Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

SKKN biện pháp giúp học sinh lớp 4 giữ vở sạch, viết chữ đẹp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.23 KB, 11 trang )

PHÒNG GD&ĐT TAM NÔNG
TRƯỜNG TH AN LONG A

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2017 - 2018

Tên SKKN: Biện pháp giúp học sinh lớp 4 giữ vở sạch, viết chữ đẹp
Tác giả: Đặng Thị Thu Trâm chức vụ: Giáo viên dạy lớp

NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Thực trạng và nguyên nhân
1. Thực trạng
a. Mặt mạnh
- Nhà trường rất quan tâm đến phong trào giữ vở sạch viết chữ đẹp của các lớp.
Cụ thể: Hàng năm nhà trường đều tổ chức thi viết chữ đẹp cấp trường và đưa phong
trào vở sạch chữ đẹp vào bảng điểm thi đua. Ngoài ra, nhà trường còn thực hiện
kiểm tra nề nếp lớp theo từng đợt thi đua, thành lập câu lạc bộ viết chữ đẹp.
- GVCN tích cực rèn chữ viết cho học sinh lớp mình.
- Trong vài năm trở lại đây, chữ viết của các em được cải thiện hơn. Một số em
biết chịu khó, kiên trì rèn luyện chữ viết.
b. Hạn chế
Tuy chữ viết của các em được cải thiện nhưng đạt đến mức độ đúng và đẹp thì
chưa cao. Cụ thể qua các đợt kiểm tra vở sạch chữ đẹp, tôi nhận thấy các em còn
mắc một số lỗi sau:
* Về chữ viết:
- Viết sai độ cao cao ở một số con chữ.
- Điểm đặt bút, dừng bút chưa đúng.
- Các nét trong một con chữ chưa đều.
- Chữ viết chưa liền mạch.


- Sự nối nét giữa các con chữ chưa đúng.
1


- Khoảng cách giữa các chữ chưa đúng.
* Về bảo quản sách, vở:
- Một số vở quăn mép, bôi xóa nhiều, gạch bỏ phần viết sai chưa đúng quy
định; Học sinh viết chưa hết trang còn bỏ vở.
- Một số lớp chưa quy định học sinh cách trình bày bài viết, bài giải ở một số
môn học như Chính tả, Tập đọc, Toán,…... nên các em viết lung tung còn dùng
nhiều màu mực trong một vở. Vì vậy về cách trình bày vở chưa đẹp.
- Bản thân trực tiếp giảng dạy lớp 4/4, trong những tuần lễ đầu của năm học,
tôi quan sát sơ bộ về cách giữ vở và chữ viết của các em thu được kết quả sau:
Thời gian
Đầu năm học

Số học sinh

Loại A

Loại B

30

18 = 60%

12 = 40%

2. Nguyên nhân
- Do bàn ghế ngồi học của các em chưa phù hợp với lứa tuổi.

- Ở lớp 4, các em học nhiều môn, bài học dài hơn ở các lớp dưới. Do đó tốc độ
viết phải nhanh hơn nên chữ viết các em chưa đúng cỡ chữ, nét chữ chưa đều, chưa
đúng độ cao, viết chưa liền mạch.
- Một số em thiếu tính kiên trì chịu khó trong việc rèn chữ.
- Lớp 4 không có tiết dạy Tập viết như ở lớp 1, 2, 3.
- Một số em chưa coi trọng việc giữ gìn sách vở cẩn thận.
- Phụ huynh chưa quan tâm đến phong trào vở sạch chữ đẹp của nhà trường.
II. Biện pháp/Giải pháp đã thực hiện
1. Biện pháp 1: Xây dựng nề nếp giữ vở sạch
- Trong phiên họp phụ huynh học sinh đầu năm, tôi thông báo với phụ huynh
về nề nếp học tập của lớp như sách vở phải bao bìa dán nhãn, kẻ hàng phải có thước
kẻ, dùng bút mực có ngòi bút nhỏ để nét chữ gọn đẹp, chỉ dùng một màu mực viết
cho một quyển vở, không dùng hai, ba màu mực như thế về trình bày vở không
được đẹp để phụ huynh biết chuẩn bị cho con em mình.
- Tuần lễ sinh hoạt học đường ở đầu năm học, tôi hướng dẫn các em nắm một
số quy định về giữ vở sạch. Tôi quy định cho các em cách ghi thứ, ngày, tháng ,
2


năm, ghi tên môn, tựa bài, khi viết bài không được tẩy xóa. Nếu các em có viết sai
chữ nào thì dùng thước kẻ đặt ngang chữ đó gạch một gạch, không được bôi hoặc
gạch chéo chữ viết sai hoặc viết đè lên chữ viết sai đó. Tôi cũng hướng dẫn các em
cách gạch ngang hết bài, hết ngày học. Tôi nhắc nhở các em không được xé giấy,
không bỏ trống giấy viết phải hết trang giấy rồi mới sang trang khác.
- Tôi khuyến khích các em dùng bìa kê vở mỗi khi viết để giữ vở không bị
quăn mép. Nếu em nào có điều kiện thì mua bìa kê ở chợ bán, còn không thì tự làm
như lấy các vỏ hộp hoặc lấy bìa vở của năm học trước rồi cắt dán lại cũng được.
- Tôi luôn nhắc nhở các em khi lật sách vở phải lật nhẹ nhàng từng trang để
sách vở không bị nhăn. Khi cất sách vở vào cặp cũng phải chú ý nhẹ nhàng, ngăn
nắp không nhét vội vàng làm sách vở quăn góc. Ở nhà, khi học bài, viết bài xong

cũng phải để sách vở ngăn nắp không vứt lung tung tránh sách vở bị nhàu nát.
- Trong các buổi học hàng ngày trên lớp, tôi luôn quan sát, nhắc nhở các em
giữ vở sạch, thấy vở của em nào quăn mép tôi liền cho các em sửa lại ngay lúc đó.
2. Biện pháp 2: Yêu cầu của việc rèn chữ, giữ vở
* Về giáo viên
- Sách vở của giáo viên cũng phải bao bìa, dán nhãn, giữ gìn sạch sẽ, cẩn thận.
- Chữ viết của giáo viên phải đúng mẫu, rõ ràng, có khả năng viết mẫu.
- Khi viết bảng hoặc ghi lời nhận xét vào vở học sinh, giáo viên phải viết cẩn
thận, chữ viết phải thẳng hàng, đều nét, đúng độ cao, viết liền mạch rõ ràng để học
sinh quan sát và làm theo. Vì chữ viết của giáo viên cũng là một hình ảnh trực quan
hết sức quan trọng.
- Giáo viên phải có kỹ năng dạy viết chữ, phải nắm chắc kỹ thật viết chữ đó là
kỹ thuật “lia bút” và “rê bút” để hướng dẫn học sinh có thói quen viết liền mạch.
- Người giáo viên phải có tính kiên trì, tỉ mĩ, yêu trẻ chăm chút từng nét chữ
cho học sinh tạo cho các em một thói quen tốt.
* Về học sinh
- Ngồi viết phải đúng tư thế
- Cách cầm viết, để vở phải đúng quy định
3


- Phải có tính kiên trì, chịu khó
- Có ý thức trong việc giữ vở sạch.
* Về cơ sở vật chất
- Lớp học phải có đủ ánh sáng.
- Bàn ghế đúng quy cách, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh viết đúng, viết đẹp
- Trong những ngày đầu của năm học, khi học sinh viết bài, tôi quan sát chữ
viết của từng em. Sau đó, tôi thống kê các lỗi học sinh thường mắc, tôi tiến hành
sửa chữ viết của học sinh và rèn nét chữ cho các em. Vì ở lớp 4 không có tiết tập

viết nên mỗi buổi học tôi dành ít phút để giúp học sinh nhớ lại tên gọi các nét cơ
bản: nét thẳng (thẳng đứng, thẳng ngang, thẳng xiên); nét cong (cong kín, cong hở,
cong phải, cong trái); nét móc (móc xuôi trái, móc ngược phải, móc hai đầu); nét
khuyết (khuyết xuôi, khuyết ngược); nét thắt giữa; nét thắt trên và nét hất. Đồng
thời cho các em nắm các nhóm chữ viết để hướng dẫn các em viết đúng độ cao con
chữ. Cụ thế:
+ Nhóm có nét móc: n, m, i, u, ư, v, r, t.
+ Nhóm có nét khuyết: l, b, h, k, g, y.
+ Nhóm có nét cong và có dấu mũ: a, ă, â, o, ô, ơ, e, ê,…
+ Nhóm các chữ ghép: nh, kh, ch, ngh, ng, ph.
+ Nhóm có độ cao 2,5 ô li: l, b, h, k, g, y
+ Nhóm có độ cao 2 ô li: d, đ, q
+ Nhóm có độ cao 1 ô li: a, ă, â, o, ô, ơ, e, ê, n, m, i, u, ư, v, c.
+ Nhóm có độ cao 1,5 ô li: t
+ Nhóm có độ cao 1,25 ô li: r, s
- Dựa vào từng nhóm chữ tôi hướng dẫn lại cho các em quy trình viết chữ như
điểm đặt bút, điểm dừng bút, tọa độ điểm đặt bút hoặc dừng bút, cách viết liền
mạch, kỹ thuật lia bút, rê bút.
- Tôi vừa viết bảng vừa hướng dẫn học sinh từng thao tác. Sau đó cho học sinh
thực hành viết bài học rồi tôi kiểm tra lại.
4


- Khi dạy chữ viết hoa cũng tương tự theo cấu tạo nét giống nhau với mức độ
từ dễ đến khó, giáo viên phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.
- Vị trí dấu ghi thanh cũng được quy định cụ thể. Vì vậy giáo viên cần hướng
dẫn học sinh đặt dấu thanh đúng vị trí.
- Trong các tiết học, tôi cũng thường xuyên theo dõi, uốn nắn nếu thấy học sinh
viết chưa đúng chỗ nào là tôi chỉ cho học sinh thấy và hướng dẫn các em viết lại
liền lúc đó.

- Tôi cũng quan tâm chú ý đến tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở, xê
dịch vở khi viết của các em.
- Sau khi học sinh viết đúng theo yêu cầu rồi tôi bắt đầu rèn cho học sinh viết
đẹp. Tôi cho học sinh xem một số bài viết của các em học sinh đạt giải thi viết đẹp
của các năm trước để làm mẫu. Tôi đặt ra yêu cầu cao hơn là cho các em viết nét
thanh nét đậm. Tôi cho các em luyện viết nhanh đẹp. Mỗi tuần tôi giao cho các em
viết một bài viết chữ đẹp sau đó tôi kiểm tra và sửa cho học sinh.
- Qua quá trình luyện viết chữ đẹp, tôi phát hiện em nào có năng khiếu thì tôi
khuyến khích cho các em luyện viết thêm kiểu chữ nét nghiêng.
- Ngoài chữ viết ra thì chữ số cũng cần phải viết đúng, viết đẹp. Vì vậy tôi
cũng quan tâm nhắc nhở và hướng dẫn học sinh phải viết đúng độ cao chữ số là 2 ô
li và điểm đặt bút, dừng bút phải đúng quy định.
4. Biện pháp 4: Công tác khen thưởng
- Hằng ngày tôi luôn động viên khuyến khích các em rèn chữ viết, giữ gìn sách
vở sạch đẹp.
- Hằng tháng tôi đều chấm vở sạch chữ đẹp của các em theo xếp loại A, B, C.
Tôi tuyên dương những em viết chữ có tiến bộ, biết giữ gìn sách vở sạch đẹp.
- Qua các đợt thi đua, em nào đạt thành tích tốt tôi đều khen thưởng em đó.
III. Hiệu quả và khả năng áp dụng
1. Hiệu quả
Qua quá trình áp dụng các biện pháp trên, hằng năm lớp tôi chủ nhiệm đều đạt
được kết quả cao. Cụ thể như sau:
5


+ Phong trào vở sạch chữ đẹp: Hằng năm đạt loại A trên 80%
+ Hội thi viết chữ đẹp cấp trường:
 Năm học 2014 – 2015: 1 em đạt giải nhất, 1 em giải nhì.
 Năm học 2015 – 2016: 1 em đạt giải nhất, 1 em giải nhì, 1 em giải ba, 1
em khuyến khích.

 Năm học 2016 – 2017: 1 em đạt giải nhất, 1 em đạt khuyến khích. 1 em
đạt giải nhất cấp huyện.
Kết quả chấm Vở sạch chữ đẹp đợt 1 năm học 2017-2018 lớp 4/4 đạt kết quả
như sau
Thời gian

Số học sinh

Loại A

Loại B

Đầu năm học

30

18 = 60%

12 = 40%

Cuối kì I

30

26 = 86.66%

4 = 13.33%

Hội thi viết chữ đẹp Năm học 2017 – 2018 cấp trường có 1 em đạt giải nhất, 1
em giải nhì, 1 em đạt khuyến khích và có 2 học sinh được chọn dự thi viết chữ đẹp

cấp huyện.
Hội thi Ngày hội giao lưu HSTH có 5 vở được chọn trưng bày.
2. Khả năng áp dụng
Đề tài này có thể áp dụng rộng rãi không những cho các lớp từ khối 1 đến khối
5 trường Tiểu học An Long A mà còn áp dụng được cho các trường trong huyện
Tam Nông.
An Long, ngày 01 tháng 03 năm 2018
Người viết SKKN

Đặng Thị Thu Trâm

6


7


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
_______________________________________

BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2016 - 2017
______________________

Kính gởi: Hội đồng xét duyệt sáng kiến huyện.
Họ và tên: Đặng Thị Thu Trâm
Chức vụ: Giáo viên dạy lớp
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học An Long A
Những sáng kiến, cải tiến, giải pháp mới, kỹ thuật mới ( gọi chung là sáng kiến),

các đề án, dự án góp phần hoàn thành nhiệm vụ của bản thân, đơn vị năm học 2016-2017.
Tên đề tài: “ Biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh
lớp 4/1 trường tiểu học An Long A ”.
TT
1

Nội dung sáng kiến
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch giáo
dục đạo đức cho học sinh

8

Hiệu quả của sáng kiến


- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đạo đức, - Tất cả cán bộ, giáo viên và phụ
hạnh kiểm của lớp theo chủ đề năm học.
huynh học sinh của nhà trường đều
đồng tình và tích cực thực hiện. Giáo
viên quan tâm đến chất lượng dạy
chữ và dạy người.

2

3

- Rèn luyện phẩm chất học sinh thông qua
các hoạt động, các phong trào thi đua
trong nhà trường.
Biện pháp 2: Sự gắn kết giữa Nhà

trường - Gia đình và Xã hội
- Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự là
chiếc cầu nối giữa nhà trường, gia đình,
lớp học, cá nhân học sinh với phụ huynh
học sinh. Tổ chức họp phụ huynh theo
định kì và có thể liên lạc bằng điện thoại
khi có trường hợp cần thiết phải trao đổi.
- Phối hợp với chính quyền địa phương
đưa công tác giáo dục đạo đức học sinh
vào tiêu chí xây dựng bình chọn.
Biện pháp 3: Công tác chủ nhiệm lớp
- Tìm hiểu hoàn cảnh học sinh, quan sát
biểu hiện hành vi của các em trong học
đường; chú ý nhiều đến những học sinh cá
biệt, chậm tiến. Từ đó có được những biện
pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng
học sinh.

- HS có một số biểu hiện và hành vi
đúng mực hơn.

- Giáo viên với phụ huynh học sinh
có sự hợp tác thường xuyên hơn. Phụ
huynh học sinh nắm được thông tin
về kết quả học tập cũng như về năng
lực, phẩm chất của con em mình kịp
thời.
- Phụ huynh học sinh thấy được vai
trò của giáo dục gia đình rất quan
trọng.

- Nắm được hoàn cảnh, đặc điểm tâm
sinh lí của từng em. Từ đó có giải
pháp giáo dục phù hợp với từng đối
tượng. Ngày càng có nhiều học sinh
chăm ngoan hơn.

- Các em tích cực hơn trong học tập,
có ý thức trách nhiệm với công việc,
với bản thân, biết được những việc
nên làm, những việc không nên làm.
Từ đó có nhiều tiến bộ trong học tập
cũng như phẩm chất đạo đức.
- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp; - HS tự tin hơn trong giao tiếp, gần
tổ chức tốt giờ sinh hoạt lớp; hàng tuần gũi hòa đồng với các bạn, có những
xây dựng lại nội quy lớp học.
cử chỉ, lời nói, hành động đúng mực.
- Đổi mới phương pháp dạy học; lồng
ghép giáo dục đạo đức vào tất cả các môn
học, hình thành cho các em những hành vi
đạo đức tốt.

Trên đây là sáng kiến, cải tiến, giải pháp mới, kỹ thuật mới ( gọi chung là sáng
kiến) các đề án, dự án của bản thân tôi trong năm 2016-2017.
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt và công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”
năm học 2015-2016./.

9


Xác nhận

Công nhận sáng kiến của ông ………...
Đã áp dụng đạt kết quả tại đơn vị

Người báo cáo

Đặng Thi Thu Trâm

10


* Lưu ý: Không đóng bìa; font: Times New Roman, size: 14.

11



×