Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Tài liệu ôn thi ngữ văn vào 10 THPT 2018 kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.46 KB, 50 trang )

“TL ôn thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT2018-Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn
trích)”

-TÀI LIỆU ÔN THI NGỮ VĂN VÀO LỚP 10 THPT 2018 -

“KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (ĐOẠN TRÍCH)”
DANH MỤC TÀI LIỆU

Phần A: Tóm tắt kiến thức về kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện
(hoặc đoạn trích).
Phần B: Lập dàn ý chi tiết một số đề văn nghị luận về tác phẩm
truyện (hoặc đoạn trích).
Phần C: Giới thiệu một số bài văn nghị luận về tác phẩm truyện
(hoặc đoạn trích).

Tran
g
01
02
33

(*)(*)(*)(*)(*)
Phần A: Tóm tắt kiến thức kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện
(hoặc đoạn trích).
1. Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
- Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận
xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác
phẩm cụ thể.
- Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt
truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người
viết phát hiện và khái quát.


- Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị
luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
- Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc,
lời văn gợi cảm, giàu hình ảnh.
2. Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có thể bàn về chủ
đề, nhân vật, cốt truyện, nghệ thuật của truyện.
- Bài làm cần đảm bảo đầy đủ các phần của một bài nghị luận:
+ Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý
kiến đánh giá sơ bộ của mình.
+ Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm;
có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực
+ Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc
đoạn trích).
- Trong quá trình triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện sự cảm thụ
và ý kiến riêng của người viết về tác phẩm.
/>
1


“TL ôn thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT2018-Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn
trích)”

- Giữa các phần, các đoạn văn của bài văn cần có sự liên kết hợp lí, tự nhiên.
- Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích): tìm hiểu
đề và tìm ý, lập dàn ý theo bố cục ba phần rõ ràng, viết bài, sửa bài.
Lưu ý: Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) thường có các
từ suy nghĩ, phân tích. Đề phân tích yêu cầu phân tích tác phẩm để đưa ra nhận xét.
Đề suy nghĩ yêu cầu đề xuất nhận xét về tác phẩm trên cơ sở một tư tưởng, một góc
nhìn đó, ví dụ quyền sống của con người, địa vị của người phụ nữ trong xã hội…

---------------------------------------------------------------------------------------------

Phần B: Lập dàn ý chi tiết một số đề văn nghị luận về tác phẩm
truyện (hoặc đoạn trích).
Đề số 1.
Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim
Lân (SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013).
(Trích đề tuyển sinh vào lớp 10 THPT tỉnh Thanh Hóa 2014-2015 - Câu 3(5,0đ))
Hướng dẫn lập dàn ý:
Yêu cầu:
* Về kĩ năng (0,5 điểm): Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh,
lập luận chặt chẽ, bố cục hợp lý; hành văn trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi
chính tả, dùng từ, ngữ pháp cơ bản…
* Về kiến thức (4,5 điểm): Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác
nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nhân vật ông Hai: (0,5 điểm)
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc
cuộc sống ở nông thôn. Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh
ngộ của người nông dân. Truyện ngắn Làng được viết trong thời kỳ đầu của cuộc
kháng chiến chống Pháp. (0,25 điểm)
- Nhân vật ông Hai tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam
trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: yêu làng, yêu nước, gắn
bó với cuộc kháng chiến. (0,25 điểm)
2. Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật ông Hai. (3,5 điểm)
2.1. Ông Hai có tình yêu sâu sắc, đặc biệt với làng Chợ Dầu, nơi chôn rau cắt
rốn của mình.
- Tình yêu làng của ông gắn liền với việc hay khoe làng: luôn hãnh diện, tự hào về
phong trào cách mạng, tinh thần kháng chiến sôi nổi của làng (0,75 điểm)
- Vì yêu làng tha thiết nên khi phải rời làng đi tản cư cùng gia đình, lúc nào ông
cũng nhớ làng Chợ Dầu da diết: ông thường sang nhà hàng xóm để giãi bày tình

cảm về làng cho đỡ nhớ. (0,75 điểm)
2.2. Tình yêu làng của ông Hai hòa nhập, thống nhất với lòng yêu nước, yêu
/>
2


“TL ôn thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT2018-Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn
trích)”

kháng chiến, yêu cách mạng.
-Từ một người nông dân yêu làng, ông Hai trở thành một nông dân nặng lòng với
kháng chiến: đi đâu ông cũng nói chuyện kháng chiến, ông hay đi nghe đọc báo,
nói chuyện, bàn về những sự kiện nổi bật của kháng chiến (0,5 điểm)
- Nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc Pháp, ông đau đớn và nhục nhã vô cùng. Ông
rất nhớ làng, muốn về làng, nhưng không thể quay về làng vì “về làng tức là bỏ
kháng chiến:, “làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Ông
sung sướng, cảm động đến phát khóc khi nghe thằng con nói: “ủng hộ Cụ Hồ Chí
Minh muôn năm!”. (1,0 điểm)
- Nghe tin cải chính làng không theo giặc, ông Hai vui sướng, tự hào, nên dù nhà
ông bị giặc đốt, ông không buồn, không tiếc, mà xem đó là bằng chứng về lòng
trung thành của ông đối với cách mạng. (0,5 điểm)
3. Đánh giá khái quát: (0,5 điểm)
- Kim Lân rất thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật: Miêu tả tâm lí nhân
vật sâu sắc, tinh tế. Nhà văn diễn tả rất đúng, rất ấn tượng về tâm trạng yêu nước
của người nông dân mới. Ngôn ngữ nhân vật đặc sắc: mang đậm chất khẩu ngữ,
vừa có tính chất nông dân vừa mang dấu ấn cá tính của nhà văn. (0,25 điểm)
- Nhân vật ông Hai là một nhân vật độc đáo mang những điểm chung tiêu biểu
cho người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp: yêu làng, yêu nước,
thủy chung với kháng chiến. Ở nhân vật này vừa mang vẻ đẹp truyền thống vừa
mang tinh thần hiện đại, tình yêu làng quê thống nhất với tình yêu đất nước và

tinh thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Đây
là vẻ đẹp của người nông dân mới sau cách mạng tháng Tám, một lòng theo Đảng,
theo Bác Hồ và có niềm tin sâu sắc với cách mạng. (0,25 điểm).
-----------------------Hết--------------------------------Đề số 2.
Cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn
Quang Sáng (SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015).
(Trích đề tuyển sinh vào lớp 10 THPT tỉnh Thanh Hóa 2016-2017-Câu 3 (5,0đ))
Hướng dẫn lập dàn ý:
Yêu cầu:
*Về kĩ năng (0,5 điểm): Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học hoàn chỉnh,
lập luận chặt chẽ, bố cục hợp lý; hành văn trong sáng, có cảm xúc; không mắc
lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp…
*Về kiến thức (4,5 điểm): Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau
nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nhân vật bé Thu (0,5 điểm)
- Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn từ sau năm 1954, sáng tác chủ yếu ở
thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết. Chiếc lược ngà ra đời năm 1966, là truyện
/>
3


“TL ôn thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT2018-Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn
trích)”

ngắn xuất sắc trong đời văn của ông (0,25 điểm).
- Thu là cô bé giàu cá tính, bướng bỉnh, gan góc, nhưng ngây thơ, hồn nhiên,
có tình yêu sâu sắc, mãnh liệt. (0,25 điểm).
2. Cảm nhận về nhân vật bé Thu (3,5 điểm)
2.1. Nhân vật bé Thu đặt trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh:
- Cô bé thiếu thốn tình cha từ nhỏ. Anh Sáu đi chiến đấu khi em chưa đầy

một tuổi. Suốt tám năm trời, hai cha con chỉ biết nhau qua tấm ảnh. (0,5 điểm).
- Dấu tích của chiến tranh chính là cái thẹo trên mặt anh Sáu. “Vết thẹo dài
bên má phải” đỏ ửng mỗi khi anh xúc động, đã gây nên sự hiểu lầm của bé Thu,
tạo nên hố sâu ngăn cách. Vì vậy, trong suốt những ngày ba được nghỉ phép,
Thu không thể nhận ra cha và ông Sáu cũng không có cơ hội trực tiếp bày tỏ
tình cảm với con. (0,5 điểm)
2.2. Cảm nhận về nhân vật bé Thu:
- Thoạt đầu khi thấy anh Sáu nhận là con, Thu tỏ ra ngờ vực, lảng tránh. Lúc
đầu, Thu không chịu nhận anh Sáu là ba. Chi tiết này bộc lộ bản tính trẻ con,
bướng bỉnh và đáo để, khước từ tình thương ba dành cho em. (0,5 điểm)
- Bé Thu có thái độ ngang ngạnh, thậm chí hỗn xược với ông Sáu: Bị ba đánh,
em bỏ đi, cố ý gây sự chú ý, mong được dỗ dành. (0,5 điểm)
- Nguyên nhân sâu xa của sự khước từ ấy là tình yêu ba. Bé Thu chỉ yêu duy
nhất người ba trong tấm ảnh chụp chung với má, không chấp nhận hình ảnh
người ba ngoài đời có vết thẹo trên khuôn mặt. (0,75 điểm)
- Được bà ngoại trò chuyện, tìm ra lý do Thu không chịu nhận anh Sáu là cha và
khuyên nhủ, cô bé đã thay đổi thái độ. (0,5 điểm)
+ Tâm trạng buồn, ân hận, day dứt: “vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu”, “đôi mắt nó
như to hơn… nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”.
+ Trong khoảnh khắc nhận được ánh mắt trìu mến, lời nói từ biệt của ba, tiếng
kêu thét “Ba…a…a…ba!” bật lên từ cõi lòng.
+ Cùng với tiếng gọi là cử chỉ vồ vập, kiên quyết không cho ba đi, không muốn
chia li thêm lần nữa.
- Tình yêu ba thể hiện bằng thái độ trân trọng kỉ vật chiếc lược ngà mang dòng
chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. (0,25 điểm)
+ Bom đạn đã cướp đi người cha đáng kính nhưng tình cha con còn mãi.
+ Tình yêu cha, tình yêu đất nước đã tiếp thêm sức mạnh để em vượt qua nguy
hiểm, gian khó.
= > Nhân vật bé Thu gợi ấn tượng sâu sắc về nỗi đau, mất mát và vẻ đẹp tâm
hồn, phẩm chất của con người Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt

của dân tộc. (Liên hệ với các hình tượng văn học khác cùng đề tài).
3. Đánh giá khái quát: (0,5 điểm)
- Nguyễn Quang Sáng rất thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng
/>
4


“TL ôn thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT2018-Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn
trích)”

nhân vật bé Thu: miêu tả tâm lí sâu sắc, tinh tế; khắc họa tính cách qua hành
động, nội tâm, qua tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí. (0,25 điểm)
- Bé Thu gây ấn tượng, gợi xúc động mạnh mẽ trong lòng người đọc. Qua nhân
vật này, nhà văn ca ngợi tình cha con thiêng liêng, bất tử, tình cảm gia đình cao
quý. Từ câu chuyện cảm động của cha con bé Thu, ta càng thấu hiểu những đau
thương mà nhân dân Nam Bộ phải hứng chịu trong cuộc chiến tranh chống Mĩ
khốc liệt, càng trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, sức sống dẻo dai, bền bỉ của học.
(0,25 điểm).
------------------------------------Hết-------------------------------Đề số 3.
Phân tích tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu. Từ câu chuyện, em rút ra
được cho mình bài học gì?
(Trích đề tuyển sinh lớp 10 THPT Thành phố Huế năm 2007-2008-Câu 3 (4,0đ))
Hướng dẫn lập dàn ý:
* Yêu cầu về kỹ năng:
- Bài làm có đủ ba phần: Mở - Thân - Kết.
- Bài làm thể hiện kỹ năng nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học.
- Bố cục chặt chẽ; luận điểm mạch lạc, lý lẽ xác đáng, dẫn chứng chính xác, chọn
lọc; suy nghĩ chân thành; diễn đạt trôi chảy, bài sạch sẽ, chữ rõ ràng.
* Yêu cầu về kiến thức:
1. Phân tích tình cảm cha con của ông Sáu và bé Thu: (3,5 điểm)

- Có thể phân tích vấn đề theo hai nhân vật chính (Ông Sáu và bé Thu).
- Cũng có thể phân tích theo hai tình huống truyện (Cuộc gặp gỡ sau 8 năm xa cách
của hai cha con và sự kiện ông Sáu làm chiếc lược ngà ở khu căn cứ).
- Sau đây là các ý trọng tâm cần làm rõ:
+ Sự bộc lộ tình cảm mạnh mẽ, nồng nhiệt của bé Thu đối với cha, mặc dù trước đó
em cố tình xa cách, cứng đầu, ương ngạnh.(1,25 điểm )
+ Sự thể hiện tình cảm sâu sắc, thiết tha của ông Sáu đối với con, đặc biệt qua kỷ
vật “chiếc lược ngà”- biểu hiện của tình cha con cao đẹp.(1,75 điểm)
+ Để diễn tả tình cha con sâu nặng, xúc động, thiêng liêng trong hoàn cảnh éo le
của chiến tranh, Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng thành công: tình huống truyện
bất ngờ, hợp lý; hệ thống nhân vật chân thực, tự nhiên; ngôn ngữ tác phẩm đặc sắc,
đậm chất Nam bộ.(0,5 điểm)
2. Bài học rút ra từ câu chuyện: (0,5 điểm)
Học sinh có thể nêu nhiều bài học khác nhau, trong đó các ý cơ bản là:
+ Tình cảm cha con nói riêng, tình cảm gia đình nói chung là tình cảm quý báu, mỗi
người cần biết trân trọng, giữ gìn, phát huy.
+ Con người phải sống và làm việc sao cho xứng đáng với các tình cảm cao quý đó.
+ Đây cũng là truyền thống đạo lý của dân tộc, cần kế thừa và gìn giữ. ...
/>
5


“TL ôn thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT2018-Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn
trích)”

---------------------------------------Hết------------------------------------Đề số 4.
Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần ông Sáu về thăm
nhà trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Hướng dẫn lập dàn ý (Đề 4,5 điểm):
1. Mở bài (0,25đ):

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
- Nêu cảm nhận khái quát về diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong
lần ông Sáu về thăm nhà.
2.Thân bài (4,0đ):
* Học sinh dẫn dắt khái quát rồi phân tích được sự thay đổi trong hành động,
tâm lí của nhân vật, qua đó cảm nhận được tình cảm sâu sắc mà bé Thu dành cho
cha.
2.1. Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ông Sáu là cha:
- Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái lên tám tuổi ông mới
có dịp về thăm nhà, thăm con. Gặp lại con, ông Sáu không kìm được nỗi vui mừng
trong phút đầu nhìn thấy con. Nhưng thật trớ trêu, đáp lại sự vồ vập của cha, bé Thu
lại tỏ ra ngờ vực, lảng tránh và ông Sáu càng muốn gần con thì đứa con lại càng tỏ
ra lạnh nhạt, xa cách…
- Tâm lí và thái độ ấy của bé Thu được biểu hiện qua hàng loạt các chi tiết mà
người kể chuyện quan sát và thuật lại rất sinh động: hốt hoảng, mặt tái đi, rồi vụt
chạy và kêu thét lên khi mới gặp ông Sáu; chỉ gọi trống không với ông Sáu mà
không chịu gọi cha; nhất định không chịu nhờ ông giúp chắt nước nồi cơm to đang
sôi; hất cái trứng cá mà ông gắp cho; cuối cùng khi bị ông Sáu tức giận đánh cho
một cái thì bỏ về nhà bà ngoại, khi xuống xuồng còn cố ý khua dây cột xuồng kêu
rổn rang thật to…
(HS lần lượt đưa ra dẫn chứng phân tích làm sáng rõ từng ý)
- Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, bé Thu không tin ông
Sáu là cha chỉ vì trên mặt ông có thêm vết sẹo, khác với hình ba mà nó đã được biết.
Sự ương ngạnh, phản ứng của bé Thu là không đáng trách mà hoàn toàn tự nhiên.
Qua đây ta thấy bé Thu có cá tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật, em
chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba… Trong cái “cứng đầu” của em có ẩn chứa cả
sự kiêu hãnh của trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha khác, người chụp
chung trong tấm hình với má của em..
2.2. Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra ông Sáu chính là cha.
- Trong buổi sáng cuối cùng, trước phút ông Sáu phải lên đường, thái độ và

hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn.
/>
6


“TL ôn thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT2018-Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn
trích)”

+ Lúc chia tay, sau khi bắt tay hết mọi người, ông Sáu đưa mắt nhìn con,
thấy nó đứng trong góc nhà; khi người cha nhìn nó với đôi mắt trìu mến lẫn buồn
rầu và tạm biệt thì đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao.
-> Đằng sau đôi mắt mênh mông ấy chắc đang xáo động biết bao ý nghĩ tình
cảm.. Cách dẫn dắt khéo léo của nhà văn khiến người đọc bị lôi cuốn theo một cách
rất tự nhiên..
+ Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi “ba”: chi tiết bé Thu gọi cha được tác giả đặc
biệt nhấn mạnh và miêu tả: bỗng nó kêu thét lên: Ba… a… a… ba! Tiếng kêu của
nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là
tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ
đáy lòng nó.
-> Tiếng kêu ấy thể hiện khao khát mãnh liệt của Thu được gọi ba từ bao lâu
nay, tiếng kêu chứa đựng bao yêu thương khiến người đọc xúc động…
+ Hành động: chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang
hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó, nói trong tiếng khóc… hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn
cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa, ôm chặt lấy ba… hai tay nó siết chặt lấy cổ,…
dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba, đôi vai nhỏ bé của nó run run.
-> Tác giả sử dụng kết hợp các phép so sánh, tăng tiến, liệt kê, yếu tố miêu tả,
nghị luận… thể hiện ấn tượng sinh động tâm lí, tình cảm cô bé trong phút chia tay
cha
- Trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết sẹo làm
thay đổi khuôn mặt ba nó. Sự nghi ngờ bấy lâu đã được giải tỏa và ở Thu nảy sinh

một trạng thái như sự ân hận, hối tiếc “nghe bà kể nó nằm im, lăn lộn và thỉnh
thoảng lại thở dài như người lớn”. Vì thế, trong giờ phút chia tay, tình yêu và nỗi
mong nhớ với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ
và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận vì trước đó đã trót đối xử không phải
với ba…
2.3. Đánh giá: Đánh giá chung về nhân vật và nghệ thuật kể chuyện:
- Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu;
nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả…
- Nội dung: Tác phẩm đã diễn tả một cách cảm động tình cảm thắm thiết, sâu
sắc của bé Thu dành cho cha (trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh). Qua đó khẳng
định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc và
càng cao đẹp hơn trong những cảnh ngộ khó khăn. Tác phẩm còn gợi cho người đọc
nghĩ đến những đau thương mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con
người, bao nhiêu gia đình…
3. Kết bài (0,25đ):
Khẳng định sự thành công của tác giả khi xây dựng nhân vật bé Thu và liên
hệ bản thân…
/>
7


“TL ôn thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT2018-Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn
trích)”

--------------------------------------Hết---------------------------------------Đề số 5.
Từ những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Thành Long và truyện ngắn Lặng lẽ
Sa Pa, em hãy phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn nói trên, qua đó
hãy nêu nhận xét của mình về nghệ thuật của truyện ngắn này.
(Trích đề tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên, tỉnh Tuyên Quang năm 2009–2010,
câu 3 (5,0 điểm)).

Hướng dẫn lập dàn ý:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một nhân vật văn học.
- Bài văn có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, không mắc
lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận rõ ràng.
* Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, thí
sinh phải chỉ ra và phân tích được những phẩm chất, đức tính đẹp đẽ, đáng yêu của
nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trong tác phẩm
này với các ý cơ bản sau:
1. Phần giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
+ Nguyễn Thành Long viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp, ông là cây
bút chuyên về truyện ngắn và kí.
+ Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè
năm 1970 của Nguyễn Thành Long.
+ Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa khắc họa thành công hình ảnh những
người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng
ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao
động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
2. Phần phân tích: Nhân vật anh thanh niên trong truyện với những nét đẹp
về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của
công việc rất đáng trân trọng.
+ Yêu đời, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao trong công việc.
+ Có những suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người.
+ Có đời sống tinh thần phong phú: Say mê đọc sách, xem đọc sách là một niềm
vui, là một người bạn.
+ Một con người thành thực, mến khách, luôn quan tâm tới người khác.
+ Một con người khiêm tốn, hi sinh thầm lặng,…
Chú ý: Trong quá trình làm bài, thí sinh phải đưa dẫn chứng và phân tích các dẫn
chứng để làm rõ từng đặc điểm, tính cách của nhân vật (sự phân tích, giải thích,

chứng minh phải có căn cứ thuyết phục).
/>
8


“TL ôn thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT2018-Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn
trích)”

3. Phần nhận xét:
Với cốt truyện nhẹ nhàng, chi tiết chân thực tinh tế, đối thoại sinh động, tình
huống truyện bất ngờ thú vị, tác giả đã ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của thế hệ
thanh niên trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của đất nước.
-----------------------------------Hết---------------------------------Đề số 6.
Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của
Nguyễn Thành Long (SGK Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam 2015).
(Trích đề tuyển sinh vào lớp 10 THPT- Thanh Hóa năm 2016-2017, câu 3 (5,0đ))
Hướng dẫn lập dàn ý:
* Yêu cầu về kĩ năng (0,5 điểm): Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học hoàn
chỉnh, lập luận chặt chẽ, bố cục hợp lý; hành văn trong sáng, có cảm xúc; không
mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp cơ bản…
*Yêu cầu về kiến thức (4,5 điểm): Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách
khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nhân vật anh thanh niên: (0,5 điểm)
- Nguyễn Thành Long là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và kí. Truyện ngắn
Lặng lẽ Sa Pa là kết quả chuyến đi Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả.
Truyện này được rút từ tập Giữa trong xanh in năm 1972, là truyện ngắn xuất
sắc trong đời văn của ông. (0,25 điểm)
- Nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh núi cao heo hút tiêu
biểu cho vẻ đẹp của con người Việt nam trong công cuộc xây dựng đất nước:
giàu tình yêu lao động, yêu quê hương, đất nước,… đang âm thầm lặng lẽ đem

hết tài năng và sức lực của mình cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước
trên bước đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. (0,25 điểm)
2. Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên. (3,5 điểm)
2.1. Hoàn cảnh sống, làm việc và tình huống gặp gỡ của anh thanh niên. (1,0
điểm)
- Hoàn cảnh sống: Anh thanh niên làm công tác khí tượng, ở một mình tại trạm
khí tượng trên đỉnh núi cao Yên Sơn, giữa cái lặng lẽ của Sa Pa. (0,5 điểm).
- Tình huống gặp gỡ của anh thanh niên với bác lái xe và hai hành khách trên
chuyến xe- bác họa sĩ và cô kĩ sư - > Đây là cơ hội thuận tiện để tác giả khắc
họa bức chân dung nhân vật một cách tự nhiên, tập trung… (0,5 điểm)
2.2. Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên:
- Anh là người yêu thích công việc, gắn bó, không rời khỏi vị trí làm việc một
giờ nào, mặc dù nơi anh sống và làm việc là một đỉnh núi cao, quanh năm
không một bóng người. Có lúc anh cảm thấy rất “thèm người” . (0,5 điểm)
- Anh luôn tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc thực sự trong công việc của
mình, nhất là khi công việc của anh mang lại kết quả cho công việc chung. (dẫn
/>
9


“TL ôn thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT2018-Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn
trích)”

chứng) (0,5 điểm)
- Anh còn là người luôn luôn có ý thức học tập không ngừng (qua sách báo)
(0,25 điểm)
- Anh biết sắp xếp cuộc sống của mình ngăn nắp, cẩn thận, biết tự chăm sóc cho
cuộc sống vật chất và tinh thần của bản thân: trồng hoa, nuôi gà,… (0,5 điểm)
- Đặc biệt anh là người biết quý trọng, cởi mở và luôn quan tâm đến người khác
(dẫn chứng) (0,5 điểm)

= > Nhân vật anh thanh niên là hiện thân của những con người lao động mới
trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đang ngày đêm lặng lẽ
cống hiến sức lực của mình làm giàu cho tổ quốc.
(Liên hệ với các hình tượng văn học khác cùng đề tài). (0,25 điểm)
3. Đánh giá khái quát: (0,5 điểm)
- Nguyễn Thành Long rất thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng anh
thanh niên: xây dựng tình huống truyện hợp lý, cách kế chuyện tự nhiên có kết
hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận… (0,25 điểm)
- Nhân vật anh thanh niên gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc. Qua
nhân vật này, nhà văn khẳng định vẻ đẹp con người lao động mới và ý nghĩa của
những công việc thầm lặng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc những năm 70 của thế kỉ XX. (0,25 điểm).
--------------------------------Hết-------------------------------------Đề số 7.
Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã để cho
ông hoạ sĩ nghĩ về anh thanh niên như sau:
Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những
điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ trong cái
vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp
người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi
bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được
đúng.
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
Nêu rõ những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suy nghĩ về
anh trong truyện ngắn.
(Trích đề thi HSG Ngữ văn 9 cấp tỉnh Thanh Hóa năm 2011-2012, câu IV (8,0đ)).
Hướng dẫn lập dàn ý:
* Yêu cầu về kĩ năng trình bày (0.5 điểm)
Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp xếp ý
một cách lôgic, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận,
không có quá 3 lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt…

* Yêu cầu về kiến thức (7.5 điểm)
/>
10


“TL ôn thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT2018-Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn
trích)”

1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích (0.5 điểm)
Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí.
Truyện của ông thường có khuynh hướng ca ngợi tình yêu Tổ quốc, nhân dân. Lặng
lẽ Sa Pa được viết vào mùa hè 1970 trong chuyến đi Lào Cai, in trong tập Giữa
trong xanh (1971). Với chất thơ nhẹ nhàng, trầm lắng, thiết tha, Lặng lẽ Sa Pa ca
ngợi những con người sống giữa non xanh lặng lẽ nhưng vô cùng sôi nổi, hết lòng
vì Tổ quốc thân yêu
2. Những điều anh suy nghĩ (3.5 điểm)
- Anh suy nghĩ về hoàn cảnh làm việc, công việc mình làm: (Khi ta làm việc,
ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được; công việc của cháu gian khổ thế
đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất). Anh đã vượt lên hoàn cảnh bằng những
suy nghĩ rất đẹp, giản dị mà sâu sắc về công việc, về cuộc sống. Anh thấy được ý
nghĩa cao quý trong công việc thầm lặng của mình. (1,0 điểm)
- Anh thực sự cảm thấy hạnh phúc khi biết những việc mình làm đã góp một
phần nhỏ giúp cho không quân bắn rơi máy bay Mĩ (từ hôm ấy cháu sống thật hạnh
phúc). Điều này giúp anh hiểu được ý nghĩa lớn lao của cuộc cuộc sống. (1,0 điểm)
- Anh suy nghĩ về những con người đang sống xung quanh anh: ông kĩ sư
nông nghiệp cần mẫn ngày này qua ngày khác thụ phấn cho hàng vạn cây su hào
với mong ước để củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngọt
hơn trước; anh cán bộ nghiên cứu sét mười một năm không một ngày xa cơ quan để
quyết tâm hoàn thành cho được bản đồ sét. (1,0 điểm)
- Đó là những con người làm cho anh thanh niên thấy cuộc đời đẹp quá. Và

anh mơ ước được làm việc trên trạm đỉnh Phan xi phăng, nơi lí tưởng để làm công
việc khí tượng.
-> Qua những suy nghĩ của anh thanh niên, nhà văn đã ca ngợi và khẳng định
vẻ đẹp của con người lao động, của lí tưởng sống dựng xây Tổ quốc. (0,5 điểm)
3. Những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh
(2.5 điểm)
- Với ông hoạ sĩ già: anh đã làm cho ông xúc động mạnh, khiến ông đi hết
ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và làm cho trái tim mệt mỏi của ông trở nên
khao khát, yêu thêm cuộc sống. Ông quyết định quay trở lại nơi này để hoàn thành
bức vẽ chân dung anh. (1,0 điểm)
- Với cô kĩ sư trẻ: Anh đã làm cho cô cảm động và bị cuốn hút ngay từ giây
phút đầu tiên gặp, làm cho cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp
của anh, hiểu thêm cái thế giới những con người như anh. Anh đã giúp cô nhìn nhận
lại bản thân mình, giúp cô yên tâm hơn về quyết định của mình, và trên tất cả là
những háo hức và mơ mộng mà anh đã trao cho cô. Cô gái chia tay anh bằng một
ấn tượng hàm ơn khó tả. (1,0 điểm)

/>
11


“TL ôn thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT2018-Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn
trích)”

-> Qua những suy nghĩ của các nhân vật ông hoạ sĩ, cô kĩ sư, nhà văn nhấn
mạnh ý nghĩa lớn lao của những công việc thầm lặng. Đó là những suy nghĩ đẹp,
cách sống đẹp. (0,5 điểm)
4. Mở rộng, nâng cao (1.0 điểm)
- Những điều anh suy nghĩ và những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh
chính là những suy tư trăn trở của nhà văn trước cuộc đời. Ý nghĩa ấy được gửi gắm

qua hình thức một câu chuyện nhẹ nhàng, giàu chất thơ.
- Từ những suy nghĩ ấy, rút ra cho bản thân những bài học về cách sống cao
đẹp.
--------------------------------Hết-------------------------------------Đề số 8.
Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả Nguyễn Thành Long đã gửi gắm
chủ đề của câu chuyện vào một lời nhận xét ngắn gọn “trong cái lặng im... đất
nước”.
Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa cao quý
của những công việc thầm lặng.
Hướng dẫn lập dàn ý:
1. Mở bài:
- Trong văn học Việt Nam có những cây bút văn xuôi chỉ chuyên về truyện
ngắn và ký – Nguyễn Thành Long là một trong số đó. Ông được khẳng định như
một cây bút truyện ngắn và ký đáng chú ý trong những năm 60 – 70 với cả gần chục
sách đã in. “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến “thâm nhập thực tế” ở Lào Cai
của tác giả trong mùa hè năm ấy.
- Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả Nguyễn Thành Long đã gửi gắm
chủ đề của câu chuyện “trong cái lặng im... đất nước”.
Điều ấy sẽ được thấy rõ qua nhân vật: anh thanh niên; ông...
2. Thân bài:
- Đọc truyện, người đọc thấy vẻ đẹp của Sa Pa hiện lên thật độc đáo, đầy chất
thơ, nhưng truyện còn giới thiệu với chúng ta về vẻ đẹp của con người Sa Pa. Đó là
những con người miệt mài làm việc, nghiên cứu khoa học, trong lặng lẽ mà rất khẩn
trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của con người.
2.1. Đó là anh thanh niên:
- Nhân vật chính trong truyện làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu.
Sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng giữa cỏ
cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh là: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo
chấn động mặt đất, dựa vào công việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản
xuất, phục vụ chiến đấu.

- Vượt lên hoàn cảnh sống, những vất vả của công việc, anh có những suy
nghĩ rất đẹp:
/>
12


“TL ôn thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT2018-Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn
trích)”

+ Đối với công việc, anh yêu nó tới mức trong khi mọi người còn ái ngại cho
cuộc sống ở độ cao 2600m của anh thì anh lại ước ao được làm việc ở độ cao trên
3000m. Vì anh cho như vậy mới gọi là lý tưởng.
+ Anh có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống
con người: “khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được”
và anh hiểu rằng công việc của anh còn gắn với công việc của bao anh em đồng chí
dưới kia. “Công việc của cháu gian khổ thật đấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết
mất”.
+ Quan niệm của anh về hạnh phúc thật là đơn giản nhưng cũng thật đẹp. Khi
biết một lần do phát hiện kịp thời một đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến
thắng của không quân ta bắn rơi được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng, anh thấy
mình “thật hạnh phúc”.
+ Cuộc sống của anh không cô đơn buồn tủi như người khác nghĩ. Bởi anh
còn biết tạo niềm vui trong công việc, đó là đọc sách. Vì sách chính là người bạn để
anh “trò chuyện”. Nhờ có sách mà anh chống trọi được với sự vắng lặng quanh
năm. Nhờ có sách mà anh tiếp tục học hành, mở mang kiến thức.
- Từ những suy nghĩ đẹp về công việc, hạnh phúc và cuộc sống, ở anh còn có
những hành động thật đẹp đẽ biết bao:
+ Mặc dù chỉ có một mình, không người giám sát, anh đã vượt qua những
gian khổ của hoàn cảnh, làm việc một cách nghiêm túc, tự giác với tinh thần trách
nhiệm cao. Nửa đêm, đúng giờ “ốp”, dù mưa tuyết giá lạnh thế nào anh cũng trở

dậy ra ngoài trời làm việc. Ngày nào cũng vậy, anh làm việc một cách đều đặn,
chính xác đủ 4 lần trong một ngày vào lúc 4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối và 1 giờ sáng.
+ Nhưng cái gian khổ nhất là vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm
suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao, không một bóng người. Mới đầu, anh “thèm
người” tới mức phải lấy cây chắn ngang đường ô tô để được nghe tiếng người ! Về
sau anh nghĩ: “Nếu đó chỉ là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì thật xoàng” và anh đã vượt
qua để sống, làm việc một mình với cỏ cây thiên nhiên Sa Pa, để trở thành: “con
người cô độc nhất thế gian” mà bất cứ ai đã một lần gặp anh đều mang theo ấn
tượng đẹp đẽ.
- Anh còn có một nếp sống đẹp: Anh tự sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm
một cách ngăn nắp: có một vườn rau xanh tốt, một đàn gà đẻ trứng, một vườn hoa
rực rỡ.
- Ở người thanh niên ấy còn có một phong cách sống rất đẹp:
+ Đó là sự cởi mở, chân thành với khách, rất qúy trọng tình cảm của mọi
người, khao khát được gặp gỡ, được trò chuyện. Dẫu phải sống một mình nhưng
anh vẫn luôn quan tâm tới người khác: anh gửi biếu gói tam thất cho vợ bác lái xe
vừa bị ốm, tặng hoa cho cô gái, mời bác lái xe và ông hoạ sĩ uống trà, tặng cho
người đi xa một giỏ trứng gà tươi.
/>
13


“TL ôn thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT2018-Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn
trích)”

+ Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và những đóng
góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh nhiệt tình
giới thiệu với ông những người khác mà anh cho rằng đáng cảm phục hơn anh.
2.2. Ta còn bắt gặp ở đất Sa Pa những con người làm việc âm thầm, lặng lẽ
cho đất nước qua lời kể của anh thanh niên:

a) Đó là ông kỹ sư vườn rau: Ngày này qua ngày khác ngồi trong vườn, chăm
chú rình xem cách lấy mật của ong để rồi tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào
để hạt giống làm ra tốt hơn, để xu hào trên toàn miền Bắc ta ăn được to hơn, ngọt
hơn trước.
b) Đó là anh cán bộ nghiên cứu sét: đã “11 năm không một ngày xa cơ quan”
luôn “trong tư thế sẵn sàng, suốt ngày chờ sét” để lập bản đồ tìm ra tài nguyên trong
lòng đất.
⇒ Những con người ấy làm cho anh thanh niên thấy “cuộc đời đẹp quá” đâu
còn buồn tẻ “cô độc nhất thế gian”.
⇒ Đúng như tác giả đã viết: “Trong cái lặng im... cho đất nước”.
2.3. Nhân vật anh thanh niên, ông kỹ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét
giúp ta hiểu thêm ý nghĩa của những công việc thầm lặng:
- Sống cống hiến cho dân tộc, cho nhân dân, sống có ý nghĩa sẽ mang đến cho
con người niềm vui và hạnh phúc.
- Cuộc sống lao động giản dị nhưng cao đẹp làm nên vẻ đẹp đích thực của
mỗi con người, có sức thuyết phục lan toả với những người xung quanh.
3. Kết bài: Qua phần phân tích trên ta thấy “Lặng lẽ Sa Pa” đang ngân vang
trong lòng ta những rung động nhẹ nhàng mà thú vị về những con người âm thầm
lặng lẽ nhưng thật đáng yêu. Họ đã dệt lên bài ca về tình yêu tổ quốc, tình yêu đất
nước.
-----------------------------Hết-------------------------------------Đề số 9.
Chất thơ trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
(Ngữ văn 9, tập 1, NXBGDVN, 2012).
Hướng dẫn lập dàn ý:
1) – Nguyễn Thành Long (1925-1991), quê ở Duy Xuyên, Quảng Nam. Ông
viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp, là cây bút chuyên viết truyện ngắn và
kí. Thành công trong sáng tác của Nguyễn Thành Long không phải ở khai thác tình
huống dữ dội mà là sự nhẹ nhàng, trong trẻo, thấm đẫm chất trữ tình.
– “Lặng lẽ Sa Pa” sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở
Lào Cai, in trong tập “Giữa trong xanh” (1972), là một trong những tác phẩm

thành công của ông. Đây là một truyện ngắn đậm chất thơ.
2) Phân tích:
a) Khái quát:
/>
14


“TL ôn thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT2018-Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn
trích)”

– Thơ là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt, thể hiện qua ngôn ngữ cô đọng,
hàm súc, giàu hình ảnh, nhạc điệu. Khái niệm chất thơ trong tác phẩm văn xuôi để
chỉ tác phẩm có thiên hướng biểu hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc trước những vẻ
đẹp cuộc sống, thiên nhiên, con người và có ý nghĩa khơi gợi cảm xúc trữ tình ở
người đọc thông qua ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu, giọng văn nhẹ nhàng êm
ái…
– Chất thơ được biểu hiện phong phú, bàng bạc trong cả đoạn trích Lặng lẽ
Sa Pa nhưng chủ yếu toát lên từ thiên nhiên đẹp đầy thơ mộng của Sa Pa, thấm
đượm trong vẻ đẹp cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của anh thanh
niên, từ tình cảm, cảm xúc đẹp đẽ về con người, nghệ thuật, cuộc sống của người
họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ… Biểu hiện của chất thơ trong đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa:
Chất thơ trong thiên nhiên:
– Cảnh đẹp Sa Pa đẹp một cách kì lạ, quyến rũ khiến con người ta ngỡ ngàng
khi lần đầu tiên bắt gặp. Sa Pa bắt đầu với những rặng đào…những đàn bò lang
cổ…; Sa Pa của nắng ngập tràn (nắng bây giờ bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây…
nắng chiếu làm cho bó hoa thêm rực rỡ…nắng đã mạ bạc cả con đèo…); Sa Pa của
những rừng cây (những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng), của
sương (các vòm lá ướt sương)… Sa Pa không hoang vu, lạnh lẽo mà mang nét đẹp
thơ mộng, huyền ảo và rất đỗi hữu tình.
b) Chất thơ trong vẻ đẹp của con người:

* Nhân vật anh thanh niên
– vẻ đẹp toát lên từ những suy nghĩ, cảm xúc, việc làm, cách sống của anh:
Đó là con người có tình yêu nghề, có ý thức sâu sắc về công việc của mình và ý
nghĩa của công việc với cuộc sống con người, có tinh thần trách nhiệm, biết vượt
lên khó khăn và gian khổ của hoàn cảnh sống và làm việc.
– Là một chàng trai với tâm hồn cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm, khát
khao được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người. chức, sắp xếp cuộc sống một cách
chủ động, ngăn nắp, lãng mạn.
– Là con người khiêm tốn, trân trọng sự hi sinh thầm lặng của những người
xung quanh. Vẻ đẹp bình dị, thầm lặng của anh thanh niên đã đem lại niềm vui bất
ngờ cho mọi người và khơi gợi cho họ những nhận thức sâu sắc về lẽ sống, cuộc
đời, nghệ thuật. Lưu ý: Cần có dẫn chứng cụ thể cho mỗi ý trên.
* Các nhân vật khác:
– Người họa sĩ: con người từng trải, tâm huyết với nghệ thuật, khát khao đi
tìm đối tượng của nghệ thuật, có tâm hồn nghệ sĩ giàu xúc cảm trước vẻ đẹp của
thiên nhiên, vẻ đẹp của tâm hồn con người và nghệ thuật.
– Cô kĩ sư: cô gái mang nhiệt huyết của tuổi trẻ, có niềm khát khao cống
hiến, sẵn sàng rời thành phố đến với miền đất xa xôi khi vừa mới ra trường ; cuộc
gặp gỡ với người thanh niên đã khơi dậy trong cô những tình cảm lớn lao, cao đẹp,
/>
15


“TL ôn thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT2018-Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn
trích)”

hiểu thêm về cuộc sống tuyệt đẹp của người thanh niên, có những nhận thức sâu
sắc về lẽ sống và vững tin vào con đường mình đã lựa chọn.
– Ông kĩ sư vườn rau: hàng ngày ngồi trong vườn chăm chú quan sát cách lấy
phấn của ông, tự tay thụ phấn cho hoa su hào…

– Người cán bộ nghiên cứu khoa học: luôn sẵn sàng trong tư thế suốt ngày
chờ sét…
=> Đó là vẻ đẹp của những con người lao động thầm lặng mà cao quý luôn vì
cuộc sống, vì mọi người.
c) Đánh giá:
– Lặng lẽ Sa Pa là đoạn trích giàu chất thơ. Bên cạnh vẻ đẹp của thiên nhiên
và con người, còn có những chi tiết rất thơ, có ngôn ngữ văn xuôi trau chuốt, nhịp
điệu nhẹ nhàng… khơi gợi nhiều xúc cảm cho người đọc.
– Chất thơ là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và thành công của
truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đặc biệt là trong đoạn trích, giúp cho chủ đề truyện
được rõ nét và sâu sắc (trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của
Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những
con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước) làm nên đặc sắc văn phong
và khẳng định sự tìm tòi, sáng tạo trong nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Thành
Long.
-------------------------Hết-----------------------------------Đề số 10.
Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những
ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,
2013).
(Trích đề tuyển sinh vào lớp 10 THPT- Thanh Hóa năm 2014-2015, câu 3 (5,0đ))
Hướng dẫn lập dàn ý:
* Yêu cầu về kĩ năng (0,5 điểm): Đảm bảo một bài văn nghị luận văn học hoàn
chỉnh, lập luận chặt chẽ, bố cục hợp lý; hành văn trong sáng, có cảm xúc; không
mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp cơ bản…
* Yêu cầu về kiến thức (4,5 điểm): Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách
khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và nhân vật Phương Định: (0,5 điểm)
- Lê Minh Khuê là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn. “Những ngôi sao xa
xôi” là một trong những tác phẩm đầu tay của nhà văn Lê Minh Khuê, viết năm
1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.

- Phương Định là nhân vật chính của truyện, đã để lại trong lòng người đọc ấn
tượng khó phai mờ về một cô gái gan dạ, dũng cảm, lạc quan, mơ mộng.
2. Cảm nhận về vẻ đẹp của của nhân vật Phương Định:
2.1. Vẻ đẹp của tinh thần dũng cảm, thái độ bình tĩnh vượt lên mọi hiểm nguy (1,0
/>
16


“TL ôn thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT2018-Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn
trích)”

điểm)
- Công việc thường ngày của chị luôn đối diện với ranh giới mong manh giữa sự
sống và cái chết, nhưng chị vẫn bình thản, thậm chí còn thấy thú vị.
- Thao tác, tư thế, thái độ bình tĩnh khi phá bom là vẻ đẹp đáng quý ở Phương
Định. Ý nghĩ về cái chết cũng có lúc xuất hiện nhưng rất mờ nhạt. Ý nghĩ cháy
bỏng trong chị là “liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để
châm mìn lần thứ hai?”. Mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn dược chị đặt lên trên
hết.
2.2. Vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội. (0,5 điểm)
- Tấm lòng vị tha: Phương Định luôn lo lắng, quan tâm cho đồng đội của mình.
Chị lo lắng đến mức chạy ra chạy vào, lắng nghe cả tiếng súng hỗ trợ của các anh
bộ đội pháo binh. Sự lo lắng ấy khiến chị nói như cáu với cả đại đội trưởng:
“Trinh sát chưa về!”.
- Tình cảm trìu mến, yêu thương bạn bè: phát hiện ra vẻ dễ thương của Nho,
hiểu rất rõ sở thích của chị Thao và của Nho. Chị còn hiểu được tâm trạng của
đồng đội khi Nho bị thương: chị Thao thì cuống quýt lên, còn Nho lại bình tĩnh,
gan dạ. Tình cảm đồng đội, đồng chí là ngọn lửa sưởi ấm, là niềm tin, là động lực
khích lệ các chị thêm vững lòng trên mặt trận gian nguy này.
- Luôn coi trọng tình cảm, sự động viên khích lệ của đồng đội: chị thấy ấm lòng

và tự tin hơn khi cảm thấy ánh mắt dõi theo, khích lệ của các anh chiến sĩ pháo
binh. Sự cảm mến của các anh đối với chị làm cho tình đồng chí, đồng đội thêm
gắn bó sâu đậm.
2.3. Vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng của một cô gái trẻ giàu mơ mộng: (1,0 điểm)
- Phương Định là một cô gái Hà Nội xinh xắn, điệu đà, đáng yêu. Cũng như các
cô gái mới lớn, cô nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Chiến trường
khốc liệt nhưng không đốt cháy nổi tâm hồn nhạy cảm của cô. Cô biết mình đẹp
và được nhiều người để ý.
- Những thử thách và nguy hiểm ở chiến trường, thậm chí cả cái chết, không
làm mất đi ở cô sự hồn nhiên trong sáng và những ước mơ về tương lai. Cô đem
cả lòng say mê ca hát vào chiến trường ác liệt. Cô thích hát những hành khúc bộ
đội, những bài ca Nga, dân ca Ý. Cô còn có tài bịa ra lời bài hát nữa.
3. Đánh giá khái quát: (0,5 điểm)
- Lê Minh Khuê đã thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật; sử dụng
ngôi kể hợp lí; ngôn ngữ kể chuyện trẻ trung, tự nhiên; nghệ thuật miêu tả tâm lí
nhân vật, đặc biệt là tâm lí người phụ nữ. (0,25 điểm)
- Vẻ đẹp nhân vật Phương Định chính là vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong
thời kháng chiến chống Mĩ; vẻ đẹp của tình yêu quê hương, tình yêu nước và ý
thức trách nhiệm sẵn sàng cống hiến, hi sinh. (0,25 điểm)
---------------------------------Hết-------------------------------------- />
17


“TL ôn thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT2018-Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn
trích)”

Đề số 11.
Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của
Lê Minh Khuê.
(Phần trích đoạn đã được học trong Ngữ văn lớp 9, tập II)

(Trích đề tuyển sinh lớp 10 THPT–Nam Định năm học 2007–2008, câu 4 (5,0đ))
Hướng dẫn lập dàn ý:
Yêu cầu: Đây là kiểu bài phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. Học sinh có
thể chọn bố cục bài viết một cách sáng tạo khác nhau (phân tích theo trình tự diễn
biến truyện để phát hiện về ngoại hình và đặc điểm tính cách của nhân vật…),
nhưng việc phân tích phải hướng vào yêu cầu của đề.
1. Giới thiệu vài nét về tác giả và truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”. (0,5
điểm)
- Lê Minh Khuê thuộc thế hệ nhà văn bắt đầu sáng tác trong thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ. Những tác phẩm đầu tay của cây bút nữ này ra mắt vào đầu những
năm 70 của thế kỷ XX, đều viết về cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong
và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn.
- Truyện “Những ngôi sao xa xôi” là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê,
viết năm 1971. Văn bản đưa vào SGK có lược bớt một số đoạn.
2. Phân tích nhân vật Phương Định (3,5 điểm)
2.1.Ngoại hình (0,5 điểm)
+ Một cô gái trẻ trung, xinh đẹp: Cũng như các cô gái mới lớn, Phương Định
là người nhạy cảm và luôn quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá: “Tôi
là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày,
tương đối mềm, một cái cổ cao,kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các
lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”
+ Vẻ đẹp của cô đã hấp dẫn bao chàng trai: “Không hiểu sao các anh pháo thủ và
lái xe hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở
cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hằng ngày”. Điều đó làm
cô thấy vui và tự hào, nhưng chưa dành riêng tình cảm cho một ai.
2.2. Đặc điểm tính cách. (3,0 điểm)
* Vượt lên khó khăn nguy hiểm, dũng cảm ngoan cường và bình tĩnh ung
dung. (1,5 điểm)
- Chị cùng với hai cô gái khác là Thao và Nho phải sống và chiến đấu trên
một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Chị phải

chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá máy
bay địch. Sau mỗi trận bom, chị cũng như đồng đội của mình phải lao ra trọng điểm,
đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ
và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là công việc mạo hiểm với
cái chết luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh lạ thường. Với
/>
18


“TL ôn thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT2018-Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn
trích)”

Phương Định và đồng đội của cô, những công việc ấy đã trở thành thường ngày: “
Có ở đâu như thế này không…chạy về hang”. (0,5 điểm)
- Mặc dù đã quen công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thể phải
phá tới năm quả bom, nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách với thần kinh cho đến
từng cảm giác. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy căng thẳng đến cảm giác là
“các anh cao xạ” ở trên kia đang dõi theo từng động tác, cử chỉ của mình, để lòng
dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng: “Tôi đến gần quả bom… đàng
hoàng mà bước tới” ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm mà bất ngờ, từng cảm
giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng…dấu
hiệu chẳng lành”. (0,5 điểm)
- Có lúc chị nghĩ đến cái chết nhưng chỉ “mờ nhạt” còn ý nghĩ cháy bỏng là
“liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm thế nào để châm mìn lần thứ
hai?”. Mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn được chị đặt lên trên hết. (0,5 điểm)
* Tâm hồn trong sáng (1,5 điểm)
- Giàu tình cảm với đồng chí đồng đội quê hương (0,75 điểm)
+ Giống như hai người đồng đội trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến
những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình. Đặc biệt cô dành tình yêu và
niềm cảm phục cho tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng

điểm của con đường vào mặt trận. Chị đã lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm
chưa về. Chị yêu thương gắn bó với bạn bè nên đã có những nhận xét tốt đẹp về
Nho và phát hiện ra vẻ đẹp dễ thương “nhẹ, mát như một que kem trắng” của bạn.
Chị hiểu sâu sắc những sở thích và tâm trạng của chị Thao. (0,25 điểm)
+ Phương Định là con gái vào chiến trường nên cũng có một thời học sinh
hồn nhiên, vô tư bên người mẹ với một căn buồng nhỏ ở một đường phố yên tĩnh
trong những ngày thanh bình trước chiến tranh ở thành phố của mình. Những kỷ
niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó là niềm khao khát
làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường. (0,5
điểm)
- Lạc quan yêu đời: Vào chiến trường đã ba năm, làm quen với những thử
thách nguy hiểm, giáp mặt hàng ngày với cái chết, nhưng ở cô cũng như những
đồng đội, không mất đi sự hồn nhiên trong sáng và những mơ ước về tương lai:
“Tôi mê hát… thích nhiều”. (0,75 điểm)
3. Đánh giá khái quát: (1,0 điểm)
* Khái quát ý nghĩa: (0,5 điểm)
- Phương Định là cô thanh niên xung phong trên tuyến đường huyết mạch
Trường Sơn những ngày kháng chiến chống Mỹ. Qua nhân vật, chúng ta hiểu hơn
thế hệ trẻ Việt Nam những năm tháng hào hùng ấy.
- Đó là những con người trong thơ Tố Hữu (Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
– Mà lòng phơi phới dậy tương lai), thơ Chính Hữu (Có những ngày vui sao
/>
19


“TL ôn thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT2018-Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn
trích)”

cả nước lên đường – Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục), Phạm Tiến Duật
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính)...

* Nghệ thuật xây dựng nhân vật: (0,5 điểm)
- Nghệ thuật nổi bật:
+ Miêu tả chân thực và sinh động tâm lý nhân vật.
+ Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất (nhân vật chính Phương Định) đã
tạo thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm nhân vật.
+ Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện.
- Nguyên nhân thành công: Phải là người trong cuộc và gắn bó yêu thương…
mới có thể tả được chân thực, sinh động như vậy.
---------------------------Hết------------------------------------Đề số 12.
Trong văn bản Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết:
“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại.
Những nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới
mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần
của mình góp vào đời sống chung quanh”.
(Ngữ văn 9 - Tập hai)
Bằng sự hiểu biết về truyện ngắn Làng, em hãy làm sáng tỏ điều mới mẻ, “lời
nhắn nhủ” mà nhà văn Kim Lân muốn đem “góp vào đời sống”.
Hướng dẫn lập dàn ý:
Yêu cầu:
1. Về kĩ năng:
Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học về truyện. Văn viết trôi chảy, cảm
xúc, thể hiện được tư chất văn chương. Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả...
2. Về kiến thức:
Học sinh có thể có cách trình bày khác nhau, nhưng về cơ bản phải:
- Giải thích sơ lược tinh thần đoạn văn của Nguyễn Đình Thi:
+ Nội dung của một tác phẩm nghệ thuật là hiện thực cuộc sống và những
khám phá, phát hiện riêng của người nghệ sĩ.
+ Những khám phá, phát hiện ấy chính là điều mới mẻ góp phần quan trọng
tạo nên giá trị của một tác phẩm nghệ thuật và mang theo thông điệp của người
nghệ sĩ.

- Truyện ngắn Làng của Kim Lân đã thể hiện được điều mới mẻ và “lời nhắn
nhủ” của riêng nhà văn trên cơ sở “vật liệu mượn ở thực tại”.
+ “Vật liệu mượn ở thực tại” trong tác phẩm Làng là hiện thực cuộc kháng
chiến chống Pháp và đời sống tình cảm của nhân dân trong kháng chiến.
+ Điều mới mẻ:
/>
20


“TL ôn thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT2018-Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn
trích)”

* Nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp mới trong tâm hồn người nông dân sau cách
mạng tháng Tám: Tình yêu làng quê hòa quyện với tình yêu đất nước và tinh thần
kháng chiến. Tình cảm ấy được nhà văn gửi gắm qua hình tượng ông Hai (có thể so
sánh với hình tượng người nông dân trước cách mạng: Lão Hạc).
* Điều mới mẻ thể hiện trong nghệ thuật xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả
sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng...
+ Lời nhắn nhủ (Đây cũng là tư tưởng chủ đề của tác phẩm): Tình yêu làng
quê vốn là tình cảm truyền thống của người nông dân Việt Nam. Nhưng chỉ ở người
nông dân sau cách mạng, tình yêu làng mới hòa quyện sâu sắc với tình yêu đất nước,
niềm tin yêu lãnh tụ và tinh thần ủng hộ kháng chiến.
-------------------------Hết---------------------------------Đề số 13.
“Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện
người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt
của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp
truyền thống của họ”.
(Ngữ văn lớp 9, tập I, trang 51)
Phân tích nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của
Nguyễn Dữ để làm sáng tỏ nhận định trên.

(Trích đề tuyển sinh vào lớp 10 THPT–Nam Định năm 2007–2008, câu 4 (5,0đ))
Hướng dẫn lập dàn ý:
Đây là kiểu bài phân tích nhân vật có định hướng: niềm cảm thương của tác
giả đối với số phận oan nghiệt của Vũ Nương và sự khẳng định vẻ đẹp truyền thống
của nàng (số phận của Vũ Nương rất điển hình cho người phụ nữ Việt Nam dưới
chế độ phong kiến và vẻ đẹp của nàng cũng chính là vẻ đẹp truyền thống của người
phụ nữ Việt Nam). Học sinh có thể chọn bố cục bài viết một cách sáng tạo khác
nhau, nhưng việc phân tích phải hướng vào yêu cầu của đề.
1. Giới thiệu vài nét về tác giả và “Chuyện người con gái Nam Xương”. (0,5
điểm)
- Nguyễn Dữ là người sống ở thế kỷ XVI, thời kì triều đình nhà Lê bắt đầu
khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê Mạc, Trịnh giành quyền bính, gây ra các
cuộc nội chiến kéo dài. Ông học rộng, tài cao nhưng chỉ làm quan một năm rồi xin
nghỉ về nhà nuôi mẹ già và viết sách, sống ẩn dật như nhiều trí thức đương thời.
(0,25 điểm)
- “Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong 20 truyện của “Truyền kỳ
mạn lục” (Ghi chép tản mạn những điều kỳ lạ vẫn được lưu truyền). “Truyền kỳ
mạn lục” được viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian và truyền thuyết
lịch sử, dã sử của Việt Nam. Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức
hạnh, khao khát cuộc sống bình yên, hạnh phúc, nhưng các thế lực tàn bạo cùng lễ
/>
21


“TL ôn thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT2018-Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn
trích)”

giáo phong kiến khắc nghiệt lại xô đẩy họ vào những cảnh ngộ éo le, oan khuất và
bất hạnh. (0,25 điểm)
2. Phân tích nhân vật Vũ Nương để làm sáng tỏ nhận định (4,0 điểm)

2.1. Số phận oan nghiệt của Vũ Nương (2,0 điểm)
- Tình duyên ngang trái: Nguyễn Dữ đã cảm thương cho Vũ Nương- người
phụ nữ nhan sắc và đức hạnh lại phải lấy Trương Sinh, một kẻ vô học hồ đồ vũ phu.
Thương tâm hơn nữa, người chồng còn “có tính đa nghi” nên đối với vợ đã “phòng
ngừa quá sức”. (0,25 điểm)
- Mòn mỏi đợi chờ, vất vả gian lao: Đọc tác phẩm, ta thấy được nỗi niềm đau
đớn của nhà văn với Vũ Nương – người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là sự
xót xa cho hoàn cảnh éo le của người phụ nữ: lấy chồng chưa được bao lâu, “chưa
thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh”, nàng đã phải tiễn biệt chồng
lên đường đi đánh giặc Chiêm. Cảnh tiễn đưa chồng của Vũ Nương mới ái ngại xiết
bao. Nàng rót chén rượu đầy ứa hai hàng lệ: “Chàng đi chuyến này... mẹ hiền lo
lắng”. Thật buồn thương cho Vũ Nương, trong những ngày vò võ một mình ngóng
trông tin chồng với bao nhớ thương vời vợi: “Mỗi khi...ngăn được”. Hẳn rằng
Nguyễn Dữ vô cùng đau đớn cho Vũ Nương nên chỉ cần một câu văn ấy cũng đủ
làm người đọc cảm thấy xót xa với người mệnh bạc có chồng chia xa. Tâm trạng
nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người
chinh phụ trong thời phong kiến loạn lạc: “Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng
trời- Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu – Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong...” (Chinh
phụ ngâm- Đoàn Thị Điểm). Trương Sinh đi, để lại gánh nặng gia đình, để lại gánh
nặng cho người vợ trẻ. Vũ Nương thay chồng vất vả nuôi mẹ, nuôi con. Sau khi mẹ
chồng mất, chỉ còn hai mẹ con Vũ Nương trong căn nhà trống vắng cô đơn. Đọc
đến những dòng tả cảnh đêm, người vợ trẻ chỉ biết san sẻ buồn vui với đứa con thơ
dại, chúng ta không khỏi chạnh lòng thương xót cho mẹ con nàng. (0,75 điểm)
- Cái chết thương tâm: Qua năm sau, “Việc quân kết thúc ”, Trương Sinh từ
miền xa chinh chiến trở về, nhưng Vũ Nương không được hưởng hạnh phúc trong
cảnh vợ chồng sum họp. Chỉ vì chuyện chiếc bóng qua miệng đứa con thơ mới tập
nói mà Trương Sinh lại đinh ninh rằng vợ mình hư hỏng nên “mắng nhiếc” và “đánh
đuổi đi”. Trương Sinh đã bỏ ngoài tai mọi lời bày tỏ van xin đến rớm máu của vợ,
mọi sự “biện bạch” của họ hàng làng xóm. Vũ Nương bị chồng đẩy vào bi kịch, bị
vu oan là người vợ mất nết hư thân: “Nay đã bình rơi... Vọng Phu kia nữa”. Bi kịch

Vũ Nương là bi kịch gia đình từ chuyện chồng con, nhưng nguyên nhân sâu xa là do
chiến tranh loạn lạc gây nên. Chỉ một thời gian ngắn, sau khi Vũ Nương tự tử, một
đêm khuya dưới ngọn đèn, chợt đứa con nói rằng: “Cha Đản lại đến kia kìa”. Lúc
bấy giờ Trương Sinh “mới tỉnh ngộ thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi”.
Người đọc xưa cũng chỉ biết thở dài, cùng Nguyễn Dữ xót thương cho người con
gái Nam Xương và bao phụ nữ bạc mệnh khác trong cõi đời. (0,75 điểm)
/>
22


“TL ôn thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT2018-Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn
trích)”

- Nỗi oan cách trở: Hình ảnh Vũ Nương ngồi kiệu hoa, phía sau có năm mươi
chiếc xe cờ tán võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện... là những chi tiết hoang
đường, nhưng đã tô đậm nỗi đau của người phụ nữ “bạc mệnh” duyên phận hẩm
hiu, có giá trị tố cáo lễ giáo phong kiến vô nhân đạo. Câu nói của hồn ma Vũ Nương
giữa dòng sông vọng vào: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được
nữa” làm cho nỗi đau của nhà văn thêm phần bi thiết. Nỗi oan tình của Vũ Nương
được minh oan và giải toả, nhưng âm – dương đã đôi đường cách trở, nàng chẳng
thể trở lại nhân gian và cũng không bao giờ còn được làm vợ, làm mẹ. (0,25 điểm)
2.2. Vẻ đẹp truyền thống của Vũ Nương (2,0 điểm)
- Người con gái “thuỳ mị, nết na” và “tư dung tốt đẹp”: Tác giả đã giới thiệu
về Vũ Nương với một chi tiết thật ngắn gọn, khái quát “Tính đã thùy mị, nết na lại
thêm có tư dung tốt đẹp”. Nàng là một cô gái danh giá nên Trương Sinh, con nhà
hào phú “mến vì dung hạnh” đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. (0,25
điểm)
- Người vợ thuỷ chung (0,75 điểm)
+ Trong đạo vợ chồng, Vũ Nương là một người phụ nữ khéo léo, đôn hậu,
biết chồng có tính “đa nghi” nàng đã “giữ gìn khuôn phép” không để xảy ra cảnh vợ

chồng phải “thất hoà”.
+ Khi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương rót chén rượu đầy chúc chồng “được hai
chữ bình yên”. Nàng chẳng mong được đeo ấn phong hầu mặc áo gấm trở về quê
cũ. Ước mong của nàng thật bình dị, vì nàng đã coi trọng hạnh phúc gia đình hơn
mọi công danh phù phiếm ở đời. Vũ Nương còn thể hiện niềm cảm thông trước nỗi
vất vả, gian lao mà chồng phải chịu đựng và nói lên nỗi khắc khoải nhớ nhung của
mình: “Nhìn trăng soi... bay bổng”
+ Khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ thuỷ chung, yêu chồng tha thiết, nỗi
buồn nhớ dài theo năm tháng.
+ Khi bị chồng nghi oan, nàng đã phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình.
Nàng còn nói đến thân phận mình và nghĩa tình vợ chồng để khẳng định tấm lòng
thuỷ chung trong trắng, cầu xin chồng đừng nghi oan, nghĩa là đã hết lòng tìm cách
hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ. Nàng nhảy xuống sông Hoàng
Giang tự tử để tỏ rõ là người phụ nữ “đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn son”, mãi
mãi soi tỏ với đời “vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu
Mì”. Ở dưới thuỷ cung, tuy Vũ Nương có oán trách Trương Sinh, nhưng nàng vẫn
thương nhớ chồng con, quê hương và khao khát được trả lại danh dự: “Có lẽ không
thể ... tìm về có ngày”.
- Người mẹ hiền, dâu thảo (0,75 điểm)
+ Vũ Nương là người phụ nữ đảm đang và giàu tình thương mến. Chồng ra
trận mới được một tuần, nàng đã sinh con. Mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng “hết
sức thuốc thang”, “ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Vừa phụng dưỡng mẹ già,
/>
23


“TL ôn thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT2018-Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn
trích)”

vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã “hết lời thương

xót”, việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo.
+ Lời của người mẹ chồng trước lúc chết chính là lời ghi nhận công ơn của
nàng với gia đình nhà chồng: “Sau này... chẳng phụ mẹ”. Đó là cách đánh giá thật
xác đáng và khách quan. Xưa nay cũng hiếm có lời xác nhận tốt đẹp của mẹ chồng
đối với nàng dâu. Điều đó chứng tỏ Vũ Nương là một nhân vật có phẩm hạnh hoàn
hảo, trọng đạo nghĩa làm vợ, làm dâu và làm mẹ. Tác giả khẳng định một lần nữa
trong lời kể: “Nàng hết lời ... cha mẹ đẻ mình”.
- Người phụ nữ lý tưởng trong xã hội phong kiến: Qua hình tượng Vũ Nương,
người đọc thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba con người tốt đẹp: nàng dâu hiếu
thảo, người vợ đảm đang chung thủy, người mẹ hiền đôn hậu. Ở nàng, mọi cái đều
sáng tỏ và hoàn hảo đến mức tuyệt vời. Đó là hình ảnh người phụ nữ lý tưởng trong
xã hội phong kiến ngày xưa. (0,25 điểm)
3. Đánh giá (0,5 điểm)
- Bi kịch của Vũ Nương là một lời tố cáo xã hội phong kiến xem trọng quyền
uy của những kẻ giàu có và những người đàn ông trong gia đình. Những người phụ
nữ đức hạnh ở đây không được bênh vực, chở che mà còn bị đối xử bất công, vô lí.
Những vẻ đẹp của Vũ Nương rất tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến
nay. Thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của Vũ Nương và khẳng
định vẻ đẹp truyền thống của nàng, tác phẩm đã thể hiện giá trị hiện thực và nhân
đạo sâu sắc. (0,25 điểm)
- Liên hệ so sánh với những tác phẩm viết về nỗi bất hạnh của người phụ nữ
và ca ngợi vẻ đẹp của họ: Văn học dân gian, “Truyện Kiều” – Nguyễn Du, thơ Hồ
Xuân Hương, “Chinh phụ ngâm” – Đoàn Thị Điểm, “Cung oán ngâm khúc” –
Nguyễn Gia Thiều... (0,25 điểm)
-------------------------------Hết------------------------------------Đề số 14.
Nhà văn Nguyễn Dữ đã kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương bằng chi
tiết Vũ Nương hiện về gặp chồng rồi sau đó biến mất.
Có ý kiến cho rằng: giá như nhà văn để Vũ Nương trở về trần gian sống hạnh
phúc cùng chồng con thì kết thúc của truyện sẽ có ý nghĩa hơn. Có người lại nhận
xét: cách kết thúc của tác giả như vậy là hợp lí.

Suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.
(Trích đề thi HSG Ngữ văn 9 tỉnh Thanh Hóa năm 2013– 2014, câu 3 (12,0 điểm))
Hướng dẫn lập dàn ý:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm một bài nghị luận văn học: hệ thống luận điểm rõ ràng, lập
luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh.
/>
24


“TL ôn thi Ngữ văn vào lớp 10 THPT2018-Kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (đoạn
trích)”

- Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi
chính tả.
* Yêu cầu về kiến thức: Cần đáp ứng một số ý chính sau:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề (1,0 điểm)
2. Bàn luận (10,0 điểm)
2.1. Nêu tình huống và những tình tiết chính dẫn đến kết thúc của truyện (1,0
điểm)
2.2. Về ý kiến: “Giá như nhà văn để Vũ Nương trở về trần gian sống hạnh
phúc cùng chồng con thì kết thúc của truyện sẽ có ý nghĩa hơn” (3,0 điểm)
- Đây là cách kết thúc thường gặp trong các truyện cổ dân gian, thể hiện quan
niệm ở hiền gặp lành, cái thiện thắng cái ác của người lao động, thể hiện niềm tin,
niềm lạc quan của họ. Đó cũng là truyền thống nhân đạo của dân tộc, cũng là một
trong những nội dung của văn học trng đại Việt Nam. (1,5 điểm)
- Cách kết thúc truyện như vậy có thể chấp nhận được vì không trái với tinh
thần nhân đạo của văn học. Tuy nhiên điều này sẽ ảnh hưởng tới giá trị hiện thực và
logic phát triển của cốt truyện. (1,5 điểm)
2.3. Về kết thúc của nhà văn (6,0 điểm)

- Kết thúc truyện Chuyện người con gái Nam Xương đã thể hiện được tinh
thần nhân đạo và khát vọng của con người về cuộc sống: Vũ Nương không chết,
nàng được sống một cuộc sống sung sướng, hạnh phúc dưới thủy cung, nàng hiện
hồn về gặp Trương Sinh là để minh oan, để khẳng định tình cảm thủy chung của
mình. (2,0 điểm)
- Kết thúc truyện còn cho thấy sự vận dụng sáng tạo truyện dân gian của nhà
văn. Tác giả đã sử dụng yếu tố hoang đường kì ảo và lối kể chuyện dân gian để thể
hiện tư tưởng của mình. Bên cạnh giá trị nhân đạo, truyện còn có giá trị hiện thực
sâu sắc. Nếu tác giả để cho Vũ Nương trở về với cuộc sống thực tại thì nàng cũng
không thể có được hạnh phúc với một người chồng đa nghi, độc đoán cùng những
định kiến nặng nề của xã hội đương thời. (2,0 điểm)
- Kết thúc truyện như vậy là hoàn toàn hợp lí vì nó vừa thể hiện được tư
tưởng của tác giả, vừa đảm bảo tính lôgic của cốt truyện đồng thời phản ánh một
cách chân thực, khách quan số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.(2,0
đ)
3. Đánh giá khái quát (1,0 điểm)
Cách kết thúc câu chuyện của nhà văn không chỉ góp phần tạo nên sức sống
của tác phẩm mà còn khẳng định tài năng của tác giả.
-------------------------------Hết---------------------------------------

/>
25


×