Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

nghien cuu kha nang xin vien thanh cong cua sinh vien

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.73 KB, 15 trang )

Đề cƣơng đề tài:
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG XIN VIỆC THÀNH
CÔNG CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP KHỐI NGÀNH KINH TẾ CÁC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, do ảnh hƣởng của “dƣ chấn” sau cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu (2008) khiến nhiều quốc gia trên Thế giới trong đó có
Việt Nam, phải đối mặt với vô vàn khó khăn và thách thức trong các vấn đề
kinh tế - xã hội nhƣ sự đi xuống của nền kinh tế, nợ công, lạm phát, thất
nghiệp,... Trong đó, thất nghiệp đã trở thành mối lo ngại lớn ở của nhiều nƣớc
phát triển cũng nhƣ các nƣớc đang phát triển trên Thế giới. Sự đi xuống của nền
kinh tế đã kéo theo nhiều hệ lụy nhƣ doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó
khăn, nguy cơ phá sản, số lƣợng việc làm cũng nhƣ số việc làm mới giảm gây
mất ổn định cung cầu trong thị trƣờng lao động đã dẫn đến số lƣợng lao động
thất nghiệp ngày càng gia tăng nhƣ hiện nay, đặc biệt là các lao động đã qua đào
tạo thất nghiệp ngày càng tăng. Tỷ lệ lao động thất nghiệp Việt Nam luôn có xu
hƣớng tăng qua các năm, đặc biệt là tỷ lệ thất nghiệp của lao động có trình độ
đại học trở lên ngày càng tăng nhanh. Năm 2013, tỷ lệ thất nghiệp chung cho
toàn lực lƣợng lao động là 2,2% tăng nhẹ so năm 2012, trong đó, tỷ lệ thất
nghiệp của lao động có trình độ đại học trở lên tăng đáng kể từ 2,82% (năm
2012) lên 4% (năm 2013) và đến quý II/2014 tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên độ
tuổi từ 20 đến 24 có trình độ đại học (sinh viên vừa tốt nghiệp) đã lên đến
21,2%. Nếu trong quý IV-2013, có 72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp1 thì đến
quý II-2014 có đến 162.000 lao động có trình độ đại học trở lên thất nghiệp.
Đồng bằng sông Cửu Long – vùng kinh tế phía nam Việt Nam đƣợc xem
là vùng trũng về giáo dục với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo thấp nhất cả nƣớc
(10,5%, trong đó lao động có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm 4%, năm
2013)2. Trong những năm gần đây, tỷ lệ thất nghiệp chung của toàn vùng đều
có xu hƣớng cao hơn tỷ lệ thất nghiệp chung cả nƣớc, nếu năm 2012 tỷ lệ thất
nghiệp là 2,17% thì đến năm 2013 tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ lên 2,4%, trong
đó, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi từ 20 – 24 lên đến 6,5% và


chiếm đến 26,5%, cao nhất trong cơ cấu lao động thất nghiệp hiện nay3. Chính
vì thực trạng đó, sinh viên vừa tốt nghiệp ngày càng khó khăn hơn khi tham
1

Hồng Hạnh (2014). 72.000 cử nhân thất nghiệp do chƣa có dự báo nguồn nhân lực. Báo điện tử Dân
Trí. [Truy cập ngày: 01/09/2014] < />2
Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2013. Tổng Cục Thống Kê. [Ngày truy cập: 01/09/2014]
< />3
Báo cáo lao động việc làm năm 2012 và năm 2013 của Tổng Cục Thống Kê.

1


gia vào thị trƣờng lao động, khiến nhiều sinh viên phải làm công việc trái
ngành hoặc chịu thất nghiệp. Đánh giá nguyên nhân cho thực trạng này, ông
Nguyễn Bá Ngọc, Phó Viện trƣởng Viện KHLĐXH (Bộ LĐTB&XH ), cho
rằng có nhiều, nhƣng quan trọng nhất là chất lƣợng đào tạo trong các trƣờng
CĐ, ĐH chƣa cao nên lao động mới tốt nghiệp không đáp ứng đƣợc nhu cầu
tuyển dụng của các cơ quan, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc thiếu công khai,
minh bạch thông tin tuyển dụng phần nào hạn chế khả năng tiếp cận, tìm kiếm
việc làm của nhóm lao động này4. Cùng bình luận về vấn đề này, Phạm Văn
Sơn, giám đốc Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và Cung ứng nhân lực, Bộ GD-ĐT
lại cho rằng, nguyên nhân chính gây nên tình trạng thiếu việc làm là do kinh tế
khủng hoảng, các doanh nghiệp phá sản hoặc thu hẹp phạm vi sản xuất kinh
doanh không những không tuyển thêm mà còn cắt giảm nhân công, vị trí việc
làm rất nhiều. Đây là nguyên nhân chính làm cho dƣ thừa lao động 5. Dựa trên
những thực trạng đó, đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả
năng xin việc thành công của sinh viên tốt nghiệp khối ngành kinh tế các
trƣờng đại học khu vực ĐBSCL” là cần thiết và có ý nghĩa. Đề tài phân tích
khả năng có việc làm của sinh viên tốt nghiệp khối ngành kinh tế khu vực

ĐBSCL trong việc tìm kiếm công việc đầu tiên sau khi tốt nghiệp. Kết quả
nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp giúp sinh viên nâng
cao khả năng tìm đƣợc việc làm sau khi tốt nghiệp.
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu đƣợc tiến hành nhằm phân tích thực trạng tìm việc làm, phân
tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng có việc làm và đề xuất các giải pháp
nâng cao khả năng có việc làm của sinh viên tốt nghiêp khối ngành kinh tế các
trƣờng ĐH khu vực ĐBSCL.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
(1) Phân tích thực trạng tìm việc làm của sinh viên tốt nghiệp khối ngành
kinh tế các trƣờng ĐH khu vực ĐBSCL.
(2) Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng có việc làm của sinh
viên tốt nghiệp khối ngành kinh tế các trƣờng ĐH khu vực ĐBSCL.

4

Hiếu Minh (2014). Hơn 162.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Báo điện tử Dân Trí. [Truy cập ngày:
01/09/2014] < />5
Hồng Hạnh (2014). 72.000 cử nhân thất nghiệp do chƣa có dự báo nguồn nhân lực. Báo điện tử Dân
Trí. [Truy cập ngày: 01/09/2014] < />
2


(3) Đề xuất các giải pháp giúp sinh viên khối ngành kinh tế các trƣờng
các trƣờng ĐH khu vực ĐBSCL nâng cao khả năng tìm đƣợc việc làm sau khi
tốt nghiệp.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nội dung chính của nghiên cứu nhằm tập trung giải quyết các câu hỏi

sau:
(1) Thực trạng tìm kiếm việc làm của sinh viên khối ngành kinh tế hiện
nay nhƣ thế nào?
(2) Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng có việc làm của sinh viên tốt
nghiệp ĐH khối ngành kinh tế là gì?
(3) Xác suất thành công của mỗi hồ sơ xin việc chịu ảnh hƣởng bởi
những nhân tố nào?
(4) Cần những giải pháp gì để nâng cao khả năng có việc làm cho các
sinh viên tốt nghiệp khối ngành kinh tế?
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Khả năng việc làm của lao động nói chung, của sinh viên tốt nghiệp nói
riêng, chịu ảnh hƣởng bởi nhiều tác nhân khác nhau nhƣ: bối cảnh nền kinh tế,
thị trƣờng lao động, chất lƣợng lao động và các đặc điểm nhân khẩu học của
cá nhân lao động. Nội dung nghiên cứu này tập trung phân tích thực trạng tìm
việc làm; phân tích cách nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng việc làm của sinh
viên tốt nghiệp khối ngành kinh tế các trƣờng ĐH khu vực ĐBSCL trong việc
tìm kiếm công việc đầu tiên dựa trên nền tảng gia đình và đặc điểm các nhân
của sinh viên; đề xuất các giải pháp giúp sinh viên khối ngành kinh tế các
trƣờng các trƣờng ĐH khu vực ĐBSCL nâng cao khả năng tìm đƣợc việc làm
sau khi tốt nghiệp.
4.2 Giới hạn đối tƣơng nghiên cứu
Nội dung chính của nghiên cứu là nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến
khả năng có việc làm của sinh viên trong việc tìm kiếm công việc đầu tiên sau
khi tốt nghiệp nên đối tƣợng của nghiên cứu là: các sinh viên khối ngành kinh
tế các trƣờng ĐH Cần Thơ, ĐH Tây Đô, ĐH Cửu Long (lý do) đã tốt nghiệp
từ 3 tháng (dự kiến) đến 1 năm đang tìm kiếm hoặc làm công việc toàn thời
gian đầu tiên và các tác nhân ảnh hƣởng đến khả năng việc có việc làm của
sinh viên tốt nghiệp.


3


4.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2014, sử dụng
số liệu thứ cấp từ năm 2011 đến nữa đầu năm 2014 và số liệu sơ cấp phỏng
vấn trực tiếp các sinh viên khối ngành kinh tế tốt nghiệp trong năm 2013 và
đầu năm 2014 của các trƣờng CĐ, ĐH trên địa bàn Tp. Cần Thơ.
5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
5.1 Lƣợc khảo theo đối tƣợng tiếp cận
Trong thời gian qua, nghiên cứu vấn đề việc làm của lao động trẻ nói
chung, của sinh viên tốt nghiệp nói riêng đã có nhiều hƣớng tiếp cận theo các
đối tƣợng khác nhau. Zhou (2003) đã tiến hành phân tích các nhân tố ảnh
hƣởng đến việc của sinh viên tốt nghiệp thông qua hƣớng tiếp cận phỏng vấn
ngẫu nhiên 2.119 sinh viên đã tốt nghiệp của 64 trƣờng ĐH-CĐ ở trên lãnh thổ
Trung Quốc. Tƣơng tự, Kong Jun (2012) tiếp cận các sinh viên tốt nghiệp
đang làm hoặc đang tìm kiếm công việc đầu tiên của các trƣờng ĐH trong thủ
đô Bắc Kinh, Trung Quốc để phân tích tình trạng việc làm của sinh viên trong
nghiên cứu của mình. Một nghiên cứu ở Ý, Davide Contu (2012) tiếp cận theo
các đặc điểm nhân khẩu học của lao động thông qua cuộc khảo sát của ngân
hàng Ý. Ở Việt Nam, nhằm nâng cao cơ hộ việc làm thông qua san giao dịch
việc làm Đà Năng, Lê Phan Hồng Châu và Phạm Thị Thùy Ngân (2010) đã
tiếp cận các ứng viên và các doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch Đà Nẵng.
Trong nhóm ngành công nghệ thông tin, Xiang Fang, Sooun Lee (2005) tiến
hành khảo sát ngẫu nhiên 161 sinh viên, học viên tốt nghiệp các khóa học từ
trung tâm đào tạo MIS (Management Information Systems, USA). Một nghiên
cứu ở Na Uy, Bratberg và Nilsen (1998) đã tiếp cận 11.658 sinh viên tốt
nghiệp đang làm việc hoặc đang tìm kiếm công việc đầu tiên từ 1989 đến 1991
thông qua hệ thông dữ liệu dân số của Na Uy với những thông tin về nhân
khẩu học, gia đình, thời gian tìm kiếm và thời gian làm công việc đầu tiên của

họ. Đối với đối tƣợng là lao động trẻ, Msigwa và Kipesha (2013) đã tiếp cận
các đối tƣợng là lao động có độ tuổi từ 15 – 34 tuổi ở Tazania để giải quyết
vấn đề nghiên cứu của mình. Một hƣớng tiếp cận khác, với góc độ là nhà
hoạch định nguồn nhân lực, Alfed và các cộng sự (2008) đã tiến hành phỏng
vấn các bên có liên quan gồm quản lý, giảng viên trƣờng đại học, nhân viên
cao cấp bộ phận nhân lực, quản lý nhân sự các công ty và các sinh viên để thu
thập các ý kiến. Tiếp cận vấn đề tốt nghiệp với góc nhìn vĩ mô, Gilanipour và
các cộng sự (2012) đã tiếp cận nhiều bên liên quan gồm nhiều lĩnh vực khác
nhau nhƣ kinh tế, văn hóa – xã hội, chính sách, quản lý và giáo dục.

4


Nhìn chung, trong hƣớng tiếp cận giải quyết vấn đề thất nghiệp có khá
nhiều hƣớng tiếp cận phong phú từ đặc đặc điểm cá nhân của lao động, nền
tảng gia đình cho đến nhiều lĩnh vực khác nhau.
5.2. Lƣợc khảo theo phƣơng pháp nghiên cứu
Msigwa và Kipesha (2013) sử dụng mô hình hồi qui logistis đa thức
(Multinomial logistic regression model) để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng
đến tình trạng việc làm ở Tazania. Davide Contu (2012) sử dụng mô hình
Probit và phƣơng pháp tiếp cận phi tham số để phân tích khả năng có việc làm
của lao động tại Ý. Tƣơng tự, Lê Phan Hồng Châu và Phạm Thị Thùy Ngân
(2010) sử dụng mô hình hồi qui Probit phân tích cơ hội việc làm của lao động
tham gia sàn giao dịch việc làm Đà Nẵng. Bratberg và Nilsen (1998) sự dụng
mô hình Tobit với phƣơng pháp ƣớc lƣơng khả năng tối đa để kiểm định mối
quan hệ giữa các yếu tố cá nhân với tình trạng việc làm của sinh viên tốt
nghiệp ở Na uy. Kong Jun (2012) sử dụng mô hình bán tham số (semiparametric survival model) để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến thời gian
có việc làm của sih viên tốt nghiệp tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
5.3. Lƣợc khảo theo nội dung nghiên cứu
Nhiều nghiên cứu nhằm tìm ra những nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng

có việc làm của lao động cũng nhƣ tìm kiếm các nguyên nhân dẫn đến sự khác
biệt về tình trạng thất nghiệp của lao động đƣợc thực hiện ở nhiều nơi khác
nhau trong và ngoài nƣớc. Theo Davide Contu (2012) và Msigwa, Kipesha
(2013) thất nghiệp là vấn đề ở mỗi quốc gia cần quan tâm, nhất là ở các nƣớc
đang phát triển, thất nghiệp không chỉ ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng, tệ hơn
nó còn ảnh hƣởng đến sự ổn định chính trị ở quốc gia đó. Ngoài các yếu tố
nhƣ kinh tế, chính trị, xã hội và môi trƣờng thì các yếu tố thuộc về cá nhân của
lao động nhƣ: giới tính, trình độ học vấn, kĩ năng, tình trạng hôn nhân và vị trí
địa lý nơi xin việc là những yếu tố quyết định đến tình thất nghiệp của lao
động. Đối với các lao động là nữ giới, có trình độ học vấn cao, ít có mối ràng
buộc về hôn nhân sẽ dễ dàng có việc làm hơn. Cá nhân có trình độ đại học có
việc nhanh hơn và thời gian làm công việc đầu tiên lâu hơn trong đó sinh viên
nữ sau khi tốt nghiệp lại có khả năng có việc làm sớm hơn sinh viên nam cùng
tốt nghiệp đại học (Bratberg và Nilsen, 1998; Kong Jun, 2012).
Đối với lao động là sinh viên tốt nghiệp CĐ, ĐH thì các yếu tố nhƣ uy
tín trƣờng, chuyên ngành, kết quả tốt nghiệp cũng có ảnh hƣởng đến khả năng
của sinh viên sau tốt nghiệp (Fang và Lee, 2005; Bradley và Nguyen, 2004;
Zhou, 2003; Kong Jun, 2012) . Bradley và Nguyen (2004) đã chứng mình rằng
uy tín và chất lƣơng đạo tạo có tác động mạnh đến sự thành công trong việc
tìm kiếm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp ở Anh, theo đó, các sinh
5


viên tốt nghiệp các trƣờng uy tín thì sẽ có thời gian tìm việc nhanh hơn. Kong
Jun (2012) đã chứng minh đƣợc điều tƣơng tự trong nghiên cứu của mình đối
với các sinh ở thủ đô Bắc Kinh. Tuy nhiên, Zhou (2003) thì lại cho rằng, uy tín
trƣờng chỉ có tác động nhỏ trong việc tìm kiếm việc làm của các sinh viên
Trung Quốc. Chuyên ngành là một cách chọn lọc các lao động với những kĩ
năng và khả năng khác nhau phù hợp với nhu cầu thị trƣờng lao động khác
nhau, theo Kong Jun (2012) sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật và kinh tế ở

Bắc Kinh dễ dàng tìm kiếm việc làm hơn so với các sinh viên ngành luật và
khoa học tự nhiên. Ngoài ra, theo Fang và Lee (2005) kết quả tốt nghiệp đƣợc
sử dụng nhƣ một chỉ báo quan trọng đối với thành tích học tập của học sinh.
Đôi khi nhà tuyển dụng yêu cầu ngƣời xin việc báo cáo kết quả tốt nghiệp nhƣ
cung cấp bằng chứng sinh viên đã chuẩn bị gì cho nghề nghiệp. Nghiên cứu
Albrecht và cộng sự (1994) cho thấy rằng hầu hết các nhà tuyển dụng đều
quan tâm đến kết quả tốt nghiêp, đặc biệt là trong kinh doanh. Tuy nhiên,
Rosson và cộng sự (1973) lại cho rằng kết quả tốt nghiệp không ảnh hƣởng
tình trạng việc làm. Mặt khác, nhiều tác giả lại cho rằng mấu chốt của vấn đề
thất nghiệp không chỉ nằm ở vấn đề đào tạo mà là kinh nghiệm của lao động.
Các yếu tố nhƣ thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng và kỹ năng không phù hợp
đã góp phần vào việc thanh niên thất nghiệp cao hơn so với dân số trƣởng
thành (Godfrey, 2003). Đối các sinh vừa tốt nghiệp, sự thiếu hụt về kinh
nghiệm công việc làm giảm đi khả năng có việc làm của họ so với những
ngƣời trƣởng thành trong thị trƣờng lao động. Theo Caroleo và Pastore (2007)
chìa khóa để giải thích tình trạng thất nghiệp của lao động trẻ có thể gọi là
khoảng cách kinh nghiệm.
Ngoài ra, các yếu tố về nền tảng gia đình và mức lƣơng chấp nhận cũng
quyết định tới khả năng việc làm của lao động. Montgomery (1991) cho rằng
một phần 3 lao động tìm đƣợc việc làm thông qua gia đình, bạn bè và ngƣời
quen. Lao động trẻ và lao động thiếu kinh nghiệm hạn chế về thông tin công
ty, tiền lƣơng, điều kiện làm việc, chính sách việc làm cũng nhƣ các đặc điểm
của công việc. Vì vậy, họ phải đối mặt với chi phí thông tin đáng kể (Bratberg
và Nilsen, 1998). Thông qua mối quan hệ xã hội, ngƣời lao động sẽ dễ dàng
nhận đƣợc thông tin về cung cầu của thị trƣờng lao động và khả năng có việc
làm sẽ cao hơn nếu đƣợc bạn bè hoặc ngƣời thân giới thiệu (Etienne Campens
và ctg (2012)). Theo Bradley và Nguyen (2004) tình trạng việc làm của bố mẹ
đã đƣợc tìm thấy là một yếu tố quyết định mạnh mẽ và quan trọng trong quyết
định tìm việc làm của thanh niên và những thanh niên có hoàn cảnh gia khó
khăn hơn có nhiều khả năng thâm nhập thị trƣờng lao động và có việc làm cao

hơn. Theo Bratberg và Nilsen (1998) thời gian tìm kiếm và chấp nhận mức

6


lƣơng có tác động một cách tích cực đến tình trạng việc làm và dƣờng nhƣ nữ
giới có thời gian tìm kiếm và chấp nhận mức lƣơng thấp hơn. Eckstein và
Wolpin (1987) điều tra thời gian cho công việc toàn thời gian đầu tiên sau khi
đi học và mức lƣơng chấp nhận cho rằng yêu cầu mức lƣơng cao đồng nghĩa
với kéo dài thời gian thất nghiệp.
6. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Dựa trên cơ sở tổng quan một số học thuyết liên quan cũng nhƣ các
nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm có liên quan đến đến khả năng có việc
làm của lao động. Mô hình đề xuất cho nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến
khả năng có việc làm của sinh tốt nghiệp khối ngành kinh tế đƣợc xây dựng
nhƣ sau nhƣ trong hình 1 dƣới đây.
Giới tính

Quan hệ xã hội

Thu nhập gia đình

Kỹ năng

Uy tín trƣờng

Khả năng có việc
làm của sinh viên
tốt nghiệp


Kinh nghiệm làm
việc

Loại tốt nghiệp

Nơi xin việc

Mức lƣơng chấp
nhận

Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Đây là mô hình với biến phụ thuộc nhị nguyên nên để kiểm định mô hình
này có thể sử dụng phƣơng pháp hồi quy Logistic hoặc phƣơng pháp hồi qui
Probit với phƣơng trình đƣợc thiết lập nhƣ sau:
KNCOVIECLAM = β0 + β1GIOITINH + β2LTRUONG + β3QUANHE
+ β4THUNHAP + β5KYNANG+ β6LOAI + β7NOIXV
+ β8KNGHIEM + β9LUONG + α1CANTHO +α2CUULONG

Trong đó: KNCOVIECLAM là biến phụ thuộc đo lƣờng khả năng có
việc làm sinh viên tốt nghiệp khối ngành kinh tế các trƣờng ĐH ở ĐBSCL
trong việc tìm kiếm công việc đầu tiên sau tốt nghiệp, biến này nhận giá trị 1
nếu sinh đã hoặc đang làm công việc đầu tiên sau tốt nghiêp và nhận giá trị 0
nếu đến hiện tại vẫn chƣa tìm đƣợc việc làm từ khi ra trƣờng. Các biến độc lập
trong mô hình đƣợc giải thích cụ thể trong bảng 1.

7


Bảng 1: Cơ sở xây dựng thang đo trong mô hình
Tên biến

Giới tính
(GIOITINH)

Quan hệ xã hội
(QUANHE)
Loại tốt nghiệp
(LOAI)

Nơi xin việc
(NOIXV)
Kinh nghiệm
(KNGHIEM)

Uy tín trƣờng
CANTHO;
TAYDO;
CUULONG.

Mức lƣơng
chấp nhận

Diễn giải

Nguồn

Kỳ
vọng

Giới tính của sinh viên tốt nghiệp, nhận Msigwa và Kipesha (2013);
giá trị 1 nếu là Nam và giá trị 0 nếu là Davide Contu (2013);

nữ.
Kong Jun (2012); Bratberg
và Nilsen (1998)

-

Nhận giá trị 1 nếu đƣợc bạn bè, ngƣời Montgomery
(1991);
thân giới thiệu xin việc và 0 nếu ngƣợc Etienne Campens và ctg
lại.
(2012)

+

Xếp loại của sinh viên khi tốt nghiệp
bao gồm 5 loại: Xuất sắc, Giỏi, Khá,
TB-Khá, Trung bình tƣơng ứng với các
giá trị từ 1 đến 5.

Fang và Lee (2005);
Albrecht và cộng sự
(1994); Rosson và cộng sự
(1973)

+

Nhận giá trị 1 nếu xin việc ở Thành thị Msigwa và Kipesha (2013);
và 0 nếu ở Nông thôn.
Davide Contu (2013);


-

Biến định lƣợng, là số tháng sinh viên Caroleo và Pastore (2007);
làm các công việc liên quan đến chuyên Godfrey (2003); Châu và
ngành đào tạo và có tạo ra thu nhập cho Ngân (2010)
bản thân (tháng).

+

- CANTHO: nhận 1 nếu là sv ĐHCT và Bradley và Nguyen (2004);
0 nếu ngƣợc lại.
Kong Jun (2012); Zhou
- TAYDO: nhận 1 nếu là sv ĐH Tây Đô (2003)
+

và 0 nếu ngƣợc lại
- CUULONG: nhận 1 nếu là sv ĐH Cửu
Long và 0 nếu ngƣợc lại.

(LUONG)

Là mức lƣơng thấp nhất mà sinh viên có Bratberg và Nilsen(1998);
thể chấp nhận để có việc làm.
Eckstein và Wolpin (1987);
Châu và Ngân (2010)

Thu nhập gia
đình

Biến định lƣợng, tổng thu nhập của gia Bradley và Nguyen (2004);

đình (triệu đồng/tháng)

-

-

(THUNHAP)
Kỹ năng
(KYNANG)

Đo lƣờng các kỹ năng thiết yếu nhất của
sinh viên để có thể đáp ứng nhu cầu của
thị trƣờng lao động. Đƣợc đo lƣờng
bằng thang đo Likert 5 mức độ với 16
yếu tố của 3 nhóm kỹ năng cơ bản: Kỹ
năng cơ bản, kỹ năng ứng dụng, kỹ năng
phát triển.

Nguồn: Đề xuất của tác giả

8

Msigwa và Kipesha (2013);
Godfrey (2003); Huỳnh
Trƣờng Huy và La Nguyễn
Thùy Dung (2011); Huỳnh
Phú Thịnh (2007);

+



Diễn giải biến và dấu kì vọng
GIOITINH: là giới tính của sinh viên tốt nghiệp, là biến giả nhận giá trị 1
nếu sinh viên đó là Nam và nhận giá trị 0 nếu là nữ. Theo kết quả nhiều nghiên
cứu trƣớc đây, sau khi tốt nghiệp, sinh viên nữ dễ dàng có việc làm hơn so với
sinh viên nam nên biến mang dấu kì vọng âm.
QUANHE: thể hiện mối quan hệ xã hội của sinh viên tốt nghiệp trong
việc tìm kiếm việc làm, là biến giả nhận giá trị 1 nếu sinh viên đƣợc đƣợc bạn
bè, ngƣời thân gởi gắm xin việc làm và nhận giá trị 0 nếu không đƣợc gởi
gắm. Theo các nghiên cứu trƣớc, lao động đƣợc bạn bè, ngƣời thân gởi gắm
trong xin việc thì khả năng có việc làm cao hơn nên biến này mang dấu kì
vọng dƣơng.
LOAI: là xếp loại tốt nghiệp của sinh viên. Theo các nghiên cứu trƣớc,
sinh viên tốt nghiệp với điểm trung bình cao hơn thì khả năng có việc làm
cũng cao hơn nên biến này mang dấu kì vọng dƣơng.
NOIXV: là nơi sinh viên xin việc, là biến giả nhận giá trị 1 nếu sinh viên
xin việc ở Thành thị và nhận giá trị 0 nếu xin việc ở Nông thôn. Theo các
nghiên cứu trƣớc, lao động xin việc ở nông thôn dễ dàng hơn ở thành thị nên
biến này mang dấu kì vọng âm.
KNGHIEM: là tổng số tháng sinh viên làm các công việc liên quan đến
chuyên môn và có tạo ra thu nhập trƣớc khi tốt nghiệp.
KYNANG: thể hiện kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp bao gồm 3 nhóm
kỹ năng thiết yếu của lao động để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng lao động. Nhóm
biến này đƣợc đo lƣờng bằng sự tự đánh giá của sinh về kỹ năng của mình với
16 yếu tố đƣợc đo băng thang đo Likert 5 mức độ (Bảng 2). Theo các nghiên
cứu trƣớc, sinh viên có các kỹ năng tốt sẽ dễ dàng tìm đƣợc việc làm hơn nên
nhóm biến này mang dấu kì vọng dƣơng.
Bảng 2: Diễn giải các biến kỹ năng
Diễn giải biến


Thang đo

Kỹ năng cơ bản
1. Ngoại ngữ
2. Tin học căn bản

Likert 5 mức độ

3. Giao tiếp
4. Làm việc độc lâp
Kỹ năng ứng dụng
5. Tính tổ chức

Likert 5 mức độ

6. Quản lý
7. Phân tích

Likert 5 mức độ

9


8. Làm việc nhóm
9. Tin học ứng dụng
10. Hoạch định
11. Đàm phán
Kỹ năng phát triển
12. Tổng hợp
13. Lãnh đạo

14. Phát triển quan hệ

Likert 5 mức độ

15. Tổ chức nguồn nhân lực
16. Ra quyết định
Nguồn: Đề xuất của tác giả

Theo các nghiên trƣớc, lao động có kỹ năng càng tốt thì dễ dàng tìm
kiếm đƣợc việc làm hơn nên nhóm biến này mang dâu kì vọng dƣơng.
Uy tín trƣờng (CANTHO; TAYDO; CUULONG): thể hiện uy tín trƣờng
tƣơng ứng với từng bậc học, là biến giả. Theo các nghiên cứu trƣớc, sinh viên
tốt nghiệp các trƣờng có uy tín trƣờng cao thì xin việc dễ dàng hơn nên biến
này mang dấu kì vọng dƣơng.
LUONG: là mức lƣơng yêu cầu của sinh viên khi tìm kiếm việc làm,
Theo các nghiên cứu trƣớc, sinh viên đòi hỏi mức lƣờng càng cao thì khả năng
có việc làm càng thấp.
THUNHAP: là tổng thu nhập hàng tháng của gia đình (triệu đồng/tháng),
là biến định lƣợng. Theo các nghiên cứu trƣớc, lao động có xuất thân từ gia
đình có hoàn cảnh khó khăn thì có ý thức và cố gắng tìm kiếm việc làm hơn
nên khả năng có việc cao hơn, biến này mang dấu kì vọng âm.
7. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
- Phƣơng pháp chọn cở mẫu
Kích thƣớc mẫu thƣờng tùy thuộc vào các phƣơng pháp ƣớc lƣợng trong
nghiên cứu và có nhiều quan điểm khác nhau, chẳng hạn nhƣ:
+ Theo Hair và cộng sự (1998)6 thì qui luật tổng quát cho cỡ mẫu tối
thiểu trong phân tích nhân tố khám phá là gấp 5 lần số biến quan sát và số
lƣợng mẫu phù hợp cho phân tích hồi quy đa biến cũng là gấp 5 lần số biến
độc lâp.


6

Hair JF, Anderson RE, Tatham RL, Black WC, 2010. Multivariate Data Analysis, 7th Edition.
Pearson Prentice Hall. trang 172

10


+ Theo Green (1991)7 cỡ mẫu tối thiểu cần đạt đƣợc trong phân tích hồi
qui đƣợc tính bằng công thức: 50 + 8m (m: số biến độc lập)
+ Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005)8 quy tắc xác
định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA là số quan sát (kích thƣớc mẫu) ít nhất
phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố.
Trong nghiên cứu đƣợc xây dựng mô hình hồi quy với 9 biến độc lập,
tức là kích thƣớc mẫu tối thiểu là 122 quan sát. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn
tiến hành phân hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) với 16 biến nên kích
thƣớc mẫu cần đạt là 80 quan sát. Vậy kích thƣớc mẫu tối thiểu nghiên cứu
cần đạt là 122 quan sát.
- Phƣơng pháp chọn mẫu: Phƣơng pháp chọn mẫu theo hạn ngạch
(Quota sample) đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này bởi vì tính đồng nhất của
các quan sát nhƣ tuổi tác, trình độ,... cũng nhƣ cần kiểm định sự khác biệt giữa
các trƣờng nên cần một tỷ lệ cân đối số quan sát giữa các trƣờng. Theo đó, tác
giả thu thập thông tin từ các trƣờng ĐH Cần Thơ, ĐH Tây Đô, ĐH Cửu Long
về thời gian tốt nghiệp, chuyên ngành, địa chỉ liên lạc (mail, số địa thoại,...)
của các sinh viên khối ngành kinh tế đã tốt nghiệp từ 3 tháng đến 12 tháng.
- Số liệu thứ cấp: số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài đƣợc lấy (1) Các
văn kiện, qui định, thông tƣ, kế hoạch phát triển giáo dục của Bộ giáo dục; (2)
Số liệu thống kê, báo cáo lao động việc làm từ Tổng cục thống kê; (3) Các
nhận định, đánh giá của các nhà chuyên môn, quản lý giáo dục từ sách báo, tạp

chí khoa học.
- Số liệu sơ cấp: Bảng câu hỏi sau khi đƣợc xây dựng sẽ đƣợc tiến hành
phỏng vấn thử để kiểm tra tính phù hợp và tiến hành hiệu chỉnh, sau khi hiệu
chỉnh nghiên cứu tiến hành điều tra chính thức. Thông tin đƣợc thu thập thông
qua 2 cách: (1) phỏng vấn trực tiếp thông mẩu bảng câu hỏi in và (2) phỏng
vấn bằng mẩu bảng câu hỏi điện tử thông qua email cá nhân của sinh viên.
7.2 Phƣơng pháp phân tích
Để giải quyết các mục tiêu đã nêu, nghiên cứu sử dụng sử dụng phƣơng
pháp thông kê mô tả với các tiêu chí số trung bình, tần suất, tỷ lệ, kiểm định
thốngkê và phƣơng pháp hồi qui logrit thông qua công cụ SPSS 19.

7

Green SB (1991). How many subjects does it take to do a regression analysis? Multivariate
Behavioral Research 1991; 26: 499-510.
8
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. NXB Thống
kê, trang 263.

11


8. NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
1.4.2 Giới hạn đối tƣơng nghiên cứu
1.4.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN
1.5.1 Lƣợc khảo theo đối tƣợng tiếp cận
1.5.2 Lƣợc khảo theo phƣơng pháp nghiên cứu
1.5.3 Lƣợc khảo theo nội dung nghiên cứu
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.2 Quá trình tìm việc thông thƣờng
2.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.3.2 Phƣơng pháp phân tích
CHƢƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC ĐBSCL
3.1.1 Vị trí địa lý
3.1.2 Dân số và đời sống – kinh tế
3.1.3 Chất lƣợng nguồn lao động
3.2 TỔNG QUAN VỀ CÁC TRƢỜNG ĐH TRONG KHU VỰC ĐBSCL
3.2.1 ĐH Cần Thơ (CTU)
3.2.2 ĐH Cửu Long (MKU)
3.2.3 ĐH Tây Đô (TDU)
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

12


4.1 THỰC TRẠNG TÌM KIẾM VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH

KINH TẾ CÁC TRƢỜNG ĐH KHU VỰC ĐBSCL
4.1.1 Đặc điểm tìm việc làm và xin việc làm của sinh viên tốt nghiệp
4.1.2 Đặc điểm việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp
4.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CÓ VIỆC LÀM CỦA
SINH VIÊN TỐT NGHIỆP KHỐI NGÀNH KINH TẾ CÁC TRƢỜNG ĐH
KHU VỰC ĐBSCL
4.2.1 Mô hình khả năng có việc làm của sinh viên tốt nghiệp
4.2.2 Mô hình xác suất thành công của hồ sơ xin việc
4.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CÓ VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN
SAU KHI TỐT NGHIỆP
4.3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp
4.3.2 Giải pháp nâng cao khả năng có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
5.2 KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Lê Phan Hồng Châu, Phạm Thị Thùy Ngân, 2010. Nâng cao cơ hội việc
làm quan sàn giao dịch việc làm Đà Nẵng. Tuyển tập Báo cáo Hội
nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm
2010, trang 8 -15.
2. Huỳnh Trƣờng Huy, La Nguyễn Thùy Dung, 2011. Các yếu tố ảnh
hƣởng quyết định lựa chọn nơi làm việc: Trƣờng hợp sinh viên Đại
học Cần Thơ. Tạp chí khoa học Trƣờng đại học Cần Thơ, 2011: 17b
trang 130-139.
3. Huỳnh Phú Thịnh, 2007. Kỹ năng tìm việc làm. Tài liệu phục vụ chuyên
đề rèn luyện kỹ năng sống cho sinh viên thiệt thòi Đại học Ang Giang.
Dự án P.H.E, Đại học An Giang.
4. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005. Phân tích dữ liệu

nghiên cứu với SPSS. NXB Thống kê.
5. Lê Khƣơng Ninh, 2004. Giáo trình Kinh tế học Vĩ mô. Khoa Kinh tế QTKD, ĐH Cần Thơ.
Tài liệu tiếng Anh
6. J. Gilanipour, F. Chaman, B. Gholizadeh, and F. Saghari, 2012. The
studying and analyzing of the causes students unemployment.
International Journal of Social Science and Humanity, Vol. 2, No. 2.
13


7. Dai Kosi Alfred, Tsadidey Simon, Isaac Ashiagbor, Millicent D. Baku,
2008. Graduate unemployment in Ghana: possible case of poor
response of university programs to the demands of the job market.
ERNWACA Grants Programme for Education Research.
8. Zhou, Jun Bo, 2003. A Study on Graduates’ Costs in Job Hunting,
Economics of Education Research (Beida), vol.1(1), pp.12-20, 2003.
9. Kong Jun, 2012.The Analysis of Employment Factors for Graduates.
International Conference on Future Information Technology and
Management Science & Engineering Lecture Notes in Information
Technology, Vol.14, pp 71-78.
10. Robert Msigwa, Erasmus Fabian Kipesha, 2013. Determinants of Youth
unemployment in Developing Countries: Evidences from Tanzania.
Journal of Economics and Sustainable Development, Vol.4, No.14, 2013,
ISSN 2222-1700 (Paper) ISSN 2222-2855 (Online).
11. Bradley, S. and A. N. Nguyen, 2004. The School-to-Work Transition,
International Handbook of Education Economics, Cheltenham, pp.484521
12. James D. Montgomery, 1991. Social Networks and Labor-Market Outcomes:
Toward an Economic Analysis. The American Economic Review, 81(5),
1408–1418.
13. Espen Bratberg, Oivind Anti Nilsen, 1998. Transition from School to Work:
Search Time and Job Duration. IZA Discussion Paper No. 27,

14. Wolpin . KI, 1987. Estimating a Structural Search Model: The Transition
from School to Work. Econometrica 55(4), pg. 801-17. [Có thể đọc tại:
/>&uid=2&uid=70&uid=4&sid=21104066928121].
15. Davide Contu, 2013. Assessing the probability of being employed with
sample selection correction: an empirical analysis of the case of Italy.
Department of Social Sciences and Institutions-University of Cagliar.
16. Floro Ernesto Caroleo, Francesco Pastore, 2007. The Youth Experience Gap:
Explaining differences across EU countries. At The V International
Conference in honour of Marco Biagi,University of Modena and Reggio
Emilia (March 2007).
17. Godfrey, M, 2003. Youth Employment Policy in Developing and Transition
Countries, Preventions as wellas Care. Social Protection: Discussion
Paper No.320, World Bank, Washington, DC
18. Rosson, J., Schoemer, J., & Nash, P, 1973. Grades & extra-curricular
activities. Journal of College Placement, (Feb-March), 73-76
19. Albrecht, D., Carpenter, S., & Sivo, S. (1994). The effects of college
activities and grades on job placement potential. NASPA Journal, 31(4),
290-297

14


20. O’Higgins, N (1997). The Challenges of Youth Unemployment,
Employment and Training Paper No.7, ILO, Geneva.
21. Green SB,1991. How many subjects does it take to do a regression analysis?
Multivariate Behavioral Research 1991; 26: 499-510.
22. Hair JF, Anderson RE, Tatham RL, Black WC, 2010. Multivariate Data
Analysis, 7th Edition. Pearson Prentice Hall. trang 172.
23. Greater London Authority, 2004. Measuring Unemployment: A guide to
different sources of data on unemployment. Data Management and

Analysis Group. ISSN 1479-7879.
24. How the Government Measures Unemployment (2014). U.S. Bureau of
Labor Statistics, Technical Documentation.
25. Labour Statistics: Concepts, Sources and Methods (2007). Australian Bureau
of
Statistics.
[Truy
cập
ngày:
6/9/2014]
< />0D662CA2572C100244B9A?opendocument >

15



×