Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

KHÁI NIỆM, CÁCH HIỂU, PHƯƠNG PHÁP TÍNH CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI SỬ DỤNG TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2015 - 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.24 KB, 35 trang )

TỔNG CỤC THỐNG KÊ
CỤC THỐNG KÊ TỈNH PHÚ THỌ

TÀI LIỆU

KHÁI NIỆM, CÁCH HIỂU, PHƯƠNG PHÁP TÍNH
CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI
SỬ DỤNG TRONG VĂN KIỆN
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP
NHIỆM KỲ 2015 - 2020

Phú Thọ, ngày 20 tháng 01 năm 2015
CỤC TRƯỞNG

Nguyễn Huy Lương


KHÁI NIỆM, PHƯƠNG PHÁP TÍNH
CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI
SỬ DỤNG TRONG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP
NHIỆM KỲ 2015 - 2020
A. VỀ KINH TẾ
1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân
a) Khái niệm, nội dung
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân (dGRDP) là tỷ lệ phần
trăm tăng bình quân của tổng sản phẩm trong 1 thời kỳ (một số năm) nhất định.
dGRDP được tính theo giá so sánh (hiện nay là giá so sánh 2010)
b) Cơng thức tính
dGRDP(%) =

(



)

× 100 − 100

dGRDP: tốc độ tăng GRDP bình quân thời kỳ (từ sau năm gốc so sánh –
năm thứ nhất đến năm thứ n)
GRDPn: GRDP theo giá so sánh năm cuối (năm thứ n) của thời kỳ nghiên cứu;
GRDPo: GRDP theo giá so sánh năm gốc so sánh của thời kỳ nghiên cứu;
n: Số năm tính từ năm lấy làm gốc so sánh đến năm báo cáo.

2. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người (qui USD theo
tỷ giá hối đoái)
a) Khái niệm, nội dung
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người là chỉ tiêu thống
kê được tính bằng cách lấy tổng sản phẩm trong tỉnh chia cho dân số trung bình
trong năm của tỉnh. Tổng sản phẩm trong tỉnh bình quân đầu người có thể tính
theo giá thực tế, giá so sánh, theo nội tệ hoặc quy ra ngoại tệ.
Tổng sản phẩm trong tỉnh tính theo ngoại tệ là chỉ tiêu phản ánh tổng sản
phẩm trong tỉnh được quy ra ngoại tệ. Có hai phương pháp quy đổi ra ngoại tệ:
Phương pháp quy đổi theo tỷ giá hối đoái và phương pháp quy đổi theo sức mua
tương đương.
2


b) Cơng thức tính
GRDPbìnhqnđầungười
ℎ ỷ áℎố đ á
ℎ ặ ứ
ươ đươ


GRDP(
ℎ ỷ áℎố đ á
ℎ ặ ứ
ươ đươ )
=

Dânsốtrungbìnhnăm

3. Kết quả xây dựng tỉnh công nghiệp so với chuẩn tỉnh công nghiệp
a) Khái niệm, nội dung
Kết quả xây dựng tỉnh công nghiệp so với chuẩn tỉnh công nghiệp là số
điểm đạt được trong năm hoặc số điểm lũy kế theo thang 100 điểm (đã được
Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ nghiên cứu áp dụng để đánh giá kết quả thực hiện
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII về xây dựng tỉnh Phú
Thọ đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh cơng nghiệp).
Bộ tiêu chí tỉnh công nghiệp áp dụng đối với Phú Thọ gồm 10 chỉ tiêu,
tương ứng với số điểm như sau:
1) GRDP bình quân đầu người ≥ 3.000 USD (tối đa được 20 điểm);
2) Cơ cấu GRDP (theo giá thực tế): Dịch vụ chiếm trên 35,0%; Công
nghiệp – Xây dựng chiếm trên 50,0%; Nông nghiệp dưới 15,0% (tối đa được 10
điểm);
3) Tỷ lệ lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp dưới 50,0% so
với tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế (tối đa được 20 điểm);
4) Chỉ số HDI trên 0,820 (tối đa được 5 điểm);
5) Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt từ 25,0% trở lên so với
tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế (tối đa được 5 điểm);
6) Số bác sĩ trên 1 vạn dân phải đạt trên 9,5 bác sĩ/1 vạn dân (tối đa được
5 điểm);
7) Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quy định dưới 5,0% (tối đa được 5 điểm);

8) Tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh đạt trên 55,0% (tối đa được 5 điểm);
9) Tỷ lệ dân số thành thị chiếm trên 30,0% dân số (tối đa được 10 điểm);
10) Kết quả xây dựng nông thôn mới, tối đa được 15 điểm, cụ thể:
3


10.1) Khi có 100,0% huyện trong tỉnh đều đạt chuẩn huyện nơng thơn mới
(tối đa được 5 điểm);
10.2) Khi có từ 210 xã (bằng 85,0 % tổng số xã) trở lên đạt chuẩn xã nông
thôn mới (đạt 19/19 chỉ tiêu), (tối đa được 10 điểm).
Qui ước: Thời điểm đạt trên 85 điểm là thời điểm Phú Thọ cơ bản trở
thành tỉnh công nghiệp; thời điểm đạt đủ 100 điểm là thời điểm đánh dấu Phú
Thọ hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn của một tỉnh cơng nghiệp.
b) Phương pháp tính
Chỉ tiêu 1: Số điểm được xác định tương ứng với mức độ đạt được so với
giá trị của chỉ tiêu.
Chỉ tiêu 2: Cứ tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, thủy sản giảm 1,0% tương
ứng được tính 0,118 điểm.
Chỉ tiêu 3: Cách xác định điểm tương tự như chỉ tiêu 2, với tỷ trọng lao
động nông lâm nghiệp, thủy sản giảm 1,0% tương ứng với 0,4 điểm.
Chỉ tiêu 4: Số điểm được xác định tương ứng với mức độ đạt được so với
giá trị của chỉ tiêu 4.
Chỉ tiêu 5: Số điểm được xác định tương ứng với mức độ đạt được so với
giá trị của chỉ tiêu 5.
Chỉ tiêu 6: Số điểm được xác định tương ứng với mức độ đạt được so với
giá trị của chỉ tiêu 6.
Chỉ tiêu 7: Cách xác định điểm tương tự như chỉ tiêu 2, với tỷ lệ hộ nghèo
cứ giảm 1,0% tương ứng với 0,053 điểm.
Chỉ tiêu 8: Số điểm được xác định tương ứng với mức độ đạt được so với
giá trị của chỉ tiêu 8.

Chỉ tiêu 9: Số điểm được xác định tương ứng với mức độ đạt được so với
giá trị của chỉ tiêu.
Chỉ tiêu 10.1 và chỉ tiêu 10.2: Số điểm được xác định tương ứng với mức
độ đạt được so với giá trị của từng chỉ tiêu.

4


4. Giá trị tăng thêm bình quân đầu người (giá thực tế)
a) Khái niệm, nội dung
Giá trị tăng thêm bình quân đầu người là chỉ tiêu thống kê biểu thị giá trị
tăng thêm trong năm tính bình qn cho 1 người và được tính bằng cách lấy giá
trị tăng thêm chia cho dân số trung bình trong năm.
b) Cơng thức tính
GTTTbìnhqnđầungười GTTT(Theogiáthựctế)
=

Theogiáthựctế
Dânsốtrungbìnhnăm

5. Thu nhập bình qn đầu người
Thu nhập bình quân đầu người của địa phương thường được sử dụng để
phản ánh mức đời sống, thu nhập bình quân của một người dân trong một địa
phương (tỉnh, huyện hoặc xã) trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
Chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người được xác định bằng Tổng quĩ thu
nhập (tổng thu sau khi đã trừ đi các khoản chi phí tương ứng với tổng thu) của
tồn bộ lao động, hộ gia đình trong năm trên địa bàn tỉnh (huyện/xã) chia (:) cho
dân số trung bình của tỉnh (huyện/xã) trong năm nghiên cứu.
Tổng quĩ thu nhập của tỉnh (huyện/xã) là tổng cộng toàn bộ thu nhập của
tất cả lao động, hộ dân cư (sau đây viết chung là hộ) trong tỉnh (huyện/xã). Quĩ

thu nhập của tỉnh (huyện/xã) thường được hiểu theo hai phạm vi sau đây:
- Phạm vi thứ nhất, Quĩ thu nhập của tỉnh (huyện/xã) là tổng cộng thu
nhập từ tất cả các hoạt động kinh tế (TNKT) của hộ trong năm nghiên cứu và
được tính tốn theo cơng thức sau:
TNKT = LUONG + TNHH
Trong đó: Tổng thu nhập từ các hoạt động kinh tế hợp pháp (bao gồm:
SXKD và cả sản xuất mang tính tự sản, tự tiêu) của các lao động trong tỉnh
(huyện/xã) (ký hiệu là: TNKT) bao gồm: Tổng cộng toàn bộ số tiền và giá trị
hiện vật của lao động thu được trong thời kỳ (năm) nghiên cứu, như: Tiền lương,
tiền cơng, tiền thưởng, tiền ăn ca, tiền đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp và
đóng cơng đồn phí do chủ sử dụng lao động chịu trách nhiệm đóng góp cho
người lao động, tiền do BHXH chi trả nghỉ ốm đau, thai sản,... cho người lao
động (ký hiệu là: LUONG).
Thu nhập hỗn hợp (ký hiệu là: TNHH) bao gồm tiền và giá trị hiện vật thu
từ SXKD của các hộ dân cư, các trang trại, các doanh nghiệp tư nhân trong tỉnh
(huyện/xã) sau khi lấy tổng thu từ SXKD trừ đi tổng chi phí SXKD (gồm chi
nguyên nhiên vật liệu; chi dịch vụ th ngồi; thuế, phí phải nộp,...) tương ứng
với phạm vi thu từ SXKD của các đơn vị đó trong năm.
5


- Phạm vi thứ hai, Quĩ thu nhập của tỉnh (huyện/xã) bao gồm tổng thu
nhập từ các hoạt động kinh tế của hộ (TNKT) cộng (+) với các khoản thu nhập
khác (ký hiệu là: TNK) không từ hoạt động kinh tế của hộ, như: thu nhập từ tiền
lương hưu, tiền trợ cấp các loại, tiền bảo trợ xã hội hàng tháng, các khoản thu
của hộ do các cá nhân, tổ chức khác cho, biếu, tặng, mừng, lãi tiền gửi tiết
kiệm,... Ký hiệu Quĩ thu nhập theo phạm vi này là “TONGTN”, khi đó Tổng thu
nhập được tính theo cơng thức sau:
TONGTN = TNKT + TNK
6. Tốc độ tăng bình quân Giá trị tăng thêm (giá so sánh 2010)

a) Khái niệm, nội dung
Tốc độ tăng Giá trị tăng thêm bình quân là tỷ lệ phần trăm tăng bình quân
của Giá trị tăng thêm trong 1 thời kỳ nhất định . Tốc độ tăng Giá trị tăng thêm
bình qn được tính theo giá so sánh (hiện nay là giá so sánh 2010).
b) Cơng thức tính
dGTTT(%) =

(

)

× 100 − 100

dGTTT: tốc độ tăng GTTT bình quân thời kỳ (từ sau năm gốc so sánh đến
năm thứ n);
GTTTn: GTTT theo giá so sánh năm cuối (năm thứ n) của thời kỳ nghiên
cứu;
GTTTo: GTTT theo giá so sánh của năm được lấy làm gốc so sánh;
n: Số năm tính từ năm lấy làm gốc so sánh đến năm báo cáo.
7. Giá trị hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
a) Khái niệm, nội dung
Giá trị hàng hố, dịch vụ xuất khẩu bao gồm tồn bộ giá trị hàng hóa, dịch
vụ đưa ra nước ngồi, làm giảm nguồn của cải vật chất của đất nước. Giá trị xuất
khẩu hàng hóa được tính theo giá FOB (Free on Board) là giá giao hàng tại biên
giới Việt Nam, được tính cho một thời kỳ nhất định, theo một loại tiền thống
nhất là đô la Mỹ.

6



Hàng hố xuất khẩu gồm tồn bộ hàng hố có xuất xứ trong nước và hàng
tái xuất, được đưa ra nước ngoài, làm giảm nguồn của cải, vật chất trong nước,
trong đó:
- Hàng có xuất xứ trong nước: là hàng hoá được khai thác, sản xuất, chế
biến trong nước theo qui tắc xuất xứ của Việt Nam;
- Hàng tái xuất: là những hàng hoá Việt Nam đã nhập khẩu, sau đó lại
xuất khẩu nguyên dạng hoặc chỉ sơ chế, bảo quản, đóng gói lại, khơng làm thay
đổi tính chất cơ bản của hàng hố, trừ những hàng hóa tạm nhập khẩu dưới sự
kiểm tra giám sát của cơ quan hải quan và phải tái xuất theo các qui định của
pháp luật.
b) Phương pháp tính
Gồm giá trị của các hàng hóa thuộc phạm vi thống kê xuất khẩu, được các
doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh xuất khẩu trực tiếp hoặc ủy thác xuất khẩu
ra nước ngồi, trong đó:
- Xuất khẩu trực tiếp: doanh nghiệp trực tiếp giao dịch, ký kết và thực
hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa của mình (hoặc của doanh nghiệp khác ủy
quyền) với khách hàng nước ngồi.
- Ủy thác xuất khẩu: doanh nghiệp khơng trực tiếp giao dịch, ký kết hợp
đồng với nước ngoài mà ủy thác cho doanh nghiệp khác ký kết, xuất khẩu hộ và
chi trả phí ủy thác xuất khẩu cho doanh nghiệp đó.

8. Tổng vốn đầu tư thực hiện tồn xã hội
a) Khái niệm, nội dung
Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội là toàn bộ tiền vốn bỏ ra (chi ) để làm
tăng hoặc duy trì năng lực sản xuất và nguồn lực để nâng cao mức sống vật chất
và tinh thần của toàn xã hội trong một thời kỳ nhất định.
b) Phương pháp tính
Vốn đầu tư phát triển tồn xã hội bao gồm các nội dung sau đây:
(1) Vốn đầu tư tạo ra tài sản cố định: là chi phí làm tăng thêm giá trị tài
sản cố định, bao gồm vốn đầu tư xây dựng mới nhà cửa, vật kiến trúc, mua sắm

tài sản cố định không qua xây dựng cơ bản và chi phí cho sửa chữa lớn tài sản
cố định (tức là những chi phí bằng tiền để mở rộng, xây dựng lại, khôi phục
7


hoặc nâng cấp năng lực sản xuất của tài sản cố định của nền kinh tế). Tồn bộ
chi phí cho việc thăm dò, khảo sát thiết kế và qui hoạch xây dựng chuẩn bị cho
việc đầu tư cũng như chi phí lắp đặt máy móc thiết bị cũng được tính vào khoản
mục này.
(2) Vốn đầu tư làm tăng tài sản lưu động: là chi phí duy trì và phát triển
sản xuất bao gồm vốn đầu tư mua nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên
liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết bị xây dựng cơ bản. Đây là khoản vốn lưu
động được bổ sung trong kỳ nghiên cứu.
(3) Vốn đầu tư phát triển khác: bao gồm tất cả các khoản đầu tư của xã
hội nhằm tăng năng lực phát triển của xã hội. Sự phát triển của xã hội ngoài yếu
tố làm tăng tài sản cố định, tài sản lưu động còn bao gồm các yếu tố làm tăng
nguồn lực khác như: nâng cao dân trí, tăng cường phúc lợi xã hội, cải thiện môi
trường sinh thái, hỗ trợ các chương trình phịng chống tệ nạn xã hội và các
chương trình phát triển khác như chương trình mục tiêu quốc gia nhằm nâng cao
sức khỏe cộng đồng, kế hoạch hóa gia đình; Chương trình bảo vệ động vật quý
hiếm; Chương trình phổ cập giáo dục, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực;
Chương trình xóa đói giảm nghèo; v.v...
8.1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện
a) Khái niệm, nội dung
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là chỉ tiêu phản ánh tồn bộ những chi phí
được biểu hiện thành tiền dùng cho việc xây mới, mở rộng, xây dựng lại và khôi
phục tài sản cố định trong một thời kỳ nhất định, bao gồm: chi phí khảo sát, quy
hoạch; chi phí chuẩn bị đầu tư và thiết kế; chi phí xây dựng; chi phí mua sắm,
lắp đặt thiết bị và các khoản chi phí khác ghi trong tổng dự tốn.
b) Phương pháp tính

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản được cấu thành gồm 3 nội dung sau:
- Vốn đầu tư xây dựng và lắp đặt thiết bị (vốn xây lắp): Phần vốn đầu tư
xây dựng cơ bản chi cho việc xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị của cơng
trình: chi phí xây dựng cơng trình, chi phí lắp đặt máy móc, thiết bị vào vị trí
cơng trình, chi phí hồn thiện cơng trình.
8


- Vốn đầu tư mua sắp máy móc, thiết bị (vốn thiết bị): Phần vốn đầu tư
xây dựng cơ bản chi cho việc mua sắm máy móc, thiết bị và các dụng cụ, khí cụ,
gia súc đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định theo quy định hiện hành, bao gồm: giá trị
thiết bị, máy móc, dụng cụ, khí cụ, gia súc được coi là tài sản cố định; chi phí
vận chuyển, bảo quản, gia cơng, kiểm tra máy móc, thiết bị và các dụng cụ, khí
cụ trước khi đưa vào lắp đặt. Vốn thiết bị bao gồm cả giá trị mua sắm thiết bị
máy móc cần lắp đặt và thiết bị máy móc khơng cần lắp đặt.
- Chi phí khác: Phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản không thuộc vốn xây lắp
và vốn thiết bị, bao gồm: chi phí tư vấn, đầu tư khảo sát, thiết kế, chi quản lý,
chi giải phóng mặt bằng, chi đào tạo lao động tiếp nhận và vận hành cơng trình,
các khoản chi khác.

9. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là khối lượng vốn đầu tư thực tế
trong một khoảng thời gian nhất định (tháng, q, năm,…) do các nhà đầu tư
nước ngồi đã chi ra để xây dựng các cơng trình, nhà xưởng, mua sắm máy móc
thiết bị... nhằm triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi dự án đã
được cơ quan, cấp có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép .

10. Thu ngân sách Nhà nước từ hoạt động SXKD trên địa bàn
Thu ngân sách nhà nước từ hoạt động SXKD trên địa bàn (tỉnh, huyện,
xã) là toàn bộ các khoản nộp vào ngân sách nhà nước của các đơn vị, cơ sở hoạt

động SXKD thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn (tỉnh, huyện, xã) trong
một thời kỳ nhất định (tháng, quí, năm,…).

11. Tỷ lệ thu ngân sách (từ SXKD) so với tổng chi ngân sách
Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước (từ SXKD) so với tổng chi ngân sách của
một đơn vị hành chính (tỉnh, huyện, xã) được xác định bằng cách lấy tổng thu
ngân sách Nhà nước từ hoạt động SXKD chia (:) tổng chi ngân sách của đơn vị
hành chính đó trong một năm nhất định.
9


12. Cơ cấu Giá trị tăng thêm (giá thực tế)
a) Khái niệm, nội dung
Cơ cấu giá trị tăng thêm (theo giá thực tế) là tỷ trọng (%) giá trị tăng thêm
của từng ngành (hoặc nhóm ngành) kinh tế so với tổng giá trị tăng thêm được tạo
ra trên địa bàn tỉnh, huyện trong một thời gian nhất định (6 tháng, năm,…).
b) Cơng thức tính
GTTTcủakhốingành
Nơng,
lâmnghiệpvàThủysản
TỷtrọngGTTTNơng, Lâmnghiệp
(Theogiáthựctế)
vàThủysản
=
× 100

TổngGTTTtrênđịabàn
(%)
(Theogiáthựctế)


Tỷ trọng các khối ngành kinh tế: Cơng nghiệp và Xây dưng; Dịch vụ được
tính tương tự như công thức trên
13. Số lượt khách lưu trú tại các khu, điểm du lịch trong phạm vi một địa
phương
a) Khái niệm, nội dung
Số lượt khách lưu trú tại các khu, điểm du lịch trong phạm vi một địa
phương là số lượt khách đến thuê buồng, giường nghỉ tại các cơ sở lưu trú trong
địa phương đó, kể cả lượt khách nghỉ trong ngày và lượt khách nghỉ qua đêm.
b) Phương pháp tính
- Khách nghỉ qua đêm: Là những khách ngủ lại ít nhất một đêm tại các cơ
sở lưu trú trong phạm vi địa phương.
- Khách nghỉ trong ngày: Là những khách không nghỉ qua đêm tại bất kỳ
một cơ sở lưu trú nào trong phạm vi địa phương.

14. Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân trên 1 ha đất canh tác và nuôi
trồng thủy sản
a) Khái niệm, nội dung
10


Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân trên 1 hecta (ha) đất canh tác và
nuôi trồng thủy sản là tồn bộ giá trị sản phẩm chính, sản phẩm phụ trồng trọt và
sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản (trừ giá trị sản phẩm thuỷ sản nuôi lồng, bè) thu
được trong năm trên một ha đất nông nghiệp và đất nuôi trồng thuỷ sản. Chỉ tiêu
này được tính cho tất cả các loại hình kinh tế có sử dụng đất nơng nghiệp và đất
nuôi trồng thuỷ sản theo giá thực tế bình qn trên thị trường nơng thơn của địa
phương .
Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân trên 1 ha đất canh tác và nuôi trồng
thủy sản là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất, kết quả chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, vật nuôi, chuyển đổi mùa vụ, luân canh tăng vụ, áp dụng các biện pháp

khoa học, công nghệ mới nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, ni trồng
thuỷ sản.
b) Phương pháp tính
Tổnggiátrịsảnphẩmtrồngtrọtvà
sảnphẩmnitrồngthuỷsản
ừ ả ℎẩ ơ ồ , è

Giátrịsảnphẩmthuhoạch
bìnhqntrên1ha
thuđượctrongnăm( ệ đồ )
=

đấtcanhtácvànitrồngthủysản
Tổngdiệntíchđất
( ệ đồ /ℎ )
sảnxuấtnơngnghiệp
vànitrồngthuỷsản
tạoracácsảnphẩmđó( )

Trong đó:
- Giá trị sản phẩm bằng (=) Tổng sản lượng sản phẩm thu hoạch trong
năm nhân với (x) đơn giá bán sản phẩm bình quân của địa phương;
- Đơn giá sản phẩm: Để đánh giá kết quả sản xuất thực tế thu được trong
năm, giá trị sản phẩm nông nghiệp và giá trị sản phẩm thuỷ sản ni trồng được
tính theo giá bán thực tế bình quân của người sản xuất trên thị trường nông thôn;
- Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm và
đất trồng cây lâu năm:

11



+ Diện tích đất trồng cây hàng năm: diện tích đất dùng để trồng các loại
cây nơng nghiệp có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch lần
đầu tiên khơng q 1 năm.
+ Diện tích đất trồng cây lâu năm: diện tích đất dùng để trồng các loại cây
nơng nghiệp có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch sản
phẩm lần đầu từ 1 năm trở lên và cho thu hoạch sản phẩm trong nhiều năm (Chú
ý: Diện tích đất trồng cây lâu năm được tính trong chỉ tiêu này là diện tích đất
sử dụng để trồng cây lâu năm tập trung).
- Diện tích ni trồng thuỷ sản: Tồn bộ diện tích mặt nước các ao, hồ,
đầm, sông cụt, vũng,... chuyên sử dụng cho nuôi trồng các loại thủy sản.

15. Tổng sản lượng hạt lương thực
Tổng sản lượng hạt lương thực là sản lượng thóc, ngơ và các loại hạt
lương thực khác như kê, mì, mạch, cao lương,... thực tế thu được từ sản xuất
trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
Tổng sản lượng hạt lương thực là căn cứ quan trọng cho các cơ quan quản
lý nhà nước hoạch định chính sách, xây dựng các kế hoạch sản xuất, tiêu dùng
trong nước, xuất khẩu, nhập khẩu lương thực, đảm bảo an ninh lương thực.

16. Cơ cấu các loại đất theo thực tế sử dụng đến 31/12 hàng năm
a) Khái niệm, nội dung
Cơ cấu các loại đất theo thực tế sử dụng đến 31/12 hàng năm là tỷ trọng
diện tích của phần đất có cùng mục đích sử dụng trong tổng diện tích tự nhiên
của một đơn vị hành chính, bao gồm tỷ trọng đất nông nghiệp, đất phi nông
nghiệp và đất chưa sử dụng chiếm trong tổng diện tích tự nhiên.
Cơ cấu các loại đất theo thực tế sử dụng là chỉ tiêu đánh giá hiện trạng sử
dụng đất phục vụ việc quy hoạch và xây dựng kế hoạch sử dụng đất của từng địa
phương cũng như trên phạm vi cả nước phục vụ việc xây dựng chính sách pháp
luật về đất đai;…


12


b) Phương pháp tính
Diệntíchđấtthựctếcóđến31– 12nămN
Tỷlệđấtnơngnghiệp
đangdùngtrồngcácloạicâynơngnghiệp
=
× 100
củađaphươngnămN Tổngdiệntíchđấttựnhiêncủađaphương
cóđến31– 12nămN

Cách tính tỷ lệ đất trồng cây lâm nghiệp, đất chuyên nuôi thủy sản, đất
trồng cây NNHN, đất trồng lúa, v.v… áp dụng tương tự công thức trên.
Đất trồng cây nông nghiệp là tổng diện tích đất thuộc địa giới hành chính
của địa phương có đến ngày 31-12 hàng năm thực tế đã và đang dùng để trồng
các loại cây nông nghiệp, bao gồm cây nông nghiệp lâu năm trồng tập trung (từ
100 m2 trở lên) và các loại cây nông nghiệp hàng năm.
Đất trồng cây lâm nghiệp là tổng diện tích đất thuộc địa giới hành chính
của địa phương có đến ngày 31-12 hàng năm thực tế đã và đang dùng để trồng
các loại cây lâm nghiệp tập trung.
Đất chuyên nuôi thủy sản là tổng diện tích đất thuộc địa giới hành chính
của địa phương có đến ngày 31-12 hàng năm thực tế đã và đang dùng để chuyên
nuôi trồng các loại thủy sản.
17. Cơ cấu diện tích gieo trồng (DTGT) cây nông nghiệp hàng năm (NNHN)
a) Khái niệm, nội dung
Cơ cấu diện tích gieo trồng cây NNHN là tỷ trọng diện tích gieo trồng
từng loại cây nơng nghiệp hàng năm trong tổng diện tích gieo trồng các cây
nơng nghiệp hàng năm thuộc vụ hoặc năm sản xuất trên địa bàn từng địa

phương.
b) Phương pháp tính
Diệntíchgieotrồng
câylươngthực
TỷlệDTDTcâylươngthực
nămNcủađịaphương
=
× 100
củađịaphươngnămN
Tổngdiệntíchgieotrồng
câynơngnghiệphàngnăm
nămNcủađịaphương

Cách tính tỷ lệ diện tích gieo trồng các nhóm cây nơng nghiệp hàng năm
khác hoặc DTGT của từng loại cây áp dụng tương tự công thức trên.

13


Diện tích gieo trồng cây nơng nghiệp hàng năm của xã bao gồm DTGT
của hộ gia đình, của trang trại, gia trại, của HTX thực tế đã gieo trồng trong vụ
Đông xuân (gồm vụ Đông và vụ Chiêm xuân), vụ Mùa hoặc cả năm (Khơng tính
đất thuộc quyền quản lý, sử dụng của các doanh nghiệp).

18. Diện tích trồng tập trung cây công nghiệp lâu năm
a) Khái niệm, nội dung
Diện tích trồng tập trung cây cơng nghiệp lâu năm là diện tích trồng các
loại cây cơng nghiệp có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thu
hoạch sản phẩm lần đầu từ 1 năm trở lên và cho thu hoạch sản phẩm trong nhiều
năm (Khơng tính những cây công nghiệp lâu năm trồng phân tán, rải rác được

quy đổi thành tập trung).
b) Phương pháp tính
Diện tích trồng tập trung cây cơng nghiệp lâu năm chỉ tính những diện
tích trồng tập trung cây cơng nghiệp lâu năm hiện cịn sống đến thời điểm quan
sát, thuộc tất cả các loại hình kinh tế trên địa bàn.

19. Diện tích trồng tập trung cây ăn quả
Khái niệm, nội dung và phương pháp tính tương tự như diện tích trồng tập
trung cây cơng nghiệp lâu năm.

14


B. VỀ VĂN HĨA – XÃ HỘI VÀ MƠI TRƯỜNG

20. Chỉ số phát triển con người (HDI)
a) Khái niệm, nội dung
Chỉ số phát triển con người (HDI) là chỉ tiêu thống kê phản ảnh tổng hợp
sự phát triển của con người trên các phương diện: thu nhập (thể hiện qua tổng
sản phẩm trong tỉnh bình quân đầu người), tri thức (thể hiện qua chỉ số học vấn)
và sức khoẻ (thể hiện qua tuổi thọ bình qn tính từ lúc sinh).
Đây là chỉ tiêu tổng hợp được tính từ 3 chỉ số thành phần, đó là chỉ số về
mức sống (thu nhập), chỉ số về tri thức (học vấn) và chỉ số về sức khoẻ (tuổi
thọ).
GRDP bình quân đầu người được tính bằng USD theo sức mua tương
đương, tỷ lệ dân cư biết chữ, tỷ lệ người lớn đi học tính bằng phần trăm (%) và
tuổi thọ bình qn tính bằng số năm.
HDI nhận giá trị từ 0-1 (HDI càng gần 1 là trình độ phát triển con người
càng cao, trái lại càng gần 0 là trình độ phát triển con người càng thấp).
b) Cơng thức tính

HDI = 1/3 (HDI1 + HDI2 + HDI3)
Trong đó:
HDI1 - Chỉ số GRDP bình qn đầu người;
HDI2 - Chỉ số học vấn được tính bằng cách bình qn hố giữa chỉ số tỷ
lệ dân cư biết chữ (dân cư biết đọc biết viết) với quyền số là 2/3 và chỉ số tỷ lệ
người lớn (24 tuổi trở lên) đi học với quyền số là 1/3;
HDI3 - Chỉ số tuổi thọ bình qn tính từ lúc sinh (kỳ vọng sống tính từ lúc
sinh).
Cơng thức tính các chỉ số thành phần:
HDI =

lg(GRDPthựctế) − lg(GRDPmin)

lg(GRDPmax) − lg(GRDPmin)
15


Từng chỉ số về tỷ lệ biết chữ và tỷ lệ người lớn đi học được tính tốn
riêng biệt nhưng đều theo công thức sau:
HDI =

Lthựctế − Lmin
Lmax − Lmin

Trong đó: L là tỷ lệ người lớn đi học hoặc tỷ lệ biết chữ của dân cư.
HDI =

Tthựctế − Tmin
Tmax − Tmin


Trong đó: T là tuổi thọ bình qn tính từ lúc sinh.

Các giá trị tối đa (max) và tối thiểu (min) của các chỉ tiêu liên quan để tính
HDI được quy định như sau:
Đơn vị
tính

Giá trị
tối đa (max)

Giá trị tối
thiểu (min)

USD

40.000

100

Tỷ lệ dân cư biết chữ

%

100

0

Tỷ lệ người lớn đi học

%


100

0

Năm

85

25

Chỉ tiêu
GRDP thực tế bình quân đầu người (PPP$)

Tuổi thọ bình qn tính từ lúc sinh (T)

21. Hệ số bất bình đẳng về thu nhập (GINI)
a) Khái niệm, nội dung
Hệ số GINI dùng để biểu thị mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu
nhập. Hệ số GINI (hay cịn gọi là hệ số Loren) có giá trị từ 0 đến 1 và bằng tỷ số
giữa phần diện tích nằm giữa đường cong Lorenz và đường bình đẳng tuyệt đối
với phần diện tích nằm dưới đường bình đẳng tuyệt đối; hệ số này chỉ ra mức
bất bình đẳng của phân phối thu nhập giữa cá nhân và hệ kinh tế trong một nền kinh tế.
b) Phương pháp tính
Hệ số GINI được tính dựa vào đường cong LORENZ, đường cong
LORENZ được tạo bởi 2 yếu tố: Tỷ lệ thu nhập của dân cư cộng dồn và tỷ lệ
dân số tương ứng cộng dồn.

16



Hệ số GINI là giá trị của diện tích A (được tạo bởi đường cong LORENZ
và đường thẳng 450 từ gốc tọa độ) chia cho diện tích A+B (là diện tích tam giác
vng nằm dưới đường thẳng 450 từ gốc tọa độ).
Hệ số GINI (G) được tính theo cơng thức sau:
G=1−

(F − F

)(Y − Y

)

Trong đó:
F i - Tỷ lệ dân số cộng dồn đến người thứ i;
Y i - Tỷ lệ thu nhập cộng dồn đến người thứ i.
Khi đường cong Lorenz trùng với đường thẳng 450 (đường bình đẳng
tuyệt đối) thì hệ số GINI bằng 0 (vì A=0), xã hội có sự phân phối thu nhập bình
đẳng tuyệt đối, mọi người dân có thu nhập như nhau; và khi đường cong Lorenz
trùng với trục hoành, hệ số GINI bằng 1 (vì B=0), xã hội có sự phân phối thu
nhập bất bình đẳng tuyệt đối, một người dân hưởng toàn bộ thu nhập của cả xã
hội. Hệ số GINI nhận giá trị từ 0 đến 1. Hệ số GINI càng gần 1 thì sự bất bình
đẳng về thu nhập trong dân cư càng lớn.

17


Hệ số GINI có giá trị chính xác nhất khi được tính dựa trên số liệu thu
nhập bình qn của từng người dân. Tuy nhiên, căn cứ vào tính sẵn có và sự
thuận tiện trong tính tốn cũng có thể tính Hệ số GINI dựa trên số liệu thu nhập

bình quân đầu người theo nhóm dân cư. Giá trị của Hệ số GINI tính theo nhóm
dân cư thấp hơn giá trị của Hệ số GINI tính theo từng người dân. Số nhóm dân
cư càng lớn thì tính chính xác của Hệ số GINI càng cao.

22. Chỉ số SIPAS (Chỉ số hài lịng về dịch vụ hành chính)
Chỉ số SIPAS (Chỉ số hài lịng về dịch vụ hành chính) tên đầy đủ là Chỉ
số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính
Nhà nước.
Việc tính tốn chỉ số SIPAS dựa trên phương pháp điều tra xã hội học
được xây dựng cho từng loại dịch vụ hành chính để đánh giá sự hài lịng của
người dân, tổ chức trên phạm vi cả nước, cấp tỉnh hay cấp huyện theo thang đo
likert 5 cấp độ: “rất khơng hài lịng”, “khơng hài lịng”, “bình thường”, “hài
lịng”, “rất hài lòng”.
Chỉ số SIPAS là tỷ lệ % số người có phương án trả lời “hài lịng”, “rất
hài lịng” đối với tồn bộ dịch vụ hành chính cụ thể do cơ quan nhà nước cung
cấp trên tổng số mẫu điều tra xã hội học.

23. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
a) Khái niệm, nội dung
Tỷ suất tăng dân số tự nhiên (hay tỷ lệ tăng dân số tự nhiên) là mức chênh
lệch giữa số sinh và số chết so với dân số trung bình trong kỳ nghiên cứu, hoặc
bằng hiệu số giữa tỷ suất sinh thô với tỷ suất chết thơ của dân số trong kỳ
(thường tính cho một năm). Tỷ suất tăng dân số tự nhiên có đơn vị tính là ‰, Tỷ
lệ tăng dân số tự nhiên có đơn vị tính là %.
Tỷ suất tăng dân số tự nhiên (hay tỷ lệ tăng tự nhiên) được sử dụng để
đánh giá hiệu quả của các chương trình dân số - kế hoạch hố gia đình đối với
tình hình gia tăng dân số của cả nước và từng địa phương.
18



b) Phương pháp tính
=

× 1000

(Đối với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên thì X100)
NIR: Tỷ suất tăng dân số tự nhiên.
B: Số sinh trong năm.
D: Số chết trong năm.
Ptb- Dân số trung bình của năm.

24. Số bác sĩ đang làm việc trên một vạn dân
a) Khái niệm, nội dung
Số bác sỹ trên 1 vạn dân là chỉ tiêu thống kê phản ánh số lượng bác sỹ
hiện có và đang phục vụ cho việc chăm sóc sức khoẻ của nhân dân tính bình
qn cho 1 vạn dân trên phạm vi tỉnh (huyện).
Chỉ tiêu này phản ảnh lên khả năng phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ cho
nhân dân của ngành y tế và trình độ phát triển của ngành y tế qua các năm.
Chỉ tiêu này được tính cho số bác sỹ đã tốt nghiệp qua chương trình đào
tạo của các trường Đại học y khoa (đã được cấp bằng) và tại thời điểm khảo sát
đang hoạt động trong các cơ sở khám chữa bệnh được ngành y tế công nhận và
cấp phép hành nghề; chỉ tiêu dân số được tính là dân số trung bình của năm
nghiên cứu; đơn vị tính của chỉ tiêu này là đơn vị tính kép số bác sỹ/1 vạn dân.
b) Cơng thức tính
ố á ỹ ê ạ â
( á ỹ)

=

ố á ỹ ệ đ

ạ độ á ữ
ệ ê đị à à ỉ (
ệ )
â ố
ì ủ à ỉ (
ệ )
( .
ườ )

25. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng
a) Khái niệm, nội dung
Tình trạng trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng được đo bằng 3 độ đo: cân
nặng theo tuổi, chiều cao theo tuổi và cân nặng theo chiều cao.
19


Trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi là trẻ em dưới 5 tuổi có cân
nặng theo tuổi thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của cân nặng trung vị của
quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Trẻ em suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi là trẻ em dưới 5 tuổi có chiều
cao theo tuổi thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của chiều cao trung vị của
quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới.
Trẻ em suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao là trẻ em dưới 5 tuổi có
cân nặng theo chiều cao thấp dưới trừ hai độ lệch chuẩn (-2SD) của cân nặng
trung vị của quần thể/tổng thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới.
Quần thể tham khảo của Tổ chức Y tế Thế giới là một nhóm trẻ có sức
khoẻ, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường, cân nặng và chiều cao của
những trẻ em này được Tổ chức Y tế Thế giới dùng làm chuẩn để đánh giá tình
trạng dinh dưỡng của những trẻ em cùng độ tuổi. Quần thể tham khảo năm 2006
của Tổ chức Y tế Thế giới là chuẩn mới thay thế cho quần thể tham khảo cũ

trước đây của Hoa Kỳ và của Tổ chức Y tế Thế giới.
Tình trạng dinh dưỡng được phân loại theo các mức sau:
• Bình thường: ≥ - 2SD
• Suy dinh dưỡng (SDD):
Độ I (vừa) < - 2SD và ≥ - 3SD
Độ II (nặng): < - 3SD và ≥ - 4SD
Độ III (rất nặng): < - 4SD
Trong đó: SD là độ chênh lệch chuẩn
Khái niệm suy dinh dưỡng theo nghĩa rộng cũng bao gồm cả hiện tượng
thừa dinh dưỡng, hiện tượng béo phì.
b) Cơng thức tính
Tỷlệtrẻemdưới5tuổi Sốtrẻemdưới5tuổisuydinhdưỡng
cânnặngtheotuổi
suydinhdưỡng
=
Sốtrẻemdưới5tuổi
cânnặngtheotuổi(%)
đượccân
20


Tỷlệtrẻemdưới5tuổi Sốtrẻemdưới5tuổisuydinhdưỡng
chiềucaotheotuổi
suydinhdưỡng
=
Sốtrẻemdưới5tuổi
chiềucaotheotuổi(%)
đượcđochiềucao
Sốtrẻemdưới5tuổisuydinhdưỡng
Tỷlệtrẻemdưới5tuổi

cânnặngtheochiềucao
suydinhdưỡng
=
Sốtrẻemdưới5tuổi
cânnặngtheochiềucao(%)
đượccânnặngvàđochiềucao

26. Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh (số bé trai/100 bé gái)
a) Khái niệm, nội dung
Tỷ số giới tính của trẻ em mới sinh là số bé trai tính bình qn trên 100 bé
gái mới sinh ra còn sống trong kỳ (thường là một năm)
b) Phương pháp tính
Tỷsốgiớitính
Tổngsốbétraimớisinhtrongkỳ
=
× 100
củatrẻemmớisinh Tổngsốbégáimớisinhtrongkỳ

27. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, thiếu đói giáp hạt
27.1. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo
a) Khái niệm, nội dung
Tỷ lệ hộ nghèo (hộ cận nghèo) là chỉ tiêu thống kê phản ảnh mối quan hệ
giữa hộ sống dưới mức chuẩn nghèo (cận nghèo) theo quy định của Nhà nước so
với tổng số hộ.
b) Cơng thức tính

Tỷlệhộnghèo(ℎộ ậ
(%)

Sốhộnghèo(ℎộ ậ ℎè )

ℎè )
cóđếnngày31/12
=
× 100
Tổngsốhộ
cóđếnngày31/12
21


27.2. Tỷ lệ hộ thiếu đói giáp hạt
a) Khái niệm, nội dung
Hộ thiếu đói giáp hạt là hộ tính đến thời điểm quan sát có nguồn dự trữ
lương thực và dự trữ bằng tiền, trị giá hàng hoá, tài sản có thể bán được để mua
lương thực tính bình qn đầu người đạt dưới 13 kg thóc (hay 9 kg gạo) 1 tháng.
Nói cách khác, những hộ gia đình khơng thể có đủ lương thực để ăn hai bữa cơm
hàng ngày được tính là hộ thiếu đói. Tỷ lệ hộ thiếu đói giáp hạt là chỉ tiêu thống kê
phản ảnh mối quan hệ giữa hộ thiếu đói ở thời điểm quan sát so với tổng số hộ.
b) Cơng thức tính
Sốhộthiếuđóigiáphạt
Tỷlệhộthiếuđóigiáphạt
tạithờiđiểmquansát
=
× 100
(%)
Tổngsốhộ
trênđịabàn

28. Số lượt người đi xuất khẩu lao động
Số lượt người đi xuất khẩu lao động là số lượt lao động là cơng dân Việt Nam
có đăng ký hộ khẩu tại địa phương đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có thời

hạn, phục vụ cho nhu cầu nhân công lao động của các cá nhân, tổ chức nước ngoài
tại thời điểm khảo sát (thường là ngày 31 – 12 hàng năm).
29. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên
- Lao động có việc làm thường xuyên của tỉnh (huyện/xã): là lao động có
tổng thời gian làm việc tạo ra thu nhập bình quân từ 20 ngày/tháng/năm trở lên
khơng phân biệt làm việc trong hay ngồi địa giới hành chính của tỉnh
(huyện/xã).
- Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên năm N của tỉnh (huyện/xã): là
chỉ tiêu được tính bằng cách lấy số lao động có việc làm thường xuyên trong
năm có đến ngày 31/12 năm N của tỉnh (huyện/xã) chia (:) cho tổng số lao động
của tỉnh (huyện/xã) có đến ngày 31 tháng 12 năm N.
Cơng thức tính như sau:
Tỷ lệ lao động có việc
làm thường xuyên
=
năm N của tỉnh
(huyện/xã)
(%)

Số lao động có việc làm thường
xuyên năm N của tỉnh (huyện/xã)
(người)
x 100
Số lao động của xã có đến ngày 31
tháng 12 năm N của tỉnh (huyện/xã)
(người)

22



30. Tỷ lệ lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đã qua đào tạo từ
trình độ sơ cấp và tương đương trở lên (có ít nhất một bằng cấp, chứng chỉ,...
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp)
a) Khái niệm, nội dung
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là chỉ tiêu thống kê phản ánh sự thay đổi về
trình độ, chất lượng của lao động xã hội, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu
cầu về lao động của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá.
Chỉ tiêu này phản ảnh mối quan hệ giữa số lao động từ đủ 15 tuổi trở lên
đã qua đào tạo (có ít nhất một bằng cấp, chứng chỉ,... do cơ quan, cở sở đào tạo
có thẩm quyền cấp) đang làm việc trong các ngành kinh tế so với tổng số lao
động đang làm việc trên địa bàn tỉnh (huyện, xã).
Số lao động đã qua đào tạo là toàn bộ số người từ đủ 15 tuổi trở lên đã
được đào tạo từ trình độ sơ cấp và tương đương trở lên, hiện đang làm việc trong
các ngành kinh tế; đơn vị tính là tỷ lệ phần trăm (%).
b) Cơng thức tính
Tỷlệlaođộng
Tổngsốlaođộngđãquađàotạovàđanglàmviệc
đãquađàotạo
trongcácngànhkinhtếcóđến31/12(người)
đanglàmviệc

× 100
trongcácngành =
Tổngsốlaođộnghiệnđanglàmviệctrong
kinhtế
cácngànhkinhtếtrênđịabàncóđến31/12(người)
cóđến31/12(%)

31. Cơ cấu lao động đang làm việc
31.1. Tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

a) Khái niệm, nội dung
Tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản là chỉ tiêu thống kê
nghiên cứu mối quan hệ tỷ lệ lao động của khối ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ
sản so với tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh, huyện, xã.
b) Cơng thức tính
Tỷtrọnglaođộng
Laođộngbìnhqnđanglàmviệctrong
nơng, lâmnghiệpvà nhómngànhnơng, lâmnghiệpvàthuỷsản
=
× 100
thuỷsản
Tổngsốlaođộngxãhộibìnhqn
(%)
làmviệctrongtỉnh(huyện/xã)

23


31.2. Tỷ trọng lao động công nghiệp và xây dựng
a) Khái niệm, nội dung
Tỷ trọng lao động công nghiệp và xây dựng là chỉ tiêu thống kê nghiên
cứu mối quan hệ tỷ lệ lao động của khối ngành công nghiệp và xây dựng trong
tổng số lao động xã hội đang làm việc trên địa bàn tỉnh, huyện, xã.
b) Công thức tính
Tỷtrọnglaođộng Laođộngbìnhqnđanglàmviệctrong
Cơngnghiệpvà
nhómngànhCơngnghiệpvàXâydựng
=
× 100
xâydựng

Tổngsốlaođộngxãhộibìnhqn
(%)
làmviệctrongtỉnh(huyện/xã)

31.3. Tỷ trọng lao động dịch vụ
a) Khái niệm, nội dung
Tỷ trọng lao động của khối ngành dịch vụ là chỉ tiêu thống kê nghiên cứu
mối quan hệ tỷ lệ lao động của khối ngành dịch vụ trong tổng số lao động xã hội
đang làm việc trên địa bàn tỉnh,huyện, xã; cùng với các chỉ tiêu tỷ trọng lao
động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, tỷ trọng lao động công nghiệp và xây dựng
trong tổng số lao động phản ánh cơ cấu lao động của nền kinh tế theo khối
ngành kinh tế.
Chỉ tiêu này phản ảnh tỷ lệ lao động của khối ngành dịch vụ chiếm trong
tổng số lao động xã hội trong tỉnh, huyện, xã.
Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở số lao động bình quân đang làm việc
trong khối ngành dịch vụ so với tổng số lao động xã hội bình quân đang làm
việc trong tỉnh, huyện, xã; đơn vị tính là tỷ lệ phần trăm (%).
b) Cơng thức tính
Tỷtrọnglaođộng Laođộngbìnhqnđanglàmviệctrong
nhómngànhdịchvụ
dịchvụ
=
× 100

Tổngsốlaođộngxãhộibìnhqn
(%)
làmviệctrongtỉnh(huyện/xã)

24



32. Tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý
Tỷ lệ nữ đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, quản lý được tính bằng cách
lấy số cán bộ lãnh đạo, quản lý là nữ chia cho tổng số lãnh đạo, quản lý của tỉnh
(huyện, xã) tại thời điểm nghiên cứu.

33. Tỷ lệ hộ gia đình được dùng nước sạch
a) Khái niệm, nội dung
Nước sạch: Là nước đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch do Bộ Y tế ban
hành tại Quyết Định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005.
Tỷ lệ hộ gia đình được dùng nước sạch là tỷ lệ phần trăm số hộ được dùng
nước sạch so với tổng số hộ dân cư có tại thời điểm nghiên cứu.
b) Cơng thức tính
Tỷlệhộgiađình
Sốhộđượcsửdụngnguồnnướcsạch
=
× 100
đượcdùngnướcsạch(%)
Tổngsốhộtạithờiđiểm31/12

33. Tỷ lệ hộ gia đình được dùng nước hợp vệ sinh
a) Khái niệm, nội dung
Nước hợp vệ sinh được quy định tại Quyết định số 51/2008/QĐ-BNN
ngày 14/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Là
nước được sử dụng trực tiếp hoặc sau lọc thỏa mãn các yêu cầu chất lượng:
không mầu, không mùi, không vị lạ, khơng chứa thành phần có thể gây ảnh
hưởng đến sức khỏe con người, có thể dùng để ăn uống sau khi đun sôi; đồng
thời kết hợp với các quan sát theo hướng dẫn sau:
+ Giếng đào hợp vệ sinh: Nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc nguồn
gây ô nhiễm khác ít nhất 10 m; thành giếng cao tối thiểu 0,6 m được xây bằng

gạch, đá hoặc thả ống buy sâu ít nhất 3 m kể từ mặt đất; sân giếng phải làm bằng
bê tông, lát gạch, đá, không bị nứt nẻ.
+ Giếng khoan hợp vệ sinh: Nằm cách nhà tiêu, chuồng gia súc hoặc
nguồn gây ô nhiễm khác ít nhất 10 m; sân giếng phải làm bằng bê tông, lát gạch,
đá, không bị nứt nẻ.
25


×