tra bổ sung hoặc kiểm tra lại những thông
tin quan trọng cần thiết cho quá trình phân tích, đánh giá và xử lý các tài liệu
và số liệu; xác định cụ thể hơn về vị trí, ranh giới, quy mô cũng như tầm quan
trọng của các đối tượng nghiên cứu, đồng thời xác định khả năng tiếp cận của
khách du lịch đến các điểm tài nguyên.
4. Phương pháp dự báo
Nghiên cứu một cách toàn diện các yếu tố khách quan và chủ quan, các
yếu tố trong nước và Quốc tế, các yếu tố trong và ngoài ngành du lịch, những
thuận lợi và khó khăn thách thức…có ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành
du lịch. Trên cơ sở đó dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch, nghiên cứu tổ
chức không gian khu du lịch, đề xuất các dự án, các lĩnh vực ưu tiên đầu tư,
cũng như việc xác định các sản phẩm du lịch đặc thù.
5. Phương pháp bản đồ
Thể hiện các số liệu, nội dung kết quả đã đượ nghiên cứu trên hệ thống
bản vẽ quy hoạch.

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ

6



Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”

Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ
TỈNH QUẢNG NINH

I. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÔ TÔ
1. Điều kiện tự nhiên
1.1. Vị trí địa lý
Cô Tô là một quần đảo có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát
triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Được thành lập
vào 29/3/1994, lãnh thổ huyện Cô Tô bao gồm toàn bộ phần đảo nổi của
khoảng 50 hòn đảo, quần đảo và vùng biển xung quanh, được giới hạn: Từ
20055’ đến 21015’7” vĩ độ bắc, từ 107035’ đến 108020’ kinh độ Đông.
Phía Đông tiếp giáp hải phận Quốc tế với chiều dài đường hải phận gần
200km, từ phía ngoài khơi đảo Trần đến đảo Bạch Long Vĩ.
Phía Bắc giáp đảo Cái Chiên (huyện Hải Hà), đảo Vĩnh Thực (Thành
phố Móng Cái).
Phía Nam giáp vùng biển đảo Bạch Long Vĩ - Hải Phòng.
Phía Tây giáp huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh.
Đảo Cô Tô cách đất liền khoảng 25 hải lý, gần ngư trường khai thác hải
sản lớn của cả nước; Đảo Trần một trong những hòn đảo quan trọng trong
quần thể các hòn đảo của huyện Cô Tô nằm ở vị trí Đông Bắc của huyện,
cách thành phố Móng Cái khoảng 35 km, nằm trong khu vực cửa khẩu, cách
đường hàng hải Quốc tế Hải Phòng - Bắc Hải 30 km.
Với vị trí địa lý nêu trên, Cô Tô là một huyện đảo có nhiều tiềm năng
phát triển kinh tế trên biển, du lịch, phát triển dịch vụ cứu hộ cứu nạn trên
biển và giao lưu kinh tế với Quốc tế.

Trong chiến lược phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đã xác định đến
năm 2020 Cô Tô trở thành trung tâm du lịch biển đảo chất lượng cao, trung
tâm vui chơi giải trí đẳng cấp Quốc tế. Đến năm 2030, Cô Tô sẽ là trung tâm
công nghiệp giải trí đẳng cấp Quốc tế, là mắt xích đóng vai trò quan trọng
trong chuỗi du lịch cao cấp Vân Đồn – Cô Tô.
1.2. Địa hình, địa chất
1.2.1. Địa hình
Quần đảo Cô Tô bao gồm các đảo lớn, nhỏ kéo dài theo hướng Đông
Bắc - Tây Nam và hợp thành một vòng cung thoải quay chiều lõm ra khơi
Vịnh Bắc Bộ. Địa hình đồi cao với những nét đặc thù của núi thấp, sườn dốc,
bất đối xứng, chia cắt mạnh; đồng bằng phân bố xen kẽ giữa khu vực đồi núi,
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ

7


Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”

Bãi biển có những bãi cát dài tương đối bằng phẳng có độ cao từ 2-6m, độ
dốc trung bình 00 - 30 được thành tạo bởi cát hạt trung là điều kiện thuận lợi
cho phát triển du lịch tắm biển.
Những bãi đá gốc có nguồn gốc mài mòn xuất hiện ở khắp nơi, diện
tích khá rộng. Do dao động thủy triều khá cao nên thường có sự lẫn lộn giữa
đá nổi và đá ngầm. Dạng địa hình này phát triển ở phía bắc đảo Thanh Lân,
đảo Trần tạo nên những cảnh đẹp tự nhiên thu hút sự hiếu kỳ của du khách
trong các hoạt động du lịch khám phá, nghiên cứu khoa học.
1.2.2. Địa chất
Quần đảo Cô Tô được cấu tạo bởi các trầm tích khá đồng nhất, với
phương cấu trúc đông bắc - tây nam. Thành phần đá nền là các loại đá trầm

tích biến chất và đá trầm tích phun trào. Các lớp đất đá có chiều dày rất khác
nhau, bề mặt các đảo được phủ bởi một lớp trầm tích có nguồn gốc biển,
deluvi, eluvi; ở chân đảo là những bãi tích tụ cát và cát bùn nguồn gốc biển.
Khu vực đảo Trần còn tồn tại hệ tầng Đồ Sơn (D1đs) phân bố thành
một dải ở Phía Bắc, phía Tây và phía Nam đảo, nằm bất chỉnh hợp trên trầm
tích Ocdovic – Silua của hệ tầng Cô Tô.
Với những đặc điểm trên Cô Tô không chỉ là điểm đến tham quan, nghỉ
dưỡng, tắm biển mà còn thu hút sự quan tâm của những du khách có nhu cầu
nghiên cứu khoa học từ mọi miền đất nước và thế giới.
1.3. Khí hậu - Thủy văn, hải văn
1.3.1.Khí hậu
Huyện Cô Tô được đặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa
đông lạnh mang đậm tính chất khí hậu hải dương với nhiệt độ trung bình năm
22 - 230C, lượng mưa trung bình 1700 - 1900 mm/năm. Khí hậu được phân
làm 2 mùa rõ rệt: nóng và ẩm vào mùa hè (tháng 5 - 10), khô và lạnh vào mùa
đông (tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau).
- Chế độ nắng: khá dồi dào trung bình đạt từ 1700-1820 giờ/năm và có
sự phân hóa theo mùa. Từ tháng 4 đến 12, số giờ nắng trung bình trên 100
giờ/tháng, cao nhất vào tháng 7. Tháng 1- 3 số giờ nắng dưới 100 giờ/năm.
- Chế độ nhiệt: ổn định với nhiệt độ trung bình nhiều năm là 22 - 23 0C
phân hóa thành 2 mùa rõ rệt: mùa hè (tháng 5 - 10), mùa đông (tháng 11 - 4).
- Chế độ mưa ẩm: Lượng mưa trung bình năm dao động từ 1700 - 1900
mm/năm và có sự phân hóa theo mùa:
+Mùa mưa: từ tháng 5 – 10, Mùa ít mưa: từ tháng 11 năm trước đến
tháng 4 năm sau.

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ

8



Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”

+ Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm đạt 83 - 84%.
Đạt cực tiểu vào nửa đầu mùa đông và cực đại vào tháng 3 và tháng 4.
- Chế độ gió, bão: thường thịnh hành 2 loại gió chính:
+ Gió mùa Đông Nam: Xuất hiện vào mùa hè,
+ Gió mùa Đông Bắc: Xuất hiện vào mùa khô (tháng 10 - 4 năm sau).
- Bão: Hàng năm, huyện Cô Tô thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của 5 7 cơn bão với sức gió từ cấp 8 - 11. Bão thường xuất hiện vào tháng 6 đến
tháng 9 kèm theo gió mạnh và mưa lớn gây thiệt hại lớn cho người dân.
- Sương: Sương muối ít xảy ra, thường xuất hiện vào cuối tháng 12 đến
tháng 1 năm sau. Sương mù hàng năm có khoảng từ 15 - 30 ngày.
Như vậy các yếu tố thời tiết đáng lưu ý nhất trên huyện đảo là mưa và
bão lũ, sương mù. Vì vậy, khi bố trí các ngành sản xuất, các hoạt động du lịch
và xây dựng cần tính tới thời kỳ mưa, gió bão và sương mù trên đảo và biển.
1.3.2. Thủy văn, hải văn
- Tài nguyên nước mặt
Hệ thống sông suối trên đảo ít và ngắn, dốc. Toàn huyện có 13 con suối
có chiều dài trên 1 km, được phân bố chủ yếu ở đảo Thanh Lân (9 suối), đảo
Cô Tô lớn (có 3 suối) và đảo Cô Tô con (1 suối).
Chế độ thủy văn có sự phân hóa theo mùa: Mùa mưa lượng nước khá
dồi dào, tuy nhiên vào mùa khô nước suối cạn, nguồn nước sinh hoạt của cư
dân trên đảo chủ yếu dựa vào mạch nước ngầm và các hồ chứa trên đảo.
Toàn huyện có 21 hồ, đập để chứa nước cung cấp nước sinh hoạt và sản
xuất cho người dân. Do vậy, các hồ chứa có vai trò vô cùng quan trọng đáp
ứng nhu cầu sử dụng của người dân và du khách tham quan lưu trú trên đảo.
+ Đảo Cô Tô lớn: có 14 hồ lớn nhỏ chứa nước là nguồn cấp nước phục
vụ sinh hoạt và sản xuất với tổng dung tích hơn 485.000 m3 và hai hồ nước
mặn (hồ Thầu Mỵ và Đồng Muối). Tuy nhiên, vào mùa khô thì hầu như các

hồ bị cạn trừ hồ C4, hồ Trường Xuân.
+ Đảo Thanh Lân: có 4 hồ chứa nước, trong đó có hồ Ông Thanh và hồ
Ông Cự là nguồn cấp nước sản xuất nông nghiệp với tổng dung tích 119.957
m3, hồ Bạch Vân và hồ Chiến Thắng 2 là nguồn cấp nước sinh hoạt chính cho
người dân trên đảo với dung tích 107.510 m3. Tuy nhiên, do các hồ nước trên
đảo chủ yếu là những hồ nhỏ nên chỉ có thể chứa nước vào mùa mưa, còn
mùa khô gần như cạn kiệt không đủ cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất.
+ Đảo Trần: Đảo Trần có diện tích nhỏ, địa hình chủ yếu là đồi và núi
nên việc hình thành dòng chảy trên đảo, nhất là vào mùa khô là rất khó khăn,
các dòng chảy trên đảo chỉ là tạm thời vào mùa mưa. Hiện nay, trên đảo đã
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ

9


Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”

xây dựng 3 đập chắn nước phục vụ dự án đưa dân ra đảo Trần sinh sống, tuy
nhiên khả năng trữ và giữ nước đáp ứng nhu cầu sử dụng còn nhiều hạn chế.
- Tài nguyên nước ngầm
Trữ lượng nước ngầm tính cho toàn huyện đảo vào khoảng 10,65 triệu
m . Mực nước ngầm có độ cao lớn nhất là 4,5 m và thấp nhất là 2 m. Chất
lượng nước ngầm từ trung bình đến kém, độ pH cao. Riêng với các tầng chứa
nước nguồn gốc biển và tầng chứa nước khe nứt trong trầm tích, nước ngầm
xuất hiện ở độ sâu từ 8 đến 20 m, chất lượng nước nhìn chung tốt, có độ
khoáng nhỏ, nước ngọt, nên có thể khai thác nước ngầm từ quy mô nhỏ đến
quy mô trung bình dùng cho sinh hoạt của nhân dân và nhu cầu sử dụng khác.
3


- Hải văn
+ Chế độ sóng: Huyện đảo Cô Tô là khu vực có chế độ hải văn điển hình
cho vùng vịnh Bắc Bộ. Chế độ hải văn khu vực quần đảo Cô Tô phụ thuộc vào
hoàn lưu của hai loại gió mùa (gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam).
+ Chế độ thuỷ triều: chịu ảnh hưởng chung của chế độ nhật triều đều và
thuần nhất của Vịnh Bắc Bộ. Biên độ triều vùng này cao nhất Việt Nam từ 3 - 4
m. Hướng của thuỷ triều cũng thay đổi vào các mùa trong năm.
Tại vùng nước xung quanh đảo Cô Tô, sóng thịnh hành về mùa đông là
hướng đông bắc và đông - đông bắc; với độ cao trung bình từ 0,7 đến 1,3m,
độ cao cực đại đạt 2,3-2,8 m. Mùa hè, từ tháng VI -VIII, hướng sóng thịnh
hành là nam và nam - đông nam, độ cao trung bình từ 0,7 - 0,9m, độ cao cực
đại có thể tới 3,5-4,5m, cá biệt, sóng trong bão có thể tới 5-6m. Trong thời gian
chuyển tiếp, phổ biến là hướng sóng đông bắc và đông nam.
Với những đặc điểm trên Cô Tô có thể phát triển nhiều khu vực bãi tắm và
những sản phẩm du lịch hấp dẫn với các hoạt động vui chơi biển độc đáo thu hút sự
quan tâm của du khách tới đảo.
2. Tài nguyên tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1. Tài nguyên rừng và hệ sinh thái rừng
Theo Quyết định số 3541/QĐ-UBND ngày 26/12/2013 tổng diện tích
rừng và đất lâm nghiệp của huyện Cô Tô là 3.379ha, trong đó đất có rừng là
2.767ha, độ che phủ của rừng là 58,2%. Rừng trên đảo đa số là rừng phục hồi,
có nhiều loại cây gỗ thuộc họ trâm, họ bứa, họ thân dầu, họ đậu, long lão, lim,
giao, bồ hòn, thông, keo..., nhiều loại cây dược liệu quý như: sâm sắn, chè
khe, chè vằng,… có chức năng phòng hộ hiệu quả, tạo cảnh quan đẹp như cây
Chõi (Trâm bầu) và những loại cây có thể khai thác, phát triển làm cây cảnh
đẹp và giá trị kinh tế cao: Tùng La hán, cây Cứt chuột (tên địa phương cây
Thèn đen), nguyệt quế, si, sộp,…

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ


10


Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”

Sự đa dạng của hệ hệ sinh thái rừng với thảm thực vật phong phú và
những loại cây trồng tại những khu dân cư ...tạo nên cảnh đẹp tự nhiên, phong
phú không chỉ là chức năng phòng hộ mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên
với nhiều loại động vật hoang dã là điểm đến lý tưởng cho những du khách ưa
mạo hiểm và nghiên cứu khoa học, thực hiện những trải nghiệm khám phá.
2.2. Tài nguyên biển và hệ sinh thái biển
2.2.1. Tài nguyên biển
Bờ biển của đảo có vị thế khác hẳn với các đoạn bờ biển trên đất liền
thuộc tuyến Hạ Long-Bạch Long Vĩ. Bãi biển sạch, đẹp với dải cát trắng
mịn, lại có sóng biển lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch thể thao
lướt ván, lướt sóng và bơi lặn. Các bãi biển trên đảo còn có đặc điểm độc đáo
là sườn ngầm khá sâu hợp với nhu cầu du khách tắm biển và thích khám phá.
Tổng diện tích bãi biển trên hai đảo Cô Tô lớn và đảo Thanh Lân là: 7,58 km 2,
trong đó phân bố dày đặc trên đảo Cô Tô lớn (chiếm 1/3 diện tích đảo).

Bãi tắm vụng Ba Châu – xã Thanh Lân

Bãi tắm Hải Quân – xã Thanh Lân

Cô Tô còn giữ được vẻ nguyên sơ của môi trường sinh thái nước, với
những bãi biển đẹp, không khí trong lành, cấu tạo kiến trúc địa chất, địa hình
và địa mạo của những dải bờ biển dài, cát trắng mịn, đặc biệt hấp dẫn như bãi
biển Thị trấn; bãi biển Hồng Vàn, Vàn Chải, Bắc Vàn (xã Đồng Tiến); các bãi
biển vụng Ba Châu, bãi tắm Hải Quân, bãi biển C76 (xã đảo Thanh Lân) bãi

biển của đảo Cô Tô nhỏ và nhiều bãi biển khác hòa lẫn những cánh rừng
nguyên sinh cùng nhiều loài động, thực vật quý hiếm, hệ sinh thái biển phong
phú và đặc biệt có loài sinh vật biển quý hiếm như bò biển..., rất thích hợp
với du lịch nghỉ dưỡng, phù hợp với du lịch biển hiện nay của nước ta.

Bãi tắm đảo Cô Tô Con

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ

Bãi tắm Vàn Chảy

11


Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”

Quần thể các hòn đảo lớn nhỏ thuộc huyện Đào còn giữ được vẻ
nguyên sơ, các bãi tắm và đất ven bãi biển chưa bị chia nhỏ phù hợp cho phát
triển khu nghỉ dưỡng cao cấp (đảo Cô tô Con ), Cô Tô lớn (Vàn Chảy).
Với hàng nghìn ngư dân đánh bắt trên biển cũng như các tàu bè đánh
bắt xa đất liền của các địa phương khác gần huyện nên Cô Tô có điều kiện
thuận lợi phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá trên địa bàn huyện. Đây chính là
một trong những điểm thu hút khách du lịch và tạo thành tuyến thăm quan du
lịch làng nghề cá, bắt ốc, câu mực đêm, chế biến mực, cá khô.
Trong tương lai khu kinh tế hành chính đặc biệt Vân Đồn hình thành
Cô Tô sẽ có điều kiện thuận lợi thu hút khách du lịch và tạo kết nối đối với
Vân Đồn từ đó tạo ra chuỗi du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn du khách.
2.2.2. Hệ sinh thái biển
Cũng như hệ sinh thái rừng, các hệ sinh thái biển tại khu vực đảo Cô Tô

cũng tương đối đa dạng, thu hút sự quan tâm nghiên cứu khoa học biển. Vùng
biển quanh đảo Cô Tô có sự đa dạng về sinh học, có giá trị nguồn gen, đặc
biệt là rong biển, thực vật phù du, động vật phù du khá đa dạng và những
động vật đáy có giá trị kinh tế cao (bào ngư, trai ngọc, ốc nón, tôm hùm, hải
sâm, móng tay, mực, sứa đỏ…) thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong
những trải nghiệm “Một ngày làm dân chài” cùng tham gia chèo thuyền câu
cá, câu mực. Vui chơi trên các bãi biển, dạo quanh các bãi đá bắt ốc…

San Hô Cô Tô

Cô Tô nổi tiếng với những loài san hô đẹp, quý hiếm. Những rạn san hô
tập trung hầu hết tại phía Đông Bắc đảo Cô Tô lớn và phía bắc đảo Thanh Lân
với những rạn san hô nổi tiếng ở Bắc Vàn, Hồng Vàn hòn Tám Cháu, Khe
Trâu, Đuôi Chuột là mối quan tâm đặc biệt của những hoạt động du lịch
nghiên cứu và khám phá của những nhà khoa học và du khách. Nếu không có
các giải pháp bảo vệ phục hồi lại các rạn san hô thì nguồn lợi từ nhóm cá tại
các rạn san hô sẽ mất đi, ảnh hưởng rất lớn đến tính đa dạng sinh hoạc và tài
nguyên đất đai.
2.3. Tài nguyên đất đai
2.3.1. Điều kiện Thổ nhưỡng

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ

12


Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”

Sự đa dạng và phong phú của tính chất thổ nhưỡng tài nguyên đất hình

thành trên đảo hệ thảm thực vật phong phú với những cánh rừng nguyên sinh,
những vùng trồng cây ăn quả, vùng sản xuất lương thực, rau màu rộng lớn và
những bãi biển đẹp (bãi tắm thị trấn, bãi Vàn Chảy, Hồng Vàn, bãi vụng Ba
Châu, bãi tắm đảo Cô Tô Con)...là những địa danh nổi tiếng thu hút du khách.
2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất
Nhìn chung, hiện trạng và cơ cấu sử dụng đất của huyện đáp ứng tốt nhu
cầu về ở và sản xuất, ổn định đời sống và phát triển Du lịch bền vững theo
hướng sinh thái trong điều kiện có diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn
và sự quan tâm đặc biệt đến bảo vệ môi trường thiên nhiên của đảo.
2.3.2.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất
a. Đất sản xuất nông nghiệp
Toàn huyện có 250,54 ha chiếm 10,64% tổng diện tích nhóm đất nông
nghiệp, được sử dụng cho các mục đích như sau:
Bảng 1:

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Đơn vị tính: Diện tích – Ha; Cơ cấu - %
STT
Loại đất
Diện tích
Cơ cấu
Tổng diện tích đất nông nghiệp
2353,35
100%
1
Đất sản xuất nông nghiệp
250,54
10,64
1.1 Đất trồng cây hàng năm
151,97

6,45
1.1.1 Đất trồng lúa
120,23
5,1
1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
6,00
0,25
1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác
25,74
1,09
1.2 Đất trồng cây lâu năm
98,57
4,18
2
Đất lâm nghiệp
2090,57
88,83
2.1 Đất rừng sản xuất
1008,2
42,84
2.2 Đất rừng phòng hộ
1082,37
45,99
3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
11,00
0,46
4
Đất làm muối
1,00

0,04
5
Đất nông nghiệp khác
0,24
0,01
(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường và nông nghiệp huyện Cô Tô)

- Đất sản xuất nông nghiệp
+ Đất trồng cây hàng năm có 151,97 ha
+ Đất trồng cây lâu năm có 98,57 ha
- Đất lâm nghiệp
Đất lâm nghiệp của huyện có diện tích 2090,57 ha, chiếm 88,83% tổng
diện tích đất nông nghiệp. Trong đó:
+ Đất rừng sản xuất có 1008,2 ha, gồm:
+ Đất rừng phòng hộ có 1082,37 ha tập trung gồm
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ

13


Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”

- Đất nuôi trồng thuỷ sản
Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản của huyện năm 2010 có 11 ha, chiếm
0,46% diện tích đất nông nghiệp.
- Đất làm muối
Diện tích đất làm muối trên địa bàn huyện là 1,00 ha, chiếm 0,04% diện
tích đất nông nghiệp, và tập trung toàn bộ ở thị trấn.
- Đất nông nghiệp khác

Đất để xây dựng trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp,
thuỷ sản, đất xây dựng cơ sở ươm cây giống, con giống, đất chuồng trại... với
diện tích 0,24 ha chiếm 0,01% diện tích đất nông nghiệp.
b. Đất phi nông nghiệp
Nhóm đất phi nông nghiệp trong toàn huyện có 1164,91 ha chiếm
24,52% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích, cơ cấu các loại đất trong nhóm đất
phi nông nghiệp như sau:
Bảng 2:

Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

Loại đất
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp
1164,91
100
Đất chuyên dùng
1084,47
93,09
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
2,77
0,23
Đất quốc phòng
960,36
82,44
Đất an ninh
0,34
0,02
Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

22,11
1,89
Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh
19,95
1,71
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ
2,16
0,18
Đất phát triển hạ tầng
94,33
8,09
Đất di tích, danh thắng
4,36
0,37
Đất bãi thải, xử lý chất thải
0,2
0,01
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
0,18
0,01
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
6,62
0,56
Đất mặt nước chuyên dùng
27,59
2,36
Đất sông suối
1,82
0,15
Đất ở đô thị

16,19
1,39
Đất ở nông thôn
28,04
2,40
(Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường và nông nghiệp huyện Cô Tô)

- Diện tích đất phát triển hạ tầng hiện nay của huyện có 94,33 ha chiếm
8,09% diện tích đất phi nông nghiệp.
- Hiện trạng đất di tích danh thắng có 4,36 ha, chiếm 0,37% diện tích
đất phi nông nghiệp, đây là diện tích đất khu di tích khuôn viên Đài tưởng
niệm Bác Hồ nằm trên địa bàn thị trấn Cô Tô.

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ

14


Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”

- Diện tích đất ở đô thị của huyện có 16,19 ha chiếm 1,39% diện tích
đất phi nông nghiệp.
- Diện tích đất ở nông thôn của huyện có 28,04 ha chiếm 2,4% diện tích
đất phi nông nghiệp.
- Tổng diện tích nhóm đất chưa sử dụng trên toàn huyện còn 1232,49
ha chiếm 25,94% ha diện tích tự nhiên, bao gồm:
+ Đất bằng chưa sử dụng: 697,33 ha
+ Đất đồi núi chưa sử dụng:501,42 ha
+ Núi đá không có rừng cây: 33,74 ha

2.3.2.2. Những tồn tại trong việc sử dụng đất
Quỹ đất dành cho các hoạt động văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế chưa
được bố trí thỏa đáng. Mặt khác, các ngành, các cấp cũng chưa quan tâm đến
quy hoạch, dẫn đến việc chuyển đổi mục đích và sử dụng đất đai sai so với
quy hoạch được phê duyệt.
Trong quá trình sử dụng đất, một số tổ chức, doanh nghiệp còn coi nhẹ
việc bảo vệ cảnh quan môi trường.
3.Tiềm năng nguồn lực kinh tế, xã hội và tài nguyên nhân văn
3.1. Nguồn lực kinh tế
3.1.1. Tăng trưởng và phát triển kinh tế
Tốc độ tăng giá trị gia tăng trong giai đoạn 2006-2010 đạt 12,72%.
Trong đó, trồng trọt và chăn nuôi tăng 5,2%, thủy sản tăng 5%; Công nghiệp
và xây dựng tăng 55,5%, song chủ yếu do tăng xây dựng; Dịch vụ tăng 5,3%.
Bảng 3:

Tăng trưởng kinh tế huyện Cô Tô giai đoạn 2010-2013

Đơn vị tính: Giá trị - Tỷ đồng; TTBQ: %
TT
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2013
TT BQ (%)
Giá trị gia tăng (giá so sánh)
105,87
125,79
5,92
1
Ngành nông, lâm và thủy sản
22,35

39,23
20,63
Nông nghiệp
3,15
5,03
16,88
Thủy sản
19,2
34,2
21,22
2
Ngành CN, TTCN và XD
73,17
40,77
-17,71
3
Ngành TMDV và DL
10,35
45,79
64,16
Thương mại
6
12,71
28,43
Du lịch
1,41
27,5
169,18
DV khác
2,94

5,59
23,89
(Nguồn: Chi cục thống kê, phòng Tài nguyên môi trường - NN Cô Tô và tính toán dự án)

Giai đoạn 2011-2013, tốc độ tăng giá trị gia tăng đạt 5,92%, bằng mức
tăng trưởng trung bình chung của cả nước. Nông nghiệp tăng khoảng 20,6%,
trong đó thủy sản tăng 21,2%, nông nghiệp tăng 16,9%; Công nghiệp và xây
dựng tăng giảm 17,7%, trong đó ngành xây dựng giảm 18,6% nhưng ngành
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ

15


Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”

công nghiệp chế biến tăng 12,9% (sức tăng của ngành công nghiệp chế biến
không bù đắp được sự giảm sút mạnh mẽ của ngành xây dựng).
Bảng 4:

Cơ cấu kinh tế huyện Cô Tô giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: Giá trị - Tỷ đồng; TTBQ: %
TT
Chỉ tiêu
2010
2013
I
Giá trị gia tăng (giá hiện hành)
105,87

163,59
1
Ngành nông, lâm và thủy sản
22,35
51
Nông nghiệp
3,15
6,54
Thủy sản
19,2
44,46
2
Ngành CN, TTCN và XD
73,17
53,21
3
Ngành TMDV và DL
10,35
59,38
Thương mại
6,0
15,25
Du lịch
1,41
35,75
DV khác
2,94
8,38
II Cơ cấu kinh tế
100

100
1
Ngành nông, lâm và thủy sản
21,1
31,2
2
Ngành CN, TTCN và XD
69,1
32,5
3
Ngành TMDV và DL
9,8
36,3
(Nguồn: Chi cục thống kê, phòng Tài nguyên môi trường - NN Cô Tô và tính toán dự án)

Ngành Dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng 64,2%, chủ yếu
do tăng từ du lịch: 169,2%/năm, thương mại tăng 28,4% và các ngành dịch vụ
khác tăng 23,9%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch khá nhanh theo hướng phát huy lợi thế của
huyện. Ngành thủy sản và du lịch đã đóng góp lớn vào chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. Năm 2013, giá trị gia tăng của ngành thủy sản (giá hiện hành) đạt
khoảng 44,5 tỷ đồng, chiếm khoảng 27,15% tổng giá trị gia tăng của toàn nền
kinh tế huyện (năm 2010 chiếm 18,13%); giá trị gia tăng của ngành du lịch
đạt 35,8 tỷ đồng chiếm khoảng 21,88% (năm 2010 chiếm 1,3%). Ngành xây
dựng chiếm 30,56% (năm 2010 là 67,42%). Cơ cấu kinh tế của huyện năm
2013, ngành nông lâm và thủy sản chiếm 31,2%, ngành công nghiệp – xây
dựng chiếm 32,5% và ngành thương mại – dịch vụ chiếm 36,3%.
3.1.2. Thu ngân sách
Nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện khá nhỏ và không tự cân đối
được nguồn chi ngân sách. Do hoạt động công nghiệp và dịch vụ vẫn chưa

phát triển, các nhà đầu tư còn nhỏ bé và hạn chế về số lượng nên nguồn thu
của huyện hàng năm chỉ chiếm khoảng 1/10 chi ngân sách đầu tư trên địa bàn.
Phần lớn ngân sách phụ thuộc vào nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn tài trợ
khác. Là huyện đảo còn gặp nhiều khó khăn nên nguồn ngân sách từ cấp tỉnh
hỗ trợ chủ yếu giúp huyện cân đối thu chi hàng năm không bị thâm hụt.
Do số lượng doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh (hiện toàn
huyện chỉ có 6 doanh nghiệp đang hoạt động) trên địa bàn huyện ít và qui mô
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ

16


Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”

nhỏ nên nguồn thu ngân sách trên địa bàn hàng năm vẫn khá thấp trong tổng
nguồn thu ngân sách. Hàng năm thu ngân sách trên địa bàn huyện chỉ bằng
khoảng 1/10 tổng nguồn thu ngân sách của huyện. Tuy nhiên, với tốc độ thu
hút khách du lịch và sự khởi sắc trong hoạt động kinh doanh du lịch: khách
sạn, nhà hàng, dịch vụ vận tải ,.. của người dân địa phương và doanh nghiệp
sẽ giúp huyện tăng nguồn thu ngân sách mạnh trong vài năm tới.
3.1.3. Đầu tư xây dựng cơ bản
Là huyện đảo có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, được Đảng và
Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế-xã hội,
nhiều hạng mục công trình quan trọng như: xây dựng cầu cảng, xây dựng
mạng lưới điện, hệ thống cấp nước, mạng lưới giao thông, trụ sơ, bệnh viện,
trường học… đã được thực hiện với tổng vốn đầu tư giai đoạn 2005-2010 là
621,437 tỷ đồng. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là vốn từ ngân sách tỉnh, nguồn
vốn Biển Đông - Hải Đảo và vốn từ ngân sách huyện. Các công trình đầu tư
của huyện hầu hết đã được đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả trong công

cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo.
3.5. Nguồn lực xã hội và tài nguyên nhân văn
3.5.1. Nguồn lực xã hội
a.Dân số
Theo số liệu thống kê của UBND huyện Cô Tô, dân số huyện đến năm
2013 là 5.553 người, gồm các dân tộc Kinh, Sán Dìu, Hoa có nguồn gốc từ
các tỉnh: Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương
và các huyện của Quảng Ninh. Đa số dân cư định cư ở đảo từ sau 1978. Tốc
độ tăng dân số giai đoạn 2006-2010 khoảng 1,4%, riêng các năm 2011-2013
tăng khoảng 1,96%.
Bảng 5:

Cơ cấu dân số theo giới tính, thành thị và nông thôn qua các năm

Hạng mục
2010
2011
2012
1. Tổng dân số toàn huyên (người)
5084
5242
5424
Dân số nam (người)
2868
2950
3039
Cơ cấu trong quy mô tổng dân số (%)
56,4
56,3
56,0

Dân số nữ (người)
2216
2292
2385
Cơ cấu trong quy mô tổng dân số (%)
43,6
43,7
44,0
Dân số thành thị (người)
2452
2500
2583
Cơ cấu trong quy mô tổng dân số (%)
48,2
47,7
47,6
Dân số nông thôn (người)
2632
2742
2841
Cơ cấu trong quy mô tổng dân số (%)
51,8
52,3
52,4
2.Số hộ dân cư (hộ)
1357
1453
1480
3. Mật đô dân cư (người/km2)
107

110,3
114,1
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Cô Tô và điều tra, tính toán của nhóm tư vấn)

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ

2013
5553
3108
56,0
2445
44,0
2639
47,5
2914
52,5
1532
116,9

17


Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”

b. Lao động
Dân số trong độ tuổi lao động của huyện tăng khoảng 234 người từ
năm 2010 đến 2013. Trung bình mỗi năm tăng khoảng 78 người/năm.
Bảng 6:
TT

1
2
3
-

Cơ cấu tuổi và giới tính của lao động huyện qua các năm

Hạng mục
Tổng dân số trong độ tuổi lao động (người)
Theo giới tính (người)
Nam (người)
Nữ (người)
Theo nhóm tuổi (người)
Dưới 30 tuổi (người)
Cơ cấu trong quy mô tổng số lao động (%)
Từ 30 đến 49 tuổi (người)
Cơ cấu trong quy mô tổng số lao động (%)
Trên 50 tuổi (người)
Cơ cấu trong quy mô tổng số lao động (%)

2005
3090

2010
3.420

2013
3654

1580

1510

1810
1.610

2000
1.654

1115
36,1
1510
48,9
465
15,0

1235
36,1
1672
48,9
513
15

1320
36,1
1787
48,9
547
15

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Cô Tô và điều tra, tính toán của nhóm tư vấn)


Dân số trong độ tuổi lao động dưới 30 tuổi chiếm khoảng 36,1%, từ 30
đến 49 tuổi chiếm khoảng 48,9% , dân số trong độ tuổi lao động trên 50 tuổi
(từ 50 tuổi đến 59 tuổi đối với nam, từ 50 tuổi đến 54 tuổi đối với nữ) chiếm
khoảng 15% tổng số lao động trong độ tuổi lao động.
Nhìn chung cơ cấu lực lượng lao động theo độ tuổi của huyện đang
trong giai đoạn “dân số vàng”, đây là điều kiện thuận lợi để huyện Cô Tô thực
hiện thắng lợi các chủ trương phát triển kinh tế xã hội.
Bảng 7:

Cơ cấu nhân lực theo trình độ học vấn Huyện Cô Tô

Hạng mục
2010
2013
3.420
3654
Tổng dân số trong độ tuổi lao động
60
50
Chưa biết chữ
1,8
1,4
% tổng số
510
490
Tốt nghiệp tiểu học
14,9
13,4
% tổng số

1280
1240
Tốt nghiệp THCS
37,4
33,9
% tổng số
1.420
1.739
Tốt nghiệp THPT
41,5
47,6
% tổng số
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Cô Tô và điều tra, tính toán của nhóm tư vấn)

Tốc độ tăng bình quân về lao động trong các cơ sở kinh doanh du lịch
giai đoạn 2010 - 2013 là 62%, trong đó lao động trực tiếp tăng 91,3%, lao
động gián tiếp tăng 49,4%, lao động lĩnh vực Du lịch chiếm 11,4 đến 12,6%;
Năm 2014, tổng số lao động là 2.500 người, trong đó lao động trực tiếp là
1.000 người và lao động gián tiếp là 1.500 người. Lao động trong kinh doanh
dịch vụ lưu trú, nhà hàng chiếm 22%, kinh doanh lữ hành chiếm hơn 1%.
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ

18


Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”

- Trình độ học vấn
Nhân lực huyện Cô Tô có trình độ học vấn ở mức tương đối thấp so với

mặt bằng chung của cả nước. Số người trong độ tuổi lao động không biết chữ
chiếm tỷ trọng thấp trong lực lượng lao động (chiếm đến 1,4%).
Bảng 8:

Cơ cấu nhân lực theo trình độ chuyên môn - kỹ thuật

2012
2013
Số lượng
%
Số lượng
Tổng số
3436
100
3530
I
Chưa qua đào tạo
2629
76,5
2581
II
Đã qua đào tạo
807
23,5
949
1
Học nghề
364
10,6
469

2
Trung cấp chuyên nghiệp
176
5,1
197
3
Cao đẳng
127
3,7
131
4
Đại học và trên đại học
140
4,1
152
(Nguồn phòng thống kê huyện Cô Tô và tính toán của nhóm tư vấn)
TT

Hạng mục

%
100
73,1
26,9
13,3
5,6
3,7
4,3

- Trình độ chuyên môn - kỹ thuật

Trình độ chuyên môn-kỹ thuật nhân lực huyện tăng nhanh trong giai đoạn
2006-2012, đến năm 2013 tỷ trọng lao động qua đào tạo trong tổng lao động
đang làm việc trong nền kinh tế là 26,9%, trong đó học nghề chiếm 13,3%, trung
học chuyên nghiệp là 5,6%, cao đẳng là 3,7% và đại học là 4,3%. Từ kết quả này
cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của huyện thấp hơn mức trung bình của cả
nước cả về đào tạo nghề và qua đào tạo nói chung. Đây là một trong những
thách thức lớn của huyện trong thời gian tới.
Bảng 9:
TT

Cơ cấu lao động các ngành trên địa bàn huyện Cô Tô
Hạng mục

ĐVT

Năm
2010

Năm
2012

Năm
2013

So sánh
2013 - 2010

3420
3560
3654

1 DS trong độ tuổi lao động
3.229
3.334
2 LĐ làm việc trong ngành KTQD người 3040
670
825
876
Trong đó: Thương mại dịch vụ
người
257
327
380
+ Thương mại
người
346
408
400
+ Du lịch
người
67
90
96
+ Các ngành dịch vụ khác
người
100
100
100
3 Cơ cấu sử dụng lao động
%
22,0

25,5
26,3
Trong đó: Thương mại dịch vụ
8,5
10,1
11,4
+ Thương mại
11,4
12,6
12,0
+ Du lịch
2,2
2,8
2,9
+ Các ngành dịch vụ khác
(Nguồn: Chi cục thống kê, phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Cô Tô)

234
294
206
123
54
29

- Số lượng và cơ cấu trạng thái việc làm của nguồn nhân lực
Năm 2013 số người trong độ tuổi lao động toàn huyện chiếm 59,5%
tổng dân số, tăng 6,8% so với năm 2010. Trong đó lao động Dịch vụ và Du

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ


19


Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”

lịch năm 2013 tăng 30,7%, cao hơn 206 lao động so với năm 2010. Lao động
lĩnh vực Du lịch chiếm tỷ trọng không nhiều khoảng 15,6%.
c.Việc làm và mức sống dân cư
So với bình quân toàn tỉnh Quảng Ninh, thu nhập bình quân đầu người
của huyện vẫn khá thấp nhưng so với một số huyện như Ba Chẽ, Hải Hà, Tiên
Yên thì thu nhập bình quân đầu người của Cô tô lại cao hơn. Cụ thể, thu nhập
bình quân đầu người ước đạt 1.200 USD/người/năm (tương đương khoảng 24
triệu đồng/người) năm 2012.
d. Văn hoá, giáo dục,thông tin, thể dục thể thao
Hàng năm huyện tổ chức và phối hợp tổ chức thành công nhiều các sự
kiện chính trị, văn hóa diễn ra trên địa bàn như: "Tuần Văn hóa-Thể thao-Du
lịch Cô Tô", Liên hoan tiếng hát cho đối tượng thiếu niên nhi đồng và dân cư
cấp huyện, "Đêm Thơ quảng Ninh"; Lễ khánh thành dự án Đưa điện lưới ra
đảo Cô Tô...tổ chức các hoạt động Thể dục - Thể thao gắn với các hoạt động
kỷ niệm thành lập tỉnh Quảng Ninh và thành lập huyện Cô Tô…
e. Y tế
Duy trì tốt công tác quân dân y kết hợp trong khám, chữa bệnh cho
nhân dân; chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh và đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.
Đảm bảo bảo 100% các xã, thị trấn có trạm y tế với trang thiết bị và đội
ngũ bác sỹ đạt chuẩn Quốc gia, có cán bộ y tế tại các thôn. Trang thiết bị phục
vụ công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện được đầu tư hiện
đại và đồng bộ, hạn chế tối đa số bệnh nhân chuyển tuyến điều trị.
g. Chợ

Cô Tô hiện có 2 chợ, 01 chợ loại 2 ở trung tâm huyện và 01 chợ loại 3
ở xã Thanh Lân, đang được đầu tư nâng cấp, xây dựng để đạt chuẩn theo quy
định của Bộ Xây dựng. Các khu thương mại, dịch vụ tập trung chủ yếu tại các
tuyến phố khu trung tâm Thị trấn đang được củng cố và duy trì hoạt động tốt,
với các sản phẩm chủ yếu là nông sản, hàng tạp hóa, và hàng điện tử trong
nước và nhập khẩu, hàng may mặc…hình thức bán hàng chủ yếu là bán lẻ.
3.5.2. Tài nguyên nhân văn
a. Di tích lịch sử
ỶTên đảo hiện có các di tích về Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tượng đài Bác
Hồ, khu Cánh đồng muối và khu di tích đền thờ Hồ Chủ Tịch, ghi dấu ngày
09/05/1961, khi Người ra thăm và động viên cán bộ, chiến sỹ nhân dân trên
đảo phát huy truyền thống yêu nước, xây dựng và bảo vệ biển đảo Tổ Quốc.

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ

20


Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”

Di tích khu Đồn Cao ghi dấu tích đại đội Ký Con đã chiến đấu vì sự
nghiệp bảo vệ đất nước sẽ được đầu tư xây dựng, là nơi tri ân để người dân
đảo và du khách viếng thăm tưởng nhớ công ơn các liệt sỹ.

Khu di tích tượng đài Chủ Tịch Hồ Chí Minh

b. Tài nguyên phi vật thể
Quá trình phát triển của Huyện thu hút đông đảo dân cư từ các vùng
miền trên cả nước đến định cư lập nghiệp trên đảo tạo nên sự đa dạng về văn

hóa, tín ngưỡng. Các khu dân cư được hình thành nằm đan xen giữa thiên
nhiên hoang sơ của biển và núi rừng cùng với những ngành nghề truyền thống
(sản xuất ngư cụ, chế biến thủy sản, làm mắm…): khu Vòong Si (gần nhà
thờ), khu Đà Lạt (thôn Hải Tiến xã Đồng Tiến) sẽ mang đến những cảm nhận
đặc biệt thú vị cho những du khách ưa trải nghiệm và khám phá.
Lễ hội truyền thống hàng năm với đa dạng các loại hình văn hoá như
hát Xoan của người Thái Bình, hát ví dặm của người Hà Tính, hò Sông Mã
của người Thanh Hóa, hát Chầu Văn người Nam Định – Hà Nam thể hiện tình
đoàn kết, nhân ái, ý chí quyết tâm bảo vệ và xây dựng đảo của những người
dân đến từ mọi miền đất nước hiện đang sinh sống và làm việc trên đảo.
c. Các đặc sản Cô Tô
Cũng như những vùng biển đảo khác, Cô Tô nổi tiếng với tiềm năng
nguồn lợi thủy sản. Trong đó nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao được thị
trường biết đến với thương hiệu Mực và cá Duội Cô Tô, Hải Sâm, Bào Ngư…
các vùng trồng cây ăn quả (cam, bưởi, na…) tại các thôn Nam Đồng, thôn Hải
Tiến, thôn Nam Hà, khoai lang (thị trấn Cô Tô) là những điểm tham quan lý
tưởng của những du khách ưa trải nghiệm, thích khám phá.

Mực Cô Tô

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ

Bào Ngư

21


Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”


3.6. Hạ tầng kỹ thuật
3.6.1. Giao thông vận tải
+ Giao thông đường thủy
Hiện tại trên địa bàn Huyện có 07 bến cảng (một số do Quốc phòng
quản lý như: cảng Bắc Vàn – Cô Tô lớn; cảng Trần Đông, cảng Trần Tây –
đảo Trẩn; cảng Hải Quân – xã Thanh Lân), có 03 cảng dân sự là cảng Cô Tô,
cảng từ Cô Tô lớn sang Thanh Lân và ngược lại.
Giao thông đường thủy vận chuyển hành khách tới đảo hiện đang dần
được bổ sung và thay thế bằng tàu cao tốc có sức chở lớn, có thể hoạt động an
toàn trong những điều kiện thời tiết xấu, thời gian hành trình rút ngắn được
2/3 thời gian. Tuy nhiên số lượng tàu còn hạn chế (06 tàu tuyến Vân Đồn –
Cô Tô), tần suất chạy tàu thấp chưa đáp ứng được nhu câu đi lại của cư dân và
du khách đặc biệt trong mùa du lịch, kỳ nghỉ lễ, nghỉ cuối tuần.
+ Hệ thống giao thông đường bộ
Hệ thống các tuyến đường trên đảo được xây dựng bằng bê tông, mặt
đường còn xấu, một số tuyến đường đã có dấu hiệu xuống cấp.
Phương tiện giao thông trên đảo nhìn chung cơ bản đáp ứng được nhu
cầu đi lại của người dân và du khách với 20 xe ô tô loại 12 chỗ ngồi và 15 xe
điện loại 15 chỗ và 7 chỗ. Tuy nhiên, các phương tiện vận chuyển trên đảo
hầu hết là những loại xe cũ, chất lượng và độ an toàn không cao.
Xu hướng sử dụng phương tiện vận chuyển “Xanh, Sạch” trên đảo
bằng xe taxi điện, xe máy điện, xe đạp…đang được đầu tư thay vì sử dụng các
loại phương tiện giao thông có ảnh hưởng xấu đến môi trường như hiện nay.
3.6.2. Bưu chính, viễn thông
Cô Tô là một địa điểm du lịch đầu tiên trên cả nước cung cấp dịch vụ
Internets wifi miễn phí cho du khách và người dân. Hiện nay, trên đảo có 60
điểm Internet không dây (wifi) phục vụ tra cứu thông tin miễm phí cho cán
bộ, nhân dân, du khách. Điện thoại di động cũng đã được phủ sóng trên toàn
đảo, đảm bảo liên lạc thông suốt cho nhu cầu sử dụng của người dân.
3.6.3. Mạng lưới điện và hệ thống chiếu sáng

Chỉ cách đây vài năm, huyện Cô Tô còn gặp nhiều khó khăn trong việc
đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của các hộ gia đình cho sinh hoạt và sản xuất.
Cụ thể, năm 2011 chỉ chưa được một nửa số hộ gia đình sử dụng điện nhưng
do được tỉnh đầu tư điện lưới ra tận đảo nên hiện nay toàn bộ 100% hộ gia
đình trên đảo đều có điện. Đây là sự thay đổi mang tính lịch sử đối với huyện
Cô Tô vì nó có tác động lớn không chỉ tới sinh hoạt của người dân mà nó còn
tạo môi trường đầu tư hấp dẫn và ổn định. Từ đó tạo tiền đề cho phát triển mở

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ

22


Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”

rộng sang các ngành, lĩnh vực khác giúp diện mạo đô thị và kinh tế của huyện
thay đổi tích cực.
3.6.4. Mạng lưới cấp, thoát nước
- Mạng lưới cung cấp nước:
Mạng lưới cung cấp nước cho huyện trong thời gian qua đã được quan
tâm đầu tư, đặc biệt là hồ Trường Xuân và hồ C4 một công trình xây dựng
lớn. Hệ thống hồ đập xã Thanh Lân với diện tích 3 ha; xã Đồng Tiến đã xây
dựng được hệ thống hồ đập với diện tích là 4 ha; thị trấn Cô Tô đã xây dựng
được hệ thống hồ đập với diện tích là 21 ha. Nhìn chung với hệ thống hồ đập
và kênh mương như hiện nay, thì nhu cầu về nước để phục vụ cho đời sống
sinh hoạt và hoạt động sản xuất của huyện đã cơ bản được đáp ứng đầy đủ.
- Mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải:
Hệ thống thoát nước chủ yếu trên địa bàn huyện là hệ thống mương,
rãnh gắn với các trục đường kết hợp với thoát nước thải ra biển. Hiện tại trên

địa bàn huyện đang xây dựng cơ sở xử lý rác thải sử dụng công nghệ đốt rác.
3.6.5. Những dịch vụ khẩn cấp
Trong tình huống khẩn cấp, cảnh sát, quân đội, bộ đội biên phòng và y
tế có thể đáp ứng được các sự cố, làm tốt công tác phòng chống cháy nổ tuy
nhiên đối với sự cố cháy xảy ra thì công tác chữa cháy sẽ gặp nhiều khó khăn
do phương tiện, trang thiết bị đầu tư còn hạn chế, địa bàn đi lại không thuận
lợi, khả năng khống chế thảm họa sẽ gặp nhiều khó khăn.
3.7. Tài chính ngân hàng
Hệ thống ngân hàng nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu về vốn của
người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa
bàn. Tuy nhiên hoạt động Ngân hàng mới chỉ có sự tham gia của 02 hệ thống
ngân hàng là Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT và Ngân hàng chính sách xã
hội mà chưa có sự tham gia của hệ thống các ngân hàng Thương Mại. Việc
đáp ứng nhu cầu về vốn và cung cấp các dịch vụ tiện ích trong hoạt động
Ngân hàng vì vậy còn nhiều hạn chế, trong đó loại hình tín dụng, thẻ ATM
đang trở thành những khó khăn đáng kể trong hoạt động Dịch vụ - Du lịch và
Thương Mại của người dân Huyện và du khách.
4. Tình hình an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
Huyện đảo Cô Tô được xếp vào nhóm đảo nằm ở vị trí tiền tiêu của đất
nước, có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược bảo vệ an ninh quốc
phòng và phát triển kinh tế biển ở tây bắc Vịnh Bắc Bộ.
Nằm ở vị trí cửa khẩu lại là cửa khẩu trên biển, kiểm soát một vùng
biển rộng lớn, lại nằm trong vịnh Bắc Bộ, một khu vực luôn phải đối mặt với
nhiều tranh chấp giữa các quốc gia. Chính vì vậy công tác bảo vệ An ninh
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ

23


Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn

huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”

Quốc phòng luôn được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, tình hình An ninh
Chính trị trên huyện đảo luôn được giữ vững, tạo môi trường xã hội ổn định
cho cuộc sống nhân dân, thân thiện với du khách thăm đảo.
5. Đánh giá chung
5.1. Thuận lợi
- Vùng biển của quần đảo Cô Tô có ngư trường rộng lớn (khoảng
300km2), mang lại nguồn lợi thủy sản phong phú với những sản phẩm có giá
trị kinh tế cao và là lợi thế cho phát triển kinh tế, đặc biệt là các ngành kinh tế
liên quan đến biển (khai thác đánh bắt, du lịch biển…).
- Cô Tô có khoảng cách không quá xa với cửa khẩu Quốc tế Móng Cái,
khu kinh tế mở Móng Cái và cảng trung chuyển nước sâu Vạn Giả, án ngữ
đường hàng hải Quốc tế, là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế
truyền thống trên đảo như Ngư nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp. Tạo động lực
thúc đảy phát triển ngành Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn góp phẩn
ổn định kinh tế, giữ vững An ninh quốc phòng huyện đảo.
- Đặc điểm địa hình có những cấu trúc đặc biệt của núi được che phủ bởi
hệ thảm thực vật phong phú của rừng nguyên sinh tạo nên sự đa dạng của hệ
sinh thái biển đảo, là một trong những khu bảo tồn biển Việt Nam.
- Tạo hóa của tự nhiên đã hình thành trên địa bàn huyện Cô Tô những
bãi biển đẹp có những dải cát dài, thoải, sạch đẹp, nước trong có thể xem là
những bãi tắm có sức hấp dẫn nhất ở khu vực biển Đông vịnh Bắc Bộ và Đông
Bắc Việt Nam, môi trường không khí trong lành chưa bị ô nhiễm là điều kiện lý
tưởng phát triển ngành Du lịch của đảo.
- Người dân trên đảo cần cù, chịu khó trong phát triển kinh tế, nồng hậu
và mến khách, duy trì được nếp sống nhân văn… đây là một trong những yếu
tốt quan trọng cho phát triển du lịch và dịch vụ.
- Đã có điện lưới quốc gia, tạo điều kiện rất quan trọng cho phát triển
kinh tế, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng.

5.2. Khó khăn
- Đảo nằm trong vùng ảnh hưởng của nhiều hiện tượng thời tiết đặc biệt
(bão, triều dâng...), gây ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Việc khắc phục
thiên tai gây ra là thách thức lớn đối với huyện Cô Tô.
- Giao thông đi lại giữa các đảo, giữa đảo và đất liền gặp còn nhiều khó
khăn đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu (giông, bão, biển động...) ảnh
hưởng đáng kể tới các hoạt động Dịch vụ và Du lịch của đảo.
- Khó khăn lớn nhất hiện nay của đảo là tài nguyên nước ngọt phục vụ
sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ

24


Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch gắn với ổn định kinh tế nông thôn
huyện Cô Tô giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030”

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH HUYỆN CÔ TÔ
Trong giai đoạn 2011-2013, ngành Dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ với
tốc độ tăng 64,2%, chủ yếu do tăng từ du lịch: 169,2%/năm, chiếm tỷ trọng
36,3% cơ cấu kinh tế của Huyện. Lượng khách du lịch tới đảo tăng nhanh, từ
chỗ rất ít khách du lịch biết đến Cô tô nhưng chỉ sau vài năm số lượng khách
thăm quan đã gia tăng đột biến.
1. Chỉ tiêu về khách du lịch
1.1. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch
Tốc độ tăng trưởng khách du lịch đảo Cô Tô trong giai đoạn 2010 2013 đạt 148,5%/năm, trong đó tăng trưởng khách Quốc tế là 12,3%/năm,
khách nội địa tăng mạnh với tốc độ tăng bình quân gần 152,0%/năm. Số
lượng khách du lịch Quốc tế đến với Cô Tô có xu hướng không ổn định và
chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu khách du lịch (Năm 2010 chiếm hơn 4,4%,

năm 2011 gần 2%, năm 201 hơn 1%, năm 2013 là 0,5%).
Bảng 10:

Hiện trạng khách du lịch đến Cô Tô giai đoạn 2010 – 2013
Đơn vị tính: Người

TT
1
2

Chỉ tiêu
Tổng số lượt khách
Khách DL Quốc Tế
Khách DL nội địa

2010
3.663
161
3.502

2011
15.299
306
14.993

2012
35.360
367
34.993


2013
56.231
280
55.951

TTBQ (%)
148,5
20,2
151,9

(Nguồn: Số liệu Thống kê của phòng VHTT và kết quả tính toán của VQH&TKNN)

Năm 2010 du lịch Cô Tô đón được 3.663 lượt khách trong đó khách du
lịch Quốc tế chiếm 4,4%, khách du lịch nội địa chiếm 95,6%; đến năm 2011,
du lịch Cô Tô ước đón được 15.299 lượt khách, trong đó khách du lịch Quốc
tế chỉ chiếm gần 2%, khách du lịch nội địa chiếm trên 98%; Năm 2012 tổng
số khách du lịch là 35.360 (tăng gấp hơn 2 lần so với năm trước), trong đó
khách du lịch Quốc tế tăng gấp 1,2 lần trong khi đó khách du lịch nội địa
tăng hơn 2,3lần. Đến năm 2013, tổng số khách du lịch là 56.231 người,
khách du lịch nội địa chiếm gần 99,6% (tăng 1,6 lần so với năm trước),
khách du lịch Quốc tế chỉ chiếm gần 0,5% (giảm so với năm trước hơn 6,4
lần). Điều này chứng tỏ, số lượng khách đến Cô Tô tăng nhanh, năm sau tăng
hơn năm trước, khách du lịch nội địa tăng nhanh hơn khách du lịch Quốc tế.
1.2. Ngày lưu trú trung bình và tống sổ ngày khách
Ngày lưu trú trung bình của khách du lịch tại đảo Cô Tô là 1,8 ngày,
tốc độ tăng giảm không đáng kể trong giai đoạn nghiên cứu. Năm 2013, số
ngày lưu trú tăng nhẹ do trên đảo đã có điện lưới với trung bình 2 ngày khách.
Tổng số ngày khách: Tốc độ tăng trưởng bình quân trong thời kỳ
nghiên cứu là 142%, trong đó tốc độ tăng trưởng trung bình khách du lịch
Quốc tế đạt là 38,6%, khách du lịch nội địa là 144%. Cụ thể: năm 2013, đạt

cao nhất trên 112 ngàn ngày khách tăng gấp 1,6 lần so với năm trước; tổng số

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CÔ TÔ

25


×