Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp: Thúc đẩy hoạt động bán vật liệu xây dựng tại công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.66 KB, 61 trang )

Chuyên đề thực tập
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------o0o---------

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: - Trường đại học kinh tế quốc dân
- Khoa thương mại và kinh tế quốc tế
Tên em là: Nguyễn Thị Chi
Lớp: QTKD thương mại 48B
Khoa: Thương mại và kinh tế quốc tế
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập với đề tài: “Thúc đẩy hoạt động
bán vật liệu xây dựng tại công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung
Chính” là do em tự thực hiện, không sao chép. Các số liệu trong chuyên đề này
do em thu thập và có nguồn gốc rõ ràng. Nếu có gì sai, em xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Nguyễn Thị Chi

Nguyễn Thị Chi

Thương mại 48B


Chuyên đề thực tập

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành tốt chuyên đề thực tập với đề tài: “Thúc đẩy hoạt
động bán vật liệu xây dựng tại công ty TNHH thương mại và xây dựng


Trung Chính” em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của giáo viên
hướng dẫn là GS.TS Hoàng Đức Thân và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô
chú, anh chị trong công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2010
Sinh viên

Nguyễn Thị Chi

Nguyễn Thị Chi

Thương mại 48B


Chuyên đề thực tập

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................................................................3

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Thị Chi

Thương mại 48B



Chuyên đề thực tập

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................................................................3

******
Biểu đồ 1: Tỷ trọng doanh thu của thép, xi măng và vật liệu nhập
khẩu trong năm 2007- 2009..........Error: Reference source not
found
Biểu đồ 2: Kết quả doanh thu hoạt động bán hàng của công ty
2007 - 2009......................Error: Reference source not found
Biểu đồ 3: Lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng của công ty
năm 2007- 2009 ..................................................................

Nguyễn Thị Chi

Thương mại 48B


Chuyên đề thực tập

LỜI MỞ ĐẦU
Bán hàng là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của mỗi
doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Bán hàng là cầu nối giữa sản
xuất và tiêu dùng; giúp cho người tiêu dùng có được giá trị sử dụng mà mình
mong muốn và người sản xuất đạt được mục đích của mình trong kinh doanh.
Thông qua hoạt động bán, doanh nghiệp có điều kiện mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh của mình. Bán hàng với tư cách là một quá trình của hoạt
động sản xuất kinh doanh, nó bao gồm nhiều hoạt động khác nhau và có liên

quan chặt chẽ với nhau: như hoạt động nghiên cứu thị trường, xây dựng mạng
lưới bán hàng, tổ chức quản lý và thực hiện…Muốn cho các hoạt động này có
hiệu quả thì cần phải có những biện pháp phù hợp với thực tế doanh nghiệp
để công tác bán hàng của doanh nghiệp có hiệu quả tốt nhất.
Trong thực tế hiện nay, hoạt động bán hàng chưa được các doanh
nghiệp quan tâm đúng mức, đúng cách. Các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở
việc làm sao bán được nhiều hàng mà không quan tâm đến việc khách hàng
có quay lại với doanh nghiệp chúng ta hay không, làm sao để khách hàng tự
tìm đến với doanh nghiệp như một thói quen. Xuất phát từ câu hỏi đó, trong
quá trình thực tập tại công ty TNHH Thương mại và xây dựng Trung Chính
em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Thúc đẩy hoạt động bán vật liệu xây dựng
tại công ty TNHH Thương mại và xây dựng Trung Chính” để làm báo cáo
chuyên đề thực tập.
Kết cấu của chuyên đề ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo, được chia thành 3 chương.
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty TNHH Thương mại và xây
dựng Trung Chính.
Chương 2: Thực trạng hoạt động bán vật liệu xây dựng tại công ty
TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính.
Chương 3: Định hướng và biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động bán vật liệu
tại công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính.
Nguyễn Thị Chi

1

Thương mại 48B


Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
VÀ XÂY DỰNG TRUNG CHÍNH
1.1. Khái quát về công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính.
1.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty.
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính
- Địa chỉ ĐKKD: P1105 – N2E Khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính,
phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Địa chỉ VPGD: Số 07, Lô 1A Trung Yên 1, Quận Cầu Giấy, TP Hà
Nội.
- Điện thoại:

04.35569840

Fax: 04.35568609

- Mã số thuế:

0500480241

- Tài khoản:

13820691995018 tại Ngân hàng Techcombank –

Trung tâm giao dịch hội sở – thành phố Hà Nội.
Công ty được thành lập tháng 2 năm 2006, với 3 thành viên góp vốn.
Công ty là loại hình doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn. Năm 2006, công ty
chỉ hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực xây dựng. Theo đó, công ty tham gia
nhận thầu các gói thầu xây lắp, xây dựng cơ bản…
Năm 2007 là năm đánh dấu bước ngoặt của công ty, công ty đã tham gia
hoạt động kinh doanh thương mại. Với việc kinh doanh các mặt hàng vật liệu

xây dựng như thép, xi măng và nhập khẩu một số vật tư khác phục vụ trong xây
dựng. Công ty đã mạnh dạn đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị thi công xây
dựng, nên trong thời gian qua hoạt động kinh doanh của Công ty đã đạt được các
kết quả rất tích cực, giá trị doanh thu giữa các năm không ngừng tăng trưởng.
Trong thời gian tới, Công ty tiếp tục mở rộng tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối
tác và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để tăng cường tiềm lực kinh doanh,
từng bước khẳng định uy tín thương hiệu của Công ty với khách hàng.
Nguyễn Thị Chi

2

Thương mại 48B


Chuyên đề thực tập
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
Công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính thực hiện các
chức năng quy định trong điều lệ của công ty và đã được hội đồng thành viên
thông qua. Công ty trực tiếp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong nước và thực
hiện chức năng nhập khẩu. Đảm bảo thực hiện tốt công tác tài chính kế toán,
thống kê, sử dụng tài sản, nguồn vốn có hiệu quả. Cuối mỗi kỳ sản xuất kinh
doanh thực hiện tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh đã thực hiện và xây
dựng kế hoạch kinh doanh cho kỳ tới.
Nhiệm vụ chính của công ty là kinh doanh thương mại các mặt hàng
vật liệu xây dựng; cho thuê máy móc, thiết bị phục vụ ngành xây dựng; nhận
thầu thi công các công trình xây dựng dân dụng, giao thông thủy lợi và tư vấn
thiết kế công trình giao thông. Công ty phải kinh doanh theo đứng ngành,
nghề kinh doanh, mặt hàng kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh mà công ty đã
đăng ký. Công ty phải chấp hành nghiêm chỉnh theo các chính sách pháp luật
của nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế và nghĩa vụ tài chính khác

đối với nhà nước, thực hiện theo đúng cam kết. Công ty phải quản lý tốt tài
sản, vốn đảm bảo thực hiện các chế độ đối với người lao động; không ngừng
nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ, đang dạng hóa mặt hàng kinh doanh,
lĩnh vực kinh doanh; củng cố, duy trì các bạn hàng truyền thống và không
ngừng tìm kiếm khách hàng mới; tổ chức liên doanh, liên kết với các tổ chức
trong và ngoài nước nhằm mở rộng qui mô, phạm vi kinh doanh; xây dựng kế
hoạch kinh doanh gắn sát tình hình thực tế và phấn đấu thực hiện tốt.

Nguyễn Thị Chi

3

Thương mại 48B


Chuyên đề thực tập
1.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.

HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

Nguyễn Thị Chi

4

Thương mại 48B

NỀN MÓNG


PHÒNG TƯ VẤN
THIẾT KẾ

ĐỘI XÂY DỰNG

PHÒNG TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN

CÔNG TRÌNH 3

CÔNG TRÌNH 2

PHÒNG KỸ THUẬT
THIẾT BỊ THI CÔNG

ĐỘI XÂY DỰNG

CÔNG TRÌNH 1

ĐỘI XÂY DỰNG

PHÒNG KẾ HOẠCH
KINH DOANH

PHÓ GIÁM ĐỐC

ĐỘI XÂY DỰNG

PHÓ GIÁM ĐỐC



Chuyên đề thực tập
*Hội đồng thành viên: nhân danh chủ sở hữu công ty tổ chức thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; có quyền nhân danh công ty
thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật
và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao
theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Chủ tịch hội
đồng thành viên cũng là giám đốc điều hành công ty.
* Ban giám đốc: gồm có giám đốc điều hành và 2 phó giám đốc.
- Giám đốc điều hành: là người có quyền quyết định cao nhất về tất cả
các hoạt động của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc
thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Giám đốc là người đại diện của
công ty theo pháp luật, là người hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh
doanh, là người trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện các chiến lược kế hoạch, các
phương án kinh doanh
- Phó giám đốc: là người có chức năng tham mưu giúp cho giám đốc
trong việc xây dựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về các hoạt động kinh
doanh, cung ứng dịch vụ, nhân sự. Phó giám đốc chỉ đạo hoạt động của các
phòng ban, bộ phận mà mình phụ trách, chịu trách nhiệm thi hành và báo cáo
với giám đốc.
* Các phòng ban trong công ty.
- Phòng kế hoạch kinh doanh: Phòng kế hoạch kinh doanh tham gia
trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của công ty. Nhiệm vụ của phòng kế
hoạch kinh doanh là tự nghiên cứu, tìm hiểu nguồn hàng, nhu cầu tiêu thụ các
sản phẩm mà công ty kinh doanh. Phòng có nhiệm vụ vạch ra các kế hoạch và
các phương án kinh doanh, báo cáo tổng kết quá trình kinh doanh của công ty,
có chức năng tham mưu cho ban lãnh đạo, tham gia đề xuất, xây dựng và
hoạch định kế hoạch chương trình mục tiêu. Theo dõi sự thay đổi của giá cả
thị trường, chất lượng sản phẩm, phương thức giao hàng và thanh toán của
công ty, của đối thủ cạnh tranh. Từ đó xác định những nguy cơ cạnh tranh và

thử thách đối với công ty.
Nguyễn Thị Chi

5

Thương mại 48B


Chuyên đề thực tập
- Phòng kỹ thuật thiết bị thi công: hay còn gọi là phòng kỹ thuật, phòng
có nhiệm vụ phụ trách về mặt kỹ thuật cho các công trình xây dựng mà công
ty phụ trách. Phòng trực tiếp đôn đốc tiến độ thực hiện công trình, quản lý
thiết bị kỹ thuật của công ty.
- Phòng tài chính kế toán: Phòng có trách nhiệm hoạch toán, theo dõi
các khoản thu chi tài chính để phản ánh các tài khoản có liên quan, theo dõi
sự biến động của tài sản, nguồn vốn trong công ty, hoạch toán các khoản chi
phí. Trên cơ sở đó, xác định giá thành hàng hóa và kết quả kinh doanh của
công ty. Đồng thời sau mỗi kỳ kinh doanh, phòng tài chính kế toán lập báo
cáo tài chính gửi giám đốc tạo điều kiện thuận lợi cho các lãnh đạo công ty đề
ra các biện pháp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện để phòng kế
hoạch thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
- Phòng tư vấn thiết kế: Phòng thực hiện các dịch vụ tư vấn thiết kế các
công trình xây dựng. Phòng có nhiệm vụ thiết kế kỹ thuật các công trình xây
dựng cơ bản và đệ trình lên xin ý kiến ban giám đốc trước khi hoàn tất các thủ
tục xin cấp phép xây dựng cho các công trình.
* Các bộ phận chức năng.
- Đội xây dựng công trình 1, 2, 3: đội xây dựng gồm những công nhân ,
có nhiệm vụ tham gia trực tiếp việc thi công, xây dựng các công trình xây
dựng. Mỗi đội xây dựng đều có một đội trưởng, người đội trưởng có nhiệm vụ
báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện công trình của đội mình đến ban lãnh đạo

của công ty.
- Đội xây dựng nền móng: là đội có nhiệm vụ chuyên trách là tham gia
xây dựng nền móng. Đội này chịu sự quản lý của một đội trưởng. Đội trưởng
đội xây dựng nền móng có nhiệm vụ đôn đốc các công nhân trong đội tham
gia xây dựng, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ công trình.
Nguyễn Thị Chi

6

Thương mại 48B


Chuyên đề thực tập
1.2. Đặc điểm kinh doanh của công ty TNHH thương mại và xây dựng
Trung Chính.
1.2.1. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty.
Công ty TNHH Thương Mại & Xây Dựng Trung Chính là doanh
nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp của nhà nước, với các ngành
nghề hoạt động kinh doanh chủ yếu là.
- Sản xuất, mua bán vật tư phục vụ ngành xây dựng.
- Mua bán, cho thuê máy thiết bị phục vụ ngành xây dựng.
- Nhận thầu thi công các công trình xây dựng cơ bản: công
trình xây dựng dân dụng, giao thông, thuỷ lợi.
- Tư vấn thiết kế các công trình giao thông.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gồm hai lĩnh vực đó là năng
lực kinh doanh xây dựng và kinh doanh thương mại.
Năng lực kinh doanh xây dựng cho phép công ty tham gia các gói thầu
xây dựng. Công ty đã và đang tiến hành thi công các công trình xây dựng đạt
chất lượng cao và hiệu quả kinh tế. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu:


Nguyễn Thị Chi

7

Thương mại 48B


Chuyên đề thực tập
Bảng 1: Một số dự án của công ty.
TT

Tên dự án

Hạng mục

Kết cấu

thực hiện

công trình

Công trình Cầu
01 Lai Hà – tỉnh Lai

Cọc khoan nhồi

Châu
Công trình Cầu
02


Phú Long – tỉnh

Bản Xá – tỉnh

D2000mm
Cọc khoan nhồi

Cọc khoan nhồi

Bình Dương
Công trình Cầu
03

Cọc khoan nhồi

D1200mm
Cọc khoan nhồi

Cọc khoan nhồi

D2000mm

Lai Châu
Công trình Cầu
04 Thạnh Hội – tỉnh
Bình Dương
Công trình Cầu
05

Sông Luỹ - tỉnh

Bình Thuận
Công trình Cầu

06

Gành Hào II –
tỉnh Cà Mau

Dầm hộp BTCT
Thi công khung T trên trụ T4, T5,

DƯL liên tục khẩu

Khối đúc trên đà giáo cạnh Trụ T3,T6

độ nhịp
42 x 63 x 42m
Dầm hộp BTCT

Thi công khung T trên trụ T1, T2, T8,

DƯL liên tục khẩu

T9

độ nhịp

Thi công phần kết cấu hạ bộ (cọc

42 x 62 x 42m

D ầm hộp BTCT

KN, Mố trụ, Tường chắn) và thi công

DƯL liên tục khẩu

kết cấu phần trên dầm đúc trên đà

độ nhịp)

giáo, dầm khung T

Công trình cầu
07

Giồng Ông Tố –

D ầm hộp BTCT
Thi công phần mố trụ kết cấu hạ bộ

TP HCM

DƯL liên tục khẩu
độ nhịp))

(Nguồn: Phòng tư vấn thiết kế).
Kinh doanh thương mại là sự đầu tư tiền của, công sức của một cá nhân
hay tổ chức kinh tế vào lĩnh vực mua bán hàng hóa. Mục tiêu của kinh doanh
Nguyễn Thị Chi


8

Thương mại 48B


Chuyên đề thực tập
thương mại là tạo ra lợi nhuận. Cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào kinh doanh
thương mại, công ty TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính muốn đem
sức lực và của cải của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận góp phần làm giàu cho
xã hội. Sản phẩm chính của công ty là một số mặt hàng vật tư phục vụ ngành
xây dựng: xi măng, thép và một số vật tư nhập ngoại khác như thanh ren, đai
ốc, chất phụ gia xây dựng.
Hiện tại Công ty đang là nhà Đại lý phân phối cấp 1 cho một số doanh
nghiệp sản xuất thép như:
- Công ty TNHH thương mại và sản xuất thép Việt (Pomina)
- Công ty TNHH thép Hòa phát.
- Tổng công ty thép Việt Nam – chi nhánh Miền Nam.
Công ty còn là nhà cung cấp sản phẩm xi măng cho thị trường. Chủ yếu
là các loại xi măng như xi măng Nghi Sơn, xi măng Cẩm Phả và xi măng
Hoàng Thạch.
Bên cạnh đó công ty có năng lực nhập khẩu trực tiếp từ nhà sản xuất
cung cấp các sản phẩm vật tư nhập ngoại như Neo, Cáp DƯL, Gối cầu, các
chất phụ gia xây dựng để phục vụ các công trình xây dựng.
1.2.2. Đặc điểm các nguồn lực kinh doanh của công ty.
Nguồn lực kinh doanh của công ty được xem xét trên hai góc độ là
nguồn vốn kinh doanh và nguồn nhân lực.
1.2.2.1. Nguồn vốn kinh doanh.
Nguồn vốn là nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Bảng số liệu
dưới đây sẽ cung cấp các thông số về nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.


Nguyễn Thị Chi

9

Thương mại 48B


Chuyên đề thực tập
Bảng2: Cơ cấu tổng tài sản và nguồn vốn công ty năm 2007- 2009.
Năm 2007
Giá trị
Tỷ trọng
Chỉ tiêu

(Tỷ VNĐ)
1. Tổng tài sản
25,86
TSCĐ
3,24
TSLĐ
22,62
2. Nguồn vốn
25,86
Vốn CSH
12,35
Vốn vay
10,00
Nguồn khác
3,51


(%)
100
12,53
87,47
100
47,76
38,67
13,57

Năm 2008
Giá trị
Tỷ trọng
(Tỷ VNĐ)
36,52
5,23
31,29
36,52
15,22
18,74
2,56

Năm 2009
Giá trị
Tỷ trọng

(%)
(Tỷ VNĐ)
(%)
100
58,40

100
14,32
8,75
14,98
85,68
49,65
85,02
100
58,40
100
41,67
21,30
36,47
51,31
31,92
54,66
7,02
5,18
8,87
(Phòng: tài chính- kế toán).

Qua bảng ta thấy nguồn vốn kinh doanh của công ty có sự tăng lên qua
các năm. Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, hàng năm công ty thường phải đi vay
chủ yếu là vay của các ngân hàng. Tỷ lệ vốn vay trong cơ cấu vôn của công ty
tăng lên qua các năm. Năm 2007, tỷ lệ vốn vay chiếm 38,67%, con số này
tăng lên là 51,31% vào năm 2008. Năm 2009 tỷ lệ này là 54,66%.
Tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản (trên 80%), do
vốn của công ty bị tồn đọng ở hàng hóa đang lưu thông ngoài thị trường, ở
các công trình xây dựng dở dang. Tài sản cố định của công ty bao gồm hệ
thống trụ sở công ty, văn phòng chi nhánh trong Miền Nam, hệ thống kho

xưởng 1700m2 và cơ sở vật chất khác: thiết bị văn phòng, máy móc…
1.2.2.2. Nguồn nhân lực.
Từ khi thành lập cho đến nay, công ty đã có nhiều sự thay đổi về qui
mô tổ chức cho phù hợp với hoạt động kinh doanh. Công ty đã bố trí và sắp
xếp lao động với trình độ tương xứng vào các bộ phận, phù hợp với nhiệm vụ
được giao. Ban đầu khi công ty mới thành lập, tổng số lao động chỉ vẻn vẹn
có hơn 30 người, đến năm 2007 số lao động đã tăng lên 98 người. Năm 2008,
con số này là 134 người. Tính đến hết năm 2009, tổng số lao động của công ty
206 người, với cơ cấu về trình độ như sau:

Nguyễn Thị Chi

10

Thương mại 48B


Chuyên đề thực tập
Bảng3: Cơ cấu lao động công ty năm 2009.
Cấp quản lý
Ban lãnh đạo
Cán bộ quản lý
Nhân viên
Công nhân
Tổng số

Nguyễn Thị Chi

Số lượng Tỷ trọng
(người)

4
10
36
156
206

(%)
1,94
4,86
17,47
75,73
100

Trình độ
Đại học

Số lượng Tỷ trọng
(người)

(%)

50

24,27

Trung cấp

156
75,73
kỹ thuật

Tổng số
206
100
(Nguồn: Phòng kế toán- tài chính)

11

Thương mại 48B


Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG TRUNG CHÍNH
2.1. Phân tích thực trạng, kết quả và hiệu quả bán hàng của công ty
TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính.
2.1.1. Phân tích kết quả bán hàng của công ty TNHH thương mại và xây
dựng Trung Chính.
Trong khoảng thời gian gần 4 năm hoạt động kinh doanh, công ty
TNHH thương mại và xây dựng Trung Chính cũng đã đạt được kết quả kinh
doanh khá khả quan. Doanh thu mỗi năm đầy tăng lên, mặc dù trong thời gian
qua cũng có khá nhiều biến động về giá cả, thị trường, sản phẩm. Tuy nhiên,
với sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong công ty, hoạt động kinh doanh
đem lại nhiều hiệu quả doanh thu, lợi nhuận đều tăng, tăng ngân sách và thu
nhập cho nền kinh tế quốc dân.
2.1.1.1. Tổng doanh thu hoạt động bán vật liệu tại công ty.
Để thấy được kết quả hoạt động bán vật liệu của công ty, ta có bảng số
liệu sau:
Bảng4: Tổng doanh thu bán vật liệu của công ty
Đơn vị: nghìn đồng

Năm
Sản phẩm
Thép

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

14.587.475

39.813.917

65.181.093

Xi măng

2.272.113

7.321.259

10.537.761

Vật liệu nhập khẩu

1.052.898

3.850.887


8.595.510

Tổng doanh thu

Nguyễn Thị Chi

17.912.486

50.986.063
87.314.364
(Nguồn: phòng tài chính- kế toán)

12

Thương mại 48B


Chuyên đề thực tập
Thông qua số liệu về doanh thu bán vật liệu, ta thấy rằng doanh thu tiêu
thụ hàng năm của công ty giai đoạn 2007- 2009 liên tục tăng. Năm 2007,
doanh thu 17.912.486.000 đồng, đến năm 2008 con số này đã tăng lên
50.986.063.000 đồng. Năm 2009, nhờ mở rộng quy mô kinh doanh, công ty
đã thu về 87.314.364.000 đồng doanh thu bán hàng. Trong đó doanh thu về
thép chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu. Năm 2007, doanh thu về
thép đạt 14.587.475.000 đồng chiếm 81,44% tổng doanh thu. Đến năm 2008,
doanh thu thép đạt 39.813.917.000 đồng, chiếm 78,09% tổng doanh thu.
Doanh thu tiêu thụ thép đạt 65.181.093.000 đồng trong năm 2009 chiếm
74,65% tổng doanh thu. Để thấy được tỷ trọng doanh thu của thép, xi măng
và vật liệu nhập khẩu, ta có biểu đồ sau.


Nguyễn Thị Chi

13

Thương mại 48B


Chuyên đề thực tập
Tỷ trọng (%)
100
80
60

40
20

0
Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm

Biểu đồ 1: Tỷ trọng doanh thu của thép, xi măng và vật liệu nhập khẩu
trong năm 2007- 2009.
Chú thích:
: Thép.
: Xi măng.

: Vật liệu NK.
2.1.1.2. Kết quả kinh doanh thép.
a. Khối lượng và doanh thu bán một số loại thép của công ty.
Hiện nay, trên thị trường thép có nhiều loại thép phục vụ cho các mục
đích khác nhau như: xây dựng, đóng tàu, chế tạo…Công ty TNHH thương
mại và xây dựng Trung Chính kinh doanh thép thành phẩm, chủ yếu là các
loại thép cây vằn, tròn đốt phục vụ trong xây dựng. Khối lượng và doanh thu
tiêu thụ một số sản phẩm thép của công ty được thế hiện trong bảng.
Nguyễn Thị Chi

14

Thương mại 48B


Chuyên đề thực tập
Bảng 5: Khối lượng và doanh thu bán một số loại thép của công ty.
KL: tấn.
DT: nghìn đồng
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12

Năm
Thép
D10- CT3
D10- SD390
D12- SD390
D14- SD390
D16- SD390
D18- SD390
D20- SD390
D22- SD390
D25- SD390
D28- SD390
D32- SD390
D35- SD390

Năm 2007
KL
DT
36,74
70,12
64,60
35,473
97,028
284,44
126,387
32,907

180,446
100,931
72,70
38,385

439.043
897.536
771.970
454.054
1.159.484
3.413.280
1.617.753
393.239
2.165.352
1.291.917
868.765
460.620

Năm 2008
KL
DT
106,12
201
186,56
102,45
280,23.
821,5
365,02
95,04
521,15

291,5
210,0
110,86

Năm 2009
KL
DT

1.302.516
2.452.368
2.258.462
1.253.629
3.356.376
9.879.534
4.410.565
1.146.548
6.289.546
3.545.487
2.569.803
1.349.079

161,65
349,16
284,19
156,07
436,88
1.225,41
556,05
144,78
793,88

444,05
319,90
168,88

2.090.207
4.514.795
3.674.704
2.017.985
5.648.858
15.844.551
7.189.726
1.872.005
10.264.868
5.741.566
4.136.307
2.183.618

( Nguồn: Phòng Kế hoạch- kinh doanh)
b. Kết quả tiêu thụ thép theo tiêu thức nhà cung ứng.
Dựa trên bảng số liệu dưới đây, ta thấy nhu cầu sử dụng thép Việt đạt
cao nhất trong cả 3 năm qua. Bởi hầu hết thị trường của thép Việt được các
nhà thầu, xây dựng tại các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh…ưa
chuộng. Tuy nhiên, xét về cơ cấu tổng số thép Việt đã được bán thì có giảm so
với tổng lượng bán ra hàng năm của công ty. Năm 2007, khối lượng tiêu thụ
của thép Việt chiếm 72,3% tổng sản lượng. Đến năm 2008 và 2009, tỷ lệ này
giảm xuống lần lượt là 67,8% và 65,2%.
Thép của tổng công ty thép Việt Nam và sản phẩm thép Hòa Phát
chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng sản lượng thép bán ra. Nhưng không vì thế mà
công ty không chú trọng thúc đẩy sản lượng thép bán ra. Sau năm 2007, sản
phẩm thép của hai doanh nghiệp này đã được tiêu thụ tốt hơn. Nếu năm 2007,

thép Việt Nam chiếm 22,7% tổng lượng thép bán ra, con số này là 25% vào
năm 2008 và năm 2009 đạt 26,3%. Sản phẩm mà công ty nhập về của công ty
Nguyễn Thị Chi

15

Thương mại 48B


Chuyên đề thực tập
ống thép Hòa Phát hầu hết là loại thép mạ kẽm. Năm 2007, lượng thép Hòa
Phát xuất bán chỉ ở mức khiêm tốn 57 tấn, nhưng đến năm 2008, năm 2009
con số này lần lượt là 235 tấn và 428,5 tấn tăng lên gấp 3,12 lần và 6,52 lần
so với năm 2007. Đó cũng là một sự phát triển không ngừng của cả ban lãnh
đạo công ty.
Bảng 6: Kết quả bán thép của công ty theo tiêu thức nhà cung ứng.
Năm.
Công ty.
Cty TNHH
TM&SX Thép
Việt
Tổng cty thép
Việt Nam
Cty TNHH ống
thép Hòa Phát
Tổng

Năm 2007
KL
Tỷ trọng


Năm 2008
KL
Tỷ trọng

Năm 2009
KL
Tỷ trọng

(tấn)

(%)

(tấn)

(%)

(tấn)

(%)

824,335

72,3

2234,43

67,8

3.286,6


65,2

258,815

22,7

822

25,0

1.325,8

26,3

57,007

5,0

235

7,2

428,5

8,5

1.140,15
7


100

3.291,4

100
5.040,9
100
3
(Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh)

2.1.1.3. Kết quả kinh doanh xi măng.
Để thấy được kết quả hoạt động tiêu thụ mặt hàng xi măng của công ty,
ta xem xét số lượng và doanh thu tiêu thụ của toàn công ty và của từng sản
phẩm. Số liệu được thể hiện ở bảng dưới đây.
Thông qua các số liệu về số lượng và doanh thu tiêu thụ mặt hàng xi
măng của công ty, ta nhận thấy rằng: khối lượng xi măng tiêu thụ của công ty
trong giai đoạn 2007- 2009 liên tục tăng lên. Năm 2007, khối lượng xi măng
tiêu thụ của công ty là 239.169,8 kg đạt doanh thu 2,272 tỷ đồng. Năm 2008
khối lượng tiêu thụ đã tăng lên tới 610.104,9 kg (tăng 155% so với năm 2007)
và doanh thu đạt 7,321 tỷ đồng (tăng gấp hơn 3 lần so với doanh thu của năm
Nguyễn Thị Chi

16

Thương mại 48B


Chuyên đề thực tập
2007). Sở dĩ có kết quả như vậy là do, năm 2008 nhu cầu tiêu thụ xi măng
tăng đột biến lên mức 40- 41 triệu tăng khoảng 14% so với năm 2007. Cả

nước đã có thêm 10 dây chuyền sản xuất xi măng mới đi vào sản xuất, tăng
công suất thiết kế thêm 12,28 triệu tấn. Nhưng ở thời điểm hiện nay các nhà
máy đếu đang phải chạy vượt công suất đến 10% nhằm đáp ứng nhu cầu xi
măng của thị trường. Năm 2009 mặc dù nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này có
tăng so với năm, nhưng không xảy ra tình trạng thiếu hàng nên giá xi măng có
xu hướng giảm. Có điều này là do, năm 2008, sản lượng của toàn ngành là
gần 42 triệu tấn nhưng nhu cầu tiêu thụ trong nước mới chỉ khoảng 40 triệu
tấn. Năm 2009 cả nước có thêm 17 nhà máy xi măng đi vào hoạt động (nâng
tổng công suất của toàn ngành lên 60 triệu tấn).
Bảng 7: Khối lượng và doanh thu bán xi măng của công ty
giai đoạn 2007- 2009.
Năm
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
SL
DT
SL
DT
SL
DT
Sản
(kg)
(Nghìn
(kg)
(Nghìn
(kg)
(Nghìn
Phẩm
đồng)

đồng)
đồng)
Xi măng
Nghi Sơn
Xi măng
Hoàng Thạch
Xi măng

218.888,2

2.079.437

543.376,7

6.520.521

840.338,5

9.243.724

20.281,6

192.676

46.291,8

555.502

73.581,0


846.182,2

0

0

20.436,4

245.236

44.058,8

447.854,8

239.169,8

2.272.113

610.104,9

7.321.259

957.978,3

Cẩm Phả
Tổng

10.537.76
1


(Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh)
2.1.1.4. Kết quả kinh doanh vật liệu nhập khẩu.
Ngoài việc kinh doanh thép, xi măng công ty còn kinh doanh một số
phẩm khác như: thanh ren suốt, đai ốc và các chất phụ gia xây dựng
(bentonite, sikament…). Các loại vật tư này chủ yếu được nhập khẩu từ Thái
Lan. Doanh thu của hoạt động kinh doanh vật liệu nhập khẩu được thể hiện
Nguyễn Thị Chi

17

Thương mại 48B


Chuyên đề thực tập
trong bảng sau:
Bảng 8: Doanh thu hoạt động kinh doanh vật liệu nhập khẩu.
Đơn vị: nghìn đồng.
Sản phẩm
Thanh ren suốt
Đai ốc
Chất phụ gia
Tổng doanh thu

Năm 2007
443.047
152.604
457.247
1.052.898

Năm 2008

Năm 2009
1.508.946
3.568.097
594.710
1.126.719
1.747.231
3.900.694
3.850.887
8.595.510
(Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh)

Qua bảng số liệu ta thấy được, doanh thu từ hoạt động kinh doanh vật
liệu nhập khẩu tăng đều hàng năm. Năm 2007, doanh thu đạt 1.052.898.000
đồng, đến năm 2008 doanh thu đã tăng lên 3.850.887.000 đồng (tăng 3,66 lần
so với năm 2007). Doanh thu năm 2009 đạt 8.595.510.000 đồng (tăng 2,23
lần so với năm 2008 và 8,16 lần so với năm 2007). Doanh thu từ hoạt động
kinh doanh vật liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của
hoạt động bán hàng (từ 6%- 8%) nhưng con số này tăng đều qua các năm nên
công ty cũng đã chú trọng đến việc mở rộng mặt hàng nhập khẩu nhằm đa
dạng hóa sản phẩm và tích cực tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu.
2.1.2. Phân tích hiệu quả bán hàng của công ty TNHH thương mại và xây
dựng Trung Chính.
Hiệu quả kinh tế thương mại phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực
của xã hội trong lĩnh vực thương mại thông qua những chỉ tiêu đặc trưng kinh
tế kỹ thuật được xác định bằng tỉ lệ so sánh giữa các đại lượng phản ánh kết
quả đạt được về kinh tế với các đại lượng phản ánh chi phí đã bỏ ra hoặc
nguồn vật lực đã được huy động vào trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
-> Hiệu quả hoạt động bán hàng của công ty TNHH thương mại và xây
dựng Trung Chính biểu hiện mối tương quan giữa kết quả đạt được và chi phí
bỏ ra. Chúng biểu hiện ở lợi nhuận và sự đa dạng về mặt giá trị sử dụng của

hàng hóa, xét về mặt hình thức đó là một đại lượng so sánh giữa chi phí và kết
Nguyễn Thị Chi

18

Thương mại 48B


Chuyên đề thực tập
quả bỏ ra. Hiệu quả kinh tế thương mại là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh
tế, góp phần tăng năng suất lao động xã hội, là sự tiết kiệm lao động xã hội và
tăng thu nhập quốc dân, qua đó tạo thêm nguồn lực tích lũy và nâng cao mức
sống, mức hưởng thụ của người dân.
Hiệu quả của hoạt động bán hàng được xem xét trên ba tiêu chí: hiệu
quả sử dụng lao động; hiệu quả sử dụng vốn và tỷ suất lợi nhuận.
2.1.2.1. Hiệu quả sử dụng lao động.
Hiệu quả sử dụng lao động được xem xét, đánh giá dựa vào hai chỉ tiêu
là năng suất lao động và lợi nhuận bình quân. Hiệu quả sử dụng lao động của
công ty được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây:
Bảng 9: Hiệu quả sử dụng lao động.
Chỉ tiêu
Tổng doanh thu
(1)
Lợi nhuận thuần
(2)
Số lao động (3)
Năng suất lao

Đơn vị


Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Nghìn đồng

17.912.486

50.986.063

87.314.364

Nghìn đồng

1.635.488

3.511.608

6.645.593

Người
Nghìn

98

134

206


182.780

380.493

423.856

16.688,65

26.206,03

32.260,64

động [(1)/(3)]
Lợi nhuận bình

đồng/ người
Nghìn

quân [(2)/(3)]

đồng/ người

(Nguồn: phòng tài chính- kế toán).
Chỉ tiêu năng suất lao động cho ta biết: bình quân trong một chu kỳ
hoạt động kinh doanh, một người lao động tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
cho công ty. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động của
công ty càng tốt. Năng suất lao động năm 2007 là 182.780 (nghìn đồng/
người), năm 2008 năng suất lao động tăng lên 380.493 (nghìn đồng/ người).
Năm 2009, năng suất lao động đạt 423.856 (nghìn đồng/người). Sở dĩ có sự

tăng trưởng như vậy là do tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng
của số lao động.
Nguyễn Thị Chi

19

Thương mại 48B


Chuyên đề thực tập
Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân phản ánh mức lợi nhuận mà một người lao
động tạo ra trong một năm. Lợi nhuận bình quân năm 2007 là 16.688,65 (nghìn
đồng/người) có nghĩa là: năm 2007, tính bình quân một người lao động làm ra
16.688,65 (nghìn đồng) lợi nhuận. Năm 2008, lợi nhuận bình quân đạt 26.206,03
nghìn đồng, con số này đã tăng lên 32.260,64 (nghìn đồng) năm 2009.
2.1.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là biểu hiện bằng tiền
của toàn bộ tài sản dùng trong kinh doanh, bao gồm tài sản bằng hiện vật,
bằng tiền…Vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn của các doanh
nghiệp thương mại. Với những doanh nghiệp thương mại thuần túy, quá trình
chu chuyển của vốn lưu động thường trải qua hai giai đoạn: giai đoạn mua
hàng (biến T thành H), giai đoạn này, vốn lưu động chuyển từ hình thái giá trị
sang hình thái hiện vật và giai đoạn bán hàng (biến H thành T) đó là lúc vốn
lưu động quay trở lại hình thái ban đầu nhưng với số vốn lớn hơn.
Xem xét hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thương mại, người ta
sử dụng hai chỉ tiêu là: số lần chu chuyển của vốn và số ngày một vòng quay.

Nguyễn Thị Chi

20


Thương mại 48B


Chuyên đề thực tập
Bảng 10: Hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Chỉ tiêu
Tổng doanh
thu
Vốn lưu động
Số vòng quay
của VLĐ
Số ngày 1
vòng quay.

Đơn vị

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Tỷ đồng

17,912

50,986

87,314


Tỷ đồng

22,62

31,29

49,65

Vòng

0,79

1,63

1,76

Ngày

462

224

207

(Nguồn: phòng tài chính- kế toán)
Số vòng quay của vốn lưu động được tính bằng thương số giữa doanh
thu bán hàng và vốn lưu động bình quân trong kỳ. Chỉ số này càng cao chứng
tỏ khả năng quay vòng vốn kinh doanh của công ty càng tốt và ngược lại. Đối
với công ty, số vòng quay vốn lưu động của ba năm tăng lên đều. Năm 2007,

chỉ số này là 0,79; đến năm 2008 là 1,63 và đạt 1,76 vào năm 2009.
Số ngày một vòng quay của vốn lưu động là thương số giữa thời gian
theo lịch trong kỳ (một năm) và số lần chu chuyển của vốn lưu động. Năm
2007 chỉ số này là 462 (ngày), chứng tỏ vốn lưu động phải qua 462 ngày mới
hết một vòng quay. Như vậy có nghĩa là chỉ số này càng nhỏ thì hiệu quả quay
vòng vốn lưu động của công ty càng tốt. Điều đó cho thấy khả năng sử dụng
vốn lưu động của công ty ngày càng hiệu quả. Năm 2008, số ngày một vòng
quay của công ty đã giảm xuống là 224 (ngày) và đến năm 2009 con số này
giảm xuống còn 207 (ngày).
2.1.2.3. Tỷ suất lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số giá trị thặng dư và
toàn bộ tư bản ứng trước, phản ánh khả năng sinh lời của toàn bộ chi phí bỏ
ra. Tỷ suất lợi nhuận được xem xét trên các chỉ tiêu sau:
Bảng 11: Hiệu quả tổng hợp của công ty.
Nguyễn Thị Chi

21

Thương mại 48B


×