Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

CƠ THỂ NHIỄM ĐỘC TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP. CÁC MỐI QUAN HỆ VÀ CÁC KIỂU TÁC DỤNG CỦA CHẤT ĐỘC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.49 KB, 7 trang )

Đề tài: CƠ THỂ NHIỄM ĐỘC TRONG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP. CÁC MỐI
QUAN HỆ VÀ CÁC KIỂU TÁC DỤNG CỦA CHẤT ĐỘC
1. Cơ thể nhiễm độc trong sản xuất công nghiệp:
Định nghĩa: Trong ĐCHCN có thể chia ra 4 thể nhiễm độc thường gặp là siêu
cấp tính, cấp tính, bán cấp tính và mãn tính.
Các thể nhiễm độc được phân biệt căn cứ vào các biểu hiện sau:
+ Sự xuất hiện các triệu chứng nhanh hay chậm
+Tính nghiêm trọng và thời hạn tồn tại của các triệu chứng
+ Sự hấp thụ chất độc nhanh hay chậm
Trong thực tế, người ta căn cứ vào thời hạn tiếp xúc và nồng độ chất độc trong
không khí gây ra nhiễm độc nhanh hay chậm là chính
Cần lưu ý là các thể nhiễm độc ở đây xảy ra trong môi trường sản xuất, đối với
các chất độc trong không khí nơi làm việc và chất độc vào cơ thể chủ yếu bằng đường
hô hấp. Còn trong môi trường sinh hoạt, nhiễm độc( hay ngộ độc) chủ yếu là do chất
độc được hấp thu qua đường miệng.
1.1 Nhiễm độc siêu cấp tính (hay tối cấp)
Thường xảy ra trong sản xuất công nghiệp và đa số dẫn tới tử vong, được xem
là tai nạn rủi ro, bất ngờ.
* Đặc điểm:
- Thời hạn xảy ra nhiễm độc chỉ trong khoảnh khắc, tính ra giây (second- sec)
- Cơ thể hấp thụ một lượng lớn chất độc, do chúng tấn công, xâm nhập ào ạt
một lúc, có thể chỉ do một lần hít phải khí độc.
- Thường được cho là choáng phản vệ hay hôn mê nhiễm độc.
* Hai tình huống thường gặp
- Vào trong các không gian lạ, kín, ở đó không khí thở thiếu oxi, gây ngạt đơn
thuần
1


- Vào trong các không gian kín, ở đó không khí thở chứa đầy chất độc (Bồn
xăng dầu, bể hóa chất…) hoặc do vỡ ống dẫn, thiết bị chứa khí hơi, chất lỏng dễ bay


hơi…
1.2. Nhiễm độc cấp tính
Xảy ra khi:
- Tiếp xúc với nồng độ chất độc quá cao trong không khí
- Thời hạn tiếp xúc ngắn và hấp thụ chất độc nhanh; có thể với một liều lượng
duy nhất hoặc do nhiều liều lượng trong thời gian không quá 24 giờ.
Nói chung, các biểu hiện nhiễm độc phát triển nhanh chống, có thể gây chết
hoặc khỏi nhanh.
1.3. Nhiễm độc bán cấp tính
Nhiễm độ bán cấp tính xảy ra khi: tiếp xúc thường xuyên hoặc liên tiếp với
nồng độ chất độc tương đối cao.
Các triệu chứng nhiễm độc xuất hiện sau một giai đoạn tiếp xúc nhiều ngày
hoặc nhiều tuần lễ.
1.4. Nhiễm độc mãn tính
Nhiễm độc mãn tính xảy ra khi tiếp xúc với chất độc có nồng độc thường cao
hơn nồng độ cho phép (tùy từng chất độc), nhưng tiếp xúc liên tục trong thời gian dài,
nhiều tháng, nhiều năm. Đối với động vật thực nghiệm nói chung là cả đời chúng.
Các dấu hiệu lâm sàn của nhiễm độc mãn tính có thể được thể hiện bằng một
trog hai cách: Hoặc chất độc tích lũy trong cơ thể, tức là lượng chất độc được thải là
thấp hơn lượng chất độc hấp thụ. Vì vậy, nồng độ chất độc trong cơ thể tăng dần cho
đến khi đạt đến nồng độ đủ gây ra các biểu hiện lâm sàn (ví dụ trường hợp nhiễm độc
chì mãn tính). Hoặc các tác dụng gây ra bởi các tiếp xúc được cộng lại dù cho chất độc
không tích lũy trong cơ thể (ví dụ trường hợp nhiễm độc carbon sunfua mãn tính).
1.4.1. Tích lũy chất độc

2


Đôi khi chất độc được tích tụ trong cơ thể nhưng tác dụng độc của nó chỉ thể
hiện khi nó bị huy động khỏi các mô mà nó động lại. Ví dụ cho chuột cống tiếp xúc

với DDT một cách lâu dài, DDT tích tụ lại trong các mô mỡ với lượng ngày càng tăng,
bề ngoài chất này không hề gây ra bất kỳ tổn thương chuyển hóa nào. Tuy nhiên , nếu
người ta cho chuột nhịn đói thì DDT được huy động ra từ các chất béo trong các mô
mỡ, lúc này DDT được giải phòng một lượng quan trọng, nó lưu hành máu và có thể
gây tác động trên hệ thần kinh trung ương.
1.4.2. Tích lũy tác dụng
Người ta phân biệt giữa tiếp xúc cấp tính hoặc mãn tính với các tác dụng cấp
tính hoặc mãn tính. Ví dụ ở người, chỉ với một lượng triortocresyl photphat (TOCD)
cũng đủ gây ra tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Như vậy một tiếp xúc cấp tính đã dẫn
tới một tác dụng mãn tính. Trong một số trường hợp, tổn thương chỉ xuất hiện sau một
thời kỳ tiềm tàng tiếp theo một tiếp xúc cấp tính hoặc bán cấp tính. Ví dụ cho chuột
cống một vài liều dung môi dimetylai- trosamin, người ta thấy gan chuột bị hoại tử, rồi
khả năng tái sinh của cơ quan gan cho phép tổn thương gan bình phục nhanh chống.
Tuy nhiên nếu người ta tiếp tục nuôi sống động vật thực nghiệm và quan sát chúng thì
thấy về sau chúng bị các khối u ở thận.

3


2. Mối liên quan giữa các thể nhiễm độc
Nhiều chất độc, đặc biệt là các khí và hơi, có thể gây ra mọi thể nhiễm độc tùy
theo nồng độ của chúng trong không khí và điều kiện tiếp xúc, vì dụ CO, H 2S, xăng,
dung môi hữu cơ…
Có những chất độc chủ yếu gây nhiễm độc mãn tính như Mn, Sb.
Trong mỗi thể nhiễm độc của một chất, cách tác dụng trên cơ thể của chúng có
thể dẫn đến các hậu quả bệnh lý khác nhau. Ví dụ:
-

Với benzene, trong nhiễm độc cấp tính nó gây tổn thương thần kinh trung
ương, nhưng trong nhiễm độc mãn tính nó gây tổn thương các cơ quan tạo


-

huyết như lách, tủy xương.
Với chì vô cơ, trong nhiễm độc cấp tính do tác dụng trực tiếp của chì trên tế
bào thần kinh gây bệnh nào và các cơn cao huyết áp kịch phát, còn trong
nhiễm độc mãn tính thì chì tác dụng trên cơ quan tạo huyết.
Ngoài các thể nhiễm độc trên, các trường hợp nhiễm độc sau đây cũng được
xem là một thể nhiễm độc:

2.1. Nhiễm độc xuất hiện muộn sau một lần tiế xúc

4


Đó là trường hợp chỉ bị nhiễm độc một lần, nhưng sau một thời gian tiền tang
tang khá lâu, khi mà chất độc không còn có mặt trong cơ thể nữa thì các triệu chứng
nhiễm độc mới xuất hiện. Ví sụ chất paraquat sau khi hấp thụ một lượng nào đó rồi
phải sau nhiều tuần lễ mới thấy rối loạn tiêu hóa nhẹ, nhưng lại làm tăng sinh các
nguyên sơ bào xơ ở phổi và gây chết người do ngạt thở cơ học.
Nhiễm độc xuất hiện muộn cũng còn gặp đối với một số hợp chất lân hữu cơ
dung làm thuốc trừ sâu, một số chất gây ung thư.
2.2. Thể nhiễm độc đặc biệt, gây quái thai và đột biến gen
Nhiều chất độc có khả năng qua được rau thai gây nhiễm độc bào thai, như chất
thủy ngân meetyl gây nhiễm độc thần kinh. Cơ thể phụ nữ hấp thụ hóa chất độc ở giai
đoạn mới hình thành thai (từ 23-40 ngày sau khi thụ thai) có thể gây ra những biến đổi
bất thường rất nghiêm trọng ở thai , tạo nên những quái thai. Một số hóa chất laoij
nhiễm độc gen có thể gây đột biến gen.
2.3. Các phản ứng dị ứng
Ở người bình thường khi tiếp xúc với chất độc bao giờ cũng chịu sự chi phối của

luật nhân quả, tức là mối quan hệ liều lượng- hậu quả(tác hại). Nhưng ở một số người,
cơ thể họ lại có phản ứng khác thường khi tiếp xúc với một hóa chất nào đó lần thứ hai
hoặc lần tiếp sau, với biểuh iện rất khác nhau tùy người và tùy số lần tiếp xúc, không
phụ thuộc nồng độ hóa chất hoặc đường xâm nhập cơ thể của hóa chất. Biểu hiện của
dị ứng có thể nhẹ( sốc, trụy tim mạch, có thể chết sau 2- 3 phút…).
3. Các mối quan hệ và các kiểu tác dụng của chất độc
3.1. Các mối quan hệ Tiếp xúc – tác dụng và Tiếp xúc – đáp ứng
Khi nghiên cứu các tác dụng của các chất độc trong không khí, người ta dùng
khái niệm TIẾP XÚC – TÁC DỤNG và TIẾP XÚC – ĐÁP ỨNG
3.1.1. Tiếp xúc - tác dụng
Là mối quan hệ giữa tiếp xúc được thể hiện bằng số lượng chất độc và mức độ
nghiêm trọng ước tính của tác dụng với sức khỏe của một cá thể hoặc một nhóm
(tương đối giống nhau).
5


3.1.2. Tiếp xúc – đáp ứng
Là mối quan hệ giữa sự tiếp xúc được thể hiện bằng số lượng chất độc và tỷ lệ
% các cá thể quan sát thấy có tác dụng ở mức độ xác định.
Hai khái niệm trên đây cần được phân biệt:
- Mối quan hệ tiếp xúc – xác dụng làm sáng tỏ một tác dụng trung bình đối với
mọi cá thể có cùng mức tiếp xúc như nhau và các cá thể có thể được coi lnhuw có tính
nhạy cảm ít nhiều tương đương nhau.
- Trái lại, mối quan hệ tiếp xúc – đáp ứng lưu ý đến các khác biệt về tính nhạy
cảm trong nhóm tiếp xúc vì nó làm xuất hiện tỷ lệ những người bị ảnh hưởng bởi chất
độc.
Khi tiếp xúc tăng lên thì mức độ trầm trọng và các tác dụng xấu cũng tăng lên.
Ngược lại, khi tiếp xúc giảm tới một ngưỡng nào đó thì không gây ra một tác dụng nào
hoặc một đáp ứng bất lợi nào cả, trường hợp đó người ta gọi là mức không có tác dụng
độc hại hoặc không có đáp ứng bất lợi.

3.2. Các kiểu tác dụng:
Khi cơ thể tiếp xúc đồng thời với nhiều nguy cơ, các tác dụng có thể thuộc 3
loại:
3.2.1. Tác dụng độc lập
Khi mỗi yếu tố gây ra một tác dụng khác nhau do cách tác dụng khác nhau. Đó
là tác dụng riêng biệt của yếu tố.
3.2.2. Tác dụng hiệp đồng
Khi tác dụng kết hợp nhiều yếu tố mạnh hơn tác dụng riêng biệt của mỗi yếu tố
trong thành phần các nguy cơ.
Tác dụng hiệp đồng có thể có 2 loại:
- Tác dụng cộng: khi cường độ tác dụng kết hợp của nhiều yếu tố bằng tổng số
các tác dụng của mỗi yếu tố riêng biệt (cộng lại).

6


- Tác dụng tiềm ẩn hay tác dụng nhân: khi tác dụng kết hợp mạnh hơn tác dụng
cộng (nhân lên).
3.2.3. Tác dụng đối kháng
Khi các tác dụng kết hợp có cường hợp thấp hơn một tác dụng cộng.
Một số ví dụ về tác dụng kết hợp đã được nêu ở trên. Tác giả EI Batawi đã công
bố các công trình nghiên cứu về tác dụng kết hợp. Chẳng hạn độc tính của CO ở 40 oC
cao hơn 2,4 lần so với ở 24oC.
Các quan niệm trên đã được ứng dụng trong nghiên cứu dịch tễ học môi trường
xung quanh và môi trường lao động.

4.Câu hỏi:
1. Nhiễm độc cấp tinh và mãn tinh tích tụ cùng một bộ phận hay khác bộ phận?
2. Cách phân biệt giữ nhiễm độc cấp tinh và bán cấp tính?
3. Tại sao cho là nhiễm độc mãn tính ít nghiêm trọng hơn các thể nhiễm độc khác?

4. Khác nhau giữa nhiễm độc mãn tính và bệnh mãn tính?
5. Giải thích choáng phản vệ là gì?
6. Mối liên hệ giữa các thể nhiễm độc?
7. Mẹ nhiễm độc truyền qua con như thế nào?
8. Giải thích nhiễm độc CO?

7



×