Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần xây dựng thương mại và phát triển nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.22 KB, 76 trang )

Chuyên đề thực tập

LỜI MỞ ĐẦU
Xây dựng là một ngành sản xuất đòi hỏi nguồn vốn lớn, vì vậy công tác quản
lý chi phí đóng vai trò rất quan trọng nhằm tránh việc thất thoát vốn và sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả. Điều đó đòi hỏi các đơn vị xây dựng phải có chính sách
quản lý chi phí chặt chẽ và phù hợp, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm xây lắp trong đơn vị xây dựng phải đảm bảo khoa học, đúng và đủ
để cung cấp các thông tin chính xác cho nhà quản trị đánh giá đúng về hiệu quả hoạt
động của Công ty. Các thông tin về chi phí và giá thành là những căn cứ quan trọng
cho các quản trị doanh nghiệp tìm kiếm giải pháp cải tiến công nghệ, cải tiến
phương thức quản lý, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm ở mức độ hợp lý. Đây
là cơ sở bền vững cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường. Tuy nhiên,trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay, công tác kế toán chi phí
sản xuất và giá thành sản phẩm vẫn còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế chưa đáp ứng
được nhu cầu của sự hội nhập. Do đó, việc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp trở thành một nhu cầu cần thiết.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, trong thời gian thực tập em đã
chọn đề tài: “Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
xây lắp tại Công ty cổ phần xây dựng thương mại và phát triển nông thôn” làm
đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình. Qua đề tài này em mong muốn
vận dụng cơ sở lý luận đã được trang bị trong nhà trường vào thực tiễn tại Công ty.
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em bao
gồm 3 chương:
Chương 1: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại
Công ty Cổ phần xây dựng thương mại và phát triển nông thôn:
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
xây lắp tại Công ty cổ phần xây dựng thương mại và phát triển nông thôn.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty Cổ phần xây dựng thương mại và phát triển nông thôn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Nguyễn Thị Mỹ và toàn thể các anh


chị trong Công ty cổ phần xây dựng thương mại và phát triển nông thôn đã giúp đỡ
em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.

SV: Phan Thị Quyên - Lớp: KT18B-20

1


Chuyên đề thực tập

CHƯƠNG 1
ĐĂC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ
QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG
THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1.1 Đặc điểm sản phẩm của Công ty
Công ty Cổ phần xây dựng thương mại và phát triển nông thôn là một công ty
cổ phần trong đó các cổ đông cùng đóng góp vốn điều lệ, cùng chia lợi nhuận, cùng
chịu lỗ theo phần vốn đóng góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa
vụ về tài sản khác của công ty trong phạm vi phần vốn của mình đóng góp tính theo
giá trị cổ phần mình sở hữu.
Ngành nghề kinh doanh của Công ty chủ yếu là xây lắp các công trình dân
dụng phát triển nông thôn và bổ sung thêm một số ngành nghề như: Kinh doanh Bất
động sản; sản xuất, kinh doanh, mua bán vật liệu xây dựng…
Công ty Cổ phần xây dựng thương mại và phát triển nông thôn cũng giống
như các đơn vị xây dựng khác, sản phẩm của Công ty là những công trình xây dựng
dân dụng và phát triển nông thôn, quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn
chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm lâu dài …
Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với
chủ đầu tư (giá đấu thầu), do đó mà tính chất hàng hóa của sản phẩm không thể hiện
rõ. Các công trình xây dựng cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất phải

di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm (các công trình)..
Sản phẩm từ khi khởi công đên khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng
thường kéo dài. Điều đó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng
công trình. Quá trình thi công chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại chia
thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời chịu tác
động lớn từ điều kiện môi trường. Vì vậy, đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát
chặt chẽ sao cho chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán, Công ty phải có
trách nhiệm bảo hành công trình.

SV: Phan Thị Quyên - Lớp: KT18B-20

2


Chuyên đề thực tập
1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần xây dựng
thương mại và phát triển nông thôn
* Mục tiêu và quy trình sản xuất:
Mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty:
Thu lợi nhuận cao và tạo việc làm ổn định cho người lao động.
Tăng cổ tức cho các cổ đông.
Đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Lĩnh vực kinh doanh:
Xây dựng nhà ở, công trình dân dụng và trang trí nội thất.
Xây dựng công trình công nghiệp, công trình công cộng.
Xây dựng công trình giao thông.
Xây dựng công trình thuỷ lợi.
Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh hàng điện máy, xe máy, đại
lý vận tải.
Sản xuất và chế biến gỗ và đồ dùng gia dụng.

Khoan giếng, xây dựng công trình cấp thoát nước và vệ sinh môi trường.
Trong đó, hoạt động chính của Công ty là lĩnh vực xây dựng các hạng mục
công trình, xây dựng các công trình giao thông, dân dụng, công nghiệp... Tuy nhiên,
trong khuôn khổ của báo cáo tổng hợp này, em chỉ xin đi sâu vào trình bày hoạt
động sản xuất xây lắp của Công ty.
Quá trình sản xuất kinh doanh xây lắp của Công ty được tổ chức theo một quy
trình chung, được thể hiện qua sơ đồ sau:

SV: Phan Thị Quyên - Lớp: KT18B-20

3


Chuyên đề thực tập

Sơ đồ 1.1. Quy trình tổ chức xây lắp
Đấu thầu

Ký hợp đồng xây
dựng với chủ
đầu tư

Ký hợp đồng
giao khoán cho
Xí nghiệp thành
viên

Tổ chức thi công
công trình


Thanh lý hợp
đồng

Quyết toán
công trình

Nghiệm thu
công trình

Công ty luôn chủ động tìm kiếm thị trường, các công trình bằng cách tham gia
đấu thầu, đấu thầu có nhiều loại: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu...
Để có thể thắng thầu, Công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng công trình,
nâng cao uy tín và sức cạnh tranh trên thị trường.
Sau khi trúng thầu, Công ty ký Hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư. Trong hợp
đồng quy định rõ về giá trị công trình, yêu cầu kỹ thuật của công trình, thời gian thi
công, phương thức thanh toán, thời hạn và phương thức bảo hành công trình...
Tùy theo tính chất, đặc điểm của từng công trình, Công ty giao việc thi công
cho các đơn vị thành viên thông qua Hợp đồng giao khoán giữa Công ty và Xí
nghiệp (Đội).
Khâu thi công công trình gồm các công việc như: Giải phóng mặt bằng, tổ
chức lao động, bố trí thiết bị máy móc, cung ứng vật tư, tiến hành xây dựng.
Khi công trình hoàn thành, sẽ tiến hành nghiệm thu và quyết toán công trình;
bàn giao công trình cho chủ đầu tư để đưa vào sử dụng và thanh lý hợp đồng.
* Cơ cấu tổ chức sản xuất:
Trong cùng một thời điểm, Công ty có thể có nhiều công trình khác nhau. Các
công trình này thường do một đội (xí nghiệp) đảm đương hoặc có thể các đội khác

SV: Phan Thị Quyên - Lớp: KT18B-20

4



Chuyên đề thực tập
nhau cùng tiến hành một công trình. Để đảm bảo cho việc sản xuất được hiệu quả,
tạo thuận lợi trong quản lý các công trình, tạo sự tự chủ cho các đội, Công ty đã và
đang áp dụng cơ chế khoán cho các đơn vị thành viên thông qua hợp đồng giao
khoán giữa Công ty và đội (xí nghiệp) xây lắp. Đây chưa hẳn là cơ chế khoán gọn.
Khi nhận thầu công trình, Công ty giao công trình, hạng mục công trình cho xí
nghiệp. Các xí nghiệp phải thực hiện thi công theo định mức, dự toán được giao tuy
vậy vẫn phải có sự giám sát, theo dõi, hạch toán từ Công ty. Đây là hình thức được
sử dụng khá phổ biến tại các công ty xây dựng vừa và nhỏ. Sau khi nhận khoán, các
đội có trách nhiệm tổ chức tốt công việc xây lắp với sự chỉ đạo của Ban chỉ huy
công trường, chủ nhiệm công trình, sự giám sát của cán bộ kỹ thuật tại đội và cán
bộ do Công ty cử xuống. Chính vì nhu cầu lao động cho từng công trình khác nhau
nên các đội cũng có trách nhiệm tìm kiếm và thuê thêm lao động sau đó gửi danh
sách về Công ty để bộ phận quản lý theo dõi, bộ phận kế toán hạch toán. Có thể mô
tả tổ chức sản xuất tại đội theo sơ đồ sau đây:

SV: Phan Thị Quyên - Lớp: KT18B-20

5


Chuyên đề thực tập
Sơ đồ 1.2: Tổ chức sản xuất tại các đội
Ban chỉ huy công trường

Chủ nhiệm công trình

Cán bộ kế

toán

Cán bộ kỹ
thuật

Đội thi
công số …

Thống kê kế
hoạch

Thủ kho,
thủ quỹ

Đội thi
công số …

1.3. Quản lý chi phí sản xuất của công ty

SV: Phan Thị Quyên - Lớp: KT18B-20

6


Chuyên đề thực tập
Sơ đồ1.3 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

HĐQT
Giám đốc
Phó giám đốc


Phó giám đốc

Phòng
Kế
hoạchkỹ
thuậtthị
trường

Đội thi
công số
1

Phòng
Kế toán
Tài
Chính

Đội thi
công số
2

Phòng
Tổ
chức
hành
chính

Đội thi
công

số…

Ban chỉ
huy
công
trường
1

Đội thi
công số
1

Ban chỉ
huy
công
trường
2

Đội thi
công số
2

Ban chỉ
huy
công
trường


Đội thi
công số



- Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quản lý cao nhất của Công ty Cổ phần xây dựng
thương mại và phát triển nông thôn, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi
vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty giữa hai nhiệm kỳ Đại hội,
trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Nhiệm kỳ của Hội
đồng quản trị là 5 năm và Hội đồng quản trị bao gồm 5 người.
- Ban giám đốc

SV: Phan Thị Quyên - Lớp: KT18B-20

7


Chuyên đề thực tập
Ban giám đốc bao gồm giám đốc và các phó giám đốc:
Giám đốc do Hội đồng quản trị bầu, bổ nhiệm theo nguyên tắc quá bán. Theo
quy định của công ty thì Giám đốc có thể là thành viên của Hội đồng quản trị hay là
một cổ đông của Công ty hoặc có thể là do doanh nghiệp thuê ngoài. Theo quy định
của Điều lệ Công ty và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giám đốc là người
đại diện theo pháp luật của Công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
các quyết định của Hội đồng quản trị, điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công
ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện
quyền, nhiệm vụ được giao. Giám đốc phụ trách việc đề xuất phương án tổ chức cán
bộ, tổ chức phòng ban, quyết định lương, thưởng, chấm dứt hợp đồng lao động đối
với người lao động, tổ chức công tác thống kê, kế toán, tài chính Công ty, xây dựng
báo cáo tài chính năm, kiến nghị phương án trả cổ tức, xử lý lỗ trong kinh doanh
trình Hội đồng quản trị.
Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trợ giúp công việc cho Giám đốc. Hiện nay,

Công ty có hai Phó giám đốc, lần lượt hỗ trợ Giám đốc về Kinh doanh - Kỹ thuật và
nội chính.
Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Thị trường:
+ Quản lý kế hoạch: Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Công ty, xây dựng kế
hoạch năm, kế hoạch dài hạn và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất
kinh doanh của công ty.
+ Quản lý kỹ thuật: Quản lý và kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực
hiện đúng quy trình kỹ thuật, nhiệm vụ thi công theo thiết kế của hợp đồng kinh tế
đã ký kết.
+ Quản lý thị trường: Tham gia tìm kiếm thị trường, lên kế hoạch đấu thầu các
công trình trong và ngoài nước, cùng các ban, đội làm hồ sơ đấu thầu.
Phòng Tài chính – Kế toán:
+ Tổ chức hạch toán Kế toán - Tài chính của toàn Công ty: Tổ chức hạch toán
kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; Tổng hợp kết quả kinh
doanh, lập báo cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh cho
việc kiểm tra thực hiện các kế hoạch của công ty.
+ Giám sát quản lý kế toán, tài vụ đối với các đơn vị trực thuộc Công ty và

SV: Phan Thị Quyên - Lớp: KT18B-20

8


Chuyên đề thực tập
thực hiện kế hoạch về các loại vốn, kiểm soát hoạt động tài chính, kiểm soát các
hoạt động chi tiêu của Công ty sao cho đúng với quy dịnh của pháp luật và quy chế
tài chính của Công ty.
Bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung, trong đó mỗi kế toán
viên đều có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn riêng về khối lượng công tác kế toán
được giao theo chỉ đạo của kế toán trưởng.

+ Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức, điều hành toàn bộ hệ thống kế toán,
làm tham mưu cho Giám đốc, Phó Giám đốc nội chính và Hội đồng quản trị về tình
hình hoạt động kinh doanh của công ty.
+ Kế toán tổng hợp: Có chức năng kiểm tra tổng hợp các bảng kê, các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh do các kế toán công trình chuyển lên vào cuối kỳ báo cáo, sau
đó tập hợp vào các chứng từ ghi sổ rồi ghi sổ cái. Kiểm tra đối chiếu với các bộ
phận liên quan, xác định chi phí, tính giá thành, phân bổ chi phí quản lý cho các bộ
phận xác định kết quả kinh doanh và báo cáo tài chính.
+ Kế toán thanh toán: Theo dõi việc thu chi tiền của văn phòng trên sổ sách và
hàng tháng báo cáo lên quỹ
+ Kế toán công trình: Có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu, chứng từ do các đơn
vị thi công gửi lên văn phòng Công ty và cung cấp các số liệu cho kế toán tổng hợp.
+ Kế toán TSCĐ: được phân công theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định,
tình hình tính, trích và phân bổ khấu hao TSCĐ, các chi phí sửa chữa và thanh lý tài
sản. Ngoài ra còn có nhiệm vụ xem xét kịp thời việc cung cấp nguyên vật liệu cho
quá trình sản xuất.
+ Kế toán thanh toán: Theo dõi việc thu chi tiền của văn phòng trên sổ sách và
hàng tháng báo cáo lên quỹ, theo dõi công nợ như các khoản tạm ứng, khoản chi,
khoản thu, và thực hiện kế hoạch về tiền lương.
+ Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý việc thu chi tiền mặt tại quỹ của văn phòng
trên cơ sở chứng từ là các phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ khác có liên quan
lên bảng cân đối kế toán và xác định số dư tiền mặt tồn tại quỹ trong ngày.
- Phòng Tổ chức - Hành chính:

SV: Phan Thị Quyên - Lớp: KT18B-20

9


Chuyên đề thực tập

Quản lý và thực hiện công tác hành chính quản trị trong Công ty, phục vụ, tạo
điều kiện thuận lợi cho các phòng ban, đơn vị, các tổ chức đoàn thêt và cán bộ công
nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao
Tham mưu cho Giám đốc Công ty về tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh và
bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty; Quản lý Hồ sơ lý lịch
cán bộ công nhân viên toàn Công ty, giải quyết thủ tục về chế độ tuyển dụng, thôi
việc, bổ nhiệm, bãi miễn, kỷ luật, khen thưởng, nghỉ hưu…; Quản lý công văn giấy
tờ, sổ sách hành chính và con dấu, thực hiện công tác lưu trữ các tài liệu, chịu trách
nhiệm về công tác bảo mật và lưu trữ của Công ty. Phòng tổ chức hành chính quản
trị chịu trách nhiệm cung ứng vật tư, các thiết bị, công cụ hành chính. Phòng cũng
thực hiện chức năng theo dõi các công văn giấy tờ đến và đi.
- Các Ban xây dựng: Mỗi Ban xây dựng thường trực tiếp điều hành một công
trình. Trong các Ban thì có một chỉ huy trưởng công trường, một kế toán công trình,
từ một đến ba kỹ thuật công trình chịu trách nhiệm về kỹ thuật và một thủ kho kiêm
thủ quỹ.

SV: Phan Thị Quyên - Lớp: KT18B-20

10


Chuyên đề thực tập

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY
DỰNG THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
2.1 Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty:
2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
2.1.1.1 – Nội dung:

Trong các đơn vị xây lắp nói chung và tại Công ty cổ phần xây dựng thương
mại và phát triển nông thôn nói riêng, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá thành công trình xây lắp. Các loại nguyên vật
liệu được sử dụng trong quá trình thi công có chủng loại đa dạng, đặc tính, giá trị
khác nhau. Hơn nữa, các công trình xây dựng lại được đặt ở các địa điểm khác
nhau. Vì thế, việc tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu và kiểm tra, kiểm soát
về chất lượng và số lượng nguyên vật liệu được Công ty rất chú trọng.
Việc mua nguyên vật liệu phục vụ thi công được Công ty giao cho các Xí
nghiệp tự tiến hành. Các Xí nghiệp căn cứ vào đặc điểm, kết cấu kỹ thuật của từng
công trình mà xác định chủng loại nguyên vật liệu cần cung cấp và lựa chọn nhà
cung cấp phù hợp.
Phần lớn các loại nguyên vật liệu sau khi mua về, Xí nghiệp thường không
tiến hành nhập kho mà nguyên vật liệu được vận chuyển thẳng đến tận chân công
trình phục vụ quá trình thi công. Tuy vậy, đối với một số loại nguyên vật liệu đặc
biệt (theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc nguyên vật liệu đặc thù, khan hiếm...), Công
ty cũng tiến hành lưu kho.
Công ty hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp tính giá xuất nguyên vật liệu là phương pháp giá thực tế đích danh.
Phương pháp này khá phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty. Vì nguyên vật liệu
được mua về thường vận chuyển thẳng đến chân công trình và sử dụng ngay cho
hoạt động thi công. Hơn nữa, hiện nay giá cả nhiều loại vật liệu xây dựng có sự biến
động phức tạp, nên phương pháp giá thực tế đích danh sẽ giúp Công ty bám sát sự

SV: Phan Thị Quyên - Lớp: KT18B-20

11


Chuyên đề thực tập
biến động của giá cả trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm xây lắp.
Tại Công ty, nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng trong thi công công trình bao
gồm một số loại chủ yếu sau:
Nguyên vật liệu chính: là những nguyên vật liệu chủ yếu tham gia cấu thành
nên công trình, như: cát (cát vàng, cát đen...), xi măng, đá (đá dăm, đá hộc...), thép
(thép phi 6, thép phi 10...)...
Nguyên vật liệu phụ: sơn, dây chằng buộc, cốp pha, phụ kiện...
Phụ tùng: đinh ốc, bulông...
Nhiên liệu: xăng, dầu...
2.1.1.2. Tài khoản sử dụng
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được Công ty phản ánh trên Tài khoản 621 –
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được theo dõi chi tiết theo từng
công trình và từng Xí nghiệp thi công.
Cụ thể, với công trình nâng cấp, sửa chữa, cải tạo kè Sông La tại Huyện Đức
Thọ, Tỉnh Hà Tĩnh, do xí nghiệp xây dựng công trình HT2 thực hiện thì khoản mục
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phản ánh trên tài khoản 621-HT2.
2.1.1.3. Quy trình ghi sổ kế toán
Để theo dõi chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Công ty sử dụng Sổ chi tiết Tài
khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Sổ chi tiết TK 621 được mở chi tiết
theo từng công trình và đơn vị thi công công trình đó. Sổ chi tiết TK 621 phản ánh
đầy đủ các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ. Căn cứ vào các
chứng từ gốc như: Hóa đơn do người bán cung cấp, Biên bản giao nhận vật liệu...
Chứng từ kế toán được Công ty sử dụng trong hạch toán chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp bao gồm:
Giấy đề nghị tạm ứng;
Giấy thanh toán tạm ứng;
Hóa đơn mua hàng;
Hợp đồng kinh tế;
Biên bản giao nhận nguyên vật liệu;


SV: Phan Thị Quyên - Lớp: KT18B-20

12


Chuyên đề thực tập
Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho (nếu có lưu kho);
Biên bản kiểm kê nguyên vật liệu...
Quá trình cung ứng nguyên vật liệu cho quá trình thi công và quy trình luân
chuyển chứng từ tại Công ty được mô tả khái quát như sau:
Khi Công ty trúng thầu một công trình xây dựng, Phòng Kế hoạch - Dự thầu
lập thiết kế thi công và cải tiến kỹ thuật nhằm hạ giá thành, lập dự toán cho công
trình theo khoản mục chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung. Xí nghiệp sau khi
được giao khoán thi công công trình sẽ tính toán dự kiến lượng vật tư và chủng loại
vật tư cần cho thi công để có phương án tìm nhà cung cấp phù hợp.
Trong quá trình thi công, khi có nhu cầu sử dụng vật tư, Xí nghiệp thi công sẽ
lập Giấy đề nghị tạm ứng (Bảng 2.1) để xin tạm ứng tiền mua vật tư. Giấy đề nghị
tạm ứng được chuyển đến Phòng Tài chính - Kế toán của Công ty. Sau khi giấy đề
nghị tạm ứng được phê duyệt với đầy đủ chữ ký của những người liên quan, kế toán
phần hành tiền viết phiếu chi và thủ quỹ làm thủ tục chi tiền cho Xí nghiệp.

SV: Phan Thị Quyên - Lớp: KT18B-20

13


Chuyên đề thực tập
Bảng 2.1. Giấy đề nghị tạm ứng


Công ty cổ phần xây dựng thương mại và

Mẫu số: 03 – TT

phát triển nông thôn

(Ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006
của Bộ trưởng BTC)

GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Ngày 20 tháng 06 năm 2010
Số:1079
Kính gửi: Giám đốc Công ty cổ phần xây dựng thương mại và phát triển nông thôn
Tên tôi là:

Nguyễn Nam Phong

Địa chỉ:

Xí nghiệp xây dựng công trình HT2

Đề nghị công ty tạm ứng cho số tiền là: 100.000.000đồng
(Viết bằng chữ: Một trăm triệu đồng chẵn)
Lý do tạm ứng: Mua đá hộc phục vụ thi công công trình
Giám đốc

Kế toán trưởng

Chỉ huy trưởng


Người đề nghị

công trình

tạm ứng

Kèm theo Giấy đề nghị tạm ứng là danh mục vật liệu, bảng báo giá hoặc hợp
đồng kinh tế ký với nhà cung cấp. Sau đó, Các Đội, Xí nghiệp tiến hành mua vật tư
phục vụ quá trình thi công.
Nguyên vật liệu sau khi mua về được vận chuyển thẳng đến chân công trình
phục vụ thi công. Căn cứ vào Hợp đồng kinh tế (nếu có) và Hóa đơn giá trị gia tăng
(Bảng 2.2) hoặc Hoá đơn bán hàng thông thường do người bán gửi đến, Chỉ huy
trưởng công trình và người vận chuyển vật tư tiến hành kiểm tra về số lượng và chất
lượng nguyên vật liệu, lập Biên bản giao nhận nguyên vật liệu (Bảng 2.3)

SV: Phan Thị Quyên - Lớp: KT18B-20

14


Chuyên đề thực tập
Bảng 2.2. Hoá đơn Giá trị gia tăng
HOÁ ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Mẫu số: 01GTKL3LL
LA/2010B

Liên 2: Giao cho khách hàng

Ngày 25 tháng 06 năm 2010
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Thành Mười
Địa chỉ: Đường Hà Huy Tập – Vinh – Nghệ An
Số tài khoản: 22010000000100 tại NH Đầu tư và Phát triển Nghệ An
MST: 0100605563

0001156

Họ tên người mua hàng: Ông Nguyễn Nam Phong
Tên đơn vị: Công ty cổ phần xây dựng thương mại và phát triển nông thôn.
Địa chỉ: 185 Hoàng Văn Thái – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội.
Số tài khoản: 15003110000112 tại Chi nhánh NH Nông nghiệp và PTNT Hà Nội.
Hình thức thanh toán: Tiền mặt
MST: 0100101805
Đơn
Tên hàng hoá,
STT
vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
dịch vụ
tính
A
B
C
1
2
3=1x2
1


Đá hộc

M3

Thuế suất thuế GTGT: 5%

200

180,000

Cộng tiền hàng

36,000,000

Tiền thuế GTGT

1,800,000

Tổng cộng tiền thanh toán
Số tiền viết bằng chữ: (Ba mươi bảy triệu tám trăm ngàn đồng chẵn)
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)

36,000,000

Người bán hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)

37,800,000


Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Bảng 2.3. Biên bản giao nhận nguyên vật liệu
BIÊN BẢN GIAO NHẬN NGUYÊN VẬT LIỆU
Bên bán: Công ty TNHH Hoàng Mười

SV: Phan Thị Quyên - Lớp: KT18B-20

15


Chuyên đề thực tập
Đại diện bên bán: Ông Trần Văn Tấn
Bên mua: Công ty cổ phần xây dựng thương mại và PTNT
Đại diện bên mua: Ông Nguyễn Nam Phong- Chỉ huy trưởng công trình
Hôm nay, ngày 25 tháng 06 năm 2010
Hai bên cùng nhau giao nhận số nguyên vật liệu sau:
Tên hàng hoá: Đá hộc
Đơn vị tính : m3
Số lượng: 200 m3
Đảm bảo hàng hoá đúng số lượng, chất lượng và quy cách đã thỏa thuận.

Đại diện bên mua

Đại diện bên bán

Sau khi lập Biên bản giao nhận, nguyên vật liệu sẽ thuộc trách nhiệm quản lý
và sử dụng của đội xây dựng. Do vật liệu được vận chuyển đến tận nơi xây dựng mà

các công trình thường đặt ngoài trời, chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố thời tiết nên
công tác bảo quản nguyên vật liệu được Công ty rất quan tâm. Ngoài ra, Công ty
còn rất chú trọng đến công tác quản lý sử dụng nguyên vật liệu nhằm tránh thất
thoát và lãng phí.
Định kỳ hàng tháng, đội xây dựng đều tiến hành kiểm kê vật liệu còn lại tại
công trình, lập Biên bản kiểm kê nguyên vật liệu tại công trình. Đây là cơ sở để
thực hiện quản lý quá trình sử dụng nguyên vật liệu.
Khối lượng
NVL A
sử dụng trong
tháng

Khối lượng
=

NVL A
Mua về trong

Khối lượng
+

tháng

NVL A
còn lại đầu

Khối lượng
_

NVL A

còn lại cuối

tháng

tháng

Trên cơ sở các chứng từ gốc như: Hóa đơn do người bán cung cấp, Biên bản
giao nhận vật liệu...chuyển về phòng Tài chính - Kế toán của Công ty để các cán bộ
kế toán của Công ty tiến hành ghi sổ kế toán chi tiết TK 621 (Bảng 2.4)

SV: Phan Thị Quyên - Lớp: KT18B-20

16


Chuyên đề thực tập
Bảng 2.4. Sổ chi tiết tài khoản 621

Ngày

CÔNG TY CỔ PHÀN XD TM & PTNT
SỔ CHI TIẾT
TK 621 – HT2
Tháng 6 năm 2010
Ghi Nợ tài khoản 621
TK
Chi tiết
Tổng
Diễn giải
đối

NVL chính NVL phụ
số tiền
ứng

Chứng từ

tháng

Số

Ngày

ghi sổ

25/06/10
26/06/10

30/06/10

hiệu

tháng


HĐ0001156
HĐ0012509

PKT0106



25/6/10
26/6/10

30/06/10


Đá Hộc
Đá dăm

K/ch CF NVLTT Tháng 6
Cộng số phát sinh

SV: Phan Thị Quyên - Lớp: KT18B-20

141
141


47,500,000
15,500,000



47,500,000
15,500,000


154

Ghi Có

TK 621




75,600,000

75,600,000

75,600,000

75,600,000

18


Chuyên đề thực tập
Bảng 2.5. Nhật ký - Sổ cái (Tài khoản 621)

CÔNG TY CỔ PHẦN XD TM & PTNT

Mẫu số S01-DN
(Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006)
NHẬT KÝ - SỔ CÁI
Tháng 6 năm 2010

Thứ
tự
dòng


2087
2088

2143


Ngày
ghi sổ

25/06/10
26/06/10

30/06/10


Chứng từ
Số hiệu

HĐ0001156
HĐ0012509

PKT0106


Ngày

25/6/10
26/6/10

30/06/10



Diễn giải

Đá Hộc (CT HT2)
Đá dăm (CT HT2)

K/ch CF NVLTT(CTHT2)

Cộng số phát sinh

SV: Phan Thị Quyên - Lớp: KT18B-20

Số tiền


47,500,000
15,500,000

75,600,000


TK đối

Thứ

ứng

tự


Nợ

621
621

154




141
141

621


TK 621

dòng

Nợ


2087
2088

2143






47,500,000
15,500,000



75,600,000


xxx

xxx

19


Chuyên đề thực tập

2.1.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
2.1.2.1. Nội dung
Công nhân là đối tượng chính thực hiện việc thi công, hoàn thành công
trình. Do vậy, việc thực hiện chế độ tiền lương hợp lý cho người lao động trực
tiếp là một yếu tố tạo nên sự bảo đảm về chất lượng, tiến độ thực hiện cho công
trình. Việc thực hiện chế độ tiền lương phải vừa đảm bảo cho sự thỏa mãn nhất
định cho người lao động, tạo động lực cho người lao động, vừa phải đảm bảo chi
phí tiền lương nằm trong khuôn khổ dự toán ở từng công trình.
Tại Công ty cổ phần xây dựng thương mại và phát triển nông thôn, do đặc
điểm của hoạt động xây lắp là mang tính thời vụ và địa điểm thi công các công
trình thường cách xa nhau nên Công ty chỉ duy trì bộ phận cán bộ cố định về chỉ

huy kỹ thuật và quản lý, còn toàn bộ nhân công tham gia trực tiếp vào thi công
đều là lực lượng công nhân thuê ngoài. Đây là lao động thường sẵn có tại các địa
phương, giá lao động giá rẻ, hơn nữa, không tốn kém chi phí đi lại, lán trại tại các
công trường nên tiết kiệm được chi phí cho Công ty.
Vì thế toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp của các công trình là khoản chi phí
lương cho đội ngũ lao động thuê ngoài. Công ty không tính các khoản Bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn trên tiền lương của công nhân thuê ngoài.
Công ty áp dụng hình thức tiền lương khoán để trả lương cho đội ngũ lao
động thuê ngoài. Các Hợp đồng giao khoán và Bảng chấm công, biên bản
nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành là chứng từ ban đầu làm cơ sở để
tính và trả lương cho người lao động.
Tiền lương theo hình thức khoán được xác định theo công thức sau:
Tiền lương khoán
=
Đơn giá khoán 1 công
*
Số công thực tế
Đối với khối lượng công việc do đội ngũ lao động thuê ngoài thực hiện, các kỹ
thuật viên của công trình luôn thực hiện giám sát chặt chẽ, thường xuyên để công
tác thi công được tiến hành đảm bảo về chất lượng và tiến độ.
2.1.2.2. Tài khoản sử dụng
Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, Công ty sử dụng tài khoản 622 Chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản này cũng được theo dõi chi tiết tương tự
tài khoản 621.

SV: Phan Thị Quyên - Lớp: KT18B-20

20


Chuyên đề thực tập

Cụ thể với công trình nâng cấp, sử chữa, cải tạo kè Sông La, do Xí nghiệp
xây dựng công trình HT2 thực hiện, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp được
phản ánh trên tài khoản 622-HT2.
2.1.2.3. Quy trình ghi sổ
Chứng từ Công ty sử dụng trong hạch toán chi phí nhân công trực tiếp gồm có:
Hợp đồng giao khoán;
Bảng chấm công;
Bảng thanh toán lương;
Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành;
Biên bản thanh lý hợp đồng...
Quy trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp của Công ty được mô tả
khái quát như sau:
Trong quá trình thi công, khi có nhu cầu về lao động thuê ngoài, chỉ huy
trưởng của Công trình sẽ tiến hành ký Hợp đồng giao khoán. Hợp đồng nêu rõ về
nội dung công việc, thời hạn hoàn thành, trách nhiệm các bên, thỏa thuận về tiền
lương và phương thức thanh toán...

SV: Phan Thị Quyên - Lớp: KT18B-20

21


Chuyên đề thực tập
CÔNG TY CỔ PHẦN XDTM&PTNT
Mẫu số: 08 -L ĐTL
185-Hoàng Văn Thái-Thanh Xuân- HN
HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN
Ngày ……tháng……..năm
Đại diện bên giao khoán:
Họ và tên:

Chức vụ:
Đại diện bên nhận khoán:
Họ và tên:
Chức vụ:
CÙNG KÝ KẾT HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN NHƯ SAU:
I- ĐIỀU KHOẢN CHUNG:
- Phương thức giao khoán: Khoán công việc theo hạng mục công trình
- Điều kiện thực hiện hợp đồng:
Sau khi hoàn thành, bàn giao nghiệm thu xong thì bên giao khoán mới trả hết tiền.
- Thời gian thực hiện hợp đồng: từ ngày ……….đến ngày…………
II-ĐIỀU KHOẢN CỤ THỂ:
1.Nội dung công việc khoán:
2. Trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên giao khoán:
- Bàn giao mặt bằng, bản vẽ kỹ thuật cho bên nhận khoán
- Cử cán bộ giám sát nghiệm thu các phần việc
- Đảm bảo thanh quyết toán đúng thời hạn, quy định đã ký trong hợp đồng
- Cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với bên nhận khoán giải quyết những vướng mắc
trong quá trình thi công.
3. Trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên nhận khoán:
- Thực hiện đúng tiến độ đã ký trong hợp đồng
- Đảm bảo đúng kỹ, mỹ thuật sau khi hoàn thành bàn giao nghiệm thu công trình
cho bên giao khoán
4. Cam kết chung:
- Hợp đồng này được hai bên nhất trí thông qua và có trách nhiệm thi hành nghiêm chỉnh.
- Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh hoặc thay đổi các điều
kiện hợp đồng phải báo trước để cùng bàn bạc trao đổi giải quyết
- Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký và được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO KHOÁN

SV: Phan Thị Quyên - Lớp: KT18B-20


ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN KHOÁN

22


Chuyên đề thực tập
Cuối mỗi tháng, căn cứ vào Bảng chấm công (Bảng 2.6) và đơn giá mỗi
ngày công theo thỏa thuận trong Hợp đồng khoán gọn nhân công, Kế toán đội lập
Bảng thanh toán lương khoán (Bảng 2.7) của tháng đó.
Bảng 2.6. Bảng chấm công

Công ty cổ phần xây dựng thương mại và phát triển nông thôn
XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HT2
BẢNG CHẤM CÔNG
Công trình: Nâng cấp, sửa chữa Kè sông La
Tháng 06 năm 2010
Bộ phận lao động thuê ngoài
STT
1
2
3
4
5

Họ tên
Trần Văn Minh
Lê Văn Hải
Lê Thị Vân
Lê Minh Tư

Vũ Văn Thông


1 2
x x
x x
x x
x X
x x

3
x
x
x
x
x

4
x
x
x
x
x

Ngày trong tháng
5 6 7 8 … 27
X x x x …
x x x …
X x x x …
x

x …
X x x x …

Tổng số
28
x
x
x
x
x

29 30
x
x
x
x
X
x
x
x

Tổng cộng
Chỉ huy trưởng

SV: Phan Thị Quyên - Lớp: KT18B-20

công
26
25
25

23
25

373

Người chấm công

23


Chuyên đề thực tập
Tiền lương phải trả theo hình thức khoán cho người lao động thuê ngoài
được xác định theo công thức sau:
Tiền lương phải trả

=

Đơn giá một ngày công

* Số công thực tế trong tháng

Bảng 2.7. Bảng thanh toán lương khoán

Công ty cổ phần xây dựng thương mại và phát triển nông thôn
XÍ NGHIỆP XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH HT2
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG KHOÁN
Công trình: Nâng cấp, sửa chữa Kè sông La
Tháng 6 năm 2010
Bộ phận lao động thuê ngoài
Đơn vị: VNĐ

Tổng số
Đơn giá
STT
Họ và tên
Tiền lương
ngày công
ngày công
1
Trần Văn Minh
26
100,000
2,600,000
2
Lê Văn Hải
25
100,000
2,500,000
3
Lê Thị Vân
25
100,000
2,500,000
4
Lê Minh Tư
23
100,000
2,300,000
5
Vũ Văn Thông
25

100,000
2,500,000


Tổng cộng

373

37,300,000

Cuối mỗi tháng, Bảng chấm công, Bảng thanh toán lương khoán là các
chứng từ gốc sẽ được gửi lên phòng Tài chính - Kế toán của Công ty để hạch
toán chi phí nhân công trực tiếp của công trình trong tháng đó.
Khi nhận được chứng từ gốc do các đội chuyển lên, Phòng Tài chính - Kế
toán tiến hành ghi sổ tổng hợp và ghi sổ chi tiết. Để theo dõi chi phí nhân công
trực tiếp, Công ty sử dụng Sổ chi tiết Tài khoản 622-Chi phí nhân công trực tiếp.
Sổ chi tiết TK 622 được mở chi tiết theo từng công trình

SV: Phan Thị Quyên - Lớp: KT18B-20

24


Chuyên đề thực tập
Bảng 2.8. Sổ chi tiết tài khoản 622

CÔNG TY CỔ PHẦN XD TM & PTNT
SỔ CHI TIẾT
TK 622 – HT2
Tháng 6 năm 2010

Ngày
tháng
ghi sổ
30/06/10
30/06/10

Chứng từ
Số hiệu
BTTLK
06/10/HT2
PKT 0106

Ngày

Diễn giải

tháng
29/06/10

Tiền lương công nhân thuê ngoài T6

30/06/10

Kết chuyển CF NCTT tháng 6
Cộng số phát sinh

SV: Phan Thị Quyên - Lớp: KT18B-20

TK


Ghi Nợ

Ghi Có

đối ứng

TK 622

TK 622

3388
154

37,300,000
37,300,000

37,300,000
37,300,000

25


Chuyên đề thực tập
Bảng 2.9. Nhật ký - Sổ cái (Tài khoản 622)

CÔNG TY CỔ PHẦN XD TM & PTNT

Mẫu số S01-DN
(Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006)


NHẬT KÝ - SỔ CÁI
Tháng 6 năm 2010
Thứ
tự
dòng
...
2109
2144
...

Ngày
ghi sổ

Chứng từ

...

Số hiệu
...

29/06/10

BTTLK06/10/HT2

30/06/10
...

PKT0106
...


Diễn giải
Ngày
...

30/06/10 (CTHT2)
...

Cộng số phát sinh

SV: Phan Thị Quyên - Lớp: KT18B-20

Thứ

ứng

tự

Số tiền

...
Tiền lương công nhân thuê

29/06/10 ngoài T6 (CT HT2)
Kết chuyển CF

TK đối

...

Nợ






TK 622

dòng

Nợ


37,300,000

622 3388 2109 37,300,000

37,300,000


154 622






NCTT
2144

xxx


37,300,000

xxx

26


×