Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới trường học ở huyện đảo phú quốc tỉnh kiên giang, giai đoạn 2011 2020 luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.93 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
*****

PHẠM VĂN NGHIỆP

XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
MẠNG LƯỚI TRƯỜNG HỌC Ở HUYỆN
ĐẢO PHÚ QUỐC TỈNH KIÊN GIANG,
GIAI ĐOẠN 2011 – 2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Nghệ An - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
*****

PHẠM VĂN NGHIỆP

XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
MẠNG LƯỚI TRƯỜNG HỌC Ở HUYỆN
ĐẢO PHÚ QUỐC TỈNH KIÊN GIANG,
GIAI ĐOẠN 2011 – 2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM MINH HÙNG


Nghệ An – 2012

2


LỜI CẢM ƠN
Có được kết quả như ngày hơm nay, với tình cảm chân thành, tác giả
xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trường Đại học Vinh, Ban giám hiệu trường Đại học
Đồng Tháp; các Thầy, cô giáo ở khoa Sau đại học .
Các Thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn cho tác giả
trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Đặc biệt, tác giả tỏ lịng biết ơn sâu sắc với PGS.TS. Phạm Minh Hùng,
người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ dẫn về phương pháp luận
để tác giả viết luận văn này.
Tác giả chân thành cảm ơn:
Lãnh đạo Sở Giáo dục - Đào tạo Kiên Giang và các phòng chức năng
đã tạo điều kiện cho tác giả được học chương trình sau đại học và cung cấp
các số liệu chuyên môn để tác giả hoàn thành Luận văn.
Lãnh đạo UBND huyện Phú Quốc, các phịng ban ngành chun mơn
đã tạo điều kiện và giúp đỡ về mặt số liệu để tác giả hồn thành Luận văn.
Lãnh đạo Phịng Giáo dục và Đào tạo Phú Quốc, các chuyên viên đã
chia sẻ công việc, tạo điều kiện cho tác giả vừa hoàn thành nhiệm vụ của cơ
quan, vừa hồn thành tốt đẹp khóa học.
Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, đóng góp ý
kiến, cung cấp tài liệu, số liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong
suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành bản Luận văn.
Mặc dù đã được các Thầy, cô tận tình hướng dẫn, tác giả đã có nhiều cố
gắng nhưng chắc chắn Luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót và
hạn chế. Kính mong có sự đóng góp quý báu và giúp đỡ thêm của các Thầy,

cô giáo và các đồng nghiệp.
Phú Quốc, ngày… tháng … năm 2011
Tác giả Luận văn

Phạm Văn Nghiệp

3


NHỮNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
BCH TW

Ban chấp hành Trung ương

BGD&ĐT

Bộ giáo dục và đào tạo

CBQL

Cán bộ quản lý

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CSVC

Cơ sở vật chất


GD-ĐT

Giáo dục - Đào tạo

GD PT

Giáo dục phổ thông

GD THCS

Giáo dục trung học cơ sở

GDMN

Giáo dục Mầm non

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

GDTH

Giáo dục Tiểu học

GNP

Tổng thu nhập quốc dân

GV


Giáo viên

HS

Học sinh

KH - CN

Khoa học - công nghệ

KH - KT

Khoa học kỹ thuật

KT - XH

Kinh tế - xã hội

MN

Mầm non

PCGD

Phổ cập giáo dục

PTCS

Phổ thông cơ sở


TW

Trung ương

TP

Thành phố

THPT

Trung học phổ thông

TH-THCS

Tiểu học - Trung học cơ sở

TH

Tiểu học

THCN

Trung học chuyên nghiệp

THCS

Trung học cơ sở

UBND


Ủy ban nhân dân

XHH GD

Xã hội hóa giáo dục

4


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG QUY
HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI TRƯỜNG HỌC, GIAI ĐỌAN
2011- 2020.........................................................................................................6
1.1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu................................................................6
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài........................................................8
1.2.1. Quy hoạch và quy hoạch tổng thể......................................................8
1.2.2. Quy hoạch phát triển giáo dục và quy hoạch phát triển nhà trường...9
1.2.3. Giải pháp và giải pháp xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới
trường học .......................................................................................................12
1.3. Một số vấn đề lý luận về xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới
trường học .....................................................................................................13
1.3.1. Những căn cứ để xây dựng quy hoạch.............................................13
1.3.2. Mối quan hệ giữa chiến lược, dự báo, quy hoạch và kế hoạch phát
triển mạng lưới trường học .............................................................................19

1.3.3. Phương pháp xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới trường học
.........................................................................................................................25
1.3.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng quy hoạch phát triển mạng
lưới trường học................................................................................................26
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG QUY
HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI TRƯỜNG HỌC Ở HUYỆN ĐẢO
PHÚ QUỐC, GIAI ĐỌAN 2011- 2020 ......................................................29
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, truyền thống lịch sử,
văn hóa, giáo dục của huyện đảo Phú Quốc................................................29
2.1.1. Khái quát về vị trí địa lý, hành chính huyện đảo Phú Quốc.............29
2.1.2. Điều kiện tự nhiên của huyện đảo Phú Quốc...................................30

5


2.1.3. Lịch sử, văn hóa của huyện đảo Phú Quốc......................................31
2.1.4. Kinh tế- xã hội của huyện đảo Phú Quốc ........................................32
2.1.5. Tình hình giáo dục và mạng lưới trường học của huyện đảo Phú
Quốc
.........................................................................................................................37
2.1.6. Những thuận lợi, khó khăn về kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến đến
việc quy hoạch mạng lưới trường học và sự phát triển của giáo dục..............37
2.2. Thực trạng quy hoạch mạng lưới trường học ở huyện đảo Phú Quốc
.........................................................................................................................39
2.2.1. Về quy mô học sinh..........................................................................39
2.2.2. Về quy mô trường lớp......................................................................40
2.2.3. Về mạng lưới trường, lớp học (Theo ngành, cấp học).....................41
2.2.4. Về mạng lưới trường học (theo địa phương)....................................44
2.2.5. Thực trạng về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý..........................47
2.2.6. Thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học và nguồn ngân sách

huy động cho giáo dục.....................................................................................51
2.2.7. Thực trạng về chất lượng giáo dục...................................................54
2.2.8. Hiệu quả đào tạo...............................................................................58
2.2.9. Cơng tác xã hội hóa giáo dục...........................................................59
2.3. Nguyên nhân của thực trạng mạng lưới trường học ở huyện đảo Phú
Quốc ...............................................................................................................60
2.3.1. Nguyên nhân thành công..................................................................60
2.3.2. Nguyên nhân hạn chế, thiếu sót........................................................62
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI TRƯỜNG HỌC Ở HUYỆN ĐẢO PHÚ
QUỐC TỈNH KIÊN GIANG, GIAI ĐOẠN 2011 – 2020...........................64
3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp................................................................64
3.1.1. Nguyên tắc mục tiêu.........................................................................64
3.1.2. Nguyên tắc thực tiễn.........................................................................64
3.1.3. Nguyên tắc hiệu quả.........................................................................64
3.1.4. Nguyên tắc khả thi............................................................................64
3.2. Các giải pháp xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới
trường học của huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.............................64

6


3.2.1. Nhóm giải pháp xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới trường
học của huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2011 – 2020 ........65
3.2.2. Nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới trường
học ở huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2011 -2020..............92
3.3. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất........97
3.3.1. Mục đích khảo sát.............................................................................97
3.3.2. Nội dung và phương pháp khảo sát..................................................97
3.3.3. Đối tượng khảo sát...........................................................................98

3.3.4. Kết quả khảo sát ..............................................................................98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................107
PHỤ LỤC NGHIÊN CỨU..........................................................................111
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất của Việt Nam, nằm trong Vịnh Thái
Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác hợp thành huyện đảo Phú Quốc
trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Phú Quốc ở vào vị trí tiền tiêu phía Tây Nam của
Tổ quốc, vừa có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế, vừa có vị trí qn sự đặc
biệt quan trọng trong chiến lược phịng thủ quốc gia.
Để Phú Quốc phát triển đúng với tiềm năng và lợi thế, ngày
05/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 178/2004/QĐ-TTg
phê duyệt “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến 2010
và tầm nhìn đến năm 2020”. Theo đó, định hướng sẽ xây dựng và phát triển
đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế, hiện
đại của Vùng đồng bằng sơng Cửu Long, phía Tây Nam đất nước và từng
bước hình thành một Trung tâm du lịch, giao thương mang tầm cỡ khu vực,
Quốc tế. Với Quyết định này, Phú Quốc có được nhiều thời cơ, thuận lợi
nhưng cũng khơng ít khó khăn thách thức, lợi thế về tài ngun, các cơ chế
chính sách … sẽ khó phát huy tác dụng nếu khơng có nguồn lực con người đủ

7


đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ mới. Do vậy, song song với việc thu hút nguồn
nhân lực chất lượng cao ở các địa phương khác cho trước mắt thì phải có định
hướng lâu dài để đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao tại địa
phương.
Tuy nhiên, hiện nay trên tồn huyện có 27 trường Mầm non, Tiểu học,

Phổ thông cơ sở, Tiểu học - trung học cơ sở, Trung cơ sở, nhưng chỉ có 3
trường đạt chuẩn quốc gia lại phân bổ không hợp lý: các trường ở trung tâm 2
Thị trấn thì hầu hết quá tải, xuống cấp, các trường ở nơng thơn thì phân tán ở
nhiều điểm, thiếu phòng học và các phòng chức năng. Vì vậy khó mà đáp ứng
nhu cầu đào tạo học sinh phổ thơng có chất lượng cao để đào tạo nguồn nhân
lực đáp ứng ngang tầm với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian
tới.
Bên cạnh đó, để đầu tư xây dựng Phú Quốc “trở thành một thành phố
biển đảo, trung tâm du lịch và dịch vụ cao cấp; trung tâm khoa học công nghệ
của quốc gia và khu vực Đông Nam Á” theo Quyết định 633/QĐ-TTg ngày
11/05/2010 của Thủ tướng Chính phủ thì nhiều vùng dân cư, trường học phải
di dời, để quy hoạch và đầu tư xây dựng lại cho phù hợp với quy hoạch tổng
thể đã được phê duyệt và phát triển nhanh, bền vững.
Với quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 từ 440.000 - 480.000 (hiện
nay là 94.000) và phải nhận thêm một lượng khơng ít học sinh đến học do
theo gia đình đến Phú Quốc để đầu tư thì việc quy hoạch, phát triển mạng lưới
trường học, trường đạt chuẩn cho phù hợp với nhu cầu là điều tất yếu phải
thực hiện.
Do đó việc quy hoạch phát triển mạng lưới trường học trên huyện Phú
Quốc là rất cần thiết để một mặt vừa đảm bảo nhu cầu học tập của học sinh,
nâng cao chất lượng giáo dục phục vụ cho sự phát triển của địa phương và
cũng là thực hiện theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt của Thủ tướng
Chính phủ và sự cụ thể hóa của địa phương, ngành.

8


Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Xây dựng quy hoạch phát
triển mạng lưới trường học ở huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang giai
đoạn 2011-2020” để nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất các giải pháp xây dựng
quy hoạch phát triển mạng lưới trường học ở huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên
Giang giai đoạn 2011-2020.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quy hoạch phát triển mạng lưới trường học, giai đoạn 20112020.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp quy hoạch phát triển mạng lưới trường học ở huyện đảo
Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2020.
4. Giả thuyết khoa học
Có thể xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới trường học ở huyện đảo
Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2020 một cách hợp lý, đáp ứng
nhu cầu học tập của học sinh và phù hợp với điều kiện KT-XH của địa
phương, nếu đề xuất được các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề xây dựng quy hoạch phát
triển mạng lưới trường học giai đoạn 2011-2020.
5.1.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề xây dựng quy hoạch phát
triển mạng lưới trường học ở huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang giai đoạn
2011-2020.
9


5.1.3. Đề xuất giải pháp xây dựng và thực hiện hiệu quả quy hoạch phát
triển mạng lưới trường học ở huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang giai đoạn
2011-2020.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu xây dựng quy hoạch phát triển mạng

lưới trường học ở cấp học MN, TH, THCS.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây
dựng cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích- tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây
dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thực
tiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp điều tra;
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục;
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;
- Phương pháp khảo nghiệm.
6.3. Phương pháp thống kê tốn học
7. Đóng góp của luận văn
7.1. Về mặt lý luận

10


Đề tài đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về xây dựng quy hoạch
phát triển giáo dục nói chung; xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới
trường học giai đoạn 2011-2020 nói riêng.
7.2. Về mặt thực tiễn
Đề tài đã khảo sát tương đối toàn diện thực trạng xây dựng quy hoạch
phát triển mạng lưới trường học ở huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang; từ

đó đề xuất các giải pháp xây dựng và thực hiện hiệu quả quy hoạch phát triển
mạng lưới trường học ở huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang giai đoạn 20112020.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu,
Luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề xây dựng quy hoạch phát triển
mạng lưới trường học, giai đoạn 2011-2020
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề xây dựng quy hoạch phát triển
mạng lưới trường học ở huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang giai đoạn 20112020.
Chương 3: Một số giải pháp xây dựng và thực hiện hiệu quả quy hoạch
phát triển mạng lưới trường học ở huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang giai
đoạn 2011-2020.

11


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG QUY HOẠCH
PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI TRƯỜNG HỌC GIAI ĐOẠN 2011-2020
1.1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
Có thể khẳng định, quy hoạch là vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận cũng
như thực tiễn. Quy hoạch phát triển chính là cơ sở khoa học để khẳng định
các chính sách, cụ thể hóa các chiến lược, xây dựng chương trình phát triển
KT-XH. Quy hoạch là cơ sở, nền tảng để xây dựng kế hoạch thực hiện trong
từng giai đoạn.
Thực tiễn cho thấy, quá trình phát triển ở các nước tiên tiến trên thế
giới như Liên Xô ( cũ ), Anh, Pháp, Mỹ… nền KT-XH của họ phát triển mạnh
do họ đã rất coi trọng vấn đề quy hoạch cả về lý luận cũng như thực tiễn. Ở
Pháp, quan điểm của họ thì quy hoạch là dự báo phát triển và tổ chức thực
hiện công việc theo lãnh thổ; ở Anh, thì quy hoạch được hiểu là sự bố trí có

trật tự, có kiểm sốt của các đối tượng trong khơng gian xác định; đối với các
nước thuộc Liên Xô (cũ) và Đơng âu thì họ lại cho rằng quy hoạch là tổng sơ
đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất.
Ở Châu Á, Trung Quốc quan niệm quy hoạch là dự báo phát triển, là
chiến lược để quyết định các hành động nhằm đạt tới mục tiêu và qua đó

12


quyết định các mục tiêu mới, các biện pháp mới; cịn đối với Hàn Quốc thì coi
quy hoạch là xây dựng chính sách để phát triển…
Ở nước ta, việc quy hoạch phát triển KT-XH nói chung và quy hoạch
phát triển GD - ĐT nói riêng chính là để cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng,
hiến pháp và pháp luật. Nghị quyết BCH TW khóa VIII chỉ rõ một trong
những biện pháp để thực hiện giải pháp đổi mới công tác quản lý GD - ĐT là:
“Tăng cường công tác dự báo và kế hoạch hóa của sự phát triển giáo dục, đưa
giáo dục vào quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của cả nước và từng địa
phương”. Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định để đổi mới căn bản, tồn
diện GD-ĐT thì một trong những nhiệm vụ trọng tâm là: “làm tốt công tác
xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển”. Triển khai thực hiện đường lối của
Đảng; mục 1 điều 99 Luật Giáo dục năm 2005 đã chỉ ra muốn thực hiện tốt
nội dung quản lý Nhà nước về Giáo dục thì điều đầu tiên là “xây dựng và chỉ
đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch chính sách phát triển Giáo
dục”.
Thực hiện Chủ trương, Chính sách của Đảng và Nhà nước về chiến
lược phát triển Giáo dục - Đào tạo, các nhà quản lý giáo dục, các nhà nghiên
cứu về chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo đã có những cơng trình khoa
học nghiên cứu về cả lý luận lẫn thực tiễn về vấn đề quy hoạch phát triển
Giáo dục- Đào tạo, trong đó vấn đề Quy hoạch mạng lưới trường học được
quan tâm và xem là nội dung quan trọng của quy hoạch phát triển Giáo dục.

Một số cơng trình nghiên cứu nổi bật gồm:
- “Quy hoạch phát triển Giáo dục - Đào tạo”; “Tài chính cho Giáo dục,
dự báo, quy hoạch và kế hoạch phát triển giáo dục” của tác giả Đỗ Văn ChấnTrường cán bộ quản lý giáo dục- đào tạo trung ương 1.
- “Dự báo phát triển Giáo dục” của tác giả Nguyễn Công Giáp - Viện
chiến lược và chương trình giáo dục.

13


- “Một số vấn đề lý luận và phương pháp dự báo quy mô phát triển GDĐT trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam”, của tác giả Nguyễn Đơng
Hanh…
Đối với tỉnh Kiên Giang nói chung và huyện đảo Phú Quốc nói riêng
chưa có cơng trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Năm 2008 để thực hiện
phát triển tổng thể đảo Phú Quốc theo Quyết định 178/2004/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ, UBND huyện Phú Quốc giao cho Phòng GD - ĐT làm tham
mưu xây dựng “Đề án Quy hoạch tổng thể mạng lưới trường học đến năm
2015, định hướng đến năm 2020”, nhưng do phải liên tục điều chỉnh quy
hoạch sử dụng đất theo các quyết định các bộ có liên quan nên đến nay vẫn
chưa thực hiện được. Vì vậy, vấn đề đặt ra ở Luận văn này là tìm hiểu thực
trạng mạng lưới trường học MN, TH và THCS trên cơ sở đó xây dựng quy
hoạch và đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch mạng lưới trường học
MN, TH và THCS giai đoạn 2011 - 2020 của huyện đảo Phú Quốc.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quy hoạch và quy hoạch tổng thể
1.2.1.1. Quy hoạch
Quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã
hội đều phải trãi qua các thời kỳ nối tiếp nhau: quá khứ  hiện tại  tương
lai. Cái đã đi qua thì ln để lại vết tích trong q khứ, cái hiện tại thì là mầm
móng của tương lai, q khứ, hiện tại, tương lai của các hiện tượng về quá
trình xã hội là sự kế tục trực tiếp của nhau. Do đó, một trong những yêu cầu

quan trọng của công tác quản lý là: phải biết tổng kết đánh giá cái đã qua,
thích ứng cái hiện tại và dự đoán cái tương lai. Tổng kết cái đã qua, xem xét
cái hiện tại để tìm ra quy luật phát triển cho tương lai. Ở góc độ quản lý việc
tìm ra trạng thái tương lai là chưa đủ mà còn phải biết bố trí, sắp xếp và hoạch
định q trình vận động theo một quy trình hợp lý trong một khoảng thời gian
nào đó nhằm đảm bảo tương lai được diễn ra theo đúng như dự định và có
14


hiệu quả cao phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội, đó chính là vấn đề
quy hoạch.
Theo Từ điển Tiếng Việt do Viện nghiên cứu Ngôn ngữ học xuất bản
năm 1998 thì: “Quy hoạch là sự bố trí sắp xếp theo một trình tự hợp lý trong
từng thời gian làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn”.
Như vậy, quy hoạch là sự cụ thể hóa chiến lược ở mức độ tồn hệ
thống, đó là một kế hoạch hành động mang tính tổng thể bao gồm nhiều vấn
đề liên quan đến hệ thống lớn, phức tạp mà trong đó có sự xem xét, cân đối
giữa mục tiêu, giải pháp và nguồn lực phải đồng bộ giữa các hoạt động khác
nhau, đồng thời xác định cụ thể nguồn lực, nhiệm vụ cho các chương trình dự
án trong khơng gian và thời gian nhất định và phải sử dụng tối ưu nguồn lực.
1.2.1.2. Quy hoạch tổng thể:
Để thực hiện đường lối, chiến lược phát triển toàn diện KT - XH thì
nhất thiết phải quy hoạch tổng thể. Theo Từ điển Bách khoa tồn thư Việt
Nam thì quy hoạch tổng thể là: “luận chứng khoa học về phát triển và phân bố
các ngành kinh tế trong mối quan hệ cấu trúc, làm cho chúng phát triển cân
đối, hài hoà, thúc đẩy lẫn nhau, trong đó có những ngành mũi nhọn, những
ngành chun mơn hố, những ngành hỗ trợ, bổ trợ. Căn cứ vào các điều kiện
tự nhiên, kinh tế và xã hội trong từng thời kỳ và từng vùng, để khai thác hợp
lý và bảo vệ môi trường, phân bố dân cư, phát triển sản xuất, nâng cao đời
sống”.

1.2.2. Quy hoạch phát triển giáo dục và quy hoạch phát triển nhà
trường
1.2.2.1. Quy hoạch phát triển giáo dục:
Từ khái niệm chung về quy hoạch, quy hoạch tổng thể phát triển KTXH, cho thấy ngành GD-ĐT thuộc quy hoạch phát triển các ngành và là một
bộ phận của quy hoạch phát triển KT-XH nói chung.
Trên cơ sở lý luận về quy hoạch, thì quy hoạch phát triển ngành GDĐT là bản luận chứng khoa học về quá trình phát triển của hệ thống GD-ĐT
trong thời kỳ quy hoạch. Trên cơ sở đánh giá những thực trạng giáo dục, phân
15


tích, đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và những
nguy cơ, những thách thức, quy hoạch phát triển GD-ĐT phải xác định được
nguồn lực, từ đó đưa ra các quan niệm, mục tiêu, phương hướng, những giải
pháp phát triển và phân bổ toàn bộ hệ thống GD-ĐT, trong đó đặc biệt chỉ rõ
yêu cầu nâng cao chất lượng GD-ĐT, phát triển lực lượng giáo viên, phân bố
theo các bước đi và không gian đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện con
người phù hợp với khả năng, điều kiện cụ thể để phát triển KT-XH của địa
phương, của cả nước.
- Về mục đích của quy hoạch phát triển GD-ĐT
Quy hoạch phát triển GD-ĐT nhằm tạo cơ sở khoa học, giúp các nhà
quản lý giáo dục hoạch định chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển giáo
dục cho từng giai đoạn, từng khâu, từng bước tạo thế chủ động trong điều
hành hệ thống giáo dục để giáo dục thực hiện đi trước, đón đầu trong sự
nghiệp phát triển KT-XH của địa phương, đất nước.
Quy hoạch GD-ĐT vào gắn vào quy hoạch tổng thể KT-XH nhằm làm
cho Giáo dục phát triển cân đối, phù hợp với phát triển KT-XH.
- Về yêu cầu của quy hoạch phát triển GD-ĐT:
Quy hoạch phát triển GD-ĐT phải được xây dựng trên cơ sở đường lối
chiến lược phát triển KT-XH của quốc gia và đường lối, chiến lược, định
hướng phát triển GD-ĐT của Đảng và Nhà nước.

Quy hoạch giáo dục là bộ phận không thể thiếu của quy hoạch tổng thể
phát triển KT-XH. Do đó, một mặt nó phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản
của khoa học quy hoạch, mặt khác nó phải gắn với quy hoạch dân cư, quy
hoạch lao động, quy hoạch vùng kinh tế. Quy hoạch giáo dục kết hợp hài hòa
với quy hoạch các ngành và lãnh thổ. Nó đảm bảo sự tương thích giữa quy
hoạch với các ngành khác, lấy quy hoạch các ngành khác làm cơ sở, đồng thời
là cơ sở để quy hoạch các ngành khác.

16


Quy hoạch phát triển GD-ĐT phải được xây dựng sao cho các hệ thống
con của hệ thống giáo dục được phát triển cân đối đồng bộ với nhau, hỗ trợ và
thúc đẩy nhau cùng phát triển. Tạo cho hệ thống giáo dục phát triển bền vững.
- Về nội dung quy hoạch phát triển GD-ĐT
Quy hoạch phát triển GD-ĐT trên bình diện tổng thể phải xác định toàn
diện các nội dung chủ yếu là:
- Xác định quy mô học sinh cho từng thời kỳ kế hoạch.
- Quy hoạch về mạng lưới trường lớp.
- Quy hoạch về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.
- Quy hoạch về cơ sở vật chất cho sự phát triển GD-ĐT.
Trong thực tế để thực hiện được các nội dung trên, cần phải tiến hành
phân tích, đánh giá các vấn đề sau:
- Phân tích, đánh giá đặc điểm KT-XH tác động đến sự phát triển hệ
thống GD-ĐT: Đặc điểm địa lý, trình độ học vấn, quy mô, cơ cấu tuổi và đặc
điểm phân bố dân cư; các nhân tố tâm lý xã hội và truyền thống.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của hệ thống GD-ĐT: khái
quát về hệ thống giáo dục quốc dân, vị trí và yêu cầu của các bậc học, ngành
học; phân tích thực trạng, quy mơ học sinh và xu hướng biến động theo từng
cấp học, hình thức học và đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên;

phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng và sự phân bố hệ thống cơ sở vật
chất của hệ thống GD-ĐT; phân tích, đánh giá thực trạng tài chính cho GDĐT; phân tích, đánh giá hiệu quả của GD-ĐT.
- Phương hướng phát triển và phân bố hệ thống GD-ĐT trong thời kỳ
quy hoạch: phân tích bối cảnh và những nhân tố tác động đến phát triển Giáo
dục; dự báo phát triển và phân bố mạng lưới hệ thống giáo dục trên địa bàn
lãnh thổ; tổng dự báo nhu cầu vốn cho phát triển GD-ĐT; luận chứng phân bố
trường, lớp gắn liền với các điểm dân cư, lập danh mục các chương trình dự
án và cơng trình ưu tiên đầu tư.

17


- Kiến nghị hệ thống chính sách và biện pháp phát triển hệ thống GDĐT: chính sách hỗ trợ giáo dục, chính sách khuyến khích giáo viên, chính
sách huy động vốn; chính sách đầu tư xây dựng trường lớp, trang thiết bị
trường học đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục và cơng bằng xã hội; kiến
nghị về hồn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống.
1.2.2.2. Quy hoạch phát triển mạng lưới trường học
Quy hoạch mạng lưới trường học là bản luận chứng khoa học về dự báo
phát triển và sắp xếp, bố trí hợp lý theo khơng gian và thời gian của hệ thống
GD-ĐT. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích những điểm mạnh, điểm
yếu, những cơ hội và những nguy cơ, cùng với việc đánh giá xem xét các
nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống trường lớp ... Từ đó đưa ra những quan điểm,
mục tiêu, xu hướng quy hoạch và những giải pháp thực hiện quy hoạch.
Quy hoạch mạng lưới trường học MN, TH và THCS là bộ phận của
quy hoạch phát triển GD-ĐT. Nó phải đáp ứng tồn bộ mục đích, u cầu
ngun tắc của quy hoạch phát triển giáo dục. Đồng thời phải đáp ứng quy
định của điều lệ trường học, tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia của các ngành
học, cấp học MN, TH và THCS do Bộ GD-ĐT ban hành. Quy hoạch mạng
lưới trường học MN, TH và THCS làm cơ sở khoa học để các nhà quản lý địa
phương hoạch định các chủ trương chính sách về GD-ĐT, đưa ra các kế

hoạch phát triển tối ưu, phù hợp với quá trình phát triển của KT-XH của địa
phương.
Nội dung của quy hoạch mạng lưới trường học MN,TH và THCS địa
phương về cơ bản gồm các vấn đề sau:
- Đánh giá thực trạng KT-XH của địa phương ảnh hưởng đến quy
hoạch và thực hiện quy hoạch mạng lưới trường học MN,TH và THCS.
- Dự báo quy mô học sinh MN, TH và THCS.
- Xây dựng quy hoạch mạng lưới trường học MN,TH và THCS.
- Xây dựng các giải pháp thực hiện Quy hoạch.

18


1.2.3. Giải pháp và giải pháp xây dựng quy hoạch phát triển mạng
lưới trường học
1.2.3.1. Giải pháp
Theo Từ điển tiếng Việt, “giải pháp là phương pháp giải quyết một vấn
đề cụ thể” [ 39; tr. 387 ].
Còn theo Nguyễn Văn Đạm, “Giải pháp là tồn bộ những ý nghĩ có hệ
thống cùng với những quyết định và hành động theo sau, dẫn tới sự khắc phục
một khó khăn” [ 28; tr. 325 ].
Để hiểu rõ hơn khái niệm giải pháp, chúng ta cần phân biệt nó với một
số khái niệm tương tự như phương pháp, biện pháp. Điểm giống nhau của
các khái niệm là đều nói về cách làm, cách tiến hành, cách giải quyết một
công việc, một vấn đề. Còn điểm khác nhau ở chỗ: biện pháp chủ yếu nhấn
mạnh đến cách làm, cách hành động cụ thể, trong khi đó phương pháp nhấn
mạnh đến trình tự các bước có quan hệ với nhau để tiến hành một cơng việc
có mục đích.
Theo Hồng Phê, phương pháp là “ hệ thống các cách sử dụng để tiến
hành một công việc nào đó” [12]. Cịn theo Nguyễn Văn Đạm, phương pháp

được hiểu là trình tự cần theo trong các bước có quan hệ với nhau khi tiến
hành một cơng việc có mục đích nhất định” [28; tr. 325].
Về khái niệm biện pháp, theo Từ điển tiếng Việt, đó là “cách làm, cách
giải quyết một vấn đề cụ thể” [ 39; tr. 64].
Như vậy, khái niệm giải pháp tuy có những điểm chung với các khái
niệm đã nêu trên nhưng nó cũng có những điểm riêng. Điểm riêng cơ bản của
thuật ngữ này là nhấn mạnh đến phương pháp giải quyết một vấn đề, với sự
khắc phục khó khăn nhất định. Vì vậy, trong một giải pháp có thể bao gồm
nhiều biện pháp.
1.2.3.2. Giải pháp xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới trường
học

19


Giải pháp xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới trường học là hệ
thống các cách thức xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới trường học.
1.3. Một số vấn đề lý luận về xây dựng quy hoạch phát triển mạng
lưới trường học
1.3.1. Những căn cứ để xây dựng quy hoạch
1.3.1.1. Quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về chiến lược
phát triển giáo dục.
- Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992); Luật
Giáo dục (2005).
- Kế thừa và phát huy Nghị quyết TW 2 ( khóa VIII ), Báo cáo chính trị
Đại hội XI của Đảng đã nêu quan điểm chỉ đạo về Giáo dục nước ta với
những nội dung cụ thể là:
+ Phát triển Giáo dục- Đào tạo là quốc sách hàng đầu.
+ Đổi mới căn bản, toàn diện nền Giáo dục Việt Nam theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập Quốc tế, trong

đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ
quản lý là khâu then chốt.
+ Tập trung nâng cao chất lượng Giáo dục- Đào tạo, coi trọng giáo dục
đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp.
+ Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục.
+ Thực hiện kiểm định chất lượng Giáo dục- Đào tạo ở tất cả các bậc
học.
+ Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa gia
đình, nhà trường và xã hội.
+ Mở rộng giáo dục Mầm non, hoàn thành phổ cập mầm non 5 tuổi.
Thực hiện phổ cập giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở với chất lượng ngày
càng cao.
+ Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở
tất cả các ngành, bậc học.
20


+ Tích cực chuẩn bị để từ sau năm 2015 thực hiện chương trình giáo
dục phổ thơng mới.
+ Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ.
+ Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tồn
xã hội chăm lo cho phát triển giáo dục.
+ Thực hiện tốt bình đẳng về cơ hội học tập và chính sách xã hội trong
Giáo dục.
1.3.1.2. Định hướng của Chính phủ, Đảng bộ, UBND tỉnh về Phát
triển GD-ĐT tỉnh Kiên Giang và huyện đảo Phú Quốc.
- Ngày 05/10/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
178/2004/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh
Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” cùng các quyết định
phê duyệt quy hoạch khác. Theo các quyết định này thì sẽ tập trung đầu tư để

Phú Quốc thành “Trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, giao thương quốc tế lớn,
hiện đại của Vùng đồng bằng sông Cửu Long, phía Tây Nam Đất nước và
từng bước hình thành một Trung tâm du lịch, giao thương mang tầm cỡ khu
vực, Quốc tế”.
- Ngày 11/05/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
633/QĐ-TTg “Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đảo Phú
Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030”. Theo quyết định này Phú Quốc sẽ
phát triển theo định hướng:
+ Là khu Kinh tế - Hành chánh đặc biệt; Trung tâm du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp Quốc gia và Quốc tế; Trung tâm tài chính tầm cở
khu vực.
+ Là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội và hàng không Quốc
tế.
+ Là trung tâm nghiên cứu khoa học chuyên ngành.
+ Trung tâm bảo tồn sự đa dạng sinh học rừng và biển của Quốc gia và
khu vực.
21


+ Có vị trí đặc biệt về an ninh và quốc phịng.
+ Dự báo đến năm 2020 quy mơ dân số khoảng 340.000 - 380.000
người. Trong đó dân số đơ thị khoảng 200.000 - 230.000 người, dân số nông
thôn khoảng 80.000 - 90.000 người, dân số quy đổi từ khách du lịch khoảng
50.000 - 65.000 người.
Đây chính là cơ sở quan trọng để xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế
- xã hội nói chung và mạng lưới trường học nói riêng.
- Ngày 26/07/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định
1255/QĐ-TTg “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Kiên Giang thời kỳ đến năm 2020”. Trong quyết định có nêu:
+ Đến năm 2020 địa giới hành chánh tỉnh Kiên Giang được phân thành

tỉnh Kiên Giang và đặc khu hành chánh kinh tế Phú Quốc.
+ Phấn đấu đạt chuẩn phổ cập trung học phổ thông và phổ cập mẫu
giáo cho trẻ 5 tuổi vào năm 2018; giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi. Đến năm 2015 tỉ lệ huy động đi nhà trẻ đạt 10%, tỷ lệ huy động
mẫu giáo đạt 60%, tỷ lệ học sinh tiểu học đến trường đạt 97%, tỷ lệ trung học
cơ sở đến trường đạt 90%, tỷ lệ học sinh trung học phổ thông đến trường đạt
60%; đến năm 2020 các tỷ lệ này tương ứng: 25%, 85%, 98%, 95% và 85%.
+ Hoàn thành chương trình kiên cố hóa trường lớp ( giai đoạn II ) và
thay thế các phòng học xuống cấp, đảm bảo yêu cầu học tập cho học sinh.
Củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; đổi mới quản lý
giáo dục.
1.3.1.3. Các mục tiêu kinh tế- xã hội chủ yếu của huyện Phú Quốc
đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Về kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 22% trở lên.
- Cơ cấu kinh tế: thương mại - dịch vụ 62%, công nghiệp- xây dựng cơ
bản 24%, nơng- lâm- thủy sản 14%.
- GDP bình quân đầu người đạt 2.828 USD.
22


- Thu hút 800.000 khách du lịch/năm; đánh bắt hải sản 110.000 tấn;
nuôi trồng 1.500 tấn; nước mắm 12 triệu lít ( qui 30 độ đạm ); sản lượng tiêu
1.200 tấn.
- Thu ngân sách Nhà nước 547 tỷ đồng ( trong đó các khoản thu về đất
222 tỷ đồng, chiếm 41% tổng thu ngân sách)
- Chi ngân sách Nhà nước 545 tỷ đồng ( trong đó chi đầu tư phát triển
222 tỷ đồng, chiếm 41% tổng chi ngân sách).
- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn 9 giai đoạn 2011- 2015
là 20.000 tỷ đồng.

- Hoàn thành các tuyến đường trục Bắc - Nam, đường vòng quanh đảo
( do sở Giao thông- Vận tải làm chủ đầu tư ); cơ bản hoàn thành các tuyến
đường nhánh ( do huyện làm chủ đầu ). Số ấp có đường ô tô thông suốt là
100% ( trừ Hòn Rõi ); 80% đường nội ô đô thị ( khu vực đông dân cư ) được
bê tông hoặc vật liệu cứng ( do dân và nhà nước cùng làm ).
- Đưa vào hoạt động Sân bay Quốc tế Dương Tơ.
- Đưa vào khai thác cảng biển Quốc tế An Thới, cảng Vịnh Đầm và
cảng Dương Đông.
- Đưa vào sử dụng tuyến cáp ngầm dẫn điện xuyên biển Hà Tiên - Phú
Quốc, 80% số hộ được sử dụng điện lưới.
- Nâng cấp hồ nước Dương Đông, khảo sát và thi công các hồ nước
Suối Lớn, Rạch Hàm, 100% số hộ sử dụng nước sạch.
Về xã hội
- Cơ bản hoàn thành việc xây dựng thí điểm xã nơng thơn mới Cửa Cạn
và các xã cịn lại đạt 70% theo tiêu chí xã nơng thơn mới.
- Giải quyết việc làm hàng năm cho 2.000 lao động trở lên, thu hút lao
động ở các dự án từ 20.000 – 22.000 người; tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề là
35%.
- Hồn thành tơn tạo di tích Nhà tù Phú Quốc ( Nhà lao Cây Dừa ), khu
Văn hóa tâm linh, Khu Căn cứ kháng chiến Cửa Dương.
23


- Đưa vào sử dụng bệnh viện 200 giường, giao nhà đầu tư triển khai
xây dựng bệnh viện nghỉ dưỡng cao cấp 500 giường. 100% trạm y tế đạt
chuẩn quốc gia.
- Giữ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,3%/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới
2%, hoàn thành xây dựng 3.000 nhà ở cho người thu nhập thấp, tái định cư,
định cư.
1.3.1.4. Mục tiêu phát triển giáo dục MN, TH và THCS đến năm 2015

và định hướng đến năm 2020
Quán triệt đường lối của Đảng, Đảng bộ, UBND huyện Phú Quốc đã
xác định: để tiềm năng lợi thế của đảo phát huy tác dụng và thực hiện định
hướng của Chính phủ thì nhân lực là nhân tố quyết định hàng đầu. Do đó, địa
phương ln chú trọng phát triển, nâng cao chất lượng Giáo dục- Đào tạo, đào
tạo nguồn nhân lực.
Đại hội Đại biểu lần thứ X Đảng bộ huyện Phú Quốc đã nêu rõ: “Thực
hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển và nâng cao chất lượng Giáo dụcĐào tạo”, với các mục tiêu chủ yếu sau đây:
- Huy động tối đa học sinh các cấp đến trường:
+ Huy động trẻ 5 tuổi vào học mầm non từ 95% trở lên ( trong đó ít
nhất 85% trẻ học bán trú hoặc 2 buổi/ngày).
+ Huy động trẻ 6 -14 tuổi đến trường đạt 99,5%.
+ Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1.
+ Tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học vào học lớp 6 đạt
98% trở lên.
+ Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học lớp 10 đạt 90% trở lên.
+ Giữ vững và nâng dần tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ
tuổi và phổ cập THCS.
- Chăm lo đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và giáo viên cả về
chính trị, tư tưởng, đạo đức, chun mơn nghiệp vụ. Thực hiện tốt quy chế

24


chun mơn, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, quan tâm bồi
dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. Phấn đấu:
+ Tỷ lệ học sinh hồn thành chương trình tiểu học đạt 98% trở lên.
+ Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 95% trở lên.
- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng
chuẩn hóa, từng bước hiện đại hóa. Hồn thành chương trình kiên cố hóa giai

đoạn II, xây dựng mới 7 trường Mầm non, chia tách các trường có nhiều cấp
học để đạt chuẩn. Phấn đấu 80% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày.
- Công nhận mới 2 trường đạt chuẩn Quốc gia, thí điểm 2 trường chất
lượng cao, thí điểm dạy mơn bơi lội.
- Thực hiện tốt cơng tác xã hội hóa giáo dục, kêu gọi các nhà đầu tư
xây dựng các trường tư thục và tài trợ cho HS có hồn cảnh khó khăn đến lớp.
1.3.2. Mối quan hệ giữa chiến lược, dự báo, qui hoạch và kế hoạch phát
triển mạng lưới trường học.
Khi nghiên cứu quy hoạch thì khơng thể xem xét nó một cách độc lập
mà phải đặt nó trong các mối quan hệ khác: cương lĩnh, chiến lược, kế hoạch,
dự báo.
Như vậy quy hoạch là nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện đường lối,
chiến lược phát triển, tăng cường cơ sở khoa học cho việc ra quyết định,
hoạch định các chính sách phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch, đồng thời có
nhiệm vụ điều chỉnh cơng tác chỉ đạo trên cơ sở những tiên đoán của quy
hoạch. Đường lối, cương lĩnh, chính sách, quy hoạch và kế hoạch có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, có thể thấy rõ mối quan hệ này qua bảng dưới đây
khi xem xét theo các thành tố: phạm vi thời gian, các yếu tố, tính chất và cấp
xây dựng.
Để hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa chiến lược, cương lĩnh và kế hoạch ta
hãy xét vị trí mối quan hệ với những vấn đề có liên quan.
Từ những văn kiện của Đảng và Nhà nước, trong chiến lược phát triển
giáo dục Việt Nam đến năm 2020 ta có sơ đồ sau:
Bảng 1.1: Mối quan hệ của các khái niệm cương lĩnh, chiến lược, kế
hoạch

25



×