Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài tập và hướng dẫn bài tập môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.38 KB, 13 trang )

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Sách giao bài tập và hướng dẫn bài tập cho sinh viên của học phần Tư tưởng Hồ
Chí Minh nhằm mục đích:
- Hệ thống lại các kiến thức cơ bản của học phần đã được giới thiệu trong các
tiết lý thuyết của giáo viên
- Mở rộng thêm kiến thức được tìm kiếm từ các nguồn tài liệu và từ hiểu biết
thực tiễn của sinh viên trong quá trình làm bài tập được giao về nhà
- Giúp sinh viên rèn luyện một số kỹ năng:
+ Khái quát, tổng hợp kiến thức
+ Tư duy, phản ứng nhanh với các câu hỏi
2. Yêu cầu
Để đạt được những mục đích đặt ra, yêu cầu đối với sinh viên phải:
- Tham dự đầy đủ các tiết học lý thuyết
- Có thái độ nghiêm túc khi học tập
- Phải tham khảo nguồn tài liệu đã được giảng viên giới thiệu, hướng dẫn
- Phải làm bài, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN BÀI TẬP
PHẦN I: BÀI TẬP
Câu 1: Phân tích khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh? Nêu ý nghĩa của việc học
tập môn học tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sinh viên? Liên hệ bản thân?
Câu 2 : Trình bày cơ sở khách quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
Câu 3: Tại sao nói tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp biện chứng giữa trí tuệ
lớn Hồ Chí Minh, trí tuệ dân tộc và trí tuệ thời đại?
Câu 4: Trình bày cơ sở hình thành tư tưởng HCM?
Câu 5: Trình bày quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh?


Câu 6: Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thuộc địa?
Câu 7: Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và
vấn đề giai cấp?


Câu 8: Trình bày những luận điểm cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách
mạng giải phóng dân tộc?
Câu 9: Phân tích tính sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải
phóng dân tộc?
Câu 10: Trình bày tính tất yếu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
Câu 11 : Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam?
Câu 12: Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam?
Câu 13: Trình bày TTHCM về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam? Tại sao
nói sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là một tất yếu lịch sử?
Câu 14: Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và bản chất của Đảng Cộng
sản Việt Nam?
Câu 15: Tại sao Hồ Chí Minh khẳng định: Xây dựng Đảng – quy luật tồn tại và
phát triển của Đảng?
Câu 16: Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung công tác xây dựng Đảng
Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh?
Câu 17: Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò đại đoàn kết dân tộc
trong sự nghiệp cách mạng?
Câu 18: Tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung của đại đoàn kết dân tộc là gì? Đảng
ta đã vận dụng TTHCM về ĐĐKDT như thế nào trong giai đoạn hiện nay?
Câu 19: Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và nội dung của khối đoàn
kết quốc tế?
Câu 20: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân?


Câu 21: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất giai cấp của nhà nước ta để
làm rõ tính sáng tạo trong tư tưởng của Người về vấn đề này?
Câu 22: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp
lý mạnh mẽ ở Việt Nam? Liên hệ với việc xây dựng Nhà nước Việt Nam hiện nay.

Câu 23: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một Nhà nước trong sạch,
vững mạnh và hoạt động có hiệu quả? Liên hệ với thực tiễn xây dựng Nhà nước Việt
Nam hiện nay?
Câu 24: Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa?
Câu 25: Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hoá?
Câu 26: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về những phẩm chất đạo đức cách
mạng của con người Việt Nam trong thời đại mới?
Câu 27: Trình bày tư tưởng Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo
đức mới? Liên hệ với bản thân?
Câu 28: Phân tích tính cấp thiết của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh đối với sinh viên trong giai đoạn hiện nay?
Câu 29: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò, vị trí con người trong cách
mạng?
Câu 30: Trình bày TTHCM về chiến lược trồng người ? Để phát huy nhân tố con
người trong công cuộc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta cần đảm
bảo những yếu tố nào?

PHẦN II: HƯỚNG DẪN BÀI TẬP
Nhìn chung, các bài tập chia làm 3 dạng:


1. Dạng bài yêu cầu trình bày, phân tích luận điểm, quan điểm của Hồ Chí
Minh
2. Dạng bài yêu cầu chỉ ra tính sáng tạo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về một
vấn đề nào đó
3. Dạng bài yêu cầu liên hệ với thực tiễn cách mạng Việt Nam hoặc liên hệ
với bản thân
Hướng dẫn cách làm như sau:
1. Dạng bài 1: Sinh viên cần khái quát nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về
các vấn đề cần trình bày ở dạng luận điểm. Luận điểm nên đặt ở đầu câu

sau đó dùng lý luận để phân tích luận điểm đó. Về cơ bản, những bài tập
này để khái quát những nội dung cơ bản của bài học
2. Dạng bài 2: Để phân tích tính sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về một
vấn đề nào đó trước hết cần nêu ra quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin
về vấn đề này và coi đó là nền tảng của tư tưởng Hồ Chí Minh. Sau đó,
trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh và khẳng định yếu tố Hồ Chí Minh
đã kế thừa (thường nhận thấy ở những nét tương đồng), yếu tố thể hiện sự
sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh (nét mới, đúng đắn với thực tiễn cách
mạng Việt Nam).
3. Dạng bài 3: Để liên hệ với thực tiễn cách mạng Việt Nam sinh viên cần
bám sát vào nội dung lý luận từ đó gắn với thực tiễn cách mạng hoặc đã
trải qua trong lịch sử, hoặc thực tiễn hiện nay để vận dụng tư tưởng Hồ
Chí Minh hoặc găn với bản thân người học.

Hướng dẫn cụ thể
Câu 1


Sinh viên cần làm rõ 3 nội dung sau:
- Nêu khái niệm TTHCM và phân tích khái niệm TTHCM về: đặc điểm,
nội dung, nguồn gốc lý luận và mục tiêu của TTHCM
- Nêu ý nghĩa của việc học tập môn học TTHCM đối với sinh viên
- Liên hệ với quá trình học tập và tu dưỡng rèn luyện của bản thân.
Câu 2
Sinh viên cần làm rõ 2 nội dung:
- Cơ sở khách quan hình thành TTHCM bao gồm những yếu tố nào?
- Phân tích từng nội dung cụ thể:
+ Bối cảnh lịch sử: Yêu cầu nêu những sự kiện lịch sử ở Việt Nam và
quốc tế giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Rút ra tác động tới việc
hình thành tư tưởng TTHCM

+ Các tiền đề tư tưởng lý luận: chỉ 3 tiền đề tư tưởng lý luận và phân tích
tác động của chúng tới việc hình thành TTHCM
Câu 3
Sinh viên cần làm rõ 2 nội dung:
- Sự kết hợp biện chứng là gì?
- Phân tích và làm rõ các nhân tố:
+ Trí tuệ lớn Hồ Chí Minh:
+ Trí tuệ dân tộc:
+ Trí tuệ thời đại:
- Kết luận vấn đề
Câu 4
Sinh viên cần làm rõ 2 nội dung:
- Cơ sở hình thành TTHCM gồm có những cơ sở nào?
- Phân tích cụ thể các cơ sở hình thành TTHCM và chỉ ra tác động của chúng:
+ Cơ sở khách quan
+ Cơ sở chủ quan


- Kết luận vấn đề
Câu 5:
Sinh viên cần làm rõ:
- Quá trình hình thành và phát triển TTHCM bao gồm 5 giai đoạn: kể tên các
giai đoạn cụ thể
- Mỗi giai đoạn chỉ ra:
+ Các hoạt động chủ yếu
+ Tư tưởng được hình thành trong giai đoạn này
Câu 6
Sinh viên cần làm rõ 2 nội dung:
- Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa
- Độc lập dân tộc là nội dung xuyên suốt trong cuộc đời sự nghiệp của Hồ Chí

Minh: chứng minh thông qua các mốc sự kiện quan trọng trong cuộc đời, sự
nghiệp của Người.
Câu 7
Yêu cầu sinh viên phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa
vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, gồm 4 luận điểm:
- Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết; độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội.
- Giải phóng dân tộc tạo tiền đề giải phóng giai cấp
- Giữ vững độc lập của dân tộc mình đồng thời tôn trọng độc lập của các dân tộc
khác.
Câu 8
Yêu cầu sinh viên cần làm rõ:
- TTHCM về cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm 5 luận điểm: kể tên 5 luận
điểm
- Phân tích các nội dung cụ thể trong 5 luận điểm đó
Câu 9


Để thấy tính sáng tạo trong TTHCM về cách mạng giải phóng dân tộc, trong
mỗi luận điểm sinh viên cần làm rõ 3 nội dung sau:
- Quan điểm của CNMLN:
- Quan điểm của Hồ Chí Minh:
- Đánh giá, phân tích để thấy được tính đúng đắn, sáng tạo trong TTHCM
Câu 10
Sinh viên cần làm rõ, tính tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được thể
hiện trên 2 phương diện:
- Đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội là phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử
xã hội loài người: phân tích tính phù hợp thông qua học thuyết hình thái KTXH
của CNMLN

- Đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm giải phóng con người một cách triệt
để: thông qua việc phân tích so sánh vị trí, vai trò của người lao động với các
chế độ xã hội trước đó, để thấy tính triệt để về mặt giải phóng con người của chế
độ xã hội này.
- Kết luận vấn đề
Câu 11
Sinh viên cần làm rõ đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bao
gồm những đặc trưng trên các mặt sau:
- Chính trị: phân tích cụ thể
- Kinh tế: phân tích cụ thể
- Văn hóa đạo đức: phân tích cụ thể
- Xã hội: phân tích cụ thể
- Ngoại giao: phân tích cụ thể
Câu 12
Sinh viên cần làm rõ các nội dung sau:
- Đặc điểm của thời kỳ quá độ ở Việt Nam
- Tính chất, độ dài của thời kỳ quá độ


- Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ
- Nội dung của thời kỳ quá độ
- Các nhân tố đảm bảo xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Câu 13
Sinh viên cần làm rõ 2 nội dung:
- Sự ra đời của ĐCSVN:
+ Quan điểm của CNMLN về sự ra đời của Đảng cộng sản nói chung
+ Quan điểm của HCM về sự ra đời của ĐCSVN
+ Phân tích cơ sở HCM đưa ra luận điểm trên
+ Kết luận vấn đề
- Về tính tất yếu: Sinh viên phân tích làm rõ, sự ra đời của ĐCSVN là phù hợp

quy luật phát triển của cách mạng thế giới, cách mạng Việt Nam. Đồng thời, đó
cũng là kết quả quá trình tìm đường cứu nước của HCM.
Câu 14
Sinh viên cần làm rõ:
- Về vai trò của ĐCS:
+ Vai trò chung
+ Vai trò cụ thể
+ Liên hệ với thực tiễn cách mạng
- Bản chất của ĐCSVN: Làm rõ luận điểm “Đảng CSVN vừa là Đảng của giai
cấp công nhân, đồng thời là Đảng của toàn dân tộc”
+ Bản chất giai cấp công nhân của Đảng: biểu hiện
+ Tính dân tộc của Đảng: biểu hiện
+ Kết luận vấn đề
Câu 15
Sinh viên cần làm rõ, xây dựng Đảng là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng, vì:
- Xuất phát từ vai trò, vị trí của Đảng Cộng sản Việt Nam: phân tích cụ thể
- Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng: phân tích cụ thể


- Xuất phát từ nội bộ công tác xây dựng Đảng: phân tích cụ thể
- Sự chống phá của các thế lực thù địch: phân tích cụ thể
Câu 16
Sinh viên cần làm rõ nội dung công tác xây dựng Đảng trên 4 nội dung:
-Xây dựng Đảng về mặt tư tưởng: phân tích cụ thể
- Xây dựng Đảng về mặt chính trị: phân tích cụ thể
- Xây dựng Đảng về mặt tổ chức: phân tích cụ thể
- Xây dựng Đảng về mặt đạo đức: phân tích cụ thể
Câu 17
Sinh viên cần làm rõ vị trí, vai trò đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách
mạng trên 2 nội dung:

- ĐĐKDT là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách
mạng: phân tích cụ thể
- ĐĐKDT là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc: phân tích cụ
thể
- Liên hệ thực tiễn: vai trò của đoàn kết dân tộc trong quá trình dựng nước và
giữ nước; trong quá trình xây dựng đất nước hiện nay.
Câu 18
Sinh viên cần làm rõ các nội dung:
- Nội dung của khối ĐĐKDT:
+ Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân: phân tích cụ thể
+ Điều kiện để xây dựng khối ĐĐKDT: phân tích cụ thể
- Sự vận dụng của ĐCSVN trong giai đoạn hiện nay trong sự nghiệp đổi mới đất
nước
Câu 19
Sinh viên cần làm rõ:
- Vai trò của đoàn kết quốc tế: phân tích cụ thể 2 vai trò của đoàn kết quốc tế


+ Đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại tạo
thành sức mạnh tổng hợp cho cách mạng Việt Nam
+ Đoàn kết quốc tế nhằm góp phần cùng nhân dân thế giới thực hiện thắng lợi
mục tiêu cách mạng lợi
- Nội dung của khối đoàn kết quốc tế
+ Với giai cấp công nhân quốc tế: phân tích cụ thể
+ Với các dân tộc thuộc địa bị áp bức: phân tích cụ thể
+ Các lực lượng tiến bộ trên thế giới: phân tích cụ thể
Câu 20
Sinh viên cần làm rõ:
- Nhà nước của dân: nội dung và biểu hiện
- Nhà nước do dân: nội dung và biểu hiện

- Nhà nước vì dân: nội dung và biểu hiện
Câu 21
Sinh viên cần làm rõ:
- Quan niệm của CN Mác - Lênin về bản chất của Nhà nước
- Quan điểm của Hồ Chí Minh: Phân tích luận điểm “Nhà nước ta mang bản chất
giai cấp công nhân đồng thời thống nhất với tính nhân dân và dân tộc”. Trong đó
làm rõ:
+ Bản chất của giai cấp công nhân của nhà nước: nêu biểu hiện cụ thể
+ Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân
tộc của nhà nước: nêu biểu hiện cụ thể.
- Kết luận vấn đề
Câu 22
Sinh viên cần làm rõ:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ ở
Việt Nam bao gồm 2 nội dung cơ bản:
+ Xây dựng một nhà nước hợp pháp, hợp hiến: phân tích cụ thể
+ Hoạt động quản lí nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp
luật vào cuộc sống: phân tích cụ thể
- Liên hệ thực tiễn hiện nay: Từ kiến thức đã được học yêu cầu sinh viên liên hệ
trong thực tiễn xây dựng nhà nước ta hiện nay.


Câu 23
Sinh viên cần làm rõ nội dung sau:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một Nhà nước trong sạch, vững mạnh và
hoạt động có hiệu quả. Bao gồm:
+ Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức, đủ tài: phân tích cụ thể
+ Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước: phân
tích cụ thể
+ Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với việc đẩy mạnh giáo dục

đạo đức: phân tích cụ thể
- Liên hệ: Từ kiến thức đã được học yêu cầu sinh viên liên hệ trong thực tiễn xây
dựng nhà nước ta hiện nay
Câu 24
Sinh viên làm rõ các nội dung sau:
- Vị trí của văn hoá: phân tích cụ thể
- Chức năng của văn hoá: phân tích cụ thể
- Tính chất của nền văn hóa: phân tích cụ thể
Câu 25
Sinh viên cần làm rõ 3 lĩnh vực chính của văn hóa trong TTHCM bao gồm:
- Văn hoá giáo dục: phân tích cụ thể
- Văn hóa – văn nghệ: phân tích cụ thể
- Văn hoá đời sống: phân tích cụ thể
Câu 26
Sinh viên cần làm rõ 4 phẩm chất đạo đức cách mạng bao gồm:
- Trung với nước, hiếu với dân: phân tích cụ thể
- Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa: phân tích cụ thể
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: phân tích cụ thể
- Tinh thần quốc tế trong sáng: phân tích cụ thể
Câu 27


Sinh viên cần làm rõ
- 3 nguyên tắc xây dựng đạo đức mới. Bao gồm:
+ Nói đi đôi với làm, nêu gương đạo đức: phân tích cụ thể
+ Xây đi đôi với chống: phân tích cụ thể
+ Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời: phân tích cụ thể
- Liên hệ với bản thân trong quá trình rèn luyện và học tập
Câu 28
Sinh viên cần làm rõ:

- Vai trò của sinh viên đối với sự phát triển của đất nước
- Vai trò của đạo đức đối với sinh viên
- Hồ Chí Minh tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng
- Thực trạng lối sống, đạo đức trong sinh viên hiện nay: Mặt tích cực; Mặt hạn
chế.
- Nội dung của việc học tập
Câu 29
Sinh viên cần phân tích, làm rõ vai trò, vị trí của con người trên 2 nội dung:
- Con người là vốn quý nhất, là yếu tố quyết định thắng lợi của cách mạng: phân
tích cụ thể
- Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cách mạng; phải coi trọng, chăm
sóc, phát huy nhân tố con người: phân tích cụ thể
Câu 30
Sinh viên cần làm rõ:
- Nội dung chiến lược trồng người trong TTHCM bao gồm:
+ Trồng người" là yêu cầu khách quan, một chiến lược: phân tích cụ thể
+ Chiến lược "trồng người" là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến
lược phát triển kinh tế- xã hội: phân tích cụ thể
+ Để thực hiện chiến lược trồng người phải coi trọng vai trò của giáo dục và đào
tạo: phân tích cụ thể


- Để phát huy nhân tố con người trong công cuộc xây dựng thành công chủ
nghĩa xã hội ở nước ta, cần chú ý:
+ Thứ nhất, phát triển mạnh mẽ giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ:
phân tích cụ thể
+ Thứ hai, cần quan tâm giải quyết hài hoà các quan hệ lợi ích theo phương
châm bảo đảm công bằng xã hội: phân tích cụ thể
+ Thứ ba, xây dựng và thực hiện một cơ chế dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã
hội: phân tích cụ thể




×