Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ trong công ty cổ phần năng lượng và môi trường việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.78 KB, 78 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu

MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kì một loại hình doanh nghiệp nào
cũng muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường. Để có thể đứng vững được trên
thị trường thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải đạt được hiệu quả cao trong lao động
sản xuất kinh doanh, tức là phải có lợi nhuận. Nhưng để đạt được lợi nhuận cao
thì các doanh nghiệp cần phải chú trọng, quan tâm đến các yếu tố đầu vào của quá
trình sản xuất sao cho phù hợp, có hiệu quả nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng
cao mà giá cả phải chăng. Có như thế thì mới thu hút được khách hàng và chiếm
lĩnh thị trường hiện nay.
Trong một đơn vị sản xuất, yếu tố cơ bản không thể thiếu được cho qui trình
sản xuất đó là nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, nó là cơ sở tạo nên hình thái
vật chất của sản phẩm. Do đó chi phí về nguyên vật liệu thường chiếm tỉ trọng
lớn trong tổng chi phí để sản xuất ra sản phẩm, nó có tác động và quyết định rất
lớn đến hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bởi vậy, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung cần phải quản lý chặt
chẽ nguyên vật liệu từ khâu thu mua đến khâu đến khâu sử dụng, có như thế mới
vừa đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sản xuất - tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản
phẩm, vừa có biện pháp hữu hiệu để chống mọi hiện tượng xâm phạm tài sản của
đơn vị. Để làm được yêu cầu trên, các doanh nghiệp phải sử dụng các công cụ
quản lý trong đó kế toán là một công cụ quản lý giữ vai trò trọng yếu nhất.
Nhận thấy sự cần thiết của công tác kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng
cụ trong doanh nghiệp sản xuất, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Kế toán
nguyên vật liệu ” nhằm tìm hiểu thực tế về công tác kế toán nguyên vật liệu và
công cụ dụng cụ trong Công ty cổ phần Năng lượng và Môi trường Việt Nam, tìm
ra được những ưu điểm, nhược điểm trong công tác quản lý và hạch toán nguyên
vật liệu của công ty. Từ đó rút ra những kinh nghiệm học tập và làm cơ sở cho
quá trình công tác của bản thân sau này.

1




Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu

Vì thời gian thực tập và khả năng có hạn nên chuyên đề thực tập chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót. Qua đây em rất mong các anh chị, cô chú kế
toán của công ty góp ý kiến để chuyên đề này được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Đoàn Thanh
Nga cùng các thầy, cô giáo trong Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân và anh chị,
cô chú tại phòng Tổ chức - Kế toán Công ty cổ phần Năng lượng và Môi trường
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
2. Kết cấu của báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề của em đã hoàn thành gồm ba
chương:
Chương I: Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty cổ
phần Năng lượng và Môi trường Việt Nam.
ChươngII: Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Năng
lượng và Môi trường Việt Nam.
Chương III:Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Năng
lượng và Môi trường Việt Nam.

2


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu

CHƯƠNG I:
ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM
1.1: Đặc điểm nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Năng lượng và Môi trường

Việt Nam
Trong mỗi doanh nghiệp, do tính chất đặc thù trong hoạt động sản xuất
kinh doanh nên phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Mỗi loại
nguyên vật liệu lại có vai trò, công dụng, tính chất lý, hoá học khác nhau. Do đó,
việc phân loại nguyên vật liệu có cơ sở khoa học là điều kiện quan trọng để có thể
quản lý một cách chặt chẽ và tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu phục vụ
cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
Phân loại nguyên vật liệu là việc nghiên cứu, sắp xếp các loại nguyên vật
liệu theo từng nội dung, công dụng, tính chất thương phẩm của chúng, nhằm phục
vụ cho yêu cầu quản trị của doanh nghiệp.
Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị doanh nghiệp thì nguyên
vật liệu tại công ty cổ phần Năng lượng và Môi trường Việt Nam được chia thành
các loại sau:
+ Nguyên vật liệu chính: là vật tư thiết bị như Máy biến áp, cầu dao, cầu
chì, cột điện, dây xà, sứ....
+ Vật liệu phụ: Là các loại vật liệu khi sử dụng chỉ có tác dụng làm tăng
chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý
sản xuất, bao gói sản phẩm như thuốc nhuộm, thuốc tẩy, sơn, dầu nhờn, …
+ Nhiên liệu: Là những loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong
quá trình sản xuất kinh doanh gồm: xăng, dầu, than, củi, khí gas… được sử dụng
để phục vụ cho công nghệ sản xuất, cho phương tiện vận tải, máy móc thiết bị
hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh.

3


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu

+ Phụ tùng thay thế: Là các loại phụ tùng, chi tiết được sử dụng để thay
thế, sửa chữa máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải, phương tiện truyền

dẫn.
+ Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: bao gồm các loại thiết bị cần lắp và
thiết bị không cần lắp, công cụ, khí cụ, vật kết cấu… dùng cho công tác xây lắp,
xây dựng cơ bản.
+ Vật liệu khác: Là các loại vật liệu không được xếp vào các loại kể trên,
các loại vật liệu này do quá trình sản xuất loại ra, phế liệu thu hồi từ việc thanh lý
tài sản cố định…
Cách phân loại này là cơ sở để xác định định mức tiêu hao, định mức dự
trữ cho từng loại, từng thứ từng nhóm nguyên vật liệu. Và là cơ sở để hạch toán
chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp (theo dõi số lượng, giá trị).
Căn cứ vào nguồn hình thành: Nguyên vật liệu được chia thành hai nguồn:
+ Nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài: Do mua ngoài, nhận vốn góp liên
doanh, nhận biếu tặng,…
+ Nguyên vật liệu tự chế: do doanh nghiệp tự gia công chế biến hay còn
gọi là nguyên vật liệu tự chế.
Cách phân loại này làm căn cứ cho việc lập kế hoạch thu mua và kế hoạch
sản xuất nguyên vật liệu, là cơ sở để xác định trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu
nhập kho.
* Căn cứ vào mục đích, công dụng của nguyên vật liệu có thể chia nguyên
vật liệu thành:
- Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh gồm:
+ Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm.
+ Nguyên vật liệu dùng cho quản lý ở các phân xưởng, dùng cho bộ phận
bán hàng, bộ phận quản lý doanh nghiệp.
Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác: Nhượng bán; đem góp vốn liên
doanh; đem quyên tặng.

4



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu

* Các đối tượng quản lý có liên quan đến việc tổ chức kế toán nguyên vật
liệu cần thiết phải tiến hành mã hoá như:
Mã hoá các loại nguyên vật liệu bao gồm: Các loại nguyên vật liệu chính,
các loại nguyên vật liệu phụ, các loại nguyên vật liệu khác.
Mã hóa các kho chứa
Mã hóa hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp sử dụng
Mã hoá các đơn vị cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp.
* Đối với các doanh nghiệp tổ chức kế toán nguyên vật liệu trên máy tính.
Hiện nay trong các doanh nghiệp, nguyên vật liệu có rất nhiều chủng loại
phong phú và biến động thường xuyên. Do đó, để tổ chức kế toán nguyên vật liệu
được chặt chẽ, hợp lý yêu cầu đặt ra là phải quản lý tới từng loại, từng nhóm, và
từng thứ, từng danh điểm. Với yêu cầu này, đòi hỏi phải mã hoá đối tượng kế
toán nguyên vật liệu đến từng danh điểm. Vì vậy danh mục nguyên vật liệu được
xây dựng chi tiết từng danh điểm và khi kết hợp với TK hàng tồn kho (TK 152)
sẽ tạo ra hệ thống sổ chi tiết từng nguyên vật liệu. Khi nhập dữ liệu nhất thiết phải
chỉ ra danh điểm nguyên vật liệu và để tăng cường tính tự động hoá, có thể đặt
sẵn mức thuế suất thuế GTGT của từng nguyên vật
+ Do giá trị của CCDC thường không lớn nên để đơn giản cho công tác
quản lý thì hoặc là tính hết giá trị của chúng vào chi phí của đối tượng sử dụng
hoặc là phân bổ dần trong một số kỳ.

1.2: Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của công ty cổ phần Năng lượng
và Môi trường Việt Nam
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất,
vì vậy công tác quản lý nguyên vật liệu được công ty cổ phần Năng lượng và Môi
trường Việt Nam rất được coi trọng cụ thể ở từng khâu quản lý nguyên vật liệu:

5



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu

Khâu thu mua: Mỗi loại vật liệu có tính chất lý hóa khác nhau, công dụng
khác nhau, mức độ và tỷ lệ tiêu hao khác nhau. Do vậy, thu mua phải làm sao cho
đủ lượng, đúng chủng loại, phẩm chất tốt, giá cả hợp lý, chỉ cho phép hao hụt
trong định mức. Đặc biệt phải quan tâm đến chi phí thu mua nhằm hạ thấp chi phí
nguyên vật liệu một cách tối đa.
Khâu bảo quản:Cần đảm bảo theo đúng chế độ quy định phù hợp với tính
chất lý hóa của mỗi loại vật liệu. Tức là tổ chức sắp xếp những loại vật liệu có
cùng tính chất lý hóa giống nhau ra một nơi riêng, tránh để lẫn lộn với nhau làm
ảnh hưởng đến chất lượng của nhau.
Khâu dự trữ: Đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tối
thiểu, tối đa để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường,
không bị ngừng trệ, gián đoạn do cung cấp không kịp thời hoặc gây ứ đọng vốn
do dự trữ quá nhiều.
Khâu sử dụng: Cần phải tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất
dùng và sử dụng vật liệu trong sản xuất kinh doanh. Cần sử dụng vật liệu hợp lý,
tiết kiệm trên cơ sở định mức và dự toán chi. Điều này có ý nghĩa quan trọng
trong việc hạ thấp chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, tăng thu nhập, tăng tích
lũy cho doanh nghiệp.
Để công tác quản lý NVL được rõ ràng, minh bạch việc không bố trí kiêm
nghiệm chức năng thủ kho với tiếp liệu và kế toán vật tư.

1.3. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần Năng lượng và Môi
trường Việt Nam
Nguyên vật liệu được cần trong các doanh nghiệp,chủ yếu được cung cấp
từ bên ngoài.Để có hệ thống kiểm soát nội bộ nguyên vật liệu doanh nghiệp cần
phải có sự phân công giữa các chức năng:mua hàng,nhận hàng,bảo quản hàng

trong kho và xuất kho để sử dụng hay bán.

6


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu

Thông thường một nghiệp vụ mua hàng được hình thành từ yêu cầu của bộ
phận kho hàng hay bộ phận có nhu cầu sử dụng,Yêu cầu này được thể hiện trên
các “phiếu yêu cầu mua hàng”.Phiếu yêu cầu này phải được kiểm tra và chấp
nhận bởi người được ủy quyền xét duyệt.Sau đó phiếu được chuyển tới bộ phận
thu mua để lập:”Đơn đặt hàng”.Đơn đặt hàng phải xác định rõ số lượng,quy
cách,chủng loại sản phẩm hàng hóa.Đơn đặt hàng cần được chuyển qua bộ phận
nhận hàng và phòng kế tóan để làm căn cứ đối chiếu khi nhận hàng và chấp nhận
thanh tóan tiền hàng.
Hàng mua về phải giao cho bộ phận nhận hàng để kiểm tra,xác định số
lượng,chất lượng của hàng và chuyển tới kho hay bộ phận sử dụng.Bộ phận nhận
hàng phải độc lập với bộ phận mua hàng và thủ kho hay bộ phận vận chuyển.
Hàng mua về phải được kiểm tra về số lượng trước khi khi nhập kho.Mỗi khi
nhập kho bộ phận nhận hàng lập phiếu nhập kho và sau đó báo cho phòng kế toán
biết về số lượng hàng nhận và nhập kho .Bộ phận kho chịu trách nhiệm bảo
quản.Việc xuất kho chỉ được thực hiện khi có phiếu yêu cầu NVL đã được phê
duyệt của bộ phận.Các phiếu yêu cầu vật tư hay phiếu xuất kho do các bộ phận sử
dụng lập phải dựa trên “Lệnh sản xuất”hay “Đơn đặt hàng” cụ thể của khách hàng
để thuận lợi cho việc kiểm soát.Các phiếu này thường được lập thành 3 liên.Liên
1 lưu nơi lập phiếu.Bộ phận sử dụng 1 liên;một liên giao cho bộ phận kho để làm
căn cứ ghi thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán để hạch toán.Trường hợp
xuất nhượng bán NVL thì ngoài phiếu xuất kho hay:Lệnh xuất kho”,đơn vị còn
phải lập hóa đơn để hạch toán doanh thu bán hàng và thông thường người mua
hàng phải thanh toán tiền hàng mới đến kho để nhận hàng.

 NHIỆM VỤ KẾ TOÁN
Tổ chức chi chép,phản ánh kịp thời tình hình nhập,xuất,tồn kho vật liệu .
Hướng dẫn.kiểm tra các phân xưởng,các kho và phòng ban thực hiện chế độ ghi
chép ban đầu,mở sổ sách cần thiết và hạch toán vật liệu đúng chế độ phương pháp.

7


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu

Thường xuyên kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản,nhập xuất vật liệu,các
định mức dự trữ,định mức tiêu hao,phát hiện kịp thời các loại vật liệu ứ đọng,kém
phẩm chất để có biện pháp thu hồi vốn nhanh chóng.Tính toán và phân bổ chính
xác giá trị vật liệu xuất sử dụng cho các đối tượng có liên quan.
Thực hiện công tác kiểm kê đánh giá vật liệu,lập các báo cáo về vật liệu và
phân tích tình hình thu mua,bảo quản,dữ trữ và sử dụng vật liệu.
Vật liệu, công cụ dụng cụ là một trong những đối tượng kế toán, các loại tài
sản cần phải tổ chức hạch toán chi tiết không chỉ về mặt giá trị mà cả hiện vật,
không chỉ theo từng kho mà phải chi tiết theo từng loại, nhóm, thứ… và phải
được tiến hành đồng thời ở cả kho và phòng kế toán trên cùng cơ sở các chứng từ
nhập, xuất kho. Các doanh nghiệp phải tổ chức hệ thống chứng từ, mở các sổ kế
toán chi tiết về lựa chọn, vận dụng phương pháp kế toán chi tiết vật liệu, công cụ,
dụng cụ cho phù hợp nhằm tăng cường công tác quản lý tài sản nói chung, công
tác quản lý vật liệu, công cụ, dụng cụ nói riêng.

CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN NĂNG LƯỢNG VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆT NAM.
2.1. Phương pháp tính giá nguyên vật liệu ở công ty cổ phần Năng lượng và
Môi trường Việt Nam

2.1.1 Tính giá nguyên vật liệu nhập kho:

8


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu phục vụ thi công ở công ty chủ yếu là mua ngoài.Thông
thường công ty ký kết các hợp đồng mua bán với các đơn vị kinh doanh vật liệu
xây dựng, ngoài ra công ty còn mua từ các cửa hàng bán sỉ, lẻ.
Giá thực tế
của NVL

=

Giá mua trên

mua NK

hóa đơn

Các chi phí liên
+

quan trực tiếp

Các khoản
- giảm trừ (nếu

khác


có)

Công ty thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên
giá thực tế vật liệu nhập kho không bao gồm thuế GTGT đầu vào.
Các khoản chi phí thực tế phát sinh khác như: Chi phí vận chuyển, bốc xếp,
bảo quản trong quá trình mua hàng.
2.1.2 Tính giá nguyên vật liệu xuất kho:
Giá thực tế NVL xuất dùng tại công ty được tính theo phương pháp bình
quân gia quyền.
Giá thực tế
NVL xuất kho

=

Số lượng NVL
xuất kho

x

Đơn giá thực tế
bình quân

+ Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm):
Giá thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập

Đơn giá b.q
sau mỗi lần

=


Lượng thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần

nhập

nhập

Trong thực tế nhờ vào chương trình kế toán máy đã cài sẵn nên bất cứ lúc
nào có thể cho biết được số lượng và giá trị vật liệu tồn kho. Do vậy kế toán mổi
khi xuất kho chỉ cần nhập vào số lượng của loại vật liệu xuất kho sau đó máy tính
sẻ tự động phân bổ đơn gía của vật liệu đồng thời tính luôn gía trị thực tế vật liệu
xuất kho đó.
2.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu ở
công ty cổ phần Năng lượng và Môi trường Việt Nam.
2.2.1. Tài khoản sử dụng kế toán NVL của công ty cổ phần Năng lượng và Môi
trường Việt Nam.

9


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu

Để kế toán tổng hợp nguyên vật liệu kế toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:
TK 152,TK 151, TK 331, TK 133
- TK 152"Nguyên liệu, vật liệu" dùng để phản ánh số hiện có, tình hình
tăng, giảm các loại nguyên vật liệu theo giá thực tế.
TK 152 có thể mở thành các tài khoản cấp 2 để kế toán chi tiết theo từng
loại nguyên vật liệu phù hợp với cách phân loại theo nội dung kế toán và yêu cầu
quản lý của doanh nghiệp.
TK 1521- Nguyên vật liệu chính

TK 1522- Vật liệu phụ
TK 1523- Nhiên liệu
TK 1524- Phụ tùng thay thế
TK 1525- Thiết bị xây dựng
TK 1528- Vật liệu khác
Trong từng tài khoản cấp 2 có thể mở chi tiết các tài khoản cấp 3, cấp
4...tới từng nhóm thứ nguyên vật liệu tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng doanh
nghiệp.
TK 151-"Hàng mua đang đi đường": Phản ánh trị giá vốn các loại vật tư,
hàng hoá mà doanh nghiệp đã mua, chấp nhận thanh toán với người bán nhưng
cuối kỳ hàng vẫn chưa về đến doanh nghiệp và theo dõi tình hình hàng đang đi
đường kỳ trước về nhập kho doanh nghiệp kỳ này.
TK 133 "Thuế GTGT được khấu trừ": Phản ánh thuế GTGT được khấu trừ,
đã khấu trừ, còn được khấu trừ. Việc áp dụng thuế GTGT giúp doanh nghiệp
tránh được việc đánh trùng lặp thuế như thuế doanh thu trước đây. TK 133 chỉ áp
dụng đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ thuế theo đúng quy định.
TK 133 có hai tài khoản cấp 2:
+ TK 1331: Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư hàng
hoá, dịch vụ.

10


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu

+ TK 1332: Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của tài sản cố định.
- TK 331- "Phải trả cho người bán": Phản ánh quan hệ thanh toán giữa
doanh nghiệp với nhà cung cấp hay người nhận thầu về các khoản vật tư, hàng
hoá, lao vụ dịch vụ theo hợp đồng với doanh nghiệp. Tài khoản này cần theo dõi

cho từng đối tượng cụ thể (từng người bán, người nhận thầu ...) để đáp ứng yêu
cầu quản lý của doanh nghiệp.
Ngoài các tài khoản trên, kế toán vật liệu còn sử dụng các tài khoản liên
quan như TK 111, TK 112, TK 128, TK 141,TK 138, TK 411, TK 621, TK 627,
TK 641, TK 642...
2.2.2. Phương pháp hoạch toán Tài khoản sử dụng kế toán NVL của công ty
cổ phần Năng lượng và Môi trường Việt Nam.
Để tiến hành hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi
doanh nghiệp mà áp dụng một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp ghi thẻ song song
- Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
- Phương pháp sổ số dư
* Phương pháp ghi thẻ song song.
+ Tại kho: Thủ kho dùng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập,
xuất, tồn kho của từng thứ vật tư hàng hoá theo chỉ tiêu số lượng.
+ Thẻ kho do kế toán lập và ghi các chi tiết: Tên, nhãn hiệu, quy cách, đơn
vị tính, mã số vật liệu sau đó giao cho thủ kho để hạch toán nghiệp vụ ở kho. Khi
nhận các chứng từ nhập, xuất vật liệu, thủ kho phải kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp
của chứng từ rồi tiến hành ghi số thực nhập, xuất vào chứng từ và thẻ kho. Mỗi
chứng từ được ghi một dòng trên thẻ kho. Định kỳ thủ kho gửi các chứng từ nhập,
xuất đã được phân loại theo từng thứ vật tư lên cho phòng kế toán.
+ Ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ (thẻ) kế toán chi tiết nguyên vật
liệu để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho theo chỉ tiêu số lượng và giá trị của
từng thứ vật liệu. Cuối tháng, kế toán cộng sổ chi tiết vật liệu, lập bảng kê nhập,

11


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu


xuất, tồn rồi kiểm tra đối chiếu sổ chi tiết với thẻ kho, số liệu dòng tổng cộng trên
bảng kê nhập, xuất, tồn với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp và số liệu trên sổ kế
toán chi tiết với số liệu kiểm kê thực tế.
Có thể khái quát nội dung, trình tự kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo
phương pháp ghi thẻ song song bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ hoạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song
Phiếu nhập

Sổ kế toán chi
tiết

Thẻ kho

Phiếu xuất

Bảng tổng hợp
N–X-T

Kế toán tổng
hợp

Ghi chú:
: Ghi hằng ngày hoặc định kỳ.
: Ghi cuối tháng.
: Đối chiếu, kiểm tra.
Ưu điểm: Việc ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu.
Nhược điểm: Việc ghi chép giữa thủ kho và kế toán còn trùng lặp về chỉ
tiêu số lượng, khối lượng ghi chép còn nhiều, việc kiểm tra đối chiếu tiến hành
vào cuối tháng nên hạn chế chức năng kiểm tra tính kịp thời của kế toán.
Điều kiện áp dụng: Trong các doanh nghiệp có ít chủng loại vật liệu, khối

lượng các nghiệp vụ nhập, xuất không nhiều, không thường xuyên, trình độ của
cán bộ kế toán còn hạn chế.
* Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
+ Tại kho: Việc ghi chép ở kho cũng giống như trong phương pháp ghi thẻ
song song.

12


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu

+ Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình
hình nhập, xuất, tồn kho của từng thứ vật liệu ở từng kho dùng cho cả năm,
nhưng mỗi tháng chỉ ghi một lần vào cuối tháng. Để có số liệu ghi vào sổ đối
chiếu luân chuyển, kế toán phải lập các bảng kê nhập, bảng kê xuất trên cơ sở các
chứng từ nhập, xuất định kỳ do thủ kho gửi lên.
Sổ đối chiếu luân chuyển được theo dõi cả về chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu
giá trị. Cuối tháng tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ đối chiếu luân
chuyển với thẻ kho và sổ kế toán tổng hợp.
Nội dung và trình tự kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ
đối chiếu luân chuyển có thể khái quát bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Sơ đồ hoạch toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân
chuyển
Phiếu nhập
kho

Bảng kê nhập

Thẻ kho


Sổ đối chiếu
luân chuyển

Phiếu xuất
kho

Bảng kê xuất

Kế toán tổng
hợp

Ghi chú:
: Ghi hằng ngày hoặc định kỳ
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu, kiểm tra.
Ưu điểm: Khối lượng ghi chép kế toán được giảm bớt do chỉ ghi một lần vào
cuối tháng.
Nhược điểm: Việc ghi chép vẫn trùng lặp giữa thủ kho và kế toán về chi tiết,
số lượng, việc kiểm tra đối chiếu còn hạn chế.

13


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu

Điều kiện áp dụng: Sử dụng trong các doanh nghiệp không có nhiều nghiệp
vụ nhập, xuất vật liệu, không bố trí riêng nhân viên kế toán chi tiết vật liệu, do
vậy không có điều kiện ghi chép tình hình nhập xuất hàng ngày.
* Phương pháp sổ số dư:
+ Tại kho: Ngoài việc sử dụng thẻ kho theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn về

số lượng thì còn sử dụng sổ số dư để ghi số lượng vật tư tồn kho và sử dụng cho
cả năm. Vào cuối mỗi tháng tháng, sổ số dư được chuyển cho thủ kho. Thủ kho
căn cứ vào số lượng tồn kho cuối tháng của từng thứ vật liệu thực hiện trên thẻ
kho để ghi, sau đó chuyển về cho phòng kế toán.
+ Tại phòng kế toán: Kế toán nguyên vật liệu sẽ kiểm tra lại và hoàn thiện
các chứng từ, sau đó căn cứ vào các chứng từ để ghi vào các bảng kê nhập, bảng
kê xuất nguyên vật liệu. Cuối tháng, căn cứ vào các số liệu trên các bảng kê để
ghi vào các bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn. Sau đó dựa vào số dư của thủ kho gửi
lên, kế toán tính ra giá trị nguyên vật liệu nhập,xuất, tồn trong kỳ. Việc kiểm tra
đối chiếu được căn cứ vào cột số tiền tồn kho trên sổ số dư, bảng kê nhập, xuất
tồn và số liệu kế toán tổng hợp.
Nội dung và trình tự kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ
số dư có chể được khái quát theo sơ đồ sau:

14


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu

Sơ đồ 3: Sơ đồ hoạch toán chi tiết NVL theo phương pháp số dư
Phiếu giao
nhận chứng từ
nhập

Phiếu nhập

Thẻ kho

Bảng kê lũy
kế nhập, xuất,

tồn

Sổ số dư

Kê toán tổng
hợp

Phiếu giao
nhận chứng từ
xuất

Phiếu xuất

Ghi chú:
: Ghi hằng ngày hoặc định kỳ
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu, kiểm tra
Ưu điểm: Tránh được sự ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và phòng kế toán,
giảm khối lượng được ghi chép, công việc được tiến hành.
Nhược điểm: Do kế toán chỉ theo dõi về mặt giá trị nên muốn biết số hiện
có và tình hình tăng giảm của từng thứ vật liệu về mặt số lượng nhiều khi phải
xem trên thẻ kho. Việc kiểm tra, phát hiện sai sót, nhầm lẫn giữa kho và phòng kế
toán nhiều khi gặp khó khăn.
+ Điều kiện áp dụng: Phù hợp với các doanh nghiệp có nghiệp vụ nhập,
xuất nhiều, thường xuyên, nhiều chủng loại vật liệu đã xây dựng hệ thống danh
điểm vật liệu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ kế toán vững vàng.
2.3. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu của công ty cổ phần Năng lượng và Môi
trường Việt Nam.
2.3.1. Chứng từ và thủ tục kế toán
2.3.1.1. Nguyên vật liệu tăng


15


Chuyờn thc tp tt nghip k toỏn nguyờn vt liu

Chng t k toỏn s dng c quy nh theo ch chng t k toỏn ban
hnh theo thụng t s 200/2014/TT-BTC ngy 22 thỏng 12 nm 2014 ca B
trng B Ti chớnh v cỏc quyt nh khỏc cú liờn quan , bao gm :
+ Phiu xut mua vt t
+ Bng kờ mua hng ( mu s 06-VT)
+ Hp ng kinh t
+ ngh nhp vt t
+ Biờn bn kim nghim vt t ( mu s 03- VT )
+ Phiu nhp kho ( mu s 01- VT )
+ Hoỏ n GTGT
Đối với các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của nhà
nước, phải lập kịp thời , đầy đủ theo quy định về mẫu biểu , nội dung và phương
pháp lập . Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính hợp lí, hợp pháp của chứng
từ về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh .
Luõn chuyn chng t
S 4: Luõn chuyn chng t NVL tng
Phiu nhp kho
S

chi

tit

Bng tng hp

nhp xut tn
kho NVL - CCDC

Th kho

+ Khi i sn xut cú nhu cu v vt liu thi cụng thỡ bỏo v phũng xõy
lp, ti phũng xõy lp b phn k thut s xem xột v kim tra hp ng xõy lp,
hũ s thit k k thut thi cụng ri lp giy xut mua vt t trỡnh trng phũng
xõy lp ký v chuyn n b phn k toỏn ca phũng T chc K toỏn. Ti
16


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu

phòng Tổ chức – Kế toán, kế toán vật tư xem xét và kiểm tra vật tư tồn kho, sau
đó chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt và trình phó giám đốc phụ trách phê
duyệt.
Biểu 2.1: Đề xuất mua vật tư
SỞ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ HÀ
NỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM

CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

LƯỢNG & MÔI TRƯỜNG VIỆT
Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2015


NAM

Số:

/PXL - ĐXVT
ĐỀ XUẤT MUA VẬT TƯ
Căn cứ vào hợp đồng số 650PCHD/HĐXL-KH&ĐT ký ngày 3 tháng 9

năm 2015 Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hải Dương với Công ty Cổ
phần đầu tư thương mại phát triển Công nghiệp & Năng lượng về việc thi công
gói thầu: Cung cấp hàng hóa và xây lắp đường dây trung thế và trạm biến áp
chống quá tải thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải
Dương.
Căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công công trình đường dây trung thế
và trạm biến áp chống quá tải thôn Châu Khê, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang,
tỉnh Hải Dương.
Để đảm bảo tiến độ thi công theo đúng hợp đồng đã được ký. Phòng xây
lắp Kính đề nghị ban giám đốc xét duyệt cho mua số vật tư sau để cung cấp cho
công trình phục vụ thi công.

17


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu

STT

Tên vật tư


Đơn vị

Số lượng

1

Cột BTLT 14 C- 190

Cột

16

2

Cột BTLT 14B-190

Cột

25

3

Cột BTLT 12B-190

Cột

2

n


……..
Phòng Xây lắp

Người lập

Trưởng phòng

Phòng Tổ chức – Kế toán
KT vật tư

Ghi chú
Xây lắp điện
Hà Tây

Giám đốc duyệt

KT trưởng

(Nguồn số liệu: Phòng Tổ chức - kế toán)

Sau khi đề xuất mua vật tư được ký duyệt, phòng vật tư lập đơn báo hàng
gửi đến đơn vị sản xuât kinh doanh theo mặt hàng đã được yêu cầu xem đơn vị
cung ứng vật tư, thiết bị nào giá rả nhất và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thi đề xuất
ký hợp đồng mua vật tư.
Sau khi đã xác nhận được đơn vị cung cấp hàng phòng vật tư lập bảng kê
mua hàng nguồn gốc vật tư theo hợp đồng và chuyển qua phòng Phòng Tổ chức –
Kế toán ký rồi trình giám đốc duyệt mua căn cứ vào tiến độ thi công.

18



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu

Biểu 2.2: Bảng kê mua hàng
CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG

Mẫu số 06 - VT

LƯỢNG & MÔI TRƯỜNG

(Ban hành theo Thông tư số
200/2014/TT-BTC

VIỆT NAM

Ngày

22/12/2014 của Bộ Tài chính)
Bộ phận: Phòng vật tư

BẢNG KÊ MUA HÀNG
Ngày 12 tháng 09 năm

Quyển số: 03

2015

Số: 0315-135
Nợ: TK 152
Có: TK

133,331.

- Họ và tên người mua:.Nguyễn Kim Ngân
- Bộ phận (phòng, ban): Phòng Vật tư

STT

Tên, quy cách,

Địa chỉ

Đơn

Số

Đơn

Thành

hàng hoá (vật tư,

mua

vị

lượng

giá

tiền


công cụ...)

hàng

tính

B

C

D

1

2

3

Cột BTLT 14C -

ĐM Hà

Cột

12

18.653.000

223.836.000


190

Tây
nt

nt

18

16.872.300

303.701.400

nt

nt

2

12.034.545

24.069.090

phẩm chất

A
1

2


Cột BTLT 14B 190

3

Cột BTLT 12B 190

19


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu

4

Xà X2L-6Đ-35kV

Cơ khí

Bộ

7

2.880.000

20.160.000

Việt
5

Xà X1-3Đ-35kV


nt

nt

3

1.560.000

4.680.000

6

Xà X2-6Đ-

nt

nt

8

2.688.000

21.504.000

nt

nt

4


3.216.000

12.864.000

nt

nt

2

3.168.000

6.336.000

35kV(LT đơn)
7

Xà X2-6Đ-35kV
(Cột 2LT ĐD)

8

Xà X2-4Đ-35kV
(Cột 2LT ĐN)

9

Tiếp địa RC2


nt

nt

24

1.248.000

29.952.000

10

Xà đầu trạm XII-

nt

nt

1

3.648.000

3.648.000

nt

nt

1


3.888.000

3.888.000

nt

nt

1

4.392.000

4.392.000

nt

nt

1

6.048.000

6.048.000

nt

nt

1


768.000

768.000

6Đ-35kV
11

Xà đỡ cầu dao35kV

12

Giá đỡ xà đỡ cầu
dao-35kV

13

Xà đỡ chống sét
van và SI-35kV

14

Chi tiết khớp nối
trục truyền động,
thanh truyền động

15

Xà đỡ MBA

nt


nt

1

1.728.000

1.728.000

16

Giá đỡ MBA và

nt

nt

1

8.448.000

8.448.000

nt

nt

1

3.408.000


3.408.000

nt

nt

1

1.152.000

1.152.000

149

285.000

42.465.000

ghế thao tác - 35kV
17

Ghế thao tác cầu
dao và SI35kV

18

Thang trèo 2,4m

19


Sứ đứng PI-35kV + M.Long

20


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu

ty mạ
20

Dây dẫn AC50/8

21

ống nối xoắn dây

II
Cadisun

kg

5.689

65.000

369.785.000

Cái


50

45.000

2.250.000

TQ

Cái

260

Cơ khí

Bộ

1

4.563.548

4.563.548

Cadisun

m

94

43.200


4.060.800

Ống nhựa xoắn

Thăng

m

15

38.000

570.000

HDPE F130/100

Long

m

15

65.000

975.000

TQ

Cái


6

25.000

150.000

TQ

Cái

6

85.000

510.000

TQ

Cái

32

120.000

3.840.000

dẫn ON-50
22

Ghíp nhôm A50


0

loại 3 bulông
23

Tiếp địa trạm

Việt
24

Cáp nhôm đơn pha
Al/XLPE/PVC 0,6/1kV 1x120mm2

25

luôn cáp từ MBA
vào tủ và từ tủ lên
cáp xuất tuyến hạ
thế 5m
26

Thanh dẫn đồng
d=8

27

Ghíp đồng M25 bắt
CS


28

Đầu cốt đồng nhôm
AM50 xuống CD
loại thẻ bài hai bu
lông phù hợp với
cầu dao

29

Đầu cốt đồng nhôm
AM120

21


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu

30

Dây đồng mềm

Cadisun

m

18

48.000


864.000

Cu/XLPE/PVC0,6/1kV 1x35mm2
31

Đầu cốt đồng M35

TQ

Cái

3

32.000

96.000

32

Đầu cốt đồng

TQ

Cái

1

58.000

58.000


Cái

3

120.000

360.000

Cái

2

130.000

260.000

M150
33

Biển cáo thị; biển
tên trạm

34

Khoá khoá tay thao
tác cầu dao

1.111.389.838


Cộng

( Bằng chữ): Một tỷ, một trăm mười một triệu, ba trăm tám mươi chín nghìn, tám
trăm ba mươi tám đồng.

Phòng Vật tư

Kế toán trưởng

Người duyệt mua

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Nguồn số liệu: Phòng Tổ chức - kế toán)

Sau khi giám đốc ký duyệt đơn mua hàng phòng Vật tư xúc tiến ký hợp
đồng với các đơn vị cấp hàng, Với vật tư nhỏ có giá trị cao sẽ được nhập về kho
công ty, với vật tư lớn như cột được nhập và xuất thẳng xuống công trình.

22


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu

Bảng 2.3: Hợp đồng kinh tế mua vật tư
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG KINH TẾ
( Số: 15.09/2015 /HĐKT )

- Căn cứ vào bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005 của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Căn cứ vào Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Căn cứ vào các văn bản pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan khác;
- Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên

Hôm nay, ngày 15 tháng 09 năm 2015.
Chúng tôi gồm:
BÊN A (BÊN MUA): CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG VÀ MÔI
TRƯƠNG VIỆT NAM
Địa chỉ trụ sở chính

: Số 7/227/30 đường Thạch Bàn, tổ 6, phường Thạch

Bàn, Long Biên, Hà Nội.
Họ tên người đại diên
Điện thoại

: Bà Vũ Ngọc Thư
: 04.66570332

23

Chức vụ: Giám đốc


Fax: 04 66570332


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu

Tài khoản số

: 29886768 tại Ngân hàng VP Bank chi nhánh Hà

Nội.
Mã số thuế

: 0104556056

BÊN B (BÊN BÁN): CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ CƠ
KHÍ VIỆT
Địa chỉ

: Số 60A – Thanh Bình – Mộ Lao - Hà Đông - Hà Nội.

Họ tên người đại diện

: Ông Lê Hùng Sơn

Điện thoại

: 0904 631 378

Tài khoản


: 016 00000 438849

Tại

: Ngân hàng Đông Nam Á - Chi Nhánh Hà Đông.

Mã số thuế

: 01 05281157

Chức vụ: Giám đốc
Fax: 0462841793

Sau khi bàn bạc, hai bên thống nhất ký kết và thực hiện Hợp đồng kinh tế với
các điều kiện và điều khoản như sau:
Điều I: Bên B cung cấp hàng hoá cho công trình: Gói thầu cung cấp hàng hóa và
xây lắp Đường dây trung thế và TBA CQT thôn Châu Khê - xã Thúc Kháng huyện Bình Giang- tỉnh Hải Dương giá cả như sau:

STT

Tên chủng loại và quy
cách

Đơn giá

Thành tiền

(VNĐ)


(VNĐ)

ĐVT Số lượng

1

Xà X2L-6Đ-35kV

Bộ

7

2.618.182

18.327.273

2

Xà X1-3Đ-35kV

Bộ

3

1.418.182

4.254.545

3


Xà X2-6Đ-35kV(LT đơn)

Bộ

8

2.443.636

19.549.091

Xà X2-6Đ-35kV (Cột 2LT

Bộ

4

2.923.636

11.694.545

2

2.880.000

5.760.000

4
5

ĐD)

Xà X2-4Đ-35kV (Cột 2LT

Bộ

24


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kế toán nguyên vật liệu

ĐN)
6

Tiếp địa RC2

Bộ

24

1.134.545

27.229.091

7

Xà đầu trạm XII-6Đ-35kV

Bộ

1


3.316.364

3.316.364

8

Xà đỡ cầu dao-35kV

Bộ

1

3.534.545

3.534.545

Giá đỡ xà đỡ cầu dao-

Bộ

1

3.992.727

3.992.727

1

5.498.182


5.498.182

1

698.182

698.182

1

1.570.909

1.570.909

1

7.680.000

7.680.000

1

3.098.182

3.098.182

1

1.047.273


1.047.273

9

35kV
Xà đỡ chống sét van và SI-

10

35kV
Chi tiết khớp nối trục

11

Bộ

Bộ

truyền động, thanh truyền
động

12
13

Xà đỡ MBA

Bộ

Giá đỡ MBA và ghế thao


Bộ

tác - 35kV
Ghế thao tác cầu dao và

14
15

Bộ

SI35kV
Thang trèo 2,4m

Bộ

Cộng

117.250.909

VAT 10%

11.725.091

Tổng cộng

128.976.000

Giá trên đã bao gồm VAT
Tổng giá trị hợp đồng (bằng chữ): Một trăm hai mươi tám triệu, chín trăm
bảy mươi sáu nghìn đồng .

Điều II: Chất lượng, Quy Cách, Đóng gói
- Hàng mới 100%, đúng quy cách tiêu chuẩn thiết kế, được sản xuất năm 2015.

25


×