Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Đồ án tốt nghiệp công trình Hồ chứa nước Hồ Đầm 1.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 129 trang )

Đồ án tốt nghiệp
1

Thiết kế tổ chức thi công công trình Hồ Đầm

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Giới thiệu công trình
1.1.1 Tên công trình: Hồ chứa nước Hồ Đầm 1
1.1.2 Vị trí công trình
Khu vực đầu mối hồ chứa nước Hồ Đầm 1 nằm ở khu vực giáp ranh giữa hai
xã Quảng An và Quảng Lợi huyện Đầm Hà - Tỉnh Quảng Ninh.
Lưu vực hồ chứa ở vị trí từ 21 o21’ đến 21o27’ vĩ độ Bắc, 107o30’ đến 107o34’
kinh độ Đông
1.1.3 Điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng công trình
1.1.3.1. Điều kiện địa hình, địa mạo
Lưu vực hồ chứa là phần thượng nguồn của con sông Hồ Đầm 1. Đường chia
nước lưu vực qua một số đỉnh núi cao như Tai Vòng Mo Lẻng 1054 m ở phía đông,
đỉnh Tam Lăng 1256 m ở phía Tây. Phía Nam lưu vực gần tuyến công trình địa hình
thấp dần núi với độ cao trên 200m.
Địa hình vùng nghiên cứu khá phức tạp, phía thượng lưu núi cao hiểm trở,
vùng hạ lưu và lòng hồ chủ yếu là những vùng núi đồi thấp có cao độ trung bình từ
80 đến 95m. Địa hình có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và bị
phân cắt mạnh bởi những thung lũng hẹp xen giữa các chân đồi đỉnh tròn sườn
thoải. Độ dốc lưu vực trung bình 18,5%. Độ cao lưu vực trung bình 350m. Toàn bộ
lưu vực thuộc sườn đón gió của dãy Nam Châu Lĩnh, nên chịu ảnh hưởng rõ rệt của
mưa địa hình. Có hai dạng địa hình chính:
a) Dạng địa hình bóc mòn: là dạng địa hình chính của khu vực, đặc trưng cho
vùng núi cao phía thượng lưu vùng lòng hồ và khu vực đồi thấp đỉnh tròn sườn
thoải trong phạm vi các vai đập và bờ hồ. Đất đá phân bố trong vùng địa hình là
nham thạch thuộc các hệ tầng Tấn mài và Hà cối. Do tầng phủ thực vật phát triển


tren tầng phủ phong hoá khá dày nên mức độ bào mòn không lớn.
b) Dạng địa hình tích tụ: có mặt chủ yếu dưới dạng các thềm bồi khá bằng
GVHD: Lê Kim Truyền

1

SVTH: Viên Trường Sinh


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế tổ chức thi công công trình Hồ Đầm
1
phẳng kéo dài dọc hai bờ sông. Đất đá chủ yếu là các trầm tích đệ tứ mềm rời.
Chiếm phần diện tích không lớn là các thung lũng nhỏ hẹp khá bằng phẳng - dạng
địa hình tích tụ củ đất đá sườn tích trong các thung lũng nhỏ với đất đá chủ yếu là
sét - sét pha dẻo dính, chiều dày không lớn.
1.1.3.2. Điều kiện địa chất thuỷ văn
Địa chất thuỷ văn được đặc trưng bởi các tầng chứa trong lỗ rỗng của đá trầm
tích và trong khe nứt của đá gốc. Tầng chứa nước thứ nhất: là tầng nước chứa trong
đất đá trầm tích đệ tứ chủ yếu gặp trong các lớp cát cuội sỏi tại các thềm bồi và có
quan hệ mật thiết với nước sông. Tầng nước thứ hai: là tầng nước chứa trong khe
nứt nẻ của đá gốc. Đây là tầng nước khá nghèo nàn, chủ yếu nước được tập trung
trong các khe nứt nẻ của đá gốc hoặc trong đới dập vỡ, phá hủy của đứt gãy kiến
tạo. Nguồn cấp là nguồn nước mưa và tại các đới nằm sâu nước ngầm có liên quan
thuỷ lực với nước sông.
Hình 1: Quan hệ lưu lượng và mực nước tại tuyến đập chính.
(m)
44.00
43.00
42.00

41.00
40.00
39.00
38.00
37.00
36.00
35.00
34.00
33.00

0

200

400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2200 2400 m3/s

GVHD: Lê Kim Truyền

2

SVTH: Viên Trường Sinh


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế tổ chức thi công công trình Hồ Đầm
1
1.1.3.3. Địa chất vùng công trình đầu mối
a) Tuyến đập chính, tuyến cống:
Tuyến đập chính nằm cách đập Long Châu Hà 170-180m về phía thượng lưu,
tuyến cống lấy nước đặt bên vai phải đập. Đất đá trên tuyến thuộc hệ Jura, hệ tầng

Hà Cối. Các lớp đất đá phân bố theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau :
Lớp 1a: Đất bụi, đất bụi nặng màu xám vàng, trạng thái dẻo mềm, đất khá
đồng nhất, tính dẻo trung bình. Bề dày lớp từ 0,3m đến 1,8m.
Lớp 1: Đá tảng mácma biến chất lẫn sỏi và cát hạt thô là một tập hợp hỗn độn
các kích cỡ với đường kính từ 10 đến 50cm, nhẵn cạnh, những cá thể có kết cấu rắn
chắc. Nguồn gốc lũ tích.
Lớp này phân bố trên toàn tuyến, mức độ dày mỏng khác nhau từ 1,5m đến
10,5m. Do có độ rỗng lớn, lấp nhét bởi các vật liệu sạn cát thô nên nước chứa trong
lớp rất phong phú, mực nước trong lớp phụ thuộc vào nước sông Hồ Đầm 1. Hệ số
thấm của lớp này lên tới 10-1 cm/s đến 10-2 cm/s.
Lớp 2: Đất bụi thường đến đất bụi nặng pha cát, trạng thái dẻo cứng đến nửa
cứng. Nguồn gốc pha tích. Trong đất có chứa 5% đến 10% dăm sạn của đá cát kết,
bột kết. Lớp này phân bố hai sườn đồi vai đập. Bề dày lớp từ 1,0m đến 2,5m.
Lớp 3a: Đá cát kết và đá cát kết vôi nằm xen kẹp với đá bột kết; trong đó đá
bột kết chiếm chủ yếu. Đá cát kết hạt mịn đến hạt trung, màu nâu gụ, cứng chắc, nứt
nẻ nhiều. Các loại đá này phân thành từng tập và bị dập vỡ mạnh.
Lớp 3: Đá bột kết, đá cát kết màu nâu gụ, đá cát kết vôi màu xám trắng, phong
hóa vừa, ít nứt nẻ. Các khe nứt nhỏ nhưng kín, ít có khả năng thấm nước q = 0,008
l/phút m.
b) Đập phụ 1:
Tuyến đập phụ 1 đã chọn nằm cách vai trái đập chính 300m về phía thượng
lưu. Đất đá vùng tuyến là sự có mặt của hệ tầng Hà cối và các lớp sườn tích, pha
tích hệ đệ tứ. Các lớp đất đá tại tuyến đập phân bố từ trên xuống dưới như sau:
Lớp 1b: Đất bụi nặng, màu xám, trạng thái dẻo chảy. Nguồn gốc bồi tích. Lớp
này phân bố dọc tuyến kênh dẫn dòng thi công hạ lưu đập phụ, bề dày lớp 1,6m.
Lớp 2: Đất bụi nặng pha cát màu nâu gụ, trạng thái nửa cứng. Trong đất lẫn từ
GVHD: Lê Kim Truyền

3


SVTH: Viên Trường Sinh


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế tổ chức thi công công trình Hồ Đầm
1
2% đến 3% dăm sỏi của đá gốc. Lớp này phân bố trên các sườn đồi, nằm trực tiếp
trên mặt của đá mẹ bị phong hoá vụn rời. Nguồn gốc pha tích. Bề dày của lớp từ
1,0m đến 2,7m.
Lớp 3a: Đá bột kết, cát kết cùng có màu nâu gụ, đá cát kết vôi màu xám trắng
nằm xen kẹp với đá cát kết, bột kết. Các đá của hệ tầng Hà Cối phân lớp dày, phong
hoá nứt nẻ vỡ vụn nhiều. Các khe nứt của đá trong đới dập vỡ phần lớn là các khe
nứt nhỏ đã được lấp nhét bằng đất là sản phẩm phong hoá của đá mẹ.
Lớp 3: Các đá cát kết, bột kết cũng có màu nâu gụ, đá cát kết vôi màu xám
trắng. Các đá của hệ tầng Hà Cối phân lớp dày nằm xen kẽ nhau. Đá bị phong hóa
vừa, ít nứt nẻ.
c) Tuyến đập phụ 2:
Tuyến đập phụ 2 nằm giữa tuyến đập phụ 1 và đập tràn, cách vai trái đập phụ 1
khoảng 200m. Đất đá vùng tuyến đập là sự có mặt của hệ Jura hệ tầng Hà Cối và
các lớp đất thuộc hệ đệ tứ không phân chia. Các lớp đất đá phân bố theo thứ tự từ
trên xuống dưới như sau:
Lớp 2b: Đất bụi nặng pha cát, màu nâu vàng trạng thái nửa cứng. Nguồn gốc
pha tích. Lớp đất này phân bố hai bên sườn đồi vai đập, bề dày lớp từ 0,5m đến
2,2m. Diện phân bố hẹp, không đều khắp.
Lớp 3a: Đá bột kết, đá cát kết màu nâu gụ phân lớp dày nằm xen kẽ nhau. Đá
bột kết chiếm ưu thế. Đá bị nứt nẻ vỡ vụn nhiều. Các khe nứt trong đá phần lớn đã
được đất lấp nhét.
Lớp 3: Đá cát kết, bột kết màu nâu gụ phong hóa vừa, nứt nẻ ít. Đá cát kết nằm
xen kẹp với đá bột kết.
d) Tuyến tràn xả lũ:

Công trình tràn nằm bên trái của một cánh đứt gãy cổ chạy từ Đông Bắc về
Tây Nam. Đất đá nằm trong vùng là các lớp đất trầm tích đệ tứ nguồn gốc và các đá
cát kết nằm xen kẹp với đá bột kết màu nâu gụ của hệ tầng Hà Cối. Các lớp đất đá
phân bố theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau:
Lớp 2: Đất bụi nặng pha cát màu nâu gụ, trạng thái nửa cứng, nguồn gốc pha
tích. Lớp đất này phân bố trên các sườn đồi dọc truyến kênh xả lũ sau tràn. Lớp này
GVHD: Lê Kim Truyền

4

SVTH: Viên Trường Sinh


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế tổ chức thi công công trình Hồ Đầm
1
phân bố không đều, bề dày từ 0,5m đến 1,5m. Trong đất có chứa 5% đến 15% dăm
sỏi của các đá cát bột kết.
Lớp 3a: Các đá bột kết, cát kết phong hóa vừa, nứt nẻ mạnh vỡ vụn nhiều, bên
vai tràn có nhiều khe nứt lớn. Các khe nứt thường có phương 70 o đến 80o so với
phương ngang.
Lớp 3: Các đá bột kết, cát kết màu nâu gụ thuộc hệ tầng Hà Cối bị phong hóa
vừa, ít nứt nẻ, đá khá cứng chắc.
1.1.3.4. Đặc điểm khí tượng, khí hậu thuỷ văn:
Bảng 1 – 1: Lưu vực hồ chứa Hồ Đầm 1 có các thông số đặc trưng thuỷ văn sau:
Tuyến công trình
Đập chính hồ chứa

Diện tích
(Km2)

68,5

Chiều dài
(Km)
15,9

Độ dốc (o/oo)
15

Độ dốc bình
quân (Km)
4,04

a) Đặc điểm khí hậu:
Khí hậu trong vùng mang đặc điểm chung của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa
của miền Đông Bắc. mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 dến tháng 10. Mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau.
+ Nhiệt độ: Theo tài liệu thống kê nhiều năm của trạm Móng Cái, nhiệt độ
trung bình năm của không khí là 22,70C các tháng lớn nhất là các tháng 6, 7 nhiệt
độ trung bình tháng tới hơn 280C. Các tháng mùa đông nhiệt độ trung bình tháng
xuống tới 150C ở tháng 1 và tháng 2.
Trong mùa hè, nhiệt độ không khí lớn nhất quan trắc được là 39,1 0C và nhỏ
nhất là 110C trong mùa đông
+ Độ ẩm: Độ ẩm các tháng trong năm có biến đổi nhưng không lớn. Độ ẩm
không khí trung bình trong toàn năm là 83%. Các tháng mùa mưa do ảnh hưởng của
gió mùa Đông Nam có độ ẩm tương đối lớn, đạt khoảng 86%. Mùa khô, do ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc độ ẩm tương đối giảm trong khoảng (76÷ 80)%.
+ Mưa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung khoảng 80% lượng mưa
cả năm. Tháng mưa lớn là các tháng 6, 7, 8. Lượng mưa ngày lớn nhất quan trắc
được tại trạm Đầm Hà trong nhiều năm đạt hơn 300mm. Trị số mưa ngày lớn nhất

quan trắc ngày 30 tháng 9 năm 1984 là 401,3mm.
GVHD: Lê Kim Truyền

5

SVTH: Viên Trường Sinh


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế tổ chức thi công công trình Hồ Đầm
1
Những kết quả tính toán mưa năm trung bình nhiều năm trong khu vực như sau:
Bảng 1 – 2: Lượng mưa trung bình nhiều năm
STT
1

Trạm đo
Số năm
X0 (mm)
Đầm Hà
40
2418
Bảng 1 – 3: Kết quả tính toán tốc độ gió lớn nhất:

Các đặc trưng thống kê
V

CV

CS


20,4

0,32

0,64

Tốc độ gió ứng với tần suất P% (m/s)
1
2
3
4
50
38,6
35,9
34,3
33,12
19,7

b) Đặc trưng thuỷ văn:
Tình hình sông suối trong khu vực: Trong vùng hồ chứa chỉ có sông Hồ Đầm 1
gồm hai nhánh bắt nguồn từ dãy núi phía Bắc. Hướng chính của dòng chảy là Tây
Bắc – Đông Nam và đổ ra biển.
Bảng 1 – 4: Kết quả tính toán Qmax mùa kiệt ứng với P = 10%
Tháng
Qmax ( m3 / s )

11
8,0


12
7,8

1
6,5

2
6,8

3
7,4

4
8,8

5
70,5

Đường quá trình lũ (xem hình 2):
3

Q (m /s)
1600
1540
1400
1200
1000
800
600
400

200
0

0

2

4

6

8

10

12

t (gio)

Hình 2: Đường quá trình lũ

GVHD: Lê Kim Truyền

6

SVTH: Viên Trường Sinh


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế tổ chức thi công công trình Hồ Đầm

1
1.1.4. Điều kiện dân sinh kinh tế
Khu vực dự kiến xây dựng cụm công trình đầu mối công trình nằm trên địa
bàn hai xã Quảng An và Quảng Lợi. Khu vực này chủ yếu gồm bà con các dân tộc:
Kinh, Dao, Sán dìu sinh sống.
Vùng đập chính dân cư thưa thớt, trong lòng hồ có một số bản của bà con
người Dao, người Sán dìu sinh sống. Chỉ có một con đường đất dốc, rất xấu và xa
để xe cơ giới gầm cao vào các bản này, tuy nhiên chỉ đi được vào lúc trời khô ráo,
còn trời mưa thì không thể đi được. Bình thường bà con phải đi theo đường mòn tắt
rừng và lội suối để di ra trung tâm xã và huyện.
Ngoài nghề làm ruộng bà con còn làm nghề kinh tế đồi vườn, chủ yếu trồng
quế và một số cây khác. Tuy nhiên do phong tục tập quán lạc quá lạc hậu, quy mô
sản suất còn bé, giao thông đi lại vất vả nên đời sống của bà con còn gặp rất nhiều
khó khăn.

1.2. Nhiệm vụ, quy mô công trình
1.2.1. Nhiệm vụ công trình
- Đảm bảo tưới cho 3.485 ha đất canh tác, trong đó:
+ Lúa 2 vụ : 2.244,3 ha.
+ Lúa 1 vụ : 777,2 ha.
+ Màu

: 1.240,7 ha (kể cả 307 ha tạo nguồn).

- Tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho 29.000 người.
1.2.2. Quy mô công trình
1.2.2.1. Cấp công trình
Từ nhiệm vụ của công trình, theo TCXDVN 285 – 2002, công trình đầu mối
cấp III, hồ chứa công trình cấp IV.
1.2.2.2. Tần suất thiết kế

+ Mức đảm bảo tưới: P = 75%
+Tần suất lũ thiết kế: P = 1,0%
+Tần suất lũ kiểm tra: P = 0,2%
1.2.2.3. Các thông số kỹ thuật chủ yếu của hồ chứa:
- Cao trình MNDBT :
GVHD: Lê Kim Truyền

60,70 m.
7

SVTH: Viên Trường Sinh


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế tổ chức thi công công trình Hồ Đầm
1
- Cao trình MNDGC thiết kế (1%) :
62,69 m.
- Cao trình MNDGC kiểm tra (0,2%) :

63,99m.

- Cao trình MNC :

47,50 m.

- Cao trình bùn cát :

44,20 m.


- Dung tích hiệu dụng Vh :

12,3 . 106 m3 .

- Dung tích chết Vc :

2,013 . 106 m3 .

- Dung tích toàn bộ V :

14,316 . 106 m3 .

- Dung tích siêu cao Vsc (1%) :

3,54 . 106 m3 .

- Dung tích siêu cao Vsc (0,2%) :

6,18 . 106 m3 .

1.2.3. Quy mô, kết cấu các hạng mục của công trình:
1.2.3.1. Đập chính:
- Kết cấu đập chính: Đập chính là loại đập đất để tận dụng vật liệu sẵn có của
địa phương. Kết cấu mặt cắt ngang đập gồm nhiều khối đất đắp khác nhau. Bảo vệ
mái thượng lưu bằng các tấm bê tông cốt thép và đá lát chít mạch. Gia cố mái hạ
lưu bằng trồng cỏ và rãnh tiêu nước. Thoát nước thân đập dùng hình thức đống đá
tiêu nước. Hình thức chống thấm bằng tường tâm kết hợp với chân khay.
- Các thông số thiết kế của đập chính:
+ Cao trình đỉnh đập : ∇ đđ = 64,5 m.
+ Cao trình đỉnh tường chắn sóng : ∇ CS = 65,3 m.

+ Chiều dài đập : L = 244 m.
+ Chiều cao đập lớn nhất : Hmax = 31,5 m.
+ Chiều rộng đỉnh đập : b = 6 m.
+ Hệ số mái thượng lưu : mTL1 = 3,25 ; mTL2 = 3,75
+ Hệ số mái hạ lưu : mHL1 = 2,50 ; mHL2 = 3,00 ; mHL3 = 3,50
+ Cao trình các cơ thượng và hạ lưu : +54,50 m và +44,50 m.
+ Chiều rộng cơ : 3,50 m.
+ Cao trình đống đá tiêu nước : +38,50 m.
+ Chiều rộng đỉnh đống đá tiêu nước : 3,00 m.
1.2.3.2. Cống lấy nước
Cống ngầm lấy nước bố trí bên vai phải đập đất, kiểu cống hộp BTCT. Các
thông số của cống:
GVHD: Lê Kim Truyền

8

SVTH: Viên Trường Sinh


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế tổ chức thi công công trình Hồ Đầm
1
- Lưu lượng thiết kế : QTK = 4,73 m3/s.
- Cao trình cửa vào : ∇ cv = 44,50 m.
- Cao trình cửa ra : ∇ cr = 44,30 m.
- Kích thước đoạn cống b × h trước nhà tháp : 1,6m x 2,0m. dài 38 m.
- Đoạn nhà tháp dài 12 m.
- Chiều dài đoạn cống sau nhà tháp : 72 m.
- Chiều dài toàn cống là: L = 122m.
- Chế độ chảy : Có áp.

- Độ dốc đáy cống: i = 0,003.
- Hình thức đóng mở: Van phẳng bằng thép.
1.2.3.3. Đập phụ:
a) Đập phụ 1:
+ Chiều dài đập : 158,00 m.
+ Chiều cao đập lớn nhất : 22,5 m.
+ Hệ số mái thượng lưu : mTL1 = 3,0 và mTL2 = 3,5
+ Hệ số mái hạ lưu : mHL1 = 2,25 và mHL2 = 2,75
+ Cao trình đống đá tiêu nước : 54,50 m.
+ Kết cấu đập : Nhiều khối.
+ Hình thức thoát nước hạ lưu : Ống khói và ốp mái.
b) Đập phụ 2:
+ Chiều dài đập : 71,5 m.
+ Chiều cao đập lớn nhất : 10,5 m.
+ Hệ số mái thượng lưu : mTL = 2,75
+ Hệ số mái hạ lưu : mHL1 = 2,25 và mHL2 = 2,75
+ Kết cấu đập : Nhiều khối.
+ Hình thức thoát nước hạ lưu : Ống khói và ốp mái.
c) Đập phụ 3(3A & 3B) :
+ Chiều dài đập : 88,5 m.
+ Chiều cao đập lớn nhất : 7 m.

GVHD: Lê Kim Truyền

9

SVTH: Viên Trường Sinh


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế tổ chức thi công công trình Hồ Đầm
1
+ Hệ số mái thượng lưu : mTL = 2,75.
+ Hệ số mái hạ lưu : mHL1 = 2,25 và mHL2 = 2,75
+ Kết cấu đập : Nhiều khối.
+ Hình thức thoát nước hạ lưu : Ống khói và ốp mái.
1.2.3.4. Tràn xả lũ
- Cao trình ngưỡng : 54,00 m.
- Chiều rộng tràn : 27,00 m.
- Cột nước thiết kế : 6,7 m.
- Lưu lượng thiết kế (1%) : QTK = 1295,5 m3/s.
- Lưu lượng thiết kế (0,2%) : QTK = 1596,0 m3/s.
- Số khoang tràn : 3 khoang.
- Kích thước cửa van cung b×h : 9m x 7,2m
- Chiều dài bể tiêu năng 1 : 36,00m.
- Chiều dài bể tiêu năng 2 : 25,00m.
- Kết cấu tràn : Tràn bê tông cốt thép.
- Hình thức đóng mở : Xi lanh thủy lực.
1.2.4. Đường quản lý vận hành và khu quản lý
- Chiều dài đường (tính đến đập phụ số 3) : 5,881 Km.
- Đường từ K0 đến K5+881 - Cấp phối : 5,881 Km.
- Đường từ K4+250 đến K5+881 - Đá dăm láng nhựa : 1,68 Km.
- Khu quản lý : 750m2.
1.2.5. Đường điện 35KV ; 2 trạm biến áp 50 KVA
Tổng chiều dài đường điện : 4,82 Km.

1.3. Điều kiện xây dựng công trình
1.3.1. Nguồn vật liệu xây dựng thiên nhiên
1.3.1.1. Đất đắp
Trong giai đoạn TKKT, thực tế khảo sát thăm dò trữ lượng đất cho thấy tầng

đất của các bãi đất IXA, IXE, VIB, IXD và một phần của bãi IXB chỉ dày từ 0,6m
đến 0,8m, bên dưới là đá bột kết. Như vậy các bãi đất đã khảo sát trong giai đoạn
NCKT có trữ lượng rất ít.
GVHD: Lê Kim Truyền

10

SVTH: Viên Trường Sinh


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế tổ chức thi công công trình Hồ Đầm
1
Các mỏ phân tán rải rác trên phạm vi rất rộng, khó khăn cho công tác làm
đường vận chuyển và khai thác đất. Mặt bằng các mỏ đất dự kiến khai thác đều có
cây cối đã trồng theo dự án 327 và một số ít hộ dân đang sinh sống.
Bãi vật liệu khai thác tại 3 khu chính:
- Khu A bên bờ phải sông Đầm Hà, hạ lưu đập chính, cách đập chính từ 1,8
đến 2,2km. Trữ lượng khai thác khoảng 1.100.000 m3.
- Khu B bên bờ trái sông Đầm Hà tại hạ lưu đập phụ từ 300 đên 500m. Trữ
lượng khai thác khoảng 53.000m3.
- Khu C bên bờ trái sông Đầm Hà tại hạ lưu đập chính, cách đập chính từ 2,2
đến 2,5km. Trữ lượng khai thác khoảng 108.000m3.
Thông số
Đất nguyên
dạng
1. Độ ẩm tự
nhiên
2. Dung trọng
tự nhiên

3. Dung trọng
khô
4. Tỷ trọng
5. Góc ma sát
trong
6. Lực dính kết

Bảng 1 – 5: Chỉ tiêu cơ lý của đất ở các mỏ

Bãi
Bãi
Bãi
Bãi
Đơn vị
hiệu
A1-1 A1-2
A2
A3

Bãi
A4

Bãi B

W

%

22,45


26,40

26,40

22,70

22,85

21,15

γw

g/cm3

1,90

1,89

1,89

1,88

1,87

1,89

γc

g/cm3


1,55

1,49

1,49

1,52

1,52

1,56



g/cm3

2,70

2,71

2,71

2,69

2,72

2,67

φ


Độ

C

kg/m2

0,295

0,35

0,35

0,31

0,325

0,305

7. Hệ số nén lún

a1-2

2

0,018

0,029

0,029


0,018

0,018

0,021

8. Hệ số thấm

K

cm /kg
10-6
cm/s

39

6,8

6,8

33

4,0

4,0

%

19,76


27,48

27,48

17,52

19,70

18,38

18055’ 18055’ 18055’ 18023’ 16015’ 14039’

Đất đầm nện
Độ ẩm tốt nhất

Wtn

1.3.1.2. Vật liệu khác
- Đá các loại được lấy tại mỏ đá Cẩm Phả, cách công trường 80 Km.
- Cát đổ bê tông và xây lấy tại sông Tiên Yên, cách công trường 30 Km.
- Sỏi, xi măng, thép, gỗ và gạch xây lấy tại Đầm Hà, cách công trường 12 Km.

GVHD: Lê Kim Truyền

11

SVTH: Viên Trường Sinh


Đồ án tốt nghiệp

1

Thiết kế tổ chức thi công công trình Hồ Đầm

1.3.2. Giao thông vận tải
Trong khu vực đã có đường nhựa chạy qua thị trấn Đầm Hà. Từ thị trấn Đầm
Hà vào công trình là 5km đã cơ bản có đường rải cấp phối nhưng bị hư hỏng nhiều
đoạn.
1.3.3. Điều kiện cung cấp điện, nước
1.3.3.1 . Điện phục vụ thi công:
Dùng nguồn điện 35KV được xây dựng nhằm phục vụ quản lý vận hành công
trình sau này thông qua 2 trạm biến áp:
- Trạm 1 tại tràn xả lũ 35/0,4 KV - 50 KVA.
- Trạm 2 tại vai phải đập chính 35/0,4 KV - 50 KVA.
1.3.3.2. Cung cấp nước:
Nước phục vụ thi công và sinh hoạt có thể dùng nước sông Hồ Đầm 1
Nguồn nước phục vụ ăn uống và tắm giặt bổ sung chủ yếu là dùng giếng đào
ven lòng suối.
1.3.4. Điều kiện cung ứng vật tư thiết bị
Khả năng cung cấp vật tư thiết bị cho thi công là đầy đủ.
1.3.5. Thời gian thi công
Thời gian thi công trong 3,5 năm từ 10/10/2010 đến 10/04/2014.
1.3.6. Những yêu cầu khi thi công
Đảm bảo yêu cầu dùng nước ở hạ lưu trong quá trình thi công
Đảm bảo môi trường sinh thái
An toàn lao động trong quá trình thi công
Thời gian hoàn thành công trình đúng theo thời gian được phê duyệt.
1.3.7. Khả năng đơn vị thi công
Nhà thầu là công ty cổ phần xây dựng Thủy Lợi 1 đủ khả năng thi công công
trình, đáp ứng về yêu cầu kỹ thuật, thời gian hoàn thành công trình được phê duyệt.


GVHD: Lê Kim Truyền

12

SVTH: Viên Trường Sinh


Đồ án tốt nghiệp
1

Thiết kế tổ chức thi công công trình Hồ Đầm

CHƯƠNG 2
DẪN DÒNG THI CÔNG
2.1. Mục đích, nhiệm vụ của dẫn dòng thi công
2.1.1. Mục đích
Đặc điểm chủ yếu của các công trình thuỷ lợi là xây dựng trên các lòng sông,
suối, biển… và là loại công trình thường có khối lượng lớn. Điều kiện thi công
không thuận lợi do tác dụng của dòng chảy nước mặt, nước ngầm và các diều kiện
thời tiết khác. Do vậy, trong quá trình thi công cần phải đảm bảo cho hố móng luôn
được khô ráo và đảm bảo điều kiện lợi dụng tổng hợp dòng chảy. Muốn vậy, dẫn
dòng thi công phải giải quyết được 3 mục đích cơ bản sau:
+ Ngăn chặn tác dụng phá hoại của dòng chảy.
+ Đảm bảo sinh hoạt bình thường của hạ lưu vùng xây dựng công trình.
+ Đảm bảo cho công trình trong quá trình thi công được an toàn, chất lượng
và hoàn thành đúng tiến độ.
2.1.2. Nhiệm vụ
Để đảm bảo cho hố móng công trình luôn được khô ráo mà vẫn đảm bảo được
yêu cầu lợi dụng tổng hợp dòng chảy trong quá trình thi công ta phải tiến hành công

tác dẫn dòng thi công. Do vậy nhiệm vụ của dẫn dòng thi công là:
+ Xây dựng các công trình ngăn nước như đắp đê quai, bơm cạn nước hố
móng, tiến hành công tác nạo vét… để đảm bảo công trình xây dựng trên khô, an
toàn, chất lượng và đúng tiến độ.
+ Xây dựng các công trình dẫn nước như kênh, cống, tràn, xi phông… dẫn
dòng chảy về hạ lưu công trình, đảm bảo sinh hoạt bình thường của vùng hạ lưu.
Đập chính của công trình Hồ chứa nước Hồ Đầm 1 có nhiệm vụ ngăn toàn bộ
lòng sông Đầm Hà tạo thành hồ chứa. Khối lượng đập rất lớn nên khi thi công công
trình này cần đảm bảo móng đập phải khô ráo để đào móng, xử lý nền cũng như đắp
đập. Các công trình khác như tràn xả lũ, cống … cũng phải khô ráo để thuận tiện cho
thi công. Mặt khác trong quá trình thi công công trình cần đảm bảo yêu cầu dùng nước

GVHD: Lê Kim Truyền

13

SVTH: Viên Trường Sinh


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế tổ chức thi công công trình Hồ Đầm
1
ở hạ lưu. Do đó, dẫn dòng thi công là công việc tất yếu mà nhiệm vụ của nó là:
- Dẫn nước sông từ thượng lưu về hạ lưu để đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh
hoạt ở hạ lưu.
- Bảo vệ hố móng được khô ráo để tiến hành thi công đập.

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn phương án dẫn dòng
2.2.1. Điều kiện thuỷ văn
Từ tài liệu của khu vực ta thấy dòng chảy sông Hồ Đầm 1 thay đổi theo mùa

và hình thành hai mùa rõ rệt, mùa lũ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa cạn từ
tháng 11 đến tháng 4. Lượng mưa của lưu vực tập trung ở mùa mưa. Dòng chảy
trong sông biến đổi khá lớn hàng năm đỉnh lũ tương đối lớn.
2.2.2. Điều kiện địa hình
Cấu tạo địa hình lòng sông và hai bờ tại khu vực công trình đầu mối thuỷ lợi
có ảnh hưởng trực tiếp đến việc bố trí các công trình ngăn nước và dẫn dòng thi
công. Công trình xây dựng trên sông Hồ Đầm 1, diện tích lưu vực tính đến tuyến
công trình là 68,5 km2.
Địa hình vùng nghiên cứu khá phức tạp, phía thượng lưu núi cao hiểm trở,
vùng hạ lưu và lòng hồ chủ yếu là những đồi núi thấp có độ cao trung bình từ 80m
đến 95m. Địa hình có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và bị phân
cách mạnh bởi những thung lũng hẹp xen giữa các chân đồi đỉnh tròn sườn thoải.
Dựa vào bình đồ tại khu đập chính ở phía bờ trái có địa hình tương đối thoải
có thể bố trí đào kênh dẫn dòng.
Địa hình bóc mòn, rửa trôi với các dải đồi đỉnh phẳng sườn thoải và địa hình
tích tụ với các thung lũng nhỏ, thềm sông khá bằng phẳng. Do vậy rất thuận lợi cho
việc thi công công trình.
2.2.3. Điều kiện địa chất
Địa chất vùng Hồ Đầm 1 phổ biến là 2 tầng chứa nước. Đó là tầng chứa nước
trong các hệ khe nứt và tầng nằm gần mặt đất nhất.
Nước có tính ăn mòn loại I, ăn mòn hoà tan, vì vậy các cấu kiện bê tông và bê
tông cốt thép thuỷ công sẽ bị các Anion bicacbonat ăn mòn mạnh.
Sự phân bố của các lớp đất đá trong lòng hồ cho thấy các lớp đất sét, đất bụi
nặng phủ trên mặt có hệ số thấm nhỏ các lớp này có bề dày từ 0,5m đến 2m là điều
GVHD: Lê Kim Truyền

14

SVTH: Viên Trường Sinh



Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế tổ chức thi công công trình Hồ Đầm
1
kiện thuận lợi ngăn cách dòng thấm xuống nền.
Đập chính nằm trên tầng cuội sỏi có pha lẫn những khối đá tảng có đường
kính đến 0,5m tương đối rắn chắc, vì vậy việc đắp đê quai làm khô hố móng để xử
lý nền và đắp chân khay đập đến tận tầng đá tốt là một việc hết sức khó khăn.
Tại tuyến đập 1 lòng sông gần 260m. Nhưng ở phía thượng lưu gần đập phụ
số 1 (gọi là tuyến 2) và đặc biệt gần tràn xả lũ (gọi là tuyến 3) lòng sông tương đối
hẹp thuận lợi cho việc đắp đê quai. Riêng tại tuyến 3 khả năng chiều dày lớp cuội
sỏi lòng sông còn có thể mỏng hơn, tạo điều kiện cho việc xử lý thấm qua nền đê
quai dễ dàng hơn.
2.2.4. Điều kiện lợi dụng tổng hợp dòng chảy
Công trình đầu mối Hồ Đầm 1 là một công trình tương đối lớn, thi công phức
tạp, thời gian thi công tương đối dài, do đó trong đó quá trình thi công cần luôn đảm
bảo yêu cầu dùng nước ở hạ lưu ở mức cao nhất. Đồng thời tiêu thoát nước kịp thời
không gây ngập lụt hố móng làm hư hại đến công trình trong thi công. Vì vậy công
trình dẫn dòng thiết kế phải đảm bảo đáp ứng được cả yêu cầu kỹ thuật và lợi dụng
dòng chảy.
2.2.5. Cấu tạo và bố trí công trình
Giữa công trình đầu mối thuỷ lợi và phương án dẫn dòng thi công có mối liên
hệ mật thiết. Khi thiết kế các công trình thuỷ lợi đầu tiên phải chọn phương án dẫn
dòng. Ngược lại khi thiết kế tổ chức thi công phải thấy rõ, nắm chắc đặc điểm cấu
tạo và sự bố trí công trình để có kế hoạch khai thác và lợi dụng chúng vào việc dẫn
dòng. Chỉ có như vậy thì bản thiết kế mới có khả năng hiện thực và có giá trị cao về
kinh tế. Trong công trình này thì ta có thể tận dụng tràn xả lũ, công tác đào hố móng
tràn trong mùa kiệt để tận dụng dẫn nước trong mùa lũ, nên khi đắp đập phải có kế
hoạch vượt được cao trình lũ chính vụ.
a) Đập chính: Là đập đất đồng chất, đập có chiều cao lớn nhất là 31,5m chiều

dài đập là 244m. Để đảm bảo được tiến độ thi công đập và đặc biệt trong mọi
trường hợp không cho phép nước tràn qua mặt đập cần phải thiết kế dẫn dòng một
cách hợp lý nhằm tháo lượng nước đến tự nhiên. Tuy nhiên ở đây khi làm công tác
dẫn dòng phải chú ý đến vấn đề thấm nước vào hố móng do nền đập có hệ số thấm
GVHD: Lê Kim Truyền

15

SVTH: Viên Trường Sinh


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế tổ chức thi công công trình Hồ Đầm
1
khá cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dẫn dòng.
b) Tràn xả lũ: Được bố trí qua một tuyến yên ngựa bên bờ trái của đập. Nên ta
có thể lợi dụng tổng hợp tràn làm một trong những công trình dẫn dòng khi đắp đập
vượt cao trình chống lũ nhằm đảm bảo an toàn cho công trình. Do vậy phải đẩy
nhanh thi công tràn trước khi mùa lũ đến.
c) Cống lấy nước: Cống được làm bằng bê tông cốt thép, tiết diện chữ nhật.
Nhiệm vụ chính của cống là làm nhiệm vụ cấp nước cho khu tưới, tuy nhiên trong
thời gian thi công có thể lợi dụng cống làm công trình dẫn dòng, khi kênh dẫn nước
không đủ và mực nước dâng cao. Do vậy việc thi công xong cống sớm rất thuận lợi
cho việc dẫn dòng, nó sẽ giảm chi phí đào kênh và đẩy nhanh tiến độ thi công.

2.3. Các phương án dẫn dòng thi công
2.3.1. Phương án 1
Năm
XD
(1)


1

1

2

2

Thời gian
(2)

Hình thức
dẫn dòng
(3)

10/10/2010 đến
1/12/2010

Dẫn dòng qua
lòng sông tự
nhiên.

Mùa khô:
1/12/2010 đến
30/04/2011

Dẫn dòng qua
lòng sông tự
nhiên.


Mùa lũ: 1/05/2011
đến 30/10/2011
Mùa khô:
1/11/2011 đến
30/04/2012
Mùa lũ: 1/05/2012
đến 30/10/2012
GVHD: Lê Kim Truyền

Lưu lượng
dẫn dòng (

Nội dung công việc

m3 / s )

(4)

8,8

8,8

Dẫn dòng qua
lòng sông tự
nhiên.
Dẫn dòng qua
lòng sông tự
nhiên.
Dẫn dòng qua

lòng sông thu

1540

8,8

1540
16

(5)
Hoàn thành công tác chuẩn bị
(Xây dựng lán trại, làm đường
thi công, tập kết máy móc thiết
bị, điện, nước….).
- Làm tràn xả lũ có lỗ xả thừa với
cao trình cửa lỗ ∇1 , Làm kênh
cuối tràn xả lũ.
- Đắp đập phụ số 1.
- Hoàn thành đập phụ số 1.
- Hoàn thành nhà quản lý
- Làm hố móng đập chính ở phía
bờ trái và đắp đến cao trình
vượt lũ.
- Thi công cống lấy nước
- Đắp bờ trái đập chính đến cao
trình thiết kế.
SVTH: Viên Trường Sinh


Đồ án tốt nghiệp

1

Thiết kế tổ chức thi công công trình Hồ Đầm
- Đắp đập phụ số 3.

hẹp.
Mùa khô:
1/11/2012 đến
9/03/2013

Dẫn dòng qua
lỗ xả thừa của
tràn.

Mùa khô:
10/03/2013 đến
30/04/2013

Dẫn dòng qua
cống và lỗ xả
thừa của tràn.

Mùa lũ: 1/05/2013
đến 30/10/2013

Dẫn dòng qua
cống và lỗ xả
thừa của tràn.

3


Mùa khô:
1/11/2013 đến
30/02/2014

4

Mùa khô:
1/13/2014 đến
10/04/2014

8,0

8,8

1540

Dẫn dòng qua
cống,tràn.

8,0

Dẫn dòng qua
cống, tràn.

8,8

- Đắp đê quai tuyến 3 ngăn dòng.
- Đắp đập chính phía bờ phải đến
cao trình ∇ .

- Hoàn thành đập phụ số 3.
- Đắp đập chính phía bờ phải đến
cao trình vượt lũ với mặt cắt
kinh tế.
- Đắp đập phụ số 2
- Hoàn thành đập chính.
- Hoàn thành đập phụ số 2.
- Lấp lỗ xả thừa của tràn.
- Hoàn thiện tràn xả lũ.
- Tạo vẻ đẹp mỹ quan cho công
trình (quan tâm tới các điểm
nhấn của công trình nhằm thu
hút khách du lịch).
- Bàn giao công trình.

Tóm tắt phương án 1:
+ Năm thứ 1 :

Hoàn thành đập phụ số 1.
Hoàn thành nhà quản lý.

+ Năm thứ 2 :

Đắp bờ trái đập chính.
Đắp đập phụ số 3.
Hoàn thành cống.

+Năm thứ 3 :

Hoàn thiện đập chính.

Hoàn thành đập phụ số 2,3.

+Năm thứ 4 :

Tạo vẻ đẹp mỹ quan toàn công trình,.
Bàn giao công trình.

GVHD: Lê Kim Truyền

17

SVTH: Viên Trường Sinh


Đồ án tốt nghiệp
1
2.3.2. Phương án 2

Thiết kế tổ chức thi công công trình Hồ Đầm

Năm
XD

Thời gian

Hình thức dẫn dòng

(1)

(2)


1

10/10/2010 đến
1/12/2010

(3)
Dẫn dòng qua lòng
sông tự nhiên.

1

2

Lưu
lượng
dẫn dòng
( m3 / s )
(4)
8,8

4

(5)
Hoàn thành công tác chuẩn bị
(Xây dựng lán trại, làm đường
thi công, tập kết máy móc thiết
bị, điện, nước….)
- Mở móng tràn xả lũ.
- Làm tràn đến cao trình vượt lũ.

- Đắp đê quai đập phụ số 1.

Mùa khô:
1/12/2010 đến
30/04/2011

Dẫn dòng qua lòng
sông tự nhiên.

8,8

Mùa lũ: 1/05/2011
đến 30/10/2011

Dẫn dòng qua lòng
sông tự nhiên.

1540

Mùa khô:
1/11/2011 đến
30/04/2012

Dẫn dòng qua lòng
sông tự nhiên.

8,8

Mùa lũ: 1/05/2012
đến 30/10/2012


Dẫn dòng qua lòng
sông tự nhiên.

1540

Mùa khô:
1/11/2012 đến
30/04/2013

Dẫn dòng qua lòng
sông tự nhiên.

8,8

Mùa lũ: 1/05/2013
đến 30/10/2013

Dẫn dòng qua cống,
tràn xả lũ.

1540

Mùa khô:
1/11/2013 đến
30/02/2014

Dẫn dòng qua cống.

8,0


- Hoàn thành đập chính

8,8

- Tạo vẻ đẹp mỹ quan cho công
trình (quan tâm tới các điểm
nhấn của công trình nhằm thu
hút khách du lịch).
- Bàn giao công trình.

3

4

Nội dung công việc

Mùa khô:
1/13/2014 đến
10/04/2014

GVHD: Lê Kim Truyền

Dẫn dòng
qua cống.

18

- Hoàn thành tràn xả lũ.
- Hoàn thành đập phụ số 1.

- Hoàn thành cống.
- Đắp đập phụ số 2, 3 đến cao
trình vượt lũ.
- Hoàn thành đập phụ.
- Làm hố móng bờ trái đập chính.
- Đắp bờ trái đập chính đến cao
trình vượt lũ.
- Đắp đê quai ngăn dòng đến cao
trình vượt lũ.
- Đắp đập chính phía bờ phải đến
cao trình vượt lũ với mặt cắt
kinh tế.

SVTH: Viên Trường Sinh


Đồ án tốt nghiệp
1
Tóm tắt phương án 2:
+ Năm thứ 1 :

Thiết kế tổ chức thi công công trình Hồ Đầm

Hoàn thành đập phụ số 1.
Hoàn thành tràn xả lũ.

+ Năm thứ 2 :

Hoàn thành đập phụ số 2, 3.
Hoàn thành cống.


+ Năm thứ 3 :

Đắp bờ trái đập chính đến cao trình vượt lũ.
Đắp bờ phải đập chính đến cao trình vượt lũ với mặt

cắt kinh tế.
+ Năm thứ 4 :

Hoàn thiện đập chính.
Tạo vẻ đẹp mỹ quan toàn công trình, bàn giao công trình.

2.3.3. Phương án 3
Năm
XD

Thời gian

Hình thức dẫn
dòng

(1)

(2)

(3)
Dẫn dòng qua lòng

1


10/10/2010 đến

sông tự nhiên.

Lưu
lượng
dẫn dòng
( m3 / s )
(4)
8,8

1/12/2010

Nội dung công việc
(5)
Hoàn thành công tác chuẩn bị
(Xây dựng lán trại, làm đường thi
công, tập kết máy móc thiết bị,
điện, nước….)

1

2

2

Mùa khô:

Dẫn dòng qua lòng


1/12/2010 đến

sông tự nhiên.

8,8

- Hoàn thành đập phụ số 1.

1540

- Hoàn thành đập phụ số 3.

30/04/2011
Mùa lũ: 1/05/2011 Dẫn dòng qua lòng
đến 30/10/2011

sông tự nhiên.

Mùa khô:

Dẫn dòng qua lòng

1/11/2011 đến

sông tự nhiên.

30/04/2012
Mùa lũ:

Dẫn dòng qua lòng


1/05/2012 đến

sông tự nhiên.

- Làm tràn đến cao trình vượt lũ.
8,8

- Đắp đê quai đập phụ số 2.
- Hoàn thành đập phụ số 2.

1540

- Hoàn thành tràn xả lũ.

30/10/2012

GVHD: Lê Kim Truyền

19

SVTH: Viên Trường Sinh


Đồ án tốt nghiệp
1

Thiết kế tổ chức thi công công trình Hồ Đầm
- Hoàn thành cống.


3

Mùa khô:

Dẫn dòng qua lòng

1/11/2012 đến

sông tự nhiên.

- Làm hố móng bờ trái đập chính.
8,8

30/04/2013

- Đắp bờ trái đập chính đến cao
trình vượt lũ.
- Đắp đê quai ngăn dòng đến cao
trình vượt lũ.
- Đắp đập chính phía bờ phải đến cao

Mùa lũ:

Dẫn dòng qua

1/05/2013 đến

cống, tràn xả lũ.

1540


1/11/2013 đến

Dẫn dòng qua

8,0

30/02/2014

cống.

trình vượt lũ với mặt cắt kinh tế.

30/10/2013
Mùa khô:
- Hoàn thành đập chính
- Tạo vẻ đẹp mỹ quan cho công

4
Mùa khô:

Dẫn dòng

1/13/2014 đến

qua cống.

trình (quan tâm tới các điểm
8,8


10/04/2014

nhấn của công trình nhằm thu hút
khách du lịch).
- Bàn giao công trình.

Tóm tắt phương án 3:
+ Năm thứ 1 :

Hoàn thành đập phụ số 1, 3.

+ Năm thứ 2 :

Hoàn thành đập phụ số 2.
Hoàn thành Tràn xả lũ.

+ Năm thứ 3 :

Đắp bờ trái đập chính đến cao trình vượt lũ.
Hoàn thành cống.
Đắp bờ phải đập chính đến cao trình vượt lũ với mặt cắt

kinh tế.
+ Năm thứ 4 :

Hoàn thiện đập chính.
Tạo vẻ đẹp mỹ quan toàn công trình, bàn giao công trình.

2.4. Lựa chọn phương án dẫn dòng
GVHD: Lê Kim Truyền


20

SVTH: Viên Trường Sinh


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế tổ chức thi công công trình Hồ Đầm
1
2.4.1. Nguyên tắc của việc lựa chọn phương án dẫn dòng
- Thời gian thi công ngắn nhất.
- Phí tổn về dẫn dòng và giá thành công trình rẻ nhất.
- Thi công được thuận tiện, liên tục an toàn và chất lượng cao.
- Đảm bảo yêu cầu tổng hợp lợi dụng tới mức cao nhất.
2.4.2. Phân tích đánh giá, ưu nhược điểm của từng phương án về mặt kỹ kỹ thuật
2.4.2.1. Phương án 1
Ưu điểm:
- Bố trí công việc hợp lý.
- Về sau công việc ít dần tạo điều kiện thoải mái cho đơn vị thi công.
- Thời gian lấp lỗ xả thừa trên thân tràn xả lũ vào mùa khô nên rất thuận tiện.
- Đảm bảo tốt nhiệm vụ cấp nước cho vùng hạ lưu trong quá trình thi công
công trình.
Nhược điểm:
- Thời gian đầu khối lượng công việc nhiều nên đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, tập
trung nhân lực, vật lực.
- Có 3 tháng mùa khô năm thứ 3 khi ngăn dòng không đảm bảo nước tưới cho
vùng hạ lưu.
- Việc tạo lỗ xả thừa trong thân tràn có thể làm mất tính chỉnh thể cho thân tràn.
2.4.2.2. Phương án 2
Ưu điểm:

- Quá trình thi công hầu như dẫn dòng qua lòng sông tự nhiên.
- Công việc tập trung trong từng khu vực đem lại hiệu quả thi công cao, thời
gian thi công nhanh.
- Thực hiện đắp tràn và đập phụ dễ dàng.
Nhược điểm:
- Vì các đập phụ và tràn được xây dựng trước nên mực nước lũ dâng lên cao hơn so
với trước đây gây bất lợi cho vùng hạ lưu và công tác xử lý nước hố móng ở đập chính.
- Đập chính được xây dựng sau cùng nên chịu tác động của nước lũ rất lớn gây

GVHD: Lê Kim Truyền

21

SVTH: Viên Trường Sinh


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế tổ chức thi công công trình Hồ Đầm
1
bất lợi cho việc thi công và khối lượng đắp đê quai tăng nhiều.
- Giai đoạn cuối khối lượng công việc tăng cao gây áp lực lớn cho đơn vị thi công.
2.4.2.3. Phương án 3
Ưu điểm:
- Bố trí công việc hợp lý.
- Công việc tập trung trong từng khu vực đem lại hiệu quả thi công cao, thời
gian thi công nhanh.
Nhược điểm:
- Đập chính được xây dựng sau cùng nên chịu tác động của nước lũ rất lớn gây
bất lợi cho việc thi công và khối lượng đắp đê quai tăng nhiều.
- Giai đoạn cuối khối lượng công việc tăng cao gây áp lực lớn cho đơn vị thi công.

- Vì các đập phụ và tràn được xây dựng trước nên mực nước lũ dâng lên cao
hơn so với trước đây gây bất lợi cho vùng hạ lưu và công tác xử lý nước hố móng ở
đập chính.
2.4.3. Lựa chọn phương án
So sánh về kỹ thuật và kinh tế ta thấy:
- Nếu chọn phương án 1: đảm bảo thời gian thi công và điều kiện thi công
thuận lợi, đảm bảo lợi dụng tổng hợp hơn 2 phương án còn lại. Ngăn dòng vào mùa
khô tạo thuận lợi cho thi công, đảm bảo tiêu nước hố móng, giảm khối lượng đê
quai. Việc sử dụng lỗ xả thừa trong thân tràn tạo thuận lợi cho công tác ngăn dòng
và không phải đắp thêm kênh dẫn dòng nên rất tiết kiệm tuy nhiên việc lấp lỗ xả
thừa trong thân tràn lại đòi hỏi nhiều kinh phí và trình độ kỹ thuật cao.
- Nếu chọn phương án 2, 3: đảm bảo thời gian thi công tuy nhiên tạo áp lực
cho đơn vị thi công và có thể làm cho chất lượng thi công đập chính giảm. Thời
gian đầu thi công đập phụ và tràn rất dễ dàng, việc đắp đập chính khó khăn hơn so
với phương án 1. Khối lượng đê quai lớn và xử lý nước trong hố móng ở đập chính
phức tạp nên đòi hòi nhiều kinh phí và trình độ kỹ thuật cao.
- Cả 3 phương án đều không phải đào kênh dẫn dòng nên tiết kiệm được nhiều
chi phí và thời gian.
Kết luận : Chọn phương án 1 vừa đảm bảo thời gian và điều kiện thi công,
GVHD: Lê Kim Truyền

22

SVTH: Viên Trường Sinh


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế tổ chức thi công công trình Hồ Đầm
1
đảm bảo điều kiện lợi dụng tổng hợp và đảm bảo về kinh tế.


2.5. Xác định lưu lượng dẫn dòng thi công
2.5.1. Xác định cấp công trình
Dựa vào: Nhiệm vụ công trình đảm bảo

Stuoi =

3485(ha) và Chiều cao đập

chính H max = 31,5(m), tra bảng 2.1 và 2.2 của TCXD VN 285 – 2002 ta có công
trình đầu mối hồ chứa nước Hồ Đầm 1 thuộc cấp III thời gian thi công là 3,5 năm.
2.5.2. Tần suất thiết kế dẫn dòng
Theo TCXD VN 285 – 2002 các quy định chủ yếu về thiết kế công trình tạm
phục vụ trong công tác dẫn dòng thi công là P = 10%. Đối với công trình đập chính
ta lấy PTKC = 5% .
2.5.3. Chọn lưu lượng thiết kế dẫn dòng
Về mùa khô bắt đầu từ 1/11 đến 30/4 của năm với QK max = 8,8( m3 / s ) ta chọn
làm lưu lượng thiết kế dẫn dòng trong mùa khô. Riêng vào năm thi công thứ 3 chia
làm 2 thời đoạn mùa khô nên lấy lưu lượng thiết kế theo 2 thời đoạn đó là:
1/11/2012 đến 31/01/2013 lấy QK max = 8, 0 (m3 / s)
1/02/2012 đến 30/04/2013 QK max = 8,8( m3 / s )
Về mùa lũ bắt đầu từ 1/5 đến 30/10 năm sau, theo đường quá trình lũ có
QL max = 1540 (m3 / s ) ta chọn làm lưu lượng thiết kế dẫn dòng trong mùa lũ.

Ta có:

- Mùa khô: QTKDD = 8,8 (m3/s) và
(1/11/2012 đến 31/01/2013 lấy QTKDD = 8,0 (m3/s))
- Mùa lũ : QTKDD = 1540 (m3/s).


2.6. Tính toán thuỷ lực cho phương án dẫn dòng
Mục đích tính toán:
- Xác định mực nước thượng lưu từ đó tính được cao trình đê quai thượng lưu.
– Xác định đường mặt nước từ đó xác định được bờ kênh dẫn dòng.
– Xác định lưu tốc dòng chảy từ đó tính toán khả năng chống xói của công
trình dẫn dòng.
2.6.1. Tính toán cho năm thi công thứ nhất
GVHD: Lê Kim Truyền

23

SVTH: Viên Trường Sinh


Đồ án tốt nghiệp
1

Thiết kế tổ chức thi công công trình Hồ Đầm

Năm thi công thứ nhất dẫn dòng qua lòng sông tự nhiên.
2.6.2. Tính toán cho năm thi công thứ hai
- Mùa khô dẫn dòng qua lòng sông tự nhiên.
- Mùa lũ dẫn dòng qua lòng sông tự nhiên đã bị thu hẹp.
Tính toán thuỷ lực qua lòng sông thu hẹp
Trong mùa khô năm thi công thứ 2 ta đã đắp xong 1 phần đập chính bên bờ
phải, nên đến mùa lũ năm thi công thứ 2 dòng chảy qua đây sẽ dâng lên do lòng dẫn
đã bị co hẹp lại.
MNTL
V0



Ζ

H

Vc

h

Hình 3: Sơ đồ chênh lệch mực nước thượng lưu và hạ lưu
a) Xác định mức độ thu hẹp cho phép của lòng sông (K):
Do các yếu tố sau đây quy định:
- Lưu lượng dẫn dòng thi công.
- Điều kiện chống xói của lòng sông và địa chất ở 2 bên bờ.
- Yêu cầu của vận tải đủ sâu, đủ rộng.
- Đặc điểm cấu tạo của kết cấu công trình thuỷ công, thuỷ điện.
- Điều kiện và khả năng thi công trong các giai đoạn, nhất là giai đoạn có công
trình trọng điểm.
- Hình thức cấu tạo và cách bố trí đê quai.
- Công tác tổ chức thi công, bố trí công trường và giá thành công trình.
Theo giáo trình Thi công tập 1 mức độ thu hẹp của lòng sông được xác định
theo công thức:
K=

ω1
.100%
ω2

ω1 - Tiết diện ướt của lòng sông mà đê quai và đập chiếm chỗ.
ω2 - Tiết diện của lòng sông cũ.


GVHD: Lê Kim Truyền

24

SVTH: Viên Trường Sinh


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế tổ chức thi công công trình Hồ Đầm
1
Với cấp lưu lượng QTKDD = 1540 m3/s tra trên đường quan hệ (Q ~ Zhl) ta được
Zh = 42,5 m. Dựa vào mặt cắt dọc đập ta xác định được diện tích ướt ban đầu của
lòng sông ứng với mực nước thượng lưu.
Ta xác định độ cao nước dâng ΔZ sau khi lòng sông bị co hẹp theo phương
pháp tính đúng dần.
* Giả thiết ΔZ
⇒ ZTL = ZHL + ΔZ

Dựa vào mặt cắt dọc đập chính ta xác định được diện tích ướt ban đầu của
lòng sông ứng với mực nước thượng lưu.
MÆt c ¾t dä c ®Ëp c hÝnh
(nh ×
n t õ h¹ l

ϖ2

m=

u)


2

ϖ1

Lòng sông tu nhiên

Hình 4: Mặt cắt lòng sông khi dẫn dòng qua lòng sông thu hẹp
* Xác định vận tốc bình quân tại mặt cắt co hẹp theo công thức sau:
Vc =

Qtkdd
Trong đó.
ε ( ω1 − ω2 )

Vc là vận tốc bình quân tại măt cắt thu hẹp của lòng sông
Q là lưu lượng dẫn dòng thi công thiết kế (m3/s); Q = 1540 m3/s.
ε là hệ số co hẹp bên với ε = 0,95
- Kiểm tra điều kiện chống xói.
Ta xác định [VKX] = K.Q0,1, trong đó K là hệ số phụ thuộc vào tình hình địa chất
của vùng lòng sông. Vùng lòng sông hầu như là cuội sỏi nên lấy K = 1 để liểm tra.
* Tính độ cao nước dâng ΔZ.
Sau khi lòng sông bị co hẹp mực nước thượng lưu dâng lên một đoạn ΔZ và
được xác định theo công thức:

GVHD: Lê Kim Truyền

25

SVTH: Viên Trường Sinh



×