Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

TUYỂN TẬP CÁC BÀI VIẾT CỦA CUỘC THI “QUYỀN CON NGƯỜI VÀ TÔI”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 140 trang )



TUYỂNTẬPCÁCBÀIVIẾT
CỦACUỘCTHI“QUYỀNCONNGƯỜIVÀTÔI”

Phong trào Con Đường Việt Nam ấn hành
www.conduongvietnam.org
/>Email:

(c) 2012 Con Đường Việt Nam


Trang |2

KháiniệmvềQuyềnConNgườivớitôiđangrõnét
Mã số QCN&T000001
Tôi năm nay gần 70 tuổi, vậy đã có trên 60 năm dùng ngôn ngữ mẹ đẻ. Khi còn bé
được cắp sách đến trường, lớn lên cũng có đủ tiêu chuẩn là người lính trong quân đội.
Thế nhưng khái niệm về quyền con người - nói cho gọn là nhân quyền trong ý thức
của tôi rất mơ hồ nên ít sử dụng, cũng bởi ít được nghe . Lúc còn trẻ chưa thấy vấn
đề nhân quyền là quan trọng, là cần thiết và khi ấy ấu trĩ nghĩ rằng người ta đã cấm
thì cái đó không thuộc quyền của mình.
Kể từ khi Việt nam có mạng Internet, được giao lưu rộng rãi với thế giới thì nhận thấy
rằng tôi cũng như nhân dân Việt nam bị cắt xén một số quyền mà lẽ ra được hưởng
(sử dụng) từ lâu như là quyền thông tin, quyền biểu thị chính kiến.... đó là nguyên
nhân của sự ngu muội. Chính vì thế tôi lưu tâm nên khái niệm về nhân quyền dần dần
được rõ nét.
Ai cũng biết từng cá nhân được tự do sống trong xã hội, được sử dụng rất nhiều
quyền như: tự do hít thở khí trời, tự do sử dụng nguồi nước tự nhiên, tự do di chuyển
trong môi trường để duy trì sự sống.... Nhiều lắm, không kể xiết!
Tựu trưng các quyền đó cũng phải đáp ứng hai yếu tố: Không vi phạm pháp luật và


không vi phạm đạo lý.
Tôi tự hình dung: Trong thực tế pháp luật và đạo lý được hoà quyện khăng khít vào
cuộc sống. Nhưng trên lý thuyết, trong khái niệm vẫn thấy nó tách bạch. Pháp luật là
do ý trí con người cùng thời đặt ra để quản lý xã hội (vĩ mô). Đạo lý là do cuộc sống
loài người phát sinh, quá trình bị thải loại những thứ không còn phù hợp rồi phát sinh
ra cái mới phù hợp, thường gọi là Tạo hoá (vi mô).
Hãy tưởng tượng Pháp luật và Đạo lý là 2 đường tròn không đồng tâm, con người
được tự do sống trong đó:
- Đường tròn pháp luật bao gồm: Hiến pháp, các bộ luật, nghị định, quyết định, chỉ
thị... được ghi thành văn bản.
- Đường tròn đạo lý bao gồm: Đạo đức, văn hoá, phong tục, tôn giáo và nhiều các
hoạt động Dân sự khác thường gọi là các hoạt động (tổ chức) phi chính phủ.
Trong xã hội độc tài, giới cai trị đề ra pháp luật luôn có tham vọng bao trùm đạo lý
(hai đường tròn đồng tâm, là một). Họ muốn rằng mọi ngõ ngách cuộc sống đều có
pháp luật giám sát. Hậu quả là biến xã hội thành trại lính, tạo ra những phe phái
quyền lực, đương nhiên nhân quyền bị cắt xén, tước đoạt.
Trong xã hội dân chủ thì pháp luật sinh ra từ đạo lý. Quốc hội là đại diện của đạo lý
để soạn thảo ra pháp luật. Pháp luật giúp đạo lý quản lý xã hội ở tầm vĩ mô, tầm vi
mô thì tự các Hội, Đoàn, Đạo giáo kể cả đảng phái chính trị hoạt động theo giáo lý,
Quyền

Con

Người



Tôi

(c)


Con

Đường

Việt

Nam

2012


Trang |3

tiêu chí, quy ước của các tổ chức dân sự đó. Không có tổ chức nào lớn hơn quốc hội.
Những người ngồi ở ghế lãnh đạo Nhà nước là người làm hợp đồng của pháp luật,
không phải là người sinh ra pháp luật!
Thế kỷ 20 loài người đạt được nhiều bước tiến về nhiều phương diện theo hướng văn
minh. Sau thế chiến thứ 2 nhân loại đã thành lập Liên hợp quốc để hợp tác Quốc tế
can thiệp vào những vấn nạn của loài người. Năm 1948 L.H.Q ra bản tuyên ngôn
nhân quyền. Năm 1966 hoàn thiện công ước nhân quyền. Năm 1982 Việt nam ký và
cam kết thực hiện.
Đến nay đã là 30 năm Việt nam cam kết thực hiện mà chưa công khai đến dân chúng
nội dung Công ước nhân quyền. Người dân không biết quyền của mình, cũng không
biết chính phủ (hệ thống quyền lực) đã vi phạm như thế nào, vì thế người dân luôn
gánh chịu những bất công:
Một người dân đến U.B.N.D xã xin xác nhận vào hồ sơ xin việc, cán bộ xã trả lời: “Nhà
ông chưa thanh toán hết nợ với H. T.X thì không xác nhận, đây là ý kiến chỉ đạo”.
(Cách đây mấy năm hiện tượng này khá phổ biến, cấp trên phải có công văn nhắc
nhở). Trong hoàn cảnh này có 4 đáp án: về vay tiền trả nợ H.T.X; thôi không làm hồ

sơ nữa (hai đáp án này không ai lựa chọn); về nhà viết đơn khiếu nại gởi cấp trên,
hoặc là dùng lý luận để đòi quyền được xác nhận. Nông dân thì hay nói to.
Kết quả của 2 cách này đang hiện hữu trên đất nước Việt nam:
- Số dân oan cứ nối dài không bao giờ dứt (không được xác nhận cũng như bị thu hồi
đất hoặc bất kể việc gì, dân kiện theo luật nhưng ai giải quyết?)
- Thái độ nóng nảy, bằng chứng là nói to cả U.B nghe rõ thế là phạm tội gây mất trật
tự nơi công cộng (các vụ cưỡng chế nhiều người dính vụ này).
- Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ viết đơn khởi kiện thủ tướng vi phạm luật, Quốc hội chưa
thông qua mà đã ký quyết định khai thác bô -xít. Kết quả ông Vũ lĩnh 7 năm tù.
- Rất nhiều nhà dân chủ viết bài phản biện chính sách, đường lối chính trị. Một số
cũng lĩnh án tù với tội danh viết bài tuyên truyền lật đổ chính quyền.
- Mùa hè 2011 và 2012 nhân dân tổ chức mấy cuộc biểu tình chống bành trướng
Trung quốc xâm chiếm Đảo cũng bị đàn áp, bắt giam, sách nhiễu gia đình.
Ba ví dụ trên đều là sử dụng quyền công dân hợp pháp và là rất hợp đạo lý, tôn vinh
tinh thần yêu nước mà cũng không thể dễ dàng thực hiện!
Qua đó nhận xét rằng xã hội Việt nam hiện tại chưa phải là xã hội dân chủ!
Tôi rút ra kết luận: Chỉ có xã hội dân chủ thì mới đảm bảo quyền con người. Muốn
xây dựng xã hội dân chủ đòi hỏi phải có 50% dân số hiểu rõ quyền con người. Các
yếu tố khác chưa nói đến. Điều đó muốn nói lên không thể trông chờ ai đó, một
nhóm người nào đó mà xây dựng thành công xã hội dân chủ.
Tôi tự thấy một thời gian rất dài tôi bị mất quyền thông tin và nhận thông tin chân
thật. Xung quanh tôi lúc nào cũng đầy ắp thông tin nhưng toàn là thông tin lừa bịp,
Quyền

Con

Người




Tôi

(c)

Con

Đường

Việt

Nam

2012


Trang |4

sai lệch làm cho tôi như đã nói ở phần đầu là chưa có khái niệm đúng về quyền con
người. Chính vì vậy mà đôi khi tôi cũng a dua theo đám đông tham gia vào những
việc vô bổ và lại vô cảm với những nỗi bất hạnh của đồng loại. Đến lúc này tuy gần
đất xa trời tôi phải cố gắng tự mình tiếp thu và cùng bầu bạn tự nâng cao Dân trí,
mong muốn lớp con, cháu của tôi theo kịp các nước trong khu vực.

Quyền

Con

Người




Tôi

(c)

Con

Đường

Việt

Nam

2012


Trang |5

QuyềnConNgườihayQuyềnLàmNgười
Mã số QCN&T000002
Loài người tiến hóa từ vượn. Đây chính là sự phát triển từ con đến người. Phần người
càng nhiều thì nhân loại càng văn minh hơn. Trước khi xuất hiện nền văn minh của
trái đất thì con người còn sống thời kỳ ăn lông ở lổ. Tức là sống nhiều bằng phần con.
Phần người càng phát triển thì xã hội càng văn minh. Từ chỗ ăn thịt lẫn nhau, tiến lên
nhiều bước đến chỗ bóc lột lẫn nhau. Từ chỗ xem chiến tranh là tất yếu để tạo ra sự
thay đổi và phát triển đến nhận thức phải có hòa bình mới phát triển. Từ quân chủ
đến dân chủ. Từ sự thui chột ý thức làm người để người khác đè đầu cưỡi cổ mình
đến ý chí vươn lên đòi bằng được quyền làm người cho mình giống như mọi người
khác. Tất cả đều là những quá trình giảm đi phần con và tăng thêm phần người trong
mỗi con người.

Nền văn minh của thế giới hiện đại được xây dựng trên nền tảng tôn trọng và bảo vệ
quyền làm người cho con người. Tức là nền văn minh của nhân quyền và dân chủ.
Đây là xu thế phát triển tất yếu của văn minh nhân loại. Nhưng hiện nay một nửa
nhân loại vẫn đang sống dưới mức văn minh này. Con người ở đó không có đầy đủ
quyền làm người dưới các chế độ chuyên chế. Lẽ đương nhiên kỹ năng sống của họ bị
buộc phải phát triển theo bản năng sinh tồn tự nhiên của phần con. Không có đất
dụng võ cho phần người. Hay nói đúng hơn khả năng tư duy vượt trội của người so
với vật lại được dùng để "sáng tạo" nên những kỹ năng sống để đáp ứng cho bản
năng của phần con. Do vậy đạo đức cứ ngày càng suy đồi ở những nơi này, nhưng
thói đạo đức giả để che dấu sự đồi bại thì ngày càng tinh vi.
Việt Nam thuộc về nơi này. Sự ra đời một phong trào vì nhân quyền trong nước là rất
cần thiết và phù hợp với xu hướng tiến bộ của nhân loại. Việc tổ chức cuộc thi "Quyền
con người và Tôi" rất có ý nghĩa. Tuy nhiên sự thay thế từ nhân quyền vốn xa lạ và có
cảm giác "sai trái" bằng quyền con người thì cũng chưa được ổn. Nhân quyền Human rights theo Tuyên ngôn của LHQ mang ý nghĩa là những quyền để đảm bảo
cho người ta được sống đàng hoàng như NGƯỜI. Sống mà không phải sợ hãi. Sống
mà không bị thiếu thốn. Sống phải được tự do cả thể xác lẫn tinh thần để có thể làm
những gì mà phần người mong muốn. Chứ không phải sống như con vật vì sinh tồn
mà chấp nhận thân phận nô lệ, luồn cúi. Nếu để tránh những hiệu ứng sai lệch đã bị
tạo ra cho từ Nhân quyền thì thiết nghĩ, nên thay bằng quyền làm Người. Cụm từ này
mới khơi gợi được ý thức vượt qua bản năng để vươn tới giá trị của nhân văn và đạo
đức. Nó cũng làm cho người ta giật mình về sự hèn mọn của mình.
Trên đây là suy nghĩ và kinh nghiệm của tôi. Hàng chục năm sống trong một môi
trường mà phần con lấn át. Nhưng tôi vẫn giữ được mình không buông thả theo bản
năng để tìm kiếm những giá trị phi đạo đức. Nó không giúp tôi trở nên giàu có nhưng
cũng không phải thiếu thốn mà còn giữ được đạo đức cho gia đình. Đó là nhờ tôi luôn
ý thức cho mình và dạy con mình giữ quyền làm Người. Trong hoàn cảnh nhiễu
nhương bây giờ, có nhiều cái quyền làm Người mà tôi cũng như bao người khác
không sử dụng được. Nhưng chí ít tôi không đánh đổi nó vì tiền và danh vọng. Tôi giữ
Quyền


Con

Người



Tôi

(c)

Con

Đường

Việt

Nam

2012


Trang |6

nó cho mình vì tôi tin xã hội sẽ phải nhanh đến ngày cần có nhiều người giữ còn được
quyền làm Người.

Quyền

Con


Người



Tôi

(c)

Con

Đường

Việt

Nam

2012


Trang |7

Dânchủ,NhânQuyền:Mộtlờigiảichonhiềuvấnđề
Mã số QCN&T000003

Dânchủlàđiềukiệnđểthựcthivàbảovệnhânquyền
Có nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con người (Human Rights) hay nhân quyền,
từ những định nghĩa hàn lâm nhất thì nhân quyền là “những bảo đảm pháp lý toàn

cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự
bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, tự do cơ bản của con người”1. Theo định nghĩa

trên thì chính quyền được lập ra để bảo vệ nhân
quyền bằng luật pháp chứ không phải ban phát hay
hạn chế các quyền ấy.

Tuy nhân quyền và dân chủ là hai khái niệm khác
nhau về đối tượng trung tâm hướng tới nhưng chúng
có mối quan hệ hỗ tương lẫn nhau. Trong khi dân chủ
nhắm tới quyền của mọi người với tư cách là công dân
của một quốc gia thì nhân quyền nhắm tới quyền của
mọi người với cách hiểu rộng hơn, thoát ly khỏi quan
niệm của từng quốc gia, rào cản về chính kiến, tôn
giáo, chủng tộc…mang giá trị phổ quát mà bất kỳ đâu
trên thế giới người ta đều được hưởng bình đẳng như
nhau. Sở dĩ nhân quyền mang ý nghĩa rộng hơn dân
chủ bởi do trước khi là công dân của một quốc gia,
người ta đã là con người, nghĩa là người ấy đã có
những quyền cơ bản như một con người. Anh ta có
thể bị cầm tù, bị trục xuất hay bị tước quyền công dân … nhưng quyền làm người thì
không ai có thể tước đoạt của anh ta được.
Trong mối tương quan giữa hai khái niệm trên, nhân quyền vừa là nền tảng vừa là lý
tưởng mà dân chủ hướng tới hay nói theo cách mà lãnh tụ dân chủ Miến Điện Aung
San Suu Sky thì “thể chế dân chủ là cần thiết để đảm bảo thực thi nhân quyền”2.
Thật vậy, một chính quyền được bầu lên qua các cuộc bầu cử công bằng cùng với các
thiết chế quản lý xã hội hữu hiệu sẽ là một công cụ đắc lực để người dân cất lên tiếng
nói của họ nhằm thay đổi, cải biến xã hội để các quyền con người được bảo vệ một
cách trọn vẹn nhất có thể. Do vậy, đấu tranh cho nhân quyền bao giờ cũng đi đôi với
đấu tranh để đòi hỏi có được một nền dân chủ thực sự, một chính quyền “của dân, do
dân và vì dân”.

Khianninhquốcgiabịdiễngiảitùytiện


1

Định nghĩa quyền con người của Cao ủy nhân quyền LHQ.

2

Aung San Suu Kyi phát biểu tại lễ nhận giải Nobel hòa bình 1991 tại Oslo, Nauy năm 2012.

Quyền

Con

Người



Tôi

(c)

Con

Đường

Việt

Nam

2012



Trang |8

Nhóm Quyền dân sự, chính trị bên cạnh nhóm quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội là
những nhóm quyền cơ bản trong Bộ luật Nhân quyền Quốc tế quy định về quyền
tham gia vào việc điều hành các công việc xã hội: quyền bầu cử; ứng cử; tự do tư
tưởng; ngôn luận…Đây là những công cụ quan trọng để xây dựng một xã hội dân
chủ. Trong những quyền ấy, tôi nhấn mạnh đến quyền tự do tư tưởng, ngôn luận bởi
chúng là nền tảng cho việc thụ hưởng một cách đầy đủ nhiều quyền con người khác.
Ví dụ, không có tự do ngôn luận thì không thể thụ hưởng các quyền như tự do hội
họp, lập hội, thực hành quyền bầu cử…
Khi nhắc tới “tự do” thì mặc nhiên nên hiểu không
hề có tự do tuyệt đối theo nghĩa ai muốn làm gì
cũng được. Tự do của một cá nhân bị giới hạn bởi
tự do của người khác hay nói cách khác, người ta
được hưởng tự do của mình cho đến khi nào chưa
xâm phạm đến quyền của người khác vì thế pháp
luật hiện hữu. Quyền tự do ngôn luận cũng không
ngoại lệ.
“Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình

mà không bị ai can thiệp. Mọi người có quyền tự do
ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không
phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền … thông
qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ
theo sự lựa chọn của họ.”3 Mặc dù vậy, tự do ngôn
luận cũng có giới hạn nhất định nhằm “tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người
khác. Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã

hội.”4

Quan điểm của chính quyền VN về sự giới hạn của tự do ngôn luận bằng việc viện
dẫn những điều luật an ninh quốc gia mà thực chất là nhằm giữ vững chế độ chính trị
XHCN nhiều khuyết tật. An ninh quốc gia được chính quyền VN hiểu không chỉ là đảm
bảo độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước mà còn đặt
nhiệm vụ bảo vệ chế độ XHCN lên hàng đầu5. Hay nói cách khác, ở VN, bạn được
quyền tự do ngôn luận cho tới khi nào bạn chưa chỉ trích chính quyền hay đòi thay đổi
chế độ chính trị.
Đánh đồng an ninh quốc gia với sự tồn vong của chế độ chính trị có phải là cách nhìn
nhận đúng đắn? Tất nhiên bất kỳ sự thay đổi chế độ chính trị nào không dựa trên
quyền tự quyết, ý chí nguyện vọng của dân đều bất hợp pháp và có nguy cơ phá hoại
an ninh quốc gia nhưng vấn đề đặt ra là chế độ chính trị XHCN có phải được xác lập
bằng quyền tự quyết của dân VN thông qua trưng cầu dân ý rộng rãi, công bằng,
minh bạch hay chưa? Đó là chưa kể luật bảo vệ an ninh quốc gia của VN đi ngược lại
3

Khoản 1,2 Điều 19 của ICCPR.

4

Khoản 3, Điều 19 của ICCPR.

5

Điều 14 luật an ninh quốc gia Việt Nam thông qua ngày 03 tháng 12 năm 2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7
năm 2005.

Quyền


Con

Người



Tôi

(c)

Con

Đường

Việt

Nam

2012


Trang |9

với điều 1 của ICCPR “các dân tộc tự do quyết định thể chế chính trị của mình”. Như
vậy, quyền “tự quyết” sẽ được thực thi như thế nào nếu quyền tự do ngôn luận bị giới
hạn không cho phép bàn tới chuyện thể chế chính trị nào khác hơn là thể chế chính trị
hiện hành?
Mặt khác, XHCN là một học thuyết chính trị tuy hiện đang được đảng cầm quyền đơn
phương áp đặt là nền tảng chính thức cho chế độ chính trị của VN nhưng cũng phải
tuân thủ đầy đủ diễn giải của LHQ về quyền tự do tư tưởng rằng “một học thuyết


chính trị được coi là nền tảng chính thức cho thể chế chính trị ở một quốc gia thành
viên cũng không được sử dụng để làm ảnh hưởng đến các quyền tự do nêu ở điều 18
và các quyền khác trong ICCPR, cũng như không được tạo ra sự phân biệt đối xử với
những người không chấp nhận hay phản đối học thuyết chính trị đó” 6.
Hơn nữa, ngay cả việc đánh đồng khái niệm quốc gia tương đương với một học
thuyết chính trị trong cụm từ “Tổ quốc XHCN” đã là một điều khá lố bịch bởi từ trước
khi chủ nghĩa xã hội du nhập vào VN thì Tổ quốc VN chẳng lẽ không hề tồn tại? Cũng
cần nhắc thêm rằng đã có khá nhiều ý kiến biện minh rằng CNXH là mong mỏi của
biết bao xương máu chiến sĩ, đồng bào ngã xuống để giành lấy độc lập cho dân tộc.
Quan niệm này bất hợp lý ở chỗ khi phất cao ngọn cờ MTDTGPMN, đoàn kết giai cấp
vì mục tiêu độc lập dân tộc (cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân) chứ chưa phải là
giai đoạn cách mạng XHCN sau này. Ngay cả chính cố thủ tướng Võ Văn Kiệt từng
khẳng định trong lần trả lời phỏng vấn với BBC lúc cuối đời đại ý rằng: Tham gia mặt
trận giải phóng có những người không chấp nhận CNXH nhưng họ chiến đấu vì mục
tiêu độc lập Tổ quốc.
Tóm lại, việc đặt các điều luật về an ninh quốc gia
mơ hồ và mâu thuẫn với chuẩn mực quốc tế thể
hiện một chính sách cố tình diễn giải sai lệch dựa
vào các ngoại lệ an ninh quốc gia để bảo vệ chế
độ hiện hành vốn không được dựng lên bằng ý chí,
nguyện vọng của người dân.

NhânquyềntạiViệtNam
Hậu quả tai hại của việc xem tồn vong của chế độ
là ưu tiên hàng đầu, chính quyền VN đã tự trói buộc mình vào một thế kẹt nhất là khi
những yếu kém về thể chế chính trị ngày càng bộc lộ rõ ràng kèm theo đó là những
vòng lẩn quẫn không lối loát.
Nền kinh tế VN bị tàn phá bởi những núi nợ nghìn tỷ của các tập đoàn quốc doanh
vốn được xem là đầu tàu kinh tế hay “đóng vai trò chủ đạo” theo lý luận của học

thuyết chính trị trong thời kỳ quá độ lên XHCN bất chấp những khuyến nghị bãi bỏ
quan niệm sai lầm này của các kinh tế gia trong nước bởi sự quản lý yếu kém của một
bộ máy quan liêu, thiếu minh bạch.
Mặc dù tham nhũng ngày càng trở nên trầm trọng theo đánh giá của cả chính quyền
lẫn quốc tế nhưng tham nhũng sẽ không thể bị đẩy lùi chừng nào vẫn không có sự
6

Bình luận chung số 22 về điều 19 của ICCPR thông qua tại phiên họp lần thứ 48 năm 1993 của Ủy ban nhân quyền LHQ.

Quyền

Con

Người



Tôi

(c)

Con

Đường

Việt

Nam

2012



T r a n g | 10

độc lập của tư pháp để xét xử bởi ĐCS vẫn kiên quyết không theo nguyên tắc tam
quyền phân lập mà các quyền này hoạt động thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng7,
vẫn kiên quyết chỉnh đốn nội bộ bằng phê và tự phê mà kết quả đạt được rất ít. Mục
tiêu chống tham nhũng, chỉnh đảng vẫn đặt sự tồn vong của chế độ lên hàng đầu chứ
không phải trao trả cho dân quyền làm chủ.
Mặc dù đã có hơn 700 tờ báo, kênh truyền thông và số lượng phóng viên ngày càng
tăng nhưng tuyệt nhiên không có lấy một tờ báo tư nhân nào và không có một tờ báo
nào mà không đặt dưới sự kiểm duyệt nghiêm ngặt của tổng biên tập mà hều hết đều
là đảng viên ĐCS.
Mặc dù số lượng người sử dụng Internet ngày càng tăng nhưng những trang mạng
bất đồng với chính quyền bị đánh phá,
ngăn chặn cùng với số blogger bày tỏ
quan điểm ôn hòa trên mạng bị bỏ tù bởi
các điều luật liên quan đến an ninh quốc
gia cũng gia tăng.
Mặc dù luôn khẳng định chế độ bầu cử là
tự do, dân chủ nhưng luật bầu cử Quốc
hội VN đòi hỏi người tự ứng cử phải được
Mặt trận Tổ quốc – một tổ chức ngoại vi
của ĐCSVN - thông qua. Ủy ban này kiểm
soát và sàng lọc gắt gao các ứng cử viên
thông qua các vòng “hiệp thông” – giai
đoạn mà ĐCSVN chứ không phải là cử tri
là người quyết định ứng viên nào đủ tư
cách để được chốt danh sách bầu cử. Sau
cùng cử tri chỉ được bỏ phiếu cho những

ứng viên nào đã qua sự chọn lọc kỹ càng của ĐCS, điều mà ở VN gọi là “đảng cử, dân
bầu”, ngay chính cựu bộ trưởng tư pháp VN cho đó là một thứ “dân chủ hình thức”8.
Thực trạng này khiến cho cố phó chủ tịch QHVN Nguyễn Hữu Thọ phải cay đắng thốt
lên vào cuối đời: “Điều đau lòng là trong nhiều năm liền trôi qua, chúng ta vẫn còn

duy trì những thứ [dân chủ] hình thức, hữu danh vô thực đó. Khuyết điểm lớn của
chúng ta là chưa có dân chủ thật sự”9.

Mặc dù khẳng định ở VN không có ai bị bỏ tù vì lý do bất đồng chính kiến hay bày tỏ
quan điểm; nhưng với cách diễn giải sai lầm về an ninh quốc gia, hàng loạt án tù hình
sự đã tuyên với những nhà hoạt động chính trị đối lập chỉ bởi vì họ bày tỏ chính kiến

7

Cựu TBT Nông Đức Mạnh tiếp xúc cử tri tại Thái Nguyên:

/>8

Cựu bộ trưởng tư pháp TS.Nguyễn Đình Lộc trả lời phỏng vấn Vietnamnet:

/>9

Cố phó chủ tịch QHVN Nguyễn Hữu Thọ:

/>
Quyền

Con

Người




Tôi

(c)

Con

Đường

Việt

Nam

2012


T r a n g | 11

một cách ôn hòa, đòi hỏi dân chủ hóa đất nước theo con đường dân chủ, đa đảng,
tam quyền phân lập,…

Đâulàgiảipháp?
Nhân quyền chỉ có thể được bảo vệ trong một xã hội tự do, dân chủ; muốn bảo vệ
nhân quyền thì không thể không dân chủ hóa đất nước bằng cách sử dụng chính cách
các quyền tự do căn bản.
Các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược hồi hè 2011 đã gây chú ý của quốc
tế vì sự hiếm có trong một xã hội mà trước nay vẫn chỉ thường diễn ra các cuộc míttinh, tuần hành ủng hộ, tung hô. Biểu tình, viết blog, hội họp…đều là những hình thức
lên tiếng, đấu tranh để giành cho được dân chủ. Giản đơn hơn hết, nhân quyền là khi

người dân có quyền nói và dân chủ là khi chính quyền biết lắng nghe. Nhưng “Đừng

có ảo tưởng rằng những người quan liêu, bảo thủ sẽ tự giác trao nhân dân quyền dân
chủ…vấn đề tùy thuộc rất nhiều vào sự đấu tranh.”10 Do vậy nói đến dân chủ trước

hết phải nói đến cơ chế, cách thức tổ chức của chính quyền phải được bầu lên tự do
và công bằng. Cơ chế ấy chỉ được bảo đảm khi hội đủ các điều kiện như: quyền phổ
thông đầu phiếu; quyền được sử dụng mọi phương tiện để tuyên truyền cho quan
điểm, vận động tranh cử. Các điều kiện này chỉ được bảo đảm khi sinh hoạt chính trị
đặt trên nền tảng đa nguyên, đa đảng – điều tuyệt đối cấm kỵ tại VN trước nay. Bầu
cử đa đảng cũng sẽ vô nghĩa như ở Nga nếu thiếu đi các yếu tố công bằng, minh
bạch, tôn trọng kết quả bầu cử, ngăn ngừa sự chi phối của nước ngoài…
Tuy nhiên trước khi đạt được những điều kiện lý tưởng như trên, phải từng bước
hướng tới dân chủ bằng sự tham gia tích cực và sự quan tâm ngày càng nhiều của
từng cá nhân vào các vấn đề chung của xã hội. Chỉ có thể bằng sự hiểu biết, trao đổi
thông tin công khai dưới nhiều hình thức, người ta mới ý thức được quyền lợi của
mình, của đất nước để sẵn sàng trả một cái giá (cũng có thể là rất đắt) để có được
dân chủ.
Tình thế buộc ĐCSVN phải dân chủ hóa đất nước, phải ôn lại bài học lòng dân mà họ
đã vận dụng thành thạo trong quá khứ để giải quyết hàng loạt vấn đề từ đối nội lẫn
đối ngoại. Để Việt Nam đủ sức giữ vững chủ quyền quốc gia; ổn định, phát triển kinh
tế, xã hội để vươn lên thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, chạy đua trở thành một
nước tiên tiến để bù lấp những sai lầm do ý thức hệ bó buộc trong nhiều chục năm
qua, cách duy nhất chỉ có thể là dân chủ hóa đất nước; bảo vệ quyền con người.

10

Cố phó chủ tịch Quốc hội, LS Nguyễn Hữu Thọ:

/>

Quyền

Con

Người



Tôi

(c)

Con

Đường

Việt

Nam

2012


T r a n g | 12

QuyềnConNgườicảđấy!
Mã số: QCN&T000004
Lâu nay hai chữ nhân quyền tồn tại trong tôi cứ như một thuật ngữ tội phạm vậy. Mà
là dạng tội phạm chính trị ghê gớm mới đáng sợ chứ. Tôi thậm chí cũng không có chỗ
trong não để liên tưởng đến cái nghĩa tiếng Việt thông thường là quyền con người.

Cái não trạng đó không chỉ của riêng tôi đâu mà là hầu hết của những người xung
quanh mà tôi biết. Ba tôi, má tôi, anh chị em, bà con lối xóm... đều co rúm lại khi
nghe nói về đề tài này. Nghe nhiều nhất là từ các báo đài nhà nước bảo là "lợi dụng
dân chủ, nhân quyền" thế này thế nọ. Mà hầu hết là từ các vị to nhất của Đảng và
Nhà nước thì sao mà không hãi chứ. Lâu lâu lại xuất hiện một vụ án nổi đình nổi đám.
Báo đài đồng loạt lên án một số người đã lợi dụng nhân quyền, quyền tự do dân chủ
để tuyên truyền chống nhà nước, lật đổ chính quyền của nhân dân. Họ bị nhận những
bản án mà nếu là mình thì chắc là tôi phải vãi mất linh hồn. Cứ như vậy nhân quyền
đồng nghĩa với phản động và khắc sâu vào tâm trí của mọi người. Vậy thì ai mà dám
nhắc tới nó.
Tôi lớn lên ở vùng quê xa xôi lên tỉnh lập nghiệp. Lúc ở quê tôi thân thiết với một chị
lớn hơn tôi 15 tuổi. Chị là gia đình cách mạng. Ba là liệt sỹ khi chị mới 7 tuổi và em
trai vừa lọt lòng. Bản thân là Đảng viên và chồng chị cũng là Đảng viên. Gia đình họ
sống đàng hoàng, chẳng giàu có gì nhưng được láng giềng tôn trọng. Có những dịp
27 tháng 7 Phó chủ tịch tỉnh còn về tặng quà cho má chị. Báo đài địa phương còn đi
theo phát tin những lời ca ngợi gia đình chị hết lời. Chị là một viên chức bưu điện địa
phương. Còn chồng là một quan chức nhỏ trên tỉnh. Em trai chị cũng là một Đảng
viên làm việc cho một nông trường ở tỉnh lân cận.
Cách đây hơn 3 năm tôi về quê ăn Tết, định qua nhà thăm chị nhưng ba tôi bảo chị
chuyển lên tỉnh sống rồi, chỉ còn một mình má chị sống ở nhà. Tôi đến thăm. Bà cụ
đã hơn 80 tuổi lui cui một mình. Tôi hỏi thăm chị thì bác nói trước Tết chị có về
nhưng không ở lại vì có công tác gì đó mấy ngày này nên không ở lại được. Tôi hỏi
thăm em trai chị thì bác nói anh cũng bận không về. Lòng băn khoăn sao chị ấy lên
tỉnh mà không gọi cho mình. Chị biết rõ là tôi làm việc trên đó mà. Mấy tháng trước
tôi điện thoại cho chị thấy tắt máy. Không có việc gì quan trọng nên tôi không gọi lại.
Tôi lấy máy điện cho chị thì nghe bảo số thuê bao này không còn. Tôi hỏi bác chị có
đổi điện thoại không? Bác bảo có nhưng không nhớ số.
Sau Tết vài tháng tôi tình cờ gặp chị trên tỉnh. Dù rất thân thiết nhưng tôi phải gặng
hỏi mãi mới nghe chị trút bầu tâm sự.
Chị nói gần một năm trước, em trai chị bị bắt và sau đó bị kết án ba năm tù vì lợi

dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước. Chuyện xảy ra ở tỉnh lân
cận nơi anh ấy làm việc cho nông trường. Tôi hỏi nguyên cớ gì thì được biết do anh
ấy giúp nhiều người viết đơn và kéo nhau đi khiếu kiện về đất đai. Tôi khá ngạc nhiên
vì từ nhỏ tôi đã biết anh ấy là người ít nói, không thích giao du. Nhưng ai cũng phải
công nhận là anh rất lành tính và tốt bụng. Chị kể tiếp rằng đã phải chạy vạy các kiểu
Quyền

Con

Người



Tôi

(c)

Con

Đường

Việt

Nam

2012


T r a n g | 13


để người ta không đưa tin rộng rãi về chuyện em mình bị bắt. "Làm sao mà sống nổi
nếu chính quyền địa phương và xóm giềng biết nhà có người phản động", chị nói mà
nước mắt tuôn ra. Không những tốn tiền lo lót mà còn phải khuyên can em mình
thành khẩn nhận tội, xin khoan hồng và hứa không tái phạm. Chị bảo khi nghe một
cán bộ viện kiểm sát hứa là sẽ xét xử kín, không cho báo chí đưa tin thì chị mừng như
được vàng. Thực tế đã xảy ra đúng như lời hứa đó. Nhưng chị vẫn không thoát khỏi
kiếp nạn. Chồng chị trước khi xảy ra vụ án của người em đã có bất hòa công việc với
cấp trên. Cũng đang kiện thưa nhau lùm xùm, không ngờ chuyện em vợ là phản động
lại trở thành cái cớ để chồng chị bị quật ngã. Mất chức và bị khai trừ khỏi Đảng. Rồi
anh ấy bị chuyển công tác đến một vùng xa. Chị vì vậy mà phải xin chuyển chổ làm
để có thể ở gần chồng chứ không phải là lên tỉnh như má chị nói.
Tôi gặp chị ở đây là vì chị đang trên đường đi thăm nuôi người em trai ở tỉnh lân cận.
Chị cho biết cứ hai ba tháng phải đi hàng trăm cây số đem tiền và đồ ăn cho em. Dù
rất xa nhưng chị không dám gửi tiền và hàng bằng bưu điện. Chị làm ngành này,
người ta mà biết chị có em đang ở tù thì làm sao mà yên ổn. Tôi hiểu và thông cảm
cho chị. Tôi mà ở vào hoàn cảnh chị chắc cũng không làm khác được. Chị bảo mỗi lần
đi như vậy mất hơn một ngày. Từ sáng sớm hôm nay đến gần trưa hôm sau mới về
tới nhà. Phải đi xe chuyền qua nhiều chặng, không dám đi tuyến xe dịch vụ chở thân
nhân đi thăm tù. Như thế sẽ bị phát hiện. Đi như vậy mà còn phải nhìn tới ngó lui, đội
xụp nón lá suốt. Chia tay chị cho tôi số di động mới và dặn đừng nói chuyện gì về em
trai chị trên điện thoại. "Công an nghe được hết đó, chị làm bưu điện nên biết mà".
Tôi nhờ chị chuyển lời thăm anh ấy nhưng chị bảo không nên, "nói chuyện công an
nghe thấy không hay cho em đâu".
Về nhà, hình ảnh người con trai mà tôi đã từng để ý hồi nhỏ giờ là tù nhân phản động
cứ ám ảnh tôi. Tôi lên mạng tìm nhưng không có một chút thông tin gì về anh. Cho
nên tôi tìm đọc những vụ án tương tự. Tôi bắt đầu có chủ ý phải hiểu vì sao đó là
những tội phạm. Lâu nay tôi cứ biết như vậy vì người ta tuyên truyền như thế. Tôi để
những lời đó lọt qua tai mình mà không hề có chút ý thức tự phân tích nào đọng lại
trong đầu. Mà ngược lại là dường như cái vùng sợ hãi trong não trạng tôi cứ tự nhiên
lớn dần lên sau mỗi lần như thế. Tôi bắt đầu đọc những thông tin không thuộc dòng

chính thống. Tức là những cái bị cho là phản động mà trước đây tôi chẳng bao giờ
dám bén mảng tới. Tôi dần hiểu ra ý nghĩa đúng đắn của quyền con người rồi cảm
thấy xót thương và phẫn uất. Những người như anh không phải là lợi dụng nhân
quyền mà ngược lại bị xâm phạm quyền con người của mình. Cả gia đình anh cũng bị
chà đạp lên cái quyền đó.
Quyền được xét xử công bằng, công khai là một quyền con người. Nhưng những
người có quyền thế đã làm cho chị phải bỏ tiền ra để mong người ta ban ơn mà tước
bỏ cái quyền đó của em trai mình. Vì sao? Vì chị và gia đình muốn được sống yên ổn.
Quyền được sống mà không phải bị đe dọa đến an nguy là quyền thiêng liêng nhất
trong các quyền con người. Nhưng tôi dám nói rằng, không riêng chị mà tất cả người
dân đều bị đe dọa đến cái quyền đó nên buộc phải đánh đổi rất nhiều quyền con
người khác của mình để được yên ổn. Chỉ trừ những kẻ quyền thế ăn trên ngồi trước.
Còn lại thường dân đều bị những nỗi sợ hữu hình lẫn vô hình khống chế mọi suy nghĩ,
hành động của mình. Người ít học đã thế nhưng kẻ học cao hiểu rộng cũng chẳng khá

Quyền

Con

Người



Tôi

(c)

Con

Đường


Việt

Nam

2012


T r a n g | 14

hơn là bao. Sợ cọp đến cứt cọp cũng sợ nốt. Tôi dám nói không ngoa rằng không ít kẻ
nhờ ca ngợi cứt cọp thơm mà nên danh nên phận.
Những trái ngang, bẩn thỉu đó vẫn tồn tại nhiều đời nay. Nhưng tôi đã không có sự
liên tưởng chúng đến quyền con người. Nhân quyền lâu nay bị hiểu như những vấn
đề chính trị cấm kị mà nên tránh xa. Đến khi có ý thức tìm hiểu thì tôi mới nhận ra
rằng những tệ nạn đó đều từ sự thiếu vắng quyền con người mà ra cả. Không nói đâu
xa, câu chuyện về anh và chị gái anh đều quanh quẩn từ quyền con người. Khiếu kiện
đất đai vì sao? Vì quyền được sở hữu tài sản và không bị tùy tiện tước đoạt, bị xâm
phạm. Nghe lén điện thoại ư? Quyền riêng tư, không bị xâm hại bí mật cá nhân. Còn
anh ấy thì phải nhận tội xin khoan hồng là bởi vì sự an nguy của gia đình mình bị đem
ra thách thức. Đó chính là hình thức truy bức. Quyền con người không cho phép như
vậy. Luật pháp cũng cấm triệt việc truy bức, nhục hình nhưng nó tồn tại càng tinh vi
hơn. Còn nhiều lắm, cứ chịu khó nghĩ thì thấy tất cả đều từ sự thiếu tôn trọng hoặc
chà đạp quyền con người mà ra.
Tôi càng hiểu thì thấy mình có phần tự tin hơn khi nói đến những đề tài cấm kỵ. Tôi
cũng bắt đầu thay đổi lối nghĩ và hành động của mình. Nhưng để làm sao để có được
quyền con người cho mình nhiều hơn là điều tôi còn đang cố gắng tìm tòi. Trải
nghiệm của tôi mới đến đây. Tôi muốn chia sẻ nó cho các bạn. Mong những người
khác đã có những trải nghiệm thành công hơn cùng chia sẻ cho tôi và mọi người.
Cảm ơn Con đường Việt Nam đã cho tôi cơ hội để bày tỏ và chia sẻ. Sự quan tâm của

tôi đến quyền làm người cho mình đã tăng lên nhiều hơn sau khi Phong trào này ra
đời./.

Quyền

Con

Người



Tôi

(c)

Con

Đường

Việt

Nam

2012


T r a n g | 15

QuyềnConNgười‐QuyềncủaBạn,củaTôi
Mã số QCN&T000006

Có bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi cho chính mình: “Quyền con người là gì? Nó có ý
nghĩa thế nào với bản thân chúng ta…” chưa? Cá nhân tôi nghĩ, câu hỏi này sẽ chỉ
xuất hiện khi bạn gặp sự cố, hoặc chứng kiến vấn đề của người khác trên thực tế, để
rồi tự vấn mình.
Trong các chế độ độc tài toàn trị, việc cần và luôn được đặt lên hàng đầu để duy trì
sự tồn vong của chế độ là cách thức triệt tiêu, làm thui chột mọi ý niệm về quyền con
người của công dân trong xã hội. Bởi một khi còn có ý thức về quyền con người thì
khao khát tự do sẽ luôn luôn tồn tại, và người ta sẽ tìm cách để nắm bắt ước mơ của
mình. Chính vì vậy, thay vì nhắc đến quyền con người để duy trì và nâng cao nhận
thức xã hội, các nhà độc tài thường sẽ chọn cách rao giảng về trách nhiệm, nghĩa vụ
và quyền lợi của công dân đối với quốc gia mà mình đang sinh sống nhiều hơn.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quyền con người, trong đó định nghĩa thường
được các nhà nghiên cứu trích dẫn từ Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc:
Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có
tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (action) hoặc
sự bỏ mặc (omission) làm tổn hại đến nhân phẩm, tự do cơ bản (fundamental
freedoms) của con người.
Chúng có thể hiểu một cách đơn giản hơn: quyền con người là những nhu cầu, lợi ích
tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp
luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.
Vấn đề hiện tại của Việt Nam là việc đánh đồng quyền con người (nhân quyền) liên
quan đến vấn đề chính trị, điều này tạo ra sự e ngại và tâm lý xa lánh các quyền cơ
bản của con người do chính Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế ghi
nhận. Và chính điều này tạo ra sự lạm quyền, nhũng nhiễu của những người thừa
hành pháp luật, những người có trách nhiệm với xã hội trong một thời gian dài.
Câu chuyện của tôi rất đơn giản bạn à, và mối quan tâm của tôi với quyền con người
cũng đến rất tự nhiên, như một bản năng phòng vệ của một người đang tìm cách tự
bảo vệ mình.
Có những chuyện, bạn nghĩ rất đơn giản, nhưng không, mọi thứ không dễ dàng như
bạn nghĩ nếu bạn chưa chạm tay vào nó.

Có ai tưởng tượng ra được rằng, một ngày nào đó, bạn sẽ bị tước đoạt tự do, vì công
khai kêu gọi mọi người mặc một chiếc áo thun bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam
không? Chắc là không, bởi không ai có thể tưởng tượng ra được rằng, một ngày nào
đó, mình sẽ bị thẩm vấn, bị bắt giam vì những chuyện tưởng chừng như thuộc về
quyền tự do bày tỏ chính kiến của mình trước các vấn nạn của quốc gia.
Quyền

Con

Người



Tôi

(c)

Con

Đường

Việt

Nam

2012


T r a n g | 16


Chuyện không dừng lại ở đó, tôi đã bị cáo buộc bằng nhiều buổi đấu tố khác nhau
trong những buổi họp nâng cao nhận thức phòng chống diễn biến hòa bình, bị theo
dõi, bạn bè bị sách nhiễu bởi những người thừa hành luật pháp mà không thể tự bảo
vệ bản thân mình, bảo vệ những quyền con người cơ bản của chính mình và những
người xung quanh mình.
Nếu tôi im lặng, chấp nhận sống chung với tình trạng trên thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Mọi thứ sẽ dần trôi vào quên lãng, sau 1, 2 hay 3 năm, và cứ như thế, ngày càng sẽ
có thêm nhiều người bị tước đoạt quyền của mình trong thinh lặng. Và rồi tương lai
chúng ta sẽ đi về đâu, khi ý thức cá nhân về phẩm giá bản thân mình không có?
Câu chuyện của tôi hôm nay về quyền con người, cũng có thể sẽ hoặc đang là câu
chuyện của bạn mà chính bản thân chúng ta không biết.
Thực tế là một khi tất cả chúng ta còn phải chịu thiếu thốn về mọi mặt trong cuộc
sống xã hội như giáo dục, y tế.. người lao động không được bảo vệ quyền lợi một
cách hợp pháp chính đáng, chúng ta cảm thấy bất an về chất lượng cuộc sống, cảm
thấy sợ hãi khi muốn nói những điều mình nghĩ trước những sai trái bất công trong xã
hội... đó chính là dấu hiệu của việc không tôn trọng và đảm bảo đầy đủ các quyền
của con người.
Không thể xem nhẹ việc đòi hỏi các quyền của con người phải được thực thi một cách
đầy đủ và công bằng, bởi việc một cá nhân thành công trong khi giành lấy quyền con
người của mình có tác dụng thúc đẩy những người xung quanh mình mạnh dạn hơn,
có trách nhiệm hơn rất nhiều. Ngoài việc đòi hỏi chúng ta tìm hiểu, nâng cao nhận
thức của mình bằng cách nghiên cứu, và chia sẻ, việc đảm bảo các quyền con người
được thực hiện chính là động lực chính thúc đẩy cả xã hội đi lên và phát triển theo
hướng tốt đẹp hơn.
Quyền con người, quyền của bạn, của tôi không một ai có thể tước đoạt nó khi chúng
ta có ý thức, nghĩa vụ và trách nhiệm với chính quyền lợi của mình.
Quyền con người, một phần không thể tách rời với cuộc sống, bởi chính nhờ có nó,
con người ta sẽ trở nên văn minh, nhân đạo và nhất định xã hội sẽ tốt đẹp hơn khi
mọi công dân cùng ý thức được quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.
Tìm hiểu và chia sẻ các trải nghiệm của mình về quyền con người, là cách tốt nhất để

chúng ta tự bảo vệ bản thân, bảo vệ những người xung quanh, bảo vệ một xã hội
nhân văn trước mắt.

Quyền

Con

Người



Tôi

(c)

Con

Đường

Việt

Nam

2012


T r a n g | 17

Thay đổi từ lời nói đến hành động vì "Cuộc cách mạng Nhân
Quyền”

Mã số QCN&T000007
Có lẽ từ lâu cụm từ “Đấu Tranh Nhân Quyền” đã quá quen thuộc với những người đấu
tranh vì tự do nhân quyền và chống độc tài của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhưng với
một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam khi nói đến cụm từ này đều rất e dè, vì
sao? Vì điều này xuất phát từ tư tưởng đã được nhồi nhét từ lâu của Nhà Nước Việt
Nam và từ sự tuyên truyền về cái gọi là phản động của Nhà Nước Việt Nam mỗi khi
nhắc đến “Nhân Quyền”. Vì vậy chúng ta hãy
thay đổi từ lời nói đến hành động bằng việc
thay đổi từ “Đấu Tranh Nhân Quyền” sang
“Cuộc Cách Mạng Nhân Quyền” bằng những
hành động cụ thể và nêu cao tinh thần cũng
như khẩu hiệu vì “Cuộc Cách Mạng Nhân
Quyền”.
Vì sao chúng ta phải thay đổi và hành động từ
“Đấu Tranh Nhân Quyền” sang “Cuộc Cách
Mạng Nhân Quyền”? Từ trước đến nay hình
thức đấu tranh của những nhà hoạt động vì nhân quyền của Việt Nam chủ yếu là hình
thức đấu tranh bất bạo động và tuyên truyền chủ yếu qua mạng Internet. Nhưng ở
Việt Nam tỷ lệ người dân sử dụng Internet còn rất hạn chế, chỉ vào khoảng hơn 30%,
và trong con số này thì những người giác ngộ được lý tưởng đấu tranh vì nhân quyền
là rất ít. Đồng thời Nhà Nước Việt Nam cũng ra sức ngăn chặn, bưng bít thông tin
không cho truy cập vào những trang có nội dung gây hại cho họ mặc dù là nói đúng
sự thật, và họ cũng có những bài viết để tuyên truyền và phản pháo lại. Những cuộc
biểu tình thì bị ngăn chặn, đàn áp, và bắt giam,…Những phương tiện thông tin đại
chúng luôn là công cụ hiệu quả của Nhà Nước Việt Nam, ra sức tuyên truyền và cũng
cố niềm tin của người dân về chính sách của Nhà Nước Việt Nam, về cái gọi là sự lãnh
đạo sáng suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam, nhưng thực chất là độc tài và áp đặt. Họ
thường xuyên tổ chức quán triệt tư tưởng đối với người dân trên khắp mọi miền của
Việt Nam. Xuyên tạc tư tưởng đấu tranh vì nhân quyền của những nhà hoạt động vì
nhân quyền của Việt Nam và cho đó là phản động, chống đối. Họ luôn luôn tuyên

truyền về Chủ Nghĩa Xã Hội, về cái gọi là “…Nhà Nước Của Dân, Do Dân và Vì Dân…”,
họ luôn luôn giáo dục chính trị về Chủ Nghĩa Xã Hội cho giới trẻ trong các trường học
từ bậc Tiểu Học lên đến mọi cấp bậc và tư tưởng đó ngấm sâu vào máu thịt của giới
trẻ. Nhưng những lời nói và tuyên truyền của họ lại đi ngược lại với hành động của
họ: Họ luôn luôn tuyên truyền rằng Chủ Nghĩa Xã Hội là tốt đẹp, là công hữu hoá tài
sản cho xã hội và chỉ trích chế độ Tư Bản là tư sản hoá tài sản cho người giàu. Nhưng
họ đã hành động như thế nào? Ở Việt Nam người dân luôn luôn bức xúc về chính
sách đất đai của Nhà Nước Việt Nam. Họ lấy đất của dân để giao cho các Công Ty Tư
Nhân phân lô và bán đất nền với danh nghĩa là làm dự án và bán với giá siêu lợi
nhuận nhưng chỉ đền bù cho người dân với giá bèo bọt. Khi người dân phản đối thì họ
Quyền

Con

Người



Tôi

(c)

Con

Đường

Việt

Nam


2012


T r a n g | 18

cưỡng chế và không bao giờ lắng nghe tiếng nói từ người dân. Họ luôn luôn tuyên
truyền rằng “…Vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn
minh…”, nhưng họ đã hành động như thế nào? Họ chỉ biết đến lợi nhuận của cá nhân
họ mà không quan tâm đến lợi ích của người dân, quan liêu, xa rời quần chúng nhân
dân, đâu đâu cũng thấy bất công, đi đâu cũng nghe dân nói về văn hoá “phong bì”,
“chạy chọt”, họ làm vì “phong bì” nặng hay nhẹ…chứ không phải vì sự công bằng của
xã hội. Họ luôn luôn tuyên truyền rằng “…Nhà Nước của Dân, do Dân và vì Dân…”,
nhưng họ đã hành động như thế nào? Những đề xuất chính đáng của người dân thì
bác bỏ, họ tổ chức bầu cử công khai nhưng kết quả thì ai cũng biết trước. Họ chỉ trích
các nước Tư Bản là thực dụng và hưởng thụ nhưng có một sự bất hợp lý đang hiện
hữu ở Việt Nam mà ai cũng thấy nhưng không ai giám nói đó là làm cán bộ quan chức
thì lương thấp nhưng ai cũng có nhà đẹp, xe ngon, nắm trong tay nhiều đất, nhiều tài
sản…những thứ đó từ đâu ra? Có phải từ tham ô và bất chính? Nhưng khi có ai đề
cập đến thì họ ra sức bao biện hoặc trù dập những người lên tiếng. Khẩu hiệu họ đề
ra là “…dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra…” chỉ là một thuật ngữ để đánh
bóng cái quyền cai trị của họ mà thôi. Thủ tục hành chính thì khỏi phải nói? Họ hành
dân là chính, người dân phải đi năm lần bảy lượt họ mới chịu, ở Việt Nam ai cũng biết
câu cửa miệng “…thủ tục hành chính thì hành là chính…”, hoặc “…chế độ một cửa
nhưng có nhiều khoá…”. Mọi người vẫn thường nói vui rằng ở Việt Nam có nhóm máu
mà không ở nơi đâu có đó là “COCC” (được dịch Con Ông Cháu Cha). “COCC” thì mới
được nhận vào các cơ quan Nhà Nước mặc dù không biết người đó có tài hay không?
Hoặc muốn vào các cơ quan đó thì “phong bì” phải nặng…Có rất nhiều những bất cập
và bất công đang hiện hữu ở Việt Nam mà chúng ta cần tiến hành một “Cuộc Cách
Mạng Nhân Quyền” cho Việt Nam. “Đấu Tranh Nhân Quyền” là tự phát, đơn lẻ, dễ bị
đàn áp…Vì vậy chúng ta hãy hành động để huy động một cách tổng lực lực lượng xã

hội đấu tranh bằng cách chuyển hoá từ “Đấu Tranh Nhân Quyền” sang “Cuộc Cách
Mạng Nhân Quyền” để tập hợp tất cả nhưng cá nhân đơn lẻ, các tổ chức đơn lẻ lại
thành một khối thống nhất và tạo nên sức mạnh tổng lực.
Bản thân tôi cũng đã từng tôn sùng tư tưởng Chủ Nghĩa Xã Hội và cái gọi là “Nhà
Nước Của Dân, Do Dân và Vì Dân”…Nhưng khi nhận rõ ra bản chất độc tài của Chế
Độ Cộng Sản đó là sự áp đặt một cách bất công và không bao giờ hành động vì lợi ích
của người dân, nên tôi phải đứng dậy và đấu tranh.
Tất cả những luận chứng nêu trên, với một tinh thần đấu tranh vì sự công bằng xã
hội và quyền tự do nhân quyền thực sự, chúng ta hãy chuyển hóa từ “Đấu Tranh
Nhân Quyền” sang “Cuộc Cách Mạng Nhân Quyền”, để tạo nên một sức mạnh tập thể
đủ chống lại sự đàn áp của Nhà Nước Việt Nam, buộc Nhà Nước Việt Nam thực thi
Nhân Quyền như các nước khác trên thế giới.
Thời cơ của chúng ta đã đến.
Tình hình trong nước: Mặc cho Nhà Nước ra sức tuyên truyền nhưng phần lớn người
dân đã nhận thức được và nhìn nhận được những bất công và áp đặt của Nhà Nước
Việt Nam. Lòng tin của nhân dân ngày càng giảm sút, lung lay…đâu đâu cũng thấy
những bức xúc của người dân về sự lãnh đạo của Nhà Nước Việt Nam. Thêm vào đó
là việc Trung Quốc ngang nhiên lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam trên biển Đông nhưng
những hành động đối phó của Nhà Nước Việt Nam quá yếu, điều này cho thấy sự nhu

Quyền

Con

Người



Tôi


(c)

Con

Đường

Việt

Nam

2012


T r a n g | 19

nhược và không thể bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Nhà Nước Việt Nam. Họ ra sức
tuyên truyền về chính sách đàm phán ngoại giao hòa bình với Trung Quốc nhưng điều
đó chỉ thể hiện cho sự yếu kém của họ mà thôi. Điều này đi ngược lại với truyền
thống tốt đẹp của nhân dân ta là đấu tranh giữ nước và đấu tranh vì sự toàn vẹn lãnh
thổ của nhân dân ta từ bao đời nay. Từ đó tạo nên sự lung lay về ý chí và niềm tin
của người dân đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản và Nhà Nước Việt Nam. Một
Đảng Cộng Sản và Nhà Nước Việt Nam không có đủ sức mạnh để bảo vệ nhân dân
khỏi sự xâm chiếm lãnh thổ của các nước khác. Cùng với sự xâm chiếm lãnh thổ trên
biển Đông thì những nguồn lợi từ biển của nhân dân ta cũng bị xâm hại. Nguồn lợi rất
lớn từ hải sản và dầu khí rơi vào tay nước khác, vậy thì làm gì có “…dân giàu, nước
mạnh…”.
Tình hình thế giới: Các nước trong khu vực Đông Nam Á bất đồng quan điểm khiến
cho Việt Nam ngày càng bị cô lập. Việt Nam đang cố gắng cải thiện quan hệ với Mỹ
để tìm kiếm một sự trợ giúp nhưng rõ ràng Mỹ chỉ đứng ngoài và lên tiếng mà thôi
chứ không thể can thiệp sâu vào tình hình ở Việt Nam. Mỹ chỉ hỗ trợ những nước là

liên minh với Mỹ hoặc viện trợ cho những lực lượng theo phe của Mỹ. Phong trào nổi
dậy lật đổ chế độ độc tài chuyên chế diễn ra rầm rộ trên thế giới. Khủng hoảng kinh
tế thế giới làm cho kinh tế Việt Nam ngày càng rơi vào khó khăn, từ đó cần một lực
lượng để cải cách và vực dậy nền kinh tế của Việt Nam, cũng như đưa Việt Nam vào
quỹ đạo phát triển của thế giới giống như Liên Xô đã làm nhưng năm 1990.
Từ những thực tế và thời cơ nêu trên chúng ta có thể khẳng định việc chuyển hóa từ
“Đấu Tranh Nhân Quyền” mang tính chất đơn lẻ sang “Cuộc Cách Mạng Nhân Quyền”
mang tính chất tổng lực là cần thiết và đưa Việt Nam tiến lên xã hội thực sự dân chủ
và có nhân quyền, để công lý được thực thi.

Quyền

Con

Người



Tôi

(c)

Con

Đường

Việt

Nam


2012


T r a n g | 20

QuyềnConNgườivàTôi
Mã số QCN&T000008
Con người là một loại sinh vật cao cấp bởi khả năng biết nhìn nhận, suy tư, sáng tạo,
tự thân mỗi người ngay từ khi bắt đầu được sinh ra đã là một nhân vị mang đầy đủ
các phẩm giá cao quý.
Quyền con người là những giá trị phổ quát mà chúng ta phải tôn trọng và bảo vệ
thông qua hệ thống luật pháp cuả một đất nước. Luật pháp, hay những khế ước xã
hội cần được soạn thảo dựa trên quyền lợi của nhân dân, giúp cải thiện và nâng cao
quyền sống của con người.
Một xã hội không hiểu được quyền của con người, chà đạp lên phẩm giá, nhân cách
con người, vứt bỏ đi những giá trị phổ quát về quyền sống có thể được coi, được định
nghĩa là một xã hội “man rợ”. Trong xã hội “man rợ”, tính mạng và cuộc sống của
người dân luôn không được bảo đảm.
Điều đáng đau buồn là tôi nhìn thấy trong xã hội tôi sống đang xuất hiện những dấu
hiệu của sự “man rợ” này.
Tôi nhìn thấy sự dã man trên thân xác người sống, trên thi thể người chết, trong sự
đau khổ của chính mình. Khi cha tôi bị đánh chết bởi bàn tay của người công an nhân
dân, là những người nắm trong tay quyền lực, thực thi luật pháp tôi thấy sợ hãi và
nhận ra rằng mạng sống của con người trong xã hội này thật mỏng manh, quyền
sống của con người dễ dàng bị tước đoạt. Những người đáng lẽ ra phải bảo vệ người
dân nhưng lại có thể thẳng tay tra tấn, đánh chết người dân? Tôi không chấp nhận sự
bất công, uất ức đó và tôi quyết tâm tìm sự thật, tìm lại công bằng cho người cha đã
mất. Chúng tôi có quyền đòi hỏi công lý thực thi.
Tuy nhiên, điều đó không hề dễ dàng như những gì chúng tôi nghĩ. Công bằng trong
xã hội của chúng tôi từ bao giờ mà lại trở nên xa xỉ đến thế! Sau những ngày tháng

mỏi mòn chờ đợi cũng đã đến ngày vụ án được đem ra xét xử nhưng chúng tôi lại bị
cản trở tham gia phiên tòa xét xử bởi chính những lực lượng thừa hành luật pháp,
anh chị em ruột của cha tôi cũng không được vào dự. Quyền tham dự phiên tòa công
khai của công dân bị Tòa án tước đoạt trắng trợn.
Bản án bất công 4 năm tù giam dành cho kẻ sát nhân của tòa án nhân dân thành phố
Hà Nội một lần nữa làm dấy lên trong tôi một cảm giác ghê sợ. Tôi càng đau xót hơn
khi biết được rằng, không chỉ mình cha tôi là nạn nhân, còn vô số những cái chết oan
khiên dưới bàn tay của công an, dưới những sự tra tấn, đánh đập tàn ác ấy còn có rất
nhiều gia đình rơi vào hoàn cảnh đau thương giống chúng tôi. Và tôi hiểu ra rằng
quyền đòi hỏi công bằng, tôn trọng mạng sống, nhân phẩm con người không phải
mình chúng tôi khao khát.
Chính tiếng khóc người thân đã nằm xuống lòng đất của cha mẹ, vợ con, anh chị
những người xung quanh tôi, chính nỗi oan khiên đã đẩy tôi đến gần với những trăn
Quyền

Con

Người



Tôi

(c)

Con

Đường

Việt


Nam

2012


T r a n g | 21

trở về “quyền con người”. Đối với tôi của ngày trước “quyền con người” là một khái
niệm vô cùng mơ hồ. Nhưng càng chịu bất công thì tôi lại càng hiểu rằng mình phải
sử dụng quyền của mình để phản đối lại những điều sai trái.
Sau biến cố gia đình, tôi hiểu nhiều hơn về quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân trong
xã hội. Trước sự bành trướng ngang ngược của Trung Quốc, tôi đã quyết định đi theo
tiếng gọi Tổ quốc, nghe theo tiếng gọi của lương tâm, tham gia cùng đoàn người biểu
tình chống Trung Quốc xâm lược. Tôi làm đúng theo những điều mà Hiếp pháp quy
định, hành động theo lương tri, truyền thống yêu nước của cha ông từ ngàn đời xưa
nhưng một lần nữa tôi lại phải chứng kiến sự bắt bớ, đàn áp vô lý của chính quyền
đối với những người dân yêu nước. Quyền công dân của chúng tôi ngang nhiên bị coi
thường, chà đạp.
Và rồi tôi đã bắt đầu viết blog để bày tỏ chính kiến của mình. Tôi viết về những vấn
nạn trong xã hội, những điều nhức nhối xoáy vào tâm can tôi. Tôi viết vì tôi không
chịu cúi đầu, cam chịu khi những quyền chính đáng của con người bị tước đoạt thô
bạo.
Ngay cả lúc này, quyền tự do riêng tư của tôi bị xâm phạm, điện thoại của tôi bị nghe
lén, facebook bị kiểm soát chặt chẽ từng ngôn từ, và có những người theo dõi và
chặn đường từ phía sau thì tôi cũng chẳng có gì để phải sợ hãi nữa. Tôi làm tất cả
những điều có thể để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và những người thân của
tôi.
Quyền con người, không một ai, không một thể chế nào có thể tước đoạt được.
Nhiều người có thể cho rằng những điều mà tôi đang làm là điên rồ, đòi hỏi quyền lợi

khi mà không thu được kết quả là ngu xuẩn, rắc rối nhưng tôi không cho là như vậy.
Bởi có xây dựng một cuộc đời vững chắc và thực sự sống trách nhiệm và nghĩa vụ với
ý thức đầy đủ về quyền con người của mình chính là lúc chúng ta làm chủ được vận
mệnh của chính mình.

Quyền

Con

Người



Tôi

(c)

Con

Đường

Việt

Nam

2012


T r a n g | 22


XãHội,ConNgười,vàQuyềnConNgườitrongXãHội
Mã số QCN&T000009

QuyềnConNgườiđốivớitôilàgì?
Mãi đến khi đối diện với câu hỏi này tôi mới thấy nó là một câu hỏi khó. Lý do không
phải vì tôi chẳng biết gì về Quyền Con Người, cũng không phải vì nó là một thứ tôi có
thừa hay thiếu mà đơn giản chỉ là vì tôi chưa bao giờ bỏ nhiều thời gian nghĩ đến nó
từ mức cơ bản nhất để có thể trả lời một cách đơn giản nhất. Tất nhiên tôi có thể
Google để tìm hiểu lịch sử nhân quyền trên thế giới hoặc đề cập đến những quyền lợi
được nói đến trong bản tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc nhưng nghĩ cho
cùng thì đó cũng chỉ là câu trả lời của người khác. Và để tự viết về cảm nhận của tôi
với đề tài Quyền Con Người, tôi cảm thấy đây là một đề tài cần phải bắt đầu từ hai
chữ Con Người.

ĐịnhnghĩaConNgườiđốivớitôilàgì?
Là một fan của thuyết tiến hóa Darwin, tôi tin rằng con người cũng chỉ là một loại
động vật như những loại động vật khác. Con người có thể khác biệt ở sự thông minh
tột đỉnh. Nhưng nếu ta nhìn vào sự thông minh của một con bò và một con khỉ và vẫn
xem con khỉ là một động vật, thì con người cũng chỉ là một loại động vật thông minh
hơn mà thôi. Và vì vậy, hai chữ Con Người đơn giản chỉ là cái tên của một loại động
vật thông minh.
Dĩ nhiên, hai chữ Con Người đối với xã hội của chúng ta có một ý nghĩa sâu sắc hơn
việc chỉ là tên gọi. Nó tượng trưng cho một sự tách rời ra khỏi cộng đồng của loài vật.
Hai chữ Con Người hôm nay không đơn giản chỉ là homo (man - con người) mà còn là
homo sapiens (wise man - con người sáng suốt). Nhưng, lấy gì làm lằn ranh tượng
trưng cho sự tách rời khỏi thế giới động vật đó? Tôi tin rằng lằn ranh đó phải là sự
tách rời khỏi quy luật tự nhiên của thế giới loài vật: Quy luật của “kẻ mạnh được, kẻ
yếu thua”. Cho nên, Con Người phải là một loại động vật có thể tiến hóa để thoát khỏi
quy luật “kẻ mạnh được, kẻ yếu thua” để xây dựng một xã hội tôn trọng sự bình
đẳng. Sự khác biệt giữa con người và con vật phải nằm trong các sinh hoạt xã hội.


XãHộiConNgườiđốivớitôiphảinhưthếnào?
Xã hội của Con Người thực sự phải là một xã hội hướng tới sự bình đẳng của tất cả
các thành viên. Đó phải là một xã hội không cho phép kẻ mạnh đối xử với kẻ yếu như
những con vật, một xã hội hạn chế phân biệt giai cấp và phân biệt đối xử và có biện
pháp trừng trị thích đáng những kẻ nào ngược đãi đồng loại.
Tất nhiên, với bản tính tự nhiên của một loài vật, những con người rời rạc không thể
cưỡng lại lòng ham muốn tận dụng khả năng để vơ vét, đàn áp, hiếp đáp kẻ yếu hơn
mình nhằm sinh lợi cho bản thân. Vì vậy, Xã Hội Con Người phải là một xã hội có cơ
cấu, quy luật, và nỗ lực không ngừng nghỉ của các thành viên nhằm kềm chế tính thú
của nhau và thúc đẩy phát triển những cá tính hướng đến bình đẳng, công bằng (tính
người).
Quyền

Con

Người



Tôi

(c)

Con

Đường

Việt


Nam

2012


T r a n g | 23

ThựctrạngcủaXãHộiConNgườitheoquanđiểmcủatôi
Nhìn suốt chiều dài lịch sử nhân loại, con người vẫn chưa đủ sáng suốt để thoát khỏi
quy luật tự nhiên của loài vật. Con người đã và đang lặn ngụp trong chiến tranh để
xâm chiếm nhau. Con người vẫn còn đang sáng chế ra những phương pháp mới lạ
trong kinh tế thị trường để lấn ép, cướp bóc lẫn nhau. Con người vẫn chấp nhận cái
nghèo và cái khó như những lý do chính đáng để giẫm đạp lên nhau mà sinh tồn thay
vì nương tựa vào nhau. Càng nghèo khó, con người càng kịch liệt giẫm đạp lên nhau
cho đến khi thời cuộc bắt buộc phải dựa vào sức mạnh tôn giáo, đảng phái, đoàn thể,
dân tộc, hình thức xã hội để rồi tiếp tục giẫm đạp lên nhau ở mức quy mô hơn.
Từ xã hội chủ nghĩa độc tài lạm quyền tàn độc cho đến xã hội tư bản ma mãnh với
nhiều thủ đoạn chính trị kinh tế, tất cả chỉ là những xã hội nữa người nữa vật nếu
thiếu vắng nỗ lực và tinh thần trách nhiệm của các thành viên nhằm tạo dựng và duy
trì cơ cấu, quy luật tôn trọng quyền bình đẳng cho mọi thành viên trong xã hội. Đối
với tôi, chưa có một xã hội nào xứng đáng để gọi là Xã Hội Con Người một cách tuyệt
đối. Nhưng vẫn còn đó sự khác biệt ở việc một xã hội có nhiều tính người hơn tính
thú, có nhiều thành viên giống người hơn giống thú. Và quan trọng hơn hết là việc
một xã hội gia tăng nỗ lực tiến về hướng Xã Hội Con Người, hội nhập vào cộng đồng
thế giới hay buông thả theo tự nhiên về phía Xã Hội Loài Vật và tự cô lập lấy mình.

XãHộitạonênConNgười,hayConNgườitạonênXãHội?
Không phải do ngẫu nhiên mà tôi đặt ra một câu hỏi tương tự đề tài quả trứng và con
gà. Là fan của thuyết tiến hóa, tìm câu trả lời cho nan đề quả trứng con gà không
phải khó đối với tôi. Nhưng khác với nan đề quả trứng con gà, đề tài xã hội và con

người không phải là một việc nghĩ đến cho vui vì những câu trả lời khác nhau sẽ dẫn
đến những kết quả rất khác biệt.
Nhìn vào một xã hội có quá nhiều vấn nạn như xã hội VN chẳng hạn, tôi không thể
quên được câu nói “xã hội này tạo ra những con người như thế”. Nó được dùng để
giải bày cho sự bất lực của bản thân. Nó được dùng để trút cơn giận lên ĐCS, lên
hình thức XHCN. Nhưng có thật như thế không? Nhìn xa hơn nữa, chúng ta có thể nói
XHCN là do một số người tạo ra, và sau đó nó tạo ra những con người như thế. Tức là
xã hội và con người tác động lẫn nhau. Sự thật là như vậy, nhưng có nên chấp nhận
như vậy hay không?
Khác với vấn đề con gà và quả trứng khi sự thật là sao cũng chẳng ăn nhằm gì đến
tôi, khi nghĩ đến câu trả lời xã hội tạo nên con người hoặc con người và xã hội tác
động lẫn nhau, tôi không thể quên đi bản tính tha hóa tự nhiên ở con người. Những
người tôi biết hiện nay không có được cái phước sống trong một xã hội hoàn hảo. Và
thật vô phước cho những ai phải đối diện với một xã hội đầy dẫy những tệ nạn. Nếu
chấp nhận rằng xã hội tạo ra con người, thì cái XHCN của VN sẽ còn tạo ra thêm
nhiều “những con người như thế” nữa. Vòng xoáy xã hội tạo nên con người sẽ đưa
đất nước về đâu?
Chấp nhận câu trả lời về việc xã hội và con người tác động lẫn nhau cũng nguy hiểm
không kém. Ở một mặt, tác động tốt sẽ được con người lãnh công, và tác động xấu
sẽ được đổ lỗi cho... xã hội. Mặt khác, khi thành phần tha hóa, thờ ơ, yếu hèn chiếm
số đông trong khi xã hội đầy dẫy những tệ nạn, hai thành phần này tác động lẫn
nhau sẽ có kết quả như thế nào?
Quyền

Con

Người




Tôi

(c)

Con

Đường

Việt

Nam

2012


T r a n g | 24

Có lẽ đọc đến đây, bạn sẽ hỏi tôi rằng việc tin rằng con người tạo nên xã hội có khác
biệt gì với trường hợp vừa nêu lên ở trên? Tôi tin rằng có khác. Khi loại bỏ niềm tin xã
hội tạo nên con người, tôi sẽ không phó mặc số phận và thờ ơ với những việc đang
xảy ra chung quanh tôi nữa (trừ khi nào tôi là thành phần đang hưởng lợi từ sự tha
hóa của xã hội). Khi nhìn vào những điều xấu trước mắt và tin rằng tôi có thể thay đổi
được nó, niềm tin này đã giúp tôi nhìn thẳng vào khả năng của mình, vào những gì tôi
có thể làm. Ở mức tối thiểu, niềm tin này đã giúp tôi nhận ra sự tha hóa nơi con
người khi họ có thể ung dung sống ngoài vòng pháp luật. Niềm tin này cũng đã giúp
tôi nhận ra quyền lợi công dân được đảm bảo của bạn bè tôi đã bị tước đoạt như thế
nào. Ở mức tối thiểu, niềm tin này giúp tôi hiểu được những người tôi quan tâm đang
bị đối xử như người hay vật. Ở mức tối thiểu, nó đã giúp tôi cảm thông được sự hy
sinh của những người đang bất chấp hiểm nguy tạo dựng một xã hội mới, đang chịu
đựng cảnh ngục tù để đòi hỏi quyền làm người cho tất cả.


QuyềnConNgườivàTráchNhiệmConNgườitrongXãHội
Quyền Con Người theo tôi chỉ có thể đề cập đến trên vấn đề đủ hay thiếu, đồng đều
hay không mà thôi. Con người trong bất kỳ xã hội nào cũng có một số quyền, nhưng
có bao nhiêu, và sự giới hạn của mỗi quyền như thế nào mới chính là vấn đề. Trong
một xã hội của những con người có trách nhiệm, từ tầng lớp lãnh đạo cho đến nhân
dân đều phải cùng gánh vác bổn phận sử dụng và bảo vệ quyền làm người của mình
cũng như của kẻ khác. Và quyền làm người đó không cần phải mơ hồ như tự do ngôn
luận, tự do bày tỏ chính kiến, tự do lập hội, v.v... Nó đơn giản chỉ là: được đối xử bình
đẳng.
Theo tôi, chỉ khi nào nghĩ đến Quyền Con Người qua hai chữ “bình đẳng” người ta
mới hiểu rõ mình có đủ hay chưa, mới hiểu rõ mình được đối xử như người hay vật.
Xã Hội Con Người là một xã hội có luật pháp, hiến pháp được chấp hành nghiêm
chỉnh để đảm bảo mọi người được đối xử bình đẳng. Nếu ai đó cảm thấy mình bị
phân biệt đối xử, bị ngược đãi, sống trong bất công mà cho rằng đó là chuyện thường
tình phải chấp nhận, người đó thật đang sống trong một xã hội người và thú lẫn lộn.
Trong xã hội của loài người, chỉ có những con thú mới không có quyền lợi gì.
Và cũng qua hai chữ “bình đẳng”, tôi mới cảm nhận được rằng Quyền Con Người
không phải là thứ được đảm bảo qua một bản tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc, không
phải là thứ được đảm bảo bởi Hiến Pháp, càng không phải là thứ tự nhiên có được
hay khi sinh ra là phải có. Quyền Con Người của tôi, cũng như sự tự do và bình đẳng,
là một thứ phải đấu tranh mới có được và phải kiên trì bảo vệ mỗi khi tôi cảm thấy nó
bị xâm phạm. Quyền Con Người đi đôi với trách nhiệm. Và cho dù tôi sống ở xã hội
văn minh như thế nào đi nữa, nếu tôi không có trách nhiệm đấu tranh cho quyền làm
người của tôi, quyền được đối xử bình đẳng của tôi, tôi sẽ bị người khác giẫm đạp
lên. Suy cho cùng thì thế giới này vẫn còn là thế giới của động vật.

Lờikết
Bài viết này chỉ là tổng kết của những ý nghĩ rời rạc phát sinh từ ba chữ Quyền Con
Người. Nó được trình bày rời rạc y như dòng tư tưởng của tôi. Tuy rời rạc, nhưng

cũng đủ để tôi đi đến những nhận định sau đây:

Quyền

Con

Người



Tôi

(c)

Con

Đường

Việt

Nam

2012


T r a n g | 25


Các vấn nạn, xã hội nào cũng có. Nhưng sự khác biệt là ở sự phản ứng của tất
cả những thành viên trong xã hội đối với vấn nạn đó.


Định nghĩa về con người rất mơ hồ và dễ dãi trong một xã hội lẫn lộn tính
người và tính thú, cho nên Quyền Con Người cũng sẽ rất mơ hồ đối với những người
đang sống trong một xã hội như vậy.

Quyền Con Người xã hội nào cũng có, nhưng quan trọng là ở người có ít người
có nhiều, người bị hạn chế, người được lạm dụng.

Trong bất kỳ xã hội nào, nếu tôi không phấn đấu có và sử dụng quyền làm
người, tôi sẽ bị phân biệt đối xử như một con vật. Là một con người, việc đơn giản
nhất là phải biết suy nghĩ, phát biểu, và đấu tranh để thực hiện hai điều này.

Niềm tin về khả năng con người tạo nên xã hội sẽ giúp xã hội phát triển theo
nguyện vọng của con người.

Một xã hội thiếu vắng sự bình đẳng của mọi thành viên là một xã hội mà trong
đó, mọi người phải lặn ngụp tranh giành để mà sống. Đó là quy luật tự nhiên trong xã
hội loài vật.

Không có gì xấu xa khi thành thật với bản thân mình vì đó là việc cần thiết để
nhìn ra mình giống người hay giống thú.
Dòng tư tưởng này khiến tôi nhớ lại một đoạn trích trong tác phẩm CHUYỆN CỦA B
của nhà văn kiêm giáo sư Daniel Quinn, xin dùng nó làm đoạn kết.
"Là một kẻ chuyên lần mò lắp ráp, tôi không làm một điều gì có thể định nghĩa rõ
ràng như vậy, anh Jared ạ. Tôi tìm hiểu thứ này, tôi thí nghiệm thứ kia. Tôi tự hỏi
không biết có một chiều tư tưởng nào vốn gắn liền với tín ngưỡng hay không. Tôi tự
nói với mình rằng ý tưởng cũng như thanh âm trong âm nhạc, một thứ không bao giờ
đơn lẻ, cá biệt. Thay vào đó, nó lúc nào cũng được cộng hưởng, hòa lẫn với nhau
dưới nhiều dạng hòa âm khác nhau - những âm bội và những âm dịu. Và tôi cũng nói
với tôi rằng khi một ý thức phát triển trở thành một ý tưởng con người, nó sẽ bắt đầu

vang dội trong một lối hòa âm tương đương với những gì ta gọi là tín ngưỡng; hoặc
cơ bản hơn, đó là sự nhận thức về những gì thiêng liêng. Nói một cách khác, tôi tự
hỏi rằng nhận thức về những gì thiêng liêng có phải là một nhận thức cá biệt gì
không? Hay nó chỉ là một âm bội của ý tưởng con người mà thôi? Một phỏng đoán
loại này có thể tạo nên scientia, kiến thức, nhưng vì nó không thể phủ nhận hay
chứng minh gì, nó không thể tạo nên căn bản khoa học gì theo định nghĩa hiện đại.
Một tác phẩm của nghệ thuật lắp ráp bricolage không có gì là khoa học cả, anh Jared
ạ. Nhưng nó vẫn có thể tạo sự kinh ngạc, có lý, và kích thích tư duy. Nó vẫn có thể
gây ấn tượng với đầy đủ tính xác thực, giá trị hiệu lực, tình lý, và sức thuyết phục."
(B, Chuyện của B)

Quyền

Con

Người



Tôi

(c)

Con

Đường

Việt

Nam


2012


×