Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Tổ chức Phi Chính Phủ Quốc tế Quan hệ Đối tác vì Sự Phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.89 MB, 57 trang )

Tổ chức Phi Chính Phủ Quốc tế Quan
hệ Đối tác vì Sự Phát triển bền vững

Tháng 12 năm 2016


2


Mục lục
Thư từ Đồng Giám đốc Trung......................................................................................

5

Trung tâm Dữ liệu các TCPCPNN

6

….....................................................................
Chữ viết tắt.......................................................................................................

8

Trung tâm Dữ liệu các TCPCPNN – Các nhóm Công tác

Nhóm Công tác về Chất độc da cam ...........................................................................

10

Nhóm Công tác về Quyền Trẻ em
….................................................................


Nhóm Công tác về Biến đổi khí hậu ...............................................................

13

Nhóm Công tác về Trách nhiệm xã hội và hợp tác Doanh nghiệp
...................
Nhóm Công tác về Khuyết tật .........................................................................

23.

Nhóm Công tác về Quản lý thiên tai ...............................................................

31

Nhóm Công tác về Dân tộc thiểu số ...............................................................

34

Nhóm Công tác về Chăm sóc mắt ...................................................................

41

Nhóm Thảo luận các Tổ chức PCPNN tại TP Hồ Chí Minh.....................................

43

Nhóm Công tác về Bom mìn ...........................................................................

47


Nhóm Công tác về Quản lý nguồn thiên nhiên & Nông nghiệp bền vững..................

52

Nhóm Công tác về nước sạch và Vệ sinh môi trường.............................................

55

3

16

28


4


Thư từ Đồng Giám đốc Trung tâm
Trung tâm Dữ liệu các tổ chức Phi chính phủ xin gửi lời chào trân trọng nhất tới tất cả các
bạn đến với ấn phẩm năm 2016 “Các tổ chức Phi chính phủ Quốc tế - Quan hệ đối tác vì sự
phát triển bền vững”! Xin cảm ơn các bạn đã dành thời gian điểm lại các hoạt động của 12
nhóm Công tác được Trung tâm hỗ trợ trong năm vừa qua. Dưới đây là một số các sự kiện
và hoạt động đã có tác động lan tỏa tới cộng đồng phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
Năm 2016 các tổ chức Phi chính phủ quốc tế đã tiếp tục các hoạt động của mình trong lĩnh
vực giảm nghèo và phát triển bền vững. Trong suốt năm qua, họ đã tham gia các hội thảo
tham vấn quan trọng về nghị định mới cho Luật về Hội và Nghị định 93 đang sửa đổi. Tháng
11/2016, Quốc hội đã chính thức hoãn việc phê chuẩn Luật về Hội, trong khi đó các đối thoại
về Nghị định 93 cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn đang tiếp diễn. Hai sự kiện quan trọng
có ảnh hưởng lớn đến kinh tế, chính trị và môi trường phát triển của đất nước: Đại hội Đảng

lần thứ 12 được tổ chức vào tháng 1/2016 và cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội vào tháng
5/2016. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức đảm nhận trọng trách vào
tháng 4 và bộ máy lãnh đạo chính phủ mới đã được bổ nhiệm.
Mặc dù có sáu tổ chức thành viên là các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã hoàn thành
sứ mệnh của mình và rời khỏi Việt Nam, nhưng phần lớn các tổ chức nước ngoài vẫn duy trì
nguồn tài chính mạnh mẽ và cam kết hỗ trợ dài hạn. Năm 2016, trong số các thành viên của
Trung tâm có 15 Giám đốc Quốc gia mới đã được bổ nhiệm. Hiện tại Trung tâm tập hợp 105
tổ chức thành viên là các tổ chức PCP nước ngoài. Từ tháng 9/2016, chúng tôi áp dụng một
số thay đổi nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ và tính bền vững lâu dài cho các hoạt động
của Trung tâm. Tất cả các tổ chức Phi thành viên và các đối tác phát triển khác sẽ đóng góp
một khoản phí nhỏ khi đăng tải các thông tin tuyển dụng trên website của Trung tâm.
Mối quan hệ hiệu quả của chúng tôi với Ban Điều phối Viện trợ Nhân dân (PACCOM) được
duy trì và phát triển mạnh mẽ thông qua Viện nghiên cứu Quốc tế và Đối ngoại nhân dân
mới được thành lập dưới sự bảo trợ của Liên hiệp Hội Hữu nghị Việt Nam (VUFO). Các cán
bộ của PACCOM đã tham gia rất tích cực vào hầu hết các cuộc họp nhóm và các hoạt động
chung khác trong suốt năm 2016.
Tôi cũng muốn nhắc đến một sự kiện buồn đã xảy ra tròn một năm trước đây, cộng đồng
chúng ta đã mất đi một thành viên ủng hộ tích cực nhất cho các nạn nhân trong chiến tranh
việt Nam, đặc biệt những người đã chịu đựng ảnh hưởng từ chất độc màu da cam: Cuối
tháng 11/2015, Ông Len Aldis - Thư ký Hội Hữu nghị Anh-Việt, đã từ trần tại thủ đô Luân
Đôn ở tuổi 85. Sự cống hiến của Ông sẽ vẫn còn sống mãi qua những nụ cười trẻ thơ Việt
Nam, những em đã được ông dành cả cuộc đời mình để ủng hộ và giúp đỡ.
Lời cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các tổ chức thành viên - các tổ
chức PCPNN, các tổ chức thành viên mở rộng, tổ chức đối tác và các cá nhân đã không
ngừng hỗ trợ các hoạt động của Trung tâm. Chúng tôi mong muốn cải thiện các dịch vụ của
mình và tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong năm 2017 nhằm mang lại lợi ích cho người dân Việt
Nam.

Trân trọng!


Đồng Giám đốc Trung tâm
Marko Lovrekovic

5


Liên Hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam
Trung tâm Dữ liệu Các Tổ Chức Phi Chính Phủ nước ngoài
Trung tâm Dữ liệu các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được thành lập năm 1993 thông qua sự
hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, và Liên Hiệp các Tổ
chức Hữu nghị Việt Nam (VUFO). Trung tâm phục vụ chủ yếu cộng đồng các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài (TCPCPNN) hoạt động tại Việt Nam. Năm nay Trung tâm có khoảng 105 tổ chức thành
viên, Các dịch vụ của Trung tâm cũng mang lại lợi ích cho các tổ chức khác như các tổ chức Phi
chính phủ Việt Nam, các tổ chức INGOs phi thành viên, các cơ quan Liên Hợp Quốc, cộng đồng
những nhà tài trợ tại Việt Nam, các cơ quan chính phủ, đối tác địa phương và những nhà nghiên
cứu trong nước và quốc tế. Mục tiêu của Trung tâm là:


Nhằm thúc đẩy, tạo thuận lợi và đóng góp vào việc chia sẻ thông tin, dữ liệu, kinh nghiệm
giữa các TCPCPNN với nhau và với các đối tác của họ, các tổ chức địa phương để nâng
cao chất lượng và tác động của công việc của họ tại Việt Nam.



Nhằm tăng cường mối quan hệ và đối thoại giữa cộng đồng các TCPCPNN và những tổ
chức phát triển khác ở Việt Nam, bao gồm các cơ quan Chính phủ, các nhà tài trợ, và các tổ
chức địa phương.

Lịch sử hoạt động
Ban đầu, Trung tâm Dữ liệu được trưởng thành từ một mạng lưới còn lỏng lẻo trong những năm

1990, đại diện các TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam đã bắt đầu họp định kỳ vào ngày thứ sáu cuối
cùng hàng tháng, để trao đổi cụ thể về các công việc của mình tại Việt Nam. Từ đó Các TCPCPNN
tiếp tục chia sẻ thông tin và hợp tác nhằm nâng cao chất lượng thực hiện các chương trình của
mình. Năm 1998, đã chứng kiến sự phát triển trong quan hệ ngày càng được củng cố giữa Trung
tâm dữ liệu và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. chế độ đồng giám đốc được thành lập và
thành viên Ban Chỉ đạo được mở rộng bao gồm các cơ quan từ chính phủ Việt Nam.
Các hoạt động và dịch vụ
Diễn đàn các tổ chức phi chính phủ
Trung tâm tổ chức họp Diễn đàn các tổ chức phi chính vài lần hàng năm. Diễn đàn này là một diễn
đàn mở cho tất cả đại điện các tổ chức phi chính phủ là tổ chức thành viên của Trung tâm, diễn đàn
tạo cơ hội gặp gỡ trao đổi các vấn đề liên quan đến công việc của họ, chia sẻ những kinh nghiệm và
điều phối tốt hơn các hoạt động chung. Trung tâm chào đón các chuyên gia mong muốn được tham
dự và chia sẻ các bài trình bày của mình. Thông tin chi tiết, xin liên hệ với Đồng Giám đốc của Trung
tâm theo địa chỉ email:
Địa chỉ trang web của Trung tâm: www.ngocentre.org.vn nhằm cung cấp thông tin hỗ trợ hoạt động
của các tổ chức PCPNN, các tổ chức PCP trong nước, các Viện nghiên cứu và các đối tác khác
trong lĩnh vực phát triển tại Việt Nam.
Các nhóm Công tác: Trung tâm khuyến khích và giúp các thành viên INGO hình thành các Nhóm
Công tác tập trung vào những vấn đề và/hoặc lĩnh vực khác nhau. Bên cạnh tổ chức phi chính phủ
quốc tế, còn có các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và các tổ chức quan tâm đến các nhóm làm
việc. Đã có 12 nhóm Công tác hoạt động tích cực trong năm 2016.

6


Danh tập các tổ chức phi chính phủ
Trung tâm duy trì cập nhật danh tập điện tử các TCPCPNN hoạt động tại Việt Nam. Đường link truy
cập chi tiết: />Thư viện
Trung tâm duy trì một thư viện tại văn phòng Trung tâm, bao gồm các tài liệu xuất bản về phát triển,
về Việt Nam, những tài liệu này có thể tra cứu được qua trang Web của Trung tâm theo đường dẫn

sau: />Bản tin điện tử 2 tuần một lần
Trung tâm gửi bản tin về các hoạt động của Trung tâm và cập nhật tin tức mới về phát triển chung 2
tuần một lần tới các tổ chức thành viên.
Đối thoại và vận động chính sách: Thay mặt cho các TCPCPNN, Trung tâm hoạt động nhằm hỗ trợ,
và vận động chính sách trong bối cảnh phát triển đang thay đổi tại Việt Nam, tăng cường sự điều
phối, đối thoại giữa các TCPCPNN với các cơ quan Chính phủ Việt Nam, các tổ chức Phi chính phủ
trong nước, các nhà tài trợ. Các họat động này bao gồm:


Tham gia soạn thảo các chiến lược và chính sách của chính phủ



Tạo điều kiện, hỗ trợ tư vấn các báo cáo và chiến lược các nhà tài trợ



Đại diện và tham gia, hỗ trợ chuẩn bị báo các của các tổ chức PCP cho các cuộc họp của
nhóm Tư vấn hàng năm



Hỗ trợ chuẩn bị báo cáo của tổ chức PCP, như báo cáo bổ sung của các TCPCP cho việc
thực hiện công ước Quyền trẻ em.



Tham gia các nhóm họp đối tác và các mạng lưới PCP trong nước như Nhóm Công tác có
sự tham gia vv..




Tham dự các chiến dịch hợp tác như Chiến dịch toàn cầu về chống đói nghèo, chiến dịch
toàn cầu về Giáo dục.

Cơ cấu quản lý
Văn phòng Trung tâm tại Hà Nội hoạt động thông qua một ban thư ký được điều hành bởi một Đồng
Giám đốc người nước ngoài làm việc tại trung tâm, một Đồng Giám đốc khác kiêm nhiệm công tác
tại Ban Điều phối viện trợ nhân dân (PACCOM) thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.

Như đã nói đến ở trên, Diễn đàn các TCPCNNN có thẩm quyền lựa chọn 5 đại diện của các tổ chức
phi chính phủ quốc tế tham dự vào Ban Chỉ đạo (SC) của Trung tâm cũng như lựa chọn các đại diện
tham gia các cuộc họp đối tác và Diễn đàn Phát triển Việt Nam các nhóm quan hệ đối tác. Một Ban
Chỉ đạo chịu trách nhiệm chỉ đạo, giám sát và quyết định các vấn đề chính sách của Trung Tâm,
cũng như đưa ra các hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát các hoạt động của các Đồng Giám đốc. Ban
Chỉ đạo họp mỗi quý một lần, Ban này gồm năm thành viên là đại diện từ năm tổ chức NGO quốc
tế, năm thành viên từ các cơ quan chính phủ. Ngân sách: Các hoạt động của Trung tâm chủ yếu
được lấy ngân sách từ phí thành viên. Trung tâm sẽ kêu gọi tài trợ cho phần còn lại nếu cần thiết.

7


Chữ viết tắt
AADMER

Thỏa thuận ASEAN về Quản lý thiên tai và cứu trợ khẩn cấp

ABC

Tiểu nhóm về Nhận thức và thay đổi hành vi


ADPC

Trung tâm Phòng chống Thiên Tai Châu Á

ADRA

Adventist Development and Relief Agency in Vietnam

AECID

Tổ chức Hợp tác phát triển quốc tế Tây Ban Nha

AED

Viện Phát triển Giáo dục

AEPD

Hiệp hội vì sự phát triển của người khuyết tật

AFAP

Quỹ Australian vì nhân dân Châu á Thái Bình Dương

AO

Chất độc da cam

AOWG


Nhóm Công tác về chất độc da cam

ART

Anti-Retroviral Therapy

ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

AIDS

Acquired immune deficiency syndrome

BORDA

Tổ chức Nghiên cứu phát triển Hải Ngoại

CBA

Thích ứng dựa vào cộng đồng

CBDRM

Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

CBO

Tổ chức dựa vào cộng đồng


CBR

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

CC

Biến đổi khí hậu

CCA

Thích ứng với biến đổi khí hậu

CCIHP

Trung tâm sáng kiến sức khỏe về dân số

CCM

Công ước về Bom chùm

CCWG

Nhóm công tác về Biến đổi khí hậu

CDM

Cơ chế phát triển sạch

CDWG


Nhóm Công tác về phát triển năng lực

CECI

Trung tâm nghiên cứu và Hợp tác quốc tế

CECODES

Trung tâm nghiên cứu hỗ trợ phát triển cộng đồng

CEFACOM

Trung tâm nghiên cứu về phát triển cộng đồng và sức khỏe gia đình

CEMA

Ủy ban Dân tộc

CENFORCHIl

Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ trẻ em

CMC

Liên minh chống bom chùm

CPCC

Ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em


CPFC

Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em

CPI

Clear Path International

CRC

Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em

CRS

Catholic Relief Services

CSAGA

Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới- gia đình, phụ nữ và
vị thành niên

CSO

Tổ chức xã hội dân sự
8


CWS


Church World Service

DMC

Trung tâm quản lý Thiên tai

DMWG

Nhóm Công tác về Quản lý Thiên tai

DOLISA

Sở Lao Động, Thương binh và xã hội

DRD

Trung tâm nghiên cứu và phát triển năng lực

DRR

Giảm thiểu rủi ro thiên tai

ELAN

Mạng lưới liên kết các hệ Sinh thái và lợi ích sinh kế

EMW

East Meets West Foundation


FHI

Family Health International

FFI

Flora and Fauna International

FOSCO

Công ty dịch vụ cơ quan nước ngoài

FPSC

Foundation for the Social Promotion of Culture

GIHCD

Trung tâm rà phá bom mìn nhân đạo quốc tế Geneva

GRET

Tổ chức nghiên cứu và chuyển giao công nghệ

HI

Tổ chức Quốc tế hỗ trợ người khuyết tật

HIV


Vi rút làm suy giảm hệ miễn dịch ở người

HUFO

Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Hồ Chí Minh

IE

Giáo dục hòa nhập

ILO

Tổ chức Lao động quốc tế

IPCC

Ủy Ban liên Chính phủ về BĐKH

ISEE

Viện nghiên cứu xã hội, Kinh tế và Môi trường

JANI

Sáng kiến mạng lưới vận động chính sách chung

INGO

Tổ chức phi chính phủ Quốc tế


MAG

Nhóm tư vấn về bom mìn

MARD

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

MCD

Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng

MCNV

Tổ chức Y tế Hà Lan

MDGs

Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ

MOET

Bộ Giáo dục và Đào tạo

MOLISA

Bộ Lao động, Thương binh và xã hội

MONRE


Bộ Quản lý tài nguyên và Môi trường

MPI

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

MSM

Đàn ông có quan hệ đồng tính

NLRC

Hội Chữ thập đỏ Hà Lan

NPA

Kế hoạch hành động Quốc gia

NPA

Norwegian People’s Aid

NGO

Tổ chức Phi Chính phủ

NTP

Chương trình Mục tiêu quốc gia


PAC

Provincial AIDS Committee

PACCOM

Ban Điều phối Viện trợ nhân dân
9


PTVN

Tổ chức Peace Trees Viet Nam

PWD

Người Khuyết tật

RECOFTC

Trung tâm đào tạo lâm nghiệp cộng đồng

REDD

Giảm phát thải khí nhà kính bằng các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái
rừng

RWSSP

Quan hệ đối tác cấp nước và vệ sinh nông thôn


SBV

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

SNV

Tổ chức Phát triển Hà Lan

SODI

Solidarity Service International

SRD

Trung tâm phát triển Nông thôn bền vững

STI

Lây truyền qua đường tình dục

TBS

Hỗ trợ ngân sách có mục tiêu

TOR

Điều khoản tham chiếu

TOT


Đào tạo cơ bản cho tập huấn viên

UNDP

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc

UNODC

Cơ quan Phòng chống Ma túy và Tội phạm của LHQ

UNFPA

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc

UNICEF

Quỹ Nhi Đồng Liên hợp Quốc

UNMAS

Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bom mìn

UN-PCG

Nhóm Điều phối chương trình khẩn cấp, và thiên tai của LHQ

UXO

Vật liệu chưa nổ


VACVINA

Hiệp hội làm vườn Việt Nam

VAVA

Hội Chất độc da cam Việt Nam

VBMAC

Trung tâm hành động về Bom mìn tại Việt Nam

VNAH

Tổ chức hỗ trợ người khuyêt tât

VNGO&CC

Mạng lưới của các tổ chức phi chính phủ Địa phương về Biến đổi Khí hậu

VVAF

Quỹ cựu chiến binh Việt Nam

VVMF

Quỹ tưởng niệm Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam

WARECOD


Trung tâm Bảo tồn và phát triển nguồn nước

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

WWF

Quỹ Quốc tế bảo vệ Thiên nhiên

WWO

Worldwide Orphans Foundation

10


Nhóm Công tác về Chất độc da cam/Dioxin (AOWG)
/>Bối cảnh và mục tiêu
Nhóm công tác về Chất da cam/dioxin (AOWG) được thành lập tháng 7/2004 là một trong số
các Nhóm công tác trực thuộc Trung tâm Dữ liệu các tổ chức Phi chính phủ nước ngoài.
Nhóm được thành lập do sáng kiến của các tổ chức thành viên là các tổ chức phi chính phủ
quốc tế (INGOs). Các INGOs, các cơ quan Việt Nam, các tổ chức quốc tế liên quan, các tổ
chức phi chinh phủ trong nươc và các cá nhân người nươc ngoài hay người Việt Nam có
quan tâm đều có thể tham gia. Các thành viên trong AOWG tiếp cân các vân đề liên quan
đến chât Da cam/dioxin theo nhiều khia canh khác nhau, bao gôm nghiên cứu khoa hoc, hô
trợ người khuyết tât, giai quyết các hâu qua của chiến tranh, tây đôc môi trường, can thiệp y
tế công công giam nguy cơ phơi nhiêm vơi dioxin tai các điểm nóng, các hoat đông nhân
đao và quan hệ Việt-Mỹ. Các thành viên chia sẻ thông tin, các kết qua nghiên cứu, kinh

nghiệm để tăng cường nhân thức và đáp ứng tốt hơn vơi các vân đề liên quan tơi dioxin
trong chât Da cam và các chât diệt cỏ khác được quân đôi Mỹ sử dung trong chiến tranh tai
Việt Nam.
Mục tiêu
1. Chia sẻ thông tin, quan điểm và kết qua của các dự án về chât Da cam/dioxin do các
tổ chức phi chinh phủ trong nươc và quốc tế triển khai.
2. Tăng cường sự hiểu biết của các thành viên nhóm về phạm vi cũng như là tính chất
phức tạp của các vấn đề liên quan đến chất Da cam/dioxin.
3. Xây dựng và tăng cường mang lươi gôm các tổ chức, cá nhân liên quan để găp gỡ,
trao đổi, thao luân về các sự kiện câp nhât và các vân đề liên quan đến chât đôc Da
cam/dioxin.
Các hoạt động chính trong năm 2016
Tương tự như những năm trước, các hoạt động chính của AOWG trong năm 2016 là tiếp tục
chia sẻ thông tin, tài liệu, ý kiến, báo cáo, video clips và các bài báo khoa học về chất Da
cam/dioxin (tập trung vấn đề ở Việt Nam) thông qua hệ thống chia sẻ thông tin bằng email
của AOWG. Trong năm 2016, nhóm AOWG đã không tổ chức được các cuộc họp nhóm theo
quý như những năm trước, một phần cũng chưa có chủ đề thực sự nóng cần bàn bạc ở
cuộc họp nhóm. Nhiều thành viên của nhóm không ở Hà Nội và cũng không tham dự họp
được nếu có tổ chức, do đó sự tham gia của các thành viên là tương đối hạn chế. Nhóm dự
kiến sẽ tổ chức một cuộc họp vào cuối năm 2016 để xem xét và tổng hợp các hoạt động liên
quan diễn ra trong năm.

Theo dõi những sự kiện chính liên quan đến AO/dioxin đã diễn ra trong năm
Trong năm 2016 tiếp tục triển khai các hoạt động của 2 sáng kiến/dự án chính liên quan đến
AO/dioxin:
(1) Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng
(2) Mở rộng hỗ trợ cho người khuyết tật, tài trợ bởi USAID.
Giai đoạn 1 của dự án xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại Sân bay Đà Nẵng đã hoàn tất, với
tổng kinh phí khoảng $105 triệu đô la Mỹ. Tổng thống Mỹ Barack Obama, trong chuyến thăm
tới Việt Nam vào tháng 4/2016 đã phát biểu rằng Mỹ sẽ xem xét tiếp tục các nỗ lực xử lý môi

trường và khả năng sẽ tập trung vào xử lý môi trường ô nhiễm ở sân bay Biên Hoà.
11


USAID, với quyết định của thượng nghị sỹ Mỹ Patrick Leahy và các cộng sự ở Thượng viện
Mỹ đã mở rộng hỗ trợ cho các gia đình người khuyết tật, đặc biệt chú trọng nhu cầu của
các gia đình chịu các ảnh hưởng sức khoẻ do chất Da cam / dioxin. Tổng kinh phí khoảng
$21 triệu USD, chủ yếu ưu tiên thực hiện bởi các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam, các tổ
chức, ban ngành đoàn thể địa phương và một số hỗ trợ thông qua các tổ chức PCPNN
Chi tiết liên hệ Đồng chủ tịch:
Hôi Y tế công công Viêt Nam

Ông. Chuck Searcy

Bà Nguyên Ngoc Bich & Bà Trân Thị Tuyết
Hanh

Tổ chức Veterans For Peace
Email:

Email:;

12


Nhóm Công tác về Quyền Trẻ em
/>Bối cảnh và mục tiêu
Nhóm công tác về Quyền trẻ em (CRWG) được thành lập vào năm 2006, là một nhóm hỗ trợ
kỹ thuật, bao gồm đại diện của các Tổ chức Phi chính phủ quốc tế và trong nước, các tổ
chức đoàn thể, các Viện nghiên cứu, các chuyên gia, các cá nhân và các nhóm cộng đồng

khác tại Việt Nam. Các cơ quan tổ chức khác như các cơ quan Liên Hiệp Quốc và các cơ
quan chuyên môn (UNICEF, ILO, UNODC…) và các Bộ ngành liên quan của chính phủ là
đối tác và khách mời của Nhóm công tác trong những buổi chia sẻ thông tin kinh nghiệm.
Mục tiêu tổng thể của Nhóm công tác về quyền trẻ em là nhằm thúc đẩy quyền trẻ em và
tăng cường việc thực hiện quyền trẻ em bằng cách đẩy mạnh công tác truyền thông, hợp
tác và phối hợp giữa tất cả các bên công tác trong lĩnh vực quyền trẻ em.
Các mục tiêu cụ thể của nhóm:
Chia sẻ kinh nghiệm và phát triển năng lực của các tổ chức thành viên


Chia sẻ các kinh nghiệm thực tế, các thực hành tốt và các bài học kinh nghiệm thực
tế, các lý thuyết và phương pháp tiếp cận trong và ngoài Việt Nam, nhằm đem lại lợi
ích cho tất cả các tổ chức thành viên.



Cung cấp một diễn đàn cho những ý tưởng mới và một nền tảng cho nội dung công
tác nhóm, các trình bày và các thảo luận với các kết quả đầu ra cụ thể.



Phát triển cơ chế /công cụ phối hợp hiệu quả giữa các bên.



Tài liệu hóa, thảo luận và phổ biến các bài học kinh nghiệm để cải thiện việc thực
hành và nâng cao năng lực của của các tổ chức thành viên để đáp ứng với các tiếp
cận dự án phù hợp và hiệu quả nhất có thể




Cộng tác trên các lĩnh vực chung về xây dựng năng lực, nâng cao nhận thức, vận
động hành lang và vận động chính sách, đặc biệt trong lĩnh vực tăng cường sự tham
gia của trẻ em và bảo vệ trẻ em

Đối thoại và vận động chính sách:



Thúc đẩy mạng lưới các tổ chức, các hiệp hội công tác tập trung vào trẻ em, và cung
cấp đầu mối về tư vấn, đối thoại chính sách và các tuyên bố chung.



Vận động và thực hiện các chương trình, đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm
tạo ra một môi trường thuận lợi để đẩy mạnh việc thực thi cam kết của Việt Nam với
Công Ước quốc tế về Quyền trẻ em.



Công tác trên lĩnh vực khuôn khổ luật pháp và các chính sách liên quan của Nhà
nước cũng như trong việc hỗ trợ thực hiện các chương trình của chính phủ, với mục
tiêu là hỗ trợ thực thi Công ước quốc tế về Quyền trẻ em.



Đưa ra tiếng nói chung và đóng một vai trò tích cực liên quan đến thúc đẩy quyền trẻ
em và vận động các bên liên quan.

Đồng chủ tịch và các thành viên nòng cốt:

13


Nhóm công tác về Quyền trẻ em họp định kỳ hai tháng một lần. Chủ tịch được luân chuyển
giữa các thành viên chủ chốt hàng năm. Hiện tại đồng chủ tịch là tổ chức Plan International
và Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (VACR).
Các thành viên nòng cốt trong năm bao gồm:

Các hoạt động chính trong năm 2016 (cập nhật cho đến tháng 10 năm 2016)
1. Chuẩn bị cho cuộc đối thoại chính sách với các bộ nghành liên quan về việc
thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam
Các thành viên của nhóm CRWG, đặc biệt là UNICEF, tổ chức Tầm nhìn thế giới, ChildFund,
Cứu trợ trẻ em, Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, CENFORCHIL, O Xinh and Plan
International Việt Nam đã cùng nhau chuẩn bị cho cuộc đối thoại chính sách với các bộ
nghành liên quan về việc thực hiện Quyền trẻ em ở Việt Nam dự kiến tổ chức vào tháng 12
sắp tới. Nhóm đã chọn 2 chủ đề để trao đổi là Trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ khuyết tật.
Nhóm đang thu thập các nghiên cứu, số liệu và các minh chứng để đưa vào các khuyến
nghị chính sách. Nhóm cũng trao đổi với nhóm làm việc với dân tộc thiểu số và nhóm làm
việc với người khuyết tật để đóng góp cho các khuyến nghị chính sách.
2. Tiếp tục chuẩn bị cho báo cáo bổ sung về việc thực hiện công ước quốc tế về
quyền trẻ em
Dựa trên các vấn đề ưu tiên, các bước xây dựng báo cáo bổ sung cũng như phân định trách
nhiệm điều phối và hỗ trợ kỹ thuật ở trong các lĩnh vực khác nhau được xác định từ hội thảo
tháng 10 năm 2015, các thành viên của nhóm CRWG đã xây dựng các khung giám sát và
chỉ số cho quyết định 536 của thủ tướng chính phủ. Tiếp theo, dưới sự hỗ trợ của tổ chức
Cứu trợ trẻ em, Hội bảo vệ Quyền trẻ em đã tổ chức một hội thảo vào tháng 10 năm 2016.
Thông qua hội thảo, khung báo cáo đã được các thành viên xây dựng và đồng thuận. Hơn
nữa, UNICEF chia sẻ các bài học kinh nghiệm về việc hỗ trợ trẻ em tự xây dựng báo cáo
của chính các em để mọi người thảo luận.
3. Phối hợp với UNICEF để tiến hành nghiên cứu về ngân sách dành cho công tác

bảo vệ trẻ em
Ủy ban quyền trẻ em đã nêu ra việc thiếu ngân sách phân bổ cho việc thực hiện quyền trẻ
em ở Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta không có số liệu tin cậy về vấn đề này. Do đó, dưới sự
hỗ trợ tài chính của tổ chức ChildFund, nhóm Công tác vì quyền trẻ em và Child Fund đã
phối hợp với UNICEF để thực hiện nghiên cứu này. Biên bản thỏa thuận hợp tác giữa các
14


bên liên quan đang được soạn thảo và chờ phê duyệt. Hy vọng nghiên cứu này sẽ hoàn tất
vào tháng 3 năm 2017. Kết quả của nghiên cứu này sẽ được dùng trong vận động chính
sách dựa trên bằng chứng cho việc tăng ngân sách dành cho công tác bảo vệ trẻ em ở Việt
Nam.
4. Đề cử NGOs địa phương cho giải thưởng Stars Foundation:
Quỹ Stars Foundation hỗ trợ các tổ chức và sáng kiến nhằm cải thiện cuộc sống của trẻ em
và cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn trên toàn cầu. Hàng năm, Quỹ Stars Foundation sẽ
trao giải Stars Impact nhằm vinh danh các tổ chức địa phương đã có những đóng góp trong
việc cải thiện cuộc sống của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và cộng đồng trên nhiều quốc
gia trong đó có Việt Nam.
Giải thưởng năm nay được dành cho các tổ chức phi chính phủ với những tiêu chí sau: Làm
việc về trẻ em; Các định hướng được dựa trên nhu cầu; Có chiến lược; Có tiềm lực; Thúc
đẩy sự tham gia; Hợp tác và là tổ chức địa phương, tự chủ và độc lập. Mỗi giải thưởng trị
giá US$50,000 với các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực.
Ba tổ chức phi chính phủ địa phương được nhóm CRWG lựa chọn bao gồm Trung tâm
Sống và Học tập vì môi trường và cộng đồng (Live and Learn), Quỹ bảo trợ trẻ em Sài Gòn
và Viện nghiên cứu kinh tế, xã hội và môi trường Isee. Trong năm nay, một tổ chức đã được
lựa chọn và sẽ được trao giải thưởng vào tháng 1 năm 2016.
5. Kết nối các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự địa phương với các tổ chức
phi chính phủ quốc tế và các nhà tài trợ
Nhằm giúp kết nối các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự địa phương với
các nhà tài trợ tiềm năng, CRWG đã mời Câu lạc bộ phụ nữ quốc tế Hà Nội tham gia buổi

họp định kỳ của nhóm vào tháng 9 năm 2016. Câu lạc bộ này có những nguồn tài trợ nhỏ
cho các tổ chức đăng ký pháp nhân tại Việt Nam và dự án hoạt động trong lĩnh vực y tế,
giáo dục, phát triển cộng đồng trong thời hạn 12 tháng. Các thông tin về hồ sơ xin tài trợ có
thể truy cập trên trang web của câu lạc bộ.
CRWG cũng có kế hoạch làm việc với tổ chức Manan Trust – một tổ chức ở Hồng Kong để
chia sẻ về các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực thúc đẩy quyền trẻ em tại Việt
Nam. Kết quả của cuộc họp này sẽ được chia sẻ rộng rãi với tất cả thành viên của CRWG.
Kế hoạch cho năm 2017








Đối thoại chính sách với Ủy ban Thanh thiếu niên, nhi đồng quốc hội và các bộ
nghành liên quan
Tiếp tục chuẩn bị báo cáo bổ sung - Báo Cáo Công Ước Về Quyền trẻ em
Hoàn thiện nghiên cứu về ngân sách dành cho bảo vệ trẻ em và sử dụng kết quả
nghiên cứu này trong việc vận động chính sách.
Tiếp tục nâng cao nặng lực về quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em, sự tham gia của trẻ em,
lao động trẻ em cho các thành viên của CRWG và những cá nhân quan tâm.
Đẩy mạnh hợp tác với các nhóm công tác khác như nhóm công tác về dân tộc thiểu
số, nhóm công tác về khuyết tật, nhóm công tác về quản lý thiên tai và nhóm về biến
đổi khí hậu…vân vân.
Bầu chủ tich mới.

Đồng chủ tịch nhóm Công tác về Quyền trẻ em:
Bà Nguyễn Thị An

Tổ chức Plan Quốc tế tại Vietnam
Email:
Phone: 094 687 7046

Bà Nguyễn Thị Minh Châu
Hội Bảo vệ quyền trẻ em (VAPCR)
Email:
Phone: 043 747 8969


Nhóm Công tác về Biến đổi khí hậu
/>Bối cảnh và mục tiêu
Nhóm công tác về biến đổi khí hậu (CCWG) là một mạng lưới mở của các tổ chức phi chính
phủ tại Việt Nam, dưới sự bảo trợ của Trung tâm Dữ liệu các Tổ chức phi chính phủ (VUFO
- NGO Resource Centre), hoạt động trong lĩnh vực biến đổi khí hậu. Nhóm công tác ra đời
năm 2008, có hơn 100 tổ chức phi chính phủ là thành viên và 12 tổ chức phi chính phủ
thuộc nhóm nòng cốt, hơn 1.150 cá nhân theo dõi qua thư điện tử. CCWG có mục tiêu giảm
thiểu tính dễ tổn thương của người nghèo trước tác động của biến đổi khí hậu. Nhóm mong
muốn đạt được mục đích này thông qua việc điều phối giữa các tổ chức phi chính phủ, vận
động chính sách và xây dựng năng lực công bằng để thích ứng với biến đổi khí hậu dưới
góc độ môi trường, kinh tế và xã hội bền vững. Nhóm công tác vận động chính sách cho các
thay đổi và phát triển dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn với các sáng kiến thích ứng dựa
vào cộng đồng (CBCCIs), trên nhiều lĩnh vực, và có sự tham gia của lãnh đạo các cấp.
CCWG cùng với mạng lưới các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và biến đổi khí hậu
(VNGO&CC) đã đồng ý thông qua biên bản ghi nhớ về hợp tác và chia sẻ thông tin giữa hai
bên, tăng cường đối thoại ở cấp quốc gia về vấn đề giảm nhẹ rủi ro thiên tai (DRR), thích
ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng và giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
Các hoạt động chủ yếu
1.Sau COP21: Thỏa thuận Paris và các vấn đề liên quan đến Việt Nam
Ngày 21/1/2016, Nhóm Công tác CCWG phối hợp với Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi

Khí hậu đã tổ chức thành công hội thảo "Sau COP21: Thỏa thuận Paris và các vấn đề liên
quan đến Việt Nam" với mong muốn chia sẻ những thành tựu của COP 21, các nội dung
chính của thỏa thuận Paris, những vấn đề liên quan đến Việt Nam. Hội nghị cũng thảo luận
các bước tiếp theo để thực hiện Thỏa thuận. Hội nghị do Cục Khí tượng Thủy văn và Biến
đổi Khí hậu chủ trì đã thu hút được số lượng lớn các đại diện đến từ các tổ chức phi chính
phủ, viện nghiên cứu, trường đại học, đại sứ các đại sứ quán, các tổ chức về phát triển,
truyền thông và đông đảo cá nhân tham gia.
Mục tiêu của hội nghị là chia sẻ những kết quả chính của COP 21, nội dung của Thỏa thuận
Paris và những vấn đề liên quan đến Việt Nam. Bên cạnh đó còn phân tích về vai trò của
các tổ chức phi chính phủ trong quá trình thực hiện Thỏa thuận Paris tại Việt Nam.
Ngoài những chia sẻ về kết quả của COP21, bài trình bày quan trọng nhất đến từ Cục Khí
tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu và CCWG về việc thực hiện thỏa thuận và vai trò của
các tổ chức phi chính phủ là những thông tin có giá trị giúp cho mạng lưới xây dựng được
kế hoạch hành động cho năm 2016. Đây cũng là thành tựu lớn nhất của hội thảo Sau
COP21.

16


2. Hội thảo Lý thuyết về sự thay đổi
Nhằm tạo ra sự ảnh hưởng hiệu quả đối với chính sách về nâng cao khả năng ứng phó của
nhóm người dễ bị tổn thương, CCWG đã tổ chức một hội thảo hai ngày nhằm xây dựng kế
hoạch vận động chính sách cho mạng lưới từ năm 2017 đến năm 2020. Với sự định hướng
hiệu quả từ các nhà tư vấn độc lập và quá trình thực hiện được cập nhật từ tất cả các thành
viên cốt lõi, CCWG đã hoàn thành tốt chiến lược tạo ảnh hưởng
Một số đầu ra quan trọng của chiến lược cụ thể như sau:
.
 Phổ biến thông tin về những mô hình thực hành tốt, những nghiên cứu và sáng kiến
thành công về thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng (CBCCIs), những
sáng kiến, mô hình này đã được tài liệu hóa ở giai đoạn trước và hiện nhóm đang

xây dựng một loạt các tài liệu truyền thông (báo cáo, tóm tắt chính sách, áp
phích/thông tin đồ họa) để tham gia truyền thông cùng với các nhà hoạch định chính
sách cấp tỉnh và cấp quốc gia, đồng thời tăng cường phát triển mối quan hệ đối tác
phát triển, những người tham gia tham vấn chính sách của chính phủ.


Xây dựng các khuyến nghị chung cho các tổ chức xã hội dân sự về vấn đề giới, thích
ứng và giảm nhẹ để tạo đầu vào chất lượng cao trong quá trình hoạch định chính
sách.



Bối cảnh hóa các nguyên tắc chung về thích ứng (JPA) sâu rộng hơn, thúc đẩy linh
hoạt JPA giữa các mạng lưới trong nước (ví dụ mạng lưới các tổ chức phi chính phủ
Việt Nam và Biến đổi khí hậu) thông qua các hoạt động học hỏi, chia sẻ JPA trong
quá trình lập kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Tài
nguyên Môi trường, các sự kiện tư vấn nơi mà tiếng nói của người dân địa phương
và những mối quan ngại về thực tiễn biến đối khí hậu được nêu ra. Bên cạnh đó tăng
cường sự kết nối giữa người dân địa phương và các nhà hoạch định chính sách cấp
trung ương.



Tham gia với Bộ Nông nghiệp vàThát triển Nông thôn và Bộ Tài nguyên Môi trường
đảm bảo nhóm người dễ bị tổn thương được chú trọng trong các chương trình mục
tiêu quốc gia, các chính sách cũng như quá trình lập chính sách:


Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn
đến năm 2050 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.




Giai đoạn mới của Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC).



Chuẩn bị thực hiện Thỏa thuận Paris được điều phối bởi MONRE
.17


3. Cung cấp các bằng chứng và thúc đẩy sáng kiến thích ứng với biến đổi khí hậu dựa
vào cộng đồng (CBCCI)
Với mục tiêu giúp Việt Nam và nhóm người dễ bị tổn thương mạnh mẽ hơn khi phải đối mặt
với biến đổi khí hậu, các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và quốc tế cùng với các đối tác của
mình đã thực hiện nhiều sáng kiến thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng
(CBCCI) trong hơn 10 năm qua và trên diện tích một phần hai lãnh thổ (36 tỉnh và 5 thành
phố). CBCCI đã được chứng minh đem lại bốn lợi ích lớn: 1) Giảm tính dễ bị tổn thương cho
cộng đồng trước thiên tai và biến đổi khí hậu, 2) Bảo vệ tài nguyên môi trường và giảm thiểu
khí nhà kính, 3) Giảm nghèo, tăng cường an ninh lương thực và phát triển kinh tế và 4) Gắn
kết xã hội, nâng cao vị thế và đoàn kết. CBCCI cũng chứng minh lợi ích việc tham gia của
cộng đồng, làm nổi bật năng lực và các đóng góp của cộng đồng đối với môi trường và xã
hội và các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cũng như một biện pháp khả thi và có thể
thực hiện được khi thực hiện Cam kết Đóng góp dự kiến do Quốc gia Tự quyết định (INDC).
Để minh chứng cho các sáng kiến thích ứng biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng có thể giúp
các nhà hoạch định chính sách nhận thức và thực hiện cam kết ứng phó với biến đổi khí
hậu, tại Việt Nam, Nhóm công tác về Biến đổi khí hậu do Oxfam làm chủ tịch đã cùng với tổ
chức Friedrich-Ebert-Stftung tổ chức hội thảo tại Hanoi Club, 76 Yên Phụ ngày 3/6. Các
chuyên gia về biến đổi khí hậu tại Việt Nam và quốc tế, đại diện chính phủ, Cục Khí tượng
Thủy văn và Biến đổi Khí hậu cùng đại diện của các tổ chức phi chính phủ từ khu vực

ASEAN đã đưa ra những góc nhìn đa dạng trong việc làm thế nào để ứng phó với biến đổi
khí hậu.
Trong khuôn khổ của Hội thảo, ba ấn bản nhằm cải thiện các chính sách thông qua kết hợp
với cộng đồng đã được đưa ra, gồm 1) Báo cáo các sáng kiến thích ứng với biến đổi khí hậu
dựa vào cộng đồng, 2) bản tóm tắt chính sách về các sáng kiến thích ứng biến đổi khí hậu
(CBCCI) và 3) Tờ thông tin về việc các sáng kiến cộng đồng đã thích ứng và giảm nhẹ hiện
tượng biến đổi khí hậu như thế nào.
Báo cáo CBCCI đưa ra 16 sáng kiến đã được kiểm chứng và có tính áp dụng thực tiễn trong
việc trực tiếp xác định những tác động và rủi ro khí hậu cho các nhóm xã hội bị tổn thương
nhất trên cả nước. Báo cáo chia sẻ những bài học nhằm nâng cao các thực hành cũng như
khuyến nghị các nhà hoạch định chính sách về việc làm thế nào để các sáng kiến dựa vào
cộng đồng cũng như quy trình xây dựng chính sách có sự tham gia của người dân, Những
kết nối theo cách tiếp cận từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên, có thể giúp Việt Nam nâng
cao khả năng thích ứng.
Bản tóm tắt chính sách đưa ra những thông điệp và bằng chứng rõ ràng tới các nhà hoạch
định chính sách về việc làm thế nào để báo cáo CBCCI tạo ra các giải pháp đa dạng cho tất
cả các đối tượng cùng tham gia. Nó chứng minh sự thành công trong việc kết nối giữa chính
phủ và các tổ chức Phi chính phủ chú trọng vấn đề lồng ghép CBCCI vào các chính sách và
chương trình tạo ra sự chọn lựa chiến lược, chủ động huy động các nguồn lực.
Các giá trị nền tảng đã đạt được ở các bước trong quá trình xây dựng CBCCI giúp xác định
các vấn đề một cách trực tiếp, củng cố các bằng chứng, định hình, triển khai và giám sát
chính sách, và biến chúng thành những hành động cụ thể trong nước,ở mọi khía cạnh.
Bản tuyên bố về giảm nhẹ và thích ứng cũng được hoàn thành vào tháng 11/2016. Đường
dẫn tải tài liệu:
/>4. Hội thảo tiền COP22
Tại Paris, các nước đang phát triển và mới nổi đã thành công trong việc bảo vệ tầm quan
trọng ngang bằng của thích ứng với biến đổi khí hậu trong Thỏa thuận Paris và tài chính
BĐKH (Quỹ Khí hậu Xanh…). Tuy nhiên, có một khoảng trống rõ ràng giữa đàm luận, thể
chế, và tài chính giữa thích ứng và giảm nhẹ, ví dụ tư duy/lập kế hoạch từ ngay giai đoạn
bắt đầu. Để xác định khoảng trống này, nhóm công tác về biến đổi khí hậu và tổ chức nhẹ

Friedrich-Ebert-Stiftung tại Việt Nam đã đồng tổ chức Hội nghị Quốc tế về thích ứng và giảm
18


BĐKH – tăng cường nguồn lực và kết nối ngày 21 tháng 9 năm 2016 tại Câu lạc bộ Hà Nội,
76 Yên Phụ, Hà Nội, Việt Nam. Hội nghị Quốc tế là sự kiện tiền COP22 nhằm hướng đến
Hội nghị các bên Công ước khung Liên hợp quốc về BĐKH được tổ chức từ ngày 7 đến 18
tháng 11 năm 2016, tại thành phố Marrakech, Ma rốc.
Hội nghị tại Hà Nội đã khai thác, tăng cường sự kết nối và hợp lực giữa thích ứng và giảm
nhẹ nhằm đóng góp không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới nâng cao khả năng
ứng phó với BĐKH. Các bài trình bày về lĩnh vực thích ứng – giảm nhẹ từ các chuyên gia
Chính phủ Việt Nam, Ma rốc, các nhà khoa học từ Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH và các
nhóm dễ bị tổn thương. Phiên buổi chiều giành cho thảo luận về các giải pháp ứng phó với
BĐKH như kết nối thích ứng và giảm nhẹ trong Thỏa thuận Paris/triển khai Đóng góp Dự
kiến doQuốc gia tự Quyết định cho Việt Nam, ứng phó đô thị, phát triển nông thôn, nông lâm
nghiệp và các lĩnh vực năng lượng cũng như tài chính khí hậu.
Sự kiện đã rất thành công trong việc khai thác đồng lợi ích tiềm năng giúp cho hành động
ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp và hiệu quả hơn. Sự kiện đã thu hút rất nhiều chú ý
của giới truyền thông, các nhà hoạch định chính sách, các đối tác phát triển và các tổ chức
phi chính phủ.

5. Tham dự COP22
Hàng năm bắt đầu từ 1995, các đại biểu từ khắp nơi trên thế giới cùng nhau thảo luận về
cách chống lại biến đổi khí hậu tại “Hội nghị Các bên” hay “COP”. COP là cơ quan ra quyết
định tối cao nhất thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC).
COP22 được gọi là “COP của hành động”. Thỏa thuận Paris là một thành công lớn trong
việc tuyên bố mục tiêu 1,5 – 2 0C và tầm quan trọng của thích ứng biến đổi khí hậu. Tuy
nhiên, câu hỏi được đặt ra là làm cách nào để đạt được những cam kết đó vẫn còn để mở.
Do đó, các đại biểu ở Marrakech cần đồng ý về những hướng dẫn, quy trình và tiến trình
cho việc triển khai Thỏa thuận Paris trong 6 chủ để, bên cạnh thích ứng và giảm thiểu là sự

minh bạch, chuyển giao công nghệ, xây dựng năng lực, tổn thất và thiệt hại.
Với sự bảo trợ của Friedrich-Ebert-Stiftung (FES), đây là lần thứ hai nhóm CCWG có cơ hội
tham gia và mang quan điểm từ Việt Nam và các nhóm dễ bị tổn thương bị tác động của
BĐKH lên bàn đàm phán của COP. Đây cũng là cơ hội xây dựng mạng lưới tốt cho CCWG
tại Việt Nam để học hỏi kinh nghiệm và các bài học từ các tổ chức phí chính phủ và mạng
lưới biến đổi khí hậu khác, cùng gắn kết và hợp tác với chính phủ nỗ lực trong cuộc chiến
chống Biến đổi khí hậu.
19


Họp định kỳ hàng tháng
Nhóm CCWG thường xuyên tổ chức họp nhóm định kỳ hàng tháng và họp nhóm nòng cốt.
Trong những năm gần đây, hai loại hình họp này đều tập trung vào chia sẻ thông tin đến
mạng lưới cũng như cùng triển khai các sáng kiến và hoạt động.
Các hoạt động khác


Tập huấn truyền thông

Để nâng cao năng lực cho các thành viên nòng cốt về phương thức làm việc với báo chí
cũng như báo cáo các thông tin phù hợp nhất, CCWG tổ chức 4 khóa tập huấn trong năm
2016. Dựa vào nhưng câu hỏi thực tế từ nhà báo, các thành viên nòng cốt có cơ hội thực
hành trả lời và viết một báo cáo đầy đủ. Nội dung tập huấn được thiết kế bao gồm nhiều
phần làm việc nhóm và bài tập; do đó, tất cả các thành viên nòng cốt đã tự tin hơn rất nhiều
để trả lời phỏng vấn và cung thông tin cho báo chí.

20





Các cuộc họp tham vấn với Bộ Tài nguyên và Môi trường

CCWG đã kí Biên bản ghi nhớ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, các cuộc đối thoại và tham vấn đã được thực thiện thông qua sự hỗ trợ của
dự án Tiếng nói từ Phương nam và các đối tác khác trong nhiều năm qua. Cả 2 Bộ đặc biệt
nhận thức được các bằng chứng trong việc hỗ trợ cách tiếp cận dựa vào cộng đồng. Bộ NN
và PTNT đang xem xét lồng ghép vấn đề về giới và những người nông dân bị tổn thương
nhất vào kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH đến năm 2020 và bộ đã tích cực chủ động
tiếp cận mạng lưới cho tư liệu đầu vào.
Thông qua một chuỗi các cuộc họp và hội thảo với hai đối tác, Bộ NN và PTNT và Bộ TN và
MT các sáng kiến dựa vào cộng đồng đã chính thức được ghi nhận trong việc xây dựng và
triển khai Kế hoạch Hành động Biến đổi Khí hậu, bằng cách đưa sự hiện diện của cộng
đồng vào quá trình lập kế hoạch tại các địa phương được triển khai thí điểm; và các sáng
kiến dựa vào cộng đồng đa lĩnh vực được đưa vào các kế hoạch ngành.


Hội thảo và cuộc họp cấp vùng

CCWG đại điện tham dự Diến đàn Thích ứng Châu Á Thái Bình Dương tại Sri Lanka trong
tháng 10 và được mời chia sẻ bài trình bày “Vì sao áp dụng bằng chứng thích ứng dựa vào
cộng đồng là chưa đủ và công bằng trong hành động Biến đổi khí hậu”.
CCWG cũng đại diện tham dự hội thảo cấp vùng của hội thảo mạng lưới đối tác trong dự
án Southern Voices trong khuôn khổ chương trình BĐKH tại Colombo.
Định hướng trong năm 2017


CCWG sẽ tiếp tục tổ chức hai hội thảo thường niên cấp cao về BĐKH. Một cuộc họp
trù bị trước COP tiếp theo với nội dung liên quan đến BĐKH cho Việt Nam và một hội
thảo sau COP để chia sẻ các kết quả của COP và định hướng cho Việt Nam.




Dựa vào những thành công trong năm 2016, CCWG quyết định tiếp tục tổ chức các
khóa tập huấn truyền thông năm 2017.



Tiếp cận với Phòng thích ứng của Cục Khí tượng, Thủy văn và Môi trường trong việc
xây dựng Kế hoạch Thích ứng Quốc gia (NAP), CCWG mong muốn tiếp tục tham gia
nhiều hơn vào chủ để này để hỗ trợ chính phủ trong việc xây dựng chính sách quan
trọng liên quan trong năm 2017.

21




CCWG sẽ tiếp tục làm việc chặt chẽ với Bộ NN và PTNT để hỗ trợ triển khai kế bị tổn
thương.
hoạch hành động BĐKH 5 năm nhằm thúc đẩy việc triển khai tập trung vào nhóm dễ
 CCWG tiếp tục tập trung vào vận động chính sách để thúc đẩy lồng ghép, tạo nguồn
lực và triển khai thích ứng dựa vào cộng đồng trong Lập kế hoạch phát triển kính tế
xã hội (SEDP) và kế hoạch ngành tại một số tỉnh thành phố.

Chi tiết liên hệ:

Chủ tịch nhóm: Bà. Vũ Minh Hải – Quản lý chương trình tổ chức Oxfam VN
email:
Điều phối viên:

Vũ Quốc Anh – Oxfam VN
Email:

22


Nhóm Công tác về Trách nhiệm xã hội và hợp tác DN
/>Bối cảnh và mục tiêu
Nhóm Công tác về trách nhiệm xã hội và hợp tác doanh nghiệp (CEWG), thành lập vào cuối
năm 2014 dưới sự quản lý của VUFO-NGO (NGORC), là một diễn đàn giành cho các tổ
chức phi chính phủ quốc tế (INGOs), tổ chức phi chính phủ Việt Nam (VNGOs), các cơ quan
quốc tế, cơ quan chính phủ, khối doanh nghiệp và các cá nhân quan tâm. Mục tiêu của
nhóm là trao đổi thông tin, kinh nghiệm và các thực hành điển hình; xây dựng mối quan hệ
đối tác; ước định các cuộc thảo luận; và vận động thay đổi chính sách – tất cả đều mang lại
lợi ích cho khối tư nhân và công dân Việt Nam. Năm nay là năm hoạt động thứ hai của
CEWG. Chúng tôi đã tổ chức tổng cộng 15 cuộc họp nhóm tính đến cuối năm 2016.
Mục tiêu chính của nhóm CEWG là kiến tạo một môi trường thuận lợi cho sự đóng góp của
Doanh nghiệp thông qua các hoạt động học hỏi chia sẻ và hợp tác giữa các tổ chức quốc tế,
các doanh nghiệp địa phương và chính phủ, nhằm xác định và giải quyết các thách thức
trong quá trình phát triển tại Việt Nam.
Hoạt động chính
Nỗ lực của chúng tôi trong năm 2016 tập trung vào tổ chức sự kiện mời diễn giả, chia sẻ
kiến thức, cập nhật thông tin nội bộ, rút kinh nghiệm từ chính các thành viên trong nhóm.
Dựa trên phạm vi tham gia của các thành viên nhóm nòng cốt và các đối tác của họ, nhóm
tập trung vào năm đề tài /lĩnh vực chính: hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME); quỹ
tác động xã hội và các Doanh nghiệp xã hội; quyền/ Pháp luật/Phát triển chính sách/Vận
động chính sách; CSR (Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp)/ Doanh nghiệp có trách
nhiệm với xã hội: nâng cao nhận thức, giáo dục và quan hệ đối tác; Hỗ trợ tài chính trực
tiếp/ Từ thiện: huy động nguồn lực; Chính sách Thương mại quốc tế và thực tiễn - Tổ chức
Thương mại Thế giới, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương.

Các cuộc họp định kỳ
Một số hoạt động cụ thể của CEWG trong năm 2016 bao gồm:


Cuộc họp vào tháng 3 năm 2016 tổ chức tại Văn phòng ChildFund:

Nhóm CEWG đã mời bà Phạm Kiều Oanh, người sáng lập và Giám đốc điều hành của
Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến vì Cộng đồng (CSIP) đến để thảo luận về đề tài "Doanh nghiệp
xã hội hướng tới phát triển bền vững". Chúng tôi cũng nghe ông Mark Jerome, Giám đốc
của Dịch vụ Hỗ trợ Phát triển Quốc tế, Châu Á Thái Bình Dương của KPMG trình bày về
chương trình "Công dân tại KPMG".
Ông Florian Beranek, Tư vấn trưởng của Tổ chức Phát triển Công nghiệp LHQ (UNIDO)
thông báo về sự kiện lấy ý kiến phản hồi của các doanh nghiệp về các mục tiêu phát triển
bền vững SDGs diễn ra vào tháng Tư.
Nhóm cũng lập kế hoạch cho chủ đề của các cuộc họp trong năm 2016. Nhóm đã đưa ra
những nội dung sau: a) Nhu cầu đanh giá thực trạng trong các tổ chức và doanh nghiệp về
cách thức tránh bạo lực, quấy rối tình dục, v.v. Đây thực sự là một hoạt động CSR (trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp) có tác động đến hiệu suất làm việc. Chúng ta có thể làm gì
cho người lao động? Đây là một chủ đề thú vị có thể được thực hiện tập trung ở một số
ngành cụ thể, ví dụ như trong ngành công nghiệp may mặc; KPMG đã thực hiện tập huấn

23


cho nhân viên về bạo lực gia đình và thực tế nhu cầu này là có. b) Hiện tại, các doanh
nghiệp xã hội ở Việt Nam đã được công nhận. Tuy nhiên, điều này đúng trên giấy tờ nhưng
thực tế lại không như vậy. Lo lắng chung là không có ai hỗ trợ vấn đề này. Nhóm đã đưa ra
đề xuất xác định chương trình khung trong nhóm tìm cách hỗ trợ các doanh nghiệp xã hội.
Nhóm cần vận động hành lang cho tài liệu này. c) Nhóm đưa ra quyết định mời các doanh
nghiệp quan tâm đến CSR cùng tham gia vào nhóm, thông qua trao đổi chúng ta có thể hỗ

trợ họ trong phạm vi kiến thức và kinh nghiệm có liên quan của chúng ta. Cần đặc biệt chú
trọng tới nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách cho họ thấy những việc họ có thể
thực hiện. Cần phát triển các dự án thiết thực có thể thực hiện và có tác động thực sự đối
với xã hội của chúng ta và chia sẻ được với cộng đồng khối doanh nghiệp.


Cuộc họp tháng 05/2016 tổ chức tại Văn phòng PACCOM

Nhóm CEWG đã mời Phương Nghi, Trưởng nhóm của Think Tank YVN chia sẻ về chương
trình “Các nhà lãnh đạo trẻ và Thanh niên với các vấn đề việc làm, môi trường và tính minh
bạch đối với Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP”. Y Think Tank là một mô hình
nghiên cứu mới cho thanh niên, được thành lập vào tháng 10/2014 dưới sự bảo trợ của Quỹ
Hợp tác và Phát triển (CD Fund). Một trong những thách thức chị Nghi đã đề cập là vấn đề
thiếu kinh nghiệm và nguồn lực của YVN. Các thành viên là sinh viên, họ chưa thực sự tự
tin, ít hiểu biết về luật pháp, vẫn còn e sợ chia sẻ thông tin và quan điểm. Thông qua mạng
lưới làm việc và các kênh nghiên cứu đại chúng YVN đã tạo nên một diễn đàn với các cuộc
đối thoại và kết nối với gần như tất cả các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam. Các
trường trung học chưa kết nối vào mạng lưới, nhưng cũng đã nằm trong kế hoạch của
nhóm. YVN cũng chia sẻ các đề tài về CSR với nhóm khởi nghiệp để nâng cao nhận thức
của họ về kinh doanh bền vững.
Mục đích chính là thuyết phục các doanh nghiệp khởi nghiệp (phần đông là các bạn trẻ) có
nhận thức tốt về các vấn đề xã hội hiện thời, sử dụng các nguyên vật liệu thân thiện với môi
trường và tuân thủ đúng các điều luật lao động. Công tác này sẽ đảm bảo một môi trường
và nền tảng hỗ trợ tốt để họ có thể vận hành công việc kinh doanh của mình theo một cách
bền vững.
Trong cuộc họp này, nhóm CEWG cũng mời chị Đỗ Hạnh, Cố vấn Doanh nghiệp của Better
Work Việt Nam (BWV) thảo luận về "hỗ trợ của BWV cho các nhà máy may mặc và giầy
dép trong việc nâng cao sự tuân thủ của họ đối với luật lao động góp phần thúc đẩy thực
hành trách nhiệm xã hội của các nhà máy". Better Work Việt Nam là một dự án của Tổ chức
Lao động Thế giới (ILO) hỗ trợ các giải pháp để cải thiện các tiêu chuẩn lao động trong

ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam. Dự án hướng đến những người làm việc trong
ngành công nghiệp may mặc và giày dép. Nhóm CEWG và chị Hạnh đã có một cuộc thảo
luận thú vị. Một trong những câu hỏi đưa ra là: Cuộc điều tra của anh/chị có tìm thấy các rủi
ro nghề nghiệp, các sự vụ vi phạm, lạm dụng, v.v. xảy ra với lao động nữ (đặc biệt 80% nhân
viên trong các công ty may mặc là nữ)? Chị Hạnh cho biết: các cuộc điều tra của dự án đã
phát hiện một số trường hợp liên quan đến phân biệt đối xử đối với lao động nữ. Ví dụ: một
số công nhân đã bị thuyên chuyển sang công việc khác không phải là công việc ban đầu của
họ khi họ trở lại làm việc sau kỳ nghỉ thai sản. Trong những trường hợp đó, Cố vấn doanh
nghiệp của chương trình sẽ làm việc với các nhà máy để tìm ra giải pháp nhằm giải quyết
các vấn đề một cách bền vững. Với các trường hợp khác, chúng tôi phải báo cáo sự cố cho
các bên liên quan như Người mua hàng, Bộ LĐTBXH và Sở LĐTBXH để có hành động can
thiệp sâu hơn khi phát hiện các vấn đề nghiêm trọng. Một câu hỏi khác liên quan đến các
trường hợp lao động trẻ em, chị Hạnh trả lời bất cứ khi nào chúng tôi phát hiện thấy nhà máy
sử dụng lao động trẻ em, chúng tôi báo cáo ngay trường hợp đó tới Quản lý của chúng tôi
và Người mua hàng trong vòng 48 giờ. Họ cũng mời chính quyền địa phương tham gia vào
giải quyết sự vụ. Nhà máy sẽ phải ngừng ngay việc sử dụng lao động trẻ em và làm việc với
Cục Bảo vệ trẻ em để được hướng dẫn giải quyết các vấn đề nhằm đảm bảo quyền của trẻ
em đó. Chị Hạnh cũng cho biết chương trình này được hỗ trợ quỹ đến năm 2019 và họ đang
xây dựng kế hoạch /chiến lược cho giai đoạn 2019-2022.
Các ý tưởng bổ sung cho các cuộc họp 2016 của chúng tôi bao gồm xây dựng chuỗi giá trị;
thảo luận về Hiệp định TPP; mời đại diện của các doanh nghiệp đến thảo luận về sự tham
24


gia của doanh nghiệp, hợp tác giữa các tổ chức PCP và khối kinh doanh. Nhóm CEWG
cũng sẽ tham gia hội thảo TPP được PACCOM tổ chức vào tháng Năm.


Cuộc họp tháng 6/2016 tổ chức tại Văn phòng Care International


Nhóm CEWG đã có vinh dự chào đón chị Luyến Shell, người sáng lập/ giám đốc Donkey
Bakery Hanoi đến chia sẻ về “Donkey Bakery - một công ty trách nhiệm xã hội”
Chị Luyến đã nhận được nhiều câu hỏi từ người tham dự như:
Chị có phải tuân thủ theo nhiều quy định của nhà nước không?
Cho đến nay Donkey Baker đã có thể hoạt động ở Việt Nam nhiều năm. Chị không muốn
liên đới tới hệ thống hành chính phức tạp và các thủ tục đi kèm nhưng chị có những nhân
viên giỏi phụ trách việc này. Chị không gặp phải vấn đề gì. Đó là lý do tại sao tổ chức của chị
hoạt động như một doanh nghiệp chứ không phải một Tổ chức phi chính phủ.
Chị có nhận được lợi ích hay đặc quyền gì không khi nhân viên của chị là những người
khuyết tật?
Câu trả lời là Không, ví dụ, công ty không được miễn trừ thuế. Chị không nhận được bất cứ
lợi ích nào. Chị làm việc với sự kết nối nội bộ chặt chẽ. Kinh nghiệm sống và trải nghiệm ở
nhiều nước đã giúp chị hình thành nên tư duy và tầm nhìn của mình. Chị có sáu đối tác thiện
nguyện hỗ trợ thực hiện sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức.
Lời khuyên của chị dành cho những ai muốn mở một doanh nghiệp xã hội là gì?
Bạn sẽ có rất ít thời gian cho những việc bên ngoài và phải hi sinh bản thân rất nhiều. Bạn
cũng phải mạo hiểm nữa. Nếu bạn đã lập gia đình thì đừng làm việc đó, nó không hề dễ
dàng. Lời khuyên chính của chị là hãy tập trung – xác định mục tiêu và nếu thất bại hãy
đứng dậy và bắt đầu lại. Cần có đủ hỗ trợ về tài chính cũng như các hỗ trợ cá nhân khác.
Nếu bạn biết bạn thực sự muốn gì, bạn có đam mê và làm việc chăm chỉ, bạn sẽ thành
công. Chấp nhận rằng cuộc sống riêng sẽ gặp nhiều thử thách trong giai đoạn này của cuộc
đời bạn. Chị muốn chỉ cho nhân viên thấy rằng họ có khả năng làm một việc gì đó. Điều đó
giúp họ có lòng tự trọng và tự tin đi giao hàng đến nhà các đại sứ chẳng hạn. Lòng tự trọng
của họ thường thấp vì người Châu Á cho rằng người khuyết tật được xem như là bị trừng
phạt cho những việc họ đã làm ở kiếp trước. Việc thay đổi tư duy của nhân viên là rất quan
trọng. Chị đối xử với họ như thể họ không bị khuyết tật gì.


Cuộc họp tháng 9/2016 tổ chức tại văn phòng Quỹ Châu Á


Khách mời là Nick Thorpe, Cán bộ Nghiên cứu chính sách của tổ chức PanNature đã chia
sẻ và thảo luận về “Hiệp định Thương mại Tự do (FTA): Cơ hội và thách thức”. Cuộc thảo
luận đã cho thấy Hiệp định Thương mại Tự do sẽ mang đến nhiều thách thức mới mà xã hội
dân sự sẽ có thể đối mặt và cần phải đóng góp vào việc giải quyết các thách thức đó. Trong
số các thách thức môi trường và pháp lý, anh Thorpe đề cập tới sự tăng cường hiệu quả
luật pháp và các quy định về môi trường, đặc biệt liên quan tới các ngành công nghiệp đang
có xu hướng mở rộng (Vd: dệt và may mặc, giày dép, và hải sản); tuân thủ các tiêu chuẩn
môi trường và xã hội theo TPP và EV FTA; các mối đe dọa đối với ngành quản trị công trong
các lợi ích chung ở cấp quốc gia và cấp tỉnh, đặc biệt là do giải quyết các tranh chấp giữa
Nhà đầu tư-Chính phủ; cũng như “bẫy thu nhập trung bình” được đề cập đến trong báo cáo
của ActionAid về EVFTA và Hiệp định thương mại tự do; các vấn đề về thu hồi đất và bồi
thường đất sử dụng tại địa phương.
Chúng tôi cũng được nghe anh Võ Lý Hoài Vinh, Cán bộ Phát triển Bền vững Cấp cao của
Coca Cola, chia sẻ về “EKOCENTER-một sáng kiến Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp
(CSR) của Coca-Cola”. Sự tham gia của anh Võ Lý Hoài Vinh là cơ hội cho các tổ chức xã
hội dân sự và doanh nghiệp trao đổi và tăng cường sự hiểu biết về nhau hơn. Anh Vinh và
CEWG đã có một cuộc trao đổi thú vị. Anh đã nhận được rất nhiều câu hỏi từ các thành viên
tham dự như:
25


×