Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Bài tập và hướng dẫn bài tập Pháp Luật Đại Cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.09 KB, 104 trang )

BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN BÀI TẬP VỀ NHÀ HỌC PHẦN PHÁP LUẬT
ĐẠI CƯƠNG


Chương 1.
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC

(Tổng số tiết: 2; Số tiết lý thuyết: 2; Số tiết thảo luận: 0)
I. Hướng dẫn làm bài tập
A. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích: Nội dung câu hỏi bài tập nhằm củng cố kiến thức lý thuyết sinh
viên đã học trên lớp để giải quyết những câu hỏi về nhà.
2. Yêu cầu: Sinh viên đọc lại bài giảng, nghiên cứu các tài liệu có liên quan để để
vận dụng vào việc giải quyết các câu hỏi bài tập được giao.
B. Một số kiến thức trọng tâm

1.1. Nguồn gốc nhà nước
1.1.1. Một số học thuyết phi Mác xit về nguồn gốc nhà nước
1.1.2. Học thuyết Mác - Lênin về nguồn gốc nhà nước
1.2. Bản chất nhà nước
1.2.1. Bản chất giai cấp của nhà nước
1.2.2. Bản chất xã hội của nhà nước
1.3. Hình thức nhà nước
1.3.1. Khái niệm hình thức nhà nước
1.3.2. Hình thức chính thể nhà nước
1.3.3. Hình thức cấu trúc nhà nước
1.3.4. Chế độ chính trị
1.4. Kiểu nhà nước
1.4.1. Khái niệm kiểu nhà nước
1.4.2. Các kiểu nhà nước trong lịch sử
C. Các dạng bài tập cơ bản và phương pháp làm bài tập


1. Phương pháp chung
Sinh viên vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học ở trên lớp để lập luận và
giải quyết những bài tập được giao.
2. Các dạng bài tập và hướng dẫn cách làm bài tập:
* Dạng 1: Câu hỏi so sánh, phân biệt: sinh viên nắm rõ những nội dung lý thuyết
để vận dụng vào câu hỏi để so sánh cụ thể trên những tiêu chí: những điểm giống nhau
(đối với câu hỏi so sánh), điểm khác nhau (đối với câu hỏi so sánh và phân biệt), phân
tích và lấy ví dụ cụ thể để chứng minh.


Ví dụ: Phân biệt nhà nước với các tổ chức khác (tổ chức thị tộc hoặc tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị- xã hội)?
Hướng dẫn:
- Nêu khái niệm nhà nước

- Nêu khái niệm tổ chức thị tộc hoặc tổ chức chính trị- xã hội như: Đảng,
Đoàn, Hội…
Khác nhau: Dựa trên 5 đặc trưng cơ bản của nhà nước:

Nhà nước

Tổ chức khác

Thiết lập quyền lực công cộng đặc Thị tộc: quyền lực công cộng hòa
biệt không hòa nhập với dân cư. nhập với dân cư. Phân tích:…
Phân tích….
Có chủ quyền quốc gia. Phân tích

Không có chủ quyền


Phân chia dân cư theo đơn vị hành Thành viên quản lý theo: huyết
chính lãnh thổ. Phân tích…
thống, theo chính kiến, theo giới…
Ban hành pháp luật để quản lý xã Thị tộc quản lý thành viên bằng: các
hội
quy phạm đạo đức, phong tục tập
quán.

Quy định và thu các loại thuế

Đảng, Đoàn thể: ban hành Nghị
quyết, điều lệ để quản lý thành viên
trong tổ chức.
Quy định và thu lệ phí đối với các tổ
chức chính trị, chính trị- xã hội

* Dạng 2: Câu hỏi khẳng định đúng sai, giải thích: Trên cơ sở kiến thức đã học
khẳng định đúng hoặc sai. Sau đó phân tích, lập luận để bảo vệ cho quan điểm, nhận định
của mình.
Ví dụ:
Khẳng định đúng hay sai? Giải thích?: Nhà nước ra đời cùng với sự xuất hiện
của loài người. Sai. Nhà nước ra đời khi xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định
và có những điều kiện nhất định: xã hội có phân chia giai cấp và mâu thuẫn giai cấp
không thể điều hòa…
* Dạng 3: Dạng câu hỏi trắc nghiệm:
Ví dụ: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin nguyên nhân chủ yếu
làm xuất hiện Nhà nước là:
A. Do có sự phân công lao động trong xã hội.



B. Do có sự phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp trong xã hội.
C. Do con người trong xã hội phải hợp sức lại để đắp đê, chống bão lụt, đào kênh
làm thủy lợi hay chống giặc ngoại xâm.
D. Do ý chí của con người trong xã hội.
Ở dạng câu hỏi này, đòi hỏi sinh viên phải nắm chắc được nội dung lý thuyết đã
học để trên cơ sở 4 phương án trả lời đã cho trước để lựa chọn một phương án đúng nhất.
Như câu hỏi trên chúng ta thấy 4 phương án đều là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của
nhà nước. Nhưng phương án A: chưa đủ cơ sở để cho nhà nước ra đời theo quan điểm
của chủ nghĩa Mác- Leenin; phương án C: chỉ là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhà
nước Phương Đông; phương án D: lại là quan điểm về nguồn gốc nhà nước của các nhà
tư tưởng giai đoạn trước Mác. Vậy chỉ có phương án D là đúng nhất.
II. Câu hỏi bài tập về nhà
1. Trình bày nguồn gốc nhà nước theo quan điểm của những nhà tư tưởng thời kỳ
cổ, trung đại?
2. Trình bày nguồn gốc nhà nước theo quan điểm của những nhà tư tưởng thời kỳ
thế kỷ 16, 17, 18?
3. Phân tích những hạn chế của các quan điểm về nguồn gốc nhà nước của các
nhà tư tưởng giai đoạn trước Mác.
4. Phân tích những điểm tiến bộ của quan điểm về nguồn gốc nhà nước của Chủ
nghĩa Mác- Lênin.
5. Phân tích những thay đổi của xã hội thị tộc sau 3 lần phân công lao động xã
hội?
6. Phân tích nguyên nhân, quá trình ra đời của nhà nước theo quan điểm của Chủ
nghĩa Mác- Lê nin.
7. Trình bày các hình thức ra đời nhà nước điển hình ở phương Tây.
8. Vì sao chế độ nô lệ ở phương Tây gọi là chế độ nô lệ điển hình và ở phương
Đông gọi là chế độ nô lệ gia trưởng?
9. So sánh nhà nước với các tổ chức khác (như: tổ chức thị tộc- bộ lạc; các tổ
chức chính trị, chính trị-xã hội)?
10. Phân biệt chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa? Lấy ví dụ 10 nhà nước

theo hình thức chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa trên thế giới hiện nay?
11. Phân biệt hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang? Lấy
ví dụ chứng minh cho từng hình thức cấu trúc nhà nước.
12. Phân biệt kiểu nhà nước chủ nô với kiểu nhà nước phong kiến?


13. Phân biệt kiểu nhà nước tư sản với kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa?
14. Trình bày bộ máy nhà nước chủ nô, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa?
15. Phân tích chức năng của nhà nước chủ nô, phong kiến và tư sản?
16. Giải thích cụm từ: “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ”?
17. Thế nào là nhà nước “của dân, do dân, vì dân”?


Chương 2
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
I. Hướng dẫn làm bài tập
A. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích: Nội dung câu hỏi bài tập nhằm củng cố kiến thức lý thuyết sinh
viên đã học trên lớp để giải quyết những câu hỏi về nhà.
2. Yêu cầu: Sinh viên đọc lại bài giảng, nghiên cứu các tài liệu có liên quan để để
vận dụng vào việc giải quyết các câu hỏi bài tập tình huống được giao.
B. Một số kiến thức trọng tâm
+ Khái niệm pháp luật, quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật, vi phạm pháp luật
+ Đặc trưng của pháp luật
+ Cấu trúc của quy phạm pháp luật
+ Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật
+ Dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật, cấu thành vi phạm pháp luật
+ Trách nhiệm pháp lý
C. Các dạng bài tập cơ bản và phương pháp giải
3. Phương pháp chung

Sinh viên vận dụng những kiến thức lý thuyết đã học ở trên lớp để lập luận và
giải quyết những bài tập được giao.
4. Các dạng bài tập và hướng dẫn cách làm bài tập:
Dạng 1: Câu hỏi so sánh, phân biệt: giống cách làm của bài tập chương Nhà
nước.
Ví dụ: Pháp luật là gì? So sánh quy phạm pháp luật với quy phạm xã hội
khác?
Khái niệm :
- Khái niệm pháp luật: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung, thể hiện ý chí
của giai cấp thống trị trong xã hội, do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện.
+ Khái niệm quy phạm pháp luật: là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung
do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp
thống trị, nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội và tạo lập trật tự ổn định cho sự
phát triển xã hội.
+ Khái niệm về các quy phạm xã hội khác:


Đạo đức là những quan điểm, quan niệm của con người (1 cộng đồng, giai cấp)
về cái thiện, cái ác, về sự công bằng, nghĩa vụ, danh dự và về những phạm trù thuộc đời
sống tinh thần của xã hội;
Tập quán là những quy tắc xử sự hình thành trong đời sống xã hội được lặp đi lặp
lại và được mọi người tuân theo;
- So sánh quy phạm pháp luật và quy phạm xã hội khác:
Giống nhau:
- Đều là quy tắc xử sự, là khuôn mẫu cho hành vi con người...
- Là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi con người ...
Khác nhau:
- Quy phạm pháp luật :
+ là quy tắc xử sự mang tính phổ biến, bắt buộc chung...;
+ do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế nhà

nước: đặt ra các chế tài vi phạm, các bên tham gia quan hệ pháp luật mang quyền và
nghĩa vụ pháp lý...
- Quy phạm xã hội khác:
+ là quy tắc xử sự trong phạm vi một đơn vị, một tổ chức, đảng phái…
+ do các tổ chức ban hành, hoặc hình thành tự phát trong đời sống xã hội...; vi
phạm quy phạm đạo đức bị lên án bởi dư luận xã hội ; vi phạm quy định của các tổ chức
chính trị, chính trị -xã hội…có thể bị áp dụng các hình thức xử lý do các tổ chức đó thống
nhất đặt ra quy định trong các điều lệ, nội quy của tổ chức...
Dạng 2 : Bài tập tình huống : Yêu cầu sinh viên phải nắm chắc nội dung lý
thuyết đã được học để vận dụng vào giải quyết các bài tập tình huống pháp lý.
Ví dụ :
Do mâu thuẫn vợ chồng nên vợ anh T đã bỏ về nhà bố, mẹ đẻ sống. Anh T tìm
cách trả thù nên đã mua 10 túi thuốc trừ sâu bỏ vào bể nước và giếng nước sinh hoạt của
gia đình vợ anh T và một số gia đình hàng xóm của nhà vợ anh T nhằm đầu độc, giết hại
gia đình và dân làng nhà vợ. Hậu quả con của T chết và một người dân tắm nước giếng
có độc phải nhập viện điều trị và một con lợn bị chết do ăn nước giếng có độc. Hỏi: anh T
có vi phạm pháp luật không? Nếu có hãy phân tích cấu thành vi phạm và loại trách nhiệm
pháp lý anh T phải gánh chịu?
Hướng dẫn :


Hành vi anh T bỏ thuốc trừ sâu vào bể nước nhằm đầu độc gia đình vợ và dân
làng là vi phạm pháp luật. Phân tích dựa trên 4 dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật…
- Cấu thành vi phạm của anh T :
+ Mặt khách quan :
Hành vi vi phạm pháp luật : bỏ thuốc trừ sâu vào bể nước sinh hoạt, nước giếng
nhằm đầu độc gia đình nhà vợ và người dân xung quanh là hành vi vi phạm pháp luật.
Hậu quả : con của T chết, một người bị ngộ độc và một con lợn chết.
Mối quan hệ nhân quả : hành vi anh T bỏ thuốc trừ sâu vào bể nước sinh
hoạt và nước giếng của anh T là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả con anh

T chết, một người khác bị ngộ độc và một con lợn chết.
+ Mặt chủ quan :
Lỗi : cố ý trực tiếp
Động cơ : do mâu thuẫn vợ chồng.
Mục đích : nhằm đầu độc chết gia đình vợ và dân làng xung quanh.
+ Chủ thể :
Anh T nếu đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định pháp luật hình
sự, không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và khả
năng điều khiển hành vi của mình thì phải chịu trách nhiệm pháp lý.
+ Khách thể :
Hành vi của anh T xâm phạm đến quyền được bảo vệ về tính mạng của
gia đình vợ anh T và người dân xung quanh, xâm phạm quyền được bảo vệ về tài
sản của người dân được pháp luật bảo vệ.
- Anh T phải chịu trách nhiệm pháp lý hình sự theo quy định của Bộ luật
hình sự.
Ví dụ 2 : Vi phạm pháp luật là gì? So sánh vi phạm pháp luật với hành vi
trái đạo đức?
- Khái niệm
+ Vi phạm pháp luật.
+ Hành vi trái đạo đức.
-Giống nhau
Đều là hành vi trái với quy tắc xử sự, đi ngược lại với những quan điểm,
quan niệm trong đời sống xã hội, bị lên án.


-Khác nhau
Vi phạm pháp luật

Hành vi trái đạo đức


Trái với quy định pháp luật do nhà
Trái với quan niệm đạo đức trong
nước ban hành
cuộc sống
Phải chịu trách nhiệm pháp lý theo
Bị trừng phạt với sự lên án của dư
quy định pháp luật và do nhà nước bảo đảm luận xã hội và sự cắn dứt lương tâm.
thực hiện
Dạng 3: Câu hỏi khẳng định đúng sai, giải thích: Trên cơ sở kiến thức đã học
khẳng định đúng hoặc sai. Sau đó phân tích, lập luận để bảo vệ cho quan điểm, nhận định
của mình.
Ví dụ:
Khẳng định đúng hay sai? Giải thích?:
1. Mọi văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đều là văn bản quy
phạm pháp luật. Sai. Ngoài văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền còn ban hành văn bản áp dụng pháp luật. Phân tích và lấy ví dụ…
3. Pháp luật là chuẩn mực duy nhất để đánh giá hành vi con người. Sai, ngoài
pháp luật còn có các quy phạm xã hội khác cùng tham gia điều chỉnh và đánh giá hành vi
con người như : quy phạm đạo đức, tín điều tôn giáo, phong tục tập quán, quy phạm của
các tổ chức chính trị-xã hội. Phân tích và lấy ví dụ…

4. Mọi cá nhân đều là chủ thể quan hệ pháp luật.
Sai, vì:
Cá nhân muốn trở thành chủ thể quan hệ pháp luật thì phải có năng lực chủ thể.
Muốn có năng lực chủ thể thì cá nhân ấy phải có năng lực pháp luật và năng lực
hành vi đáp ứng yêu cầu của mỗi loại quan hệ pháp luật mà cá nhân ấy tham gia.
5. Mọi cá nhân đủ 18 tuổi trở lên đều là chủ thể quan hệ pháp luật
Sai, vì:
Muốn trở thành chủ thể quan hệ pháp luật thì phải có năng lực pháp luật và năng
lực hành vi và phụ thuộc vào mỗi quan hệ pháp luật khác nhau mà quy định độ tuổi

khác nhau.
+ Tuổi: Quan hệ pháp luật quy định độ tuổi tham gia quan hệ pháp luật có thể thấp
hơn hoặc cao hơn 18 tuổi. Ví dụ: QHPLHS: từ đủ 16 tuổi. Hôn nhân gia đình: nam
từ đủ 20 tuổi mới có quyền đăng ký kết hôn; ứng cử: công dân Việt Nam từ đủ 21
tuổi trở lên.


+ Khả năng nhận thức và điều khiển hành vi: có đầy đủ khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi. Không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận
thức và điều khiển hành vi.
6. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (của Chủ tịch UBND xã A với
anh B vi phạm Luật xây dựng) là văn bản quy phạm pháp luật.
Sai, vì quyết định xử phạt vi phạm hành chính là văn bản áp dụng pháp luật, chỉ áp
dụng 1 lần với anh A.
7. Thủ tướng chính phủ có thẩm quyền ban hành nghị định.
Sai, vì:
Thủ tướng Chính phủ chỉ có thẩm quyền ban hành Quyết định và Chỉ thị. Nghị
định là do Chính phủ ban hành.
Dạng 4: Dạng câu hỏi trắc nghiệm: Ở dạng câu hỏi này, đòi hỏi sinh viên phải
nắm chắc được nội dung lý thuyết đã học để trên cơ sở 4 phương án trả lời đã cho trước
để lựa chọn một phương án đúng nhất.
Ví dụ 1: Năng lực hành vi của cá nhân được xác định dựa vào yếu tố:
A. Độ tuổi.

B. Khả năng nhận thức và khả năng điều khiển

hành vi.
C. Theo quyết định của Tòa án. D. Cả A và B.
Ví dụ 2 : Sự biến là:
A. Những hiện tượng của đời sống khách quan xảy ra không phụ thuộc vào

ý chí con người.
B. Những sự kiện xảy ra có thể phụ thuộc trực tiếp vào ý chí con người hoặc
không phụ thuộc vào ý chí con người, tùy theo từng trường hợp cụ thể.
C. Những sự kiện xảy ra phụ thuộc trực tiếp vào ý chí con người.
D. Cả A, B và C đều sai.
II. Câu hỏi bài tập về nhà
1. Pháp luật là gì? Hãy phân tích những đặc trưng cơ bản của pháp luật?
2. So sánh pháp luật với các quy phạm xã hội khác (quy phạm đạo đức, tập quán,
tín điều tôn giáo…)?
3. Phân tích nguồn gốc hình thành của pháp luật?


4. Hãy phân tích những ưu và nhược điểm của tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn
bản quy phạm pháp luật khi áp dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội? Việt Nam hiện
nay sử dụng hình thức nào là chủ yếu? Vì sao?
5. Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Hãy trình bày hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật theo Luật ban hành văn bản quy phạm hiện hành.
6. Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật nào
có hiệu lực pháp lý cao nhất, văn bản nào có hiệu lực pháp lý thấp nhất? Căn cứ? Giải
thích?
7. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân là gì?
Khi ban hành văn bản của Uỷ ban nhân dân phải phù hợp với các loại văn bản nào?
8. Quy phạm pháp luật là gì? Trình bày cơ cấu của quy phạm pháp luật? Cho ví
dụ minh hoạ?
9. Quy phạm pháp luật là gì? So sánh chế tài hình sự, hành chính, kỷ luật và dân
sự?
10. Quan hệ pháp luật là gì? Phân biệt chủ thể quan hệ pháp luật hành chính, hình
sự và dân sự?
11. So sánh quan hệ pháp luật với các loại quan hệ xã hội khác?
12. Căn cứ phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật?

13. Sự kiện pháp lý là gì? Phân loại sự kiện pháp lý? Cho ví dụ minh họa?
14. Vi phạm pháp luật là gì? Cho ví dụ vi phạm pháp luật hình sự và vi phạm
pháp luật hành chính?
15. Phân loại vi phạm pháp luật? Cho ví dụ?
16. Phân biệt vi phạm pháp luật với hành vi trái đạo đức? Ví dụ?
17. So sánh vi phạm hành chính và tội phạm? Cho ví dụ minh hoạ?
18. Trách nhiệm pháp lý là gì? Căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý? Ví dụ?
19. Các loại trách nhiệm pháp lý?
20. So sánh trách nhiệm pháp lý hình sự và hành chính?
21. Phân biệt trách nhiệm pháp lý hình sự và dân sự?
22. Phân biệt trách nhiệm pháp lý hành chính và kỷ luật?
23. Phân tích mục đích của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý?
24. Khái niệm pháp chế xã hội chủ nghĩa? Những yêu cầu cơ bản của pháp chế
xã hôị chủ nghĩa?


Chương 3. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM
I. Hướng dẫn làm bài tập
A. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích: Nội dung câu hỏi bài tập nhằm củng cố kiến thức lý thuyết sinh
viên đã học trên lớp để giải quyết những câu hỏi về nhà.
2. Yêu cầu: Sinh viên đọc lại bài giảng, nghiên cứu các tài liệu có liên quan để để
vận dụng vào việc giải quyết các câu hỏi bài tập được giao.
B. Một số kiến thức trọng tâm
C. Các dạng bài tập cơ bản và phương pháp làm bài tập
* Dạng 1: Câu hỏi so sánh, phân biệt: sinh viên nắm rõ những nội dung lý thuyết
* Dạng 2: Câu hỏi khẳng định đúng sai, giải thích: Trên cơ sở kiến thức đã học
* Dạng 3: Dạng câu hỏi trắc nghiệm:
II. Câu hỏi bài tập về nhà
1. Khái niệm và đặc điểm của hệ thống pháp luật Việt Nam?

2. Phân biệt quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức?
3. Chế định pháp luật là gì? Phân biệt quy phạm pháp luật và chế định pháp luật?
4. Ngành luật là gì? Phân biệt ngành luật và chế định luật?
5. Phân biệt ngành luật hình sự và ngành luật hành chính?
6. Phân biệt ngành luật Dân sự và ngành luật Hôn nhân gia đình?
7. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam gồm những loại văn bản gì?
8. Văn bản luật là gì? Chủ thể nào có thẩm quyền ban hành văn bản luật?
9. Văn bản dưới luật là gì? Hãy trình bày những văn bản dưới luật ở Việt Nam?
10. Trình bày các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam?


Chương 4. LUẬT HIẾN PHÁP VIỆT NAM
I. Hướng dẫn làm bài tập
A. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích: Nội dung câu hỏi bài tập nhằm củng cố kiến thức lý thuyết sinh
viên đã học trên lớp để giải quyết những câu hỏi về nhà.
2. Yêu cầu: Sinh viên đọc lại bài giảng, nghiên cứu các tài liệu có liên quan để để
vận dụng vào việc giải quyết các câu hỏi bài tập được giao.
B. Một số kiến thức trọng tâm
C. Các dạng bài tập cơ bản và phương pháp làm bài tập
* Dạng 1: Câu hỏi so sánh, phân biệt: sinh viên nắm rõ những nội dung lý thuyết
* Dạng 2: Câu hỏi khẳng định đúng sai, giải thích: Trên cơ sở kiến thức đã học
* Dạng 3: Dạng câu hỏi trắc nghiệm:
II. Câu hỏi bài tập về nhà
1. Ngành luật Hiến pháp Việt Nam là gì?
2. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của ngành luật Hiến pháp?
3. Từ năm 1945 đến nay, Việt Nam có mấy bản Hiến pháp?
4. Tên gọi của nước Việt Nam qua các bản Hiến Pháp?
5. Trình bày những quyền con người được quy định trong Hiến pháp 2013?
6. Công dân Việt Nam có những quyền gì?

7. Công dân Việt Nam có những nghĩa vụ gì?
8. Quyền công dân có tách rời nghĩa vụ công dân không? Vì sao?
9. Đại biểu Quốc hội do ai bầu ra? Nhiệm kỳ của Quốc hội Việt Nam là mấy
năm?
10. Ai được bầu cử và ứng cử đại biểu quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam?
12. Muốn trở thành Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam, cần có những điều kiện
gì?
13. Muốn trở thành Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt nam, cần có
những điều kiện gì?
14. Trình bày cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam theo Hiến pháp 2013.


Chương 5. LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
I. Hướng dẫn làm bài tập
A. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích: Nội dung câu hỏi bài tập nhằm củng cố kiến thức lý thuyết sinh
viên đã học trên lớp để giải quyết những câu hỏi về nhà.
2. Yêu cầu: Sinh viên đọc lại bài giảng, nghiên cứu các tài liệu có liên quan để để
vận dụng vào việc giải quyết các câu hỏi bài tập được giao.
B. Một số kiến thức trọng tâm
C. Các dạng bài tập cơ bản và phương pháp làm bài tập
* Dạng 1: Câu hỏi so sánh, phân biệt: sinh viên nắm rõ những nội dung lý thuyết
* Dạng 2: Câu hỏi khẳng định đúng sai, giải thích: Trên cơ sở kiến thức đã học
* Dạng 3: Dạng câu hỏi trắc nghiệm:
II. Câu hỏi bài tập về nhà
1. Ngành luật hành chính là gì?
2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành luật hành chính
Việt Nam?

3. Phân biệt quản lý, quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước?
4. Quan hệ pháp luật hành chính là gì? So sánh quan hệ pháp luật hành chính và
quan hệ pháp luật dân sự?
5. Phân tích câu nói: “cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân”?
6. Phân tích, giải thích quy định về những việc cán bộ, công chức không được
làm theo quy định của Luật cán bộ công chức?
7. Khi nào thì cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật?
8. Hãy trình bày các biện pháp trách nhiệm kỷ luật cán bộ, công chức?
9 So sánh hình thức kỷ luật cảnh cáo, hình thức xử phạt cảnh cáo và hình phạt
cảnh cáo?
10. Vi phạm pháp luật hành chính là gì? Phân biệt vi phạm hành chính và tội
phạm?
11. Trách nhiệm hành chính là gì? Xử lý vi phạm hành chính là gì? Các nguyên
tắc xử phạt vi phạm hành chính?
12. Theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính có bao nhiêu hình thức xử phạt vi
phạm hành chính? Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi khi vi phạm hành chính có thể bị
áp dụng những hình thức xử phạt gì?


13. Phân biệt các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra với
các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính?
14. Trình bày khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước? Phân
loại cơ quan hành chính nhà nước?
15. Khiếu nại là gì? Chủ thể nào được quyền khiếu nại theo quy định của Luật
Khiếu nại 2011?
16. Theo quy định của Luật Khiếu nại 2011, chủ thể có quyền khiếu nại được
quyền khiếu nại lần đầu đến chủ thể nào?
17. Theo quy định của Luật Khiếu nại 2011, chủ thể có quyền khiếu nại được
quyền khiếu nại lần hai đến chủ thể nào?
18. Thời hiệu để cá nhân, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại theo quy định của

Luật Khiếu nại 2011?
19. Thời hạn để chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định của
Luật Khiếu nại 2011?
20. Khi nào tổ chức, cá nhân được thực hiện quyền khiếu nại theo quy định của
Luật Khiếu nại 2011?


Chương 6. LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
I. Hướng dẫn làm bài tập
A. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích: Nội dung câu hỏi bài tập nhằm củng cố kiến thức lý thuyết sinh
viên đã học trên lớp để giải quyết những câu hỏi về nhà.
2. Yêu cầu: Sinh viên đọc lại bài giảng, nghiên cứu các tài liệu có liên quan để để
vận dụng vào việc giải quyết các câu hỏi bài tập được giao.
B. Một số kiến thức trọng tâm
C. Các dạng bài tập cơ bản và phương pháp làm bài tập
* Dạng 1: Câu hỏi so sánh, phân biệt: sinh viên nắm rõ những nội dung lý thuyết
* Dạng 2: Câu hỏi khẳng định đúng sai, giải thích: Trên cơ sở kiến thức đã học
* Dạng 3: Dạng câu hỏi trắc nghiệm
* Dạng 4: Câu hỏi bài tập: vận dụng quy định pháp luật để giải quyết tình huống
II. Câu hỏi bài tập về nhà
1. Khái niệm Ngành luật Dân sự?
2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành luật Dân sự
3. Trình bày khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự?
4. Theo Luật dân sự Việt Nam, năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân
sự của cá nhân xuất hiện từ khi nào?
5. Pháp nhân là gì? Khi nào một tổ chức được thừa nhận là có tư cách pháp
nhân?
6. Tài sản là gì? Giải thích các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự Việt
Nam 2005?

7. Thế nào là quan hệ nhân thân? Quan hệ tài sản?
8. Quyền sở hữu tài sản là gì? Trình bày nội dung của quyền sở hữu tài sản?
9. Nghĩa vụ dân sự là gì? Trình bày các căn cứ làm phát sinh, chấm dứt nghĩa vụ
dân sự?
10. Phân biệt cầm cố và thế chấp?
11. Phân biệt Đặt cọc và ký cược?
12. Phân biệt Bảo lãnh và tín chấp?
13. Hợp đồng dân sự là gì? Trình bày các nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự?


14. Khi nào hợp đồng dân sự bị vô hiệu? Trình bày các loại hợp đồng dân sự
thông dụng, cho ví dụ minh họa?
15. Trình bày các hình thức của hợp đồng? Khi nào hợp đồng phải lập thành văn
bản? Hoặc phải chứng nhận, chứng thực?
16. Phân biệt hợp đồng mua bán nhà ở và hợp đồng thuê nhà ở?
17. Trách nhiệm dân sự là gì? Phân biệt trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự
và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?
18. Thừa kế là gì? Nêu những khái niệm về người để lại di sản thừa kế; người
thừa kế?
19. Di sản thừa kế là gì? Những người nào không được hưởng di sản thừa kế?
20. Thừa kế theo di chúc là gì? Điều kiện để di chúc được coi là hợp pháp?
21. Thừa kế theo pháp luật là gì? Nêu những trường hợp được thừa kế theo di
chúc?
22. Trình bày quy định về hàng thừa kế?


Chương 7. LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
I. Hướng dẫn làm bài tập
A. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích: Nội dung câu hỏi bài tập nhằm củng cố kiến thức lý thuyết sinh

viên đã học trên lớp để giải quyết những câu hỏi về nhà.
2. Yêu cầu: Sinh viên đọc lại bài giảng, nghiên cứu các tài liệu có liên quan để để
vận dụng vào việc giải quyết các câu hỏi bài tập được giao.
B. Một số kiến thức trọng tâm
C. Các dạng bài tập cơ bản và phương pháp làm bài tập
* Dạng 1: Câu hỏi so sánh, phân biệt: sinh viên nắm rõ những nội dung lý thuyết
* Dạng 2: Câu hỏi khẳng định đúng sai, giải thích: Trên cơ sở kiến thức đã học
* Dạng 3: Dạng câu hỏi trắc nghiệm:
II. Câu hỏi bài tập về nhà
1. Luật hình sự là gì? Trình bày đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
của Luật hình sự Việt Nam?
2. Thế nào là tội phạm? Phân biệt tội phạm với vi phạm pháp luật khác? Cho ví
dụ minh họa?
3. Thế nào là tội ít ngiêm trọng; tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng và tội đặc
biệt nghiêm trọng? Cho ví dụ minh họa?
4. Cấu thành tội phạm là gì? Phân biệt cấu thành tội phạm cơ bản và tăng nặng?
Cấu thành tội phạm vật chất và hình thức?
5. Trình bày các giai đoạn thực hiện tội phạm? Cho ví dụ minh họa?
6. Chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt có phải chịu trách nhiệm hình sự hay
không? Cho ví dụ minh hoạ?
7. Đồng phạm là gì? Trình bày các loại người đồng phạm? Cho ví dụ?
8. Người thực hiện hành vi phòng vệ chính đáng và trong tình thế cấp thiết có
phải chịu trách nhiệm hình sự không? Vì sao?
9. Trách nhiệm hình sự là gì? Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt
và miễn chấp hành hình phạt?
10. Hình phạt là gì? Mục đích của hình phạt? Trình bày hệ thống hình phạt theo
Bộ luật Hình sự Việt Nam?
11. Phân biệt chế tài phạt tiền trong hình sự và hành chính?



12. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi khi vi phạm pháp luật hình sự thì có thể
bị áp dụng hình phạt gì?
13. Quyết định hình phạt là gì? Trình bày các căn cứ để quyết định hình phạt?
14. Thời hiệu thi hành án là gì?
15. So sánh trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính?


Chương 8. LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM
I. Hướng dẫn làm bài tập
A. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích: Nội dung câu hỏi bài tập nhằm củng cố kiến thức lý thuyết sinh
viên đã học trên lớp để giải quyết những câu hỏi về nhà.
2. Yêu cầu: Sinh viên đọc lại bài giảng, nghiên cứu các tài liệu có liên quan để để
vận dụng vào việc giải quyết các câu hỏi bài tập được giao.
B. Một số kiến thức trọng tâm
C. Các dạng bài tập cơ bản và phương pháp làm bài tập
* Dạng 1: Câu hỏi so sánh, phân biệt: sinh viên nắm rõ những nội dung lý thuyết
* Dạng 2: Câu hỏi khẳng định đúng sai, giải thích: Trên cơ sở kiến thức đã học
* Dạng 3: Dạng câu hỏi trắc nghiệm:
II. Câu hỏi bài tập về nhà
1. Khái niệm ngành luật Hôn nhân và gia đình?
2. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hôn nhân và
gia đình?
3. Điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân & Gia đình 2014?
4. Căn cứ phát sinh tài sản chung của vợ chồng?
5. Tài sản riêng của vợ chồng là gì?
6. Những trường hợp được ly hôn theo Luật Hôn nhân & Gia đình 2014?
7. Những trường hợp được nhờ mang thai hộ theo Luật Hôn nhân & Gia đình
2014?
8. Những trường hợp được mang thai hộ theo Luật Hôn nhân & Gia đình 2014?

9. Những trường hợp nào bị cấm kết hôn?
10. Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn theo Luật Hôn nhân &
Gia đình 2014?


Chương 9. PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
I. Hướng dẫn làm bài tập
A. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích: Nội dung câu hỏi bài tập nhằm củng cố kiến thức lý thuyết sinh
viên đã học trên lớp để giải quyết những câu hỏi về nhà.
2. Yêu cầu: Sinh viên đọc lại bài giảng, nghiên cứu các tài liệu có liên quan để để
vận dụng vào việc giải quyết các câu hỏi bài tập được giao.
B. Một số kiến thức trọng tâm
C. Các dạng bài tập cơ bản và phương pháp làm bài tập
* Dạng 1: Câu hỏi so sánh, phân biệt: sinh viên nắm rõ những nội dung lý thuyết
* Dạng 2: Câu hỏi khẳng định đúng sai, giải thích: Trên cơ sở kiến thức đã học
* Dạng 3: Dạng câu hỏi trắc nghiệm:
II. Câu hỏi bài tập về nhà
1. Tham nhũng là gì?
2. Phân tích các hành vi tham nhũng và tội phạm về tham nhũng
3. Phân tích nguyên nhân và tác hại của tham nhũng
4. Phân tích ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng
5. Phân tích trách nhiệm của công dân trong phòng, chống tham nhũng


NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

QUAN ĐIỂM NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN TRƯỚC MÁC

Câu 1: Theo quan điểm của các nhà tư tưởng thời kỳ cổ trung đại, nhà nước

ra đời là do:
A. Sự phát triển của gia đình.

B. Thoả thuận của con người trong xã

hội.
C. Kết quả của chiến tranh giữa các thị tộc.

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 2: Theo quan điểm của các nhà tư tưởng thế kỷ 16, 17, 18, nhà nước ra
đời là:
A. Cả B,C.
B. Do sự du nhập của nền văn minh ngoài trái đất.
C. Do sự phát triển của gia đình.
D. Do con người nguyên thủy muốn phụ thuộc vào những thủ lĩnh, giáo sĩ.
Câu 3: Nhà nước ra là do thượng đế sinh ra là quan điểm của:
A. Phái dân quyền.

B. Phái quân chủ.

C. Cả A,B,C.

D. Phái giáo hội.

Câu 4: Các quan điểm, học thuyết về nhà nước nhằm:
A. Giải thích về sự tồn tại và phát triển của Nhà nước.
B. Che đậy bản chất giai cấp của nhà nước.
C. Lý giải một cách thiếu căn cứ khoa học về nhà nước.
D. Bảo vệ nhà nước của giai cấp thống trị.

Câu 5: "Nhà nước là tổ chức của những siêu nhân có sứ mạng lãnh đạo xã
hội" là quan điểm của thuyết nào?
A. Thuyết tâm lý

B. Thuyết khế ước xã hội

C. Thuyết gia trường

D. Thuyết thần học

Câu 6: Quan điểm về nguồn gốc nhà nước thời kỳ cổ trung đại là:
A. Thuyết khế ước xã hội.

B. Thuyết tâm lý.

C. Cả A, B, C đều sai.

D. Thuyết bạo lực.


Câu 7: Nhà nước ra đời do sự thỏa thuận của những thành viên trong xã hội là
quan điểm của:
sai.

A. Thuyết bạo lực.
D. Thuyết tâm lý.

B. Thuyết gia trưởng.

C. Cả A,B,C đều


Câu 8: "Quyền lực của vua về cơ bản cũng giống như quyền lực của người
đứng đầu gia đình" là quan điểm của thuyết nào?
A. Thuyết khế ước xã hội

B. Thuyết tâm lý

C. Thuyết gia trưởng

D. Thuyết thần học

Câu 9: "Nhà nước là sản phẩm của thị tộc chiến thắng "nghĩ ra" nhằm nô
dịch kẻ chiến bại" là quan điểm của thuyết nào?
A. Thuyết gia trưởng

B. Thuyết bạo lực

C. Quan điểm nhà nước siêu trái đất.

D. Thuyết tâm lý.

Câu 10: "Nhà nước là một sự du nhập, thử nghiệm của một nền văn minh
ngoài trái đất" là quan điểm của thuyết nào?
A. Thuyết bạo lực.

B. Thuyết thần học.

C. Thuyết tâm lý.

D. Quan điểm nhà nước siêu trái đất.


Câu 11: Quan điểm về nguồn gốc nhà nước nào sau đây của các nhà tư
tưởng thế kỷ thứ 16, 17, 18?
A. Thuyết thần học.

B. Thuyết gia trưởng.

C. Thuyết bạo lực.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 12: Theo quan điểm của thuyết Khế ước xã hội: "nhà nước chỉ là kết
quả của một khế ước được ký kết giữa những con người sống trong trạng thái tự
nhiên không có nhà nước". Vậy "khế ước" ở đây được hiểu là:
A. Bản cam kết B. Bản vắn tự

C. Giấy mua bán.

D. Bản hợp đồng

Câu 13: Hạn chế của quan điểm về nguồn gốc nhà nước của các nhà tư tưởng
giai đoạn trước Mác là:
A. Chủ quan.

B. Khách quan.

C. Duy tâm.

D. Cả A, B.


HỌC THUYẾT MÁC – LÊ NIN VỀ NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC

Câu 14: Xã hội cộng sản nguyên thủy đã trải qua ....lần phân công lao động
xã hội:


A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Câu 15: Trong xã hội chưa có nhà nước, khẳng định nào sau đây là sai:
A. Có sự phân công lao động xã hội.
B. Cả A, B, C đều đúng.
C. Sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động.
D. Quyền lực thuộc về tất cả mọi người.
Câu 16: Sự xuất hiện của nhà nước cổ đại nào sau đây có nguyên nhân là do
mâu thuẫn giai cấp gay gắt đến mức không thể điều hòa được:
A. Nhà nước Giéc-manh.

B. Nhà nước Rô ma.

C. Các nhà nước phương Đông.

D. Nhà nước Aten.

Câu 17: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin, Nhà nước ra đời là do:

A. Có sự phân công lao động trong xã hội.
liệu sản xuất.

C. Xuất hiện chế độ tư hữu về tư

B. Mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà.

D. Sự tan rã của tổ chức thị tộc-

bộ lạc.
Câu 18: Theo Lê Nin Nhà nước trước hết là một ………. đặc biệt tách ra
khỏi xã hội để thực hiện quyền lực mang tính cưỡng chế.
A. Tổ chức.

B. Bộ phận.

C. Cơ quan.

D. Bộ máy

Câu 19: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, nhà nước:
A. Là lực lượng được áp đặt từ bên ngoài, đứng lên trên xã hội để làm nhiệm vụ
điều hòa các mâu thuẫn trong xã hội.
B. Là một tổ chức phi giai cấp.
C. Là một hiện tượng lịch sử có quá trình hình thành, phát triển và tiêu vong.
D. Xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc
khác.
Câu 20: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin, sự tồn tại của nhà
nước là:
A. Do ý chí của mọi thành viên trong xã hội.

giai cấp.

C. Kết quả tất yếu của xã hội có

B. Kết quả tất yếu của xã hội loài người, ở đâu có xã hội thì ở đó tồn tại nhà
nước. D. Cả A, B,
C. _


Câu 21: Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, xét từ góc độ giai cấp, nhà
nước ra đời là do:
A. Xuất hiện giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột.
và mâu thuẫn giai cấp.
C. Giải quyết mâu thuẫn giai cấp trong xã hội.

B. Sự xuất hiện các giai cấp

D. Sự xuất hiện chế độ tư hữu.

Câu 22: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Nhà nước:
A. Là hiện tượng tự nhiên.

B. Là hiện tượng xã hội mang tính lịch

C. Là hiện tượng vĩnh cửu, bất biến

D. Xuất hiện và tồn tại cùng con người.

sử.


Câu 23: Khẳng định nào sau đây là sai về nhà nước:
A. Tồn tại trong mọi hình thái kinh tế- xã hội.
B. Chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp.
C. Là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà
được.
D. Là công cụ để thực hiện ý chí, củng cố và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị
trong xã hội.
Câu 24: Xã hội thị tộc là:
A. Có sự phân công lao động tự nhiên.
B. Sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động.
C. Tổ chức theo huyết thống.
D. Cả A, B, C.
Câu 25: Nhận định nào sau đây là không đúng:
A. Sự xuất hiện của các nhà nước cổ đại đều xuất phát từ nguyên nhân trực tiếp
hay gián tiếp là mâu thuẫn giữa các giai cấp.
B. Sự xuất hiện của Nhà nước Aten cổ đại là do mâu thuẫn giữa các giai cấp gay
gắt đến mức không thể điều hòa được.
C. Mâu thuẫn giai cấp không phải là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện Nhà
nước Giéc – manh, Nhà nước Rôma, các Nhà nước phương Đông cổ đại.
D. Sự xuất hiện của Nhà nước Giéc – manh, Nhà nước Roma, Nhà nước phương
Đông cổ đại là do mâu thuẫn giữa các giai cấp gay gắt đến mức không thể điều hòa được.
Câu 26: Chế độ Cộng sản nguyên thủy là…
A. Chế độ không có nhà nước.


×