Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Ứng dụng bảng tương tác thông minh trong dạy học sinh học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.86 MB, 92 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

======

LÊ THÙY DUNG

ỨNG DỤNG BẢNG TƢƠNG TÁC
THÔNG MINH TRONG DẠY HỌC
SINH HỌC 10 (CTC)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Sinh học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. AN BIÊN THÙY

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Trải qua quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng Đại học Sƣ phạm
Hà Nội 2 tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Bên cạnh sự cố gắng và nỗ
lực của bản thân còn có sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô, bạn bè và gia
đình. Tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Th.s An Biên Thùy, ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã dành nhiều thời
gian đọc bản thảo, bổ sung và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá
trình xây dựng và hoàn thành khóa luận. Cô luôn là ngƣời động viên, giúp đỡ
tôi vƣợt qua những khó khăn khi thực hiện khóa luận.
Tất cả các thầy cô khoa Sinh – KTNN, đặc biệt là các thầy cô trong tổ
phƣơng pháp dạy học trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tận tình giảng
dạy, mở rộng kiến thức chuyên môn cho chúng tôi trong quá trình học tập tại


trƣờng.
Ban Giám Hiệu và tập thể giáo viên tổ Sinh, học sinh khối 10 Trƣờng
THPT Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội đã có nhiều sự quan tâm, giúp đỡ tôi
trong quá trình thực nghiệm sƣ phạm.
Và cuối cùng là gia đình tôi, luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc và tạo
mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt khóa luận này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả khóa luận

Lê Thùy Dung


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của đề tài đảm bảo tính chính xác,
khách quan, trung thực, không trùng lặp với bất kì đề tài nào khác. Nếu sai
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Tác giả khóa luận

Lê Thùy Dung


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Đọc là

CNTT

Công nghệ thông tinh


CTC

Chƣơng trình chuẩn

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

LLDH

Lí luận dạy học

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

PTDH

Phƣơng tiện dạy học

SGK

Sách giáo khoa

SH


Sinh học

THPT

Trung học phổ thông


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu .............................................................. 2
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 3
6. Giả thuyết khoa hoc ...................................................................................... 3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 3
8. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài ....................................................... 4
NỘI DUNG ....................................................................................................... 5
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...................... 5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài.................................... 5
1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 5
1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 6
1.2. Cơ sở lí luận của đề tài ............................................................................... 7
1.2.1. Khái niệm Bảng tƣơng tác thông minh ................................................... 7
1.2.2. Vai trò của Bảng tƣơng tác thông minh .................................................. 8
1.2.3. Cấu tạo của bảng tƣơng tác ..................................................................... 8
1.2.4. Nguyên lý hoạt động của Bảng tƣơng tác thông minh ......................... 13
1.2.5. Ƣu, nhƣợc điểm của Bảng tƣơng tác thông minh ................................. 14
1.3. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 15

1.3.1. Mục tiêu điều tra ................................................................................... 16
1.3.2. Nội dung điều tra ................................................................................... 16
1.3.3. Đối tƣợng điều tra ................................................................................. 16
1.3.4. Phƣơng pháp điều tra ............................................................................ 16
1.3.5. Kết quả điều tra ..................................................................................... 16


Chƣơng 2: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ỨNG DỤNG BẢNG TƢƠNG TÁC
TRONG DẠY – HỌC SINH HỌC 10 ............................................................ 23
2.1. Nguyên tắc thiết kế bài giảng có ứng dụng bảng tƣơng tác ..................... 23
2.1.1. Nguyên tắc lựa chọn mục tiêu, nội dung bài học .................................. 23
2.1.2. Nguyên tắc lựa chọn bài ........................................................................ 23
2.1.3. Nguyên tắc lựa chọn theo mục đích dạy học ........................................ 23
2.1.4. Đảm bảo tiêu chí của PTDH ................................................................. 27
2.2. Quy trình thiết kế bài giảng ứng dụng Bảng tƣơng tác trong dạy học
Sinh học 10 ...................................................................................................... 27
2.2.1. Thiết kế trên máy tính cá nhân .............................................................. 27
2.2.2. Quy trình thiết kế giáo án trực tiếp trên bảng tƣơng tác trong dạy –
học Sinh học 10 ............................................................................................... 53
2.3. Tổ chức dạy học có ứng dụng bảng tƣơng tác ......................................... 55
2.4. Ƣu điểm và hạn chế.................................................................................. 56
2.4.1. Ƣu điểm ................................................................................................. 56
2.4.2. Hạn chế .................................................................................................. 56
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................ 58
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 58
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ............................................................................. 58
3.3. Nội dung thực nghiệm .............................................................................. 58
3.3.1. Thời gian ............................................................................................... 58
3.3.2. Nội dung ................................................................................................ 58
3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm ....................................................................... 58

3.4.1. Đối tƣợng thực nghiệm ......................................................................... 58
3.4.2. Tổ chức thực nghiệm............................................................................. 60
3.4.3. Xử lí số liệu ........................................................................................... 60
3.5. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 60
3.5.1. Phân tích – đánh giá định lƣợng bài kiểm tra ....................................... 60


3.5.2. Phân tích – đánh giá những dấu hiệu định tính trong quá trình dạy
học ................................................................................................................... 61
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 63
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Dạy học là một quá trình sáng tạo, đòi hỏi ngƣời giáo viên cũng không
ngừng sáng tạo, tìm tòi những phƣơng pháp mới để nâng cao hiệu quả của
giáo dục. Hiện nay, công nghệ thông tin và truyền thông có thể đem lại giá trị
cho quá trình giảng dạy và học tập. Trên thế giới, các chính sách mới về đổi
mới giáo dục đƣợc xây dựng dựa trên tiền đề và triển vọng của tích hợp công
nghệ thông tin một cách có hiệu quả vào dạy học. Ở Việt Nam, việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong giáo dục cũng đang đƣợc triển khai tích cực. Các
nhà giáo dục đƣợc khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin hợp lý ở tất cả
các lớp và các môn học.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin và các công cụ kỹ thuật mới vào việc
giảng dạy ở các trƣờng phổ thông là tƣơng đối phổ biến. Về phần mềm ứng
dụng trong việc soạn giảng phổ biến nhất hiện nay đối với giáo viên là phần
mềm trình chiếu Power Point trong bộ Office Microsoft. Nhƣng khi soạn giáo
án để giảng dạy trên phần mềm này thì khi chúng ta đang giảng dạy (đang

trình chiếu bài giảng của mình) muốn giải thích thêm ý nghĩa các câu, các
hình vẽ có trên màn hình một cách trực tiếp thì không thể đƣợc; mặt khác khi
trình chiếu bằng Power Point thì ngƣời giáo viên luôn bị phụ thuộc vào máy
vi tính để điều khiển con chuột cũng nhƣ các phím chức năng khác làm cho
giáo viên bị động, không đƣợc thoải mái trong việc truyền thụ kiến thức cho
học sinh từ đó làm cho bài giảng kém phần sinh động trong việc minh họa,
trình bày trƣớc lớp của giáo viên và kém hấp dẫn đối với học sinh trong việc
thu nhận kiến thức mới.
Vì vậy, những ứng dụng của bảng tƣơng tác H – PEC, phần mềm
Whileboard Driver đã hỗ trợ giáo viên rất nhiều trong việc giảng dạy. Đây là
một hệ thống công cụ rất hữu ích đối với giáo viên trong việc giảng dạy bằng
các thiết bị điện tử, nhất là với các bài giảng mà giáo viên đã soạn bằng phần
1


mềm Power Point. Hệ thống này giúp ngƣời giáo viên không còn bị phụ thuộc
nhiều vào máy vi tính nên giáo viên có thể thoải mái hơn trong việc trình bày;
đồng thời hệ thống này giúp cho giáo viên có thể minh họa, giải thích rõ ràng
hơn các ý muốn nói trong bài giảng vì có thể ghi thêm trực tiếp trên màn hình
vào nội dung mà mình đã soạn.
Nội dung chƣơng trình Sinh hoc 10 – THPT dạy cấu tạo, chức năng rất
phù hợp để sử dụng bảng tƣơng tác thông minh. Đặc biệt đối với học sinh lớp
10 rất cần hoạt động và trực quan.
Với tất cả lí do trên, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Ứng dụng
Bảng tương tác thông minh trong dạy học Sinh học 10 (CTC)”.
2. Mục đích nghiên cứu
Ứng dụng của bảng tƣơng tác thông minh vào thiết kế bài giảng và thực
hành bài giảng môn Sinh học 10 (CTC).
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cấu tạo, cơ chế hoạt động của bảng tương tác H - PEC

3.2. h n t ch nội dung iến thức một số bài trong chương trình Sinh học
10 phù hợp với dạy học bằng bảng tương tác thông minh
3.3. X y dựng quy trình ứng dụng Bảng tương tác thông minh vào dạy –
học một số bài trong chương trình Sinh học 10
3.4. hiết ế bài giáo án s dụng bảng tương tác thông minh
3.5. hực nghiệm sư phạm, đánh giá t nh phù hợp và hiệu quả của việc
ứng dụng Bảng tương tác thông minh trong dạy – học Sinh học 10
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quy trình sử dụng bảng tƣơng tác thông minh vào thiết kế một số bài
giảng trong dạy – học Sinh học 10 (CTC).
4.2. Khách thể nghiên cứu
Học sinh lớp 10 trƣờng THPT Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội.
2


5. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài ứng dụng Bảng tƣơng tác thông minh để thiết kế nội dung bài học
và tổ chức bài học trong một số bài thuộc chƣơng trình Sinh học10 (CTC) ở
trƣờng THPT Cổ Loa.
- Tổ chức thực nghiệm sƣ phạm trong dạy – học một số bài thuộc chƣơng
trình Sinh học 10 (CTC) ở trƣờng THPT Cổ Loa.
6. Giả thuyết khoa hoc
Nếu ứng dụng Bảng tƣơng tác thông minh nhƣ một công cụ hỗ trợ vào
thiết kế bài soạn trên cơ sở phân tích nội dung bài học sẽ nâng cao hiệu quả
dạy – học môn Sinh học 10 (CTC).
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Nghiên cứu l thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan làm cơ sở lí luận cho đề tài.
- Nghiên cứu cơ sở lí thuyết về Bảng tƣơng tác thông minh.

- Nghiên cứu nội dung một số bài trong chƣơng trình Sinh học 10
(CTC).
7.2. Điều tra quan sát sư phạm
- Điều tra bằng phiếu điều tra.
- Trực tiếp dự giờ, thăm lớp, kiểm tra việc tiếp thu kiến thức của HS.
- Tọa đàm với GV các trƣờng THPT dạy chƣơng trình Sinh học 10
(CTC).
7.3. hương pháp chuyên gia
Xin ý kiến đóng góp của giáo viên phổ thông về việc ứng dụng Bảng
tƣơng tác thông minh vào dạy – học một số tiết thuộc chƣơng trình Sinh học
10 (CTC).
7.4. hực nghiệm sư phạm
Tiến hành thực nghiệm điều tra và thực nghiệm sƣ phạm ở một số
trƣờng nhằm:
3


- Đánh giá mức độ thiết kế nội dung của một số bài thuộc chƣơng trình
Sinh học 10 (CTC).
- Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng Bảng tƣơng tác thông
minh vào dạy – học một số bài thuộc chƣơng trình Sinh học 10 (CTC).
8. Dự kiến những đóng góp mới của đề tài
8.1. Về l luận
Hệ thống hóa thêm cơ cở lí luận về vai trò, chức năng, cách thức sử
dụng bảng tƣơng tác thông minh vào dạy học.
Điều tra về thực trạng sử dụng bảng tƣơng tác trong dạy học.
Đề ra các nguyên tắc, quy trình xây dựng ứng dụng bảng tƣơng tác vào
dạy – học một số bài trong môn Sinh học 10 (CTC).
8.2. Về thực tiễn
Xây dựng đƣợc một số giáo án theo hƣớng sử dụng bảng tƣơng tác vào

thiết kế dạy – học một số bài trong môn Sinh học 10 (CTC).

4


NỘI DUNG
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. rên thế giới
Bảng “Điên tử tƣơng tác thông minh” (Smartboard) của Tập đoàn điện
tử Smart Technologies Inc (Canada) ra mắt lần đầu tiên năm 1991 đã đƣợc
ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có giáo giục. Bảng điện tử tƣơng tác
thông minh đƣợc giới chuyên môn đánh giá là một giải pháp tối ƣu cho lớp
học thông minh (Smart – Class) vì những ứng dụng to lớn mà nó đã đạt đƣợc.
Smartboard đầu tiên đƣợc kết nối với một màn hình LCD và một máy
tính chạy chƣơng trình tích hợp, đƣợc thiết kế để hoạt động nhƣ một màn hình
hiển thị lớn. Tập đoàn Intel đã quan tâm đến ý tƣởng và trở thành một nhà đầu
tƣ thiểu số trong công ty vào năm 1992.
Chƣơng trình hoạt động: Ngƣời sử dụng quét mã vạch và hệ thống có
thể kiểm soát toàn bộ hoạt động từ bảng trắng tƣơng tác hiển thị bản thân, có
chức năng nhƣ một màn hình và chuột máy tính. Màn hình hiển thị cảm ứng
kết nối với một máy tính và máy chiếu kỹ thuật số để hiển thị một hình ảnh
của những gì hiện trên màn hình máy tính của bạn. Sau đó ngƣời dùng có thể
kiểm soát các ứng dụng máy tính, sử dụng cảm ứng điều khiển trực tiếp trên
màn hình. Họ cũng có thể viết ghi chú bằng mực kỹ thuật số, đƣợc chồng lên
một ảnh chụp màn hình, hình ảnh hoặc tài liệu mà không thay đổi hình ảnh cơ
bản.
Các phiên bản mới và các sản phẩm đƣợc phát hành một cách thƣờng
xuyên. Năm 1992, Smart đã giới thiệu smartrboard chiếu phía sau, với một
hội đồng phía sau tƣờng chiếu smart đƣợc phát hành vào năm 1997. Năm

1998, Smart phát hành phần mềm quản lý thông tin của mình và 2.0 Máy tính

5


xách tay Smart. Năm 1999 đã mang Hội đồng quản trị đầu tiên Smart màn
hình plasma.
Sau đó, năm 2001 phần mềm smartboard với thiết bị ghi smart, cũng
nhƣ phần mềm năng suất cuộc họp. Smartboard đầu tiên cho màn hình phẳng
ra mắt vào năm 2003.
Trong năm 2005, Smart công bố đá không dây, máy tính bảng, cho
phép ngƣời dùng thao tác và chọn các đối tƣợng trên màn hình, tạo và lƣu các
ghi chú và các ứng dụng khởi động. Smart ra mắt hệ thống Senteo phản ứng
tƣơng tác, cho phép giáo viên để theo dõi kết quả học tập của học sinh và tổ
chức kết quả đánh giá đƣợc xây dựng trong sổ điểm, vào năm 2007. Các sản
phẩm mới trong năm 2008 bao gồm máy ảnh tài liệu Smart, phần mềm học
tập hợp tác, và thế hệ tiếp theo smartboard Bảng 600i hệ thống tƣơng tác.
Hiện nay đã có trên 5 triệu bảng tƣơng tác thông minh đƣợc GV sử dụng
trong lớp học tại 80 quốc gia trên thế giới.
Dự kiến đến năm 2018, nhu cầu về bảng tƣơng tác trong dạy học ở hầu
khắp các quốc gia sẽ tăng lên rất mạnh mẽ, đặc biệt ở các nƣớc Nhật, Trung
Quốc, Ấn Độ…
1.1.2. Ở Việt Nam
Hiện nay có rất nhiều trƣờng trên cả nƣớc đã đƣợc trang bị các bảng
tƣơng tác thông minh. Đây là một hệ thống công cụ rất hữu ích đối với giáo
viên trong việc giảng dạy bằng các thiết bị điện tử, nhất là với các bài giảng
mà giáo viên đã soạn bằng phần mềm Power Point. Ứng dụng của bảng tƣơng
tác dần phổ biến hơn ở các trƣờng học trên hầu khắp cả nƣớc ở nhiều cấp học,
nhiều bộ môn.
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phƣơng ứng dụng CNTT mạnh mẽ nhất

vào quá trình dạy học, năm học 2012 – 1013 thành phố đã trang bị 375 chiếc
bảng tƣơng tác.

6


Thành phố Vinh, bảng tƣơng tác đƣợc sử dụng từ năm học 2010 - 2011
tại trƣờng THCS Nghi Phú. Năm học 2011- 2012, 2012 - 2013 Sở GD - ĐT
tiếp tục đầu tƣ bảng tƣơng tác cho 19 trƣờng học trong địa bàn thành phố.
Ngoài ra, rất nhiều trƣờng THPT, THCS, Đại học, Cao Đẳng ở các tỉnh
thành khác nhƣ Đà Nẵng, Cần Thơ, Nam Định… cũng đã trang bị bảng tƣơng
tác.
Đã có đề tài nghiên cứu về hệ thống dạy học tƣơng tác nhƣ: Luận văn
thạc sĩ Giáo dục học của Lê Trung Thu Hằng đã nghiên cứu về: “Sử dụng hệ
thống dạy học tƣơng tác Activboad trong dạy học hóa học 10 ở trƣờng
THPT” năm 2011, trƣờng Đại học Sƣ phạm TP Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, Bảng tƣơng tác thông minh vẫn còn là một lĩnh vực rất mới
mẻ và những nghiên cứu về nó vẫn chƣa đƣợc hoàn thiện. Hiện tại vẫn chƣa
có tài liệu nào đề cập tới vấn đề ứng dụng Bảng tƣơng tác trong việc giảng
dạy bộ môn Sinh học 10 (CTC). Chính vì vậy chúng tôi đã lựa chọn nghiên
cứu đề tài này.
1.2. Cơ sở lí luận của đề tài
1.2.1. Khái niệm Bảng tương tác thông minh
Bảng tƣơng tác có nhiều tên gọi: Bảng thông minh – Smartboad; trong
khóa luận tốt nghiệp này chúng tôi thống nhất gọi là bảng tƣơng tác nhằm
nhấn mạnh chức năng tƣơng tác giữa GV và HS.
Nếu xét trên phƣơng diện phƣơng tiện dạy học, có thể coi Bảng tương
tác là một phương tiện dạy học hiện đại có nhiều tác dụng giúp giáo viên
giảng dạy nhằm n ng cao hiệu quả giờ dạy, học sinh hứng thú.
Hiện nay, trên thị trƣờng có rất nhiều loại bảng tƣơng tác nhƣ:

Panaboard (Panasonic), Bảng tƣơng tác IQ board PS V7, bảng tƣơng tác ENO
POLYVISION... Để phù hợp với thời gian nghiên cứu, chúng tôi nghiên cứu
sử dụng Bảng tƣơng tác H – PEC hiện đang có tại trƣờng Đại học Sƣ phạm
Hà Nội 2.
7


1.2.2. Vai trò của Bảng tương tác thông minh
1.2.2.1.Với giáo viên
- Phát huy tối đa ý tƣởng sáng tạo của GV trong việc thiết kế bài giảng.
- Không phụ thuộc vào chiếc máy tính, dễ dàng chủ động hơn khi
tƣơng tác với nội dung của bài.
- Dễ dàng nhận xét, sửa chữa các nội dung HS hoàn thành trên bảng
tƣơng tác.
- Các hoạt động đƣợc thiết kế linh hoạt.
- Nâng cao năng lực chuyên môn của GV.
1.2.2.2.Với học sinh
- Tạo sự hứng thú, tích cực, chủ động của học sinh khi đƣợc tƣơng tác
trực tiếp với nội dung của bài học từ đó học sinh dễ dàng bị cuốn hút vào bài,
ngay cả những em thụ động nhất.
- Dễ dàng tiếp thu kiến thức, tƣơng tác trực tiếp với các kênh hình, các
nhiệm vụ học tập từ đó tăng khả năng tƣ suy sáng tạo của học sinh.
- Học sinh hiểu bài dễ hơn, nhanh hơn, lâu hơn từ đó tạo động lực giúp
các em yêu thích môn học hơn.
1.2.3. Cấu tạo của bảng tương tác
1.2.3.1. Cấu tạo của bảng tương tác
a. Phần cứng

Bảng và đầu cắm


8


Bút sử dụng cho bảng

Dây cáp kết nối

Chân bảng

b. Phần mềm

Đĩa cài phần mềm

c. Sơ đồ kết nối máy tính
- Cho đĩa vào máy tính chạy file

xuất hiện một

giao diện cài đặt.
Bấm

9


Khi cài đặt xong màn hình xuất hiện 2 biểu tƣợng “whiteBoard driver
4” và “whiteBoard Driver software 7”, nhấp chuột chạy chƣơng trình
“whiteBoard driver 4” dƣới góc phải của màn hình xuất hiện biểu tƣợng
của phần mềm.
Bấm chuột vào biểu tƣợng chọn “Interractive whiteboard” ->
orientation xuất hiện một giao diện định vị vùng làm việc của bảng -> chọn

Re- orientation

- Xuất hiện 3 điểm định vị

10


Lựa chọn số điểm định vị sau đó dùng bút định vị theo những dấu cộng
xuất hiện trên màn hình. Định vị càng nhiều điểm thì độ chuẩn xác càng
cao.
Khi định vị xong ta chọn biểu tƣợng “whiteboard software...” -> màn
hình desktop xuất hiện cửa sổ.

Chọn Login để bắt đầu sử dụng phầm mềm bảng tƣơng tác.

11


1.2.3.2. Các thanh công cụ của bảng tương tác
Chế độ định vị vùng làm việc

Chế độ trang tiếp theo

Chế độ chuột máy tính

Chế độ bút viết thông thƣờng

Chế độ giao diện màn hình

Chế độ bút dấu


Cửa sổ làm việc

Chế độ tẩy
Chế độ chạy lại quá trình làm

Chế độ thêm trang làm việc

việc

Chế độ trở lại trang trƣớc

Chế độ máy in

1.2.3.3. Sử dụng các menu của phần mềm
Draw:

Tool:

- Select Object: Lựa chọn đối tƣợng

- Screen Share: Che giấu màn hình

- Normal Pen: Chế độ bút mặc định

- Mode page: Di chuyển trang

- Transparent Pen: Chế độ bút trong - Magnifier: Chế độ kính núp
suốt


- Seachlight: Chọn một điểm sáng

- Brush Pen: Bút lông

- Camera: Chế độ chụp hình

- Flat Pen: Bút dẹp

- Soft Keyboard: Chế độ bàn phím

- Texture Pen: Bút vải

- Caculator: Máy tính ca nhân

12


- Magic Pen: Bút ma thuật

- Digital clock: Đồng hồ

- Stamp: Con dấu

- Protractor: Đo độ

- Eraser: Tẩy

- Ruller: Thƣớc kẻ

- Handwriting Recognition: Nhận - Compass: Com pa

dạng chữ viết tay

- Set square: Đo độ

- Geometric Recognition: Nhận dạng - External tool: Công cụ ngoài
khối hình viết tay

- Options: Lựa chọn

- Beeline: Vẽ đƣờng thẳng

Insert:

- Geometrics: Vẽ hình khối 2D

- Insert page: Chèn trang (chèn

- Solid Goemetry: Vẽ hình khối 3D

trƣớc, sau)

- Color Spray: Lựa chọn màu

- Clone page: Nhân bản trang (chèn

- Award reveal: Xóa hình che màn trang)
hình

- Insert Media: Chèn hình ảnh, âm


- Award cover: Tạo màn che

thanh, từ internet, từ máy scaner,

Resource: Thƣ viện hình ảnh rất lớn máy ảnh…
có trong mục này

- Apply Template: Chèn file mẫu
- Hyperlink: Siêu liên kết
- Insert table: Chèn bảng

1.2.4. Nguyên lý hoạt động của Bảng tương tác thông minh
- Bút điện tử đƣợc thiết kế vạn năng sử dụng nhƣ chuột máy tính, bạn
có thể viết và vẽ sinh động trên bảng để truyền tải đầy đủ nội dung nhƣ trình
bày trên máy tính.
- Mặt bảng đƣợc sử dụng nhƣ một giao diện máy tính hiện đại, hình
ảnh và chữ viết đƣợc lƣu vào máy tính và đƣợc chia sẻ nhƣ những dữ liệu
điện tử thông thƣờng nhƣ một file trong máy tính.
- Chức năng phóng to vùng hình ảnh đƣợc trình chiếu.
- Chức năng che những hình ảnh đƣợc chiếu trên bảng và mở dần từng
phần.
13


- Chức năng chiếu sáng vùng cần nhấn mạnh.
- Chức năng ghi lại các thao tác trong quá trình sử dụng bảng
- Chức năng thu nhỏ thanh công cụ trên màn hình máy tính theo 3 cỡ
khác nhau.
- Chức năng khác: Tẩy, xoá một phần hoặc tất cả, huỷ bỏ thao tác hoặc
khôi phục lại thao tác, hiển thị bàn phím để đánh chữ...

Với những tính năng hiện đại, bảng tƣơng tác đƣợc ứng dụng rộng rãi
trong giáo dục cũng nhƣ trong quản lý. Thông qua máy Projector, bảng tƣơng
tác giúp giáo viên đổi mới phƣơng pháp giảng dạy truyền thống bằng các cách
nhƣ sau:
- Chia sẻ ý kiến, thông tin trình chiếu, thêm tài liệu… với mọi ngƣời
thông qua Internet. Biến bảng trắng thành bảng tƣơng tác rộng, làm việc số
hóa.
- Sử dụng kết hợp âm thanh, hình ảnh, màu sắc, những đoạn phim để
thiết kế bài giảng gây hứng thú và lòng say mê học tập của học sinh. Lƣu lại
những bài giảng trên bảng vào máy tính sau đó có thể in ra, lƣu lại server, gửi
lên trang web, email hoặc cắt dán vào các ứng dụng khác, giúp học sinh nắm
đƣợc nội dung và trọng tâm của bài học đƣợc ghi trên bảng trắng.
1.2.5. Ưu, nhược điểm của Bảng tương tác thông minh
1.2.5.1. Ưu điểm
- Là một bảng tích hợp đa phƣơng tiện, sử dụng nhƣ một máy chiếu,
màn hình cực sáng.
- Cây bút thay thế con chuột, giảm sự lệ thuộc vào bàn phím.
- Bút chuyên dụng cũng có thể sử dụng để click chuột phải khi cần
thiết, đó là một vòng tròn nhỏ xíu nằm trên cây bút.
- Để thẳng bút vào bảng, click vào vòng tròn đó là sử dụng bình thƣờng
nhƣ click chuột phải.

14


- Bảng tích hợp thông minh còn đƣợc sử dụng bình thƣờng nhƣ là bảng
tích hợp viết bảng.
- Đầy đủ chức năng sử dụng font chữ, cỡ chữ, bút xóa bình thƣờng, xóa
cả trang và đặc biệt là chức năng bài giảng vào một file để lúc nào cần thì mở
ra.

- Tạo môi trƣờng tƣơng tác toàn diện.
- Thu hút sự tập trung, chú ý, tham gia của học sinh ngay cả những em
thụ động, e ngại nhất. Kích thích khả năng tƣ duy, sáng tạo của học sinh.
- Tạo bài giảng phù hợp với nhu cầu của trẻ.
- Giúp học sinh có thể dễ dàng hình dung và có khả năng tƣ duy chính
xác về các hình ảnh, sự vật, âm thanh...
- Kích thích học sinh xây dụng các kĩ năng thông qua thực hiện và trải
nghiêm. Tạo buổi học vui nhộn.
- Nâng cao năng lực của học sinh và chuyên môn của giáo viên.
- Có thƣ viện tài nguyên rộng lớn và đầy dủ công cụ hỗ trợ giáo viên
soạn giáo án một cách dễ dàng, nhanh chóng, hiệu quả.
1.2.5.2. Nhược điểm
- Khi liên kết trang powerpoint đƣợc sử dụng (phim, ảnh...) thì việc
dùng bút click vào liên kết sẽ gặp khó khăn, nên liên kết có thể sẽ không hiển
thị theo ý.
- Thiếu bút chuyên dụng thì quá trình dạy khó khăn.
- Tùy theo tiến trình bài dạy để phối hợp bảng, chuột máy tính và bút.
Nếu không sẽ bị tình trạng dính chặt vào bảng mỗi khi click, rất bất tiện.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Để tìm hiểu thực trạng của việc dạy học các bài Ứng dụng bảng tƣơng
tác thông minh trong trƣơng trình Sinh học 10, chúng tôi đã tiến hành điều tra
ở một số trƣờng phổ thông.

15


1.3.1. Mục tiêu điều tra
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng Bảng tƣơng tác thông minh trong dạy
học Sinh học lớp 10.
- Tìm hiểu tình hình học tập của HS lớp 10 – THPT.

1.3.2. Nội dung điều tra
Chúng tôi điều tra về các vấn đề chủ yếu sau:
- Cách thức tổ chức dạy bài Ứng dụng bảng tƣơng tác thông minh.
- Việc xây dựng và sử dụng các phƣơng tiện dạy học trong dạy bài Ứng
dụng bảng tƣơng tác thông minh.
- Các khó khăn khi tổ chức dạy bài Ứng dụng bảng tƣơng tác thông
minh trong dạy học Sinh học 10.
1.3.3. Đối tượng điều tra
GV bộ môn Sinh học và HS lớp 10 tại trƣờng THPT Cổ Loa, Đông Anh,
Hà Nội.
1.3.4. hương pháp điều tra
Quan sát kết hợp với phiếu điều tra.
1.3.5. Kết quả điều tra
Để có đƣợc kết quả điều tra này, chúng tôi đã tiến hành điều tra 6 GV
bộ môn Sinh học và 125 em HS lớp 10 tại trƣờng THPT Cổ Loa – Đông Anh
– Hà Nội.
a. Kết quả điều tra tình hình giảng dạy của GV về việc ứng dụng Bảng
tương tác thông minh trong dạy học Sinh học 10 – THPT.
Câu 1: Thầy cô biết đến thuật ngữ nào sau đây?
Ở câu hỏi này, có 4/6 (66.7%) GV trả lời: Bảng tƣơng tác.
Có 2/6 (33.3%) GV trả lời: Chƣa bao giờ nghe thấy.
Câu 2: Số bảng tƣơng tác trong trƣờng thầy (cô) công tác là bao nhiêu?
Ở câu hỏi này, có 6/6 (100%) GV trả lời: 2 cái.
Câu 3: Các thầy (cô) đã đƣợc tập huấn về bảng tƣơng tác chƣa?
16


- Có 1/6 (16.7%) GV trả lời: Có.
- Có 5/6 (83.3%) GV trả lời: Chƣa.
Câu 4: Theo thầy cô bảng tƣơng tác là gì?

- Có 3/6 (50%) GV trả lời: Là một thiết bị hỗ trợ dạy học hiện đại, có
nhiều tác dụng giúp GV thực hành giảng dạy, nhằm nâng cao hiệu quả giờ
dạy, học sinh hƣng thú.
- Có 1/6 (16.7%) GV trả lời: Một phƣơng tiện dạy học hiện đại tốt nhất
hiện nay.
- Có 2/6 (33.3%) GV trả lời: Là một màn hình cảm ứng lớn, giáo viên,
học sinh có thể tƣơng tác trực tiếp vào bài giảng của mình nhằm nâng cao
chất lƣợng tiết học
Câu 5: Dạy học Ứng dụng bảng tƣơng tác thông minh phù hợp với loại
bài nào?
Số GV trả lời

Tiêu chí
Khái niệm

1

Cấu tạo, quy luật

3

Cơ chế, quá trình

1

Giải thích hiện tƣợng

0

Áp dụng


2

Câu 6: Để soạn một bài Sh 10 ứng dụng bảng tƣơng tác thông minh giáo
viên phải làm theo mấy bƣớc?
Có 3 GV chọn đáp án C: 5 bƣớc
Câu 7: Thầy (cô) hãy cho biết những ƣu điểm của việc sử dụng bảng tƣơng
tác thông minh?
Ở câu này tất cả GV chọn đáp án D: Tất cả các ý trên. Hay ƣu điểm của
việc sử dụng bảng tƣơng tác thông minh gồm có:
- Tạo môi trƣờng tƣơng tác toàn diện cho HS

17


- Thu hút sự tập trung chú ý, tham gia của học sinh ngay cả những em
thụ động, e ngại nhất. Kích hoạt khả năng tƣ duy, sáng tạo của học sinh
- Giúp học sinh có thể dễ dàng hình dung và có khái niệm chính xác về
các hình ảnh, sự vật, âm thanh…
Câu 8: Những hạn chế nào thầy (cô) gặp phải khi sử dụng bảng tƣơng tác
thông minh?
Có 4/6 GV chọn đáp án đầu tiên. Bên cạnh những ƣu điểm thì khi sử
dụng Bảng tƣơng tác thông minh cũng còn nhiều hạn chế:
- Khi liên kết trong trang powerpoint đƣợc sử dụng (phim, ảnh…) thì
việc dùng bút click vào liên kết sẽ gặp khó khăn, nên liên kết có thể sẽ không
hiển thị theo ý
- Thiếu bút chuyên dụng thì quá trình dạy khó khăn.
- Tùy theo tiến trình bài dạy để phối hợp giữa bảng, chuột máy tính và
bút. Nếu không sẽ bị tình trạng dính chặt vào bảng mỗi khi cần click, rất bất
tiện.

Câu 9: Theo thầy (cô) dạy học Ứng dụng bảng tƣơng tác thông minh:
Số GV trả lời

Tiêu chí
Dễ

0

Khó

6

Hay

3

Không hay

3

Phù hợp

1

Không phù hợp

5

Có ích


3

Không có ích

3

Theo nhƣ kết quả này thì việc ứng dụng bảng tƣơng tác thông minh vào
trong dạy học vẫn còn rất hạn chế.

18


×