Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

D 5 thuốc diệt sâu bọ từ quả ớt hỏng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 13 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO HUYỆN CHI LĂNG
TRƯỜNG THCS XÃ MAI SAO
**************

ĐỀ TÀI DỰ THI KHOA HỌC, KỸ THUẬT
DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CẤP TRUNG HỌC
NĂM HỌC 2017- 2018

Tên đề tài:

" THUỐC DIỆT SÂU BỌ TỪ QUẢ ỚT HỎNG"

Lĩnh vực: Khoa học môi trường.

NGƯỜI HƯỚNG DẪN
1) Chu Thị Huệ
Đơn vị công tác: THCS xã Mai Sao

TÁC GIẢ:
1.HOÀNG THỊ MỸ HẰNG
Lớp: 8A Trường:THCS xã Mai Sao
2. HOÀNG THÙY LINH
Lớp: 8A Trường:THCS xã Mai Sao

Mai Sao, tháng 11 năm 2017
1


Nội dung
PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I.1. MỞ ĐẦU:


I.2.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
I.3.Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
PHẦN II:

Trang
3
3
3

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỂM MỚI,
SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI
II.1.THỰC TRẠNG THUỐC TRỪ SÂU ĐANG SỬ DỤNG
II.2. TỔNG QUAN VÀ ĐIỂM MỚI, SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI
PHẦN III: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
III.1.CƠ SỞ KHOA HỌC
III.2. VẬT LIỆU
III.3. QUY TRÌNH SẢN XUẤT
1. CHUẨN BỊ
2. THỰC HIỆN
III.4. HƯỚNG DÂN SỬ DỤNG
III.5. CHÚ Ý
III.6. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ PHUN Ở CÁC LOẠI
CÂY
1. TRÊN CÂY ĂN QUẢ
2. TRÊN HOA MÀU
3. TRÊN RAU XANH
PHẦN IV: KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

4

4
4
5
5
5
5
9
9
9
10
11
11
12
13

PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

2


I.1. MỞ ĐẦU:
Mai Sao có khoảng hơn 90% dân cư sống nhờ nghề nông nghiệp, trong đó
trồng trọt chiếm số lượng phần lớn diện tích đất đai. Do vậy, nông nghiệp chiếm một
vị trí quan trọng trong nền kinh tế của xã nhà. Khi nền nông nghiệp càng phát triển,
đi vào thâm canh, sản xuất hàng hoá thì vai trò của công tác bảo vệ thực vật, đặc
biệt là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nhất là thuốc diệt trừ sâu bọ ngày càng
quan trọng đối với sản xuất. Thuốc bảo vệ thực vật nói chung đã góp phần hạn chế
sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, ngăn chặn và dập tắt các đợt dịch bệnh trên
phạm vi lớn, bảo đảm được năng suất cây trồng, giảm thiểu thiệt hại cho nông dân.
Tuy nhiên, khi thâm canh cây trồng, để giảm thiệt hại do dịch hại gây ra, chúng ta

phải đầu tư kinh phí để tiến hành các biện pháp phòng trừ, trong đó biện pháp hoá
học được coi là quan trọng. Một hậu quả tất yếu không thể tránh được khi sử dụng
các biện pháp hóa học là gây ô nhiễm nguồn nước và đất đai, gây ô nhiễm môi
trường nói chung, để lại dư lượng trên nông sản, gây độc hại cho con người và
nhiều loài động vật khác, gây mất cân bằng sinh thái, xuất hiện các loài dịch hại
mới. Do đó nhóm học sinh trường THCS xã Mai Sao chúng em đã chọn đề tài
" Thuốc trừ sâu từ quả ớt hỏng" để nghiên cứu và đưa vào ứng dụng nhằm phát
huy tính năng diệt sâu bọ mà không làm ảnh hưởng đến nguồn nước, đất, môi
trường, không để lại độc tố trên nông sản và các tác hại khác.
I.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
Trong các phương pháp phòng trừ sâu hại ở cây trồng tại nhà, chúng em quan
tâm đến biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên hay thảo dược vừa
sạch vừa an toàn cho sức khỏe con người. Do đó chúng em chế tạo ra loại thuốc diệt
sâu bọ từ nguyên liệu sẵn có (quả ớt, tỏi, gừng, giấm) . Cách làm đơn giản, hiệu quả
diệt sâu bọ cao, tiết kiệm chi phí, góp phần bảo vệ sức khỏe , bảo vệ môi trường
sống xung quanh.
I.3.Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
Cách làm thuốc trừ sâu từ quả ớt hỏng đơn giản, tiết kiệm, tận dụng được
thành phẩm đã bỏ đi để tái sản xuất. Nếu được các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp
áp dụng sẽ đem lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, bảo vệ sức khỏe người dân, bảo
vệ môi trường sống con người, cân bằng sinh thái.
PHẦN II:
3


TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỂM MỚI, SÁNG TẠO CỦA
ĐỀ TÀI
II.1.THỰC TRẠNG THUỐC TRỪ SÂU ĐANG SỬ DỤNG:
Hiện nay các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp ở xã Mai Sao vẫn dùng rất
nhiều thuốc trừ sâu có nguồn gốc hóa học khi cây trồng bị nhiễm bệnh. Việc sử

dụng các loại thuốc này có rất nhiều hạn chế:
- Gây ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
- Để lại tàn dư trên nông sản.
- Gây mất cân bằng sinh thái.
- Tốn nhiều chi phí.
- Không tận dụng được các thành phẩm dư thừa.
- Mùi hôi rất khó chịu.
II.2. TỔNG QUAN VÀ ĐIỂM MỚI, SÁNG TẠO CỦA ĐỀ TÀI:
- Cách làm thuốc trừ sâu đơn giản,dễ làm, chi phí thấp.(200.000đ)
- Có thể sử dụng thường xuyên và không độc hại.
- Không có mùi khó chịu.
- Tận dụng được những quả ớt xấu, nhỏ không đạt yêu cầu về mặt hình thức,
những quả hỏng đã bị loại bỏ.
- Không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
- Không ảnh hưởng đến sức khỏe cây trồng cũng như sức khỏe con người.
- Có thể phun các loại hoa quả, lương thực, thực phẩm và đem về sử dụng
ngay mà không để lại tàn dư, ảnh hưởng bởi các độc tố đến sức khỏe con người.
PHẦN III: QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
III.1.CƠ SỞ KHOA HỌC:
- Theo chúng em tìm hiểu được thì trong các loại ớt, tỏi, hành, gừng ... có
chứa hàm lượng A- xít có tác động đến bộ phận cơ thể như mắt, da của các loài sâu
bọ hại cây trồng. Nếu chiết xuất thảo dược này được chế biến với nồng độ phù hợp
sẽ xua đuổi, tiêu diệt được các loài sâu bọ.
- Capsicain chiếm 65 - 70% trong quả ớt, có đặc điểm bốc hơi ở nhiệt độ cao,
gây hắt hơi mạnh, mang lại vị cay hăng mạnh mẽ làm cho côn trùng sợ.
- Trong quả ớt chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, E, K, C, B1, B2 ,B3,
B5, B6, axit citric, axit malic, beta carotene, Canxi ,sắt , magie, photpho , ,kali ,
natri , kẽm , đồng.
III.2. VẬT LIỆU:

4


- Ớt
quả.

- Tỏi.

- Gừng.

- Rượu
hoặc
Giấm.

III..3 QUY TRÌNH SẢN XUẤT:
1. Chuẩn bị:
- Tỏi: 1kg.
- Ớt: 1kg
- Gừng: 1kg
- Giấm hoặc rượu: 3 lít.
2. Thực hiện:
Bước 1: Bóc vỏ tỏi, cạo gừng. Nhặt cuống ớt bỏ đi.

5


- Bước 2. Trộn tỏi, gừng ớt, cho giấm (hoặc rượu) vào máy xay sinh tố.

6



Bước 3. Xay nhuyễn các hỗn hợp.

- Bước 4. Ngâm chung 3 kg (tỏi + ớt + gừng) đã xay nhỏ vào 3 lít giấm hoặc rượu
trong thùng kín. Sau đó, đặt thùng ở góc râm mát (tránh ánh nắng trực tiếp) trong
vòng 15 ngày. Các tinh chất cay trong cây gia vị sẽ ngấm đều vào trong giấm (rượu).
7


- Bước 5: Lọc loại bỏ cặn bã ra ngoài.

- Bước 6. Đổ vào nồi, đun sôi lên nhằm bảo quản lâu dài

8


- Bước 7: Sau khi để nguội ta cho vào chai hoặc lọ (Xô có nắp đậy kín) để bảo quản.

III.4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
- Mỗi lần sử dụng, chắt lấy khoảng 200 – 300 ml rồi hòa cùng 5 lít nước để
tưới cho rau. Nếu sử dụng thuốc với liều lượng quá đậm đặc thì rất có thể cây sẽ bị
cháy, táp lá, nếu lá bị hại nhiều có thể dẫn đến chết cây.
- Nếu phun để phòng bệnh thì khoảng 1 tuần hay 10 ngày phun một lần. Hoặc
ngay khi thấy cây có hiện tượng bị sâu bệnh là phun diệt ngay lập tức.
- Khi phun nhớ phun đều thuốc lên bề mặt lá và phun xuôi theo chiều gió để
hạn chế thuốc bay vào mắt gây cay rát. Sau khi phun thuốc, mùi của thuốc sẽ xua
đuổi côn trùng và cản trở quá trình gây hại của chúng và sâu hại.
III.5. CHÚ Ý:
- Thuốc pha là dung dịch thảo mộc nên hầu như không có nguy cơ gây độc,
tuy nhiên cũng không nên phun quá đậm đặc vì như vậy sẽ gây lãng phí không cần

thiết.
- Tỏi và gừng đều có chất tinh dầu tạo mùi cay nồng có tác dụng xua đuổi côn
trùng, có thể dùng tươi pha trong nước với tỷ lệ 10g/lít nước, 2 thìa dầu và một ít xà
phòng. Cả tỏi và gừng đều giảm số lá bị thiệt hại do sâu ăn lá, sâu đục thân và sâu
ăn quả, trong đó tỏi hiệu quả hơn gừng.
III.6.THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ PHUN Ở CÁC LOẠI CÂY.
III.6.1. Hướng dẫn sử dụng.
9


Cây trồng

Loại bệnh

1. Trên các loại cây ăn Sâu bệnh, ốc sên, bướm trắng.
quả.(cây Na, Cây
hồng, ...)
2. Trên Hoa màu
Sâu cuốn lá, ốc sên, rệp, rầy.
( Bí xanh, bí đỏ, lúa...)
3. Trên rau xanh.
Sâu cuốn lá, sâu xanh.
( Rau cải, rau ngót...)
III.6.2. Quá trình thực nghiệm và kết quả.
Các loại
Thực nghiệm phun
cây
1. Trên
các loại
cây

ăn
quả
(cây na)

Liều dùng
L/ha
0,5 - 1 Lít /ha

2 - 2,5 Lít/ha
0,5 - 1 Lít/ha

Kết quả
- Chúng tôi đã
tiến hành phun
thử trên 1 cây
na với liều
lượng 0,5 lít/
cây.
* Kết quả:
- Các loại rệp
chết.
- Không gây
mùi khó chịu
quả trên cây ăn
quả có thể đem
về sử dụng
luôn.

10



2. Trên
Hoa
màu
(cây lúa)

- Tiến hành
phun 2,5 lít/
1ha lúa
* Kết quả: sau
2 ngày:
- Rệp ở lá lúa
bị chết.
- Hạn chế số ốc
sên trong ruộng
do ốc bò đi chỗ
khác.
- Môi trường
không bị ảnh
hưởng. Không
mất cân bằng
sinh thái.

3. Trên
rau
xanh.

- Tiến hành
phun 0,5 lít/
luống rau ngót

và rau cải.
* Kết quả:
- Rầy trên rau
ngót sau 2 ngày
chết sạch sành
sanh.
- Sâu xanh trên
rau cải chết
sạch.
- Rau xanh tốt,
không
ảnh
hưởng có thể
sử dụng sau khi
phun.

11


PHẦN IV: KẾT LUẬN
Nhóm đã nghiên cứu chế tạo thành công " Thuốc trừ sâu từ quả ớt hỏng" dễ
làm, chi phí thấp, tác dụng tốt, không gây ô nhiễm môi trường, sử dụng được lâu
dài. Dung dịch này có thể dùng được trong vòng 6 tháng nếu không đun , nếu đun
lên sẽ để được lâu hơn gấp nhiều lần. Chúng có tính diệt nấm tự nhiên và tinh chất
diệt côn trùng – hiệu quả để kiểm soát sâu bệnh. Rệp, kiến, mối, ruồi trắng, bọ cánh
cứng, sâu đục thân, sâu bướm, ốc sên,…là một số các loại sâu bệnh có thể kiểm soát
được. có thể nhân rộng tới các hộ sản xuất nông nghiệp.
Chúng em hy vọng các thầy cô , các bạn tham gia góp ý để sản phẩm làm
"Thuốc trừ sâu từ quả ớt hỏng" của chúng em có thể đem lại nhiều công dụng hơn
nữa. Cuối cùng chúng em xin cảm ơn các thầy cô giáo, ban giám hiệu trường THCS

xã Mai Sao, các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Mai Sao đã giúp
đỡ, tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành đề tài này.
Mai Sao, ngày 01 tháng 11 năm 2017
Nhóm thực hiện
Hoàng Thị Mỹ Hằng
Hoàng Thùy Linh

12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Sách giáo khoa môn Vật lý, Hóa học – Nhà xuất bản giáo dục.
2.Nguồn thông tin trên mạng internet.

13



×