Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN Biện pháp giúp học sinh lớp 4 đọc diễn cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.43 KB, 15 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN CAO LÃNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC PHONG MỸ II


Đề tài kinh nghiệm

BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4
ĐỌC DIỄN CẢM TỐT
NGƯỜI THỰC HIỆN: Lê

Phước Tâm

CHỨC VỤ: GIÁO VIÊN DẠY LỚP

PHONG MỸ – 2006


PGD & ĐT H. CAO LÃNH
Trường TH Phong Mỹ II
---------- oOo ----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
------------- oOo --------------

Đề tài kinh nghiệm

BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH
LỚP 4 ĐỌC DIỄN CẢM TỐT
Người thực hiện: Lê Phước Tâm
Chức vụ: Giáo viên dạy lớp


Đơn vị: Trường TH Phong Mỹ IIø
Năm học: 2005 – 2006.

PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
Môn Tiếng Việt ở trường phổ thông có một nhiệm vụ hết sức quan trọng đó
là hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động này
thể hiện qua 4 dạng tương ứng 4 kó năng: nghe, nói, đọc, viết. Đọc là một phân
môn của chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học. Đây là một phân môn (một kó
năng) có vị trí đặc biệt trong chương trình tập đọc nói riêng và Tiếng Việt nói
chung vì nó đảm nhận cho việc hình thành và phát triển cho học sinh các kó năng
khác. Đặc biệt khi đã vào giai đoạn hai (4, 5) kó năng đọc được nâng cao hơn đó là
mức độ đọc diễn cảm văn bản đối với các văn bản nghệ thuật.
Đọc diễn cảm là một kó năng phức tạp tập hợp nhiều kó năng bộ phận như kó
năng phân tích tác phẩm, kó năng phân tích ngữ điệu, kó năng thể hiện giọng đọc….
Trong chương trình lớp 4 chương trình Tiếng Việt 2000 ta bắt gặp rất nhiều tác
phẩm mang yếu tố ngôn ngữ văn chương và học sinh cũng được luyện đọc mức độ
cao hơn đó là đọc diễn cảm. Nhưng người giáo viên chúng ta làm thế nào để các
em đọc hay hơn, tốt hơn một khi ở giai đoạn lớp 1, 2, 3 học sinh chỉ được luyện đọc
đúng. Đó là trăn trở của giáo viên trong mỗi giờ dạy tập đọc.
Tài liệu Biện pháp giúp học sinh lớp 4 đọc diễn cảm tốt sẽ giúp cho chúng
ta tháo gỡ các khó khăn đó. Việc làm này bắt đầu từ sự phân tích một số yếu tố
của đọc diễn cảm; các kó năng của đọc diễn cảm, nhiệm vụ, cách rèn học sinh đọc
diễn cảm…. Hi vọng với những gì đúc kết được sẽ giúp cho các giáo viên của
trường giảng dạy tốt hơn, đạt được mục tiêu đề ra của môn Tập đọc 4.
2


Trong quá trình nghiên cứu, thu thập thông tin, ghi chép chắc chắn thế nào
cũng còn một số thiếu sót, mong nhận được sự đóng góp bổ sung của bạn đọc. Tôi
vô cùng cảm ơn.

Người thực hiện.

3


PHẦN II: NỘI DUNG
I/ Cơ sở xuất phát:
1. Như chúng ta đã biết, đọc là biến hình chũ viết của văn bản thành hình
thức của âm thanh đề người đọc, người nghe hiểu được những diều mà tác giả nói
qua chữ viết. Đọc là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở là việc đón nhận
thông tin bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác.
+ Đọc là một quá trình vận động của các cơ quan, là quá trình vận động của
mắt sử dụng bộ mã chữ – âm để phát ra một cách trung thành những dòng văn tự
ghi lại lời nói âm thanh. Quá trình này gọi là đọc thành tiếng. Thứ hai là quá trình
vận động của tư tưởng, tình cảm, sử dụng bộ mã chữ – nghóa tức là mối liên hệ
giữa các con chữ và ý tưởng, các khái niệm chứa đựng bên trong để nhớ và hiểu
được nội dung những gì đọc được. Quá trình này được gọi là đọc hiểu.
+ Mức độ thứ hai của đọc là sản sinh văn bản. Đọc hiểu là tiếp nhận cho
mình: Đọc thành tiếng khác đọc hiểu ở chỗ nó không chỉ là hoạt động tiếp nhận
nhằm cho mình mà còn là hoạt động nhằm làm cho nhười khác cũng tiếp nhận văn
bản giống mình. Vì vậy lúc này người đọc tham gia vào quá trình tái sản sinh văn
bản. Lúc này người đọc có nhiệm vụ truyền cảm xúc của văn bản mà mình đã tiếp
nhận được đến người nghe. Đây chính là đọc diễn cảm.
2. Một số yêu cầu về đọc diễn cảm đối với học sinh lớp 4:
Kó năng đọc diễn cảm thường được tập luyện thông qua các văn bản nghệ
thuật. Sau khi học sinh đã đạt được những yêu cầu tối thiểu về trình độ đọc (đọc
đúng, rõ ràng, rành mạch….) đã tìm hiểu bài và nắm nội dung, ý nghóa bài đọc.
Muốn đọc diễn cảm một văn bản người đọc phải lựa chọn giọng điệu, ngữ điệu
phù hợp với tình huống miêu tả, thể hiện được tình cảm, thái độ của tác giả đối với
nhân vật và nội dung miêu tả trong văn bản. Ở Tiểu học, khi dạy học sinh đọc

diễn cảm, người giáo viên thường hướng dẫn các em luyện tập theo các mức độ
sau:
a. Biết nhấn mạnh các từ ngữ quan trọng của câu, đoạn (từ gợi cảm, gợi tả,
từ chìa khoá….)
b. Biết thể hiện ngữ điệu (thay đổi về tốc độ, cao độ, cường độ, trường độ….)
phù hợp với các loại câu theo mục đích phát ngôn.
c. Biết đọc phân biệt lời kể của tác giả với lời nhân vật.
d. Biết đọc phân biệt lời nhân vật sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và
tính cách từng nhân vật.
4


e. Biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong văn bản hay
thái độ cảm xúc của tác giả.

5


3. Trong thực tế giảng dạt, người giáo viên chúng ta chưa thật sự rèn kó năng
đọc diễn cảm cho học sinh một cách đúng mức. Đa số giáo viên chỉ dừng lại ở mức
độ đọc đúng bài đọc và đọc hiểu bài. Lượng thời gian dành để đọc diễn cảm là rất
ít. Vì thế các em chưa được luyện tốt kó năng này. Thứ hai, việc đọc diễn cảm yêu
cầu người giáo viên trước hết phải đọc tốt nhưng chúng ta chưa thực hiện được
việc đó. Bên cạnh việc đọc mẫu của giáo viên, khâu tổ chức để luyện đọc cho học
sinh ta cũng chưa nắm vững nên từ đó việc đọc diễn cảm của học sinh chỉ dừng lại
ở mức độ đọc hiểu bài văn sau khi tìm hiểu một cách máy móc cho có (kết quả sau
khi dự giờ các tiết tập đọc của giáo viên).
Xuất phát từ cái khó, cái hay của đọc diễn cảm, yêu cầu đọc diễn cảm đối
với học sinh lớp 4, các vướng mắc của giáo viên sau một năm thực hiện thay SGK.
Tôi tổng kết một số giải pháp và kết quả để chúng ta cùng thực hiện.

II/ Nhiệm vụ của đề tài:
Như đã nói, mục đích của đề tài là nhằm giúp cho giáo viên có thể luyện
cho học sinh đọc diễn cảm tốt, vì thế tôi xin tóm tắt một số điểm cơ bản của đề tài
như sau:
- Một số điểm khó khăn của giáo viên và học sinh khi đọc diễn cảm.
- Một số giải pháp nhằm giúp giáo viên luyện đọc diễn cảm cho học sinh
như cách tổ chức, hướng dẫn luyện đọc…
- Quy trình và phân phối thời gian cho phần đọc diễn cảm.
III/ Đặc điểm tình hình:
1. Thuận lợi:
- Được sự hổ trợ tốt của BGH củng như các đồng nghiệp.
- Tuy chương trình là chương trình mới, nhưng các giáo viên đã được tập
huấn kỉ, có SGK và các tài liệu tham khảo đầy đủ cũng như trong tổ thường xuyên
mở các buổi dự giờ chéo nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn. Sách giáo viên
đã chỉ cụ thể cho giáo viên phần nào cần luyện đọc diễn cảm.
- Đa số học sinh ở các lớp theo khảo sát đầu năm phần nhiều học sinh đã
đọc đúng, trôi chảy; học sinh có đủ SGK để học tập.
- Ngữ liệu ở SGK rất gần gũi với học sinh từ đó cũng phần nào dễ thâm
nhập vào học sinh và đó cũng là cơ sở để góp phần học sinh đọc diễn cảm tốt.
- Trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc giáo viên có chuẩn bị tốt bảng
phụ, bài văn, đoạn văn mẫu.....
2. Khó khăn:
6


Bên cạnh các thuận lợi vừa kể, đối với cả giáo viên và học sinh còn gặp một
số khó khăn như sau:
- Việc thực hiện đầu tiên chương trình thay SGK nên giáo viên còn lúng
túng ở các bước dạy, việc thực hiện quy trình dạy còn hạn chế.
- Kó năng đọc diễn cảm của giáo viên còn hạn chế nên chưa thể luyện tốt

cho học sinh.
- Tuy học sinh đọc được chiếm đại đa số song để nâng lên đọc diễn cảm là
một bước vô cùng khó khăn do sự chuyển tiếp từ giai đoạn 1 sang giai đoạn 2.
- Một số giáo viên chưa chuyển được cách dạy mới vào dạy học không phải
chỉ ở khối 4 mà ngay cả các lớp dưới.
3. Thực trạng của việc hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm của giáo viên tổ
Bốn trong nhà trường vào năm học 2005 – 2006.
Nhìn chung ở các lớp, giáo viên chưa có biện pháp cụ thể để hướng dẫn học
sinh đọc diễn cảm, từ đó khả năng đọc diển cảm của các em nhìn chung chưa được
rèn một cách đúng mức. Cũng như đã nói, kó năng đọc diễn cảm bao gồm rất
nhiều kó năng khác như đọc đúng, đọc hiểu.... Cho nên việc rèn đúng mức kó năng
đọc diễn cảm ngay từ đầu người giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc tốt, hiểu
từ, ý của bài. Một số khó khăn các giáo viên thường gặp phải tập trung vào các
điểm sau:
- Ngay từ khâu luyện đọc đúng giáo viên chưa luyện đọc cho học sinh một
cách đúng mức, nhiều giáo viên không biết lúc nào thì luyện đọc từ khó, lúc nào
giải nghóa từ, đọc bao nhiêu lượt....
- Trong khâu đọc hiểu giáo viên vẫn còn lúng túng cách tổ chức. Đọc hiểu ở
đây bao gồm hiểu từ; cụm từ; câu hỏi (ý); nội dung bài; biện pháp nghệ thuật......
Giáo viên không biết chọn từ nào để học sinh giải nghóa; khi nào thì học sinh trả
lờo câu hỏi theo hình thức cá nhân; khi nào thì sử dụng nhóm; thời gian dành cho
các hoạt động này là bao nhiêu.....
- Khâu đọc diễn cảm đa số giáo viên cho học sinh đọc lại một đoạn của bài
có sự hướng dẫn, song chất lượng ở đây chỉ dừng lại ở mức độ đọc đúng, chưa đọc
diễn cảm. Hình thức tổ chức chưa phát huy tính tích cực của học sinh, khâu thời
gian không đảm bảo do mất quá nhiều ở khâu đọc hiểu nên học sinh không được
luyện đọc đúng mức, từ đó khả năng đọc diễn cảm của học sinh chưa được phát
triển. Một yếu tố nữa ở đây là việc học sinh không hiểu bài học một cách thấu đáo
mà cụ thể ở phần đọc hiểu giáo viên đã vướng mắc như đã nói ở trên. Từ việc nếu
đã không hiểu được bài thì việc rèn đọc diễn cảm tất yếu không đạt được hiệu

quả. Một yếu tố nữa ảnh hûng không nhỏ đến việc rèn kó năng đọc diễn cảm cho
7


học sinh là giọng đọc của giáo viên, giọng đọc của giáo viên được xem như là một
phương tiện trực quan. Nếu giáo viên đọc diển cảm tốt sẽ thu hút được học sinh,
lôi cuốn học sinh nhưng một số giáo viên trong tổ còn hạn chế kó năng này.
IV/ Các giải pháp:
Để hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm tốt nói riêng và dạy tốt môn Tập đọc
nói chung, tôi xin đề ra một số giải pháp sau:
1. Về phân phối thời gian của một tiết tập đọc lớp 4
- Trung bình thời gian một tiết dạy là 35 – 40 phút, ta dự kiến thời gian lí
tưởng nhất là 38 phút.
- Thời gian cụ thể cho từng pgần như sau:
+ Kiểm tra bài cũ: 5 – 6 phút
+ Giới thiệu bài: 1 – 2 phút
+ Luyện đọc đúng: 9 phút
+ Tìm hiểu bài: 7 – 8 phút
+ Luyện đọc diễn cảm: 10 phút
+ Củng cố, dặn dò: 4 phút
2. Về quy trình giảng dạy
A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra lại việc đọc đúng, đọc diễn cảm và nắm lại nội
dung bài trước.
B. Bài mới:
B1: Giới thiệu bài: Dùng tranh ảnh hay dùng lời để giới thiệu bài sao cho lôi
cuốn và ít mất thời gian.
B2: Luyện đọc đúng: Tổ chức cho học sinh luyện đọc đúng với hình thức học
sinh đọc nối tiếp đoạn kết hợp luyện đọc đúng từ, giải nghóa từ trọng tâm, tìm hiểu
nghóa của từ…, sau đó giáo viên đọc mẫu toàn bài.
B3: Tìm hiểu bài (đọc hiểu): Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời các câu

hỏi ở SGK bằng nhiều hình thức.
B4: Đọc diễn cảm: Cho học sinh đọc lại bài; treo đoạn cần luyện đọc, hướng
dẫn đọc; giáo viên đọc mẫu; học sinh đọc bằng nhiều hình thức.
C. Củng cố, dặn dò: Học sinh nêu ý nghóa bài học; nhận xét, dặn dò.
3. Để rèn cho học sinh kó năng đọc đúng, GV cần làm một số việc sau:
- Chia đoạn bài văn, chỉ định số học sinh đọc nối tiếp, số học sinh đọc tuỳ
vào sự tổ chức của giáo viên (học sinh có thể đọc ngang, đọc dọc, xen kẻ…..) học
sinh đọc với tâm thế sẳn sàng, không bị ngắt quảng.
- Để củng cố kó năng đọc trơn, giáo viên nên tổ chức cho học sinh được đọc
ít nhất là ba vòng với cách làm cụ thể nhö sau:
8


+ Vòng 1: Qua những học sinh đọc nối tiếp, giáo viên nghe và phát hiện
những hạn chế về cách phát âm, ngắt nghỉ, ngữ điệu…. Để có biện pháp giúp đở cá
nhân đó và nhắc nhở cả lớp. Cách phát hiện lỗi có thể do giáo viên phát hiện hay
học sinh phát hiện nhưng giáo viên cần khéo léo để tránh làm mất thời gian.
+ Vòng 2: Học sinh đọc đoạn nối tiếp kết hợp nắm nghóa các từ chú giải ở
SGK. Nếu vòng này học sinh còn sai, giáo viên tiếp tục sữa chửa. Từ khó có thể là
từ ở SGK hay từ địa phương, từ học sinh không hiểu nghóa. Cách phát hiện do giáo
viên hay học sinh củng được nhưng cơ bản là để học sinh giải nghóa, nếu học sinh
không giải nghóa được ta có thể sử dụng các biện pháp giải nghóa từ để hổ trợ.
+ Vòng 3: Học sinh đọc nối tiếp lại một lượt để giáo viên kiểm định và đánh
giá sự tiến bộ của học sinh đồng thời khắc phục những hạn chế nếu có.
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài (tạo tâm thế cho học sinh đọc diễn cảm).
Tinh thần cơ bản của việc luyện đọc từng đoạn nối tiếp là thực hành, thông
qua thực hành giáo viên chỉ dẫn, uốn nắn hay động viên khích lệ để học sinh đạt
vững chắc kó năng đọc đúng ở lớp dưới chuẩn bị cho việc tiếp nhận và luyện tập kó
năng mới là đọc diễn cảm.
- Hình thức của hoạt động này là học sinh đọc cá nhân trước lớp.

4. Việc rèn kó năng đọc hiểu (tìm hiểu bài), GV cần chú ý các điểm sau:
- Hiểu ở đây là hiểu từ, ý, nội dung và các biện pháp nghệ thuật…. Từ ở đây
không phải là từ ở phần giải nghóa ở phần luyện đọc đúng mà ở đây là những từ
ngữ mang tính nghệ thuật.
- Về câu hỏi ở SGK, giáo viên cần chú ý các loại câu hỏi: Câu hỏi tái hiện,
câu hỏi sáng tạo, nâng cao để có các hình thức tổ chức cho phù hợp.
- Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài theo các câu hỏi, giáo viên cần tập
trung giúp các em nắm được ý chính, hiểu nội dung bài và bước đầu phát hiện một
số biện pháp nghệ thuật trong văn bản văn chương.
- Hình thức chủ yếu là cho học sinh đọc thầm, đọc lướt văn bản để trả lời
câu hỏi, học sinh trả lời cá nhân đối với các câu hỏi tái hiện, có thể làm việc theo
cặp, nhóm đối với các câu hỏi trừu tượng mang tính sáng tạo và nâng cao. Việc tổ
chức theo nhóm giáo viên cần cân đối kó lượng thời gian để tổ chức cho thích hợp.
- Đây là một khâu mà giáo viên thường dừng lại ở chỗ học sinh trả lời đủ và
đúng câu hỏi chứ chưa phát huy hết tác dụng của việc đọc hiểu. Chính sự am hiểu
văn bản sẽ giúp học sinh đọc tốt hơn hay nói đúng hơn là đọc diễn cảm được bài
văn. Chính vì thế giáo viên cần cho học sinh tự làm việc, chỉ giúp đở một cách nhẹ
nhàng nhằm tạo hiệu quả cao nhất, tránh tình trạng buộc học sinh phải trả lời theo

9


dự kiến của bài soạn một cách quá máy móc đối với các câu hỏi mang tính sáng
tạo, nâng cao.
5. Việc hướng dẫn đọc diễn cảm, luyện đọc diễn cảm như thế nào để
mang lại hiệu quả đồng thời phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh
Đối với học sinh lớp 4, để dạy cho học sinh làm quen và từng bước hình
thành kó năng đọc diễn cảm, giáo viên thường thông qua biện pháp đọc mẫu để
giúp học sinh thực hành luyện tập thể hiện sự cảm nhận về nội dung, ý nghóa của
bài qua giọng đọc. Bên cạnh sự thống nhất chung về cách đọc, mỗi cá nhân còn có

thể có những nét cảm thụ riêng từ đó có cách đọc diễn cảm bộc lộ những khía
cạnh sáng tạo đáng được tôn trọng.Vì vậy, để phát huy tính tích cực, sáng tạo của
học sinh trong quá trình tập đọc diễn cảm, cách tốt nhất là giáo viên tổ chức cho
học sinh luyện tập tự bộc lộ (trên cơ sở đọc mẫu của giáo viên và kết quả của việc
đọc hiểu của học sinh) qua đó mà chỉ dẫn và điều chỉnh cách đọc cho học sinh
tránh tình trạng đi sâu vào tìm hiểu, phân tích quá chi tiết cách đọc . Xuất phát từ
trình độ học sinh, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh cách đọc diễn cảm như
sau :
- Sau khi tìm hiểu bài, giáo viên yêu cầu học sinh đọc thật tốt một đoạn (hay
từng đoạn) nhằm thăm dò khả năng thể hiện sự cảm nhận nội dung bằng giọng
đọc của học sinh.
- Qua kết quả đọc của học sinh, giáo viên dẫn dắt, gợi ý để học sinh phát
huy ưu điểm, khắc phục hạn chế và tự tìm ra cách đọc sau cho hợp lí .
- Giáo viên đọc mẫu nhằm minh họa hoặc tạo tình huống cho học sinh tìm ra
cách đọc.
- Tạo điều kiện cho từng học sinh đọc diễn cảm (theo cặp, nhóm) để học
sinh tự rút kinh nghiệm sau đó tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp để
tạo được sự học tập, giúp đỡ lẫn nhau và được gíao viên uốn nắn, sữa chửa.
- Các bước dạy của phần đọc diễn cảm:
+ Giáo viên cho học sinh đọc nối tiếp lại từng đoạn một lượt
+ Treo đoạn cần đọc, hướng dẫn cách đọc
+ Giáo viên đọc mẫu
+ Học sinh đọc theo cặp, nhóm, đọc trước lớp
- Trong khâu đọc diễn cảm giáo viên cần lưu ý:
+ Giáo viên cần đọc mẫu cho đúng bởi vì đó là một trong những chổ làm
điểm tựa cho học sinh luyện tập nhất là các học sinh yếu.
+ Cần tạo điều kiện cho học sinh được gíup đỡ lẫn nhau nhất là hổ trợ các
học sinh yếu.
10



+ Cần xác định kó văn bản nào thuộc thể loại tự sự, văn bản nào thuộc thể
loại trữ tình để có cách đọc cho thật tốt.
6. Hình thức tổ chức học sinh làm việc theo nhóm và cặp trong giờ dạy
tập đọc để đạt hiệu quả
Hình thức tổ chức học sinh làm việc theo cặp, nhóm thường có tác dụng tích
cực hoá hoạt động học tập của học sinh, tạo cơ hội cho từng cá nhân đïc thực
hành trong quá trình học đọc. Việc tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp theo
nhóm phải đem lại hiệu quả thiết thực, tránh thiên về hình thức. Do vậy, giáo viên
cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
- Xác định sự cần thiết phải tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp, nhóm
và tính toán thời gian làm việc của học sinh, số lần tổ chức sao cho hợp lí, thiết
thực, tránh tình trạng học sinh làm việc trong thời gian quá ngắn hoặc tổ chức quá
nhiều lần học nhóm trong một tiết dạy nhưng lại đạt rất ít hiệu quả.
- Xác định rỏ mục đích, nhiệm vụ cụ thể cuả học sinh khi làm việc theo
nhóm (ví dụ luyện đọc diễn cảm cho bạn nghe và nghe bạn đọc để chia sẻ kinh
nghiệm về cách đọc tốt)
- Giáo viên thường xuyên giám sát, động viên hay giúp đỡ học sinh (nhất là
học sinh yếu) trong quá trình làm việc, đánh giá đúng kết quả luyện tập của học
sinh để có biện pháp dạy học sao cho phù hợp.
Thực tế dạy học cho thấy học sinh rất thích được đọc theo cặp, theo nhóm.
Song giáo viên cần căn cứ vào yêu cầu của tiết dạy, bài dạy và vào từng đối tượng
học sinh cụ thể để có cách tổ chức hợp lí nhằm giúp các em học tập tốt. Chỉ có như
thế hình thức làm việc theo cặp, nhóm mới mang lại tác dụng thiết thực và hiệu
quả tốt.
V/ Kết quả đạt được:
1. Thời gian viết đề tài:
- Tháng 9 – 2005: Dự giờ giáo viên, đánh giá chung về các vướng mắc.
- Tháng 10 – 2005 đến 2 – 2006: Chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn giáo viên
thực hiện.

- Tháng 3 – 2006: Rút kinh nghiệm, viết thu hoạch.
2. Kết quả đạt được:
Sau 4 tháng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, tôi nhận thấy có một sự
định hướng đúng mức về việc rèn đọc diễn cảm cho giáo viên. Nhìn chung sự tiến
bộ chưa đạt kết quả rất tốt, song đã có một bước tiến đáng kể.
11


- Tháng 9 – 2005: Dự giờ 2 tiết Tập đọc (bài Dế mèn bênh vực kẻ yếu, Nỗi
dằn vặt của An-đrây-ca) cho thấy hình thức tổ chức học sinh đọc diễn cảm chưa
đạt, thời gian đọc quá ít, học sinh đọc chưa hiệu quả.
- Tháng 3 – 2006: Dự lại 3 tiết Tập đọc (Đoàn thuyền đánh cá, Dù sao trái
đất vẫn quay) tôi nhận thấy giáo viên có sự tiến bộ đáng kể, việc hướng dẫn học
sinh đọc phù hợp, học sinh đọc có hiệu quả.
Bảng thống kê sau cho thấy sự tiến bộ của giáo viên trong quá trình hướng
dẫn học sinh đọc diễn cảm.

Thời gian
9 - 2005
10 - 2005
11 - 2005
12 - 2005
2 - 2006
3 - 2006

Tên bài
-Dế mèn bênh vực kẻ yếu
-Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca
-Nếu chúng mình có phép lạ
-Điều ước của vua Mi đát

- Kiểm tra, phỏng vấn 2 giáo
viên về cách dạy
-Cánh diều tuổi thơ
-Sầu riêng
-Hoa học trò
-Đoàn thuyền đánh cá
-Dù sao trái đất vẫn quay

12

Chưa đạt
X
X
X

Mức độ
Đạt
Khá-Tốt

Tốt

X
X

X
X
X
X
X
X



PHẦN III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
RÚT RA QUA NGHIÊN CỨU
1. Qua việc thực hiện đề tài tôi nhận thấy được sự quan tâm ủng hộ và giúp
đở của các tập thể cá nhân trong nhà trường.
- Phòng Giáo dục và đào Tạo huyện Cao Lãnh đã đưa ra khuôn mẫu để viết
đề tài một cách chi tiết về từng phần của nội dung đề tài.
- BGH trường Tiểu học Phong Mỹ 2 đã nhiệt tình giúp đở trong việc nhân
rộng đề tài, các tư liệu liên quan đến việc đánh giá kết quả, tạo điều kiện tốt để
đề tài được thực hiện.
- Các giáo vi6n đồng nghiệp đã giúp đở trong việc thu thập số liệu, áp dụng
các giải pháp của đề tài.
2. Việc thực hiện đề tài giúp bản thân tìm tiểu sâu hơn một số vấn đề về
dạy đọc diễn cảm nói riêng và dạy Tập đọc nói chung; từ đó có phương pháp dạy
thích hợp.
3. Tuy nhiên việc nghiên cứu đề tài cũng còn gặp một số khó khăn như:
chưa có đủ tài liệu nghiên cứu, bản thân chưa có đủ thời gian nên chưa đánh giá
chính xác mức hiệu quả của vấn đề.
Phong Mỹ, ngày 25 / 03 / 2006
Người thực hiện

Lê Phước Tâm

13


PHẦN IV: NHẬN XÉT
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………

Phong Mỹ, ngày / 03 / 2006
Hiệu trưởng

14


MỤC LỤC



PHẦN I: Lời nói đầu……………………………………………………………………….………….trang 1
PHẦN II: Nội dung
I/ Cơ sở xuất phát………………………………………………………………..……trang 3
II/ Nhiệm vụ của đề tài…………………………………………………….…….trang 4
III/ Đặc điểm tình hình……………………………………………………..……trang 4
IV/ Các giải pháp……………………………………………………………..…….…trang 6
V/ Kết quả đạt được…………………………………………………..……………trang 9
PHẦN III: Bài học kinh nghiệm
rút ra qua nghiên cứu……………………………………………….………trang 11
PHẦN IV: Nhận xét………………………………………………………………….………………trang 12

15




×