Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Hướng dẫn học sinh tiết kiệm thức ăn (không lãng phí thức ăn )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.93 KB, 11 trang )

Đề tài :
Hướng dẫn học sinh tiết kiệm thức ăn (không lãng phí thức ăn )

MỤC LỤC
I.

Đặt vấn đề :

Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là tiết kiệm ?. Tiết kiệm là một trong
những phẩm chất cơ bản của con người. Tiết kiệm là sử dụng tiền bạc, của cải
vật chất, sức lao động, thời gian… một cách hợp lí, đúng mức, không lãng phí.
Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, keo kiệt, không phải là coi trọng đồng tiền
một cách quá đáng, việc cần chi tiêu cũng không dám chi tiêu, gặp lúc cần
đóng góp cũng không đóng góp.
Tiết kiệm cũng không phải là dè xẻn, để dành, cất kín tiền bạc dư thừa mà
ngược lại, cần làm cho nó sinh sôi nảy nở. Người dân nào cũng có tiền chưa
dùng đến, nên đem gửi vào ngân hàng, vào quỹ tiết kiệm, sẽ ích nước lợi nhà,
theo tinh thần của câu khẩu hiệu : “Tiết kiệm là quốc sách”.
Lãng phí thức ăn là góp phần làm ô nhiễm môi trường, lãng phí tiền bạc và công
lao động, là việc làm đáng chê trách khi trên đất nước mình và thế giới này còn
nhiều người thiếu thức ăn

Lãng phí thức ăn ở trẻ là một hiện trạng phổ biến mà có lẽ được ít phụ huynh
quan tâm. Bởi vì bố mẹ chúng thường suy nghĩ :” nó là trẻ con” để cho trẻ ăn
uống phung phí, vứt thức ăn mà không dạy cho trẻ thói quen sống tiết kiệm ,
đặc biệt là “ tiết kiệm thức ăn”
Vì sao ta phải tập trẻ thói quen thiết kiệm thức ăn ? Bởi vì thiết kiệm thực ăn là
điều đơn giản, nhưng góp phần hình thành thói quen, lối sống lành mạnh cho trẻ.


Dạy trẻ nhỏ thói quen tiết kiệm thức ăn là điều đơn giản , nhưng không ít người đã


lãng quên. Để trẻ thoải mái ăn uống , phung phí.
Trẻ con là những mần xanh của đất nước. nếu như được chú trọng hình thành nhân
cách tốt từ nhỏ. Sẽ tạo thói quen sau này cho trẻ phát triển tốt. Và góp phần giúp
đất nước ta tương lai sẽ tốt đẹp hơn

Không chỉ tự mình thực hành tiết kiệm mà chúng ta nên dạy trẻ nhỏ biết tiết
kiệm, chống lãng phí tiền. Tiết kiệm không chỉ là việc làm quan trọng, cấp
thiết mà còn là một trong những phẩm chất cần có của mỗi con người nếu
muốn thành công trong sự nghiệp.
Trẻ nhỏ cần sự giáo dục từ người lớn, cha mẹ - thầy cô về những đức tính hay.
Trong đó tính tiết kiệm cũng là điều mà trẻ nên học hỏi. Đã hiểu về tính tiết kiệm,
trẻ sẽ biết trân trọng của cải, sức lao động của người khác, tránh lãng phí thức ăn
hằng ngày
Tập trẻ thói quen tiết kiệm thức ăn, tiết kiệm điện nước,…vvv Sẽ hình thành một
đức tính khiêm tốn, sống có chuẩn mực hơn sau này
Đặc điểm của trẻ mầm non là dễ làm, dễ quên. Nên chúng ta phải cần tạo ra thói
quen đó ngay từ bé. Trẻ con vốn yêu thích sự dễ thương, vui nhộn , hài hước.
Chính người lớn chúng ta cũng cần tạ ra những bữa ăn hấp dẫn, bắt mắt đểgiúp trẻ
cảm thấy hứng thú khi ăn. Đây cũng là một cách giúp trẻ biết trân trọng và tiết
kiệm hơn khi trong ăn uống
Bên cạnh việc dạy cho trẻ không được lãng phí thức ăn. Ta cần dạy cho trẻ biết tiết
kiệm từ những việc đơn giản nhất , như :” tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, tiết kiệm
giấy mực , không dùng khi không cần thiết “ . Học tính tiết kiệm từ những điều
nhỏ nhoi nhất, sẽ giúp dễ dàng ghi nhớ và có lối sống tiết kiệm
Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước. Dạy trẻ thói quen tiết kiệm cũng là dạy
cho trẻ tránh đi những cuộc ăn chơi xoa đọa, góp phần tiết kiệm tiền của cải. Trân
trọng sức lao động của mình và người khác. Lối sống tích cực được gìn giữ đến
khi trưởng thành.



Chúng ta cần cung cấp những phim hoạt hình ngắn, tranh ảnh, câu chuyện dí dỏm
về “tiết kiệm” và “lãng phí” để thông qua câu chuyện , lời kể . Trẻ hiểu hơn và có
suy nghĩ tích cực hơn về lối sống này
TRẻ con ngây thơ và dễ thương người lớn chùng ta không nên có những hành động
xỉ vả, đánh mắng quá đáng khi trẻ làm sai. Mà hãy nhẹ nhàng giải thích cho trẻ
hiểu, thiết kế ra một trò chơi, câu chuyện có tính lồng ghép
“Tiết kiệm thức ăn” là điều đơn giản trong cuộc sống hằng ngày. Dễ dạy- dễ nhớ.
Giáo viên nên dạy cho trẻ mỗi ngày . Ngoài ra, giáo viên cũng nên phổ biến với
phụ huynh dạy trẻ nhỏ ở nhà và tránh làm quá nhiều thức ăn cho trẻ đem đến
trường.
Cho trẻ tham gia những hoạt động trồng cây xanh, thăm những bạn nhỏ có hoàn
cảnh khó khăn , thiếu thốn. Để trẻ biết quý trọng thức ăn, quý trọng sức lao động
của người làm thực phẩm
Tăng cường công tác tuyên truyền trong lực lượng phụ huynh học sinh nhằm tạo sự
chuyển biến về mọi mặt
Tăng cường công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo và các tổ chức đoàn thể trong
và ngoài nhà trường về m của nhà trường.phong trào thi đua. Hướng dẫn cụ thể cho
trẻ về :”tiết kiệm thức ăn”
Thiết lập khẩu phần ăn hợp lí đối với trẻ mầm non. Không nên gượng ép khi trẻ đã
no
Hiện nay có rất nhiều trường học ,thầy cô còn ít quan tâm về vấn đề này. Ít tổ chức
những hoạt động , trò chơi giải trí mang tính chất lồng ghép đức tính tiết kiệm, đặc
biệt là tiết kiệm thức ăn . Nhiều gia đình nuông chiều trẻ quá mức, cho trẻ ăn uống
thoải mái,thức ăn dư thừa sẽ được vứt. phụ huynh vì thương con, muốn cho con
được đầy đủ nên luôn soạn thức ăn thật ngon – và nhiều đem cho trẻ nhỏ. Trẻ no,
không dùng dẫn đến phung phí …. Chưa chặt chẽ trong vấn đề tưởng chừng đơn
giản này .
II.

THỰC TRẠNG:



Việc nhiều trẻ em hiện nay đang sử dụng thức ăn một cách rất lãng phí, nhất là
trong những ngày Tết nguyên đán chúng ta đã thấy những gói bánh kẹo ăn dở
dang, nhìu món ăn trên bàn tiệc vẫn còn dư thừa bị vứt bừa bãi.
Nhiều gia đình nuông chiều trẻ quá mức, cho trẻ ăn uống thoải mái,thức ăn dư
thừa sẽ được vứt. phụ huynh vì thương con, muốn cho con được đầy đủ nên luôn
soạn thức ăn thật ngon – và nhiều đem cho trẻ nhỏ. Trẻ no, không dùng dẫn đến
phung phí …. Chưa chặt chẽ trong vấn đề tưởng chừng đơn giản này.
Cũng dễ dàng nhìn thấy cảnh ngày mùng 4, 5 tết thùng rác ngoài phố bị đổ đầy
bánh chưng, bánh tét mốc chua, rau củ, trái cây héo úa…,bốc mùi hôi thối gây ô
nhiễm môi trường.
Cuộc sống hằng ngày bận rộn với công việc, tiền bạc, phụ huynh ít quan tâm
với con cái. Phụ huynh thoải mái yêu thương con qua cách nuông chiều, đòi gì có
đó, không dạy trẻ sống phải tiết kiệm, đặc biệt là tiết kiệm thức ăn. Chính vì những
lí do này đã khiến trẻ quen với việc lãng phí thức ăn, tiêu xài phung phí mà không
biết nghĩ đến những đồnng tiền mà bố mẹ đã vất vả làm ra.
Không những ở trẻ em, ở người lớn tại các quán cơm, không ít người gọi suất
cơm nhưng chỉ ăn hết một nửa, thậm chí chút ít rồi bỏ. Tại các bữa tiệc, đặc biệt là
các bữa tiệc cưới hiện nay (ở nhà hàng cũng như tại gia đình), hầu hết khách khứa
chỉ ăn uống
Ngay cả khi đi ăn tiệc buffet, một thói quen khó bỏ của khá đông người là lấy
thức ăn nhiều hơn lượng cơ thể mình có thể hấp thụ, sau đó bỏ lại. Tất cả những
thức ăn thừa này đều được xử lý một cách đơn giản nhất là… bỏ vào thùng rác.
Nhiều người cho rằng” ăn hết hay không gì thì mình cũng phải trả tiền, lấy sao cho
xứng đáng, ăn không hết thì thôi”. Đáng buồn hơn, sự lãng phí này đôi khi xuất
phát từ chính ý thức của người dân qua loa, mâm cỗ vẫn còn nguyên.
Ở nhiều trường học ,thầy cô còn ít quan tâm về vấn đề này. Ít tổ chức những
hoạt động , trò chơi giải trí mang tính chất lồng ghép đức tính tiết kiệm, đặc biệt là
tiết kiệm thức ăn .

Người lớn chúng ta thường ít kiêng trì với trẻ nhỏ. Nhưng không biết rằng, để
tạo ra một thói quen cho trẻ, người lớn phải kiêng trì, chịu khó. Vì trẻ nhỏ hay quên
nhanh, ít để ý đến.Nhưng nếu chúng ta luyện tập hằng ngày. Trẻ sẽ ghi nhớ


III.

Giải quyết vấn đề:

Ở rất nhiều nơi vẫn còn nhiều trẻ em vẫn còn trong cảnh đói khổ, phải ra đường
kiếm ăn, chúng ta là những người may mắn, được sống ăn no đầy đủ, vì vậy chúng
ta phải biết trân trọng tiết kiệm trong bữa ăn, ăn đủ vừa phải.
Vấn đề ở đây mà chúng ta quan tâm là làm sao cho trẻ hiểu được sự tiết kiệm .
Để từ đó biết tiết kiệm thức ăn là điều nên làm
Đặt ra những câu hỏi, làm thế nào để “ lãng phí thức ăn ở trẻ” hạn chế một mức
tối tiểu nhất. Vì trẻ nhỏ quen dùng thức ăn thoải mái, phung phí , thậm tệ hơn là
vứt cả thức ăn khi không dùng nữa. Trả lời những câu hỏi đó chúng ta sẽ giải quyết
được vấn đề.
Các gia đình cũng phải nên mua vừa phải, nấu ăn cho cả gia đình hợp lý, đầy đủ
các chất dinh dưỡng,không nên nấu quá nhiều, tập cho trẻ ăn hết thức ăn trong
chén
Giáo viên có trách nhiệm quan sát khẩu phần ăn của trẻ, tạo khẩu phần ăn hợp lí
riêng cho từng trẻ. Cùng với đó, giáo viên nên nhắc nhở những phụ huynh mang
thức ăn theo cho trẻ một cách đầy đủ vừa phải, không nên đem quá nhiều, làm dư
thừa thức ăn
Xây dựng một tuần lễ” tiết kiệm’’ có tính vui vẻ, giải trí. Qua tuần lễ “tiết kiệm”
chắc chắn trẻ sẽ nhớ hơn, và thực hiện đúng với sự dẫn dắt của giáo viên


Xây những bài học, tiết mục văn nghệ có tính “tiết kiệm “

Giáo viên cần chú ý quan tâm hơn đến trẻ, nhắc nhở những trẻ hư , vứt thức ăn
lung tung.
Hiểu được tâm lí của trẻ nhỏ, không nên tạo ra áp lực cho trẻ khi ‘’ lãng phí
thức ăn “ mà phải nhẹ nhàng từ tốn, giải thích cho trẻ nghe

IV.

Một số biện pháp

Biện pháp 1 : Giải pháp tránh lãng phí thức ăn đối với trẻ
Trước khi dạy trẻ không lãng phí thức ăn, thì chính những người lớn chúng
ta ( thầy cô giáo dạy trẻ, phụ huynh) cần làm một tấm gương sáng cho trẻ noi
theo. Chính chúng ta cũng phải tự ý thức trong việc tiết kiệm thức ăn, không
được lãng phí
Chúng ta dạy cho trẻ tập thói quen ăn toàn bộ thức ăn

Giới hạn trước các bữa ăn vặt :”Trẻ nhỏ luôn ăn vặt vô thức trước bữa ăn
chính. Vì vậy, khi ngồi vào bàn ăn, chúng ăn ít hơn hoặc chán ăn, làm tăng nguy


cơ lãng phí thực phẩm, trong khi đó lại không được hấp thụ đầy đủ chất dinh
dưỡng cần thiết.’
Bọn trẻ thường ăn theo cảm hứng rất khó chiều. Vì vậy, thay vì cho chúng ăn
cả quả, hãy cắt thành từng miếng có kích thước vừa ăn để chúng dễ ăn hơn và
cũng hạn chế lãng phí thực phẩm.
Các cô và phụ huynh lưu ý , nên đặt những tên thức ăn có tính hài hước,vui
nhộn. Làm như thế trẻ sẽ rất thích thú và thích ăn những món chúng ta nấu. Trẻ
sẽ ít để dư thừa, phung phí , đồng thời sẽ hấp thụ dễ dàng những món mà trẻ
ngày thường không thích cho lắm.
Kể những câu chuyện về sự lãng phí thức ăn cho trẻ nghe, vẽ tranh tuyên

truyền, giải thích cho trẻ hiệu được tầm quan trọng của thức ăn đối với đời sống
chúng ta. Thông qua những câu chuyện hay, bổ ích, dí dỏm đã phần nào thay
đổi suy nghĩ, và hình thành thói quen tốt ở trẻ
Các cô giáo nên cho trẻ lượng sức mình, ăn một lượng thức ăn đầy dủ ,
không nên ép trẻ ăn quá nhiều
Tạo cho trẻ thói quen tiết kiệm, ăn uống hợp lí. Thay vì la rầy, hay đánh đập
trẻ, Thì người lớn chúng ta nên nhẹ nhàng, kể những câu chuyện mang tính hài
hước dí dỏm. Thông qua câu chuyện đó ta giúp trẻ hiểu hơn
Nếu trẻ không muốn ăn, thì cũng không nên ép chúng ăn nhiều, từ bỏ quan
điểm cứ nấu đi rồi chúng sẽ ăn. Điều này càng tạo ác cảm cho trẻ nhỏ về thực
phẩm, một trong những nguyên nhân gây lãng phí.
Đưa trẻ ghé thăm trang trại để tìm hiểu các loại cây trồng và vật nuôi cùng
nhau nấu ăn, thảo luận về chi phí các loại thực phẩm khác nhau tại các cửa hàng
tạp hóa, giải thích điều gì sẽ xảy ra nếu ném thực phẩm đi... Điều quan trọng là
người lớn cũng cần rèn những thói quen nhỏ để giảm lãng phí thức ăn.
Biện pháp 2 : Giải pháp tránh lãng phí thức ăn đối với gia đình, phụ huynh của
trẻ
Là phụ huynh của trẻ chúng ta phải biết tiết kiệm, ăn hết toàn bộ thức ăn, để
cho trẻ phải noi gương theo học hỏi.


Phụ huynh không mua thức ăn theo lố, tận dụng ăn đồ thừa còn có thể sử dụng
được... là những cách rất đơn giản giúp hạn chế lãng phí thức ăn.
Khi mua sắm hay nấu nướng, vì lỡ mua quá nhiều mà chúng ta thường bỏ đi
thức ăn thừa, điều đó gây ra sự lãng phí rất lớn. Trước khi đi chợ, chúng ta cần xem
qua tủ lạnh và kiểm tra mọi thứ trước khi đi mua sắm thực phẩm. Điều này giúp ta
kiểm soát được số lượng và chủng loại thực phẩm còn lại trong tủ, tránh việc mua
thêm quá nhiều, dẫn đến việc không thể tiêu thụ hết.
Sắp xếp những thức ăn thừa hoặc thực phẩm cũ nằm ở phía ngoài, gần cửa tủ
lạnh. Chỉ cần mở cửa tủ là ta đã thấy và dễ dàng chọn dùng ngay. Với những thức

ăn còn vài ngày là hết hạn sử dụng, ta không nên bỏ chúng đi mà hãy dùng ngay
vào ngày hôm sau.
Việc lên thực đơn cho các bữa ăn giúp phụ huynh biết mình cần mua những thứ
gì để chuẩn bị cho việc nấu nướng. Mua những gì đang cần sẽ tốt hơn nhiều so với
việc chọn ngay những những thứ nằm trong tầm mắt mà chưa dùng đến.
Đi chợ mỗi ngày được xem là phương thức lý tưởng nhất vì thời gian mua sắm
sẽ rút ngắn lại và cũng sẽ ít lãng phí hơn vì ta chỉ cần mua thức ăn đủ dùng trong
ngày. Không nên mua hàng theo lố vì nghĩ rằng chúng tiết kiệm hơn so với bình
thường. Thật ra, mua sỉ hay mua số lượng lớn sẽ gây lãng phí nhiều hơn vì bạn sẽ
sử dụng thoải mái hơn hoặc không thể dùng hết theo đúng hạn sử dụng…
Làm nhiều món súp, hầm, cà ri hay món thịt hầm. Đây chính là phương pháp
“hoàn hảo” nhất để bạn thanh toán hết những thực phẩm không còn tươi ngon
trong bếp. Việc chế biến các món súp khá đơn giản, chỉ cần tận dụng tất tần tật
những gì đang có trong tủ lạnh và thoải mái sáng tạo ra những món mới. Súp chính
là món ăn 3 dễ: dễ làm, dễ bảo quản và dễ ăn.
Thức ăn thừa của bữa tối có thể bảo quản lạnh và tận dụng vào việc chế biến
các món cho bữa trưa hôm sau. Ngoài ra, ta cũng có thể nấu nhiều hơn nhu cầu sử
dụng và để dành riêng phần thức ăn dư này. Những lần sau chỉ cần lấy ra hâm nóng
là có thể dùng được ngay. Điều này không chỉ giúp các phụ huynh tiết kiệm được
thức ăn mà còn dư dả thêm chút ít thời gian cho những bữa ăn “không cần phải nấu
nướng” sau đó.
Biện pháp 3: Giải pháp tránh lãng phí thức ăn đối với Nhà trường của trẻ
Để thực thi việc “tiết kiệm thức ăn “ các cô giáo dạy trẻ cần đưa ra những
phương pháp cụ thể qua một clip ngắn về việc lãng phí thức ăn. Cho trẻ xem những
hình ảnh, tư liệu. Thông qua clip đó ta đã dạy cho trẻ được đức tính tiết kiệm .
Nhà trường nên tuyên tuyền, tổ chức những trò chơi , cuộc thi vẽ tranh về đề tài
:” bảo vệ môi trường’’,’”tránh lãng phí thức ăn’’…vvv


Ngoài ra nhà trường cũng nên cho các trẻ tham quan về môi trường trồng rau,

thăm các trẻ em nghèo. Để các em học sinh biết yêu thương môi trường, những
bạn có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời trẻ sẽ tự có ý thức hơn về việc tiết kiệm
Giáo viên nên tạo ra những cuộc trò chuyện thân mật,trao đổi với phụ huynh
cách dạy làm sao cho trẻ không phung phí thức ăn. Và nêu ra những biện pháp khi
ở nhà đối với trẻ.
V.

Khả năng ứng dụng của đề tài:

Qua việc thực hiện nghiên cứu đề tài này đã giúp tôi có thêm nhiều kinh
nghiệm trong việc tiết kiệm thức ăn và hướng dẫn trẻ cách ăn uống hợp lý cho
mình. Nhờ đó mà ý thức của trẻ thực hiện ngày càng tốt hơn.

VI.

Kết luận

Đối với trẻ con, ta cũng cần nên dạy cho trẻ cách tiết kiệm để hình thành thói quen
ngay khi còn nhỏ
Việc để thức ăn thừa sau các bữa ăn là một điều không hay, vì vậy hãy dạy cho trẻ
(học sinh) phải ăn hết thức ăn trong đĩa, ăn lượng thức ăn vừa với sức của mình và
không được lãng phí.
Điều này không chỉ giúp trẻ lịch sự hơn trong ăn uống mà còn dạy cho trẻ đức tính
tiết kiệm
Giáo viên cần giúp bé hiểu rõ tầm quan trọng của việc ăn uống không phung phí,
biết quý trọng thức ăn và tiền cả cha mẹ.
Hãy làm gương cho trẻ trước, bé sẽ nhận biết rõ hơn về hiệu quả của tiết kiệm
thức ăn
Đề xuất những ý kiến hay để trẻ học tập



Chúng ta xây dựng môi trường thân thiện cho trẻ chính là những việc đơn giản
nhất trong cuộc sống hằng ngày của trẻ
Hạn chế tối đa những việc lãng phí thức ăn , dư thừa thức ăn của trẻ nói chung. Và
hạn chế việc lãng phí của cải nói chung. Để góp phần xây dựng một môi trường
trong sạch,văn minh, văn hóa và tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc. Bên cạnh đó ta
giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng. Những công việc tưởng chừng như đơn giản
nhưng đã góp phần xây dựng nhân cách trẻ!

Đưa ra những biện pháp khắc phục, đem lại hiệu quả, tầm hiểu biết cho trẻ “ Việc
lãng phí thức ăn không hề đơn giản “

Sssssssssssssssssd


Cám ơn bạn đã xem tài liệu



×