Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

SKKN một số BIỆN PHÁP bồi DƯỠNG, rèn LUYỆN NĂNG lực GIẢI TOÁN có lời văn lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.63 KB, 12 trang )

PHÒNG GD&ĐT TAM NÔNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC AN LONG A

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017- 2018
Tên SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG, RÈN LUYỆN NĂNG
LỰC GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN LỚP 1.
Tác giả: Nguyễn Thị Ánh Tuyết
Chức vụ: Giáo viên dạy lớp 1
Đơn vị: Trường Tiểu học An Long A, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.

Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
I. Thực trạng và nguyên nhân:
1.Thực trạng:
Mặt mạnh:
- Được Ban giám hiệu quan tâm, mở các chuyên đề về giải toán có lời văn.
- Cơ sở vật chất đảm bảo cho dạy và học lớp 1 (2 buổi/ ngày).
- Gia đình luôn quan tâm, động viên học sinh học tập. Một số phụ huynh có trình
độ, biết cách giáo dục con cái.
- Bản thân nhiều năm dạy lớp 1.
- Chương trình giới thiệu cho HS làm quen với dạng toán từ dễ đến khó, từ dạng
toán nhìn hình vẽ điền số đến dạng toán có lời văn hoàn chỉnh.
Hạn chế:
- Nhiều giáo viên gặp khó khăn khi dạy đến phần giải toán có lời văn.
- Học sinh còn rất lúng túng khi học dạng bài này.
- Nhiều học sinh còn nêu sai câu lời giải, chưa biết cách xác định phép tính của bài
toán, cách trình bày bài giải chưa chính xác.
- Một số học sinh ý thức học chưa cao, chưa chú ý trong việc học toán.


Kỹ năng phát huy
Trước tác động

Tích cực , chủ động

Giải toán với độ chính xác

64,5 %

52,6 %

1


2. Nguyên nhân:
- Giáo viên chưa chuẩn bị tốt cho các em khi dạy những bài toán trước. Những bài
nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, đối với những bài này hầu như học sinh đều
làm được nên giáo viên tỏ ra chủ quan, chỉ tập trung vào dạy kĩ năng đặc tính, làm
tính mà quên rằng đó là những bài toán khởi đầu của dạng toán có lời văn sau này.
Khi dạy dạng bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, giáo viên chưa cho học
sinh quan sát tranh, tập nêu đề toán, chưa rèn cho học sinh thói quen nhìn hình vẽ
nêu bài toán, chưa tập cho học sinh nêu câu trả lời, nên đến lúc học bài toán có lời
văn học sinh còn bỡ ngỡ và các em chưa dễ dàng tiếp thu, hiểu và giải đúng bài
toán.
- Do học sinh lớp 1 mới làm quen với việc giải toán có lời văn lần đầu, nhiều học
sinh đọc bài toán chưa thông thạo, chưa hiểu nội dung bài toán, chưa xác định yêu
cầu của bài toán.
- Mới làm quen với môn toán với các phép tính cộng, trừ lại tiếp xúc với việc giải
toán có lời văn, không khỏi có những bỡ ngỡ với học sinh.
II. Biện pháp/ giải pháp đã thực hiện:

1. Giải pháp thực hiện:
Nội dung một số biện pháp bồi dưỡng, rèn luyện năng lực giải Toán có lời
văn lớp 1 gồm các giải pháp:
- Biểu thị tình cảm và thái độ của giáo viên khi bồi dưỡng , rèn luyện năng
lực học sinh lớp 1 giải giỏi các loại toán 1 có lời văn;
- Chuẩn bị từ xa cho việc học giải toán;
- Hướng dẫn, nêu cách trình bày cho học sinh lớp 1 luyện tập khi giải các
bài tập môn Toán theo các chủ đề của môn Toán 1.
- Kiểm tra kỹ năng lớp 1 giải toán có lời văn
Giải pháp 1: Biểu thị tình cảm và thái độ của giáo viên khi dạy học sinh
lớp 1 học môn Toán.
- Luôn gần gũi, vui vẻ và hết lòng thương yêu các em học sinh lớp 1.
+ Nếu các em có nói sai thì cũng không sao; chớ bực tức, la mắng, quát tháo
làm cho trẻ sợ. Bởi vì nếu sợ thì trẻ không thể suy nghĩ, suy luận gì được. Giáo

2


viên cứ từ từ, đừng nôn nóng vội vã hãy tìm cách giải quyết. Nói cách khác, giáo
viên duy trì cho được một không khí học tập thoải mái, dễ chịu, vui tươi, cần hết
sức tránh gây căng thẳng, sợ hãi cho trẻ.
Trước khi dạy trẻ học, giáo viên cần lưu ý:
- Để cho cả giáo viên lẫn trẻ có được một tâm thế thoải mái, giáo viên không
dạy các em khi:
+ Các em đang bị lôi cuốn vào một thú vui hoặc trò giải trí nào đó;
+ Các em đang buồn ngủ hoặc quá mệt mỏi;
+ Bản thân mình còn lo lắng, bực tức hoặc vội vàng vì cần sắp đặt hay làm
ngay một việc nào đó.
- Mỗi khi giáo viên giao một bài tập hoặc nêu một câu hỏi thì giáo viên nên
dành thời gian cho các em suy nghĩ để tự giải hoặc để tự các em trả lời. Không nên

vội vàng chỉ bảo hoặc vội làm hộ ngay cho các em. Cần lưu ý nguyên tắc nếu giáo
viên giúp học sinh làm những việc mà học sinh có thể tự làm được là thầy cô có
lỗi. Bởi vì giáo viên đã làm mất đi cơ hội được suy nghĩ và luyện tập của các em,
nói cách khác là đã lấy mất quyền được rèn luyện, học tập của các em. Trong
trường hợp học sinh làm toán sai hoặc trả lời sai thì giáo viên đừng giải thích dài
dòng, đừng chê trách mà xử lý như sau:
+ Minh họa câu hỏi bằng các vật thật, các ví dụ trong đời sống hoặc dùng
sơ đồ, hình vẽ để mô tả;
+ Tách câu hỏi đã nêu thành câu hỏi nhỏ hơn, dễ hơn;
+ Suy nghĩ xem học sinh không trả lời được vì quên mất kiến thức cơ bản
nào thì ôn lại cho học sinh kiến thức đó.
Giáo viên cần nêu ra các câu hỏi (hoặc bài tập) thích hợp. Nếu học sinh trả lời
được (hoặc giải đúng) thì ta mới yên tâm. Chớ nên vội tin khi các em nói “em hiểu
rồi”, giáo viên cần quen với cách nói:
- Tốt lắm! các em hiểu rồi phải không? Thế thì hãy làm cho thầy (cô) bài tập
sau...
- Chà! các em làm đúng rồi! Thầy (Cô) rất vui vì các em đã hiểu bài, các em
giỏi lắm!

3


Nguyên tắc chung là học sinh phải chứng minh được qua hành động của mình
là đã hiểu bài, chứ không thể qua lời nói “em hiểu rồi” được.
Cần lưu ý trong lời nói khi dạy học sinh lớp 1:
a. Nói ít, nói ngắn gọn bằng những ngôn từ dễ hiểu, gần gũi với học sinh;
b. Cần kết hợp lời nói với động tác, hình vẽ, đồ dùng trực quan,...
c. Hạn chế định nghĩa và khái niệm và nêu các quy tắc tổng quát;
d. Khuyến khích học sinh.
Giải pháp 2: Chuẩn bị từ xa cho việc học giải toán - Giúp học sinh giải

toán có lời văn.
* Chuẩn bị từ xa cho việc học giải toán:
Mặc dù đến giữa học kì II học sinh mới dược học giải toán song ngay từ
tuần 7 ở học kì I, sách giáo khoa dã ngầm chuẩn bị từ xa các tiền đề dể học sinh
giải toán có lời văn sau này;
Ở đây sau các bài tập “ Nhìn tranh điền phép tính thích hợp vào dãy 5 ô trống”
giáo viên cần đặt thêm cho học sinh những câu hỏi các em trả lời miệng. ví dụ:
Từ bức tranh” 3 con chim trên cành, 1 con chim bay tới” ở trang 47 SGK,
sau khi trẻ điền được phép tính vào dãy ô trống:
3

+

1

=

4

Giáo viên nên hỏi tiếp “ Vậy có tất cả mấy con chim?” để học sinh trả lời
miệng: “có tất cả 4 con chim” hoặc “ số chim có tất cả là bao nhiêu?” ( số chim có
tất cả là 4 con)…
Cứ làm như vậy nhiều lần, học sinh sẽ quen dần với cách viết phép tính và
nêu lời giải bằng miệng. Do đó, các em sẽ dễ dàng viết được các câu lời giải sau
này
Giải pháp 3 : - Hướng dẫn, nêu cách trình bày cho học sinh lớp 1 luyện
tập khi giải các bài tập môn Toán theo các chủ đề của môn Toán 1.
a.Cách hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề toán:
Giáo viên cần cho học sinh đọc kỹ đề toán, hiểu rõ một số từ khóa quan
trọng như “ thêm, và, tất cả…” hoặc “bớt, bay đi, ăn mất, còn lại…”, nếu học sinh


4


gặp khó khăn trong khi đọc đề toán thì thầy cô nên cho các em nhìn tranh và trả lời
câu hỏi. ví dụ: với bài 2/118, giáo viên có thể hỏi:
Lúc đầu tổ có mấy bạn? (6 bạn)
Sau thêm mấy bạn? (3 bạn)
Em có bài toán thế nào? (…)
Sau đó giáo viên cho học sinh đọc (hoặc nêu) đề toán ở SGK.
Ngoài ra, giáo viên có thể bày mẫu vật trong bộ đồ dùng học tập toán 1 lên
bàn để thay thế cho tranh hoặc tóm tắt đề để hỗ trợ học sinh đọc đề toán.
Trong giai đoạn đầu có thể nêu tóm tắt bài toán rồi cho học sinh dựa vào
tóm tắt nêu đề toán.
*Việc dạy giải toán là một quá trình, không nên vội vàng yêu cầu các em
phải đọc thông thạo đề toán, viết được các câu trả lời, phép tính và đáp số để có
một bài giải chuẩn mực ngay từ lúc đầu. Chúng ta cần kiên trì rèn cho các em từng
bước để đến cuối năm các em đọc và giải được bài toán là đạt yêu cầu.
b. Cách hướng dẫn các em tóm tắt đề toán:
Trong thời kỳ đầu, giáo viên nên giúp các em tóm tắt đề toán bằng cách đặt
câu hỏi: “ Bài toán cho gì? Hỏi gì?” và dựa vào câu hỏi trả lời của các em để viết
tóm tắt, sau đó cho các em dựa vào tóm tắt để nêu lại đề toán. Đây là cách tốt nhất
giúp các em ngầm phân tích đề toán.
Ví dụ: với bài 2/118 nêu trên, thầy cô có thể làm như sau:
- Bài toán cho gì?
+ Lúc đầu tổ có 6 bạn. ( giáo viên ghi: Có : 6 bạn)
+ Sau thêm 3 bạn. ( giáo viên ghi: Thêm: 3 bạn)
- Bài toán hỏi gì?
+ Có tất cả mấy bạn? (giáo viên ghi: Có tất cả: … bạn?)
- Để có:

Tóm tắt:
Có:

6 bạn

Thêm: 3 bạn
Có tất cả:… bạn?

5


Sau đó cho học sinh nhìn vào tóm tắt rồi nêu lại đề toán (không được đọc đề
ở sách giáo khoa).
Lưu ý: việc tóm tắt đề toán như trên chỉ là một cách để giúp các em tìm hiểu
kỹ đề toán; các em có thể làm nháp, không cần phải viết vào bài giải.
c.Cách giúp học sinh lựa chọn phép tính giải:
Sau khi giúp học sinh tìm hiểu đề toán để xác định rõ cái đã cho và cái phải
tìm, chẳng hạn: với bài toán ở trang 117, thầy cô có thể hỏi:
Bài toán cho gì? (nhà An có 5 con gà)
Còn cho gì nữa? (mẹ mua thêm 4 con gà)
Bài toán hỏi gì? (Nhà An có tất cả mấy con gà?)
Giáo viên nêu tiếp: “muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà em làm phép
tính gì?” (tính cộng). Mấy cộng mấy? (5 + 4); 5 + 4 bằng mấy? (5 + 4 = 9); hoặc”
Nhà An có tất cả mấy con gà?”(9). Em tính như thế nào để được 9? (5 + 4 = 9).
Tới đây giáo viên gợi ý để các em nêu tiếp” 9 này là 9 con gà”, nên ta viết “ con
gà” vào trong dấu ngoặc đơn:
5 + 4 = 9 (con gà)
Giáo viên lưu ý học sinh:
- Với phép tính giải thì đơn vị viết trong dấu ngoặc;
- Với đáp số thì không cần viết đơn vị trong dấu ngoặc nữa.

d. Cách hướng dẫn các em đặt câu lời giải:
Có khi hướng dẫn các em đặt câu lời giải còn khó hơn (thậm chí khó hơn
nhiều) việc hướng dẫn trẻ chọn phép tính giải và đáp số. Giáo viên có thể dùng một
trong sáu cách sau:
Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán: “Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà?”
Ta bỏ đi từ đầu (Hỏi), cuối (mấy con gà) và thay “?” bằng dấu “:” để có câu lời
giải: “Nhà An có tất cả:” hoặc thêm từ “là”để có câu lời giải: “Nhà An có tất cả
là:”;
Cách 2: Bỏ từ “Hỏi” thành từ “Số”, đưa từ “con gà” vào sau từ “Số” và thay
từ “mấy” thành từ “là” để có: “ Số con gà nhà An có tất cả là:”

6


Cách 3: Bỏ từ “Hỏi” ở đầu câu hỏi và thay từ “ Số gà” , bỏ từ “ mấy con gà”
thêm vào từ “là” để có câu: “Số gà nhà An có tất cả là:”
Cách 4: Dựa vào dòng cuối của tóm tắt:
Có tất cả:………con gà?
Rồi thêm bớt để có câu:
“Nhà An có tất cả:”
Hoặc “Nhà An có tất cả số gà là:”
Cách 5: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: “Nhà An có tất cả mấy con gà?” để
các em trả lời miệng: “ Nhà An có tất cả 9 con gà” sau đó chèn phép tính vào để
có cả bước giải (gồm câu lời giải và phép tính):
Nhà An có tất cả số gà là:
5 + 4 =9( con gà)
Cách 6: Sau khi các em tính được: 5 + 4 = 9 (con gà).
Giáo viên chỉ vào số 9 và hỏi: “9 con gà ở đây là cái gì?” (là số gà nhà An
có tất cả). Từ câu trả lời của các em, giáo viên giúp các em chỉnh sửa thành câu lời
giải’ “Số gà nhà An có tất cả là:”

a/. Giáo viên cần khuyến khích các em tự nêu được nhiều câu lời giải khác
nhau, sau đó tìm câu thích hợp nhất. Không nên bắt buộc các em nhất thiết phải
viết theo một kiểu. Chẳng hạn, với bài toán: “An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả
bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?”, Có thể đặt rất nhiều câu lời giải khác
nhau như:
Cả hai bạn có:…
Hai bạn có:……
An và Bình có:….
Số bóng tất cả là:……
b/. Khi giáo viên tự nêu ra đề toán cho các em làm cần chú ý:
Hạn chế dùng từ khó hoặc tiếng khó trong đề toán như: thuyền ,quyển,
quỳnh…tăng cường các vần và tiếng dễ đọc, dễ viết như: cam. gà, lan…trong các
đề toán.

7


Lựa chọn câu hỏi trong đề toán sao cho các em chỉ cần chỉnh sửa một chút
xíu thôi là được ngay câu lời giải.
c/. Ở lớp 1 chỉ có 4 loại toán đố. Sau đây là ví dụ và cách trình bày bài giải.
Loại 1: (thêm)
7 con chim đậu trên cành.Có 3 con chim bay đến. Hỏi có tất cả mấy con
chim?

Bài giải
Số chim có tất cả là:
7 + 3 = 10 (con)
Đáp số: 10 con chim
Loại 2: (gộp)
Trong hộp có 12 bút xanh và 5 bút đỏ. Hỏi hộp đó có tất cả bao nhiêu cái


bút?
Bài giải
Số bút hộp đó có là:
12 + 5 = 17 (cái bút)
Đáp số: 17 cái bút
Loại 3: (Bớt)
Lan có 8 quả bóng. Lan thả 3 quả bay đi. Hỏi Lan còn lại mấy quả bóng?
Bài giải
Số bóng Lan còn lại là:
8 – 3 = 5 (quả bóng)
Đáp số: 5 quả bóng
Loại 4 : (Tìm một bộ phận trong toàn thể)
Mẹ nuôi gà và thỏ, tất cả có 36 con. Trong đó có 12 con thỏ. Hỏi mẹ nuôi
bao nhiêu con gà?
Bài giải
Số gà mẹ nuôi là:
36 – 12 = 24 ( con gà)
Đáp số: 24 con gà.
Giải pháp 4: Kiểm tra kỹ năng lớp 1 giải toán có lời văn.

8


Các em luyện tập các bài tập ở lớp chưa gọi là đầy đủ, cho nên giáo viên cần
kiểm tra kỹ năng giải toán cho các em, xem các em có kỹ năng giải toán vững vàng
chưa, nên tôi đưa ra một số đề toán để kiểm tra kỹ năng giải toán của các em học
sinh lớp 1 sau khi học xong phần giải toán có lời văn.

1.Viết phép tính thích hợp:


2. Viết phép tính thích hợp:

3. Viết phép tính thích hợp:

9


4. Viết phép tính thích hợp:
Đã có:

8 cây

Trồng thêm: 2 cây
Có tất cả:…….cây?
5. Viết phép tính thích hợp:
Đã có:

8 viên bi

Cho:

2 viên bi

Còn lại:…….viên bi?
6. Lan có 5 cái nơ. Mẹ cho Lan thêm 4 cái nơ. Hỏi Lan có tất cả mấy cái
nơ?
Bài giải
…………………………………………………………….
…………………………………………………………….

…………………………………………………………….

7. Bác Thanh trồng được 10 cây bưởi và 30 cây chuối. Hỏi Bác Thanh đã
trồng được tất cả bao nhiêu cây?
Bài giải
…………………………………………………………….
…………………………………………………………….
…………………………………………………………….
8. Vân có 18 quả táo. Vân cho em 8 quả táo. Hỏi Vân còn lại mấy quả táo?
Bài giải
…………………………………………………………….

10


…………………………………………………………….
…………………………………………………………….
9. Khi chơi trò chơi trên máy tính, Toàn và Hà được 96 điểm. Riêng hà được
43 điểm. Hỏi toàn được bao nhiêu điểm?
Bài giải
…………………………………………………………….
…………………………………………………………….
…………………………………………………………….
10. Thỏ mẹ mới đẻ được 6 thỏ con. Hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ?
Bài giải
…………………………………………………………….
…………………………………………………………….
…………………………………………………………….

III. Hiệu quả và khả năng áp dụng:

1. Hiệu quả:
- Khi giải toán, học sinh thực hiện tốt: Nhận dạng được các đề toán thuộc
các loại dạng toán vừa theo bốn loại nêu trên;
- Các em đọc kỹ đề toán, suy nghĩ giải toán một cách độc lập;
- Các em thoát li khỏi những chỉ dẫn của Thầy (Cô);
- Từng bước tiếp cận với các đề toán;
- Quen thuộc với cách giải các bài toán;
- Biết diễn đạt đề bài và lời giải bài toán bằng lời rõ ràng, mạch lạc;
- Chọn được phép tính thích hợp với bài giải toán;
- Có nhiều cách diễn đạt từ một tình huống của bài toán;
- Học sinh được luyện kĩ, hiểu kĩ bài toán đầy đủ, chính xác.
Sau khi tác động đề tài, tôi kiểm tra lại kết quả học tập của học sinh. Cụ thể như
sau:
Kỹ năng phát huy

Tích cực , chủ động

11

Giải toán với độ chính xác


Trước tác động

64,5 %

52,6 %

Sau tác động


96,5%

90,3 %

2. Khả năng áp dụng:
- Đề tài có khả năng áp dụng cho việc giải toán có lời văn lớp 1, 2 trường
Tiểu học An Long A và các trường tiểu học trong tỉnh.

Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị

An Long, ngày 04 tháng 01 năm 2018
Người viết

Phạm Công Nhu

Nguyễn Thị Ánh Tuyết

12



×