Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH SẢN PHẨM RƯỢU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 92 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI
CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH
SẢN PHẨM RƯỢU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm

CP

Cổ phần

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn

(Gross Regional Domestic Product)
GTTT

Giá trị tăng thêm

GTSX


Giá trị sản xuất

GP

Giấy phép

KT-XH

Kinh tế - xã hội

MTV

Một thành viên

SXCN

Sản xuất công nghiệp

SX

Sản xuất

TP.

Thành phố

TX.

Thị xã


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TMBLHH&DTDVTD

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng

TM&DV

Thương mại và Dịch vụ

ii


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Biểu đồ 1.1: Chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 –
2014.........................................................................................................................................8
Bảng 1.1: Số lượng cơ sở bán buôn sản phẩm rượu đã được cấp phép đến tháng 12/2014 phân
theo địa bàn...........................................................................................................................18
Bảng 1.2: Số lượng cơ sở bán lẻ sản phẩm rượu đã được cấp phép đến hết tháng 12/2014 phân
theo địa bàn...........................................................................................................................18
Bảng 1.3: Doanh nghiệp bán buôn sản phẩm rượu phân theo địa bàn và theo loại hình doanh
nghiệp....................................................................................................................................19
Bảng 1.4: Doanh nghiệp, cơ sở bán lẻ sản phẩm rượu phân theo địa bàn và theo loại hình kinh
doanh.....................................................................................................................................20
Biểu đồ 1.2: Tỷ trọng cơ sở bán lẻ sản phẩm rượu phân theo tính chất địa điểm bán..........20
Bảng 1.5: Một số chỉ tiêu cơ bản về hệ thống cơ sở bán lẻ sản phẩm rượu..........................21
Bảng 1.6: Những nhãn hiệu rượu chính đang được phân phối,............................................23

bán buôn trên thị trường tỉnh Vĩnh Phúc..............................................................................23
Bảng số 1.7: Số lượng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất rượu thủ công phân theo loại hình và địa bàn
...............................................................................................................................................26
Bảng 1.8: Diện tích nhà xưởng của các cơ sở sản xuất rượu thủ công.................................27
Hình số 1.1: Công nghệ và nguyên liệu lên men và chưng cất rượu thủ công tại công ty TNHH
Hải Phú Ngọc........................................................................................................................28
Bảng 1.9: Trình độ thiết bị công nghệ sản xuất rượu công nghiệp.......................................30
Bảng 1.10: Sản lượng rượu sản xuất công nghiệp của các cơ sở sản xuất đã được cấp phép trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc..........................................................................................................30
Bảng 1.11: Sản phẩm chủ lực của ngành sản xuất rượu.......................................................33
Bảng 1.12: Sản lượng rượu sản xuất.....................................................................................34
Bảng 2.2: Dự báo về một số chỉ tiêu lượng khách du lịch đến Vĩnh Phúc...........................51
Bảng 3.1: Phương án quy hoạch tăng trưởng sản xuất rượu.................................................64
Bảng 3.2: Số lượng giấy phép tối đa được cấp cho các cơ sở bán buôn, bán lẻ sản phẩm rượu đến
năm 2020...............................................................................................................................69
Bảng 3.3: Số lượng giấy phép tối đa được cấp cho các cơ sở bán lẻ sản phẩm rượu đến năm 2020
phân địa bàn..........................................................................................................................69

MỤC LỤC
PHẦN 1...................................................................................................................................6
THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH SẢN PHẨM RƯỢU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC....................................................................................6
I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG LƯỚI CƠ SỞ SẢN
XUẤT, KINH DOANH SẢN PHẨM RƯỢU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC...........6
1.1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................................6
1.2. Điều kiện kinh tế...............................................................................................................7
1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế chung của tỉnh Vĩnh Phúc..................................7
1.2.2. Thực trạng các ngành sản xuất..........................................................................8
1.2.3. Thực trạng các ngành, lĩnh vực khác..............................................................10


iii


1.3. Điều kiện xã hội..............................................................................................................14
1.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các yếu tố trên đối với phát triển mạng lưới
cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.......................................16
1.4.1. Thuận lợi.........................................................................................................16
1.4.2. Khó khăn.........................................................................................................16
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH SẢN
PHẨM RƯỢU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC.........................................................17
2.1. Thực trạng mạng lưới cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu.................................17
2.1.1. Thực trạng các cơ sở kinh doanh sản phẩm rượu...........................................17
2.1.2. Thực trạng các cơ sở sản xuất sản phẩm rượu................................................24
2.1.3. Sản phẩm rượu chủ lực và thị trường tiêu thụ của ngành sản xuất rượu tỉnh Vĩnh
Phúc...........................................................................................................................32
2.2. Vấn đề quản lý sản xuất và kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh.......................................34
2.3. Khái quát hiện trạng môi trường của mạng lưới cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm
rượu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc...................................................................................................35
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ MẠNG LƯỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH SẢN PHẨM
RƯỢU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA...............36
3.1. Về mạng lưới cơ sở sản xuất rượu..................................................................................36
3.2. Về mạng lưới cơ sở kinh doanh sản phẩm rượu của tỉnh Vĩnh Phúc.............................38
3.3. Vấn đề đặt ra...................................................................................................................39
PHẦN 2.................................................................................................................................41
DỰ BÁO TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH
SẢN PHẨM RƯỢU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC................................................41
I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 VÀ
NĂM 2030............................................................................................................................41
1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội............................................................................41
1.1.1. Quan điểm, định hướng phát triển..................................................................41

1.1.2. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu...............................................41
1.2. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực liên quan.....................................................42
II. CHIẾN LƯỢC TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH SẢN XUÂT, KINH DOANH SẢN
PHẨM RƯỢU VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI SẢN PHẨM
RƯỢU...................................................................................................................................45
2.1. Chiến lược phát triển ngành rượu, bia, nước giải khát...................................................45
2.2. Tác động của chính sách hiện hành về sản xuất và kinh doanh sản phẩm rượu đến hệ
thống sản xuất và bán buôn, bán lẻ sản phẩm rượu.......................................................................46
III. DỰ BÁO KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ NHU CẦU VỀ SẢN PHẨM RƯỢU CỦA TỈNH
VĨNH PHÚC.........................................................................................................................49
3.1. Dự báo về tiêu thụ sản phẩm rượu trên cơ sở phát triển dân số, phong tục và thị hiếu
của người dân của tỉnh...................................................................................................................49

iv


3.2. Dự báo xu hướng phát triển mạng lưới cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc...................................................................................................................52
4. Cơ hội và thách thức đối với phát triển mạng lưới cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm rượu
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và năm 2030.....................................................54
4.1. Cơ hội..............................................................................................................................54
4.2. Thách thức......................................................................................................................54
PHẦN 3.................................................................................................................................56
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH SẢN PHẨM
RƯỢU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC.....................................................................56
I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH
DOANH SẢN PHẨM RƯỢU..............................................................................................56
1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển...................................................................................56
1.1.1. Quan điểm phát triển.......................................................................................56
1.1.2. Mục tiêu phát triển..........................................................................................57

1.2. Định hướng quy hoạch cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu...............................59
1.2.1. Định hướng quy hoạch cơ sở sản xuất sản phẩm rượu...................................59
1.2.2. Định hướng phát triển mạng lưới cơ sở kinh doanh sản phẩm rượu..............60
1.2.3. Định hướng phát triển công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động sản xuất và
kinh doanh sản phẩm rượu trên địa bàn....................................................................61
II. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH SẢN PHẨM RƯỢU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC..................................................................................61
2.1. Quy hoạch mạng lưới cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu.................................61
2.1.1. Quy hoạch mạng lưới cơ sở sản xuất sản phẩm rượu.....................................61
2.1.2. Quy hoạch mạng lưới cơ sở kinh doanh sản phẩm rượu.................................66
2.2. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư, nhu cầu diện tích đất xây dựng mạng lưới cơ sở sản xuất,
kinh doanh sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc................................................................72
2.2.1. Nhu cầu sử dụng đất tối thiểu.........................................................................72
2.2.2. Nhu cầu vốn tối thiểu......................................................................................74
PHẦN 4.................................................................................................................................75
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH...................................................75
I. CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU..................................................................75
1.1. Các chính sách, giải pháp về đầu tư...............................................................................75
1.2. Chính sách hỗ trợ các cơ sở kinh doanh đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo đúng quy
định hiện hành.......................................................................................................................75
1.3. Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và quản lý của các đơn vị sản xuất
và kinh doanh sản phẩm rượu........................................................................................................76
1.4. Chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ......................78
1.5. Giải pháp về an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường 79
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH.........................................................................81

v


2.1. Công bố quy hoạch.........................................................................................................81

2.2. Kiến nghị về phân công thực hiện..................................................................................81
PHỤ LỤC..............................................................................................................................84

vi


MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết lập quy hoạch
Rượu là mặt hàng kinh doanh hạn chế. Đây là một sản phẩm mà nếu
lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống, tinh thần của người dân, xã
hội nên việc sản xuất, kinh doanh rượu đòi hỏi phải được quản lý chặt chẽ cả
trong khâu sản xuất, nhập khẩu và phân phối,... Do phong tục, thói quen, do
mức sống, thu nhập của người dân ngày càng tăng nên trong những năm qua
nhu cầu sử dụng rượu cũng tăng lên, theo đó, hệ thống cơ sở sản xuất và kinh
doanh sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã phát triển khá nhanh.
Các cơ sở sản xuất và kinh doanh sản phẩm rượu ngày càng tăng về số lượng,
địa bàn phân bố. Trong đó, số lượng các cơ sở, hộ gia đình sản xuất rượu thủ
công tự nấu và các cơ sở bán lẻ chưa được cấp phép là khá lớn.
Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp luật quy định về việc sản
xuất và kinh doanh sản phẩm này nhưng do chưa được quy hoạch nên hệ
thống cơ sở sản xuất và kinh doanh sản phẩm rượu tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay có
nhiều bất cập, như: phân bố chưa hợp lý, các cơ sở kinh doanh phát triển một
cách tự phát, trình độ kỹ thuật và thiết bị của các cơ sở không đáp ứng được
tiêu chuẩn qui định,... gây khó khăn cho công tác quản lý về nguồn gốc, xuất
xứ, về vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vậy, hệ thống này chưa đáp ứng được
các yêu cầu đối với sản xuất và kinh doanh sản phẩm rượu cả hiện tại và
tương lai.
Theo Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 20162020, đến năm 2020 Vĩnh Phúc sẽ trở thành một tỉnh phát triển của cả nước, là
một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của
cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân (theo giá so sánh

2010) đạt 7,4 – 8,0%/năm, giá trị tăng thêm tăng bình quân 8,0 – 8,5%. GRDP
bình quân đầu người (giá hiện hành) năm 2020 đạt khoảng 5.200 – 5.300 USD
Các định hướng phát triển kinh tế - xã hội, tăng trưởng và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong những năm tới sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát
triển của hệ thống cơ sở kinh doanh sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh, như:
- Dân số gia tăng, thu nhập và đời sống dân cư được cải thiện, ... sẽ làm
tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm rượu đảm bảo chất lượng của các tầng lớp dân
cư trên địa bàn tỉnh.
- Việc quy hoạch, phân bố lại các vùng sản xuất, các khu dân cư sẽ tác
động đến mật độ và phân bố của các cơ sở sản xuất và kinh doanh sản phẩm
rượu.

1


- Các yêu cầu kỹ thuật đối với các mặt hàng kinh doanh có điều kiện
ngày càng được coi trọng và được quản lý nghiêm ngặt sẽ ảnh hưởng đến qui
mô, tốc độ phát triển, vốn đầu tư của các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm
rượu.
Những vấn đề về thực tiễn mạng lưới cơ sở sản xuất, kinh doanh sản
phẩm rượu cũng như dự báo tác động của tình hình kinh tế - xã hội đã đặt ra
yêu cầu hoàn thiện hệ thống cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu trên
địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2020 không chỉ trên phương diện số lượng, địa
điểm xây dựng các cơ sở mà còn cả trên phương diện đảm bảo các tiêu chuẩn
về kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm, về tổ chức quản lý, ... Do vậy, việc
quy hoạch hệ thống cơ sở sản xuất và kinh doanh sản phẩm rượu là cấp thiết
đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc và thực hiện
Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất,
kinh doanh rượu.
2. Các căn cứ lập quy hoạch

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Thủ tướng chính
phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP; Thông tư số
05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng
dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.
- Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ về Quy
định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế
kinh doanh và kinh doanh có điều kiện; Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 07
tháng 5 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung danh mục hàng hóa, dịch
vụ cấm kinh doanh của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP .
- Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/9/2006 của Chính phủ về nhãn
hàng hóa.
- Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
- Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản
xuất, kinh doanh rượu; Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27/12/2014 của Bộ
Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định 94/2012/NĐ-CP.
- Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn
bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2


- Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 12/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến
năm 2020.
- Quyết định 42/2005/QĐ-BYT ngày 08/12/2005 của Bộ Y Tế về việc
ban hành “Quy chế công bố về tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm”.
- Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 23/05/2013 của Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt Qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng
Sông Hồng đến năm 2020;
- Quyết định số 2219/QĐ-BCT ngày 12/03/2015 của Bộ Công Thương
về việc phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới kinh doanh phân phối, bán buôn sản
phẩm rượu trên phạm vi toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”
- Thông tư 17/2010/TT-BCT ngày 5/5/2010 của Bộ Công Thương Quy
định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát
triển ngành thương mại.
- Quy chuẩn Việt Nam số QCVN6-3: 2010/BYT được ban hành taị
Thông tư số 45/2010/TT-BYT ngày 22/12/2010 của Bộ Y Tế ban hành Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn.
- Các tiêu chuẩn quản lý môi trường (Hệ thống quản lý môi truờng theo
ISO 14000).
- Quyết định số 113/QĐ-TTg ngày 20/01/2012 về phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, định hướng
đến 2030.
- Quyết định số 1059/QĐ-CT ngày 03/05/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh
Vĩnh Phúc V/v phê duyệt đề cương và dự toán lập Quy hoạch mạng lưới cơ sở
sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm
2020, định hướng đến năm 2030.
- Các văn bản Luật khác có liên quan đến lĩnh vực: Thương mại, Doanh
nghiệp, Xây dựng, Đất đai, Môi trường, Phòng cháy chữa cháy,...
- Số liệu thống kê, số liệu điều tra, khảo sát,...

3


3. Mục tiêu của quy hoạch
- Quy hoạch nhằm xác định được tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành
sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu của tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó, xây dựng các

định hướng phát triển và phân bố hệ thống cơ sở sản xuất và kinh doanh sản
phẩm rượu trên địa bàn tỉnh phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm rượu trong
thời kỳ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
- Quy hoạch nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý
nhà nước đối với hoạt động sản xuất và kinh doanh rượu trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc, đảm bảo cung cấp sản phẩm đạt chất lượng cao và an toàn vệ sinh
thực phẩm. Cụ thể là tạo điều kiện cho công tác quản lý chặt chẽ các hộ gia
đình sản xuất, kinh doanh rượu thủ công tuân thủ theo Nghị định số
94/2012/NĐ-CP và Thông tư số 60/TT-BCT.
- Làm cơ sở để quản lý và lập kế hoạch phát triển hệ thống cơ sở sản
xuất và kinh doanh sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của quy hoạch
- Đối tượng: hệ thống cơ sở sản xuất và kinh doanh sản phẩm rượu
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Xây dựng quy hoạch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
+ Về thời gian: Đánh giá thực trạng đến năm 2014 - 2015; thời gian quy
hoạch đến năm 2020, có phân kỳ theo từng giai đoạn 5 năm, các định hướng
chủ yếu đến năm 2030.
5. Phương pháp
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp chuyên gia
6. Kết cấu quy hoạch
Ngoài phần mở đầu, kết cấu quy hoạch gồm bốn phần chính như sau:
Phần I: Thực trạng mạng lưới cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Phần II: Dự báo triển vọng phát triển mạng lưới cơ sở sản xuất, kinh
doanh sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

4


Phần III: Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở sản xuất, kinh doanh
sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Phần IV: Giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch

5


PHẦN 1
THỰC TRẠNG MẠNG LƯỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH SẢN
PHẨM RƯỢU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
MẠNG LƯỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH SẢN PHẨM RƯỢU
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
1.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ,
với diện tích tự nhiên 1.238,6 km 2 (bằng 0,37 % so với diện tích cả nước và
5,88 % so với vùng Đồng bằng sông Hồng). Như vậy tỉnh có diện tích khá nhỏ
so với các tỉnh thành trong cả nước và vùng Đồng bằng sông Hồng.
Về vị trí, ở phía Bắc, Vĩnh Phúc giáp tỉnh Tuyên Quang và Thái
Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp Hà Nội, phía Đông giáp 2
huyện Sóc Sơn và Đông Anh - Hà Nội. Tỉnh có vị trí gần với trung tâm kinh tế
- chính trị - xã hội của vùng và cả nước. Tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc là Thành
phố Vĩnh Yên - đô thị loại II, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km, cách sân
bay quốc tế Nội Bài 25km, cảng Hải Phòng khoảng 150km và cảng nước sâu
Cái Lân khoảng 170km.
Tỉnh có 9 đơn vị hành chính: 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện với 137
xã, phường, thị trấn.

- Địa hình, khí hậu, tài nguyên
+ Địa hình: Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi,
trung du với vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Do vậy, địa hình thấp dần
từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: Vùng núi, trung du
và đồng bằng. Sự phân biệt 3 vùng sinh thái rõ rệt là điều kiện thuận lợi cho
tỉnh bố trí các loại hình sản xuất đa dạng.
+ Khí hậu: tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm.
Riêng vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung
bình 18oC) cùng với cảnh rừng núi xanh tươi, phù hợp cho phát triển các hoạt
động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.
+ Tài nguyên:
Tài nguyên đất: phần lớn diện tích đất của Vĩnh Phúc là đất nông
nghiệp (chiếm 70,2%), trong đó chủ yếu là đất đỏ vàng và đất phù sa, thuận
lợi cho việc canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau như cây lương thực, cây
công nghiệp ngắn ngày, cây rau hoa, cây dược liệu, cây ăn quả, cây lâm
6


nghiệp ... Diện tích đất nông nghiệp của tỉnh có xu hướng giảm do đất phi
nông nghiệp (đất ở và đất chuyên dùng) tăng nhanh, đặc biệt là quỹ đất dành
cho phát triển các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khu dân cư.
Tài nguyên rừng của tỉnh gồm rừng sản xuất (40,9% diện tích đất lâm
nghiệp, được khai thác để lấy gỗ), rừng phòng hộ (14,0% diện tích) và rừng
đặc dụng (46,7% diện tích). Trong đó, vườn quốc gia Tam Đảo đóng vai trò
bảo tồn nguồn gen động thực vật với nhiều loại quý hiếm như cầy mực, sóc
bay, vượn, đồng thời phục vụ phát triển các dịch vụ tham quan, du lịch.
Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên
và nhân văn. Tại đây có một quần thể danh lam, thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng:
rừng Quốc gia Tam Đảo, thác Bản Long, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà... Nhiều lễ
hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang

đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như danh thắng Tây Thiên, Tháp Bình
Sơn, Đền thờ Trần Nguyên Hãn, Di chỉ Đồng Đậu...
1.2. Điều kiện kinh tế
1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế chung của tỉnh Vĩnh Phúc
Tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014 đạt
54.690 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2014 là
6,04%/năm.
Tăng trưởng kinh tế đã giúp mức GRDP bình quân đầu người (theo giá
hiện hành) của Vĩnh Phúc được nâng lên rõ rệt và hiện đã vượt trên mức GDP
bình quân đầu người của cả nước. Năm 2013, GRDP bình quân đầu người của
tỉnh đạt 58,5 triệu đồng/người/năm, (tương đương 2780 USD), xếp thứ 5/11
tỉnh thuộc Vùng Đồng bằng sông Hồng, xếp thứ 4/7 tỉnh thuộc Vùng Kinh tế
trọng điểm phía Bắc và gấp gần 1,5 lần GDP bình quân đầu người của cả nước
(39,95 triệu đồng). Năm 2014, GRDP bình quân đầu người toàn tỉnh (giá hiện
hành) đạt 63 triệu đồng, tương đương 3.000 USD.
Tốc độ tăng GTTT (tính theo giá so sánh 2010) bình quân hàng năm của
tỉnh Vĩnh Phúc đạt 8,8%/năm trong giai đoạn 2011- 2014. Đây là mức tăng
trưởng cao so với mặt bằng chung của cả nước cùng thời kỳ (5,6%/năm), tuy
nhiên giảm nhiều so với giai đoạn 2006 – 2010 (18,1%/năm).
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành
nông nghiệp, tăng mạnh tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng, tỷ trọng khu
vực dịch vụ tăng chậm.

7


Biểu đồ 1.1: Chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc giai đoạn 2006 – 2014

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2014


Xét theo ngành, khu vực công nghiệp – xây dựng có tốc độ tăng cao
nhất, đạt bình quân 20,6%/năm trong giai đoạn 2006 – 2010 và 10,4%/năm
trong giai đoạn 2011–2014; tiếp đến là khu vực dịch vụ (lần lượt là
20,4%/năm và 7,0%/năm) và thấp nhất là khu vực nông lâm thuỷ sản (lần lượt
là 5,1%/năm và 3,8%/năm).
Xét theo thành phần kinh tế, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
và khu vực kinh tế tư nhân có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, đạt bình quân
lần lượt 23,5% và 19,6% trong giai đoạn 2006 – 2010, 9,8% và 14,7% trong
giai đoạn 2011 – 2014. Khu vực kinh tế Nhà nước sau khi tăng trưởng khá
nhanh trong giai đoạn 2006 – 2010 (bình quân 17,4%/năm) đã tăng trưởng
chậm lại đáng kể trong giai đoạn 2011 – 2014 (bình quân 6,4%/năm).
1.2.2. Thực trạng các ngành sản xuất
a. Ngành Công nghiệp
- Ngành công nghiệp nói chung
Từ một địa phương thuần nông, đến nay, Vĩnh Phúc đã trở thành tỉnh có
giá trị sản xuất công nghiệp lớn. Đến hết năm 2015, tỉnh có 18 khu công
nghiệp với quy mô 5.992 ha. Giai đoạn 2011-2014, Vĩnh Phúc thu hút được 81
dự án FDI và 126 dự án DDI, trong đó có nhiều tập đoàn lớn đã đến đầu tư tại
tỉnh. Luỹ kế đến hết năm 2015 dự kiến có 822 dự án đầu tư vào Vĩnh Phúc.

8


Giá trị sản xuất công nghiệp (GTSX-giá so sánh 2010) của tỉnh tăng
bình quân 22,2%/năm trong giai đoạn 2006–2010 và 10,3%/năm trong giai
đoạn 2011-2014. Trong đó, chủ yếu là giá trị ngành công nghiệp cơ khí chế
tạo, chiếm tới trên 80% GTSX công nghiệp trên địa bàn.
GTSX của ngành sản xuất đồ uống cả về giá trị, tỷ trọng và tốc độ tăng
bình quân hàng năm đều còn nhỏ bé. GTSX ngành sản xuất đồ uống đã tăng từ

122.568 triệu đồng năm 2010 lên 143.148 triệu đồng năm 2013 và đạt 160.236
triệu đồng năm 2014, song tỷ trọng so với GTSX ngành công nghiệp nói
chung và công nghiệp chế biến, chế tạo nói riêng là rất nhỏ và có xu hướng
giảm (từ khoảng 0,15% xuống còn 0,13%). Tốc độ tăng bình quân giai đoạn
2011-2014 cũng chỉ đạt 6,93%/năm.
- Công nghiệp sản xuất chế biến rượu
Rượu là một sản phẩm có từ lâu đời, mang tính truyền thống, được sử
dụng trong đời sống hàng ngày, trong các dịp lễ hội, đình đám hay là quà tặng.
Về mặt khoa học, trong rượu có thành phần ethylic không tốt cho con
người, tuy nhiên chỉ khi uống quá liều lượng cho phép. Mặt khác, ngoài thành
phần chính là ethanol, trong rượu còn có một số hợp chất có giá trị dinh dưỡng
như đường, các vitamin, một số nguyên tố vi lượng, ... nên nếu uống hàng
ngày một lượng nhỏ sẽ giúp con người ăn, ngủ tốt hơn, sảng khoái, minh mẫn
hơn. Về mặt kinh tế, ngành sản xuất rượu là ngành khá phổ biến, được nhiều
nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đầu tư phát triển.
Nghề nấu rượu ở nước ta nói chung, cũng như ở Vĩnh Phúc nói riêng có
từ lâu đời trong dân gian. Nguyên liệu sản xuất chính là gạo, ngô, sắn nấu
chín, lên men, men được làm từ lá cây hoặc lên men thuần khiết hoặc có nơi
nuôi cấy và phát triển nấm men, nấm mốc trong thiên nhiên trên môi trường
thích hợp (gạo, một số vị thuốc bắc) để lên men rượu từ nguyên liệu tinh bột
đã được nấu chín.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay không còn làng nghề nấu rượu thủ
công tập trung, song bên cạnh một số doanh nghiệp sản xuất rượu công
nghiệp, trên hầu khắp các huyện, thị đều có số lượng lớn các hộ dân và cơ sở
nấu rượu thủ công để tự cung cấp rượu cho gia đình, cho cộng đồng làng xã
xung quanh và lấy bã rượu để chăn nuôi.
1

b. Ngành nông nghiệp
GTSX ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản (giá so sánh 2010) toàn tỉnh

tăng bình quân 7,3%/năm trong giai đoạn 2006-2010 và 3,4%/năm giai đoạn
1

Trước đây có làng nghề sản xuất rượu thủ công Vân Giang tại huyện Vĩnh Tường, nay đã mai một

9


2011-2014, chủ yếu ảnh hưởng từ tốc độ tăng trưởng của khu vực nông
nghiệp, vốn là ngành chiếm tỷ trọng lên tới 90,8% tổng giá trị sản xuất của
ngành.
Các sản phẩm nông, lâm nghiệp thủy sản chủ lực của tỉnh là thịt lợn, gà,
trứng gia cầm, cá rô phi đơn tính và cá chép lai, các loại cây trồng như lúa,
ngô, lạc, đậu tương và rau đậu các loại. Các sản phẩm nông nghiệp này không
chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh mà còn phát luồng ra các tỉnh, thành
lân cận, đặc biệt là Hà Nội.
Năm 2014, sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản có sự tăng trưởng tốt.
Năng suất, sản lượng cây trồng cả vụ Đông Xuân và vụ Mùa đều tăng cao so
với năm ngoái. Đặc biệt, với 5.403 con bò sữa, Vĩnh Phúc trở thành tỉnh có
quy mô đàn bò sữa đứng thứ 8 cả nước và thứ 2 khu vực đồng bằng sông
Hồng.
Về sản xuất lúa gạo- nguyên liệu chính cho sản xuất rượu tại Vĩnh
Phúc: Diện tích và sản lượng lúa của tỉnh năm 2014 là 58.593 ha và 331.254
tấn. Số lượng nguyên liệu sản xuất là đủ so với nhu cầu của người dân, các cơ
sở và doanh nghiệp. Toàn tỉnh triển khai mô hình sử dụng giống lúa mới năng
suất chất lượng cao, kết quả đều đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao hơn so với
sản xuất lúa thông thường.
Bên cạnh đó, chương trình xây dựng nông thôn mới được tổ chức thực
hiện có kết quả đã cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, bảo vệ
giữ gìn vệ sinh môi trường và đạt nhiều tiến bộ trong lĩnh vực giáo dục, y tế,

văn hóa xã hội.
1.2.3. Thực trạng các ngành, lĩnh vực khác
a. Ngành thương mại
+ Quy mô và tốc độ phát triển ngành thương mại:
Giá trị tăng thêm của ngành thương mại (GTTT-giá so sánh) tăng bình
quân 24,7%/năm trong giai đoạn 2006-2010, cao hơn so với tốc độ tăng GTTT
của toàn tỉnh và của ngành dịch vụ trong cùng thời kỳ (lần lượt là 18,1%/năm
và 20,4%/năm). Đến giai đoạn 2011-2014, chỉ tiêu này đạt thấp, chỉ còn bình
quân 8,9%/năm, vẫn cao hơn so với ngành dịch vụ (6,9%/năm), song đã thấp
hơn so với tốc độ tăng chung của toàn tỉnh trong cùng thời kỳ (9,7%/năm).
Tỷ trọng GTTT của ngành thương mại (giá hiện hành) trong tổng giá trị
tăng thêm của tỉnh vẫn liên tục tăng, từ 4,6% năm 2005 lên 7,6% năm 2014.
Tuy nhiên, so với thương mại cả nước, GTTT ngành thương mại Vĩnh Phúc
chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé, đạt 0,9% năm 2014.
10


+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
(TMBLHH&DTDVTD) của Vĩnh Phúc tăng nhanh trong giai đoạn 20062010, bình quân 32,8%/năm. Sau đó, chỉ tiêu này chậm lại đáng kể trong giai
đoạn 2011-2014, chỉ còn bình quân 16,8%/năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng này là
cao với mức chung của cả nước trong cùng thời kỳ (lần lượt là 28,4%/năm và
16,7%/năm).
TMBLHH&DTDVTD bình quân đầu người của tỉnh tăng từ 3,9 triệu
đồng/người năm 2005 lên 28,3 triệu đồng/người năm 2014, thấp hơn so với
bình quân cả nước (lần lượt là 5,8 và 32,6 triệu đồng/người).
+ Kim ngạch xuất nhập khẩu
Năm 2014, kim ngạch xuất, nhập khẩu của tỉnh đạt 3.368,3 triệu USD,
gấp 4,5 lần so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 23,5%/năm
trong giai đoạn 2006-2010 và 12,1%/năm trong giai đoạn 2011-2014.

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu khá ổn định với tỷ trọng cao của nhóm hàng
công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp và nhóm hàng công nghiệp nặng và
khoáng sản. Hai nhóm hàng này lần lượt chiếm khoảng 51% và 45% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của Vĩnh Phúc năm 2014.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là xe máy, hàng điện tử, hàng dệt may,
giày, dép các loại, sản phẩm chè ... và hướng đến các thị trường xuất khẩu
chính như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Âu, EU, …
Năm 2014, hoạt động xuất khẩu mở thêm thị trường mới (thị trường Úc với
mặt hàng đệm ghế ô tô).
Giai đoạn 2006-2013, kim ngạch nhập khẩu của tỉnh vẫn là nhóm hàng
tư liệu sản xuất, trong đó chủ yếu là nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho các
nhà máy sản xuất trên địa bàn tỉnh như nguyên phụ liệu chế biến thức ăn gia
súc, vải may mặc, sắt thép, hàng điện tử… Tuy nhiên, năm 2014, cơ cấu nhóm
hàng nhập khẩu có thay đổi đáng kể. Trong đó, các nhóm hàng có giá trị tăng
cao hơn so với năm 2013 là thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu chế biến tăng;
phụ liệu giầy dép; hàng điện tử, vải may mặc. Các nhóm hàng nhập khẩu có
giá trị giảm so năm trước là: sắt thép; nguyên phụ liệu sản xuất; tân dược; xe
máy các loại và linh kiện đồng bộ, ô tô các loại và linh kiện đồng bộ.
+ Phát triển các doanh nghiệp thương mại
Đến cuối năm 2014, toàn tỉnh có 1.150 doanh nghiệp thương mại,
chiếm 36,8% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh, tăng gấp 1,8 lần so với năm
2010 và gấp 3,9 lần so với năm 2006.

11


Số lượng lao động trong các doanh nghiệp thương mại tăng dần qua các
năm, tuy nhiên tỷ trọng lại giảm từ 8,7% năm 2009 xuống 8,4% năm 2014
trong tổng số lao động của các doanh nghiệp toàn tỉnh.
Vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm của các doanh nghiệp thương

mại năm 2012 là 14.055.240 triệu đồng, tăng hơn hai lần so với năm 2010, tuy
nhiên chỉ tiêu này lại giảm mạnh chỉ còn 9.779.992 triệu đồng năm 2013. Tỷ
trọng vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại trong tổng số
vốn của các doanh nghiệp toàn tỉnh cũng tăng giảm không ổn định trong giai
đoạn 2010-2013 (lần lượt từ 12,2% lên 15,7%, 17,2% và giảm còn 11,1%).
Giai đoạn 2010-2013, doanh thu thuần của các doanh nghiệp thương
mại tăng bình quân 39,4%/năm, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu
chung của các doanh nghiệp toàn tỉnh (đạt 17,8%/năm). Tỷ trọng trong tổng số
doanh thu chung của các doanh nghiệp toàn tỉnh tăng từ 6,8% năm 2010 lên
11,2% năm 2013.
Năm 2014, số lượng hộ kinh doanh thương mại cá thể trên địa bàn tỉnh
là 30.091 hộ, chiếm 47,4% tổng số cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp
và thủy sản trên địa bàn tỉnh. Quy mô các hộ kinh doanh này rất nhỏ, sử dụng
bình quân chỉ hơn 1 lao động/hộ.
+ Phát triển hệ thống hạ tầng thương mại
* Chợ truyền thống
Hiện nay, tỉnh Vĩnh Phúc có 81 chợ đã xây dựng xong và đi vào hoạt
đông, gồm 4 chợ hạng I, 11 chợ hạng II và 66 chợ hạng III.
Mật độ chợ theo đơn vị hành chính xã, phường tính trung bình trên toàn
tỉnh là 0,6 chợ/xã, phường; bình quân cứ 16,92km 2 có một chợ và trung bình
một chợ phục vụ cho 12.708 người, thấp hơn mức chung của cả nước2.
Loại hình chợ đơn điệu, chủ yếu là chợ tổng hợp. Trên địa bàn tỉnh chỉ
có một điểm bán buôn hàng nông sản tổng hợp tại thị trấn Thổ Tang (huyện
Vĩnh Tường), có tính chất như một chợ đầu mối.
Ngành hàng kinh doanh chính tại các chợ là thực phẩm tươi sống, tạp
hóa, may mặc. Lực lượng kinh doanh chủ yếu là các hộ tư thương, ngoài ra,
tại các chợ nông thôn còn có người sản xuất trực tiếp bán sản phẩm. Các thành
phần kinh tế khác (thương nghiệp nhà nước, hợp tác xã…) không đáng kể.
Hiện có khoảng 14.200 hộ kinh doanh thường xuyên tại các chợ (trung bình
137 hộ/chợ), cao hơn so với mức chung của cả nước (100 hộ/chợ).

Tình hình cơ sở vật chất chợ còn nghèo nàn, nhiều chợ chưa có hệ
thống cấp thoát nước, khu vệ sinh và khu thu gom rác.
2

Theo báo cáo của Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, đến 2010, Việt Nam có 8.591 chợ, dân số
ước khoảng 88 triệu người.

12


* Trung tâm thương mại, siêu thị: Vĩnh Phúc hiện chưa có trung tâm
thương mại và có 07 siêu thị hạng III (gồm 3 siêu thị hạng I, 3 siêu thị hạng II
và 1 siêu thị hạng III). Các siêu thị đã từng bước phục vụ nhu cầu của nhân
dân với nhiều loại hàng hóa đa dạng và phong phú, đảm bảo chất lượng và
phương thức phục vụ hiện đại, văn minh.
b. Ngành du lịch
Ngành du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc có tiềm năng và được quan tâm phát
triển, thu hút lượng khách du lịch trong và ngoài nước khá lớn, từ đó tạo nhu
cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có mặt hàng rượu
Khai thác hiệu quả các tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh, ngành du
lịch và các dịch vụ du lịch đã có bước tiến đáng kể với số lượng khách du lịch
(cả trong nước và quốc tế) đạt tổng cộng 1.778,8 nghìn lượt người năm 2014,
tăng hơn 2 lần so với năm 2010.
Doanh thu dịch vụ du lịch tăng nhẹ, từ 202,292 tỷ đồng năm 2010 lên
262,233 tỷ đồng năm 2013 và tăng mạnh đạt 346,970 tỷ đồng năm 2014. Như
vậy, mặc dù số ngày lưu trú của khách du lịch đã giảm mạnh từ 704.769 ngày
năm 2010 xuống còn 448.756 ngày năm 2013 và tiếp tục giảm còn 426.960
ngày vào năm 2014, nhưng do số lượt khách du lịch đến Vĩnh Phúc tăng mạnh
nên doanh thu dịch vụ du lịch của tỉnh vẫn tăng qua các năm.
Số lượng cơ sở lưu trú và khách sạn, nhà hàng của tỉnh tăng dần qua

các năm và cũng tập trung tại TP. Vĩnh Yên, TX. Phúc Yên và huyện Tam
Đảo. Quy mô và chất lượng của các cơ sở này cũng ngày càng tăng, là một
điểm nhấn thu hút khách du lịch đến Vĩnh Phúc.
Sự phát triển của ngành du lịch đã góp phần thúc đẩy hoạt động thương
mại và các loại hình hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh thông qua hoạt động
mua sắm của khách du lịch.
c. Giao thông vận tải
Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông đa dạng với 3 loại hình đường bộ,
đường sắt, đường sông với phân bố khá hợp lý và mật độ đường cao, tạo
thuận lợi cho lưu thông người và hàng hóa, trong đó có mặt hàng rượu. Tuy
nhiên, giao thông đường bộ vẫn là chủ yếu.
Về đường bộ: Tổng chiều dài giao thông đường bộ trong toàn tỉnh là
4.218 km. Trong đó 4 tuyến quốc lộ có chiều dài 115 km đã được nhựa hoá
với chất lượng mặt đường cơ bản thuộc loại tốt và khá. Tuyến đường cao tốc
Nội Bài – Lào Cai với chiều dài 41,4 km đi qua tỉnh Vĩnh Phúc đã thông xe

13


đầu năm 2014, góp phần quan trọng việc lưu thông, vận tải hành khách hàng
hóa đến các tỉnh miền núi phía Bắc và thủ đô Hà Nội.
Bên cạnh đó là 18 tuyến đường tỉnh có chiều dài 330 km, chất lượng
mặt đường cơ bản được rải nhựa hoặc bê tông xi măng. Hệ thống đường giao
thông nông thôn dài 3.640 km. Ngoài ra còn có hệ thống đường giao thông nội
đồng với tổng chiều dài 2.159 km.
Về đường sắt: Vĩnh Phúc có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai là đường
đơn, khổ đường 1.000 mm, chạy qua 5/9 đơn vị hành chính với 35 km và 05
nhà ga, trong đó, có 2 ga chính là Phúc Yên và Vĩnh Yên. Đây là tuyến đường
sắt quan trọng nối thủ đô Hà Nội qua Vĩnh Phúc tới các tỉnh trung du và miền
núi phía Bắc và với Trung Quốc. Đây là một trong những điểm thuận lợi lớn

cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa đường dài.
Về đường thuỷ: Tỉnh có 4 tuyến đường sông với tổng chiều dài 123 km,
trong đó các tuyến sông Hồng (30km), sông Lô (34km) là tuyến đường sông
cấp II, hai tuyến sông địa phương là sông Phó Đáy (32 km), sông Cà Lồ (27
km) chỉ thông thuyền vào mùa mưa. Giao thông thủy khai thác còn hạn chế và
đầu tư thấp.
1.3. Điều kiện xã hội
Vĩnh Phúc có dân số không lớn song mật độ dân số cao so với cả nước
và dân số trẻ. Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc phát sinh nhu cầu sử
dụng rượu, bia trong đời sống hàng ngày của dân cư.
Năm 2014, dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.041.936 người, bằng khoảng 5%
so với tổng số dân vùng Đồng bằng sông Hồng và 1,14% so với dân số cả
nước. Mật độ dân số là 842 người/km2. Đây là mật độ dân số không cao so với
vùng Đồng bằng sông Hồng (971 người/ km2) song lại rất cao so với bình
quân của cả nước (271 người/km2) và các vùng khác trên cả nước. Mật độ dân
số lớn nhất tại TP. Vĩnh Yên, tiếp theo là huyện Yên Lạc và huyện Vĩnh
Tường.
Tỉnh Vĩnh Phúc có đặc điểm dân số trẻ. Năm 2013, dân số dưới 30 tuổi
chiếm tới 53,17% tổng số dân, trong đó nhóm tuổi (15-19) chiếm 9,88%,
nhóm tuổi (20-39) là chủ yếu và có xu hướng giảm dần chiếm 36,99%, dân số
thuộc nhóm tuổi (40-49) chiếm 13,64% và có xu hướng tăng dần, nhóm tuổi
(50-59) chiếm 10,06%.
Tỷ lệ đô thị hóa chưa cao, tỷ trọng dân cư nông thôn và lao động làm
việc tại nông thôn còn cao, mức thu nhập bình quân đã tăng song còn thấp.
Đây là những đặc điểm tác động đến phong tục tập quán sử dụng rượu tự nấu

14


trong hội hè, đình đám cũng như sinh hoạt hàng ngày của người dân tỉnh

Vĩnh Phúc.
Trong 5 năm 2006-2010, tỷ lệ đô thị hoá của Vĩnh Phúc diễn ra tương
đối nhanh. Tỷ trọng dân số đô thị đã tăng từ 16,7% năm 2005 lên 22,95% năm
2010 và năm 2013 là 23,69%. Năm 2014, tỷ lệ đô thị hóa của Vĩnh Phúc tiếp
tục tăng, đạt 23,71%. Tuy nhiên, chỉ tiêu này vẫn còn thấp so với mức bình
quân cả nước, khoảng 33,1% (năm 2014).
Lực lượng lao động khá dồi dào, tuy nhiên tỷ trọng lao động nông thôn
và lao động chưa qua đào tạo còn cao. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên
năm 2014 là khoảng 621.400 người, chiếm 59,66% tổng dân số. Trong đó chủ
yếu là lao động ở khu vực nông thôn (chiếm 80% tổng số lao động từ 15 tuổi
trở lên). Tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh năm 2014 đạt 63% tổng số lao
động, tuy nhiên, lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật chủ yếu tập trung
ở thành phố, thị xã.
Mức sống dân cư: Số hộ nghèo giảm dần từ 10,4% năm 2010 xuống 6%
năm 2013, và còn khoảng 3,63% năm 2014. Dự kiến đến năm 2015, chỉ tiêu
này còn 2,5% và bình quân 5 năm 2011-2015 giảm 1,7%/năm.
Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Vĩnh Phúc đã tăng qua các năm,
năm 2013 đạt 1.867 nghìn đồng/người/tháng. Tuy nhiên, vẫn thấp hơn so với
bình quân chung của vùng Đồng bằng sông Hồng (2.351 nghìn đồng/ người/
tháng) và cả nước (2.000 nghìn đồng/người/ tháng). Thu nhập bình quân đầu
người khu vực nông thôn tăng từ 17,28 triệu đồng năm 2011 tăng lên 27,36
triệu đồng năm 20133.
Chi tiêu: Chi tiêu cho đời sống luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu
nhập, trong đó, chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu của đời sống (ăn, uống, hút)
là chủ yếu, chiếm tới 41,23% tổng chi tiêu, chi cho các nhu cầu đời sống
(không phải ăn, uống, hút) chiếm khoảng 52,52%, phần chi khác chỉ chiếm
6,25%.
Tỷ lệ tăng dân số cơ học và số lượng khách du lịch lớn cũng là yếu tố
tác động đến lượng tiêu thụ rượu trên địa bàn Vĩnh Phúc, đặc biệt là tại các
điểm tập trung khách du lịch của tỉnh như huyện Tam Đảo

Sự hình thành nhanh chóng của các khu công nghiệp tại Vĩnh Phúc
trong thời gian qua đã thu hút lượng lao động lớn tới làm việc. Hiện nay, các
khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc có 123 doanh nghiệp đến đầu tư, thu hút
42.540 lao động làm việc tại các khu công nghiệp. Trong đó có 90 doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút 37.790 lao động, còn lại là doanh
3

Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Vĩnh Phúc 2016-2020

15


nghiệp trong nước4.
Như trên đã phân tích, số lượng khách du lịch trong nước đến Vĩnh
Phúc tăng mạnh trong các năm qua, đạt 1.736 nghìn lượt vào năm 2014. Tuy
nhiên, số lượng khách quốc tế tăng giảm chưa ổn định với xu hướng giảm
trong những năm 2011, 2012 và tăng nhẹ trở lại từ năm 2013, đến năm 2014
đạt khoảng 42,8 nghìn lượt.
1.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của các yếu tố trên đối
với phát triển mạng lưới cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
1.4.1. Thuận lợi
- Lợi thế về vị trí địa lý tạo thuận lợi cho tỉnh Vĩnh Phúc thuận lợi trong
vấn đề nguồn nguyên liệu cho sản xuất và việc phân phối lưu thông hàng hóa,
trong đó có mặt hàng rượu.
- Lợi thế về điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu thuận lợi cho việc
trồng trọt, trong đó có lúa gạo là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất rượu trên địa
bàn tỉnh.
- Thu nhập của dân cư ngày càng tăng là điều kiện thuận lợi làm tăng
trình độ tiêu dùng của dân cư. Qua đó, người dân sẽ có nhận thức tốt hơn và

nhu cầu cao hơn đối với việc tiêu dùng hàng hóa có nguồn gốc rõ ràng, chất
lượng đảm bảo và tốt cho sức khỏe, trong đó có mặt hàng rượu.
- Khách du lịch tới Vĩnh Phúc có số lượng ngày càng tăng với nhu cầu
ăn, uống, hút là một yếu tố thuận lợi cho phát triển sản xuất và kinh doanh sản
phẩm rượu.
1.4.2. Khó khăn
- Vĩnh Phúc không có lợi thế về nguồn nguyên liệu đặc trưng để sản
xuất rượu (như nguồn nước, chủng loại gạo hay hoa quả có đặc điểm riêng).
- Tập quán tự nấu rượu để sử dụng và tiêu thụ trong dân bằng các
phương pháp thủ công gây khó khăn cho việc quản lý và phát triển các cơ sở
sản xuất rượu một cách “chính quy”.
- Dân số trẻ, tỷ trọng lao động nông nghiệp còn lớn, tốc độ đô thị hóa
chưa cao cũng có những ảnh hưởng tiêu cực làm tăng nhu cầu sử dụng rượu
trong dân cư, đặc biệt là ý thức của người tiêu dùng còn thấp khi vẫn sử dụng
4

Vĩnh Phúc thực hiện nhiều giải pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ
/>
16


rượu không nhãn mác, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, … Điều này gây ảnh
hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và khó khăn cho quản lý nhà nước.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CƠ SỞ SẢN
XUẤT, KINH DOANH SẢN PHẨM RƯỢU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
VĨNH PHÚC
2.1. Thực trạng mạng lưới cơ sở sản xuất, kinh doanh
sản phẩm rượu
2.1.1. Thực trạng các cơ sở kinh doanh sản phẩm rượu
a. Số lượng cơ sở kinh doanh sản phẩm rượu

- Số lượng doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh sản phẩm rượu phân theo
hình thức kinh doanh và theo địa bàn:
Số lượng doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh sản phẩm rượu trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc tăng dần qua các năm và có tính chu kỳ (theo kỳ hạn của giấy
phép là 5 năm). Trong đó, theo số liệu điều tra khảo sát, đến tháng 12/2014,
trên toàn tỉnh có 9 doanh nghiệp bán buôn và 204 doanh nghiệp, hộ kinh
doanh (sau đây gọi là cơ sở) bán lẻ sản phẩm rượu đã được cấp giấy phép5.
Về số lượng doanh nghiệp bán buôn sản phẩm rượu: Theo thống kê,
phân theo địa bàn, số lượng doanh nghiệp bán buôn sản phẩm rượu của Vĩnh
Phúc tập trung chủ yếu tại TP. Vĩnh Yên, với 7/9 doanh nghiệp, chiếm tới
77,88% tổng số doanh nghiệp bán buôn sản phẩm rượu trên toàn tỉnh. Thị xã
Phúc Yên và huyện Vĩnh Tường, mỗi địa bàn có 1 doanh nghiệp bán buôn sản
phẩm rượu và các huyện còn lại không có doanh nghiệp nào.
Theo Nghị định số 94/2012/NĐ-CP, giấy phép kinh doanh bán buôn sản
phẩm rượu được xác định trên địa bàn tỉnh theo nguyên tắc không quá một
(01) giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu trên một trăm nghìn
(100.000) dân. Như vậy, với dân số Vĩnh Phúc là 1.029.412 người thì số giấy
phép bán buôn sản phẩm rượu được cấp tối đa là 10 giấy phép. Như vậy, chỉ
tính riêng số giấy phép đã cấp cho doanh nghiệp đã hoặc sắp hoạt động là 9
giấy phép.

5

gồm cả 1 số cơ sở giấy phép đã hết hạn 5 năm cần cấp lại

17


Bảng 1.1: Số lượng cơ sở bán buôn sản phẩm rượu đã được cấp phép
đến tháng 12/2014 phân theo địa bàn

Huyện, thị, TP

TP.

TX.

Huyện

Tổng

Vĩnh Yên

Phúc Yên

Vĩnh Tường

cộng

Số GP bán buôn đã cấp cho doanh
nghiệp còn hoạt động (Giấy phép)

7

1

1

9

Tỷ trọng so với tổng số giấy phép đã cấp

trên toàn tỉnh (%)

77,88

11,11

11,11

100

Chỉ tiêu

Số GP bán buôn được cấp tối đa theo
quy định (Giấy phép)

10

Nguồn: Sở Công Thương Vĩnh Phúc

Về số lượng cơ sở bán lẻ sản phẩm rượu:
Phân theo địa bàn hành chính, các cơ sở bán lẻ sản phẩm rượu tập trung
tại TP. Vĩnh Yên, TX. Phúc Yên và huyện Tam Đảo. Đây là những địa bàn có
mật độ dân cư, tỷ lệ đô thị hóa cao hoặc thu hút lượng khách du lịch chủ yếu
của tỉnh. Ba huyện, thị này đã chiếm tới hơn 90% số giấy phép bán lẻ sản
phẩm rượu được cấp trên toàn tỉnh. 6 huyện còn lại chỉ chiếm chưa tới 10%.
Bảng 1.2: Số lượng cơ sở bán lẻ sản phẩm rượu đã được cấp phép
đến hết tháng 12/2014 phân theo địa bàn
Huyện, thị, TP. TX.
Tam Sông Lập
Vĩnh Tam Bình Yên

TP. Vĩnh Phúc
Dương Lô Thạch Tường Đảo Xuyên Lạc
Chỉ tiêu
Yên Yên
Số GP bán lẻ đã
66
50
9
0
12
5
50
12
0
cấp (GP)
Tỷ trọng so với
tổng số GP đã cấp 32,4 24,5
4,4
0
5,9
2,5
24,5
5,9
0
trên toàn tỉnh (%)
Số GP bán lẻ được
cấp tối đa theo 101
96
99
92

122
195
72
114
150
quy định (GP)

Tổng
cộng
204
100
1.041

Nguồn: Tổng hợp theo số liệu khảo sát tháng 12/2014

Bảng trên cho thấy, tổng số giấy phép bán lẻ rượu đã cấp trên toàn tỉnh
đến hết năm 2014 là 204 giấy phép, chỉ chiếm 19,8% so với tổng số giấy phép
được cấp tối đa theo quy định. Tất cả các huyện, thị, thành phố của tỉnh Vĩnh
Phúc đều chưa cấp hết số giấy phép tối đa theo quy định. Cá biệt có những
huyện chưa cấp được giấy phép nào (huyện Sông Lô, huyện Yên Lạc) hoặc
cấp được rất ít giấy phép (huyện Vĩnh Tường, Tam Dương).
18


- Số lượng doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh sản phẩm rượu phân theo loại
hình doanh nghiệp:
Tính chung cả bán buôn và bán lẻ, tỉnh Vĩnh Phúc có tổng cộng 36 doanh
nghiệp đang hoạt động, chiếm 3,1% tổng số doanh nghiệp thương mại đang
hoạt động và chiếm 1,15% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động của toàn
tỉnh. Tất cả các doanh nghiệp này đều là doanh nghiệp ngoài nhà nước.

Trong 9 doanh nghiệp bán buôn sản phẩm rượu, loại hình công ty TNHH
chiếm số lượng chủ yếu với 6 công ty (chiếm tỷ trọng 66,67% trong tổng số
doanh nghiệp), còn lại là loại hình công ty cổ phần với 2 công ty (chiếm
22,22%) và 1 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 11,11%).
Bảng 1.3: Doanh nghiệp bán buôn sản phẩm rượu phân theo địa bàn
và theo loại hình doanh nghiệp
Trong đó, phân theo
loại hình doanh nghiệp
Huyện, thị,
Số lượng
thành phố
(doanh nghiệp)
Cty
Cty
DNTN
TNHH
Cổ phần
TP. Vĩnh Yên
7
5
1
1
TX.Phúc Yên
1
1
H.Vĩnh Tường
1
1
Tổng cộng
9

6
2
1
Nguồn: Sở Công Thương Vĩnh Phúc

Phân theo loại hình kinh doanh thì số lượng hộ kinh doanh bán lẻ sản
phẩm rượu là chủ yếu, chiếm tới 85,93% trong tổng 191 cơ sở có thống kê về
chỉ tiêu này. Số doanh nghiệp bán lẻ sản phẩm rượu là 27 doanh nghiệp, chỉ
chiếm 14,07%. Trong đó chủ yếu là công ty TNHH với 21 công ty, còn lại là
công ty Cổ phần và chi nhánh công ty.

19


×