Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Thương mai quốc tế mang lại lợi ích cho các nước đang phát triển hơn là các nước phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 25 trang )

Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển

Nhóm 2 – Cao học 16G

LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Thương mại quốc tế là một trong những hình thái phổ quát nhất của các quan hệ
kinh tế quốc tế, phản ánh quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế thế giới
trong nhiều thế kỷ qua. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, mặc dù quan hệ kinh tế
quốc tế có nhiều biến đổi cả về quy mô và cấu trúc, với sự xuất hiện nhiều hình thức
quan hệ kinh tế quốc tế mới, song thương mại quốc tế vẫn là một trong những hình thái
quan hệ kinh tế quốc tế đặc trưng.
Thương mại quốc tế vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng
trưởng GDP thế giới và là một trong những nội dung quan trọng của toàn cầu hóa kinh
tế thế giới. Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, các nước phát triển vẫn chiếm tỷ
trọng và có vai trò to lớn trong thương mại quốc tế, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò đầu
tầu trong tiến trình tự do hóa thương mại toàn cầu và khu vực và sẽ trở thành hạt nhân
của các thị trường khu vực liên kết trong tương lai. Các nền kinh tế phát triển vẫn chi
phối thị trường thế giới, tuy nhiên, tương quan của chúng trong thương mại quốc tế đã
thay đổi. Các nước đang phát triển đang ngày càng có vị trí đáng kể trong thương mại
quốc tế.
Bằng việc mở cửa nền kinh tế và xã hội để tham gia các giao dịch thương mại
toàn cầu, các nước đang phát triển không chỉ thu hút được hàng hóa, dịch vụ và nguồn
tài chính quốc tế mà còn phải chấp nhận cả những ảnh hưởng có lợi và bất lợi đối với sự
phát triển của việc chuyển giao công nghệ sản xuất, thói quen tiêu dùng, cấu trúc thể
chế, hệ thống giáo dục, y tế và những thói quen về giá trị đạo đức và phong cách sống
của các nước phát triển.
Để thấy được vai trò quan trọng và tìm hiểu tác động của thương mại quốc tế đến
sự tăng trưởng kinh tế của các nước trong thời gian qua, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài
“Trong suốt hơn 30 năm qua, thương mại quốc tế mang lại ít lợi ích cho hầu hết các
nước đang phát triển hơn là các nước phát triển. Giải thích và cho ví dụ minh hoạ”.


Tình hình nghiên cứu đề tài
Có khá nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả nổi tiếng nghiên cứu nhiều
khía cạnh của thương mại quốc tế ví dụ như bài viết của tác giả Phạm Quang Diệu với
đề tài “NAFTA sau 10 năm : những mảng màu sáng tối”, trong bài viết tác giả đã đi
phân tích để thấy được ban đầu các thành viên tham gia là : Mexico, Mỹ và Canada đều
thu được lợi ích từ NAFTA(Hiệp định tự do Thương Mại Bắc Mỹ) . Tuy nhiên,sau 10
1


Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển

Nhóm 2 – Cao học 16G

năm nhìn lại ông đã chứng minh rằng bức tranh không phải hoàn toàn là màu hồng đối
với Mexico-nước đang phát triển. Sự xâm nhập ngày càng sâu rộng của giới đầu tư Hoa
Kỳ dẫn đến nền kinh tế Mexico ngày càng phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Jorge Castaneda,
ngoại trưởng của Mexico đã phát biểu: “NAFTA đó là một hiệp ước cho những kẻ giàu
và quyền lực, không đảm bảo quyền lợi cho người lao động của ba nước thành viên”.
Khi nghiên cứu về thương mại quốc tế có rất nhiều nghiên cứu trái ngược nhau
ví dụ như trong tác phẩm” Thế giới phẳng” của Thomas L.Friedman thì ông lại rất ủng
hộ thương mại quốc tế. Nhưng trong tác phẩm “ Toàn cầu hóa và những mặt trái” tác
giả Joseph E. Stiglitz, một nhà kinh tế của thời hiện đại, đoạt giải Nobel kinh tế năm
2001, ông phê phán cách thức tiến hành toàn cầu hóa như hiện nay. Bởi vì cách thức
hiện nay thường chỉ phù hợp với lợi ích của các nước đã phát triển và các tầng lớp có
quyền lực, khiến cho hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng rộng trên phạm vi toàn cầu.
“Những người chỉ trích toàn cầu hóa buộc tội các nước phương Tây là đạo đức
giả và họ hoàn toàn đúng. Các nước phương Tây đã ép buộc nhiều nước nghèo xóa bỏ
hàng rào thương mại, nhưng lại giữ lại hàng rào thương mại của chính họ.” Các chính
sách như duy trì chế độ hạn ngạch đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang phát
triển, hay tiếp tục trợ cấp nông nghiệp khiến cho hàng nông sản của các nước đang phát

triển khó cạnh tranh, dẫn đến hậu quả là “nhiều nước nghèo nhất thế giới thực ra còn bị
làm cho nghèo hơn”.
Trước những nghiên cứu chuyên chuyên sâu của các tác giả nổi tiếng thế giới.
Thì nghiên cứu của nhóm chúng tôi chỉ là một đề tài nghiên cứu nhỏ nhưng thông qua
đề tài chúng tôi thể hiện quan điểm về thương mại quốc tế và giải thích sự những
nguyên nhân khiến cho có sự bất cân đối trong lợi ích của thương mại quốc tế giữa các
nước phát triển và các nước đang phát triển.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài của chúng tôi chú trọng vào việc sử dụng phân tích những nguyên nhân tại
sao trong 30 năm qua thương mại quốc tế mang lại nhiều lợi ích hơn cho các nước phát
triển so với các nước đang phát triển. Và chúng tôi sử dụng các số liệu thực tế để chứng
minh cho những nguyên nhân đó, từ đó đi tìm một số giải pháp để giúp các nước đang
phát triển đặc biệt là Việt Nam phát huy được lợi thế của mình nhằm cân bằng lại cán
cân lợi ích khi tham gia sân chơi thương mại quốc tế với các nước phát triển.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nhóm các nguyên nhân khiến cho các
nước đang phát triển thu được ít lợi ích hơn so với các nước phát triển trong sân chơi
thương mại quốc tế.
2


Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển

Nhóm 2 – Cao học 16G

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu cán cân thương mại xuất
nhập khẩu , cơ cấu sản phẩm xuất nhập khẩu, qui luật trên sân chơi thương mại quốc tế,
trình độ phát triển của hai nhóm nước phát triển và các nước đang phát triển.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu, bài thảo luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu

chủ yếu trong nghiên cứu kinh tế như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê.
Bài thảo luận sử dụng các phương pháp thu thập thông tin truyền thống, phương pháp
chuyên gia, phương pháp phân tích ngành sản phẩm, phương pháp phân tích kinh doanh
để tập hợp và phân tích lý luận chung và các số liệu thực tiễn liên quan đến những lợi
ích khiến cho các nước phát triển thu được nhiều lợi ích hơn so với các nước đang phát
triển trong thương mại quốc tế.
Bố cục của đề tài
Ngoài các trang bìa, mục lục, danh mục các bảng số liệu,và các hình, các phần
mở đầu và kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được chia thành
3 chương, với 13 bảng và 4 hình vẽ.
Chương 1: Thương mại quốc tế và các lý thuyết về lợi ích thương mại quốc tế
Chương 2: Trong suốt hơn 30 năm qua, thương mại quốc tế mang lại ít lợi ích cho hầu
hết các nước đang phát triển hơn là các nước phát triển. Giải thích và cho ví dụ minh
họa.
Chương 3: Giải pháp nâng cao lợi ích của các nước đang phát triển khi tham gia vào
thương mại quốc tế
Do thời gian nghiên cứu không nhiều và hạn chế về nguồn tài liệu nên nghiên
cứu này không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm chúng tôi rất mong nhận được sự
góp ý quý báu của thầy cô và bạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn!

3


Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển

Nhóm 2 – Cao học 16G

CHƯƠNG 1: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CÁC LÝ THUYẾT VỀ LỢI

ÍCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1. Khái niệm thương mại quốc tế.
Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia
hoặc lãnh thổ. Đối với phần lớn các nước, nó tương đương với một tỷ lệ lớn trong GDP.
Mặc dù thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, tầm quan trọng
kinh tế, xã hội và chính trị của nó mới được để ý đến một cách chi tiết trong vài thập kỷ
gần đây. Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với sự phát triển của công nghiệp
hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hoá, công ty đa quốc gia và xu hướng thuê nhân lực
bên ngoài. Việc tăng cường thương mại quốc tế thường được xem như ý nghĩa cơ bản
của “ toàn cầu hoá”.
2. Các lý thuyết về lợi ích thương mại quốc tế.

2.1 Lý thuyết thương mại quốc tế cổ điển:
* Adam Smith và Ricardo đều cho rằng thương mại quốc tế làm tăng trưởng kinh tế do
thực hiện chuyên môn hoá sản xuất khai thác lợi thế tương đối và tính kinh tế nhờ quy
mô.
* Lý thuyết của David Ricardo:
Tập trung nghiên cứu lợi thế so sánh, một khái niệm được coi là quan trọng nhất
trong lý thuyết thương mại quốc tế. Trong mô hình Ricardo, các nước tập trung chuyên
môn hoá sản xuất vào mặt hàng mà họ có thể sản xuất hiệu quả nhất. Không giống như
các lý thuyết khác, mô hình Ricardo dự đoán rằng các nước sẽ chuyên môn hoá hoàn
toàn vào một loại hang hoá thay vì sản xuất nhiều loại hàng hoá khác nhau. Thêm vào
đó, mô hình Ricardo không xem xét trực tiếp đến các nguồn lực, chẳng hạn như quan hệ
tương đối giữa lao động và vốn trong phạm vi một nước.
* Lý thuyết Heckscher- Ohlin:
Được xây dựng thay thế cho mô hình cơ bản về lợi thế so sánh của Ricardo. Mặc
dù nó phức tạp hơn và có khả năng dự đoán chính xác hơn, nó vẫn có sự lý tưởng hoá.
Đó là việc bỏ qua lý thuyết giá trị lao động và việc gắn cơ chế giá tân cổ điển vào lý
thuyết thương mại quốc tế. Mô hình Hechscher- Ohlin lập luận rằng cơ chế thương mại
quốc tế được quyết định bởi sự khác biệt giữa các yếu tố nguồn lực. Nó dự đoán rằng

một nước sẽ xuất khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực mà nước đó có
thế mạnh, và nhập khẩu những sản phẩm sử dụng nhiều yếu tố nguồn lực mà nước đó
khan hiếm.
4


Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển

Nhóm 2 – Cao học 16G

2.2 Lý thuyết thương mại quốc tế của Solow:
Mô hình Solow còn có tên gọi khác là mô hình tăng trưởng ngoại sinh vì theo mô
hình này, không liên quan đến các nhân tố bên trong, rốt cục tăng trưởng của một nền
kinh tế sẽ hội tụ về một tốc độ nhất định ở trạng thái bền vững. Chỉ các yếu tố bên
ngoài, đó là công nghệ và tốc độ tăng trưởng lao động mới thay đổi được tốc độ tăng
trưởng kinh tế ở trạng thái bền vững.

2.3 Lý thuyết thương mại quốc tế của mô hình tăng trưởng nội sinh:
Mô hình tăng trưởng nội sinh (hay còn gọi là mô hình các yếu tố ngoại lai của
tiến bộ công nghệ ) nhờ các ngoại ứng đầu tư dựa trên quan điểm cho rằng đầu tư cho
phép đưa công nghệ mới vào sử dụng.

5


Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển

Nhóm 2 – Cao học 16G

CHƯƠNG 2: TRONG SUỐT HƠN 30 NĂM QUA THƯƠNG MẠI QUỐC

TẾ MANG LẠI ÍT LỢI ÍCH CHO HẦU HẾT CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT
TRIỂN HƠN LÀ CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN. GIẢI THÍCH VÀ CHO VÍ DỤ
MINH HỌA.
Một thực tế là trong hơn 30 năm qua, thương mại quốc tế mang lại ít lợi ích cho
hầu hết các nước đang phát triển hơn là các nước phát triển.
Chúng ta sẽ cùng xem minh chứng thực tế của nhận định này qua bảng số liệu
cán cân xuất nhập khẩu của một số nước qua các năm sau:
Bảng 1: Cán cân xuất nhập khẩu một số nước qua các năm (Đơn vị: Triệu Đô la Mỹ)
Năm

Sơ bộ
2007

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

ASEAN

-1.830,0


-1.618,7

-2.334,3

-2.996,0

-3.712,4

-3.582,8

-5.914,0

0,0

APEC

-3.145,3

-3.101,9

-4.329,9

-5.728,1

-6.883,7

-6.517,1

-8.129,8


0,0

1.527,7

1.496,6

1.321,9

1.374,9

2.286,6

2.935,8

3.964,8

0,0

117,3

321,9

232,9

-118,7

-308,5

-423,5


7,1

0,0

329,5

340,0

405,1

535,0

782,6

833,4

977,6

1.194,5

Phân theo khối nước chủ
yếu

EU
OPEC
Phân theo nhóm nước
I. Các nước phát triển
Anh
I-ta-li-a


47,7

41,1

-12,2

-43,0

60,2

181,8

317,8

130,8

Đức

435,1

325,1

170,9

240,1

370,4

423,6


530,8

546,6

Bỉ

219,9

269,0

242,4

223,6

378,1

372,9

462,1

536,8

Hà Lan

306,4

249,9

290,0


168,1

402,5

347,1

496,6

671,8

Pháp

45,9

167,1

138,7

85,1

-62,3

205,2

376,1

-270,9

369,4


654,5

1.994,5

2.795,3

3.890,9

5.061,1

6.858,1

8.389,4

Thái Lan

-438,6

-469,5

-727,9

-946,8

-1.340,5

-1.511,1

-2.104,2


-2.703,3

Đài Loan

-1.123,3

-1.202,7

-1.707,6

-2166,3

-2.807,7

-3.369,2

-3.856,2

-5.777,2

Hàn Quốc

-1.401,0

-1.480,7

-1.810,9

-2133,3


-2.751,3

-2.930,5

-3.065,5

-4.081,3

-131,2

-182,6

-272,7

-424,8

-514,9

-498,2

-742,5

-1.177,2

-6,1

-5,4

-6,1


5,7

9,5

4,1

33,0

0,0

Thống nhất

15,0

23,0

12,9

12,5

39,6

52,4

96,6

124,5

Nam Phi


21,6

24,0

-9,3

-55,8

-33,7

3,8

46,7

42,4

Ni-giê-ria

-0,7

-3,4

3,4

0,4

-2,7

-13,6


13,9

0,0

Mỹ
II. Các nước đang phát triển

Ấn Độ
Pa-ki-xtan
Các Tiểu vương quốc Ả rập

Nguồn: />
Rõ ràng trên sân chơi thương mại quốc tế, các nước phát triển thu được lợi ích
lớn hơn các nước đang phát triển. Cán cân xuất nhập khẩu của khối nước phát triển qua
các năm luôn đạt trạng thái dương với giá trị lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ đặc biệt
là 2 cường quốc Anh và Mỹ, cán cân xuất nhập khẩu của họ theo đánh giá sơ bộ năm
6


Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển

Nhóm 2 – Cao học 16G

2007 lên đến hàng tỷ đô la Mỹ - 1 con số khổng lồ. Trong khi đó, ở thái cực ngược lại,
các nước đang phát triển phần lớn nằm trong trạng thái thâm hụt nặng nề với giá trị
thâm hụt lên đến hàng tỷ đô la Mỹ. Các nước đang phát triển nhìn chung nằm trong tình
trạng nhập siêu: Ấn Độ (-2.5%GDP), Thái Lan (-2%GDP), Việt Nam (-7%GDP), Lào (8%GDP), Campuchia(-11%GDP); có những nước thâm hụt thương mại quốc tế rất cao,
đó là các nước châu Phi (khoảng từ -15% đến -30%GDP). Điều này đã khiến các nước
đang phát triển phải dành một lượng lớn thu nhập của nền kinh tế - GDP hàng năm để

chi cho xuất khẩu. Số liệu thực chứng cho thấy thực tế này:
Bảng 2: Cơ cấu chi tiêu của một số nền kinh tế (năm 2005)
% GDP cho
tiêu dùng

% GDP cho
đầu tư

% GDP cho NX

1. Thế giới
2.Các nước thu nhập cao

79
80

21
20

0
0

3. Các nước thu nhập trung bình

72

26

2


4. Các nước thu nhập thấp
5. Một số nước đang phát triển

76

27

-3

- Trung Quốc
- Việt Nam
- Thái Lan

59
71

39
36

2
-7

- Ấn Độ

71

31

-2


- Băngladet

72
83

30
24

-2
-7

Các nền kinh tế

Vậy đâu là nguyên nhân của vấn đề? Chúng sẽ cùng lí giải thực trạng đó
qua các nguyên nhân sau:
1. Nguyên nhân thứ nhất: Sự khác biệt trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập
khẩu giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển
Xét về cơ cấu xuất khẩu, chúng ta có thể chia làm 2 nhóm: xuất khẩu sản phẩm
thô và các sản phẩm chế biến. Trong danh mục sản phẩm chế biến lại chia thành chế
biến dựa trên công nghệ vốn cao hay thấp, chế biến theo kiểu gia công hay từ nguồn
nguyên liệu trong nước. Các nước đang phát triển, xuất phát từ lợi thế về tài nguyên và
lao động, trong giai đoạn đầu thường hướng cơ cấu xuất khẩu của mình vào các sản
phẩm thô và xuất khẩu hàng gia công, lắp ráp. Do vậy, tính hiệu quả không cao bởi lẽ
sản phẩm thô xuất khẩu luôn bị chèn ép giá còn xuất khẩu theo phương thức gia công
thì phần giá trị gia tăng thu được không đáng kể. Điều đó dẫn đến tốc độ tăng trưởng
7


Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển


Nhóm 2 – Cao học 16G

của doanh thu từ xuất khẩu lớn nhưng giá trị nhận được từ hoạt động này lại vô cùng
nhỏ bé.
Bảng 3 đã cung cấp bức tranh toàn cảnh về vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối
với các nước đang phát triển và các nước phát triển. Nhìn chung, các quốc gia đang phát
triển phụ thuộc vào thương mại nhiều hơn các nước phát triển. Trong bảng 3 ở cột 1 đã
chỉ rõ, việc các quốc gia có quy mô lớn hơn thì phụ thuộc ít hơn vào thương mại quốc tế
so với các quốc gia nhỏ là điều dễ hiểu và nếu hai nước có cùng quy mô thì các nước
đang phát triển có khuynh hướng dành phần nhiều hơn trong kết quả sản xuất của mình
để xuất khẩu so với các quốc gia phát triển. Việc giá trị xuất khẩu của các nước đang
phát triển chiếm tỷ lệ cao trong GDP một phần có thể do giá cả hàng hóa dịch vụ phi
thương mại ở các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển. Tuy nhiên, lý do
còn lại giải thích việc các nước đang phát triển phụ thuộc nhiều vào thương mại trong
quan hệ kinh tế quốc tế bởi vì khi hầu hết các hàng hóa được đem trao đổi thì sẽ có rất ít
sự khác biệt về giá cả giữa các nước. Hơn nữa, cơ cấu xuất khẩu của các nước đang phát
triển kém phong phú hơn so với các nước phát triển.

8


Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển

Nhóm 2 – Cao học 16G

Bảng 4. Tỷ lệ xuất khẩu trong GDP và tỷ trọng của sản phẩm thô và hàng công
nghiệp chiếm trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của các nước, năm 2000
Nước
I. Các nước đang phát triển
Malaysia

Indonesia
Jamaica
Philippines
Bangladesh
Nigeria
Venezuela
Srilanca
Kenya
Hàn Quốc
Togo
Mexico
Ấn Độ
Brasil
Trung Quốc (trừ Hồng Kông)
II. Các nước phát triển
Anh
Hoa Kỳ
Nhật Bản

Tỷ lệ xuất khẩu
trong GDP

% sản phẩm thô

% hàng công
nghiệp

110,0
40,7
19,6

53,2
11,9
48,7
27,2
33,0
15,9
37,8
25,0
29,0
8,9
9,4
23,1

20
46
30
59
9
99
88
25
77
9
82
15
24
46
12

80

54
70
41
91
1
12
75
23
91
18
85
76
54
88

19,8
7,9
10,2

17
17
6

83
83
94

Nguồn: Giáo trình Kinh tế phát triển – ĐH Kinh tế quốc dân, 2009 – trang 218
Quan sát 2 bảng số liệu trên cho ta thấy 2 xu thế ngược chiều nhau trong cơ cấu
hàng hóa xuất khẩu giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển: ở mặt hàng

sản phẩm thô, các nước đang phát triển là nhà cung cấp chính cho cả thế giới – chiếm
trên 90%; trong khi ở mặt hàng sản phẩm công nghiệp, các nước phát triển là nhà cung
cấp chính cho cả thế giới – chiếm trên 90%. Và với đặc thù giá cả của 2 loại hàng này
thì không khó để chúng ta giải thích: các nước phát triển thu lợi hơn các nước đang phát
triển rất nhiều khi tham gia thương mại quốc tế.
Vấn đề đặt ra là nếu tính về mặt sản lượng xuất khẩu thì các nước đang phát
triển có phần trội hơn và tại sao các nước đang phát triển không thể áp dụng chiến
thuật: lấy số lượng bù đắp phần chênh lệch giá cả với các nước phát triển để cân bằng
cán cân xuất nhập khẩu?
Xét về mặt giá cả, chúng ta giải thích bằng độ co dãn của đường cầu. Phần lớn
những nghiên cứu thống kê đối với các loại hàng hóa khác nhau đã chỉ ra rằng độ co
dãn của cầu các sản phẩm thô theo thu nhập là tương đối nhỏ có nghĩa là tỷ lệ % tăng
9


Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển

Nhóm 2 – Cao học 16G

lên về lượng cầu nhập khẩu các sản phẩm thô (chủ yếu từ các nước giàu) nhỏ hơn so với
% tăng GDP ở các nước này. Ngược lại, độ co dãn theo thu nhập của dầu thô, một số
nguyên vật liệu và các sản phẩm chế biến lại tương đối cao. Ví dụ, người ta tính toán
được rằng với 1% tăng thêm trong thu nhập của các nước phát triển thì lượng nhập khẩu
thực phẩm tăng lên khoảng 0,6%, nguyên liệu thô là sản phẩm của nông nghiệp như cao
su, dầu thực vật tăng 0,5% nhưng những sản phẩm dầu lửa và nhiên liệu khác tăng
khoảng 2,4% và hàng hóa chế biến tăng khoảng 1,9%. Bởi vậy khi thu nhập của những
nước giàu tăng lên thì nhu cầu của họ về lương thực thực phẩm và nguyên liệu thô từ
các nước đang phát triển tăng rất chậm; trái lại nhu cầu của các nước đang phát triển về
hàng hóa sản xuất công nghiệp của các nước phát triển tăng lên rất nhanh.
Nguyên nhân cơ bản lý giải cho việc độ co dãn của cầu đối với thu nhập ít là do

xu hướng giảm theo thời gian của giá cả các sản phẩm thô. Thêm vào đó, độ co dãn của
cầu sản phẩm thô theo giá có xu hướng bằng 0 tức là không co dãn nên khi có bất kì sự
dịch chuyển nào của đường cung hay đường cầu cũng tạo ra thay đổi lên xuống của giá
cả. Kết hợp 2 tính chất co dãn này của cầu sản phẩm thô có thể lý giải được tính không
ổn định trong thu nhập của các nước xuất khẩu và điều này sẽ dẫn tới tốc độ tăng trưởng
của các nước đang phát triển là thấp và khó dự đoán trước.
Sự thay đổi tương đối trong các mức giá cả của các loại hàng hóa khác nhau đã
dẫn chúng ta đến một khía cạnh quan trọng liên quan đến việc định lượng các vấn đề
thương mại mà các nước đang phát triển phải đối mặt. Tổng giá trị xuất khẩu không chỉ
phụ thuộc vào giá cả của chúng. Nếu giá cả hàng hóa xuất khẩu giảm sút thì phải xuất
khẩu với khối lượng lớn hơn để giữ ổn định thu nhập từ xuất khẩu. Tương tự, đứng về
phía nhập khẩu cũng như vậy, tổng chi tiêu ngoại hối phụ thuộc vào cả khối lượng và
giá cả hàng hóa nhập khẩu. Rõ ràng nếu giá cả hàng hoa xuất khẩu giảm xuống so với
giá cả hàng hóa nhập khẩu, nước đó sẽ phải xuất khẩu nhiều hơn và tiêu dùng nhiều hơn
các nguồn lực khan hiếm để có thể đảm bảo khối lượng nhập khẩu như các năm trước
đó. Nói cách khác, chi phí thực hay chi phí cơ hội xã hội của một đơn vị hàng hóa nhập
khẩu của một nước sẽ tăng khi giá cả hàng xuất khẩu giảm tương đối so với giá cả hàng
nhập khẩu.
Các nhà kinh tế đưa ra thuật ngữ biểu thị cho mối quan hệ hoặc tỷ lệ giá cả của
một đơn vị hàng hóa xuất khẩu tiêu biểu và giá cả của một đơn vị hàng hóa nhập khẩu
tiêu biểu. Tỷ lệ này gọi là hệ số trao đổi hàng hóa Px/Pm trong đó Px và Pm lần lượt
biểu thị cho chỉ số giá hàng xuất khẩu và giá hàng nhập khẩu tính trong cùng một đơn vị
thời gian. Hệ số này sẽ giảm nếu Px/Pm giảm nghĩa là giá cả hàng hóa xuất khẩu giảm
tương đối so với giá cả hàng hóa nhập khẩu trong khi thậm chí cả hai mức giá đều tăng.
Số liệu thống kê cho thấy, giá cả sản phẩm thô có xu hướng giảm so với giá cả hàng
công nghiệp. Kết quả là, nếu tính trung bình, hệ số trao đổi thương mại của các nước
10


Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển


Nhóm 2 – Cao học 16G

đang phát triển ngày càng xấu đi trong khi hệ số này của các nước phát triển ngày càng
được cải thiện. Ví dụ, những nghiên cứu thực nghiệm gần đây đã chỉ ra rằng từ những
năm 1990, giá của sản phẩm thô đã giảm bình quân là 0,6%/năm so với hàng công
nghiệp. Hình dưới chỉ ra việc sút giảm liên tục giá cả tương đối của các sản phẩm thô
không phải dầu mỏ. Hàng hóa này có giá trung bình của năm 2000 chỉ bằng 1/3 so với
thế kỷ trước và trong thập kỷ 90, hệ số trao đổi hàng hóa của sản phẩm thô phi dầu mỏ
so với hàng hóa công nghiệp ở mức thấp trong vòng 90 năm.

Lý thuyết chính dùng để lý giải hình trên được biết đến là luận văn của Prebish –
Singer. Họ cho rằng hệ số trao đổi hàng hóa của các nước xuất khẩu sản phẩm thô sẽ
tiếp tục giảm do hệ số co dãn của cầu theo giá và theo thu nhập đều thấp. Điều này là hệ
quả của một thời gian dài có sự dịch chuyển thu nhập từ các nước nghèo sang các nước
giàu do việc theo đuổi chính sách thay thế sản phẩm nhập khẩu.
Xét về phía cầu, có ít nhất 5 nhân tố cản trở sự gia tăng nhanh của các sản phẩm
thô đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của các nước chậm phát triển sang
các nước phát triển vốn là thị trường chính của các nước chậm phát triển. Thứ nhất, độ
co giãn của cầu theo thu nhập của các sản phẩm nông nghiệp và các nguyên liệu thô
tương đối thấp so với nhiên liệu, khoáng sản và hàng công nghiệp. Ví dụ, độ co giãn của
cầu theo thu nhập của đường, cacao, chè, cà phê, chuối hầu hết ở mức 0.3-0.6. Điều này
không chỉ làm cho nguồn thu xuất khẩu không ổn định mà còn có nghĩa là với tốc độ
tăng thu nhập bình quân hiện tại của các nước phát triển chỉ có thể làm gia tăng rất nhỏ
một số sản phẩm xuất khẩu từ các nước chậm phát triển. Tốc độ tăng trưởng cao chiếm
11


Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển


Nhóm 2 – Cao học 16G

ưu thế những năm 60 nhưng không được duy trì từ đó đến nay. Thứ hai, tốc độ tăng dân
số tại các nước phát triển hiện nay ở mức hoặc gần mức thay thế vì thế việc mở rộng
xuất khẩu từ nguồn này rất ít hi vọng. Thứ 3, độ co giãn của cầu theo giá đối với hầu hết
các sản phẩm hàng hóa thiết yếu là tương đối thấp. Khi giá các sản phẩm nông nghiệp
liên quan giảm như chúng đã giảm trong gần 3 thập kỷ qua độ co giãn thấp đồng nghĩa
với tổng doanh thu của các nước xuất khẩu ít đi. Ví dụ, từ tháng 6/1980 đến tháng
6/1982, giá của đường giảm 78%, cao su giảm 37% và đồng giảm 35%. Từ năm 1989
đến 1991, giá hàng hóa giảm khoảng 20%. Giá thiếc thì quá thấp đến nỗi ngành luyện
kim không còn có lãi và giá thực tế của chè, cà phê thấp hơn kể từ năm 1950. Giá hàng
hóa phi dầu mỏ giảm gần 40% từ năm 1957 đến 1998 trừ giai đoạn giữa những năm 70.
Sựu suy giảm này đặc biệt là mức 35% vào những năm 80-90 đã tác động rất nhiều tới
các nước chậm phát triển. Giá dầu mỏ cũng trong tình trạng đó, đạt mức thấp trong
vòng 13 năm tính đến năm 1999 trước khi tăng một chút vào năm 2001-2002. Nhân tố
thứ tư và thứ năm ảnh hưởng tới sự gia tăng doanh thu xuất khẩu các sản phẩm thô
trong dài hạn của các nước kém phát triển là sự phát triển của các sản phẩm thay thế
nhân tạo và sự gia tăng bảo hộ nông nghiệp của các nước phát triển. Các sản phẩm thay
thế nhân tạo như sợi cotton, cao su, sợi xidan, sợi gai, thuộc da và gần đây là đồng
(dùng làm cáp quang cho mạng viễn thông) vừa đóng vai trò như một chiếc phanh kìm
hãm giá hàng hóa tăng cao hơn vừa có vai trò như một nguồn cạnh tranh trực tiếp trên
thị trường xuất khẩu thế giới. Thực tế hiện nay tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm nhân
tạo trên thế giới đang tăng lên trong khi tỷ trọng các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên
nhiên lại giảm xuống.
Xét về cung, nhân tố quan trọng nhất cản trở xuất khẩu sản phẩm thô là sự cứng
nhắc về mặt cơ cấu trong hệ thống sản xuất nông nghiệp tại các nước đang phát triển.
Sự cứng nhắc này thể hiện ở chỗ các nguồn lực hạn chế, khí hậu khắc nghiệt, đất đai
cằn cỗi, cơ cấu kinh tế xã hội nông nghiệp lạc hậu, phương thức khai thác đất không
hiệu quả. Với bất kỳ tình trạng cầu của thế giới về từng loại hàng hóa (và chắc chắn là
khác nhau giữa các loại hàng hóa), xuất khẩu dự đoán là tăng rất ít khi cơ cấu kinh tế xã

hội tại nông thôn vẫn là yếu tố cản trở sự gia tăng cung thực tế vì những người nông dân
không thích rủi ro. Hơn thế nữa, tại các nước đang phát triển có cơ cấu nông nghiệp hai
hình thức rõ ràng (ví dụ như có các nông trại tập trung vốn lớn tồn tại bên cạnh hàng
nghìn thửa ruộng nhỏ năng suất thấp của các hộ nông dân) thì sự gia tăng thu nhập xuất
khẩu được phân bố rất không đồng đều trong dân cư tại khu vực nông thôn. Ngoài ra,
các nhà tiểu nông còn bị bất lợi ở các nước mà tại đó các cơ quan tiếp thị nông sản chỉ
đóng vai trò là trung gian giữa nông dân và thị trường xuất khẩu (hầu hết là ở châu Phi).
Các cơ quan tiếp thị luôn kiềm chế sự gia tăng xuất khẩu bằng cách ép giá nông dân bán
12


Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển

Nhóm 2 – Cao học 16G

sản phẩm của mình ở một mức giá cố định – thường là thấp hơn mức giá trên thị trường
quốc tế. Do đó họ làm mất đi động lực tăng sản lượng.
Xét về cơ cấu nhập khẩu, chúng ta có thể chia thành ba nhóm chính: nhập khẩu
hàng tiêu dùng, nhập khẩu tư liệu sản xuất và nhập khẩu hàng hóa trung gian.. Các nước
phát triển xuất khẩu tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng tinh vi, chất lượng cao và nhập
khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu và hàng tiêu dùng thông thường. Các nước đang phát
triển thì ngược lại. Trường hợp Việt Nam là 1 ví dụ điển hình.
Bảng 6. Trị giá xuất khẩu hàng hóa Việt Nam phân theo nhóm hàng qua các thời kỳ
TỔNG SỐ (Triệu đô
la Mỹ)
Hàng công nghiệp
nặng và khoáng sản
Hàng CN nhẹ và
TTCN
Hàng nông sản


2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Sơ bộ
2007

14.482,7

15.029,2

16.706,1

20.149,3

26.485,0

32.447,1


39826,2

48.561,4

5.382,1

5.247,3

5.304,3

6.485,1

9.641,9

11.701,4

14.428,6

16.000,0

4.903,1

5.368,3

6.785,7

8.597,3

10.870,8


13.293,4

16.389,6

21.598,0
7.200,0

2.563,3

2.421,3

2.396,6

2.672,0

3.383,6

4.467,4

5.352,4

Hàng lâm sản

155,7

176,0

197,8

195,3


180,6

252,5

297,6

Hàng thủy sản

1.478,5

1.816,4

2.021,7

2.199,6

2.408,1

2.732,5

3.358,0

3.763,4

100,0

100,0

100,0


100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

37,2

34,9

31,8

32,2

36,4

36,1

36,2

32,9

33,9

35,7


40,6

42,7

41,0

41,0

41,2

44,5

Hàng nông sản

17,7

16,1

14,3

13,3

12,8

13,7

13,4

14,8


Hàng lâm sản

1,1

1,2

1,2

1,0

0,7

0,8

0,8

Hàng thủy sản

10,1

12,1

12,1

10,8

9,1

8,4


8,4

TỔNG SỐ (%)
Hàng công nghiệp
nặng và khoáng sản
Hàng CN nhẹ và
TTCN

7,8

Nguồn: />
13


Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển

Nhóm 2 – Cao học 16G

Bảng 7. Trị giá nhập khẩu hàng hóa Việt Nam phân theo nhóm hàng qua các năm
2000

2001

2002

2003

2004


2005

2006

Sơ bộ
2007

15.636,5

16.218,0

19.745,6

25.255,8

31.968,8

36.761,1

44.891,1

62.682,2

14.668,2

14.930,5

18.192,4

23.288,0


29.833,4

33.768,6

41.382,7

57.582,0

4.781,5

4.949,0

5.879,9

7.983,7

9.207,5

9.285,3

11.040,8

17.350,0

9.886,7

9.981,5

12.312,5


15.304,3

20.625,9

24.483,3

30.341,9

40.232,0

968,3

1.287,4

1.553,2

1.967,8

2.135,4

2.992,5

3.508,4

5.100,2

Lương thực

0,3


0,0

0,4

0,7

1,3

3,8

7,2

Thực phẩm

301,8

479,7

486,2

597,4

776,4

1.100,2

1.238,9

Hàng y tế


333,8

328,4

361,4

413,3

439,6

527,1

598,8

Hàng khác

332,4
100,0

479,3
100,0

705,2
100,0

956,4
100,0

918,1

100,0

1.361,4
100,0

1.663,5
100,0

100,0

93,8

92,1

92,1

92,2

93,3

91,9

92,2

91,9

30,6

30,5


29,8

31,6

28,8

25,3

24,6

27,7

TỔNG SỐ (Triệu
đô la Mỹ)
Tư liệu sản xuất
Máy móc, thiết bị,
dụng cụ, phụ tùng
Nguyên, nhiên, vật
liệu
Hàng tiêu dùng

TỔNG SỐ
Tư liệu sản xuất
Máy móc, thiết bị,
dụng cụ, phụ tùng
Nguyên, nhiên, vật
liệu

63,2


61,6

62,3

60,6

64,5

66,6

67,6

64,2

Hàng tiêu dùng

6,2

7,9

7,9

7,8

6,7

8,1

7,8


8,1

Lương thực

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

Thực phẩm

1,9

3,0

2,5

2,4

2,4

3,0


2,8

Hàng y tế

2,2

2,0

1,8

1,6

1,4

1,4

1,3

Hàng khác

2,1

3,0

3,6

3,8

2,9


3,7

3,7

Nguồn: />
Chính phủ Việt Nam rất hài lòng với con số tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất
khẩu thời kỳ 2001-2005 là 17.5%/năm, cao hơn nhiều so với mức bình quân của thế
giới. Tuy vậy, trong số tổng kim ngạch xuất khẩu thì có tới 60% là sản phẩm thô (dầu
mỏ) và nông – lâm – thủy sản chưa qua chế biến hoặc sơ chế; 25% là sản phẩm gia công
như may mặc, cơ khí, điện tử. Trong khi đó, trong cơ cấu hàng nhập khẩu, loại hàng hóa
tư liệu sản xuất chiếm tỷ trọng luôn trên 90%. Rõ ràng, chúng ta xuất khẩu những sản
phẩm giá rẻ để nhập về những hàng hóa giá cao. Cho nên, cho dù số lượng hàng xuất
khẩu là tương đối lớn nhưng doanh thu đưa lại không đủ để chi trả cho những mặt hàng
chúng ta nhập về từ nước ngoài.

14


Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển

Nhóm 2 – Cao học 16G

Xét về tốc độ tăng trưởng thương mại quốc tế:
Bảng 8: Tốc độ tăng trưởng thương mại quốc tế (% so với năm trước)
Thương mại thế giới

2001

2002


2003

2004

2005

2006

2007

0,2

3,5

5,5

10,8

7,5

9,2

6,6

-0,6

2,3

3,3


9,0

5,8

8,2

5,4

2,7

7,0

11,1

14,6

11,0

11,0

9,2

-0,6

2,7

4,1

9,3


6,1

7,4

4,3

3,3

6,3

10,5

16,7

12,1

14,9

12,5

Xuất khẩu
- Các nước phát triển
- Các thị trường đang nổi và các
nước đang phát triển
Nhập khẩu
- Các nước phát triển
- Các thị trường đang nổi và các
nước đang phát triển
Nguồn: IMF, World Economic Outlook, p230


Nhìn qua, có vẻ như các nước đang phát triển đạt được tốc độ tăng trưởng xuất
khẩu lớn hơn rất nhiều các nước phát triển (có những năm xuất khẩu các nước đang
phát triển tăng trưởng gấp 2-3 lần xuất khẩu các nước phát triển) nhưng thực tế có sự
khác biệt rất rõ ràng: các nước phát triển luôn duy trì được sự gia tăng tỷ lệ tăng trưởng
xuất khẩu cao hơn tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu trong khi đó các nước đang phát triển thì
hoàn toàn ngược lại, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu không đủ để bù đắp cho tốc độ tăng
trưởng của nhập khẩu. Mặt khác, giá trị hàng xuất khẩu thu được của các nước đang
phát triển thấp hơn giá trị hàng xuất khẩu thu được của các nước phát triển rất nhiều và
ngược lại đối với giá trị hàng nhập khẩu giữa hai nhóm nước này. Chính vì vậy, các
nước đang phát triển vẫn là những nước nhận được ít lợi ích từ thương mại quốc tế hơn
so với các nước phát triển.
2.

Nguyên nhân thứ hai: Kết quả tất yếu từ quy luật của sân chơi

Thương mại quốc tế – cá lớn nuốt cá bé
Các nước phát triển với lợi thế là các nước đi trước và có tiếng nói lớn trên
trường quốc tế, các ngành sản xuất đã đạt đến trình độ cao cũng như dày dặn kinh
nghiệm trên thương trường quốc tế đã luôn đặt ra những rào cản như tiêu chuẩn chất
lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, hàng rào thuế quan, hạn ngạch…, những cạm bẫy và những
chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước để buộc các nước đang phát triển tuân theo
khi tham gia vào thương mại quốc tế. Trong khi đó, đứng về phía các nước đang phát
triển, con đường trước mắt mà họ buộc phải đi để phát triển nền kinh tế trong nước
trong giai đoạn đầu của sự phát triển là xuất khẩu sản phẩm thô, sản phẩm sơ chế hoặc
đã qua chế biến với năng lực cạnh tranh thấp, giá cả rẻ. Họ buộc phải chấp nhận “luật
chơi” mà các nước lớn đã đề ra để có thể tìm được thị trường xuất khẩu cho sản phẩm
15


Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển


Nhóm 2 – Cao học 16G

trong nước, tạo nguồn thu và cơ hội để thúc đẩy ngành sản xuất trong nước. Và con
đường các nước đang phát triển phải đi quả là gian nan: họ phải vượt qua các rào cản
của các nước lớn, chấp nhận bán hàng giá rẻ, chịu chi phí môi giới thương mại qua các
nước trung gian (điều này sẽ làm giảm nguồn thu từ xuất khẩu), thậm chí phải chấp
nhận dán nhãn mác và thương hiệu sản xuất của các nước khác để có thể vào thị trường
của các nước phát triển…Điển hình là các vụ kiện bán phá giá của các nước phát triển
đối với các mặt hàng của các nước đang phát triển liên tục tăng trong những năm gần
đây. Chúng ta có thể thấy qua số liệu các vụ kiện bán phá giá mà các doanh nghiệp Việt
nam phải đối mặt những năm qua – và các vụ kiện chủ yếu đến từ Mỹ và EU.
120
100
80
60

Số vụ kiện bán phá giá

40
20
0

2000

2002

2004

2006


May08

Nguồn: />Nguồn thu ít ỏi từ xuất khẩu được các nước đang phát triển sử dụng để nhập
khẩu từ các nước phát triển những sản phẩm đã chế biến thậm chí các sản phẩm được
chế biến từ chính sản phẩm thô họ xuất khẩu với giá đắt hơn gấp đôi, gấp ba (ví dụ như
mặt hàng dầu thô à mặt hàng xăng, dầu diezel) và các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật
cao, các tư liệu sản xuất hiện đại để tận dụng lợi thế của người đi sau…Phía bên kia các
nước phát triển thì hoàn toàn ngược lại. Thời kỳ họ đã sử dụng nguồn tài nguyên thiên
nhiên và những lợi thế sản phẩm thô như các nước đang phát triển đang làm đã qua rất
lâu. Các nước này gần như đã cạn kiệt các nguồn lực này. Và thật lợi thay khi mà họ có
thể bỏ ra một số tiền nhỏ - mua các nguồn lực này từ các nước đang phát triển với giá
rẻ; sau đó sử dụng kỹ thuật tiên tiến chế biến chúng và xuất khẩu sang các nước đang
phát triển. Hoặc họ chỉ cần bán tư liệu sản xuất với công nghệ cao – cái mà các nước
đang phát triển đang thiếu, yếu và rất cần để phát triển đất nước.
Bài toán giải thích người nào được lợi nhiều hơn khi tham gia thương mại quốc
tế đã có lời giải rõ ràng.
16


Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển

Nhóm 2 – Cao học 16G

3. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề: Sự khác biệt về trình độ phát
triển giữa hai nhóm nước và quy luật lợi thế so sánh
Rõ ràng, trình độ của nền kinh tế các nước phát triển đã tiến rất xa so với các
nước phát triển. Ở các nước phát triển, các yếu tố phát triển theo chiều rộng đã được
khai thác ở mức tối đa thậm chí nhiều yếu tố có xu hướng giảm dần và khan hiếm như
lao động, tài nguyên thiên nhiên trong khi đó các yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu khá

phát triển như trình độ nguồn nhân lực, trình độ khoa học công nghệ. Tăng trưởng chủ
yếu ở các nước phát triển là tăng trưởng theo chiều sâu với sự đóng góp của yếu tố TFP
chiếm tỷ trọng cao. Đối với các nước đang phát triển nơi mà các yếu tố tăng trường theo
chiều rộng vẫn còn khá dồi dào nhất là số lượng lao động đông đảo, giá nhân công rẻ,
nguồn tài nguyên thiên nhiên đang nằm trong quá trình khám phá trong khi đó chất
lượng nguồn nhân lực và trình độ khoa học công nghệ còn thấp thì cần thiết phải coi
trọng các yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng.
Bảng 10. Vai trò của các yếu tố trong tăng trưởng kinh tế của một số nước qua một số
thời kỳ
Thời kỳ và nền

Vốn K

Lao động L

kinh tế

Năng suất lao động tổng

GDP

hợp TFP

1950-1973
Pháp

1.6

0.3


3.1 (62%)

5.0

Italia

1.6

0.2

3.2 (64%)

5.0

Nhật Bản

3.1

2.5

3.6 (39.13%)

9.2

Anh

1.6

0.2


1.2 (40%)

3.0

Đức

2.2

0.5

3.3 (55%)

6.0

Trung Quốc

3.1

2.7

1.7 (22.66%)

7.5

Hồng
Kông
(Trung Quốc)

2.8


2.1

2.4 (32.87%)

7.3

Indonexia

2.9

1.9

0.8 (14.28%)

5.6

Hàn Quốc

4.3

2.5

1.5 (18.07%)

8.3

Singapore

4.4


2.2

1.5 (18.51%)

8.1

Malaixia

3.4

2.5

0.9 (13.23%)

6.8

Đài Loan

4.1

2.4

2.0 (23.53%)

8.5

Thái Lan

3.7


2.0

1.8 (24%)

7.5

1960-1994

Nguồn: Giáo trình Kinh tế phát triển – ĐH Kinh tế quốc dân, 2009 – trang 38

17


Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển

Nhóm 2 – Cao học 16G

Xem xét số liệu thực chứng, chúng ta có thể thấy các nước phát triển, xuất phát
từ những lợi thế về vốn và công nghệ, các ngành công nghiệp và dịch vụ thường chiếm
tỷ trọng tuyệt đối trong cơ cấu ngành kinh tế. Trong công nghiệp, các sản phẩm công
nghiệp chế biến là những mũi nhọn đột phá chủ yếu trong tăng trưởng chung, trong đó
ngành và sản phẩm chế biến công nghệ cao đóng vai trò quan trọng. Trong khi đó, các
nước đang phát triển, xét theo góc độ này, tình trạng có phần thiếu tích cực hơn.
So sánh cụ thể kết quả thu nhập nhận được từ các yếu tố nguồn lực bỏ ra là lao
động (đo bằng năng suất lao động) và vốn (đo bằng suất đầu tư tăng trưởng) giữa hai
nhóm nước sẽ cho ta cái nhìn rõ hơn. Năng suất lao động xã hội tính bằng GDP theo giá
thực tế chia cho tổng số lao động đang làm việc, phản ánh hiệu quả của tăng trưởng ở
góc độ sử dụng lao động sống. Khi năng suất lao động thấp và tăng chậm thì chẳng
những tác động không tốt đến tăng trưởng GDP mà còn chứng tỏ giá trị thặng dư tạo ra
thấp, ảnh hưởng đến tích lũy, tái đầu tư để mở rộng cũng như nâng cao mức sống. Hiện

nay năng suất lao động của các nước đang phát triển còn rất thấp so với các nước phát
triển.
Bảng 11: So sánh năng suất lao động nông nghiệp giữa một số nước phát triển với
một số nước đang phát triển
Tên nước

NSLĐ(USD/LĐ) So sánh với nước thấp nhất (lần)

Hoa Kỳ

36.863

125

Canada

29.378

100

Australia

27.058

92

New Zealand

27.666


94,1

Philippine

1.021

3,5

Indonesia

564

1,9

Trung Quốc

373

1,26

Việt Nam

294

1

Nguồn: WB, báo cáo phát triển thế giới, 2007
Bảng trên cho thấy, lĩnh vực nông nghiệp là thế mạnh của các nước đang phát
triển nhưng năng suất lao động thấp hơn các nước phát triển rất lớn (xấp xỉ 100 lần).
Năng suất lao động ở các nước đang phát triển rất thấp, một mặt là do chất lượng lao

động, trình độ kỹ thuật công nghệ thấp; mặt khác còn do tình trạng thất nghiệp bao gồm
cả hữu hình và trá hình rất cao. Vì vậy, cả hai yêu cầu vừa nâng cao chất lượng lao
động, nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động vừa phải quan tâm đến các chương
trình giải quyết việc làm cho người lao động đều là mục tiêu phấn đấu của các nước
đang phát triển trong quá trình nâng cao hiệu quả và chất lượng tăng trưởng kinh tế.
18


Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển

Nhóm 2 – Cao học 16G

Mặt khác, khả năng hấp thụ vốn cũng là 1 vấn đề đáng bàn. Ta sử dụng hệ số
ICOR để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Một số nước phát triển trong đó có Việt Nam
được đánh giá là suất đầu tư tăng trưởng cao hơn so với mức độ đáng có của nó do hiệu
quả sử dụng vốn thấp, đầu tư quá dàn trải và còn nhiều hiện tượng tiêu cực trong sử
dụng vốn đầu tư. Điều này đã làm giảm tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển
và ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn để tạo ra sản phẩm xuất
khẩu có hàm lượng công nghệ cao.

Nguồn: Giáo trình Kinh tế phát triển – ĐH Kinh tế quốc dân, 2009 – trang 45
Trình độ công nghệ thấp kém của các nước đang phát triển còn thể hiện rõ hơn
khi so sánh với các nước công nghiệp phát triển về tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa mang
tính công nghệ cao.
Bảng 13. Tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa mang tính công nghệ cao giữa các nước phát
triển với các nước đang phát triển năm 2003
Nước

% hàng XK công nghệ cao


Hoa Kỳ

36-38

Nhật Bản

28-29

Việt Nam

4.47

Thái Lan

11

Nguồn: Giáo trình Kinh tế phát triển – ĐHKTQD, 2009
Xuất phát từ thực tế này nên theo quy luật lợi thế so sánh tương đối: các nước
phát triển có lợi thế so sánh về các sản phẩm là tư liệu sản xuất công nghệ cao, các
sản phẩm chế biến công nghệ cao; các nước đang phát triển có lợi thế so sánh về các
sản phẩm thô hoặc đã sơ chế. Do vậy, hệ quả tất yếu khi tham gia vào thương mại
quốc tế giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển là cơ cấu hàng xuất
nhập khẩu trái ngược nhau và lợi ích thu được khác nhau.
19


Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển

Nhóm 2 – Cao học 16G


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI ÍCH CỦA CÁC NƯỚC ĐANG
PHÁT TRIỂN KHI THAM GIA VÀO THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Thương mại quốc tế chỉ tạo ra cơ hội chứ không đảm bảo sẽ biến cơ hội thành lợi
ích. Đã đến lúc chúng ta cần có những điều chỉnh chiến lược chuyển từ phát triển theo
chiều rộng, xuất phát từ phía cung sang phát triển theo chiều sâu, lấy nhu cầu thị trường
làm cơ sở xuất phát điểm. Vì thế, để nâng cao lợi ích của các nước đang phát triển, đặc
biệt là Việt Nam khi tham gia vào thương mại quốc tế, cần phải thực hiện các giải pháp
sau:
1. Đàm phán hướng vào các nước phát triển
Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy mở cửa đã giúp luồng vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài chảy vào mạnh. Sự phát triển của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài cùng với luồng chuyển giao công nghệ đã giúp Trung Quốc tiến vào thị trường
thế giới, và quan trọng hơn, làm thay đổi cơ cấu kinh tế. Chính quá trình chuyển giao
công nghệ, và kỹ năng quản lý đã giúp Trung Quốc chuyển cơ cấu kinh tế, từ sản xuất
sản phẩm thô, sơ chế, lao động giá rẻ để tiến sang sản phẩm tinh, chế biến, sử dụng
nhiều vốn. Đây chính là bài học hữu ích của quá trình hội nhập mà Việt Nam nên triệt
để khai thác.
Cơ cấu thương mại của Việt Nam hiện nay so với các nước trong khu vực có một
khác biệt đáng lo. Trong khi hàng hoá xuất khẩu của các nước trong khu vực sang các
thị trường các nước phát triển chủ yếu là hàng công nghiệp chế tạo, hay điện tử thì của
Việt Nam vẫn chủ yếu là hàng sử dụng nhiều lao động và ở dạng thô. Mặc dù quá trình
để chuyển đổi từ hàng sơ chế sang chế biến sâu đòi hỏi nhiều thời gian và những điều
chỉnh mạnh trong chiến lược và chính sách nhưng không thể duy trì tình trạng này lâu
dài trong tương lai.
Vì vậy, chiến lược đàm phán nên hướng vào các nước có nền kinh tế phát triển
(OECD). Các nền kinh tế OECD chiếm tới 80% thương mại quốc tế và đây là thị trường
khổng lồ để Việt Nam khai thác và hưởng lợi. Hơn nữa các thị trường này mới giúp
Việt Nam chuyển đổi cơ cấu sản xuất và thương mại theo hướng tăng tỷ trọng hàng
công nghiệp, chế biến và giúp Việt Nam thoát khỏi cái bẫy về cơ cấu xuất khẩu sản
phẩm thô, giá rẻ.

2. Tăng sức cạnh tranh ngành
Phải có chiến lược tăng sức cạnh tranh ngành. Những chính sách nên hướng vào
giảm các chi phí giao dịch, tăng cường tính minh bạch, giúp doanh nghiệp tiếp cận các
nguồn sản xuất dễ dàng hơn và tạo dựng một sân chơi bình đẳng giữa các thành phần
kinh tế. Mặt khác cũng phải lưus ý đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh.
20


Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển

Nhóm 2 – Cao học 16G

Việc phụ thuộc hoặc đầu tư quá lớn vào một ngành hàng sẽ đem lại rủi ro lớn trong một
thế giới thay đổi nhanh và đầy biến động
3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Thương mại quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao năng
lực cạnh tranh và giá cả hàng hoá và dịch vụ cả ở thị trường trong và ngoài nước. Do
đó, các doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp để giảm chi phí sản xuất và nâng cao
chất lượng hàng hoá dịch vụ. Để giảm chi phí sản xuất doanh nghiệp (đặc biệt là doanh
nghiệp các ngành nghề có giá trị xuất nhập khẩu lớn) buộc phải xúc tiến đồng bộ nhiều
biện pháp như: đầu tư máy móc thiết bị có năng suất cao, hoàn thiện tổ chức sản xuất,
quản lý và tổ chức lao động, sử dụng nguyên vật liệu mới…Ngoài ra, chi phí lao động
với tư cách là một loại chi phí đầu vào, có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
hàng hoá và dịch vụ, do đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư vào nguồn nhân lực để
nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu mới. Mặt khác, thương mại quốc tế và tự do
hóa thương mại có vai trò quan trọng trong thúc đẩy đào tạo và sự nỗ lực vươn lên của
giới doanh nhân, vì họ là những người trực tiếp chỉ huy, đàm phán và quyết định xuất
khẩu hàng hoá, dịch vụ, là người trực tiếp kinh doanh với các đối tác nước ngoài. Để đạt
được hiệu quả cao trong kinh doanh trên thương trường quốc tế, đòi hỏi đội ngũ doanh
nhân phải được đào tạo, bối dưỡng một cách bài bản, phải có bản lĩnh kinh doanh, dày

dạn kinh nghiệm thương trường, hiểu biết luạt và thông lệ thương mại quốc tế./.
4. Giảm bớt bảo hộ đối với những khu công nghiệp thay thế nhập khẩu
Việt Nam cũng cần giảm bớt những bảo hộ đối với khu công nghiệp thay thế
nhập khẩu. Thay đổi này không những giúp tăng hiệu quả kinh tế mà còn tạo ra một sự
phát triển cân đối giữa nông thôn và thành thị. Giáo sư David Roland-Holst từ Đại học
Berkely, Hoa Kỳ nhận xét các nước châu Mỹ La Tinh đã đạt được những thành quả khá
ấn tượng trong những thập kỷ 50 và 60, tuy nhiên sự phát triển quá thiên về đô thị, chỉ
chú trọng đến công nghiệp đã dẫn đến sự trả giá dài hạn. Khu vực nông nghiệp trì trệ đã
làm cản trở nền kinh tế nội địa, kết quả là các nước châu Mỹ La Tinh không thể phát
huy hết tiềm năng tăng trưởng trong những giai đoạn về sau.
5. Đầu tư cho phát triển nông thôn, nghiên cứu khuyến nông
Việt Nam có thể thu lợi lớn hơn trong hội nhập WTO nếu chú ý đầu tư cho phát
triển nông nghiệp, nông thôn, đầu tư vào nghiên cứu khuyến nông sẽ giúp tăng năng
suất nông nghiệp. Những khoản đầu tư vào nghiên cứu, khuyến nông sẽ giúp tăng năng
suất nông nghiệp đáng kể. Tuy nhiên, đầu tư này chỉ phát huy hiệu quả khi ra quyết
định sản xuất kinh doanh xuất phát từ tình hình thị trường. Như vậy, công tác dự báo,
21


Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển

Nhóm 2 – Cao học 16G

phân tích thị trường cần được đầu tư xứng đáng. Tín hiệu thị trường được xử lý tốt sẽ
làm căn cứ tốt cho công tác quy hoạch, phân bổ vốn, lựa chọn đối tượng đầu tư và sau
đó là đến công tác nghiên cứu, triển khai vào sản xuất.
Ngoài ra, ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ phát triển vượt bậc nếu tiếp cận nguồn
vốn nước ngoài, vốn đầu tư không phải là vốn vật chất mà là những nguồn lợi vô hình
như công nghệ mới, kỹ năng quản lý tiên tiến… làm chuyển biến cơ cấu sản xuất, thay
đổi cách thức làm ăn.

6. Hướng vào khai thác các thị trường cao cấp
Định hướng phát triển thị trường nên hướng vào khai thác các thị trường cao cấp.
Quá trình hội nhập cho phép hàng Việt Nam tiếp cận thị trường quốc tế nhiều hơn, tuy
nhiên sẽ đạt lợi ích lớn hơn rất nhiều nếu chuyển từ xuất khẩu thô sang tinh và vào được
những thị trường có mức sống cao
7. Tạo thương hiệu cho sản phẩm Việt Nam và giảm tỷ lệ gia công
Tạo thương hiệu cho sản phẩm Việt Nam và giảm tỷ lệ gia công. Các chuyên gia
kinh tế cho rằng, phải phát triển thương hiệu quốc gia và gắn thương hiệu doanh nghiệp
với thương hiệu quốc gia. Bên cạnh đó, cần phải tạo bước đột phá trong khâu thiết kế
sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, chủ động tìm kiếm các nguồn nguyên phụ liệu
trong nước để giảm giá thành, và đặt dấu ấn thương hiệu trong trí nhớ của người tiêu
dùng qua các chiến dịch quảng bá thương hiệu.
8. Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, tạo sân chơi bình đẳng
Trong cuộc đấu sống còn khi hội nhập, vấn đề ai thắng không còn là vấn đề giữa
các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong nước, mà sẽ là giữa
doanh nghiệp Việt Nam với bên ngoài, giữa doanh nghiệp nước ngoài đóng trên đất
Việt Nam và doanh nghiệp bên ngoài. Sớm tạo môi trường bình đẳng, tạo cơ hội cho
doanh nghiệp tiếp cận các nguồn lực, đủ sức vươn ra thị trường quốc tế, vươn lên đủ
sức cạnh tranh là nhiệm vụ hàng đầu của nhà nước và nhân dân.

22


Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển

Nhóm 2 – Cao học 16G

KẾT LUẬN
Thương mại quốc tế là chỉ báo quan trọng của toàn cầu hóa kinh tế, đồng thời
phản ánh những thay đổi trong cơ sở công nghệ cơ cấu sản xuất thế giới. Trong suốt thế

kỷ XX, các nước phát triển đã thực hiện hoạt động thương mại quốc tế làm tăng thương
mại nội bộ ngành đồng thời tăng vai trò của chúng trong việc thúc đẩy xuất khẩu của
nước nhận đầu tư. Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các nước phát triển chiếm
trên 80% mậu dịch toàn cầu. Con số này có thay đổi trong những thập kỷ tiếp theo
nhưng nhìn chung tỷ trọng của các nước đang phát triển chỉ khoảng 30%.
Tuy nhiên, cùng với quá trình toàn cầu hóa và chính sách mở cửa, công nghiệp
hóa theo hướng xuất khẩu và dựa vào xuất khẩu, vị thế của các nước đang phát triển
trong thương mại quốc tế sẽ ngày càng gia tăng. Vấn đề đặt ra là từng quốc gia phải
đánh giá tình trạng hiện tại và triển vọng tương lai của quốc gia mình trong cộng đồng
thế giới trong mối quan hệ với các mục tiêu phát triển cụ thể, xác định được những lợi
ích và những rủi ro khi tham gia vào thương mại toàn cầu.
Đề tài đã đi sâu phân tích một số nguyên nhân khiến trong thương mại quốc tế
hầu hết các nước đang phát triển thu được ít lợi ích hơn so với các nước phát triển, từ đó
đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam, nâng cao lợi ích trong thương mại quốc tế như:
nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng chiến lược phát triển ngành, đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao, tạo thương hiệu cho sản phẩm Việt, từng bước chuyển từ xuất
khẩu sản phẩm thô sang sản phẩm đã chế biến để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong
nước. Tham gia vào nền kinh tế thế giới là tất yếu, nhưng cũng đòi hỏi các nhà lãnh đạo
đất nước phải có sự lựa chọn sáng suốt để đưa ra các chính sách phù hợp để phát triển
kinh tế.

23


Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển

Nhóm 2 – Cao học 16G

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế phát triển của nhóm tác giả: PSG.TS.Ngô Thắng Lợi và TS

Phan Thị Nhiệm - Đại học Kinh tế quốc dân – Xuất bản năm 2009 - Nhà Xuất Bản
Lao động-Xã hội
2. />3. Giáo trình Kinh tế Quốc tế của nhóm tác giả GS.TS Đỗ Đức Bình và PGS.TS
Nguyễn Thường Lạng- Đại học Kinh tế Quốc dân- Xuất bản năm 2008- Nhà Xuất
Bản Đại học Kinh tế Quốc dân
4. “Thế giới phẳng” của Thomas L.Friedman, bản dịch của nhóm tác giả Nguyễn
Quang A- Nhà Xuất Bản Trẻ
5. “Toàn cầu hóa và những mặt trái” của Joseph E. Stiglitz, bản dịch của Nguyễn
Ngọc Toàn-Nhà Xuất Bản Trẻ.
6. Bài báo : “NAFTA sau 10 năm- những mảng màu sáng, tối” của tác giả Phạm
Quang Diệu năm 2004
7. Số liệu được tập hợp từ các báo cáo của IMF, WB
8. Bài viết “Nếu đổi

mới kinh tế đồng bộ, hội nhập sẽ giúp Việt Nam đạt tăng trưởng cao” của tác giả
Phạm Quang Diệu (2004)
9. />Bài viết “Nông nghiệp Việt Nam hội nhập WTO: Các kịch bản tương lai” của tác giả
Phạm Quang Diệu (2004)

24


Bài tập thảo luận môn Kinh tế Phát triển

Nhóm 2 – Cao học 16G

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CÁC LÝ THUYẾT VỀ LỢI ÍCH THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ .........................................................................................................................................................4

1.

Khái niệm thương mại quốc tế. ..................................................................................... 4

2.

Các lý thuyết về lợi ích thương mại quốc tế................................................................... 4
2.1

Lý thuyết thương mại quốc tế cổ điển: ................................................................... 4

2.2

Lý thuyết thương mại quốc tế của Solow: ............................................................. 5

2.3

Lý thuyết thương mại quốc tế của mô hình tăng trưởng nội sinh: ........................... 5

CHƯƠNG 2: TRONG SUỐT HƠN 30 NĂM QUA, THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ MANG LẠI ÍT LỢI
ÍCH CHO HẦU HẾT CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN HƠN LÀ CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN.
GIẢI THÍCH VÀ CHO VÍ DỤ MINH HỌA. ..............................................................................................6
1.

Nguyên nhân thứ nhất: Sự khác biệt trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các

nước đang phát triển và các nước phát triển .......................................................................... 7
2.

Nguyên nhân thứ hai: Kết quả tất yếu từ quy luật của sân chơi Thương mại quốc tế – cá


lớn nuốt cá bé ..................................................................................................................... 15
3.

Nguyên nhân sâu xa của vấn đề: Sự khác biệt về trình độ phát triển giữa hai nhóm nước

và quy luật lợi thế so sánh................................................................................................... 17
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI ÍCH CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN KHI
THAM GIA VÀO THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ........................................................................................ 20
1.

Đàm phán hướng vào các nước phát triển.................................................................... 20

2.

Tăng sức cạnh tranh ngành.......................................................................................... 20

3.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .......................................................................... 21

4.

Giảm bớt bảo hộ đối với những khu công nghiệp thay thế nhập khẩu .......................... 21

5.

Đầu tư cho phát triển nông thôn, nghiên cứu khuyến nông .......................................... 21

6.


Hướng vào khai thác các thị trường cao cấp ................................................................ 22

7.

Tạo thương hiệu cho sản phẩm Việt Nam và giảm tỷ lệ gia công ................................. 22

8.

Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển, tạo sân chơi bình đẳng ......................................... 22

KẾT LUẬN ................................................................................................................................................... 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 24

25


×