Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng cho các khu ở đô thị tại Hà Nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 27 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG
__________

TRƯƠNG NGỌC LÂN

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG
XÓM GIỀNG CHO CÁC KHU Ở ĐÔ THỊ TẠI HÀ NỘI
Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số: 62.58.01.02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC

HÀ NỘI - 2018


2

Luận án được hoàn thiện tại trường Đại học Xây dựng

Người hướng dẫn khoa hoc: PGS.TSKH. Nguyễn Văn Đỉnh

Phản biện 1: GS.TS Hoàng Đạo Kính
Phản biện 2: GS.TS Nguyễn Hữu Dũng
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Khắc Sinh

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng luận án cấp trường họp tại Trường Đại
học Xây dựng, 55 đường Giải Phóng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Vào hồi ......giờ......Ngày ......tháng .......Năm 20...



Có thể tìm hiểu luận án tạiThư viện Quốc gia và Thư viện Trường Đại học
Xây dựng.


3

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Sinh hoạt cộng đồng xóm giềng là một nhu cầu cơ bản của con người.
Hoạt động này chịu ảnh hưởng của những đặc điểm giao tiếp, cấu trúc xã hội
của cộng đồng dân cư các địa phương và phản ánh sâu sắc văn hóa sống của
mỗi dân tộc.
Hiện nay, các khu ở đô thị ở Hà Nội được phát triển dựa trên những
cơ sở lý luận và tiêu chuẩn quy phạm có nguồn gốc từ nước ngoài. Giải pháp
tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng của các khu ở này sử dụng phương
pháp tính, quan niệm xã hội của các nước Âu, Mỹ. Chính vì vậy chúng có
nhiều bất cập, ít hiệu quả khi phục vụ sinh hoạt cộng đồng xóm giềng cho cư
dân Hà Nội
Việc tìm hiểu, xây dựng cơ sở khoa học, mô hình tổ chức không gian
phù hợp đặc trưng xã hội, lối sống cộng đồng của người Việt, đáp ứng được
nhu cầu sinh hoạt xã hội trong các khu ở đô thị tại Hà Nội là hết sức cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra giải pháp tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng
cho các khu ở đô thị tại Hà Nội, đáp ứng nhu cầu tinh thần cho cộng đồng dân
cư, hài hòa về mặt xã hội. Ngoài ra, từ mô hình cấu trúc không gian sinh hoạt
cộng đồng đó, đề xuất mô hình mới để tổ chức khu ở, đơn vị ở thân thiện với
cộng đồng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng trong khu ở đô thị.

4. Phạm vi nghiên cứu
Các khu ở đô thị tại 9 quận nội thành Hà Nội tập trung vào: Khu đô thị
mới và khu tập thể cũ, thời gian đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
5. Phương pháp nghiên cứu
Hướng tiếp cận của luận án là từ mô hình sinh hoạt cộng đồng và cấu
trúc cộng đồng của dân cư khu ở để đưa ra giải pháp tổ chức không gian.
Phương pháp khảo sát thực tế.
Phương pháp so sánh liên ngành kiến trúc, xã hội học, lịch sử và tâm
lý học Phương pháp điều tra xã hội học. (200 phiếu điều tra xã hội học).
Phương pháp thống kê, kế thừa, phân tích..
6. Đóng góp và điểm mới của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án đã đóng góp 4 điểm mới sau:
- Đề xuất 5 quan điểm và 7 nguyên tắc mới cho việc tổ chức không
gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng trong các khu ở đô thị tại Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp mới về tổ chức không gian sinh hoạt cộng
đồng xóm giềng các khu ở đô thị tại Hà Nội theo hướng tiếp cận bằng cấu trúc
cộng đồng.
- Đề xuất những cơ sở mới để tính toán, xác định quy mô không gian
sinh hoạt cộng đồng xóm giềng cho các khu ở đô thị tại Hà Nội


4

- Đề xuất sử dụng mối quan hệ cộng đồng xóm giềng và cấu trúc cộng
đồng dân cư để tổ chức không gian khu ở đô thị cho Hà Nội nói riêng và Việt
Nam nói chung.
7. Một số khái niệm cơ bản
7.1. Khu ở đô thị
Trong luận án, khu ở đô thị được xác định là các loại: Khu nhà ở, Khu
tập thể, khu đô thị mới.

7.2. Cộng đồng:
Theo nhà xã hội học F.Toennies: Cộng đồng là một thực thể xã hội
gắn kết bền vững được đặc trưng bằng sự đồng thuận ý chí của các thành viên.
Cộng đồng xóm giềng là một loại cộng đồng địa lý quy mô nhỏ mà các
thành viên trong cộng đồng sống cạnh nhau và đều quen biết nhau ở mức
nhất định, thành viên cộng đồng xóm giềng không chỉ là cá nhân riêng lẻ
mà là các gia đình.
7.3. Không gian sinh hoạt cộng đồng
Không gian sinh hoạt cộng đồng là một loại không gian công cộng đặc
biệt, ưu tiên hướng đến phục vụ một nhóm người có quan hệ xã hội khăng khít
nhờ những giá trị tinh thần nhất định, khác với không gian công cộng thông
thường hướng tới phục vụ mọi đối tượng,. Không gian công cộng có thể trở
thành không gian sinh hoạt cộng đồng khi nó chứa đựng những yếu tố gắn với
lịch sử ra đời, phát triển, tồn tại của cộng đồng đó, giúp họ bồi đắp, giữ gìn ý
thức cộng đồng.
7.4. Không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng:
Không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng là loại không gian sinh
hoạt cộng đồng trong các khu ở với đối tượng sử dụng chính là cư dân có quan
hệ hàng xóm láng giềng với nhau. Các không gian này có ranh giới rõ ràng và
có những đặc điểm riêng, khiến cộng đồng xóm giềng ý thức rõ quyền ưu tiên
sử dụng và trách nhiệm tự quản.
7.5. Tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng
Tổ chức không gian sinh hoạt cộng xóm giềng là việc sắp xếp các
không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng trong khu ở theo mô hình cấu trúc
phù hợp đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng và hình thái tổ chức cộng đồng
của cư dân trong khu ở.
NỘI DUNG
Chương 1. Tổng quan tình hình tổ chức không gian sinh hoạt cộng
đồng xóm giềng tại các khu ở đô thị
1.1. Phân loại không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng:

1.1.1. Phân loại theo mức độ quan hệ xã hội:
Có 3 loại tương ứng với 3 mức quan hệ xóm giềng trong khu ở. (1)
Không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng gần: sát căn hộ, phục vụ trên dưới
10 gia đình. (2) Không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng khu phố: phục vụ


5

một nhóm trên dưới 50 gia đình tùy trường hợp cụ thể. (3) Không gian sinh
hoạt cộng đồng xóm giềng khu ở: phục vụ một khu vực hàng trăm gia đình.
1.1.2. Phân loại theo đặc điểm sinh hoạt cộng đồng:
- Không gian sinh hoạt cộng đồng chính: Là các không gian phục vụ
đa năng, đa đối tượng, dành cho những hoạt động tụ họp cộng đồng, giao tiếp
hàng ngày, lễ hội ...
- Không gian sinh hoạt cộng đồng mở rộng: Là những không gian
chuyên biệt dành cho hoạt động theo sở thích riêng như: thể thao, tín ngưỡng...
1.1.3. Phân loại theo mức độ chiếm lĩnh không gian:
- Không gian bán riêng tư: Liền kề căn hộ, được cư dân coi như đất
của mình.
- Không gian bán công cộng: Được thiết kế định hướng phục vụ cho
một nhóm gia đình, có ranh giới, lối vào và vị trí khiến nhóm gia đình đó ý
thức rõ về quyền ưu tiên sử dụng và trách nhiệm tự quản
- Không gian công cộng: Không được thiết kế định hướng phục vụ
một nhóm căn hộ hay tòa nhà cụ thể mà dành chung cho mọi cư dân đô thị.
1.2. Tình hình tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng tại
các khu ở đô thị trên thế giới
1.2.1. Tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng cho khu ở đô
thị tại một số nước phương Tây
Ở phương Tây, trước thế kỷ 20, không gian sinh hoạt cộng đồng xóm
giềng cho khu ở chưa được phân biệt với không gian công cộng nói chung.

Đến năm 1929, mô hình Đơn vị láng giềng của C.Perry ra đời tạo bước ngoặt
về giải pháp tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng cho các khu ở. Những
giải pháp chính là: phân cách giao thông, ưu tiên đi bộ, tổ chức nhà ở thành
các đơn vị nhỏ phù hợp với quan hệ xóm giềng. Tuy nhiên, trong loại chung
cư cao tầng việc tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng chỉ đạt
được hiệu quả tốt kể từ sau thập kỷ 70.
1.2.2. Tình hình tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng cho
các khu ở đô thị tại một số nước châu Á:
Các nước châu Á đã tiếp thu kinh nghiệm của phương Tây đẩy mạnh
nghiên cứu xã hội trong những đề xuất của mình, nhất là ở Nhật bản,
Singapore và Ấn Độ. Nhìn chung các nước châu Á phát huy các yếu tố truyền
thống trong sinh hoạt của nhóm láng giềng gần 6-50 gia đình để bổ khuyết cho
các kinh nghiệm phương Tây.
1.3. Tình hình tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng
trong các khu ở đô thị Việt Nam
1.3.1. Tình hình tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng
trong các khu ở đô thị thời phong kiến.
Đô thị Việt Nam thời phong kiến có cấu trúc đặc trưng gồm hai phần
"đô" và "thị". Tuy thuộc đô thị, nhưng không gian sinh hoạt cộng đồng xóm
giềng của các thành phố cổ Việt Nam mang hình ảnh của làng xã với đình,


6

chùa, miếu, nhà thờ họ... kết hợp với đường phố. Chúng có tính chất bán công
cộng (do thuộc về một nhóm cư dân nhất định, ví dụ như đình thuộc phường
nghề) và không tạo thành mạng lưới.
1.3.2. Tình hình tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng trong các khu
ở đô thị Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc
Các không gian công cộng kiểu phương Tây xuất hiện. Ba không gian

mở vườn hoa, công viên và quảng trường kết hợp với hè phố tạo thành mạng
lưới không gian giao tiếp xã hội, sinh hoạt cộng đồng xóm giềng có liên kết và
phân cấp rõ ràng. Các vườn hoa nhỏ, bố trí xen kẽ trong khu dân cư, phần nào
có vai trò của không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng cùng với vỉa hè.
1.3.3. Thực trạng không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng trong các
khu ở đô thị Việt Nam hiện đại
Các không gian sinh hoạt cộng đồng trong khu ở đô thị tại Việt Nam
chưa đáp ứng được yêu cầu do điều kiện chiến tranh, kinh tế trì trệ đến trước
năm 1986, còn sau đó bị các không gian thương mại lấn át. Hầu hết tổ chức
một cách máy móc, rất ít dự án chú ý tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng
theo một triết lý riêng, tận dụng đặc điểm địa phương như Phú Mỹ Hưng do
công ty SOM thiết kế năm 1993.
1.4. Thực trạng tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng
trong các khu ở tại Hà Nội
1.4.1. Không gian sinh hoạt cộng đồng trong các khu ở tại Hà Nội phát
triển theo mô hình tiểu khu nhà ở (trước năm 1986):
Trong các tiểu khu nhà ở tại Hà Nội, không gian sinh hoạt cộng đồng
phân bố theo tầng bậc song hành với hệ thống công trình văn hóa, giáo dục và
dịch vụ theo hình thái kinh tế xã hội tập trung. Khu ở có hạt nhân là trường
học tương tự mô hình Đơn vị láng giềng. Chúng có nhiều nhược điểm và bị
biến dạng do lấn chiếm nhưng cũng có ưu điểm như: tỷ lệ không gian gần gũi,
nhà thấp tầng, ít căn hộ, thuận tiện cho giao tiếp xóm giềng và tự quản.
1.4.2. Không gian sinh hoạt cộng đồng trong các khu ở đô thị tại Hà
Nội thời kỳ kinh tế thị trường:
Sau năm 1986 Việt Nam chuyển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, việc cung cấp nhà ở được xã hội hóa. Trong khi đó, lý luận, tiêu
chuẩn, quy chuẩn không rõ ràng và thiếu cơ sở xã hội, mật độ cư trú tăng cao.
Vì vậy không gian sinh hoạt cộng đồng trong các khu ở tại Hà Nội được tổ
chức theo nhiều quan điểm khác nhau tùy vào nhà đầu tư nên có nhiều tồn tại.
1.5. Tổng quan về các công trình nghiên cứu tổ chức không gian sinh

hoạt cộng đồng xóm giềng.
1.5.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới:
- Oscar Newman - Creating Defensible space -U.S. Department of
Housing and Urban Development 1996.
Ông đề ra nguyên tắc chuyển tiếp không gian từ riêng tư đến bán riêng
tư, bán công cộng, công cộng sao cho cộng đồng cư dân có thể kiểm soát


3

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Sinh hoạt cộng đồng xóm giềng là một nhu cầu cơ bản của con người.
Hoạt động này chịu ảnh hưởng của những đặc điểm giao tiếp, cấu trúc xã hội
của cộng đồng dân cư các địa phương và phản ánh sâu sắc văn hóa sống của
mỗi dân tộc.
Hiện nay, các khu ở đô thị ở Hà Nội được phát triển dựa trên những
cơ sở lý luận và tiêu chuẩn quy phạm có nguồn gốc từ nước ngoài. Giải pháp
tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng của các khu ở này sử dụng phương
pháp tính, quan niệm xã hội của các nước Âu, Mỹ. Chính vì vậy chúng có
nhiều bất cập, ít hiệu quả khi phục vụ sinh hoạt cộng đồng xóm giềng cho cư
dân Hà Nội
Việc tìm hiểu, xây dựng cơ sở khoa học, mô hình tổ chức không gian
phù hợp đặc trưng xã hội, lối sống cộng đồng của người Việt, đáp ứng được
nhu cầu sinh hoạt xã hội trong các khu ở đô thị tại Hà Nội là hết sức cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra giải pháp tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng
cho các khu ở đô thị tại Hà Nội, đáp ứng nhu cầu tinh thần cho cộng đồng dân
cư, hài hòa về mặt xã hội. Ngoài ra, từ mô hình cấu trúc không gian sinh hoạt
cộng đồng đó, đề xuất mô hình mới để tổ chức khu ở, đơn vị ở thân thiện với

cộng đồng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Các không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng trong khu ở đô thị.
4. Phạm vi nghiên cứu
Các khu ở đô thị tại 9 quận nội thành Hà Nội tập trung vào: Khu đô thị
mới và khu tập thể cũ, thời gian đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
5. Phương pháp nghiên cứu
Hướng tiếp cận của luận án là từ mô hình sinh hoạt cộng đồng và cấu
trúc cộng đồng của dân cư khu ở để đưa ra giải pháp tổ chức không gian.
Phương pháp khảo sát thực tế.
Phương pháp so sánh liên ngành kiến trúc, xã hội học, lịch sử và tâm
lý học Phương pháp điều tra xã hội học. (200 phiếu điều tra xã hội học).
Phương pháp thống kê, kế thừa, phân tích..
6. Đóng góp và điểm mới của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án đã đóng góp 4 điểm mới sau:
- Đề xuất 5 quan điểm và 7 nguyên tắc mới cho việc tổ chức không
gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng trong các khu ở đô thị tại Hà Nội
- Đề xuất các giải pháp mới về tổ chức không gian sinh hoạt cộng
đồng xóm giềng các khu ở đô thị tại Hà Nội theo hướng tiếp cận bằng cấu trúc
cộng đồng.
- Đề xuất những cơ sở mới để tính toán, xác định quy mô không gian
sinh hoạt cộng đồng xóm giềng cho các khu ở đô thị tại Hà Nội


8

Nghiên cứu này tập trung vào các không gian mở và đưa ra 5 yêu cầu
cho không gian sinh hoạt cộng đồng có giá trị. Tuy nhiên, nhóm tác giả không
nghiên cứu cấu trúc và hoạt động của các cộng đồng cư dân để làm cơ sở cho
tổ chức không gian.

- PGS. TS Phạm Hùng Cường - Đơn vị cộng đồng và việc áp dụng
mô hình cấu trúc " Đơn vị ở có ranh giới là không gian mở"- Tạp chí Kiến
trúc 2/2000.
Nghiên cứu hướng đến khu vực đang đô thị hóa mạnh mẽ ở Đồng
bằng Bắc bộ Việt Nam. Tác giả chủ trương chuyển đổi không gian làng xã lên
đô thị dựa vào gìn giữ, phát huy cấu trúc xã hội và không gian làng truyền
thống để tổ chức một dạng đơn vị ở kiểu mới, mang đặc trưng của Hà Nội có
khả năng giữ cân bằng về không gian cũng như môi trường xã hội trong đó có
quan hệ cộng đồng xóm giềng

Hình 1.1: Sơ đồ nguyên lý phát triển đơn vị ở có ranh giới là không gian
mở của PGS.TS Phạm Hùng Cường

1.6. Những vấn đề tồn tại và hướng nghiên cứu giải quyết
1.6.1. Những tồn tại trong việc tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng
xóm giềng tại Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung:
Tồn tại thứ 1: Cách tiếp cận và quan điểm tổ chức không gian sinh
hoạt cộng đồng hiện tại không còn phù hợp với thực trạng
Tồn tại thứ 2: Hệ thống không gian sinh hoạt cộng đồng tổ chức chưa
phù hợp với đặc điểm sinh hoạt xóm giềng và cấu trúc cộng đồng của người
Hà Nội.
Tồn tại thứ 3: Mối liên hệ giữa các không gian sinh hoạt công đồng
với nhau và với nhà ở chưa được nghiên cứu kỹ nên hiệu quả sinh hoạt cộng
đồng chưa tốt
Tồn tại thứ 4: Thiếu các quy định cụ thể về chỉ tiêu diện tích ,thành
phần chức năng dành cho không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng.
1.6.2. Những vấn đề cần nghiên cứu giải quyết:
Vấn đề 1: Xây dựng hệ thống quan điểm, nguyên tắc mới để tổ chức
không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng trong các khu ở đô thị .



9

Vấn đề 2: Xây dựng mô hình tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng
xóm giềng trong các khu ở đô thị tại Hà Nội dựa trên quan điểm, cách tiếp cận
mới.
Vấn đề 3: Làm rõ cơ cấu, thành phần chức năng của không gian sinh
hoạt cộng đồng xóm giềng, mối tương quan giữa chúng với công trình nhà ở
và xác định một số chỉ tiêu cơ bản của không gian sinh hoạt cộng đồng xóm
giềng trong các khu ở tại Hà Nội .
1.7. Kết luận chương
Tình hình đô thị hóa, biến đổi lối sống, xã hội của người dân Hà Nội
đòi hỏi phải có những nghiên cứu mới về tổ chức không gian sinh hoạt cộng
đồng xóm giềng
Việc nghiên cứu tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng
trên thế giới đã thay đổi theo hướng tiếp cận từ góc độ tinh thần và quan hệ
cộng đồng truyền thống. Trong khi đó, ở Hà Nội, không gian sinh hoạt cộng
đồng xóm giềng vẫn tổ chức dựa trên nên tảng lý luận cũ, thiếu cơ sở từ truyền
thống bản địa cũng như cập nhật góc nhìn mới của thế giới.
Cần tiếp cận theo hướng lấy đặc điểm truyền thống sinh hoạt cộng
đồng, cấu trúc cộng đồng của người Hà Nội là cơ sở chính cho giải pháp.
Chương 2. Cơ sở khoa học tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng
xóm giềng cho các khu ở đô thị tại Hà Nội
2.1. Cơ sở pháp lý
2.1.1. Quy định về tổ chức và hoạt động của tổ dân phố.
Tổ dân phố là cộng đồng tự quản hoạt động dựa trên quan hệ xóm
giềng, các Thông tư 04/2012/TT-BNV, Quyết định 50/2013/QĐ-UBND, quy
định tổ dân phố phải trên 250 hộ không phù hợp với đặc điểm sinh hoạt xóm
giềng của cộng đồng.
2.1.2. Quy định về không gian sinh hoạt cộng đồng tại Hà Nội

Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND và TCXDVN 323: 2004 chỉ yêu
cầu 01 chức năng là phòng sinh hoạt cộng đồng với diện tích không nhỏ hơn
36m2. Thực chất quy định này chỉ xét đến sinh hoạt cộng đồng dạng hội họp.
QCVN 01:2008, các không gian sinh hoạt cộng đồng được yêu cầu
phân bố theo mô hình đơn vị ở, gồm 2 cấp. Cấp nhóm ở, bán kính phục vụ tố
đa 300m và cấp đơn vị ở là 500m mà không làm rõ thành phần chức năng.
2.2. Cơ sở lý luận để tổ chức các không gian sinh hoạt cộng đồng xóm
giềng tại các khu ở đô thị
2.2.1. Những mô hình, lý luận đáng chú ý liên quan đến tổ chức không
gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng tại các khu ở đô thị.
- Đơn vị láng giềng:được Clarence Perry công bố năm 1929 là mô
hình đầu tiên lấy tương tác xã hội của cộng đồng ở các mặt chính trị, tôn giáo
và giao tiếp làm cơ sở tổ chức không gian. Trong đó, quan trọng nhất là
C.Perry xác định quy mô khu ở khớp với cơ cấu cộng đồng chính trị xã hội và
tôn giáo phương Tây.


10

+ Chủ nghĩa Đô thị mới - New Urbanism ra đời trong thập kỷ 70 ở
Mỹ. Đây là mô hình đô thị thuận tiện cho tương tác cộng đồng nhờ áp dụng
những đặc điểm truyền thống của đô thị phương Tây là: môi trường đi bộ,
đường phố, quảng trường, điểm nhấn ở cuối đường, tỷ lệ nhà cửa nhỏ, môi
trường tự quản của cư dân.
+ Đơn vị ở lớn là mô hình phát triển khu ở theo chiều đứng, lần đầu
tiên đưa ra quan điểm tích hợp không gian sinh hoạt cộng đồng vào trong
chung cư của Le Corbusier, áp dụng lần đầu tại Marseilles năm 1952.
2.2.2. Lý luận tổ chức khu ở được áp dụng tại Hà Nội hiện nay :
Các khu ở đô thị đã và đang xây dựng tại Hà Nội hiện nay được tổ
chức dựa trên mô hình tiểu khu nhà ở và đơn vị láng giềng, nhưng không có

quy định, hướng dẫn chi tiết về các chức năng sinh hoạt cộng đồng.
2.2.3. Nguyên tắc tổ chức các tiện ích công cộng trong khu ở được áp
dụng ở Việt Nam hiện nay:
Nguyên tắc tổ chức các tiện ích công cộng chưa xem xét từ góc độ sinh
hoạt cộng đồng mà chỉ dựa trên tần xuất sử dụng theo ngày, tuần, tháng, năm.
Đây là quan điểm đã cũ và không sát với thực tế đời sống sinh hoạt cộng đồng
hiện nay.
2.2.4. Cơ sở lý luận về sự tham gia của cộng đồng
Nhờ cách tiếp cận từ cấu trúc cộng đồng của luận án, sự tham gia của
người dân sẽ đạt được mức cao nhất là tham gia tự nguyện.
2.3. Những cơ sở thực tiễn:
2.3.1. Một số yếu tố truyền thống đáng chú ý trong sinh hoạt cộng đồng
xóm giềng ở Hà Nội
- Tình cảm xóm giềng, tính cộng đồng và tính tự trị, xuất phát từ văn
hóa làng xã vùng Đồng bằng Bắc bộ theo quan niệm "tình làng nghĩa xóm tối
lửa tắt đèn có nhau", "bán anh em xa mua láng giềng gần". Theo Viện Gia
đình và giới: 90% cư dân giữ quan hệ xóm giềng ổn định, 21,1% tình cảm
xóm giềng phát triển cao hơn theo thời gian. Các tổ dân phố hoạt động tốt nhờ
truyền thống tự trị tự quản.
- Sự đồng bộ 3 đơn vị: Không gian cư trú - Đơn vị cộng đồng cư dânĐơn vị hành chính trong mô hình cư trú truyền thống ở Thăng long- Hà Nội.
Truyền thống này vẫn còn được phát huy ngày nay, ảnh hưởng đến cách tự
quản và cải tạo không gian của cộng đồng cư dân các khu ở đô thị hiện đại của
Hà Nội.
2.3.2. Đặc điểm sử dụng không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng
của người Hà Nội qua khảo sát thực tế và điều tra xã hội học.
- Khảo sát cải tạo không gian thành bán công cộng và bán riêng tư:
Trong các khu ở tại Hà Nội hiện nay, người dân thường tự tổ chức lại
không gian chung, tạo ra khu vực bán riêng tư, bán công cộng cho phù hợp với
quan hệ cộng đồng. Đó là do ảnh hưởng của truyền thống đồng bộ ba đơn vị
nêu trên và tâm lý chiếm lĩnh không gian quanh nhà ở.



11

- Khảo sát sự vận hành của các không gian sinh hoạt cộng đồng trong
hai mô hình tổ chức khu ở hiện có tại Hà Nội.
Tác giả đã thực hiện khảo sát tại 4 khu ở, trong đó có 2 khu tập thể
(Trung Tự, Bách Khoa) và 2 khu đô thị mới (Định Công, Time City). Kết quả
cho thấy không gian có dạng bán công cộng sẽ thu hút được người dân sinh
hoạt cộng đồng hiệu quả nhất. Có sự phân hóa sử dụng không gian sinh hoạt
cộng đồng đáp ứng nhu cầu song hành sinh hoạt xóm giềng chính và mở rộng
(theo sở thích). Sự chuyển tiếp từ trạng thái công cộng- bán công cộng - bán
riêng tư- riêng tư cần thiết để không gian sinh hoạt cộng đồng hoạt động tốt.
- Kết quả điều tra xã hội học của đề tài về sinh hoạt cộng đồng xóm
giềng tại Hà Nội
Tác giả đã làm 200 phiếu phỏng vấn xã hội học về sinh hoạt cộng
đồng xóm giềng của người Hà Nội, tóm tắt một số kết quả như sau:
Đường, ngõ, hành lang trước nhà, chợ (và đường đi chợ), sân thể thao,
là nơi dễ phát sinh quan hệ xóm giềng. Riêng chung cư cao tầng thì là nhà
phòng cộng đồng với hơn cư dân 43% bắt đầu quen biết hàng xóm tại đó.
Không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng quan trọng nhất với dân
chung cư cao tầng là nhà cộng đồng, phòng cộng đồng. Dân cư ở các loại nhà
khác lại xem sân chung là nơi cần thiết nhất,
-Ba phần tư cư dân nhà thấp tầng chỉ cần sân chung dưới 300m2 trong
khi hai phần ba dân chung cư cao tầng muốn sân rộng từ 300-500m2.
- Quan hệ xóm giềng tạo ra cấu trúc cộng đồng gồm: xóm giềng gần
khoảng dưới 15 gia đình và cộng đồng tự quản (tổ dân phố) dưới 100 hộ.
Bảng 2.1 Không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng hàng ngày
Loại hình không gian
Tỷ

lệ
Tỷ lệ theo loại nhà ở
Chung cư Các loại chung
cao tầng
khác
1
Sân chung
35%
21%
24%
2
Vườn hoa, công viên
13%
9%
10%
3
Sân thể thao
48%
12%
20%
4
Sảnh, hành lang , thang chung cư
56%
28%
34%
5
Thang máy
35%
0%
8%

6
Đường đi làm
4%
20%
16%
7
Chợ và đường đi chợ
0%
37%
23%
8
Trường mầm non, tiểu học, đường
13%
10%
0%
đến trường (đưa con, cháu đi học)
9
Sân chơi trẻ em
4%
0%
1%
10 Nơi khác
0%
0%
0%
TT


12


TT

1
2
3
4
5
6

Bảng 2.2 Phạm vi quan hệ xóm giềng của cư dân hiện tại
Tính chất quan hệ Phạm vi
Tỷ lệ theo loại nhà ở Tỷ lệ
láng giềng
Chung cư Các loại chung
cao tầng
khác
< 10 hộ
75%
92%
89%
Thân thiết,
thường thăm hỏi
> 10 hộ
14%
3%
5%
giúp đỡ nhau.
Không trả lời
11%
5%

6%
< 30 hộ
87%
86%
86%
Quen biết
> 30 hộ
13%
14%
10%
Không trả lời
0%
0%
0%

Bảng 2.3 Mong muốn về quy mô cộng đồng
Tỷ lệ theo loại nhà ở Tỷ
Loại hình cộng Phạm vi
lệ
đồng
Chung cư Các loại chung
cao tầng
khác
1
Số gia đình trên Ít hơn 4 hộ
10%
19%
17%
cùng
tầng

trong
2
Từ 4-6
67%
41%
50%
chung cư
3
Từ 7-15
17%
28%
25%
4
Từ 15-20
3%
0%
1%
5
Số khác
3%
4%
3%
6
Không trả lời
0%
8%
4%
Tổ dân phố
7
Ít hơn 50

28%
55%
48%
8
Từ 50-100
46%
38%
41%
9
Từ 100-150
14%
5%
8%
200 trở lên
3%
0%
1%
9
2%
2%
Không trả lời
2.3.3. Cấu trúc và quy mô cộng đồng trong khu ở đô thị
Nhờ sự tham gia của mọi thành viên trong gia đình, nhóm cộng đồng
xóm giềng chính tạo thành mạng lưới xã hội bền vững, ổn định nhất và trở
thành bộ khung cấu trúc cộng đồng trong các khu ở. Kết hợp nhiều nghiên cứu
đi trước và số liệu xã hội học của tác giả, cấu trúc cộng đồng xóm giềng trong
các khu ở gồm 3 bậc :
- Cộng đồng xóm giềng gần: 10-15 gia đình
- Cộng đồng xóm giềng khu phố: không quá 100 gia đình.
- Cộng đồng xóm giềng khu ở: không quá 4000 người.

Các nhóm cộng đồng xóm giềng theo sở thích riêng tối đa 150 người.
2.4. Một số yếu tố tâm lý, nhu cầu cá nhân ảnh hưởng đến sinh hoạt
cộng đồng xóm giềng trong các khu ở đô thị
2.4.1. Ý thức cộng đồng
Ý thức cộng đồng (sense of community) là yếu tố quan trọng tạo nên
liên kết tinh thần của một cá nhân với một nhóm xã hội, hình thành sức bền
TT


13

nội tại của cộng đồng. Về mặt kiến trúc, giải pháp tạo ranh giới không gian và
đặc điểm hình thức nhà ở, khu ở phù hợp sẽ tăng ý thức cộng đồng cho cư dân
2.4.2. Đặc điểm tâm lý của các nhóm lứa tuổi, giới tính đối với sinh
hoạt cộng đồng xóm giềng.
Yếu tố tâm lý của các nhóm tuổi, giới tính ảnh hưởng lớn đến giải
pháp tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng. Trong đó các nhóm
người cao tuổi, nữ trung niên có gia đình và trẻ em dưới 12 tuổi là quan trọng
nhất vì sinh hoạt gần nhà, nhiều thời gian rảnh và tạo ra quan hệ bắc cầu cho
các gia đình trong khu ở. Trẻ sinh hoạt cộng đồng nhiều hơn nếu sân chung có
thể nhin thấy từ căn hộ và sân chung cách căn hộ tối đa là 4 tầng.
2.4.3. Tâm lý chiếm lĩnh không gian kế cận nhà ở của cư dân:
Về mặt tâm lý, người dân tự xác định tính chất của không gian ngoài
căn hộ thành 3 cấp bán riêng tư- bán công cộng- công cộng dựa trên mối liên
hệ của các không gian này với nhà ở. Tương ứng với từng cấp không gian,
người dân ý thức về các mức độ đặc quyền sử dụng dựa trên tâm lý chứ không
phải theo cơ sở pháp lý. Mức độ bán riêng tự, bán công cộng, công cộng tùy
thuộc vào mức độ "đóng" của không gian chung do các đặc điểm về bố cục
giao thông, kích thước và ranh giới.
2.4.4. Các nhu cầu sinh hoạt cộng đồng xóm giềng của cư dân Hà Nội

Nhu cầu sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng trong cộng đồng:
Nhu cầu sinh hoạt lễ hội truyền thống:
Nhu cầu sinh hoạt và tổ chức sự kiện xã hội
Nhu cầu sinh hoạt cộng đồng xóm giềng thông qua hội họp định kỳ và
các hoạt động giao tiếp, văn hóa, thể thao thường nhật khác:
2.5. Kết luận chương
- Không gian sinh hoạt cộng đồng nên được coi là một trong những
điểm bắt đầu của việc tổ chức không gian khu ở. Mô hình cấu trúc và giải
pháp tổ chức các không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng là một trong
những yếu tố lõi để hình thành mô hình khu ở và thiết kế nhà ở.
- Cộng đồng cư dân đô thị, đặc biệt là các cộng đồng xóm giềng cần
những không gian vật chất tương thích với phạm vi xã hội. Đây là nhu cầu tất
yếu, nhiều trường hợp họ đã tự tổ chức lại không gian sinh hoạt cộng đồng
xóm giềng và không gian khu ở cho phù hợp với cơ cấu xã hội.
- Các không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng cần được tổ chức
không chỉ dựa trên tần xuất sử dụng, bán kính phục vụ mà phải theo tính chất
quan hệ xóm giềng và quy mô của từng đơn vị cộng đồng.
- Hiệu quả sử dụng của không gian sinh hoạt cộng đồng và chất lượng
môi trường xã hội ở các khu ở sẽ cao hơn nếu ranh giới hành chính, không
gian kiến trúc quy hoạch, cơ cấu cộng đồng trùng nhau.
- Giải pháp tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng cần chú ý đặc
điểm song hành về nhu cầu sinh hoạt cộng đồng xóm giềng chính và sinh hoạt
cộng đồng xóm giềng mở rộng theo sở thích của cư dân.


14

Giải pháp tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm
giềng cho khu ở đô thị tại Hà Nội
3.1. Quan điểm

3.1.1. Quan điểm 1: Hình thái xã hội là linh hồn của hình thái không
gian.
3.1.2. Quan điểm 2: Cấu trúc không gian khu ở có quan hệ hữu cơ với
mô hình tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng
3.1.3. Quan điểm 3: Giải pháp tổ chức không gian cần tạo điều kiện
khuyến khích tương tác cộng đồng song song với giữ gìn sự riêng
tư của gia đình.
3.1.4. Quan điểm 4: Giữ gìn phát huy những yếu tố truyền thống.
3.1.5. Quan điểm 5: Kết hợp giá trị giữa phương Đông và phương Tây,
giữa Việt Nam và thế giới
3.2. Các nguyên tắc tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm
giềng cho các khu ở đô thị tại Hà Nội
3.2.1. Nguyên tắc 1: Tương đồng cấu trúc vật chất - xã hội.
3.2.2. Nguyên tắc 2: Tổ chức không gian theo mô hình song hành sinh
hoạt cộng đồng xóm giềng chính và sinh hoạt cộng đồng mở rộng
theo sở thích của cư dân
3.2.3. Nguyên tắc 3: Cân bằng thông qua chuyển tiếp không gian hợp lý
3.2.4. Nguyên tắc 4: Khuyến khích giao tiếp chéo và hoạt động đa dạng
đối tượng và ưu tiên không gian của trẻ em.
3.2.5. Nguyên tắc 5: Tổ chức linh hoạt, đa năng
3.2.6. Nguyên tắc 6: Đảm bảo khả năng nhận dạng
3.2.7. Nguyên tắc 7: Kết hợp yếu tố hiện đại và truyền thống, bản sắc
và quốc tế hóa
3.3. Đề xuất mô hình tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm
giềng trong khu ở đô thị tại Hà Nội.
3.3.1. Xác định cấu trúc cộng đồng làm cơ sở cho mô hình cấu trúc
không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng.
Cấu trúc của cộng đồng dân cư khu ở tại Hà Nội gồm 3 lớp và 2
phạm vi giao thoa. Bộ khung là 3 lớp cộng đồng xóm giềng chính. Nhỏ nhất là
đơn vị láng giềng gần với quy mô tối đa 15 hộ. Các đơn vị này lại tập hợp

thành đơn vị xóm giềng khu phố 50 đến 100 gia đình. Tầng ngoài cùng là cộng
đồng xóm giềng khu ở quy mô tùy điều kiện cư trú cụ thể nhưng luôn dưới
4000 dân. Hai phạm vi giao thoa là cộng đồng xóm giềng chính và mở rộng.
3.3.2. Mô hình cấu trúc không gian sinh hoạt cộng đồng cho các khu
nhà ở đô thị tại Hà Nội
Các không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng phân bố thành 3 lớp
và 2 nhóm phục vụ song hành nhu cầu sinh hoạt xóm giềng chính và mở rộng.

Chương 3.


15

Nhóm 1: Không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng chính, là những
không gian đa chức năng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt xóm giềng chung.
Nhóm 2: Không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng mở rộng, là
những không gian đơn chức năng phục vụ sở thích cá nhân, được sắp xếp xen
kẽ giữa các lớp không tuân theo mô hình tầng bậc chặt chẽ như nhóm 1
+ Lớp 1: Không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng gần, gồm các
tiện ích phục vụ cho đơn vị xóm giềng gần tương ứng có quy mô từ 4 -15 hộ.
+ Lớp 2: Không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng khu phố, gồm
các tiện ích phục vụ cho đơn vị xóm giềng khu phố quy mô 50-100 hộ.
+ Lớp 3: Không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng khu ở, gồm các
tiện ích phục vụ chung cho cư dân khu ở quy mô tối đa 1150 hộ (4000 dân).

Hình 3.1: Mô hình sinh hoạt xóm giềng, sử dụng không gian của cư dân
và đề xuất mô hình tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng
xóm giềng trong khu ở đô thị



4

- Đề xuất sử dụng mối quan hệ cộng đồng xóm giềng và cấu trúc cộng
đồng dân cư để tổ chức không gian khu ở đô thị cho Hà Nội nói riêng và Việt
Nam nói chung.
7. Một số khái niệm cơ bản
7.1. Khu ở đô thị
Trong luận án, khu ở đô thị được xác định là các loại: Khu nhà ở, Khu
tập thể, khu đô thị mới.
7.2. Cộng đồng:
Theo nhà xã hội học F.Toennies: Cộng đồng là một thực thể xã hội
gắn kết bền vững được đặc trưng bằng sự đồng thuận ý chí của các thành viên.
Cộng đồng xóm giềng là một loại cộng đồng địa lý quy mô nhỏ mà các
thành viên trong cộng đồng sống cạnh nhau và đều quen biết nhau ở mức
nhất định, thành viên cộng đồng xóm giềng không chỉ là cá nhân riêng lẻ
mà là các gia đình.
7.3. Không gian sinh hoạt cộng đồng
Không gian sinh hoạt cộng đồng là một loại không gian công cộng đặc
biệt, ưu tiên hướng đến phục vụ một nhóm người có quan hệ xã hội khăng khít
nhờ những giá trị tinh thần nhất định, khác với không gian công cộng thông
thường hướng tới phục vụ mọi đối tượng,. Không gian công cộng có thể trở
thành không gian sinh hoạt cộng đồng khi nó chứa đựng những yếu tố gắn với
lịch sử ra đời, phát triển, tồn tại của cộng đồng đó, giúp họ bồi đắp, giữ gìn ý
thức cộng đồng.
7.4. Không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng:
Không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng là loại không gian sinh
hoạt cộng đồng trong các khu ở với đối tượng sử dụng chính là cư dân có quan
hệ hàng xóm láng giềng với nhau. Các không gian này có ranh giới rõ ràng và
có những đặc điểm riêng, khiến cộng đồng xóm giềng ý thức rõ quyền ưu tiên
sử dụng và trách nhiệm tự quản.

7.5. Tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng
Tổ chức không gian sinh hoạt cộng xóm giềng là việc sắp xếp các
không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng trong khu ở theo mô hình cấu trúc
phù hợp đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng và hình thái tổ chức cộng đồng
của cư dân trong khu ở.
NỘI DUNG
Chương 1. Tổng quan tình hình tổ chức không gian sinh hoạt cộng
đồng xóm giềng tại các khu ở đô thị
1.1. Phân loại không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng:
1.1.1. Phân loại theo mức độ quan hệ xã hội:
Có 3 loại tương ứng với 3 mức quan hệ xóm giềng trong khu ở. (1)
Không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng gần: sát căn hộ, phục vụ trên dưới
10 gia đình. (2) Không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng khu phố: phục vụ


17

3.3.4. Tính toán chỉ tiêu diện tích cho các không gian sinh hoạt cộng
đồng xóm giềng
Khi khuôn viên nhà có không gian sinh hoạt ngoài trời, việc sử dụng
không gian chung cho hoạt động ngoài nhà được san sẻ với sân vườn riêng,
nhu cầu không gian ngoài nhà sẽ bằng 2/3 so với người sống trong chung cư.

Nhà không có sân vườn riêng

Nhà có sân vườn riêng

Hình 3.3: Cách thức và phạm vi sử dụng không gian kế cận căn hộ cho giao
tiếp cộng đồng xóm giềng trong hai loại nhà có và không có sân vườn riêng


Công thức tính diện tích của một loại không gian sinh hoạt cộng đồng
xóm giềng như sau:
S = Sct x Q x Kq x Kn
Q là quy mô phục vụ (hộ hoặc người)
Kn là hệ số điều chỉnh theo kiểu nhà ở.
Kq là hệ số điều chỉnh dựa trên tỷ lệ tham gia của cư dân trong từng
loại sinh hoạt cộng đồng. Căn cứ vào điều tra xã hội học của luận án, tác giả
đề xuất Kq như sau.
Bảng 3.1 Đề xuất hệ số Kq cho một số không gian sinh hoạt cộng đồng
trong khu ở chung cư cao tầng
TT
Loại hình không gian
Tỷ lệ sử dụng
Hệ số đề
xuất
Sử dụng thực
Mức quan tâm
1
Sân chung
35%
22%
0,4
2
Vườn hoa
13%
22%
0,15-0,2
3
Sân thể thao
48%

35%
0,4-0,5
4
Phòng, nhà cộng đồng
Không hỏi
65%
0,7
5
Nhà văn hóa phường
Không hỏi
8%
0,1
Bảng 3.2 Đề xuất hệ số Kq cho một số không gian sinh hoạt cộng đồng
trong khu ở thấp tầng
TT
Loại hình không gian
Tỷ lệ sử dụng
Hệ số đề
xuất
Sử dụng thực
Mức quan tâm
1
Sân chung
21%
51%
0,55
2
Vườn hoa
9%
13%

0,15
3
Sân thể thao
12%
13%
0,15-0,2
4
Nhà văn hóa tổ dân phố
Không hỏi
19%
0,25
5
Nhà văn hóa phường
Không hỏi
7%
0,1


18

- Loại nhà chung cư, nhà liền kề không có vườn Kn = 1.
- Loại nhà vườn, nhà biệt thự, Kn = 1 cho không gian hội họp, văn hóa, thể
thao. Kn là 0,7 -0,8 cho vườn hoa, cây xanh, đường dạo công cộng
.
- Tỷ trọng diện tích vườn hoa và sân chơi bằng nhau nhau ở mức 50% trong
loại khu ở nhà vườn, biệt thự. Trong các khu ở chung cư, nhà liền kề không có
vườn diện tích vườn hoa >60% không gian mở dành cho sinh hoạt cộng đồng
xóm giềng.
- Tỷ lệ diện tích không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng là 4% đến 5%
diện tích đất xây dựng khu ở. Diện tích sân chơi, sinh hoạt cộng đồng tối thiểu

0,5m2/ người đối với các khu ở thuộc nội đô lịch sử, các khu tập thể cũ và tối
thiểu 2m2/ người với các khu ở mới. Diện tích vườn hoa tối thiểu 0,5m2/ người
đối với các khu ở thuộc nội đô lịch sử, các khu tập thể cũ và tối thiểu 2,5m2/
người đối với các khu ở mới
3.4. Giải pháp tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng
3.4.1. Giải pháp tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng
cho lớp xóm giềng gần:
Tổ chức theo đơn vị xóm giềng gần, quy mô từ 4- 15 hộ.
Thành phần chức năng và diện tích cho đơn vị 10 hộ, (35-40 người).
+ Sân hoặc không gian sinh hoạt của tầng: 40m2.(50% nếu kết hợp
sảnh tầng)
+ Vườn hoa, không gian cây xanh : 15-20m2.
+ Phòng cộng đồng (nếu có thể, cho cụm nhà liền kề, biệt thự):30m2.
+ Chỗ chơi của trẻ em dưới 9 tuổi:12m2 .

Hình 3.4: Sơ đồ công năng không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng cho
lớp xóm giềng gần trong chung cư và nhà riêng lẻ thấp tầng


19

Hình 3.5: Giải pháp bố trí không gian sinh hoạt cộng đồng cóm giềng cho lớp
xóm giềng gần trong chung cư và nhà riêng lẻ thấp tầng

3.4.2. Giải pháp tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng
cho lớp cộng đồng xóm giềng khu phố.
Tổ chức cho một nhóm từ 50 đến 100 hộ gia đình.
Chức năng, diện tích cho 1 đơn vị 100 hộ (350-400 người):
+ Sân chung: 250m2 với khu thấp tầng, 400m2 với chung cư cao tầng.
+ Vườn hoa, cây xanh : 200m2.

+ Phòng cộng đồng, nhà văn hóa tổ dân phố:150m2 cho khu nhà riêng
lẻ và 400m2 (khoảng 100 hộ) chung cư cao tầng
+ Sân chơi có thiết bị của trẻ em : 90-100m2
Giải pháp cho từng loại nhà ở: khu tập thể cũ, khu thấp tầng riêng lẻ,
chung cư cao tầng mới thể hiện qua các hình vẽ sau.


20

Hình 3.6: Sơ đồ công năng và giải pháp tổ chức không gian sinh hoạt cộng
đồng xóm giềng cho lớp khu phố (trái), giải pháp cho chung cư cũ (phải)

Hình 3.7. Minh họa liên hệ giữa
không gian sinh hoạt cộng đồng lớp
khu phố với các không gian sinh hoạt
cộng đồng lớp xóm giềng gần.


21

Hình 3.8: Các giải pháp bố cục không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng
cấp khu phố cho loại khu ở chung cư cao tầng mới

3.4.3. Giải pháp tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng lớp
khu ở.
Cho khu ở tối đa 4000 dân, gắn với công trình công cộng trung tâm
+ Quảng trường: 2500- 3200m2
+ Vườn hoa, cây xanh: 2000- 2500m2 (trừ công viên, cây đường phố)
+ Nhà cộng đồng, nhà văn hóa khu ở :500-600m2.
+ Sân chơi có thiết bị của trẻ em: 90-100m2



22

Hình 3.9: Sơ đồ công năng và minh họa tổ chức không gian sinh hoạt cộng
đồng xóm giềng lớp khu ở
Những không gian mở công cộng của khu ở đóng vai trò là không
gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng mở rộng gồm: Mạng giao thông kết nối
các bộ phận chức năng trong khu ở, khu cây xanh và không gian mở giữa các
bộ phận của khu ở hoặc vùng rìa, công trình thể thao lớn, công viên khu ở.
3.5. Đề xuất sử dụng mối quan hệ cộng đồng xóm giềng và cấu trúc
cộng đồng dân cư để tổ chức không gian khu ở tại Hà Nội.
3.5.1. Những luận điểm chính:
- Tổ chức khu ở là tổ chức không gian sống cho một cộng đồng.
- Quy mô và cấu trúc không gian của khu ở tương đồng với quy mô và
cấu trúc của cộng đồng xóm giềng.
- Các đơn vị cư trú phải có ranh giới rõ ràng.
- Trung tâm của các đơn vị cư trú là những không gian dành cho giao
tiếp, sinh hoạt cộng đồng xóm giềng.


23

3.5.2. Quy mô dân số và cấu trúc:
Quy mô dân số của khu ở tổ chức theo quan hệ và cấu trúc cộng đồng
dân cư sẽ vào khoảng 4000 dân ( tương đương 1150 hộ gia đình)
- Cấu trúc không gian của khu ở gồm 3 cấp:Đơn vị xóm giềng gần, 4
đến 15 hộ- Đơn vị khu phố, 50-100 hộ- Khu ở có quy mô khoảng 4000 dân.
Đơn vị xóm giềng gần là modul cơ bản để lắp ghép linh hoạt.


Hình 3.10: Mô hình tổ chức không gian khu ở dựa trên quan hệ
xóm giềng và và cấu trúc cộng đồng xóm giềng.

3.5.3 Giải pháp tổ chức không gian:
- Phân cấp, chuyển tiếp hợp lý không gian ở và sinh hoạt cộng đồng.
- Tổ chức các khu vực trung tâm theo hướng bán công cộng:
- Tổ hợp nhà thành từng nhóm tương ứng với đơn vị cộng đồng:
- Hệ thống giao thôngphân cấp hợp lý, ưu tiên cho đi bộ
- Tổ chức các không gian mở thành 2 nhóm: Trung tâm - Vùng rìa để
đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cộng đồng song hành xóm giềng chính và mở rộng
- Các chỉ tiêu chính: Tổng diện tích 20ha và 4000 dân.
Tổng diện tích cây xanh và sinh hoạt cộng đồng 8-10m2/ người, diện
tích dành riêng cho không gian sinh hoạt cộng đồng tối thiểu là 2,5m2/ người.


24

3.6. Bàn luận về kết quả nghiên cứu
3.6.1. Bàn luận về quan điểm và nguyên tắc
Hướng tiếp cận của luận án là từ góc độ văn hóa, tâm lý học và cấu
trúc cộng đồng, khác với các nghiên cứu đi trước ở Việt Nam. Cách tiếp cận
này giúp quan điểm, nguyên tắc của luận án có tính mới, sự cân bằng và phù
hợp với xu hướng phát triển đô thị bền vững.
3.6.2. Bàn luận về giải pháp tổ chức không gian
Hai đề xuất trụ cột trong giải pháp tổ chức không gian của luận án là:
- Tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng theo cấu trúc
cộng đồng gồm 3 cấp xóm giềng gần, xóm giềng khu phố và xóm giềng khu ở.
- Tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng trong khu ở theo
hai nhóm chính và mở rộng song hành.
Những đề xuất này giúp không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng

trong khu ở đô thị đáp ứng được nhu cầu sử dụng và tự quản của cư dân giải
đáp được các câu hỏi về tổ chức không gian của nhà chuyên môn, giúp nhà
đầu tư và quản lý nhận rõ được chiến lược phát triển, quản lý, vận hành.
3.6.3. Bàn luận về công thức tính toán và các chỉ tiêu đề xuất:
Công thức mới đề xuất trong luận án có nhiều hệ số (trọng số điều
chỉnh) để kết quả tính toán thực sự chuyển tải đặc điểm sinh hoạt cộng đồng
của từng khu ở cụ thể, đảm bảo sự chính xác cho giải pháp tổ chức không gian
sinh hoạt cộng đồng về quy mô các bộ phận chức năng. Các hệ số, chỉ tiêu có
độ tin cậy cao khi so sánh với các số liệu tương tự của nước ngoài.
3.6.4. Bàn luận về ứng dụng cấu trúc cộng đồng để tổ chức không gian
khu ở mới tại Hà Nội:
Đề xuất này có tính thực tiễn và khả năng áp dụng rộng rãi nhờ lấy
modul xóm giềng gần làm đơn vị cơ bản để lắp ghép linh hoạt. Cách tổ chức
lấy yếu tố tinh thần làm chủ đạo, hướng đến đồng bộ không gian vật thể (khu
ở) và phi vật thể (cộng đồng) cho phép kiểu khu ở này thích nghi dễ dàng với
nhiều hình thái ở khác nhau.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN:
Kết luận 1: Giải pháp tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm
giềng trong khu ở có liên quan chặt chẽ đến giải pháp tổ chức không gian và
mô hình khu ở. Không thay đổi cách tổ chức khu ở thì không thể có giải pháp
tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng hoàn chỉnh. Giải pháp tổ
chức không gian khu ở nên lấy cơ sở là cấu trúc cộng đồng dân cư và quan
điểm đồng bộ trùng khớp ba không gian cộng đồng- kiến trúc quy hoạch- hành
chính theo truyền thống.
Kết luận 2 : Giải pháp tổ chức hệ thống không gian sinh hoạt cộng
đồng xóm giềng trong khu ở tại Hà Nội tuân theo các điểm sau:


25


- Hệ thống không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng tuân theo cấu
trúc cộng đồng dân cư trong khu ở gồm 3 cấp: Không gian sinh hoạt cộng
đồng xóm giềng gần - Không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng khu phố Không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng khu ở. Quy mô phục vụ tương
ứng 3 cấp là: 4 đến 15 hộ, 50 đến 100 hộ và 1000 đến 1150 hộ (4000 dân).
- Không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng được phân thành hai
nhóm đáp ứng hai loại hình sinh hoạt cộng đồng xóm giềng chính và mở rộng
của cư dân. Không gian sinh hoạt cộng đồng chính nằm ở khu vực trung tâm
đơn vị cư trú gồm các chức năng hội họp, giao tiếp tĩnh, nghỉ ngơi, sinh hoạt
nhẹ nhàng không ảnh hưởng đến tính riêng tư và nhu cầu yên tĩnh của nhà ở.
Không gian này đáp ứng nhu cầu sinh hoạt xã hội giữa những gia đình trong
cùng một đơn vị cư trú. Không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng mở rộng
nằm xen kẽ với các đơn vị cư trú để cư dân thoải mái sinh hoạt, kết bạn theo
sở thích mà vẫn giữ riêng tư. Không gian này phục vụ những quan hệ mang
tính cá nhân hơn của mỗi thành viên cộng đồng dân cư, đồng thời bổ sung
giao tiếp ngoài mỗi đơn vị cư trú, tạo sự cân bằng cho đời sống xã hội tại khu
ở, tránh cô lập các nhóm cộng đồng
Kết luận 3: Hệ thống không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng trong
các khu ở đô thị tại Hà Nội lấy đơn vị cơ bản là các không gian sinh hoạt công
đồng xóm giềng gần phục vụ 4-15 hộ. Đây là những không gian quan trọng
nhất đối với sinh hoạt cộng đồng và quan hệ xã hội của cư dân trong khu ở đô
thị. Chúng giúp hình thành những quan hệ xóm giềng đầu tiên và ưu tiên hàng
đầu giữa các cư dân. Trong trường hợp khu đô thị có quy mô nhỏ hoặc trường
hợp tái tổ chức khu ở cũ, có thể không có điều kiện để tổ chức đầy đủ hệ thống
không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng thì vẫn cần đảm bảo khu ở có
không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng gần. Giải pháp cho không gian khu
nhà ở cũng phải ưu tiên việc tổ chức nhóm căn hộ, nhóm nhà, tòa nhà thành
các đơn vị xóm giềng gần.
Kết luận 4: Các không gian sinh hoạt cộng đồng xóm giềng và các
khu vực nhà ở trong khu ở cần được tổ chức phân lớp chuyển tiếp dần dần, có

các ranh giới nhận biết được về thị giác. Sự chuyển tiếp và ranh giới cần đảm
bảo tạo ra những khu vực mà cư dân có thể kiểm soát được theo các mức độ
bán riêng tư - bán công cộng - công cộng tính từ căn hộ.
Kết luận 5: Chú trọng đến việc tạo ra những yếu tố kiến trúc cảnh
quan đặc trưng cho không gian ở và sinh hoạt cộng đồng của cư dân để góp
phần hình thành ý thức cộng đồng bằng tinh thần nơi chốn.
Kết luận 6 : Giải pháp tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng cần kết
hợp chặt chẽ với với tuyến di chuyển hàng ngày của cư dân, dặc biệt là mạng
lưới giao thông dành cho đi bộ thì mới đạt hiệu quả cao.
Kết luận 7: Chỉ tiêu diện tích không gian mở dạng sân chơi, quảng
trường dành cho sinh hoạt cộng đồng xóm giềng tại các khu ở của Hà Nội cần
đạt tối thiểu 0,5m2 /người đối với vùng nội đô lịch sử, các khu tập thể cũ và tối
thiểu 2 m2 /người đối với những khu đô thị mới phát triển ngoài vành đai 3.


×