Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Mục tiêu và những đề xuất phát triển công nghiệp và thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.86 KB, 40 trang )

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ BỘ CÔNG THƯƠNG
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
1.1 Căn cứ hình thành
Bộ Công Thương được hình thành căn cứ theo luật Tổ chức Chính phủ ban hành
ngày 25 tháng 12 năm 2001. Đồng thời, căn cứ vào nghị định số 178/2007/NĐ – CP
ngày 3 tháng 12 năm 2007 qui định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ và các cơ quan ngang Bộ. “Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính
phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong
phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực; thực hiện đại
diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định
của pháp luật.”
Bộ Công Thương chính thức hình thành theo Nghị định của chính phủ số
189/2007/NĐ – CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 ( nghị định sửa đổi) qui định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương. Nhằm thực hiện
các chức năng và nhiệm vụ do Chính phủ ban hành cho Bộ Công Thưong như quản lý
nhà nước trên tất cả các lĩnh vực thuộc về công nghiệp và thương mại ( công nghiệp
nặng, công nghiệp nhẹ, lưu thông hàng hoá trên thị truờng, xuất nhập khẩu, quản lý
các thị trường, xúc tiến thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế….)
1.2 Quá trình phát triển
Để hiểu được sâu sắc quá trình phát triển của Bộ Công Thương, bài báo cáo xin
bao quát chung quá trình phát triển qua các khía cạnh sau: về bộ máy hành chính, về
qui chế làm việc, về qui mô hoạt động
1.2.1 Về bộ máy hành chính
Năm 1992 theo nghị định số 01/1992/NQ-QH9 của Quốc Hội IX kỳ họp thứ
nhất thông qua ngày 30/9/1992, đã thiết lập hệ thống các cơ quan giúp việc cho Chính
phủ bao gồm 20 Bộ và 7 cơ quan ngang bộ. Khi đó Bô Công Thương ngày nay chính
là sự hợp nhất của Bộ Thương Mại và Bộ Công Nghiệp nặng, Bộ Công Nghiệp nhẹ.
Do có sự tách rời của Bộ Thương Mại, Bộ Công Nghiệp nặng, và Bộ Công nghiệp nhẹ
nên chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn có sự phân chia cụ thể theo ngành như sau:.
- Bộ Công nghiệp nặng là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước các ngành cơ khí, luyện kim, điện tử - tin học, hoá chất, địa chất, mỏ và tài


nguyên khoáng sản trong phạm vi cả nước.
- Bộ Thương mại thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động
thương mại (bao gồm xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, hàng tiêu dùng, dịch vụ
thương mại) thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước, kể cả hoạt động
1


thương mại của các tổ chức và cá nhân người nước ngoài được hoạt động tại Việt
Nam.Trong đó cơ cấu tổ chức bao gồm 13 Vụ, 1Cục, 2 Viện, và các đơn vị hành chính
sự nghiệp khác.
Năm 1997 theo nghị định số 02/1997/QH10 đã hợp nhất Bộ Công nghiệp nặng
và Bộ Công nghiệp nhẹ thành Bộ Công nghiệp. Từ đó giảm bớt được sự chồng chéo
trong hoạt động quản lý ngành tạo nên một sự thống nhất rất cao. Về phía Bộ Thương
Mại không có sự thay đổi về cơ cấu tổ chức và hoạt động hành chính.
Năm 2002 theo sự sửa đổi của Luật tổ chức chính phủ năm 2001 Chính phủ đã
đưa ra nghị định số 29/2004/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, chức năng, và quyền hạn
của Bộ Thương Mại cụ thể có những chỉnh sửa như sau:
- Bộ Thương mại là thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại; quản
lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước
tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của
pháp luật.
- Cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại có sự thay đổi đáng kể như đổi tên một số
vụ, phân tách các vụ ( Vụ Châu Âu - Mỹ thành 2 Vụ riêng biệt là Vụ Thị trường Châu
Âu và Vụ thị trường Châu Mỹ ), bổ sung thêm một số vụ khác như Vụ Thương mại
điện tử….Nhưng nhìn chung ta thấy một sự gia tăng lớn về số lượng các tổ chức với
26 đơn vị trực thuộc gồm 14 vụ, 3 Cục.
Năm 2007 là lần sửa đổi gần đây nhất với nghị định số 189/2007/ NĐ-CP qui
định thống nhất Bộ Công Nghiệp và Bộ Thương Mại thành Bộ Công Thương. Từ đó
cho thấy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn ngày càng tăng lên và giữ vai trò rất quan
trọng đối với Chính Phủ.

Trong Nghị Định, chính phủ đã xác định rõ vị trí và chức năng của Bộ Công
thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công
nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí, luyện kim, điện, năng
lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp
khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm
và công nghiệp chế biến khác, lưu thông hàng hoá trong nước; xuất nhập khẩu, quản lý
thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ thương mại, hội nhập
kinh tế - thương mại quốc tế, quản lý cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, áp dụng các
biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý
nhà nước của Bộ.
Về cơ cấu tổ chức, Bộ Công Thương hiện nay có 36 đơn vị trực thuộc, thực hiện
các chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại bao gồm 25 ngành và
2


lĩnh vực. Bộ có 30 đơn vị giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước trong đó có 18 vụ, 7 cục.
Bộ còn có 6 đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc Bộ gồm 3 cơ quan báo chí là Báo Công
Thương, Tạp chí Công nghiệp và Tạp chí Thương mại.
Tóm lại, theo quá trình sửa đổi của các văn bản pháp luật, chính phủ đã thể hiện
sự quan tâm sâu sắc,và nhanh nhạy nắm bắt tốc độ phát triển của hoạt động kinh tế nói
chung và của Bộ Công Thương nói riêng để từ đó đưa ra được các điều chỉnh hợp lý
trong bộ máy tổ chức quản lý.
1.2.2 Về qui chế làm việc
Như đã nói trong quá trình phát triển về mặt tổ chức của Bộ Công Thương, ta
thấy những thay đổi trên cũng dẫn đến những điều chỉnh nhất định trong qui chế làm
việc của Bộ. Sự thay đổi lớn nhất có ảnh hưởng đến qui chế làm việc đó là việc sát
nhập Bộ Công nghiệp và Bộ Thương Mại thành Bộ Công Thương như ngày nay.
Chính bởi vậy, chính phủ đã đưa ra quyết định số 1709/2008/QĐ-BCT về việc ban
hành qui chế làm việc của Bộ Công Thương thay cho quyết định số 0983/2006/QĐBTM. Trong đó đưa ra một số điều chỉnh trong qui chế làm việc của Bộ Công Thương

như sau:
Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, làm việc theo chế độ Thủ
trưởng và nguyên tắc tập trung dân chủ. Mọi hoạt động của Bộ đều phải tuân thủ
quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Bộ. Đề cao trách nhiệm cá nhân; cán
bộ, công chức các đơn vị thuộc cơ quan Bộ phải xử lý và giải quyết công việc đúng
phạm vi chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền được giao.
Trong phân công công việc, một cá nhân/ đơn vị được giao thực hiện
nhiều việc. Một việc chỉ giao cho một đơn vị/cá nhân chủ trì. Đơn vị được giao chủ
trì xử lý, giải quyết công việc phải phối hợp với các đơn vị có liên quan và chịu trách
nhiệm về kết quả cuối cùng của công việc được giao trước lãnh đạo Bộ.
Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, hiệu quả trong mọi hoạt động;
thường xuyên cải cách thủ tục hành chính, không gây phiền hà, sách nhiễu, tham
ô, hối lộ trong khi thực thi công vụ.
-----> Trong nguyên tắc làm việc của Bộ Công Thương (đã sửa đổi) nhấn mạnh
vào 3 yếu tố điều chỉnh là:
Thứ nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện một xã hội công bằng,
dân chủ, trong đó có sự tập trung thống nhất về quyền lực và sự chỉ đạo nhất quán của
Đảng, Chính Phủ.
Thứ hai là sự phân công công việc. Nếu như trước đây, mỗi việc chỉ
được giao cho một đơn vị và một người phụ trách chịu trách nhiệm chính thì trong qui
định này một đơn vị có thể được giao nhiều việc nhưng chủ trì tổ chức thực hiện chính
chỉ có là 1 đơn vị hoặc cá nhân. Điều này góp phần tạo được hiệu quả và hiệu suất lớn
trong công việc của Bộ.

3


-

Thứ ba, Chính phủ tập trung giải quyết các vấn đề phiền nhiễu trong bộ


máy hành chính và cung cách làm việc của các cán bộ, nhân viên trực thuộc Bộ và các
cơ quan ngang Bộ. Mong muốn cải thiện những mặt hạn chế đó, Bộ đã thể hiện rõ
ràng quan điểm của mình trong văn bản pháp luật về qui chế làm việc sửa đổi ở trên
1.2.3 Về qui mô hoạt động
Sau nhiều lần chuyển đổi và cải cách, Bộ Công Thương đều có những sự chuyển
mình rõ rệt, đặc biệt về qui mô hoạt động đã mở rộng trên rất nhiều lĩnh vực về phát
triển công nghiệp và thương mại địa phương, về quản lý cạnh tranh và kiểm soát độc
quyền, áp dụng biện pháp tự vệ chống bán phá giá, chống trợ cấp và bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, về các dịch vụ công:
2 CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
2.1 Chức năng
Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí, luyện
kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công
nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng,
công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, lưu thông hàng hoá trong nước;
xuất nhập khẩu, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ
thương mại, hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế, quản lý cạnh tranh, kiểm soát độc
quyền, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn
2.2.1 Quyền hạn của Bộ Công Thương
Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo nghị quyết, nghị định, cơ
chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật khác về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch
phát triển tổng thể; chiến lược, quy hoạch ngành và lĩnh vực; quy hoạch vùng, lãnh thổ
và các chương trình phát triển, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình kỹ thuật kinh tế, các dự án quan trọng và các văn bản quy phạm pháp luật khác trong phạm vi

các ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý.
Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ
chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông
tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công nghiệp và thương mại.
4


Xây dựng tiêu chuẩn, ban hành quy trình, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật
trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tổ chức quản lý,
hướng dẫn, kiểm tra đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thuộc ngành công
nghiệp và thương mại theo danh mục do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định.
Chủ trì thẩm định hoặc phê duyệt, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án đầu
tư trong các ngành công nghiệp và thương mại thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Quy định việc cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn giấy phép về điện, hoá chất, vật
liệu nổ công nghiệp, sản xuất thuốc lá điếu và các loại giấy phép, giấy chứng nhận,
giấy đăng ký khác theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia về xăng dầu, vật liệu
nổ công nghiệp, hạt giống cây bông và các dự trữ khác theo quy định của Chính phủ.
2.2.2 Nhiệm vụ của Bộ Công Thương
2.2.2.1 Quản lý về công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ
a. Về an toàn kỹ thuật công nghiệp:
- Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, chịu trách nhiệm việc tổ chức thực hiện công tác kỹ
thuật an toàn trong ngành công nghiệp; bảo vệ môi trường công nghiệp theo quy định
của pháp luật;
- Đề xuất danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao
động thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
thống nhất ban hành;
- Xây dựng và ban hành quy trình kiểm định đối với các máy, thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, sau khi có ý
kiến thẩm định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Xây dựng và ban hành tiêu chí, điều kiện hoạt động đối với các tổ chức kiểm
định khi thực hiện hoạt động kiểm định các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an
toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, sau khi có ý kiến thẩm định của
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an
toàn đối với máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
b. Về điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo
- Phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương; công bố danh mục các công trình điện thuộc quy hoạch phát triển điện lực để
kêu gọi đầu tư xây dựng và quản lý việc thực hiện;
- Phê duyệt quy hoạch bậc thang thủy điện, quy hoạch năng lượng mới và năng
lượng tái tạo;
- Tổ chức chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ về điện nguyên tử, năng lượng mới,
năng lượng tái tạo;
- Ban hành quy định về lập, thẩm định, lấy ý kiến, trình duyệt giá bán lẻ điện.

5


c. Về dầu khí
- Phê duyệt kế hoạch khai thác sớm dầu khí tại các mỏ;
- Quyết định thu hồi mỏ trong trường hợp nhà thầu không tiến hành phát triển mỏ
và khai thác dầu khí theo thời gian quy định đã được phê duyệt;
- Quyết định cho phép đốt bỏ khí đồng hành;
- Tổng hợp, theo dõi, báo cáo tình hình phát triển và kết quả tìm kiếm, thăm dò,
khai thác, tiêu thụ dầu khí trong nước và xuất khẩu.
d. Về công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật
liệu xây dựng và sản xuất xi măng)
- Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền
các văn bản quy phạm pháp luật về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản;

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai thác, chế biến và sử dụng
khoáng sản sau khi được phê duyệt;
- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chuẩn,
định mức kinh tế - kỹ thuật, công nghệ, an toàn vệ sinh, bảo vệ môi trường trong khai
thác mỏ và chế biến khoáng sản;
- Tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư khai thác,
chế biến khoáng sản;
- Ban hành danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn khoáng sản cấm xuất khẩu, khoáng
sản hạn chế xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
đ. Về cơ khí, luyện kim,hoá chất
Chỉ đạo và kiểm tra việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chính sách phát triển ngành cơ khí, ngành luyện kim, phát triển các sản phẩm cơ khí,
cơ - điện tử trọng điểm, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, kết hợp kỹ thuật
cơ khí, tự động hóa, điện tử công nghiệp.
- Theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, tổng hợp tình hình phát triển công
nghiệp hoá chất;
- Công bố danh mục các loại vật liệu nổ công nghiệp cấm, hạn chế sử dụng; kiểm
tra việc thực hiện các quy định về sản xuất, nhập khẩu, cung ứng, sử dụng vật liệu nổ
công nghiệp.
e. Về công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác
- Kiểm tra, giám sát đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc ngành công nghiệp tiêu
dùng và thực phẩm theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo và kiểm tra việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chính sách phát triển các ngành công nghiệp tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm;

6


- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất
lượng sản phẩm công nghiệp, an toàn vệ sinh, môi trường công nghiệp; an toàn vệ sinh

thực phẩm từ khâu nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, chế biến thực phẩm thuộc phạm
vi quản lý nhà nước của Bộ đến trước khi được đưa ra thị trường nội địa và xuất khẩu.
2.2.2.2 Quản lý về thương mại
a. Về lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu:
- Tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển thương mại nội địa, xuất
khẩu, nhập khẩu, thương mại biên giới, lưu thông hàng hóa trong nước, bảo đảm các
mặt hàng thiết yếu cho miền núi, hải đảo và đồng bào dân tộc;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo, điều tiết lưu thông hàng hóa trong
từng thời kỳ, bảo đảm cân đối cung cầu, cán cân thương mại, phát triển ổn định thị
trường hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu;
- Thống nhất quản lý về xuất khẩu; nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái
nhập; chuyển khẩu; quá cảnh hàng hoá; hoạt động ủy thác; uỷ thác xuất khẩu, nhập
khẩu; đại lý mua bán; gia công; thương mại biên giới và lưu thông hàng hoá trong nước,
- Ban hành các quy định về hoạt động dịch vụ thương mại, dịch vụ phân phối
trong nước và từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài;
- Quản lý hoạt động của các văn phòng, chi nhánh của thương nhân nước ngoài
tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Tổng hợp tình hình, kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông hàng hoá và dịch
vụ thương mại trong phạm vi cả nước.
h. Về thương mại điện tử
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, chỉ đạo và kiểm tra
việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, chính sách phát triển
thương mại điện tử;
- Chủ trì hợp tác quốc tế về thương mại điện tử; ký kết hoặc tham gia các thoả
thuận quốc tế liên quan đến thương mại điện tử.
i. Về quản lý thị trường
- Chỉ đạo công tác quản lý thị trường trong cả nước; hướng dẫn, kiểm tra, kiểm
soát việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh, lưu thông hàng hoá, các
hoạt động thương mại trên thị trường, hàng hoá và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu,
dịch vụ thương mại; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định;

- Chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hoá công nghiệp lưu
thông trên thị trường; phối hợp với Bộ Y tế kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy
định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm;

7


- Chủ trì và tổ chức phối hợp hoạt động giữa các ngành, các địa phương trong
việc kiểm tra, kiểm soát; chống đầu cơ lũng đoạn thị trường, buôn lậu, sản xuất và
buôn bán hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh khác trái
quy định của pháp luật.
k. Về quản lý cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, áp dụng biện pháp tự vệ chống
bán phá giá, chống trợ cấp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Tổ chức điều tra và xử lý, giải quyết khiếu nại các vụ việc cạnh tranh; quản lý
về chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hoá nhập
khẩu vào Việt Nam;
- Tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, các quy định về bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để xử lý
vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng biện pháp tự vệ của nước ngoài
đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
l. Về xúc tiến thương mại
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch, chương
trình xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm và chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra
việc thực hiện theo quy định hiện hành;
- Hướng dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động quảng cáo thương mại,
hội chợ, triển lãm thương mại, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ ở
trong và ngoài nước, thương hiệu theo quy định của pháp luật;
- Quản lý nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động xúc tiến thương mại
hàng năm.

2.2.2.3 Quản lý phát triển công nghiệp và thương mại địa phương
- Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền
các cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp ở địa
phương;
- Tổng hợp chung về phát triển công nghiệp địa phương và quản lý các cụm,
điểm công nghiệp ở cấp huyện và các doanh nghiệp công nghiệp ở địa phương;
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy hoạch ngành, vùng trong
lĩnh vực công nghiệp và thương mại trên phạm vi cả nước;
- Ban hành cơ chế khuyến khích hỗ trợ và định hướng phát triển công nghiệp và
thương mại ở địa phương thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
- Tổ chức phổ biến kinh nghiệm về sản xuất, quản lý, khoa học - công nghệ, đầu
tư, đào tạo, cung cấp thông tin, triển lãm, hội chợ, quảng bá sản phẩm cho các cơ sở
sản xuất công nghiệp và thương mại ở địa phương;
- Xây dựng chương trình, kế hoạch, quản lý kinh phí khuyến công quốc gia.
8


2.2.2.4. Về hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế
- Xây dựng, thực hiện chủ trương, cơ chế, chính sách hội nhập kinh tế - thương
mại quốc tế; giải thích, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực
hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;
- Tổng hợp, xây dựng phương án và tổ chức đàm phán để ký kết hoặc gia nhập các
điều ước quốc tế đa phương hoặc khu vực về thương mại; đàm phán các thoả thuận
thương mại tự do; đàm phán các hiệp định hợp tác kinh tế thương mại và các thoả thuận
mở rộng thị trường giữa Việt Nam với các nước, các khối nước hoặc vùng lãnh thổ;
- Đại diện lợi ích kinh tế - thương mại của việt Nam, đề xuất phương án và tổ
chức thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế - thương mại của Việt Nam tại
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN);
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); Diễn đàn hợp tác Á - Âu
(ASEM) và các tổ chức, diễn đàn kinh tế quốc tế khác theo phân công của Thủ tướng

Chính phủ;
- Thường trực công tác hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế của Việt Nam;
- Đầu mối tổng hợp, theo dõi và báo cáo về sử dụng nguồn vốn ODA và đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) vào ngành công nghiệp và thương mại; đầu tư của ngành
công nghiệp và thương mại ra nước ngoài.
- Quản lý hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân Việt Nam ở nước ngoài
và của nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; quản lý, chỉ đạo hoạt động
của các cơ quan thương vụ, các tổ chức xúc tiến thương mại, trung tâm giới thiệu sản
phẩm hàng hóa ở nước ngoài có sự tham gia của cơ quan nhà nước Việt Nam.
2.2.2.5 Hoạt động phát triển khoa học công nghệ
Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học,
công nghệ trong công nghiệp và thương mại thuộc phạm vi quản lý của Bộ, bao gồm:
a) Ban hành hàng rào kỹ thuật và quản lý các hoạt động về điểm hỏi, đáp về hàng
rào kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
b) Tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ từ nguồn
ngân sách nhà nước theo kế hoạch dài hạn, hàng năm trong ngành công nghiệp và
thương mại;
c) Thống nhất quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng tiết kiệm, khai thác hợp
lý tài nguyên năng lượng, vệ sinh an toàn trong công nghiệp chế biến thực phẩm theo
quy định của pháp luật.
2.2.2.6 Quản lý các hội, Hiệp hội, tổ chức phi chính phủ
Hướng dẫn, tạo điều kiện cho Hội, Hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ (gọi tắt là
Hội) tham gia vào hoạt động của ngành; tổ chức lấy ý kiến của Hội để hoàn thiện các
9


quy định quản lý ngành công nghiệp và thương mại; kiểm tra việc thực hiện các quy
định của nhà nước đối với Hội.
2.2.2.7 Hoạt động quản lý ng ười lao động trực thuộc bộ và các đơn vị thuộc bộ
- Quản lý các ngạch công chức, viên chức chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý

của Bộ theo quy định của pháp luật;
- Ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch viên chức
thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ được phân công, phân cấp quản lý sau khi có ý kiến thẩm
định của Bộ Nội vụ; xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức
thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ được phân công, phân cấp quản lý để Bộ Nội vụ ban
hành; ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể của người đứng đầu cơ quan chuyên môn
thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương;
- Tổ chức thi nâng ngạch và công nhận kết quả kỳ thi nâng ngạch đối với các
ngạch viên chức chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các
chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức
nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức nhà nước thuộc thẩm quyền.
2.2.2.8 Quản lý các doanh nghiệp sản xuất nhà nước
Thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn
nhà nước trong các ngành công nghiệp và thương mại thuộc phạm vi quản lý của Bộ,
bao gồm:
a) Xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu để trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện đề án sau khi được phê duyệt;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm
theo thẩm quyền các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý, kế toán trưởng;
c) Phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ
tổ chức và hoạt động.
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.1 Lãnh đạo Bộ Công Thương và chức năng quyền hạn các vị trí
3.1.1 Bộ Trưởng ( Ông Vũ Huy Hoàng)
- Lãnh đạo và quản lý toàn diện các mặt công tác của Bộ, được Chính phủ quy định
tại Nghị định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ và Nghị
định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

- Trực tiếp chỉ đạo công tác chiến lược, quy hoạch và cân đối lớn trong phát triển
ngành; công tác tổ chức cán bộ, thanh tra, pháp chế, hội nhập, cải cách hành chính, thi
đua khen thưởng và kỷ luật;
10


- Phụ trách ngành năng lượng;
- Thay mặt Chính phủ chỉ đạo một số địa phương theo phân công của Chính phủ;
- Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Chính sách thương mại đa
biên, Vụ Pháp chế, Vụ Thi đua – Khen thưởng và Thanh tra Bộ. Chỉ đạo thực hiện
quản lý Nhà nước đối với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Điện lực
Việt Nam và Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam;
- Phó Chủ tịch Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế;
- Chủ nhiệm các chương trình Kỹ thuật – Kinh tế về tự động hoá và công nghệ
vật liệu;
- Chủ tịch Hội đồng thi đua khen thưởng;
- Trưởng ban phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Trưởng ban chỉ đạo 127/TW;
- Chủ tịch các Hội đồng, Trưởng các ban chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên
quan;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công và
đảm nhận một số nhiệm vụ khác theo phân công của Ban cán sự đảng Bộ Công
Thương.
3.1.2 Thứ Trưởng
Bao gồm 6 Thứ Trưởng:
1. Ông Bùi Xuân Khu
- Thực hiện nhiệm vụ Thứ trưởng thường trực, phụ trách cơ quan Bộ;
- Chỉ đạo công tác kế hoạch, lao động tiền lương, văn phòng; quan hệ với các cơ
quan nội chính và cơ quan thông tin đại chúng;
- Phụ trách ngành công nghiệp tiêu dùng và ngành công nghiệp thực phẩm;

- Phụ trác công tác đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp;
- Thay mặt Bộ, chỉ đạo ngành Công Thương của Thủ đô Hà Nội và 10 tỉnh, thành
phố vùng đồng bằng Sông Hồng, gồm: Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên,
Vĩnh Phúc, Hà Tây, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình;
- Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch, Vụ Công nghiệp
nhẹ, Cơ quan Đại diện của Bộ Công Thương tại thành phố Hồ Chí Minh; Báo Công
Thương, Báo Đối ngoại Vietnam Economic News, Tạp chí Công nghiệp, Tạp chí
Thương mại. Thay mặt Bộ, chỉ đạo thực hiện quản lý Nhà nước đối với Tập đoàn Dệt
– May Việt Nam, Tổng công ty Giấy Việt Nam, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam,
Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, Tổng công ty cổ phần Bia
- Rượu - Nước giải khát Hà Nội, Công ty Dầu thực vật – Hương liệu - Mỹ phẩm Việt
Nam và Tổng công ty cổ phần Nhựa Việt Nam;
11


- Đảm nhận vai trò Người phát ngôn của Bộ Công Thương;
- Chủ tịch Hội đồng lương Cơ quan Bộ;
- Chủ tịch Hội đồng tuyển dụng Cơ quan Bộ;
- Trưởng Ban đổi mới và Phát triển doanh nghiệp nhà nước của Bộ;
- Chủ tịch các Hội đồng, Trưởng các ban chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan;
- Đảm nhận một số nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng, Bí thư Ban cán sự.
2. Ông Lê Danh Vĩnh
- Chỉ đạo công tác tài chính giá cả; quản lý cạnh tranh, chống độc quyền, chống bán
phá giá; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thông tin thương mại, thương mại điện tử;
- Phụ trách quan hệ phối hợp với các đoàn thể; quan hệ với các tổ chức tài chính
quốc tế; quan hệ song phương và phát triển thị trường với các nước Châu Âu;
- Thay mặt Bộ, chỉ đạo ngành Công Thương của 12 tỉnh Bắc Trung Bộ và Duyên
hải Trung Bộ, gồm: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa
Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên;
- Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Vụ Tài chính, Vụ Thị trường Châu Âu; Cục Quản

lý cạnh tranh, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin; Ban Thư ký Hội đồng
Cạnh tranh; Viện nghiên cứu Thương mại; Trung tâm Thông tin thương mại;
- Trưởng ban vì sự tiến bộ của phụ nữ;
- Chủ tịch Hội đồng Cạnh tranh;
- Bí thư Đảng ủy Bộ Công Thương;
- Phụ trách khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thương mại;
- Chủ tịch các Hội đồng, Trưởng các ban chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan;
- Đảm nhận một số nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng, Bí thu Ban cán sự.
3. Ông Nguyễn Thành Biên
- Chỉ đạo công tác xuất khẩu, nhập khẩu và dịch vụ thương mại;
- Chỉ đạo xây dựng chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu; xử lý các vấn đề liên
quan đến cán cân thương mại và hàng rào kỹ thuật trong thương mại;
- Phụ trách công tác thị trường ngoài nước; quan hệ song phương và phát triển thị
trường các nước Châu Á - Thái Bình Dương; chỉ đạo công tác xúc tiến thương mại,
xây dựng và quảng bá thương hiệu, nhãn hiệu; hoạt động thương mại của các tổ chức,
cá nhân Việt Nam ở nước ngoài và của nước ngoài tại Việt Nam; Thay mặt Bộ chỉ đạo
ngành Công Thương của 13 tỉnh, thành phố miền Tây Nam Bộ, gồm: Long An, Tiền
Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang,
Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau;
- Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Vụ Xuất Nhập khẩu, Vụ Thị trường Châu Á - Thái
Bình Dương, Cục Xúc tiến Thương mại, các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài và các
trường thuộc khối thương mại;
12


- Uỷ viên Ban chỉ đạo quốc gia về Du lịch;
- Chủ tịch các Hội đồng, Trưởng các ban chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan;
- Đảm nhận một số nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng, Bí thư Ban cán sự.
4. Ông Đỗ Hữu Hoà
- Chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, hợp

tác quốc tế, đầu tư xây dựng; công tác về thực hiện công ước cấm vũ khí hoá học;
- Phụ trách các ngành cơ khí, công nghiệp hoá chất và vật liệu nổ công nghiệp và
quan hệ song phương và phát triển thị trường với các nước Châu Mỹ. Giúp Bộ trưởng
trong chỉ đạo ngành năng lượng;
- Thay mặt Bộ, chỉ đạo ngành Công Thương của thành phố Hồ Chí Minh và 7
tỉnh miền Đông Nam Bộ, gồm: Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng
Tàu, Đồng Nai, Ninh Thuận và Bình Thuận;
- Trực tiếp chỉ đạo Vụ Năng lượng, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Khoa học và Công
nghệ, Vụ Thị trường Châu Mỹ; Cục Điều tiết điện lực, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi
trường công nghiệp. Thay mặt Bộ, chỉ đạo thực hiện quản lý Nhà nước đối với Tổng
công ty Hoá chất Việt Nam, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp, Tổng
công ty Máy và Thiết bị công nghiệp, Tổng công ty Thiết bị điện Việt Nam; các Viện
nghiên cứu và các trường đào tạo khối công nghiệp. Tham gia cùng Bộ trưởng chỉ đạo
thực hiện quản lý Nhà nước đối với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Điện lực
Việt Nam;
- Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống cháy, nổ và an toàn;
- Chủ tịch Hội đồng khoa học;
- Chủ tịch các Hội đồng, Trưởng các ban chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan;
- Đảm nhận một số nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng, Bí thư Ban cán sự.
5. Ông Lê Dương Quang
- Chỉ đạo công tác địa phương, quốc phòng toàn dân và công nghiệp phục vụ
quốc phòng; công tác phòng chống lụt bão; kinh tế tập thể; bảo vệ sức khoẻ - y tế, dân
số và kế hoạch hoá gia đình; công tác phòng chống tội phạm;
- Phụ trách các ngành khai thác mỏ, luyện kim, chế biến khoáng sản; công tác
quy hoạch và sử dụng tài nguyên đất trong ngành; quan hệ song phương và phát triển
thị trường với các nước Châu Phi, Tây Á và Nam Á;
- Thay mặt Bộ, chỉ đạo ngành Công Thương của 5 tỉnh Tây Nguyên, gồm: Đắk
Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng;
- Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Vụ Công nghiệp nặng, Vụ Thị trường Châu Phi,
Tây Á, Nam Á; Cục Công nghiệp địa phương; Trung tâm Y tế - Môi trường lao động

công nghiệp. Thay mặt Bộ, chỉ đạo thực hiện quản lý Nhà nước đối với Tập đoàn công
13


nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty Xây
dựng công nghiệp Việt Nam;
- Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và tệ nạn xã hội, ma tuý, mại dâm;
- Trưởng ban phòng, chống lụt, bão;
- Trưởng ban tìm kiếm cứu nạn;
- Trưởng ban chỉ đạo phòng chống tội phạm;
- Chủ tịch các Hội đồng, Trưởng các ban chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan;
- Đảm nhận một số nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng, Bí thư Ban cán sự.
6. Ông Nguyễn Cẩm Tú
- Chỉ đạo công tác phân phối lưu thông và quản lý thị trường trong nước;
- Giúp Bộ trưởng trong chỉ đạo công tác hội nhập kinh tế quốc tế;
- Thay mặt Bộ, chỉ đạo ngành Công Thương của 15 tỉnh miền núi phía Bắc, gồm:
Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng
Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu;
- Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Vụ Thị trường trong nước, Vụ Thương mại miền
núi, Cục Quản lý Thị trường, Văn phòng Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế.
Tham gia cùng Bộ trưởng chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước tại Tổng công ty Xăng
dầu Việt Nam. Thay mặt Bộ, chỉ đạo thực hiện quản lý Nhà nước đối với các doanh
nghiệp khối thương mại;
- Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ về hội nhập kinh tế thương mại quốc tế kiêm
Tổng Thư ký Uỷ ban quốc qia về hợp tác kinh tế quốc tế;
- Tổ trưởng Tổ điều hành thị trường trong nước;
- Thành viên Ban chỉ đạo Tây Bắc;
- Chủ tịch các Hội đồng, Trưởng các ban chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan;
- Đảm nhận một số nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng, Bí thư Ban cán sự.
3.2 Bộ máy tổ chức

3.2.1 Các đơn vị giúp bộ trưởng quản lý nhà nước
1. Vụ Kế hoạch.
2. Vụ Tài chính.
3. Vụ Tổ chức cán bộ.
4. Vụ Pháp chế.
5 . Vụ Hợp tác quốc tế.
6. Thanh tra Bộ.
7. Văn phòng Bộ.
8. Vụ Khoa học và Công nghệ.
9. Vụ Công nghiệp nặng.
14


10. Vụ Năng lượng.
11. Vụ Công nghiệp nhẹ.
1 2. Vụ Xuất nhập khẩu.
1 3 . Vụ Thị trường trong nước.
14. Vụ Thương mại miền núi.
15. Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương.
1 6. Vụ Thị trường châu Âu.
17. Vụ Thị trường châu Mỹ.
18. Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á.
19. Vụ Chính sách thương mại đa biên.
20. Vụ Thi đua - Khen thưởng.
21. Cục Điều tiết điện lực.
22. Cục Quản lý cạnh tranh.
23. Cục Quản lý thị trường.
24. Cục Xúc tiến thương mại.
25. Cục Công nghiệp địa phương.
26. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.

27. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin.
3.2.2 Thương vụ tại các nước và các vùng lãnh thổ
Bao gồm 54 Thương vụ đặt tại các nước và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới
Như: Ạghentina, Ấn Độ, .....Các thương vụ tại nước ngoài có nhiệm vụ đại diện
cho Việt Nam tại nước đó thực hiện các quan hệ kinh tế thương mại, các hoạt động
giao thương giữa 2 nước nhằm đóng góp vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
3.2.3 Các sở công thương tại các tỉnh thành phố
Các sở công thương đặt tại các tỉnh thành phố trên cả nước, là bộ máy giúp việc
cho Bộ Công Thương trong công việc quản lý và thực hiện các chính sách của Chính
Phủ, Bộ về hoạt động công nghiệp, thương nghiệp tại mỗi tỉnh. Từ đó báo cáo kết quả
thực hiện cho Bộ Công Thương.
3.2.4 Các đơn vị sự nghiệp
- Trực thuộc Bộ Công Thương
- Do Thủ tướng chính phủ quyết định
- Do Bộ Giáo dục – Đào tạo quyết định
- Do Bộ Lao động, thương binh, xã hội quyết định
- Do Bộ Công Thương quyết định
3.3 Sơ đồ tổ chức
15


BỘ CÔNG THƯƠNG

Văn phòng Uỷ Ban Quốc
Gia về hợp tác quốc tế

Lãnh đạo Bộ

Các đơn vị giúp
bộ trưởng

quản lý
nhà nước

Các đơn vị
sự nghiệp

Thương vụ

Các sở
công thương

PHẦN 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG QUA CÁC NĂM
16


( GIAI ĐOẠN 2003 – 2008)
2.1 QUẢN LÝ VỀ CÔNG NGHIỆP NẶNG VÀ CÔNG NGHIỆP NHẸ
2.1.1Quản lý về an toàn kỹ thuật công nghiệp
Từ năm 2003 – 2008, Bộ Công Nghiệp đã thực hiện quản lý vấn đề an toàn kỹ
thuật công nghiệp bằng
- Quyết định số 136/2004/QĐ-BCN về việc ban hành danh mục các máy, thiết bị,
hoá chất độc hại có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp.
- Quyết định 36/2006/QĐ-BCN về việc ban hành qui chế kỹ thuật an toàn
Trong đó, Bộ qui định chặt chẽ việc đăng ký sử dụng do Sở Công Nghiệp thực
hiện, áp dụng với các cá nhân tổ chức trên phạm vi cả nước, bao gồm: cơ khí, luyện
kim, điện, năng lượng, dầu khí, khai thác khoáng sản, hoá chất, vật liệu nổ công
nghiệp, công nghiệp tiêu dung, công nghiệp thực phẩm,chế biến… Bên cạnh đó, tất cả
các máy móc, thiết bị sử dụng trong sản xuất công nghiệp phải được kiểm định kĩ thuật
an toàn dựa trên tiêu chuẩn qui phạm kỹ thuật
2.1.2Về ngành điện, năng lượng tái tạo và năng lượng mới

Đối với việc quản lý ngành điện, Bộ Công nghiệp đã ban hành các văn bản pháp
luật như:
- Chỉ thị số 08/2004/CT-BCN về việc khắc phục tình trạng thiếu điện
- Thông tư số 1/2005/TT-BCN về việc điều chỉnh giá điện
- Quyết định sô 42/2005/QĐ-BCN về việc ban hành qui định nội dung, trình tự ,
thủ tục lập và thẩm định qui hoạch phát triển Điện lực
- Quyết định số 23/2005/QĐ-BCN về đề án phát triển các ngành công nghiệp đến
năm 2010 phục vụ cho công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn
- Quyết đinh 44/2006/QĐ-BCN về qui định kỹ thuật điện nông thôn
- Quyết định số 19/2006/QĐ-BCN về việc ban hành Quy phạm trang bị điện
- Quyết định số 16/2007/QĐ-BCN của Bộ về việc ban hành qui trình thao tác hệ
thống điện quốc gia
- Quyết định số 54/2008/QĐ-BCT về việc ban hành Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia
về kỹ thuật điện
Một số nội dung chỉ đạo chính như Tổng Công ty điện thực hiện đầu tư cải tạo
nâng cấp hệ thống phân phối điện năng. Tranh thủ mọi nguồn lực để đẩy nhanh tiến
trình điện khí hoá qua mạng lưới điện quốc gia hoặc nguồn điện tại chỗ. Đồng thời chú
trọng tới công tác giáo dục an toàn, tiết kiệm điện cho nhân dân.
Chính bởi chính sách tăng cường tiết kiệm và tăng gia sản xuất nên qua 5 năm, giá trị
sản xuất điện đã tăng trưởng khá vào 2 năm 2007, 2008 ( bảng 1)
17


Bảng 1 Sản lượng điện sản xuất từ năm 2005 – 2008
Năm
2005
2006
2007
2008


Sản lượng điện (tỷ kWh)
32,82
59,05
67,12
76,03
Nguồn : Bộ Công Nghiệp

2.1.3 Về ngành dầu khí
- Quyết định số 37/2005/QĐ – BCN về việc ban hành qui chế bảo quản và hủy
bỏ giếng khoan dầu khí. Quyết định đưa ra nhằm đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên và
môi trường, thực hiện khai thác có chuẩn mực và chất lượng
- Quyết định số 38/2005/QĐ-BCN qui định phân cấp tài nguyên, trữ lượng dầu
khí và lập báo cáo trữ lượng dầu khí. Trong đó, qui định phân tài nguyên thành 2 dạng:
tài nguyên đã được phát hiện và tài nguyên chưa được phát hiện. Trữ lượng dầu khí
chia thành: trữ lượng xác minh và trữ lượng chưa được xác minh. Việc ban hành qui
định trên giúp Bộ Công nghiệp dễ dàng trong việc quản lý hoạt động của ngành
- Quyết định số 28/2006/QĐ- BCN về việc ban hành quy chế quản lý kỹ thuật an
toàn về giao nhận, vận chuyển khí dầu mỏ hóa lỏng bằng bồn chứa
Vì vậy, mặc dù sản lượng dầu thô khai thác và xuất khẩu không đạt kế hoạch nhưng
doanh thu vẫn tăng khá, góp phần quan trọng cho nguồn thu ngân sách của cả nước.
Bảng 2 Sản lượng khai thác dầu thô và dầu khí
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008

Sản lượng dầu thô

( Triệu tấn )
17,34
18,11
18,65
18,02
15,52
14,94

Sản lượng dầu khí
( Tỷ m3)
4,45
6,35
6,62
8,79
6,81
7,46
Nguồn: Bộ Công Nghiệp

2.1.4 Về ngành công nghiệp khai thác khoáng sản
Bộ công nghiệp đã thực hiện nhiều thông tư hướng dẫn hoạt động khai thác, và
các quyết định phát triển ngành khai thác khoáng sản theo các đề án chiến lược dài hạn
- Thông tư số 04/2005/TT-BCN về hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản giai đoạn
2005 – 2010, nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu khoáng sản đạt tiêu chuẩn chất
lượng sang thị trường nước ngoài.
18


- Thông tư sô 03/2007/TT-BCN về hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt dự án
đầu tư xây dựng các công trình mỏ khoáng sản rắn.
- Thông tư sô 02/2006/TT-BCN về việc hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản

- Quyết định số 47/2008/QĐ-BCT phê duyệt qui hoạch phân vùng, thăm dò, khai
thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất đến năm 2015, có xét năm 2025
Bảng 3 Sản lượng sản xuất than sạch và tiêu thụ trong nước, xuất khẩu

Năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008

Sản lượng sản xuât
( triệu tấn)
16,6
26,32
32,60
38,91
41,19
29,84

sản lượng tiêu thụ
trong nước
10,25
23,58
14,72
16,39
17,23
18,50


sản lượng
xuất khẩu
6,12
10,57
17,88
22,04
32,02
19,71
Nguồn: Bộ Công Nghiệp

Năm 2003– 2008 cùng với sự chỉ đạo của Bộ Công Nghiệp về việc tăng cường
đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực khai thác hầm lò, thực hiện các giải
pháp tiết kiệm tài nguyên, Tập đoàn CN Than và Khoáng sản đang tích cực triển
khai các dự án đầu tư vào lĩnh vực điện và chế biến khoáng sản như bôxit...Do vậy
sản lượng khai thác có phần tăng trưởng khá đạt đỉnh điểm 41,19 vào năm 2007.
Tuy nhiên, Năm 2008 là năm có nhiều khó khăn đối với ngành than. Sản lượng khai
thác ở nhiều mỏ có trữ lượng lớn giảm. Do vậy, sản lượng than sạch chỉ đạt 39,8
triệu tấn, giảm 6,1% so với năm 2007.
2.1.5 Về ngành cơ khí, luỵện kim, hoá chất
a. Ngành cơ khí
Việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm
nhìn đến năm 2020 đã tạo điều kiện để ngành phát triển mạnh trong thời gian qua,
nhiều sản phẩm chủ lực của ngành phục vụ nhu cầu trong nước tăng trưởng cao như:
động cơ đốt diezen tăng 18,3%, máy xay sát tăng 75,5%, phụ tùng máy động lực tăng
91,0%, phụ tùng xe máy tăng 17,9%... Giá trị xuất khẩu cơ khí - điện tử đều tăng
mạnh: Dây và cáp điện đạt kim ngạch khoảng 1,0 tỷ USD, các sản phẩm cơ khí còn lại
dự kiến đạt 2,1 tỷ USD. Xuất khẩu các sản phẩm điện tử và máy tính năm 2008 đạt 2,7
tỷ USD, tăng 25,3% so 2007.
b. Ngành hoá chất
Ngành hoá chất, phân bón là một lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm từ phía

chính phủ và Bộ Công Nghiệp. Trong những năm qua Bộ Công Nghiệp đã thực hiện
phát triển ngành theo”
19


- Quyết định số 60/2004/QĐ-BCN về đề án “ phát triển công nghiệp hoá chất đến
năm 2010 phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
- Thông tư số 05/2005/TT-BCN hướng dẫn thực hiện Nghị định số
113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh
doanh phân bón
- Thông tư số 01/2006/TT-BCN về việc hướng dẫn quản lý xuất khẩu, nhập khẩu
hóa chất độc và sản phẩm có hóa chất độc hại, tiền chất ma túy, hóa chất theo tiêu
chuẩn kỹ thuật thuộc dạn quản lý chuyên ngành của Bộ Công Nghiệp
- Thông tư số 12/2006/TT-BCN về việc hướng dẫn thi hành nghị định số
68/2005/NĐ-CP về an toàn hóa chất
Trong đó, Bộ tập trung phát triển mạnh các sản phẩm hoá chất phục vụ công
nghiệp như phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật, sản phẩm hoá chất thực phẩm bảo
quản sau thu hoạch và phục vụ nuôi trồng, thuốc tăng trọng, than hoạt tính….Những
hoạt động chủ yếu để phát triển là đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng mới 2 nhà máy
sản xuất phân đạm, nghiên cứu và triển khai các loại hoá chất có ít độc hại cho người,
động vật và thực vật, ít gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, đầu tư theo chiều sâu,
đổi mới công nghệ thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng. Ngoài ra bộ
công nghiệp cũng không coi nhẹ việc phát triển các sản phẩm hoá chất phục vụ nông
thôn như các sản phẩm cao su, chất tẩy rửa, ắc qui, hoá dược, khí công nghiệp….hay
lĩnh vực tiêu thụ các sản phẩm của nông thôn cung cấp cho ngành hoá chất ( muối
công nghiệp, cây dược liệu, cây nguyên liệu, cồn..),
Bảng 4 Sản lượng sản xuất của ngành thép và hoá chất phân bón

Ngành/ Năm
Ngành thép ( Triệu tấn)

Ngành hoá chất – phân bón
( Nghìn tấn)

2005
3655,4

2006
3827,6

2007
5954,2

2008
3983,5

2182,2

2175,9

2423,6

1530,3

2.1.6 Về ngành công nghiệp tiêu dung, thực phẩm và chế biến
a. Ngành dệt may
Bộ Công Thương rất chú trọng ngành dệt may. Đây là ngành chủ đạo trong hoạt
động sản xuất công nghiệp của các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay. Trong
giai đoạn 2003 – 2008 bộ đã quản lý ngành thông qua việc xây dựng các đề án chiến
lược phát triển ngành, cụ thể như:
- Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công

nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 43/2008/QĐ-BCT phê duyệt Chương trình sản xuất vải dệt thoi
20


phục vụ xuất khẩu đến năm 2015
- Quyết định số 39/2008/QĐ-BCT phê duyệt chương trình đào tạo nguồn nhân
lực ngành Dệt may Việt nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020
Trong những năm qua, ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam đứng trong danh
sách 10 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, ngành dệt may vẫn
gặp rất nhiều khó khăn. Sản phẩm chỉ đạt tốc độ tăng trưởng khá là quần áo cho người
lớn ước đạt 1.500 triệu sản phẩm, tăng 27,7%, quần áo may sẵn ước đạt 1.324,2 triệu
sản phẩm, tăng 14,6%; vải lụa thành phẩm 630 triệu m 2, tăng 10,5%; quần áo dệt kim
172,2 triệu sản phẩm, tăng 7,3%; sợi toàn bộ 100,5 nghìn tấn, tăng 10,9%...Năm 2008,
Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 9,1 tỷ USD, tuy chưa đạt mục tiêu đề ra là 9,5 tỷ USD
nhưng tăng 17,5% so với năm 2007 nhờ mở rộng thêm thị trường xuất khẩu sang khu
vực Đông Âu và Nam Mỹ, Đài Loan,...
b. Ngành da giầy
- Quyết định số 3/2004/QĐ-BCN về việc ban hành tiêu chuẩn ngành Da – giầy,
nội dung nêu lên qui định chung về tiêu chuẩn cấp bậc công nhân ngành giầy
- Quyết định số 32/2005/QĐ-BCN về việc ban hành tiêu chuẩn ngành Da – Giầy
đối với các sản phẩm giầy như giầy vải,…
- Quyết định số 20/1007/QĐ- BCN về việc thành lập Viện nghiên cứu Da – Giầy
- Quyết định số 36/2007/QĐ-BCN về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển ngành da – giầy đến năm 20010, trong đó nêu rõ việc khuyến khích mọi thành
phần tham gia đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu, Bộ đầu tư tổng vốn cho giai đoạn
2006 – 2010 vào khoảng 9.153,50 tỷ đồng. Bố trí sản xuất và đầu tư của ngành da giầy trên toàn quốc được xác định thành 3 vùng. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến
thương mại và tiếp thị xuất khẩu để phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Đảm bảo cho các doanh nghiệp da - giầy phát triển bền vững với công nghệ hiện đại,

hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9 000, quản lý môi trường đáp
ứng tiêu chuẩn ISO 14 000
Tuy nhiên, sản xuất mang tính chất gia công vẫn là chủ yếu, chưa có sản phẩm
mang thương hiệu Việt Nam.. Do vậy mức tăng trưởng của năm 2007 so với năm 2006
không cao cả về sản lượng sản xuất và kim ngạch xuất khẩu (giầy dép các loại ước đạt
285,0 triệu đôi, tăng 8,4%, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 3,96 tỷ USD, tăng 10,3%
nhưng chưa đạt kế hoạch là 4,0 tỷ USD). Năm 2008, Kim ngạch xuất khẩu giầy dép
các loại ước đạt 4,7 tỷ USD, tăng 17,6% so với năm 2007; Riêng nhóm các sản phẩm
từ da khác như túi xách, vali, mũ, ô dù tăng trưởng khá, ước đạt 635 triệu USD đến
21


0,83 tỷ USD
c. Ngành giấy
- Quyết định số 07/2007/QĐ-BCN phê duyệt qui hoạch điều chỉnh phát triển
ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020
Trong đó các giải pháp thực hiện chính như đổi mới công nghệ các nhà máy sản
xuất, nâng cấp và đầu tư theo chiều sâu, ứng dụng công nghệ xử lý nước thải ngành
công nghiệp giấy Việt Nam, đặc biệt là công nghệ vi sinh, xây dựng vùng nguyên liệu
cho sản xuất bột giấy, đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu trước. Cuối cùng là sắp xếp
lại và chuyển đổi sở hữu các công ty sản xuất hiện có, để huy động vốn từ mọi thành
phần kinh tế, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài.
Từ năm 2003 – 2006, Ngành giấy chịu sự phụ thuộc rất lớn vào nguồn nghiên
liệu nhập khẩu như bột giấy, gỗ từ Ấn Độ, Trung Quốc trong khi nhu cầu giấy ngày
càng tăng cao không đủ cung cấp cho thị trường, chỉ đáp ứng khoảng 60%. Sản lượng
sản xuất giấy bìa chỉ tăng nhẹ 2,3 %. Năm 2008 đạt 932,1 nghìn tấn.
d. Ngành bia, rượu nước giải khát
- Quyết định số 18/2007/QĐ-BCN phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Qui hoạch tổng
thể phát triển ngành Bia, rượu nước giải khát Việt Nam đến năm 2010.
Trong đó Bộ Công Nghiệp thực hiện 4 nhóm giải pháp về công nghệ, về vốn và

đầu tư, về khoa học và đào tạo, về tổ chức quản lý. Một số nội dung chính của các giải
pháp như đầu tư các nhà máy mới đầy đủ công nghệ hiện đại thực hiện liên doanh liên
kết chuyển giao công nghệ để sản xuất thiết bị, chủ động xây dựng vùng nguyên liệu
liên kết với nông dân và các địa phương, đa dạng hóa hình thức đầu tư và phương
thức huy động vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đẩy mạnh cổ phần
hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, triển khai nghiên cứu thử
nghiệm, chú trọng an toàn vệ sinh thực phẩm của nhà nước
Nhờ chủ động nguyên liệu và bố trí sản xuất hợp lý nên các doanh nghiệp đã dần
đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Năm 2007, giá các nguyên vật liệu chính như
malt, gạo, ... tăng từ 20 - 30%, cao hoa, hoa viên, hoa thơm tăng từ 2 - 5 lần. Điều đó
đã ảnh hưởng tới sản xuất và giá bán sản phẩm.Năm 2008 Sản lượng sản xuất bia ước
đạt 1.850 triệu lít, tăng 11,8% so với năm 2007. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm bia chai
và bia lon sang các thị trường truyền thống tăng mạnh. Một số loại bia chai mới 350ml
đã được đưa ra cạnh tranh với sản phẩm của các hãng nước ngoài ngay trên thị trường
trong nước.
e. Ngành Thuốc lá:
Quyết định số 22/2004/QĐ – BCN phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển sản
xuất thuốc lá đến năm 2010 trong đó mục tiêu tập trung trồng cây công nghiệp thuốc lá
22


đạt chất lượng cao, giảm thiểu độc hại. Từ đó hạn chế việc nhập khẩu nguyên liệu và
sản phẩm thuốc lá, tăng xuất khẩu đem lại nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Tuy rằng trong nước, các doanh nghiệp sản xuất vẫn còn chịu sức ép bởi tình
trạng nhập lậu thuôc lá điếu và thuế tiêu thụ đặc biệt tăng nhưng sản lượng thuốc lá
vẫn tăng trưởng nhẹ qua các năm,năm 2008 ước đạt 4.435 triệu bao, tăng 3,2% so với
năm 2007. Riêng TCT Thuốc lá VN, lượng sản phẩm nội địa giảm gần 7,7% do tiêu
dùng trong nước hạn chế nhưng xuất khẩu tăng 23,7% % (chiếm 2/3 kim ngạch xuất
khẩu của ngành). Xuất hiện hiện tượng TCT xuất siêu. TCT vẫn tiếp tục chuyển dịch
cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng tỷ trọng thuốcc lá đầu lọc trong cao cấp, từng bước

nâng giá bán sản phẩm nội địa tăng 23%, sản phẩm xuất khẩu tăng 5% để bảo đảm
hiệu quả sản xuất khi giá đầu vào và thuế tiêu thụ dặc biệt tăng.
f. Ngành Nhựa:
Quyết định số 11/2004/QĐ – BCN phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển ngành
nhựa đến năm 2010 theo với mục tiêu phát triển mạnh ngành nhựa, tập trung khai thác
sử dụng các nguyên liệu sản xuất trong nước, công nghệ sản xuất mới, chất lượng cao,
nâng cao sức cạnh tranh để xuất khẩu ra nước ngoài, vừa đáp ứng nhu cầu trong nước
và ngoài nước. Công ty Nhựa Việt Nam chịu trách nhiệm chính trong sản xuất nguyên
liệu nhựa, các doanh nghiệp nhà nước là nòng cốt, khuyến khích các thành phần kinh
tế khác.
Do vậy các doanh nghiệp đã đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm xuất khẩu và phục
vụ hàng xuất khẩu như bao bì, văn phòng phẩm, nhựa mỹ nghệ, nhựa gia dụng, nhựa
xây dựng vào các thị trường EU, Mỹ, Nhật, các nước ASEAN,... nên đã dần dần đưa
kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh từ 725 triệu USD đến gần 1 tỷ USD năm 2008
g. Ngành sưã
Trong những năm qua Bộ công nghiệp đã thực hiện phát triển ngành sữa theo
- Quyết định số 22/2005/QĐ – BCN phê duyệt qui hoạch phát triển ngành
công nghiệp sữa đến năm 2010 và định hướng năm 2020. Nội dung là từng bước
xây dựng và phát triển ngành Sữa đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản
phẩm cuối cùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước đạt mức bình quân 8
kg/người/năm vào năm 2005; 10 kg/người/năm vào năm 2010, năm 2020 bình quân
đạt 20 kg/người/năm và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.Việc xây dựng các nhà
máy chế biến sữa phải gắn liền với các vùng tập trung chăn nuôi bò sữa để đến năm
2005 có thể tự túc được 20% và đến năm 2010 tự túc được 40% nhu cầu sữa vắt từ
đàn bò trong nước.
i. Ngành Dầu thực vật
Quyết định số 17/2004/QĐ-BCN Phê duyệt qui hoạch tổng thể phát triển ngành
23



dầu thực vật đến năm 2010 với định hướng mục tiêu phát triển ngành dầu thực vật một
cách đồng bộ từ quá trình sản xuất nguyên liệu, đến sản xuất sản phầm cuối cùng, đặc
biệt chú ý việc trồng các cây có dầu như đậu tương, lạc, .... nhằm cung cấp nguyên liệu
sản xuất. Phân vùng sản xuất gần những vùng trồng cây nguyên liệu, tập trung vốn cải
tạo các nhà máy sản xuất hiện đại
Khắc phục được những khó khăn do chưa chủ động được nguồn nguyên liệu
trong nước, trong khi nhu cầu tiêu dùng tăng, nên mặc dù nhiều doanh nghiệp như
Công ty dầu Tường An, Tân Bình… đã nâng cao công suất, sản lượng giảm từ 534
xuống 528,6 nghìn tấn, giảm 1,2% so với năm 2007 vào năm 2008. Nhưng do sức mua
xã hội giảm nhiều nên lượng tồn kho tăng cao so cùng kỳ. Công tác phát triển vùng
trồng nguyên liệu tuy đã được các doanh nghiệp quan tâm nhưng do giá thành nguyên
liệu trong nước cao, hiệu quả thấp nên chưa thu hút được nông dân đầu tư.
2.2 QUẢN LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
2.2.1 Lưu thông hang hoá trong nước và xuất nhập khẩu
Từ trước năm 2007, Quản lý hoạt động thương mại là trách nhiệm của Bộ
Thương Mại, trong đó quản lý về việc lưu thông hàng hoá trong nước và các hang hoá
xuất nhập khẩu là một nhiệm vụ chính. Bộ Thương Mại quản lý về danh mục các hang
hoá lưu thong và xuất nhập khẩu, đồng thời ban hành các văn bản pháp luật hưỡng
dẫn doanh nghiệp thực hiện các đề án chính sách của chính phủ. Một số văn bản pháp
luật do Bộ Thương Mại ban hành như:
- Quyết định số 1116/2003/QĐ-BTM về qui chế xuất khẩu.
- Thông tu số 04/2007/TT-BTM về hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu,
và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài qui định tại Nghị
định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ
- Quyết định số 0518/2007/QĐ – BTM về kế hoạch trỉên khai thực hiện Đề án
phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Với vai trò chỉ đạo, giám sát, thực hiện, Bộ Công Thương đã thực hiện rất tốt nhiệm
vụ của Chính Phủ giao phó. Do vậy, hoạt động xuất khẩu gia tăng nhanh chóng qua
các năm trở lại đây.
Tổng kim ngạch nhập khẩu qua các năm tăng trưởng mạnh. Kim ngạch nhập

khẩu năm 2005 đạt 36,88 tỷ USD đến năm 2008 là 79,90 tỷ USD, gần như tăng gấp
đôi. Tuy nhiên mức tăng trưởng có phần chậm lại, chỉ đạt đỉnh điểm vào năm 2007 với
35,5%( bảng 8). Trong đó doanh nghiệp có vốn trong nước nhập khẩu khoảng 51,5 tỷ
USD, tăng 25,6% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhập khẩu khoảng 28,5
tỷ USD, tăng 31%
Thị trường trong nước nhìn chung tương đối ổn định và duy trì được nhịp độ phát
24


triển khá cao. Hàng hóa phong phú, bảo đảm đáp ứng đủ cho nhu cầu của sản xuất và
đời sống. Tuy giá cả nhiều mặt hàng đã giảm nhưng nhu cầu tiêu dùng của dân cư có xu
hướng tăng chậm.
Công tác điều tiết cung cầu và bình ổn thị trường kịp thời, đặc biệt là đối với
những mặt hàng trọng yếu, nhìn chung đã không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, kéo
dài. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước đạt 968 nghìn tỷ đồng, tăng 31,0. Trong
đó: ngành du lịch có mức tăng trưởng cao nhất (41,8%) ; thương nghiệp tăng 31,5% ;
dịch vụ tăng 31,3% và khách sạn, nhà hàng tăng 26,2%.Về phía các tỉnh, thành phố Hồ
Chí Minh có mức tăng trưởng là 38,5% và thành phố Hà Nội là 24,6%. Công tác triển
khai các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, kiểm soát và khống chế tăng giá đã đạt
được kết quả tích cực. Chỉ số giá tiêu dùng tăng chậm lại, thậm chí giảm liên tục ở các
tháng cuối năm, cả năm 2008 tăng 19,89% so với tháng 12/2007, thấp hơn so với yêu
cầu đặt ra đầu năm.
2.2.2
Thương mại điện tử
Để phát triển hoạt động thương mại điện tử, Bộ Công Thương đã đưa ra các
quyết định và thông tư hướng dẫn, chỉ đạo như sau:
- Quyết định số 1569/QĐ-BTM ban hành qui chế làm việc của Vụ thương mại
điện tử
- Quyết định số 5632/QĐ-BCT về việc thành lập Ban biên tập cổng thông tin thị
trường nước ngoài

- Quyết định số 19/2007/QĐ- BCN ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của
Viện nghiên cứu, điện tử, tin học, tự động hoá.
- Quyết định số 40/2006/QĐ-BTM về việc ban hành kế hoạch tổng thể ứng dụng
và phát triển công nghệ thông tin ngành thương mại đến năm 2010
2.2.3
Quản lý thị trường
Bộ Công Thương đã thực hiện hoạt động quản lý giám sát thị trường trong cả
nước,kiểm tra về các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và các cá nhân tại
các địa phương
Các văn bản hướng dẫn của Bộ Công Thương như:
- Quyết định số 10/2007/QĐ-BTM công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán
hang hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hang hoá.
- Thông tư số 09/2007/TT-BTM hướng dẫn thi hành Nghị định số 23/2007/NĐ-CP
ngày 12 tháng 2 năm 2007 qui định chi tiết Luật Thương Mại về hoạt động mua bán hang
hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hang hoá của doanh nghiệp
- Quyết định số 20/2008/QĐ-BCT ban hành qui chế kiểm tra nội bộ việc chấp
hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng
quản lý thị trường.
25


×