Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Các khái niệm chung của quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.76 KB, 9 trang )

Trần Phước Cường

4
PHẦN I – PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CHƯƠNG 1. CÁC KHÁI NIỆM CHUNG

1.1. Khái niệm chung về phát triển bền vững (PTBV)
1.1.1. Khái niệm
Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Nhưng con
người cũng như tất cả mọi sinh vật khác không thể đình chỉ tiến hoá và ngừng sự phát triển
của mình. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phải chấp
nhận phát triển, nhưng giữ sao cho phát triển không tác động một cách tiêu cực tới môi
trường. Do đó, năm 1987 Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc đã đưa ra
khái niệm Phát triển bền vững:
"Phát triển bền vững là sự phát triển lâu dài phù hợp với yêu cầu của thế hệ hôm
nay mà không gây ra những khả năng nguy hại đến các thế hệ mai sau trong việc thỏa mãn
nhu cầu riêng và trong việc lựa chọn ngưỡng sống của họ".
Ðể xây dựng một xã hội phát triển bền vững, Chương trình Môi trường Liên Hợp
Quốc đã đề ra 9 nguyên tắc:
1. Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất.
2. Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm tài nguyên tái tạo và không tái tạo được.
3. Giữ vững trong khả năng chịu đựng được của Trái đất.
4. Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống của cộng đồng.
5. Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.
6. Xây dựng thái độ mới, thay đổi thói quen của mọi người đối với thiên nhiên.
7. Cho phép các cộng đồng tự quản lấy môi trường của mình.
8. Tạo ra cơ cấu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc bảo vệ môi trường.
9. Xây dựng một cơ cấu liên minh toàn cầu, không một quốc gia nào được lợi hay thiệt
riêng mình khi toàn cầu có một môi trường trong lành hay ô nhiễm.
Chúng ta biết rằng phát triển sẽ làm biến đổi môi trường, vấn đề là phải làm sao
cho môi trường tuy biến đổi nhưng vẫn thực hiện đầy đủ được ba chức năng cơ bản của nó


là: tạo cho con người một không gian sống với phạm vi và chất lượng tiện nghi cần thiết;
cung cấp cho con người những tài nguyên cần thiết để sản xuất, sinh sống; nơi chôn vùi
các phế thải sản xuất và sinh hoạt giữ không cho phế thải làm ô nhiễm môi trường. Đó
chính là PTBV.
Trần Phước Cường

5
1.1.2. Phân loại
Phát triển bền vững bao gồm ba thành phần cơ bản: Môi trường bền vững, Xã hội
bền vững và Kinh tế bền vững.
a) Môi trường bền vững: Khía cạnh môi trường trong phát triển bền vững đòi hỏi
chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác
nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì
mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi
trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái
đất.
b) Xã hội bền vững: Khía cạnh xã hội của phát triển bền vững cần được chú trọng vào
sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực
phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng
bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được.
c) Kinh tế bền vững: Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển
bền vững. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc
với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những
nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia xẻ một cách bình
đẳng. Khẳng định sự tồn tại cũng như phát triển của bất cứ ngành kinh doanh, sản
xuất nào cũng được dựa trên những nguyên tắc đạo lý cơ bản. Yếu tố được chú
trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập
trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh
thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người.
1.1.3. Thước đo về phát triển bền vững

Làm thế nào để đánh giá sự phát triển bền vững? Có thể định lượng được không?
Mức độ chấp nhận sự định lượng đó ra sao?
Đây là vần đề rất phức tạp mà con người phải vượt qua rất nhiều khó khăn để chấp
nhận và thực hiện. Xã hội loài người gồm nhiều dân tộc khác nhau về văn hóa, lịch sử, tín
ngưỡng, chính trị, giáo dục và truyền thống, họ cũng rất khác nhau về mức độ phồn vinh,
về chất lượng cuộc sống và điều kiện môi trường mà sự nhận thức về sự khác biệt đó cũng
rất khác nhau. Hơn nữa, sự cách biệt đó lại thường xuyên vận động, khi tăng khi giảm. Bởi
vậy, đánh giá thế nào là phát triển bền vững mang tính tùy thuộc khá lớn.
Tuy nhiên, để xác định sự phát triển của con người hay chất lượng sống của con
người, UNDP đã đưa ra 3 hệ thống chỉ số sau đây:
1. Chỉ số phát triển của con người (HDI) bao gồm:
Trần Phước Cường

6
- Sự trường thọ: được tính bằng tuổi thọ trung bình của người dân. Tuổi thọ cao
làm cho con người có nhiều cơ hội đạt đến mục đích lựa chọn của mình và phát triển được
khả năng của con người. Tuổi thọ là kết quả sự kết hợp sức khỏe và mức độ đầy đủ dinh
dưỡng, chăm sóc y tế và chất lượng môi trường.
- Trí thức: là sự giáo dục đầy đủ được xác định bằng trình độ học vấn ở tuổi trường
thành, có thể dùng định lượng là số năm ngồi ở ghế nhà trường tính bình quân cho đầu
người. Trình độ học vấn giúp cho con người thực hiện được khả năng tiềm ẩn của mình và
sử dụng một cách có lợi nhất những lợi thế của cơ hội, nhờ đó mà con người ngày càng
phát triển nhanh hơn.
- Thu nhập bình quân theo đầu người (GDP): GDP được tính đầy đủ tất cả mọi thu
nhập, căn cứ vào sức mua thực tế từng nước chứ không theo tỷ giá hối đoái chính thức, đặc
biệt phải lượng hóa được những phần phúc lợi của xã hội. GDP của Việt Nam, năm 1994:
240 USD/người, năm 2000: 400 USD/người.
UNDP phân loại theo chỉ tiêu PPP (USD) là sức mua tương đương được biểu thị
bằng đôla năm 1991 như sau:
Các nước dưới 1.000 USD là thu nhập thấp. Hiện nay có 30 nước, trong đó Châu

Á: 5 nước và Châu Phi: 25 nước. Số này chiếm 16% dân số thế giới.
Các nước dưới 5.499 USD là thu nhập trung bình thấp. Nhóm này có 85 nước,
chiếm 68% dân số thế giới. PPP của Việt Nam (1994): 1.208USD/người.
Các nước từ 5.499 - 9.999 USD là trung bình cao. Số này có 20 nước, chiếm 6%
dân số thế giới.
Các nước trên 9.999 USD là những nước có thu nhập cao. Nhóm này có 26 nước,
chiếm 10% dân số thế giới, trong đó Châu Âu có 14 nước, Châu Á có 7 nước, Châu Mỹ có
3 nước và Châu Úc là 2 nước.
Chỉ số HDI (1993): Nigeria: 0,204; Việt Nam: 0,540; Thái Lan: 0,832; Nhật Bản: 0,938.
2. Chỉ số về sự tự do của con người:
Chỉ tiêu này được ít quốc gia công nhận vì chứa đựng nhiều yếu tố chính trị.
Nhân quyền và sự tự do không thể áp đặt, không thể đem từ nơi này áp dụng cho
nơi khác. Mỗi một dân tộc có những đặc điểm khác biệt nhau, có truyền thống phát triển
lịch sử khác nhau, có phong tục, tập quán, nền văn hóa dân tộc khác nhau nên có những tư
duy khác nhau về sự tự do của con người.
Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam là lý tưởng tự do mà con người Việt Nam hằng
theo đuổi. Việt Nam có tự do của Việt Nam, các nước có khái niệm riêng của các nước.
3. Chỉ số mức tiêu thụ năng lượng tính theo đầu người so với tỷ lệ tăng dân số
Trần Phước Cường

7
Chỉ số này rất có ý nghĩa vì sản xuất năng lượng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường và tỷ lệ tăng dân số cũng gây suy thoái môi trường, nghĩa là cả hai đều có ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống hôm nay và thế hệ mai sau.
1.2. Các khía cạnh lịch sử của PTBV

Hội nghị Stockholm (Thuỵ Điển) năm 1972 có thể coi là dấu ấn đầu tiên sử dụng
phạm trù Phát triển bền vững, ban đầu nó xuất phát từ quan điểm bảo vệ môi trường bền
vững, nhưng càng về sau con người càng nhận thức ra rằng Phát triển bền vững không chỉ
đơn thuần là Bảo vệ môi trường, mà nó còn bao hàm nội dung sâu rộng hơn cả về kinh tế,

xã hội.
Đến Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Môi trường và Phát triển có sự tham gia của
178 nước trên thế giới được tổ chức tại Rio de Janerio (Braxin) năm 1992, thì những nội
dung về Phát triển bền vững đã được xác định đầy đủ và toàn diện. Hội nghị này đã khẳng
định lại tuyên bố của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Con người, thông qua tại
Stockhom năm 1972 và bàn các biện pháp để thực hiện tuyên bố ấy. Tại Hội nghị này, các
nhà hoạt động về kinh tế, xã hội, môi trường cùng với các nhà chính trị đã thống nhất về
quan điểm phát triển bền vững, coi đó là trách nhiệm chung của các quốc gia, của toàn
nhân loại và đồng thuận thông qua tuyên bố Rio gồm 27 nguyên tắc cơ bản về Phát triển
bền vững và Chương trình Nghị sự 21, xác định các hành động cho sự phát triển bền vững
của toàn thế giới trong thế kỷ thứ 21. Đây là những nguyên tắc chung nhất để các quốc gia
có thể vận dụng vào việc xây dựng các nguyên tắc phát triển bền vững cho phù hợp với
điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội và thể chế chính sách riêng của nước mình. Sau
Hội nghị này, nhiều nước đã xây dựng Chương trình Nghị sự 21 quốc gia.
Từ sau Hội nghị Rio 1992, gần 200 nước trên thế giới lại tổ chức Hội nghị thượng
đỉnh về Phát triển bền vững tại Jonhannesburgs, Nam Phi (Hội nghị RIO + 10 năm 2002)
để kiểm điểm tình hình thực hiện kế hoạch hành động về Phát triển bền vững và tiếp tục
bàn các biện pháp để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trên phạm vi toàn thế giới.
Đến nay đã có 113 nước trên thế giới xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 về
Phát triển bền vững cấp quốc gia và 6.416 Chương trình nghị sự 21 cấp địa phương. Đồng
thời tại các nước này đều đã thành lập các cơ quan độc lập để triển khai thực hiện Chương
trình này. Trung Quốc là một trong nhiều nước đã sớm xây dựng Chương trình Nghị sự 21
về Phát triển bền vững (China's Agenda 21) và đã thông qua Quốc vụ viện nước Cộng hoà
nhân dân Trung Hoa năm 1994. Các nước khác trong khu vực như Thái Lan, Singapore,
Malaixia... cũng đều đã xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21.
Trần Phước Cường

8
Ở Việt Nam, để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững như Nghị quyết của Đại hội
Đảng toàn quốc đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế về phát triển bền vững, Chính phủ đã

chủ trương xây dựng “Định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam”
(Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Đây là một chiến lược khung, bao gồm những
định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân
triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm bảo đảm phát triển bền vững đất nước
trong thế kỷ 21.
Định hướng chiến lược về phát triển bền vững ở Việt Nam không thay thế các
chiến lược, kế hoạch mà là căn cứ để cụ thể hóa Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-
2010, Chiến lược Bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, xây dựng
kế hoạch 5 năm 2006-2010, cũng như xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển của các
ngành, địa phương, nhằm kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế, thực hiện tiến bộ, công
bằng xã hội và bảo vệ môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững đất nước.
1.3. Dân số và tài nguyên môi trường
1.3.1. Dân số và sự tiêu thụ tài nguyên môi trường
Dân số và tài nguyên môi trường có mối quan hệ tác động lẫn nhau một cách chặt
chẽ. Dân số phát triển nhanh sẽ dẫn đến tình trạng nghèo đói và có những tác động rõ nét
đến tài nguyên môi trường. Tuy nhiên, tác động xấu đến môi trường do đông dân và nghèo
đói chưa phải là toàn bộ tác động của vấn đề dân số. Tiêu dùng quá mức của dân cư các
nước công nghiệp cũng là một mặt quan trọng của vấn đề này. Chính những nước này đã
tạo ra hình mẫu của một xã hội tiêu thụ. Một người Mỹ trung bình tiêu thụ nguyên liệu và
năng lượng gấp 17-20 lần một người Nam Á và xả thải bằng lượng xả thải của 25 người
Trung Quốc. Người ta tính được chỉ riêng cộng đồng Châu Âu, Hoa Kỳ và Liên Xô cũ đã
phát xả khoảng 45% tồng lượng khí nhà kính toàn cầu.
Như vậy, tác động của dân số tới môi trường, ngoài số dân, còn phản ánh mức tiêu
thụ trên đầu người và trình độ công nghệ.
I=P.C.T
Trong đó:
I: Tác động của dân số lên môi trường.
P: Số dân.
C: Tiêu thụ tài nguyên bình quân trên đầu người.
T: Công nghệ (quyết định mức tác động của mỗi đơn vị tài nguyên được

tiêu thụ).

×